Saturday, April 4, 2015

Việt Nam : Đình công tạm lắng chờ đáp ứng yêu sách


Đăng ngày 04-04-2015

Việt Nam : Đình công tạm lắng chờ đáp ứng yêu sách

media
Công nhân công ty Pou Yuen tại Sài Gòn đình công biểu tình phản đối luật Bảo hiểm xã hội ngày 31/3/2015.REUTERS/Stringer
Bắt đầu từ việc hàng nghìn công nhân công ty Pou Yuen ở Sài Gòn đã đình công và tuần hành để phản đối chính sách bảo hiểm xã hội mới hôm 26/3 vừa qua, các cuộc đình công của công nhân đã lan ra nhiều nhiều địa phương phía namViệt Nam như các tỉnh Tây Ninh, Long An , Tiền Giang . Sau hơn 7 ngày đấu tranh phong trào của công nhân đã tạm lắng xuống nhưng vẫn chưa chấm dứt hẳn để chờ đợi những tín hiệu đáp ứng yêu sách từ Quốc hội.
Trước nguy cơ làn sóng đấu tranh của công nhân lan rộng ra cả nước, chính phủ đã phải hứa hẹn đề nghị Quốc hội sửa đổi điều luật, các tổ chức công đoàn lẽ ra phải bảo vệ quyền lợi người lao động thì lại được huy động để giải thích kêu gọi công nhân ngừng biểu tình trở lại làm việc. Bên cạnh đó để đề phòng đình công lan tràn, nhiều công ty trong các khu công nghiệp ở phía nam đã chủ động cho nhân viên nghỉ việc ở nhà. Tuy tình hình có lắng dịu nhưng nếu yêu sách của công nhân không được giải quyết triệt để, phong trào có thể bùng phát trở lại với quy mô lớn hơn trước.
RFI phỏng vấn anh Nguyễn Thiện Nhân, một người hoạt động xã hội tại Sài Gòn đã theo dõi sát các cuộc đình công vừa qua:
Nguyễn Thiện Nhân - Sài Gòn 04/04/2015 nghe


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, April 3, 2015

'Phong trào công nhân VN đã trưởng thành'


'Phong trào công nhân VN đã trưởng thành'

·         3 tháng 4 2015
Đình công của công nhân Tân Tạo, TP.HCMKhoảng 90.000 công nhân Sài Gòn ở khu công nghiệp Tân Tạo đã đình công, theo báo chí Việt Nam tuần này.
Phong trào đấu tranh của công nhân và người lao động Việt Nam chứng kiến diễn biến lịch sử sau khi lần đầu tiên qua nhiều năm, đình công của công nhân Sài Gòn đã làm chính quyền phải thay đổi chính sách ở tầm quốc gia, theo các khách mời của Bàn tròn Giữa tuần của BBC.
Trao đổi tại cuộc Tọa đàm Bàn tròn hôm thứ Năm, 02/4/2015 của BBC Việt ngữ với chủ đề 'Đình công của công nhân Việt Nam' nhân vụ đình công của hàng chục nghìn công nhân ở Tân Tạo, TP. Hồ Chí Minh vừa diễn ra, chuyên gia chính sách pháp luật, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao từ Hà Nội nói:
"Trước một hiện tượng đình công lớn như vậy và nguyên nhân của đình công không phải là do bị ngược đãi, mà đây là đình công phản đối... về một vấn đề chính sách bảo hiểm mà một dự luật mới ra đời, tôi nhận xét rằng đây là một xu thế tất yếu của tiếng nói độc lập của người công nhân.
"Bởi vì từ trước đến nay chúng ta có công đoàn, nhưng những vấn đề chính sách thuộc về công nhân thì dường như công nhân không có được tiếng nói của mình ở trong các chính sách, cũng như pháp luật về người lao động.
"Và vì thế cho nên tuy nó là bột phát, nhưng theo tôi đây là một xu hướng tất yếu. Điều này đặt ra hai cách thức đối với chính phủ.
Trước một hiện tượng đình công lớn như vậy và nguyên nhân của đình công không phải là do bị ngược đãi, mà đây là đình công phản đối... về một vấn đề chính sách bảo hiểm mà một dự luật mới ra đời, tôi nhận xét rằng đây là một xu thế tất yếu của tiếng nói độc lập của người công nhân PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao
"Cách thứ nhất là phải thấy rằng cần phải thành lập công đoàn độc lập để cho người công nhân có được tiếng nói độc lập của mình, liên quan đời sống của những người lao động.
"Thứ hai là việc tạo tiếng nói cho người lao động hay là minh bạch hơn nữa quá trình làm luật, chính sách, đang đòi hỏi chính phủ cần phải minh bạch hơn nữa. Nếu như không minh bạch trong làm chính sách, thì chắc chắn, nhiều chính sách sai lầm không gắn với thực tiễn sẽ bị phản ứng.
"Mà mức độ phản ứng này theo chúng tôi, nó là một tiếng chuông cảnh báo cho nhà nước về câu chuyện làm luật và làm chính sách, vì từ trước đến nay quy trình làm luật và chính sách của chúng ta (Việt Nam), gần như nó được thực hiện trong khép kín, trong nội bộ chính quyền, chứ nó rất ít được tham vấn ý kiến, nguyện vọng của các đối tượng mà dự án luật, hay một chính sách được ban hành có thể tác động đến người dân.
Khi tiếp nhận tin này, thứ nhất là tôi không ngạc nhiên và điểm chia sẻ chung là đây là một tin vui, bởi vì nó đã thể hiện thấy rằng người lao động, hay người dân nói chung không những là không còn thờ ơ với chính sách của nhà nước Tiến sỹ Trần Tuấn, Vusta
"Điều này theo tôi, về mặt nhà nước, chắc chắn phải có bài học rõ ràng và phải có điều chỉnh, đặc biệt hiện nay Quốc hội đang xem xét luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật để làm sao hoàn thiện hơn quy trình làm luật", PGS. Hoàng Ngọc Giao nói vớiBàn tròn từ Hà Nội.

