Thursday, December 12, 2013

47 dân biểu Mỹ kêu gọi ông Kerry nêu vấn đề nhân quyền khi đến Việt Nam


 

Thứ Tư, 11/12/2013

Nghe

Xem

Tin tức / Việt Nam


47 dân biểu Mỹ kêu gọi ông Kerry nêu vấn đề nhân quyền khi đến Việt Nam



Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, ngày 24/7/2013.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, ngày 24/7/2013.

  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ



CỠ CHỮ 


11.12.2013

Các nhà lập pháp của Hoa Kỳ gửi thư yêu cầu Ngoại trưởng John Kerry đặt vấn đề nhân quyền với Việt Nam trong chuyến công du của ông sang Trung Đông và Đông Nam Á từ ngày 11/12 đến 18/12.

Dân biểu liên bang Hoa Kỳ Loretta Sanchez cùng với dân biểu Zoe Lofgren đứng đầu lá thư bao gồm chữ ký của 47 nghị sĩ thuộc lưỡng đảng hôm 11/12 gửi tới Ngoại trưởng Kerry kêu gọi ông ưu tiên vấn đề nhân quyền trong các cuộc thảo luận với giới lãnh đạo Việt Nam, yêu cầu Hà Nội phải cải thiện tình trạng nhân quyền.

Phát biểu vinh danh các nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12, bà Sanchez, Đồng Chủ tịch Nhóm hoạt động tại Quốc hội Mỹ về các vấn đề Việt Nam, nói thực trạng nhân quyền của Hà Nội rất đáng quan tâm.

Bà Sanchez tố cáo: ‘Chính phủ Việt Nam vẫn đàn áp các tiếng nói đối lập với nhà nước bằng cách sách nhiễu, đe dọa, và bắt bớ các nhà đấu tranh dân chủ. Các nhà hoạt động bị giam cầm thường bị tra tấn, không được hỗ trợ pháp lý và không được gặp người thân’.

Dân biểu Sanchez cho biết bà ‘đặc biệt lo ngại về sự tàn ác của công an Việt Nam đối với các sinh viên, các nhà cổ xúy nhân quyền, và thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam’.
 

Bà Sanchez, Đồng Chủ tịch Nhóm hoạt động tại Quốc hội Mỹ về các vấn đề Việt Nam.Bà Sanchez, Đồng Chủ tịch Nhóm hoạt động tại Quốc hội Mỹ về các vấn đề Việt Nam.

Bà Sanchez nói các vi phạm nhân quyền của Việt Nam phải được giải quyết trước khi Hoa Kỳ tiến hành quan hệ đối tác kinh tế với Hà Nội.

Dân biểu Sanchez nhấn mạnh bà dứt khoát không ủng hộ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Việt Nam cho đến khi nào Hà Nội có các bước cụ thể chứng minh cải thiện thành tích nhân quyền.

Kêu gọi mọi người vinh danh những người Việt Nam dấn thân tranh đấu cho quyền tự do, nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền, dân biểu Loretta Sanchez nói: ‘Chúng ta phải tiếp tục góp phần làm vang vọng tiếng nói của họ, buộc nhà cầm quyền Hà Nội phải ngưng đàn áp nhân quyền, và kêu gọi phóng thích các tù nhân lương tâm bị cầm tù khắc nghiệt.’

Bà Sanchez thúc giục mọi người tiếp tục góp phần làm vang vọng tiếng nói của những nhà dân chủ tại Việt Nam, buộc Hà Nội phải ngưng đàn áp nhân quyền và phóng thích tù nhân lương tâm.

Cùng lúc đó, chiều ngày 11/12, một phái đoàn liên tôn của cộng đồng người Việt có cuộc tiếp xúc với ông Scott Busby, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Nhân quyền-Dân chủ-Lao động, để trình bày những quan tâm về đàn áp tôn giáo tại Việt Nam và vận động Ngoại trưởng Kerry lưu ý vấn đề nhân quyền khi tới Hà Nội.

