VIỆT NAM -
Bài đăng : Thứ bảy 07 Tháng Mười Hai 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ
bảy 07 Tháng Mười Hai 2013
Mạng
lưới blogger Việt Nam hoạt
động nhân ngày Quốc tế
Nhân quyền
Lễ đốt nến do Liên hiệp quốc tổ chức nhân ngày thông qua Bản tuyên
ngôn quốc tế về nhân quyền - Reuters
Trọng Thành
Ngày Quốc
tế Nhân quyền 10/12 năm 2013 là một dịp
đặc biệt đối
với Việt Nam, sau khi Việt
Nam lần đầu tiên được
bầu làm thành viên Hội đồng
Nhân quyền của Liên Hiệp
Quốc. Nhân dịp này, Mạng
lưới blogger Việt Nam – một nhóm do hơn 100 blogger chủ trương, được thành lập hồi tháng 7/2013 –
kêu gọi tổ chức
một số hoạt
động quảng bá các giá trị
nhân quyền, độc lập
với các hoạt động
dưới sự điều
hành của Nhà nước.
Hai hoạt động chủ yếu dự kiến sẽ diễn ra vào ngày mai
08/12 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Riêng
sáng nay, tại Nha Trang, một nhóm thành viên của Mạng lưới blogger Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền bằng cách phân phát
các tài liệu về nhân quyền trực tiếp đến người dân.
Từ Nha Trang, blogger
Phạm Văn Hải mô tả diễn biến của hoạt động sáng nay :
|
Blogger Phạm Văn Hải : Nhóm của tôi sáng nay đã bắt đầu xuất phát từ 8 giờ rưỡi, chia thành hai hướng. Hướng của blogger Mẹ Nấm Như Quỳnh, và hướng của tôi với anh Thiện. Chúng tôi đi
trên những tuyến xe buýt có người dân lao động và các em học sinh. Chúng tôi
phổ biến bản Tuyên ngôn Nhân quyền cho mọi người. Phần đông họ tiếp nhận niềm nở và rất vui vẻ. Vì họ đọc dòng đầu tiên, thấy con người có quyền, và những quyền liên quan đến quyền lợi của họ.
Khi chúng tôi giải thích những chi tiết liên quan đến « Công ước chống tra tấn » mà Việt Nam vừa mới ký kết ngày 7/11 vừa rồi, thì họ cũng tỏ ra quan tâm rất nhiều. Vì hiện tại, có một số chuyện nổi cộm trong xã hội Việt Nam, như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, trước đó có một số vụ các em học sinh, bị nghi oan ăn cắp đưa vào đồn công an, bị tra hỏi là các em phải nhận tội ăn cắp, tương tự như ông Chấn. Cái sự kiện đó, người dân họ liên hệ với Công ước chống tra tấn, thì họ rất là thích thú. Họ biết cách, nếu mà bản thân lâm vào trường hợp đó, thì sẽ biết xử thế như thế nào.
Nói chung trong suốt đợt phát, chỉ có một hai người, hình như họ hơi dị ứng với quảng cáo, nên họ nói vui là không
biết chữ. Còn đa phần tiếp nhận rất tích cực.
Thực ra Nhân quyền phổ quát thì chung
chung hơn, không cụ thể như là Công ước chống tra tấn, vì đối với Công ước này, thì có các
hiện tượng đang bức xúc trong xã hội, nên họ dễ liên hệ hơn. Còn về Nhân quyền thì tôi thấy, khi đọc họ cũng nắm bắt được cái căn, tức các quyền hạn của mình.
RFI : Bình thường, tại Việt Nam, bên phía
chính quyền cũng có tổ chức những hoạt động phổ biến về Nhân quyền, cũng có những kênh khác nhau để phân phát những tài liệu tương tự, vậy thì việc các blogger trong mạng lưới mình làm có gì
khác ?
Blogger Phạm Văn Hải : Theo tôi được biết, thì việc phổ biến về Nhân quyền của Nhà nước thì đâu có phổ biến rộng rãi trên thông
tin đại chúng. Chỉ là nằm trong các văn bản có tính quy phạm, chứ đâu có được phổ biến mạnh mẽ trên truyền thông như những hoạt động khác. Ví dụ ngày thành lập Đảng, trùng với dịp Tết, thì tất cả các ngả đường, các nơi công cộng đều có các băng rôn
chào mừng nhiệt liệt, « Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh
muôn năm »… Nhân quyền đâu có được phổ biến rộng rãi như vậy ?!