'Tin vui, khởi sắc'

Từ Bắc Giang, Tiến sỹ Trần Tuấn, chuyên gia về chính sách phát triển cộng đồng thuộc một cơ quan nghiên cứu độc lập thuộc Liên hiệp Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, cho biết cảm tưởng về sự kiện cuộc đình công ở Tân Tạo đã thành công khi 'buộc được' chính phủ thay đổi chính sách và hứa đề nghị Quốc hội sửa luật về chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
"Khi tiếp nhận tin này, thứ nhất là tôi không ngạc nhiên và điểm chia sẻ chung là đây là một tin vui, bởi vì nó đã thể hiện thấy rằng người lao động, hay người dân nói chung không những là không còn thờ ơ với chính sách của nhà nước, mà bây giờ đã trực tiếp tham gia vào kể cả những dự thảo luật mới ban hành.
Đình công Tân TạoLần đầu tiên trong nhiều năm sau 1975, một cuộc đình công lớn với ít nhất hàng chục nghìn người tham gia đã diễn ra tương đối hòa bình và bất bạo động ở Sài Gòn.
"Và sự kết nối với một số lượng đông như vậy, xảy ra trong một tình hình trật tự như vậy, không có những xô xát xảy ra, báo hiệu một bối cảnh mới, trong đó tình trạng bạo lực, đàn áp sẽ theo chiều hướng không còn như trước đây. Đây là một điều mừng."
Còn từ Sài Gòn, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập, chủ biên tờ báo mạng 'Việt Nam Thời báo', thuộc Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (không được nhà nước công nhận), nêu quan điểm:
"Tôi đánh giá đây là một phong trào xã hội thứ hai, tiếp theo 'Phong trào Dân oan', nổi lên từ năm 2006 cho tới gần đây. Trong hàng chục năm qua, phong trào dân oan đã khởi sắc và người ta phản đối chính sách đất đai toàn dân và người ta yêu cầu phải có đất đai sở hữu tư nhân.
"Còn người ta nhìn thấy vào mùa Xuân năm nay, tôi muốn nói là mùa Xuân Việt Nam, khởi sắc một phong trào thứ hai gọi là 'phong trào công nhân'. Đây là một phong trào chưa từng thấy và nó ảnh hưởng rất rộng.
Tôi đánh giá đây là một phong trào xã hội thứ hai, tiếp theo 'phong trào dân oan', nổi lên từ năm 2006 cho tới gần đây... Còn người ta nhìn thấy vào mùa Xuân năm nay... khởi sắc một phong trào thứ hai gọi là 'phong trào công nhân'. Đây là một phong trào chưa từng thấy và nó ảnh hưởng rất rộng Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập
"Phóng viên của chúng tôi đã tỏa ra và ghi nhận không chỉ ở Sài Gòn mà vài ngày sau, làn sóng đình công đã lan ra Long An, từ Long An lại lan sang Bình Dương là miền Đông Nam Bộ, và từ miền Đông Nam Bộ lại lan về miền Tây Nam Bộ là Tiền Giang.
"Như vậy hiện nay chúng ta có bốn địa phương, một là Sài Gòn, hai là Bình Dương, ba là Long An và thứ tư là Tiền Giang. Và tôi nghĩ rằng người công nhân họ bức xúc rất chính đáng về vấn đề này, đó là luật Bảo hiểm Xã hội mới năm 2014 đã không đáp ứng được quyền lợi của họ.
"Và theo dự báo của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), đến năm 2021, Quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam có thể vỡ, và đó là một khả năng khá là cận kề và một số chuyên gia, một số học giả, giới trí thức và những người công nhân, họ đánh giá tình hình còn thê thảm hơn, gần hơn.
"Có nghĩa là nếu mà không cẩn thận thì chỉ trong vòng 3-4 năm nữa thôi, thậm chí là 2-3 năm nữa thôi là Quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam có thể vỡ," ông Dũng nói vớiBàn tròn.

Giải pháp ưu tiên

Các khách mời tại Bàn tròn cho rằng đình công cũng có những khía cạnh bất lợi cho giới chủ, nhà đầu tư, kể cả nhà nước, và với người lao động có thể là 'cực bất chẳng đã' thì đã phải dừng làm việc để đấu tranh.
Đình công ở Tân TạoMột lực lượng đông đảo cảnh sát, an ninh đã được huy động, tuy nhiên, cuộc đình công về cơ bản diễn ra 'hòa bình', 'thành công', theo truyền thông Việt Nam.
Và khi được hỏi đâu là giải pháp ưu tiên để giải quyết rốt ráo, triệt để các vấn đề dẫn đến đình công, tạo điều kiện cho tất cả các bên liên quan giới công nhân, thợ thuyền, giới chủ, nhà đầu tư, nhà nước và cả cộng đồng đều được hưởng lợi và 'cùng thắng', Tiến sỹ Phạm Thị Loan, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam nói:
"Theo tôi, giải pháp ưu tiên là nên để cho Công đoàn Độc lập ra đời, nhưng vấn đề ở chỗ là tổ chức công đoàn này phải thực sự là người đại diện cho người lao động và hệ thống bộ máy, cũng như cơ chế vận hành của tổ chức công đoàn này phải thực sự có chất lượng và đủ mạnh để đại diện cho tiếng nói của người lao động.
"Bởi vì theo quan điểm của tôi, giới chủ cũng muốn có một công đoàn độc lập này để mà có người đối thoại cho chính thống. Và khi mà việc đình công nổ ra thì nó cũng là vấn đề có tổ chức, chứ hiện nay, kể cả giới chủ cũng không yên tâm, bởi vì mỗi một lần công nhân đình công thì đấy là tự phát và nhiều khi thiệt hại cho cả giới chủ.
"Theo tôi, giải pháp ưu tiên là nên để cho Công đoàn Độc lập ra đời, nhưng vấn đề ở chỗ là tổ chức công đoàn này phải thực sự là người đại diện cho người lao động và hệ thống bộ máy, cũng như cơ chế vận hành của tổ chức công đoàn này phải thực sự có chất lượng và đủ mạnh để đại diện cho tiếng nói của người lao động TS Phạm Thị Loan, nguyên Đại biểu Quốc hội VN
"Cho nên theo quan điểm của tôi, ưu tiên hiện nay Chính phủ nên cho phép Công đoàn Độc lập ra đời. Nhưng còn với những người lao động, đối với toàn thể những người lao động thì cần phải làm thế nào đấy để có được một tổ chức công đoàn thực sự đủ mạnh, đủ tầm cỡ, đủ trí tuệ, đủ bản lĩnh, để đại diện cho toàn thể những người lao động.
"Để có thể cùng ngồi vào bàn và đối thoại với những người lập chính sách hoặc là những người vận hành chính sách, cái đấy quan điểm của tôi là nên càng sớm, càng tốt.
"Còn đừng lo, đừng nghĩ rằng làm như thế thì sẽ đối lập với chính quyền, thì tôi nghĩ không phải như thế, bởi vì người dân Việt Nam lúc nào cũng có trách nhiệm với đất nước Việt Nam, có trách nhiệm với nhân dân Việt Nam, cho nên nếu họ có thành lập ra cái gì đấy, thì cũng là vì trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm với nhân dân.
"Cho nên nếu là một chính quyền có trách nhiệm với dân, thì cần phải hướng đến những quyền lợi của người dân, cũng như những ông chủ, những người chủ chân chính là những ông chủ mong muốn mang đến lợi ích hai bên gọi là "win-win" (cùng thắng) cho cả hai phía," Tiến sỹ Phạm Thị Loan, người cũng đồng thời là Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty Việt - Á nói với BBC hôm thứ Năm.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Công dân hoạt động nhân quyền bị cản trở


Công dân hoạt động nhân quyền bị cản trở

Hòa Ái, RFA
2015-03-30
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Audio: Công dân hoạt động nhân quyền bị cản trở Phần âm thanhTải xuống âm thanh
duc-hanoi032915-622.jpg
Phái đoàn Nghị sĩ Đức gặp gỡ các tổ chức Xã hội Dân sự Việt Nam hôm 30/3/2015, nhân dịp đến Hà Nội tham dự Đại hội đồng Liên Minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132.
Photo: RFA
Trong những ngày vừa qua, một số những người hoạt động tại Việt Nam liên tiếp bị cơ quan chức năng ngăn trở bằng các biện pháp như câu lưu, cản trở đi lại.
Đại hội đồng Liên Minh Nghị viện Thế giới
Một sự kiện được chính quyền Hà Nội hãnh diện tổ chức trong những ngày này từ tối 28 tháng 3 cho đến ngày 1 tháng tư là Đại hội đồng Liên Minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132- gọi tắt IPU.
Đại biểu của một số đoàn ngoài việc tham dự các phiên họp do chính quyền VN tổ chức còn có những cuộc gặp đại diện một số tổ chức dân sự trong nước.
Tuy vậy, một số cá nhân bị cơ quan chức năng gây trở ngại, ngăn cản không cho gặp gỡ các nghị viên quốc tế.
Vào sáng ngày 30 tháng 3, bà Trần Thị Nga, thành viên Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, bị bắt tại bến xe Giáp Bát, Hà Nội.
Bà Nga kể lại vụ việc với đài RFA ngay sau khi được thả ra sau khoảng 2 tiếng đồng hồ rằng bà và đứa con nhỏ vừa bước xuống xe tại bến xe thì lập tức bị nhiều công an mật vụ mặc thường phục bắt lên xe có biển số xanh trước sự chứng kiến của 4 công an mặc sắc phục.
Họ không hề nói được là Nga phạm tội gì, phạm lỗi gì. Họ chỉ đe dọa sẽ giết, sẽ đánh.
Bà Trần Thị Nga
Trên xe có 5 người, 1 tài xế và trong số 4 người người còn lại có 1 nhân viên an ninh quen mặt tên Công. Bà Nga nói lại những gì xảy ra khi bà bị an ninh bắt cóc từ lúc 9:30 sáng hôm Thứ Hai, 30/3:
“Ba tên: một tên Công ngồi đằng trước mặt của Nga để khống chế không chế chân tay; một tên ngồi đằng sau khống chế đầu với bịt mồm Nga và một tên ngồi bên cạnh tay phải cũng khống chế chân với tay để cho tên ngồi bên cạnh nữa với vào đánh đập và đấm thẳng vào mặt. Cú đấm đau nhất là cú đấm vào sống mũi của Nga. Khi máu trong mồm của Nga phun ra vào mặt tên Công với tất cả những tên công an đấy thì tên bịt mồm và đè cổ Nga sợ quá đã bỏ tay ra. Nga hỏi ‘các người cho tôi biết tôi phạm tội gì? Tại sao bắt bớ, đánh đập rồi bắt cóc? Bây giờ uống máu của mẹ con tôi như thế này?’. Tuyệt nhiên họ không thể trả lời Nga phạm tội gì”.
DucEmbassy-Hanoi-400.jpg
Các nhà hoạt động dân sự Việt Nam tham dự cuộc gặp tại Đại sứ quán Đức ở Hà Nội hôm 30/3/2015.
Khi bị chở đến đồn Công an TP. Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam, bà Nga còn bị đánh vào đầu từ phía sau. Bà bị giữ lại và bị quay phim chụp hình nhưng trong suốt thời gian ở đồn Công an bà không hề được biết nguyên nhân vì sao bị bắt cóc như vậy. Bà Nga nói thêm:
“Họ không hề nói được là Nga phạm tội gì, phạm lỗi gì. Họ chỉ đe dọa sẽ giết, sẽ đánh. Và họ sĩ nhục Nga ‘mày là cái loại thế này thế kia, mày chỉ đi bám đít ngoại bang’. Và có một điều hết sức đặc biệt là khi họ đưa Nga tới Công an TP. Phủ Lý ngày hôm nay, lúc họ mở cửa xe ra thì Nga đã nhìn thấy hung thủ dùng hung khí, dùng gậy đánh gãy chân Nga hôm 25/5. Hôm nay hắn ta có mặt ở ở Công an TP. Phủ Lý”.
Bà Trần Thị Nga được thả ra trong cùng ngày vào khoảng 5 giờ chiều sau khi một nhóm 7-8 người đàn ông và 1 người đàn bà đè ngửa ra để lau các vết máu trên mặt rồi 2 mẹ con bị đẩy ra đường.
Nhiều người bị cản trở, ngăn chận
Trước đó vào sáng ngày 28/3 nhiều thành viên của Hội cựu Tù nhân lương tâm đã bị an ninh chặn đứng, sách nhiễu và có người bị giam giữ khi chuẩn bị đến Hà Nội để trao kiến nghị.
Ông Phạm Bá Hải, điều phối viên của Hội nói với Biên tập viên Mặc Lâm vụ việc xảy ra từ chiều 28/3 đối với cá nhân mình:
Khi tôi bước ra khỏi nhà thì thấy có hai an ninh tới trao đổi và họ có nói là lệnh ở trên yêu cầu tôi không được ra Hà Nội vào ngày mai.
Ô. Phạm Bá Hải
“Khoảng trên 6 giờ có người gọi tôi bên ngoài nhà khi tôi bước ra thì thấy có hai an ninh tới trao đổi và họ có nói là lệnh ở trên yêu cầu tôi không được ra Hà Nội vào ngày mai. Tôi có nói với họ cuộc đi gặp gỡ đại biểu nghị viện các nước, họ là khách mời chính thức của chính quyền VN, cuộc gặp gỡ này là cần thiết và tôi có quyền được đi. An ninh nói là có lịnh cấm và sau đó sáng sớm hôm sau khi tôi dắt xe ra khỏi nhà để ra sân bay Tân Sơn Nhất thì họ chạy theo rất đông, lực lượng các cấp của thành phố, quận, huyện, xã họ quây chung quanh và hy vọng tôi sẽ quay về nhà mà nếu tôi phản đối thì họ cũng mời tôi để làm việc.”
Tại Nha Trang, Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng với người bạn Võ Trường Thiện bị công an bắt khi trên đường ra phi trường để bay đến Hà Nội hôm 28/3.
2 ngày sau khi bị bắt, Blogger Mẹ Nấm chia sẻ trên trang Facebook rằng qua vụ việc bị công an bắt cóc mới nhất chị nhận ra thật là nguy hiểm khi lực lượng công an xem việc chặn giữ bắt người là chuyện bình thường.
Trường hợp anh Lý Quang Sơn, thành viên của tổ chức xã hội dân sự độc lập “Cơm cho Dân oan” bị nhiều an ninh đánh thức vào tối 28/3, bắt đưa lên xe biển số xanh chở về quê ở TP. Nam Định và đưa vào một nhà nghỉ.
DucEmbassy-Hanoi2-400.jpg
Khung cảnh bên trong sân Đại sứ quán Đức hôm 30/3/2015.
Anh Lý Quang Sơn cho biết lý đo bị bắt cóc là vì cơ quan chức năng muốn triệu tập để làm việc. Dù được cơm nước đầy đủ, không bị gây áp lực tinh thần, không bị bắt ép ký biên bản nhưng anh Sơn cho rằng cách hành xử của chính quyền đã vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Anh Lý Quang Sơn chia sẻ:
“Thực ra em nghĩ họ đưa em về Nam Định để tránh 3 việc: thứ nhất là tránh việc em tham giam diễu hành cây xanh sáng Chủ nhật vừa qua; thứ hai là tránh việc có thể em đi gặp một số quan chức ở IPU đang diễn ra ở VN; thứ ba là đưa em về thành phố Nam Định để tránh các anh em khác đến đòi người”.
Trường hợp ông Nguyễn Hồ Nhật Thành ở Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM thì lại bị giam lỏng từ chiều Thứ Bảy, 28/3 cho đến tối Thứ Hai và tình trạng này không biết bao giờ chấm dứt.
Nói qua điện thoại với Hòa Ái, ông Thành cho biết có nhiều dân phòng, an ninh, công an tập trung ở dưới khu chung cư nơi ông cư ngụ. Và lúc nào cũng có 2 nhân viên túc trực ở thang máy lầu 5, ngăn cản không cho ông và người thân trong gia đình ra khõi nhà.
Trong tình trạng bức bí suốt hơn 48 giờ đồng hồ, ông Thành đã treo băng rôn ghi “Phản đối công an xâm phạm quyền đi lại của người dân” ngay ban công. Ban Quản lý và Quản trị của chung cư đến yêu cầu ông Thành phải tháo biểu ngữ xuống. Ông Thành cho biết thêm:
“Họ có nói phải tháo xuống nhưng mình ra điều kiện khi nào họ rút đi hết thì mình mới tháo. Nếu họ vẫn còn ở đó thì mình vẫn treo và thậm chí ngày mai mình sẽ treo một cái bảng lớn hơn với nội dung mạnh hơn nội dung phản đối, có thể là nội dung đả đảo, nếu họ vẫn tiếp diễn tình trạng này đối với mình”.
Sáng hôm 30/3, Ủy ban Thường trực về Dân chủ và Nhân quyền IPU-132 thông qua Dự thảo Nghị quyết được soạn thảo từ IPU-131.
Dự thảo Nghị quyết này khẳng định quyền con người và xem quyền con người phải là yếu tố căn bản của cuộc sống. Luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia phải luôn luôn lấy quyền con người làm trung tâm.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh










 

Chị Trần Thị Nga bị côn an hành hung dã man

31/03/2015
0
RadioCTM - Trần Quang Thành@S:
Chị Trần Thị Nga bị côn an hành hung dã man [ 13:53 ] Hide Player | Play in Popup | Download
TTNga
Trong khi tại Hà Nội từ ngày 28/3 đến 1/4/2015 đang diễn ra Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU-132), thì công an liên tục gia tăng bắt cóc các nhà hoạt động nhân quyền suốt từ Nam ra Bắc.
Vào lúc 9 giờ 30 sáng ngày 30/3/2015, tại bến xe Giáp Bát, công an Hà Nam đã chặn bắt chị Trần Thị Nga và 2 con vừa từ huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam lên Hà Nội dự cuộc hội thảo với đoàn đại biểu Quốc hội Liên bang Đức.
3 mẹ con chị Trần Thị Nga đã bị bắt cóc lên một chiếc xe của công an Hà Nam chờ sẵn. Trên đường trở về thành phố Phủ Lý, công an Hà Nam đã đánh đập chị Trần Thị Nga rất dã man hộc cả máu mồm, máu mũi.
Đến 5 giờ chiều cùng ngày 3 mẹ con chị Trần Thị Nga mới được ra khỏi trụ sở công an thành phố Phủ Lý trong tình trạng  hết sức mệt mỏi và sự an toàn về tính mạng vẫn đang bị đe dọa.
Từ thành phố Phủ Lý chị Trần Thị Nga đã tố cáo tội  ác của công an Hà Nam, qua cuộc phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành, mời quý vị theo dõi.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 







Bảo vệ cây xanh và mô hình nhân quyền cho Việt Nam


Bảo vệ cây xanh và mô hình nhân quyền cho Việt Nam

Kính Hoà, phóng viên RFA
2015-03-27
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Xin tạm dịch ý của lời nhắn của cây: Chúng tôi còn giúp được các bạn. Xin đường giết tôi.
Lời nhắn của cây: Chúng tôi còn giúp được các bạn. Xin đường giết tôi.
Photo: Nhóm TTVN/RFA
Cuộc biểu tình chống những người tiều phu xuống núi
Nhật Nguyệt xoay vần, bốn mùa thay lá, tưởng gốc bền thì tán mãi còn xanh.
Có ngờ đâu 1 hồi trống lệnh nhanh, vừa dứt tiếng đứt rồi thân cổ thụ!
Cứ ngỡ Thủ Đô vẫn là chưa đủ diện tích cây xanh trên một đầu người
Vẫn tưởng rằng Xuân nhuận sắc tươi, Tết trồng cây Xuân mãi còn viên mãn
Ấy mà nay biết lấy ai bầu bạn, đàn chim kia nháo nhác biết về đâu?
Tiếng rao rơi lạc phố đêm thâu, cơn gió nào lang thang tìm lá biếc?
Đó là bài "Văn tế cây" của tác giả Nguyễn Hòa, được hai bloggers Nguyễn Lân Thắng và Nguyễn Chí Tuyến trình bày trong những ngày phản đối việc chặt cây xanh.
Một người gắn bó lâu đời với thành phố Hà nội là Kiến trúc sư Trần Thanh Vân thổ lộ cảm xúc của bà về chiến dịch chặt cây này
Tôi chỉ có thể nói một câu là hết sức đau lòng. Đau đến xót xa coi như mất hết không phải chỉ là những cái chung như người ta đang nói mà những gì riêng tư của tôi cũng mất hết.
Sau những ngày sôi động bảo vệ cây xanh của người dân Hà nội, blogger Hiệu Minh viết bài Khi tiều phu xuống núi. Trong bài này ông mô tả cảnh những gốc cổ thụ bị đào xới, ông liên tưởng đến vụ ngộ độc khí CO2, và nhắc lời một người bạn rằng dường như người ta đã mời những người tiều phu ít học lên quản lý thành phố Hà nội. Vì ít học và quán tính chặt phá cây rừng cho nên họ mới lạm sát cây xanh Hà nội như thế.
Trớ trêu thay trong cùng thời gian ấy ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại đang công du bên nước Úc, và tại đây ông được báo chí chụp ảnh ông đang trồng cây. Giáo sư Trần Hữu Dũng viết trên trang blog của ông rằng sao ông Thủ tướng không về Hà nội mà trồng cây!
Và máu của những hàng cây bị chảy, không còn đơn giản là máu của cây. Cũng như việc người Hà Nội đứng lên biểu tình bảo vệ cây xanh không còn đơn giản là bảo vệ cây. Mà lương tri Việt Nam đã tổn thương, đã chảy máu quá nhiều, người dân đang dần đứng lên để bảo vệ lương tri dân tộc, để bảo vệ những phần còn lành lặn của lương tri
Blogger Viết từ Sài Gòn
Blogger Cánh Cò thở phào nhẹ nhõm khi biết rằng có cuộc biểu tình bảo vệ cây xanh nổ ra ở Hà nội, vì Cánh Cò những tưởng rằng tâm trạng người Việt nam nói chung, người Hà nội nói riêng, đã chai sạn trước những việc của cộng đồng, của quốc gia, những việc không phải của mình. Một tâm trạng mà Cánh Cò nói là được tạo nên bởi một chủ nghĩa bánh vẽ, giống như những bức ảnh vẽ cây xanh được những người cầm quyền Hà nội vội vã dựng lên sau khi dân chúng phản đối chuyện tàn sát cây xanh.
Blogger Viêt từ Sài Gòn thì cho rằng cuộc biểu tình nổ ra vì người ta đã không chịu đựng được nữa, vì lương tâm của xã hội đã bị chảy máu:
Và máu của những hàng cây bị chảy, không còn đơn giản là máu của cây. Cũng như việc người Hà Nội đứng lên biểu tình bảo vệ cây xanh không còn đơn giản là bảo vệ cây. Mà lương tri Việt Nam đã tổn thương, đã chảy máu quá nhiều, người dân đang dần đứng lên để bảo vệ lương tri dân tộc, để bảo vệ những phần còn lành lặn của lương tri.
Cuộc tàn sát cây xanh đã bị dừng lại sau cuộc biểu tình.
Các quan chức Hà nội lần lượt lên tiếng.
Một vị bảo rằng việc đốn cây là việc nhỏ không cần hỏi ý kiến dân chúng.
Có vị nói là nhà tài trợ tư nhân hối thúc phải chặt cây.
Một vị khác lại tỏ vẻ ngạc nhiên là dân Hà nội yêu cây đến thế, rằng ông không lường được lòng dân như thế.
Facebooker Kinh Thư lên tiếng:
Hỏi các bác khí không phải. Lãnh đạo họp báo nói là không lường được lòng dân. Làm lãnh đạo mà không lường được lòng dân thì lãnh cái gì?
đúng là nghe bác ấy nói xong mình cũng điên cái đầu, nghĩ mãi không ra bấy lâu bác ấy lãnh cái gì?
Gần cả ngàn cây đã bị đốn hạ vô tội vạ....
Gần cả ngàn cây đã bị đốn hạ vô tội vạ....

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh lại chịu khó truy tầm nhiều hơn nữa các phát biểu của các quan chức, ông đi đến lời nói của một vị rất cao cấp là ông Nguyễn Sinh Hùng chủ tịch Quốc hội phát biểu hồi năm ngoái, rằng Quốc hội là do dân bầu ra nên nếu có sai thì không thể kỷ luật dân được. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh kết luật một cách khôi hài rằng trong vụ chặt cây ở thủ đô phải trừng trị nghiêm khắc … nhân dân Hà nội!
Nhà sư Thích Thanh Thắng viết một cách buồn phiền:
Chuyện vi mô là gì? Chuyện vĩ mô là gì? Lý thuyết đọc không hết, bằng cấp cũng nhiều vô số, chỉ tiếc rằng chẳng hiểu thế nào là việc an nguy, nói năng phát biểu (đối nội cũng như đối ngoại) cứ như người đang say ngủ...
Người có vẻ tỉnh thì lại nói như mị dân, nói hay, nói cho người ta hào hứng vỗ tay, nhưng rồi đâu lại vào đó...
Người bình thường cũng còn nhìn ra chuyện đúng sai, thế mà quan chức thì vòng vo ngụy biện...
Câu chuyện ông Lý và mô hình nào cho Việt nam
Một câu chuyện khác được nhiều blogger quan tâm trong tuần qua xảy ra cách Hà nội vài giờ bay. Ông Lý Quang Diệu người tạo dựng đảo quốc Singapore phồn thịnh qua đời. Báo chí chính thống liên tục đưa tin về ông Lý. Trong đó có bài viết của một nhà văn tên là Bùi Hoàng Tám rằng ông Lý Quang Diệu rất giống ông…. Hồ Chí Minh của Việt nam.
Có Facebooker viết rằng hai nhà lãnh tụ đó có cái khác nhau rất lớn là ông Lý thì để lại cho đời sau quốc gia Singapore, còn ông Hồ là Việt nam!
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn phân tích khía cạnh mà Bùi Hoàng Tám cho rằng ông Hồ và ông Lý có cùng quan điểm về giáo dục. Giáo sư Tuấn viết là thực ra các phát biểu của hai ông rất khác nhau, ông Lý nói về giáo dục Đại học, còn ông Hồ là nói về xóa nạn mù chữ, mà hơn nữa câu nói vì lợi ích trăm năm trồng người bấy lâu nay người ta cứ ngỡ là của ông Hồ, thì theo Giáo sư Tuấn, đó lại là câu nói của một nhà cai trị bên Trung quốc sống cách đây 2000 năm.
Ngoài ra thì người ta còn viết rất nhều về ông Lý, nào là ông những tin tưởng vào giá trị châu Á, ông đề cao việc những nhà lãnh đạo phải làm gương,…
Có Facebooker viết rằng hai nhà lãnh tụ đó (ông Lý Quang Diệu và ông Hồ Chí Minh) có cái khác nhau rất lớn là ông Lý thì để lại cho đời sau quốc gia Singapore, còn ông Hồ là Việt nam!
Bàn về chuyện những nhà lãnh đạo phải làm gương, như ông Lý có viết trong hồi ký của mình, nhà báo Nguyễn Công Khế cho rằng cái đó Việt nam đang thiếu nghiêm trọng, và hậu quả là có những cách ứng xử giả dối theo kiểu hai mặt tràn lan trong xã hội. Ông Nguyễn Công Khế kể rằng hiện những người trồng rau ở Việt nam trồng rau sạch cho gia đình họ, còn những luống rau… “không sạch” thì để bán!
Câu chuyện thành công của Singapore và mô hình thành công của họ vốn được bàn tán nhiều ở Việt nam. Trong những lời bàn tán đó không hiếm những ý kiến cho rằng ông Lý cũng duy trì một chế độ độc tài giống như …. Việt nam.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh khẳng định điều đó không đúng.
Đừng bao giờ mơ thể chế độc tài mà có người tốt lãnh đạo thì vẫn tốt. Đừng bao giờ mơ thể chế độc tài thì sản sinh ra con người tốt. Đó là chân lý. Fidel Castro là một trí thức, là một nhà yêu nước, nhưng chế độ độc tài đã làm hỏng ông ngay sau đó và làm hỏng hết những tầng lớp kế thừa tiếp theo do ông dựng lên. Người dân Việt Nam đã qua 70 năm trải nghiệm và trả giá. Nhìn vào tài đức của những nhà lãnh đạo của đất nước ngày hôm nay, những kẻ được sản sinh ra trọn vẹn từ thể chế, để hiểu rằng chân lý ấy không bao giờ thay đổi.
Cũng trong ý đó, Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc nhắc rằng cái danh xưng mà người ta dành cho ông Lý là Cha già dân tộc thực ra không giống chút nào với những quốc gia cũng có Cha già dân tộc là Trung quốc, Bắc triều Tiên, Cuba, và Việt nam, vì những nước này vẫn còn lẽo đẽo đi trên con đường xa tắp đằng sau đảo quốc Singapore. Trong đó Việt nam vẫn nằm trong một trạng thái nhà nước mà cây bút Ngô Thị Hồng Lâm viết trên Bauxite Việt nam là một nhà nước công an trị. Dưới sự thống trị của nhà nước đó, có đến hơn 200 người thiệt mạng trong đồn công an trong ba năm, và hơn nữa đó lại là một nhà nước nhiều công an mang mùi kim tiền của nạn nhũng lạm lan tràn khắp nơi.
Cũng trên Bauxite Việt nam Trần Quí Cao viết rằng nghĩ cho cùng chuyện chặt cây của Hà nội chỉ là chuyện nhỏ mà thôi, chuyện lớn nhất là phải đòi hỏi những quyền tự do:
1) Quyền Tự Do ứng cử và bầu cử
2) Quyền Tự Do lập hội, lập đảng
3) Quyền Tự Do ngôn luận, Tự Do báo chí
Trần Quí Cao viết tiếp là có các quyền tự do đó thì đương nhiên sẽ dẫn đến các thiết chế chính trị xã hội cần thiết cho một xã hội dân chủ.
Bàn về các quyền tự do, blogger Bùi Văn Bồng liên tưởng đến một chính sách trung lập cho Việt nam đứng giữa các cường quốc, mà muốn có đựoc sự trung lập đó thì phải tôn trọng nhân quyền bên trong của nước Việt nam.
Cuộc biểu tình vì cây xanh là một trong những  cuộc biểu tình xảy ra thường xuyên hơn trong thời gian qua, với nhiều hình thức, với nhiều mục đích khác nhau được nhạc sĩ Tuấn Khanh gọi là sự cựa quậy của xã hội sau một thời gian dài thụ động chịu áp bức:
Sống lâu trong sợ hãi và yên lặng, nhiều người đã trở thành một loại vật nuôi trang trí của một quốc gia. Khác những con cá vàng vô tri chấp nhận cuộc sống và cái chết trở thành trò tiêu khiển của kẻ khác, chúng ta là giống loài có suy nghĩ và hành động cho tương lai. Dù là cựa quậy, nhưng đó là một thái độ được phân biệt giữa con người và động vật. Cựa quậy trong hy vọng, và đừng quên trên hành tinh này, chỉ có con người là loài biết hy vọng.
Đó cũng là sự cựa quậy để trở về những lời hứa trong Hiến pháp 1946 sau cuộc Cách mạng tháng Tám mà blogger người Mỹ Jonathan London vừa đề cập trong Bài toán nhân quyền cho Việt nam.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Mi ề n Nam v à mi ề n B ắ c


Mi  n Nam v à mi  n B  c
TS. Nguy  n H ư ng Qu  c

 

Mới đây, đọc trên blog của nhà phê bình Vương Trí Nhàn ở trong nước, tôi bắt gặp một đoạn nhan đề “Gợi ý từ một nhà kinh tế” với một số nhận xét bất ngờ và thú vị.

Đoạn viết khá ngắn, tôi xin phép được chép nguyên văn:

“Ông Đặng Phong, một nhà lịch sử kinh tế qua đời. Tôi biết ông nhân một lần đọc cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000 do ông chủ biên, thấy có nhắc thoáng qua một điều gần như ai cũng nghĩ nhưng ít ai viết: trước 1975, kinh tế miền Nam đã ở trình độ cao hơn kinh tế miền Bắc. Tự ngẫm nghĩ, thì thấy đúng thế, không thể khác được, không thể nói ngược như chúng tôi vẫn nói, hoặc lảng tránh cho là cấm kỵ, và lấy những chuyện khác nói át đi.

Nhìn rộng ra thấy không chỉ kinh tế tốt hơn mà giáo dục miền Nam lúc đó cũng hơn; không chỉ đường xá tốt, mà tư cách cá nhân của con người trong đó nói chung cũng trưởng thành hơn con người miền Bắc, trình độ hiểu biết và tuân thủ luật pháp tốt, giữa người với người có mối quan hệ tử tế, thanh thiếu niên lúc đó ham học và biết học hơn. Như vậy dễ dàng công nhận là trình độ sống của bà con trong ấy cao, nhất là dân thành phố. Dấn thêm một bước, trong đầu tôi thấy vụt lên cái ý, liệu có thể nói rằng, xét trên phương diện hiện đại hóa, là con đường tất yếu mà xã hội phải trải qua, nhân dân miền Nam đã đi xa hơn, đạt tới tầm mức văn hóa cao hơn? Như vậy bản thân khái niệm văn hóa mà lâu nay tôi vẫn hiểu cũng phải được xem xét lại chăng?

Tôi sẽ tự phản bác lại nhiều lần trước khi đi đến kết luận … Nhưng càng đọc Đặng Phong ý tưởng trên càng không rời khỏi tôi.”

Đúng như Vương Trí Nhàn nói, điều Đặng Phong và ông nhận xét “gần như ai cũng nghĩ nhưng ít ai viết”. Bản thân tôi đã nghe một nhận xét như thế từ một bậc tài hoa nhưng nổi tiếng bảo thủ ở miền Bắc: nhà phê bình Hoài Thanh.

Sau năm 1975, Hoài Thanh và bà vợ dọn vào Sài Gòn ở. Có hai hay ba lần gì đó, đâu khoảng 1980, một người thầy cũ thường rủ tôi đến thăm ông. Câu chuyện thường lan man từ văn học đến xã hội. Một lần, Hoài Thanh chép miệng nói, đại khái:

“Bản chất của chế độ nguỵ là xấu vậy mà không hiểu sao nó lại đào tạo con người giỏi thế. Ai cũng lịch sự. Cứ mở miệng ra là cám ơn với xin lỗi rối rít. Ngồi ở trong nhà, có ai đi ngoài đường chõ miệng hỏi cái gì mà mình trả lời xong, cắp đít đi thẳng, không thèm cám ơn một tiếng, thì không cần nhìn, mình cũng biết ngay đó là dân ngoài Bắc vào.”

Đặng Phong so sánh về kinh tế, Hoài Thanh nói về văn hóa ứng xử, còn Vương Trí Nhàn bàn về văn hóa nói chung. Người ta có thể thắc mắc: Vậy, ở những lãnh vực khác thì sao? Như văn học, mỹ thuật hay âm nhạc, chẳng hạn? Có gì khác giữa miền Nam và miền Bắc cũng như giữa miền Nam trước đây và cả nước bây giờ?

Trong một bài phỏng vấn do Thụy Khuê thực hiện, in trên tạp chí Hợp Lưu số 103 ra vào tháng 1 và 2, 2009, sau đăng lại trên trang Viet-studies của Trần Hữu Dũng, cũng chính Vương Trí Nhàn đã nêu lên một nhận xét sơ khởi. Theo ông, so với văn học miền Bắc, văn học miền Nam thể hiện “rõ hơn” và “đầy đủ hơn” những “đau khổ của con người” và những “tình thế bi thương, đau đớn, cả sự bơ vơ, bất lực, trong đời sống”.

Khác với văn học miền Bắc, văn học miền Nam, một mặt, tiếp nối được truyền thống cách tân trong văn học tiền chiến; mặt khác, tiếp cận được với văn học thế giới, “sử dụng các quan niệm các phương thức của văn hóa phương Tây để diễn tả đời sống con người hiện đại”. Văn học miền Nam cũng có những yếu tố hiện thực và nhân đạo mà văn học miền Bắc không có.

Tất cả những nhận xét nêu trên, về kinh tế, văn hóa hay văn học đều khá sơ lược. Một sự so sánh công bằng và chính xác cần nhiều nỗ lực hơn nữa. Vần cần xuất phát từ một tầm nhìn cao hơn nữa. Tiếc, những nỗ lực và tầm nhìn ấy, cho đến nay, vẫn còn tiềm ẩn đâu đó. Trên sách vở cũng như trong học đường, văn học và văn hóa miền Nam vẫn còn để trống, không ai nhắc đến, hoặc nếu nhắc, cũng nhắc với sự xuyên tạc và mạ lị như trong thời kỳ còn chiến tranh.

Cũng xin nói luôn, trích lại đoạn văn của Vương Trí Nhàn cũng như kể lại lời nhận xét của Hoài Thanh, tôi không hề muốn khoét sâu vào óc kỳ thị địa phương vốn đầu độc mối quan hệ giữa những người cùng một nước.

Thứ nhất, sự kỳ thị và chia rẽ vùng miền ở Việt Nam đã quá trầm trọng; chúng ta không cần và cũng không nên làm trầm trọng thêm nữa. Nó không có ích gì cả. Ở một thời đại toàn cầu hoá như hiện nay, khi mọi người đang tìm cách xoá mờ dần ranh giới và những khoảng cách giữa các quốc gia cũng như giữa các nền văn hoá, luôn luôn đề cao sự khoan dung và cởi mở, cổ xuý cho cách nhìn liên văn hoá (intercultural) và xuyên văn hoá (cross-cultural) mà người Việt mình cứ lại nhấp nhổm với chuyện Nam/Trung/Bắc thì không những vô duyên mà còn nguy hiểm, không những lạc hậu mà còn phản tiến hoá.

Thứ hai, không nên quên, liên quan đến con người, bất cứ sự khái quát hoá vội vã nào cũng đều bất cập và rất dễ sai lầm: ở miền Nam, không hiếm người thô bạo, thậm chí, thô bỉ, ngược lại, ở miền Bắc, không hiếm người cực kỳ nhã nhặn và lịch sự, rất “hiện đại” và ở tầm văn hoá cao.

Thứ ba, cũng không nên quên, trước đây, ít nhất là trước năm 1954, ở miền Bắc, đặc biệt, ở Hà Nội, người dân nổi tiếng là thanh lịch. Sau này, gặp lại một số người Hà Nội thuộc thế hệ cũ, tôi vẫn bắt gặp cái dáng vẻ thanh lịch truyền thống ấy. Ngôn ngữ họ thanh lịch. Tác phong họ thanh lịch. Cách hành xử của họ cũng thanh lịch. Nét thanh lịch ấy không còn thấy ở các thế hệ trẻ hơn.

Cho nên, những khác biệt giữa hai miền, Nam và Bắc, không nằm ở con người. Cũng không nằm ở truyền thống, nơi ưu thế rõ ràng là nghiêng hẳn về phía miền Bắc. Sự khác biệt chủ yếu nằm ở chế độ. Liên quan đến chế độ, ở khía cạnh chúng ta đang bàn, yếu tố quan trọng nhất là văn hoá, trong đó nổi bật nhất là văn hóa chính trị, tức những cách diễn dịch cũng như những quy phạm và quy ước mà mọi người cùng chia sẻ về quyền lực và trách nhiệm. Những quy ước và những quy phạm ấy không phải tự nhiên mà có. Chúng là những gì người ta thụ đắc trong môi trường giáo dục, từ gia đình đến học đường và xã hội. Trong việc thụ đắc ấy, vai trò của chế độ đóng vai chủ đạo: Chính chế độ, cụ thể là nhà nước, quyết định về chương trình giáo dục cũng như nội dung của truyền thông đại chúng, qua đó, hình thành những mẫu người mà họ cần và muốn.

Trong suốt hơn nửa thế kỷ, lúc nào nhà cầm quyền cũng tuyên dương hình tượng con người mới xã hội chủ nghĩa. Nhưng nhìn lại, chúng ta chỉ thấy có một điểm trong mẫu hình con người mới ấy thành hiện thực và được phổ biến: tính thiếu thật thà.

Nghiên cứu về văn học cũng như văn hóa miền Nam trong tương quan so sánh với miền Bắc hay cả nước hiện nay không phải nhằm phục hồi chế độ miền Nam vốn đã thuộc về quá khứ xa lắc và cũng không nhằm gây chia rẽ vùng miền. Mà, theo tôi, chỉ nhằm hai mục đích chính: thứ nhất, công bằng với lịch sử; và thứ hai, để nhận diện đầy đủ hơn những thất bại trong chính sách văn học và văn hóa hiện nay, từ đó, tìm cách khắc phục.

Cứ quay lưng lại với thực tế và cứ ra rả với những khẩu hiệu láo khoét rỗng tuếch về những thành tựu đầy ảo tưởng, chúng ta chỉ kéo dài sự thất bại mà thôi. Chả hay ho gì!


TS Nguyễn Hưng Quốc
March 24, 2015-http://www.vietthuc.org/mien-nam-va-mien-bac/
 
  

__._,_.___

Posted by: TRANTAMTRUC

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link