Ông Trần Thanh Tùng, một thành viên trong phái đoàn, đại diện Hiệp hội Giáo dân Cồn Dầu, cho biết:

"Phái đoàn chúng tôi khoảng 12 người là đại diện các tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo, Phật giáo, Công giáo, Hiệp hội Giáo dân Cồn Dầu..v..v..lên gặp ông Scott Busby và các nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chiều nay lúc 4 giờ tại trụ sở Bộ. Chúng tôi sẽ nêu các vấn đề nhân quyền như quyền tự do tôn giáo để Ngoại trưởng Mỹ đặt ra với Việt Nam."

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Kerry với lãnh đạo Việt Nam tại Hà Nội sắp tới nhằm thăng tiến mối quan hệ Đối tác Toàn diện.

Các cuộc thảo luận khi ông Kerry ghé TPHCM dự kiến xoay quanh việc phát triển quan hệ thương mại Việt-Mỹ và đẩy mạnh vai trò giáo dục.

Đôi bên cũng sẽ trao đổi một loạt các vấn đề song phương và khu vực.

Việt Nam và Philippines là hai chặng dừng cuối trong chuyến công du lần này của Ngoại trưởng John Kerry. Đây là chuyến đi Châu Á thứ tư kể từ khi ông Kerry nắm chức Ngoại trưởng Mỹ.

 

Thiệp Giáng sinh và Tết cho tù nhân lương tâm


Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-12-10

 

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

RFA files


Câu lạc bộ nhóm công tác tại Paris vừa phát động phong trào gửi thiệp Giáng sinh và Tết cho những tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Từ Paris Ông Nguyễn Quốc Nam, thành viên của Câu lạc bộ cho Kính Hòa buổi phỏng vấn sau đây về phong trào gửi thiệp này.

Ông Nguyễn Quốc Nam: Trước hết cho tôi gửi lời chào đến các thính giả đài Á châu tự do. Chúng tôi là Câu lạc bộ phối hợp công tác tại Paris. Trong một buổi họp của anh em chúng tôi, chị Ca Dao có đưa ra ý kiến đó và chúng tôi cùng nhau thực hiện. Lý do thì chắc ai cũng hiểu, có những người tù được nhiều người biết đến, nhưng có rất nhiều người không được biết đến, và chúng tôi nghĩ rằng chúng ta không được quyền quên những người đã có những hy sinh lớn lao cho tự do dân chủ, và hiện đang ở trong ngục tù. Những người nào đã qua cảnh ngục tù thì hiểu được rằng sự cô đơn nó rất là vĩ đại. Trong khi đó, anh chị em chúng ta ở hải ngoại có tất cả, cho nên chúng nghĩ rằng cái bổn phận tối thiểu của anh chị em chúng ta là dành ra một giây phút nào đó để nhớ đến những người đang ở trong ngục tù cộng sản. Đó là lý do chúng tôi đã chấp nhận ngay ý tưởng đó của chị Ca Dao và phát động chiến dịch đó ngay.

Kính Hòa: Bằng cách nào Câu lạc bộ thực hiện phong trào này?

Ông Nguyễn Quốc Nam: Thưa anh chúng tôi nghĩ rằng ai trong chúng ta cũng rất là bận bịu, nhưng nếu chúng ta bỏ ra bỏ ra ít thì giờ, tự mình chọn lấy một tấm thiệp thì nó rất là có ý nghĩa. Thứ nhất là nơi nào chúng ta sống cũng có những biểu tượng, ví dụ như tháp Eiffel bên Pháp hay tượng nữ thần tự do bên Mỹ,… thì nó sẽ làm cho anh chị em trong tù biết rằng khắp nên trên thế giới chúng ta nghĩ đến họ. Đó là về mặt hình thức.

Về nội dung thì chúng tôi nghĩ rằng chúng ta chỉ nên viết như viết cho một người thân của mình, nỗi lòng của chúng ta quan hoài đến họ, chứ không viết những gì có thể gây phiền phức. Dĩ nhiên là những nguwofi đã đấu tranh thì họ không sợ sệt đâu, nhưng chúng ta làm như vậy thì họ sẽ dễ kiểm soát sự sợ hãi của mình, không gây phiền toái không cần thiết.

Đó là về hình thức và nội dung, còn cách gửi thì chúng tôi nghĩ là nếu anh chị em chúng ta có tấm lòng thì nên tự gửi đi thì nó có ý nghĩa rất là lớn. Một người trong chúng ta gửi một tấm thiệp như vậy thì sẽ có cả trăm ngàn tấm thiệp đổ về.  Như vậy chúng ta làm cho họ cảm thấy là họ không tranh đấu trong cô đơn. Nhưng rủi khi chính quyền ngăn cản những tấm thiệp không cho họ nhận, thì chúng tôi cũng đã đánh tiếng cho những người ở trong tù biết là họ không cô đơn. Thì từ chính quyền, địa phương nơi nhận thiệp chúng ta cũng đạt được mục tiêu của mình.

Xin nhắc lại là về hình thức thì chúng ta lấy một tấm thiệp nơi địa phương, việc này cho thấy là không có gì xếp đặt trước mà là do tấm lòng của chúng ta, những người sống rải rác trên toàn thế giới quan tâm đến họ. Bà con vào trang thiepchotunhan.blogspot.fr sẽ được sự chỉ dẫn rõ ràng.

Kính Hòa: Những địa chỉ để gửi thiệp đến có bao gồm cả bà con thân nhân của những người tù không? Và Câu lạc bộ đã có bao nhiêu địa chỉ như vậy?

Ông Nguyễn Quốc Nam: Hiện nay thì anh chị em chúng tôi thu thập từ gia đình cũng như thân hữu 187 địa chỉ. Trong số này có cả những địa chỉ nằm trong rừng, không có tên đường và thành phố. Chúng tôi hy vọng rằng Trăm tay thì vỗ nên kêu, an hem khắp thế giới bổ túc cho chúng tôi, bổ túc cho chúng ta thì đúng hơn, một danh sách đầy đủ để chúng ta có thể tiếp tục việc làm này không chỉ có một lần này thôi.

Chúng tôi cũng có những địa chỉ của gia đình những người tù nữa.

Kính Hòa: Xin anh cho biết một chút về Câu lạc bộ phối hợp công tác Paris!

Ông Nguyễn Quốc Nam: Câu lạc bộ tập hợp tất cả các an hem không phân biệt xu hướng, đảng phái nghề nghiệp gì cả. Câu lạc bộ phối hợp công tác, như cái tên của nó nói, là anh chị em quay quần với nhau trong tình yêu thương. Anh chị em chúng tôi đến từ tất cả các phương trời, có thể là những đảng phái, những hội đoàn, nhưng cũng có thể là một người hết sức bình thường. Nguyên tắc làm việc của chúng tôi rất đơn giản, chúng tôi không phải là một tổ chức chính trị, hội đoàn gì cả, bất cứ ai cũng có thể đưa ra sáng kiến, ví dụ như chị Ca Dao đưa ra sáng kiến về phong trào gửi thiệp này. Rồi nếu chúng tôi đồng ý với nhau thì cùng dốc sức mà làm. Còn nếu ai không đồng ý thì việc ai nấy làm, không chống phá nhau.

Câu lạc bộ được thành lập được năm năm rồi, và chúng tôi thấy có chổ trống nào mà người ta chưa làm thì chúng tôi làm, đưa ý kiến ra rồi phối hợp với nhau, bàn thảo với nhau.

Kính Hòa: Phối hợp và bàn thảo về tương lai của Việt Nam phải không ạ?

Ông Nguyễn Quốc Nam: Dĩ nhiên, dĩ nhiên, chúng tôi không đến với nhau để bàn chuyện trên trời dưới đất. Phong trào gửi thiệp này là một bằng chứng. Chúng tôi chỉ bàn thảo những việc cần thiết cho phòng trào tự do dân chủ của Việt Nam mà thôi.

Thêm một cuộc vận động quốc tế yêu cầu phóng thích nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung



Hình Nguyễn Tiến Trung được chiếu vào tòa Đại Sứ Việt Nam ở Paris, việc này được Tổ chức Ân xá Quốc tế tổ chức thực hiện.

Hình Nguyễn Tiến Trung được chiếu vào tòa Đại Sứ Việt Nam ở Paris, việc này được Tổ chức Ân xá Quốc tế tổ chức thực hiện.

  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ



CỠ CHỮ 


Cập nhật: 11.12.2013 10:31

Tổ chức Ân xá Quốc tế ở Pháp vừa phát động chiến dịch thỉnh nguyện thư toàn cầu kêu gọi trả tự do cho 12 nhà hoạt động quốc tế trong đó có Nguyễn Tiến Trung của Việt Nam.

Cuộc vận động kéo dài 10 ngày nhắm mục tiêu thu thập hàng chục ngàn chữ ký của mọi người khắp nơi trên thế giới trước khi thỉnh nguyện thư được gửi tới các chính quyền liên hệ.

Theo thống kê của chúng tôi, tới nay có ít nhất 75 tù nhân lương tâm như Nguyễn Tiến Trung tại Việt Nam, nhưng chúng tôi biết con số thực tế còn nhiều nhiều nữa. Quyền tự do bày tỏ quan điểm hiện là vấn đề lớn ở Việt Nam.

Bà Dominique Curis, Điều phối viên cuộc vận động.

Bà Dominique Curis, Điều phối viên cuộc vận động, nói với VOA Việt ngữ sở dĩ trường hợp của Nguyễn Tiến Trung được Ân xá Quốc tế ở Pháp lưu tâm vì đây là điển hình của tình trạng bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam với bản án 7 năm tù của Trung về tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ chỉ vì anh đã bày tỏ quan điểm ôn hòa trái với nhà nước, cổ xúy dân chủ-đa đảng tại Việt Nam.

Bà Curis:

“Trung không phải là trường hợp duy nhất. Theo thống kê của chúng tôi, tới nay có ít nhất 75 tù nhân lương tâm như Trung tại Việt Nam, nhưng chúng tôi biết con số thực tế còn nhiều nhiều nữa. Quyền tự do bày tỏ quan điểm hiện là vấn đề lớn ở Việt Nam.”

Bà Curis nói chiến dịch nhằm chứng tỏ cho nhà cầm quyền Việt Nam biết quốc tế hết sức quan tâm đến những đàn áp, vi phạm nhân quyền của Hà Nội và đồng thời gửi đi một thông điệp thúc giục cộng đồng quốc tế tăng cường áp lực Việt Nam phải cải thiện nhân quyền.

Ân xá Quốc tế ở Pháp kêu gọi chính phủ Việt Nam, thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, hãy tỏ ra có trách nhiệm cụ thể qua việc phóng thích tất cả các tù nhân lương tâm, những nhà bất đồng chính kiến đang bị giam giữ khắc nghiệt trong các nhà tù Việt Nam.

Vận động quốc tế yêu cầu phóng thích nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung


Bà Dominique Curis:

“Nhà nước Việt Nam không thể cứ mãi đàn áp tiếng nói của chính người dân của họ. Yêu cầu thứ nhất của chúng tôi là Hà Nội phải trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, tạo điều kiện để những người bị giam giữ được xét xử công bằng, cho phép các tổ chức dân sự bảo vệ nhân quyền đăng ký hoạt động như những tổ chức phi chính phủ, để cho xã hội dân sự được phát triển vì một đất nước Việt Nam tốt đẹp, tiến bộ hơn.”

Việt Nam không thể cứ mãi đàn áp tiếng nói của chính người dân của họ. Yêu cầu thứ nhất của chúng tôi là Hà Nội phải trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, tạo điều kiện để những người bị giam giữ được xét xử công bằng.

Bà Dominique Curis.

Ân xá Quốc tế Pháp cho biết sẽ tiếp tục vận động, bênh vực cho những nhà đấu tranh nhân quyền tại Việt Nam.

Bà Curis:

“Chúng tôi không chỉ vận động chính phủ Việt Nam và cả chính phủ Pháp của chúng tôi phải có trách nhiệm bảo vệ nhân quyền trong mối quan hệ, giao tiếp với Việt Nam.”

Ân xá Quốc tế Pháp nói họ sẽ đệ trình báo cáo nêu bật những phân tích và quan tâm của tổ chức họ về thực trạng nhân quyền Việt Nam nhân cuộc Kiểm điểm nhân quyền Định kỳ Phổ quát UPR của Hà Nội tại Liên hiệp quốc vào đầu năm sau.

 

Asia Golden 2 - Hung Ca Su Viet - Anh Ve Thu Do



 

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link