RFI : Hoạt động hôm nay có gặp trở ngại nào không từ phía chính quyền ?
Blogger Phạm Văn Hải : Hoạt động của chúng tôi làm
không có công bố trên mạng như những lần trước, nên hầu như không gặp phản đối hay cản trở nào từ chính quyền. Tôi chỉ có một ý muốn nhắn gởi chung đến tất cả mọi người Việt Nam, nếu xã hội chúng ta muốn phát triển được, thì trước hết phải có một hệ thống pháp lý, pháp luật hoàn chỉnh. Và trước hết là con người mình phải hiểu cái quyền căn bản của mình. Nó là nền tảng căn bản nhất để xã hội phát triển. Nếu không hiểu quyền căn bản của mình, thì cái việc thực thi luật pháp sẽ không tối ưu, sẽ có những điểm bất cập.
Về hoạt động ngày mai 08/12 tại Sài Gòn, blogger
Phạm Lê Vương Các cho biết :
|
Blogger Phạm Lê Vương Các : Tôi được biết ngày mai tại Sài Gòn sẽ có một buổi tổ chức sinh hoạt để quảng bá và vinh danh
các giá trị Nhân quyền, bằng các hình thức như thả bóng bay và các
anh chị em sẽ ngồi lại với nhau, để trao đổi, tìm hiểu bản Tuyên ngôn phổ quát Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Tất cả những hoạt động đó đều nhằm hướng đến việc xây dựng cho mỗi cá nhân, công dân
có được ý thức về quyền con người. Thông qua việc tìm hiểu về Nhân quyền, họ sẽ có được các kiến thức bổ ích, để có thể ngăn chặn được các hành vi vi phạm Nhân quyền đối với mỗi người dân.
Theo tôi, hiện nay có những vấn đề Nhân quyền đang còn bị vi phạm rất nặng nề ở Việt Nam, chẳng hạn như quyền lập hội. Theo Tuyên ngôn
Quốc tế Nhân quyền, mọi công dân đều có quyền tự do lập hội. Tuy nhiên, chúng
ta đã biết, ở Việt Nam vấn đề lập hội độc lập đối với Nhà nước là vô cùng khó
khăn, và đã bị ngăn cản. Ngoài ra còn có một số quyền, như quyền biểu tình của công dân, mỗi khi công dân thực hiện quyền này, thì luôn bị chính quyền đàn áp nặng nề. Như chúng ta đã thấy. Và có một cái quyền là quyền giáo dục và phổ biến về quyền con người, thì như chúng ta biết, ở Việt Nam ngày 5 tháng
5 vừa rồi, buổi tìm hiểu dã ngoại nhân quyền nhanh
chóng bị dập tắt, bị đàn áp. Những người tổ chức buổi giáo dục nhận thức cho cộng đồng về quyền con người, thì lại bị đánh đập, bị bắt đi.
Chúng ta thấy là ở Việt Nam, Nhân quyền đang còn bị rất hạn chế. Chính vì vậy, tôi thấy buổi dã ngoại, buổi vinh danh các giá
trị Nhân quyền ngày mai, trước tiên để cho những người dân Việt Nam sẽ có cơ hội hiểu hơn về giá trị Nhân quyền và về phía chính quyền, thì đây là điều khiến họ phải tôn trọng quyền làm người của các công dân Việt Nam.
RFI : Xin cảm ơn blogger Phạm Văn Hải và blogger Phạm Lê Vương Các.
Các tin bài liên quan
Nha Trang:
Blogger kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền
Mạng Lưới
Blogger Việt Nam - Buổi sáng thứ bảy, 7/12, một số blogger ở Nha Trang
đã có hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền năm nay theo cách của riêng
mình: Chia sẻ và phân phát tài liệu về nhân quyền cho người dân.
Từ 8h30 sáng, một nhóm blogger, trong đó có Mẹ
Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh), Khổng Hy Thiêm, Võ Trường Thiện, Việt Man (Phạm
Văn Hải), đã ra đường, hướng đến Công viên bờ biển Trần Phú, đường Lê Lợi và
đường Yersin, trong màu áo của Mạng Lưới Blogger Việt Nam: áo phông trắng hoặc
đen, viền xanh lá cây, với logo màu nâu của Mạng lưới.
Các
blogger phân phát ba tài liệu: một bài viết ngắn nêu khái niệm cơ bản về nhân
quyền, toàn văn Công ước Chống Tra tấn của LHQ (mà Việt Nam vừa tham gia ký
kết), và một bài viết diễn giải về Công ước này.
Công ước chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc tên
đầy đủ là “Công ước chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử Tàn nhẫn, Vô nhân
đạo, Làm Mất Phẩm giá” (tiếng Anh: United Nations Convention against Torture
and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment, viết tắt UNCAT)
là một trong các văn kiện nhân quyền quốc tế và khu vực, dưới sự duyệt xét lại
của Liên Hiệp Quốc, nhằm mục đích phòng chống tra tấn trên toàn thế giới.
Công ước này đòi các nước phải có biện pháp hữu
hiệu để phòng chống tra tấn trong nước mình, và nghiêm cấm các nước trả lại
người về đất nước của họ nếu có lý do để tin rằng (ở đó) họ sẽ bị tra tấn.
Trong tài liệu ngắn phân phát cho người dân,
Mạng Lưới Blogger Việt Nam cũng nêu rõ:“Ngày 07/11/2013, Việt Nam đã tham
gia ký kết Công ước chống Tra tấn tại trụ sở chính của LHQ ở thành phố New York
(Mỹ). Việt Nam dự kiến phê chuẩn Công ước này vào năm 2014. Tuy nhiên, cho đến
nay, Việt Nam chưa có luật nào định nghĩa rõ ràng những hành động nào là tra
tấn.
Hiện nay, nhiều cơ quan công quyền ở Việt Nam
(công an-cảnh sát, quản giáo, v.v.) vẫn tiến hành các biện pháp tra tấn nghi
phạm khi lấy cung, và áp dụng các hình thức trừng phạt đối với người bị tạm
giam và tù nhân, như: cùm chân, biệt giam, không đảm bảo điều kiện vệ sinh tại
nơi giam giữ, v.v.
Do đó, với tư cách một nước thành viên ký kết
Công ước Chống Tra tấn, Việt Nam cần sớm phê chuẩn Công ước, đồng thời, hoàn
thiện luật pháp, đưa ra định nghĩa rõ ràng và đầy đủ về hành vi tra tấn, cũng
như quy định các chế tài cho tội này”.
Khi được hỏi về vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn bị
điều tra viên tra tấn, bức cung, phải chấp nhận ngồi tù oan 10 năm, một vài
người qua đường nói họ không đọc báo nên không hay biết gì. Tuy nhiên, người
dân đón nhận các tài liệu một cách sôi nổi và đọc chăm chú, có người còn hỏi:
“Tài liệu quý, tại sao các bạn không bổ sung thêm câu 'Xem xong xin vui lòng
chuyền tay cho người khác'?”.
Một số khác có ý kiến: “Mỗi người nên có một bản
tài liệu này để hiểu được phần nào”, “Dân mình không hiểu gì nên cứ bị bắt
chẹt”, “Mấy tài liệu rất tốt. Vì cái này là để giúp đỡ cho tất cả mọi người,
cho nên tất cả cần phải đọc”...
Các blogger cũng phát tài liệu cả trên xe buýt,
trong nhà sách, đặc biệt Nhà sách Ponagar còn nhận 10 bộ tài liệu để phát cho
khách hàng. Nhiều bạn trẻ hưởng ứng rất vui vẻ.
Buổi kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền kết thúc
vào khoảng 10h sáng. Các blogger chụp hình với ba ngón tay giơ cao, trên ba
ngón viết các chữ M, L, B, nghĩa là Mạng lưới Blogger Việt Nam.
Một tài liệu
được các blogger phân phát sáng nay ở Nha Trang.
Blogger Khổng
Hy Thiêm và các bạn trẻ
Phát tài liệu
nhân quyền tại Công viên bờ biển Trần Phú
Blogger Mẹ Nấm
phát tài liệu cho một người đi đường
Trong nhà
sách...
... và trên xe
buýt
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment