wednesday, March 25,2015 at 4:24 PM muoisau<>wrote.
Bằng chứng bán biển cho Tàu của việt cộng, còn
gọi là công hàm Phạm Văn Đồng 1958.
Bài đọc suy gẫm: Chuyện THỜI CƠ – tác giả Phạm Đình Hưng. Hình ảnh chỉ có tính
minh họa.
Lưu Bang và Chu Nguyên
Chương (phải) trong sử Tàu
Người xưa đã dạy: Sự thành công của các vấn đề quốc gia đại sự tùy
thuộc vào ba yếu tố thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Trong bài viết nầy, tôi
chỉ nêu lên yếu tố thiên thời tác động đến nền chánh trị Việt Nam trong thế kỷ
20.
Thiên thời là thời cơ do Thượng đế tạo ra với bàn tay của con
người hành động theo sự sai khiến của Đấng Tạo hóa. Trong lịch sử của Trung Hoa
cổ thời, thiên thời đã giúp cho Lưu Bang, một đình trưởng thích cờ bạc rượu
chè, trở thành người khai lập nhà Hán, một triều đại lâu dài nhứt của nước Tàu
và là niềm hãnh diện của người Hán; thiên thời cũng đã giúp cho một con người
du thủ du thực như Chu Nguyên Chương trở thành Minh Thái tổ. Lịch sử Việt Nam
hiện đại cũng cho thấy thời cơ đã đưa đẩy một số người không có văn hóa cao lên
địa vi lãnh đạo và quyền uy của nước Việt Nam trong thời dân chủ đúng theo chủ
trương và đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn đặt nặng hồng hơn
chuyên và xem trí thức không có giá trị bằng một cục phân :
– Một cán bộ Đệ tam quốc tế cộng sản cấp thừa hành và đảng viên đảng Cộng sản
Trung quốc chỉ có trình độ tiểu học đã leo lên ngồi trên ghế Chủ tịch nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa kiêm Chủ tịch đảng Cộng sản Việt Nam cho đến mãn đời:
Nguyễn Tất Thành tức Hồ Chí Minh;
– Một công nhân đường sắt học lực tiểu học có quyền lực tột đỉnh của Tổng Bí
thơ đảng Cộng sản Việt Nam ngự trị như một ông vua tại Bắc bộ phủ từ năm 1969
đến khi qua đời năm 1986: Lê Duẫn
– Một cai đồn điền cao su ở Thủ Dầu Một (Bình Dương) có trình độ tiểu học đã
ngự trên ngai vàng An Nam Quốc Vương: Lê Đức Anh;
– Một thợ thiến heo đã trở thành Tể tướng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam và Tổng Bí thơ đảng Cộng sản Việt Nam : Đỗ Mười;
– Một người đi bộ đội từ lúc 18 tuổi đã leo lên ngôi vị Tổng Bí thơ đảng Cộng
sản Việt Nam (đại nhân số 1 của đất nước có 4,000 năm văn hiến) : Lê Khả Phiêu;
– Một người dân tộc Choang của Trung Quốc trong tỉnh Quảng Tây đã chiếm ghế Chủ tịch Quốc Hội trong 5 năm và Tổng Bí thơ đảng Cộng sản Việt Nam trong 10 năm : Nông Đức Mạnh;
– Một người dân tộc Choang của Trung Quốc trong tỉnh Quảng Tây đã chiếm ghế Chủ tịch Quốc Hội trong 5 năm và Tổng Bí thơ đảng Cộng sản Việt Nam trong 10 năm : Nông Đức Mạnh;
– Một tên vô lại phá xóm phá làng đã được làm Bộ trưởng bộ Công An của Nội các
Phạm văn Đồng trong nhiều thập niên: Trần Quốc Hoàn;
– Một người trẻ ít học đi làm lao động chân tay ở nước ngoài khi trở về nước được bầu cử làm Bí thơ Tỉnh ủy Bắc Giang kiêm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam: Nông Quốc Tuấn (con Nông Đức Mạnh, cháu nội Hồ Chí Minh).
– Một người trẻ ít học đi làm lao động chân tay ở nước ngoài khi trở về nước được bầu cử làm Bí thơ Tỉnh ủy Bắc Giang kiêm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam: Nông Quốc Tuấn (con Nông Đức Mạnh, cháu nội Hồ Chí Minh).
Tại Việt Nam, trong cuộc tranh chấp về ý thức hệ giữa hai khuynh hướng
Cộng sản quốc tế theo Nga-Hoa và khuynh hướng tự do dân chủ theo Tây phương,
đảng Cộng sản Việt Nam đã lợi dụng các thời cơ thuận lợi kể sau để cướp chánh
quyền năm 1945, chiếm miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 và thống trị cả nước Việt
Nam từ năm 1975 đến nay:
1- Thời cơ thứ nhứt: Hội kiến giữa Hồ Chí Minh và Archimedes Patti
1- Thời cơ thứ nhứt: Hội kiến giữa Hồ Chí Minh và Archimedes Patti
Hồ Chí Minh và nhóm OSS Hoa Kỳ tại chiến khu Cao Bắc Lạng và Thiếu
tá Archimedes Patti hồi thế chiến thứ 2 (dưới, phải).
Trong thời gian công tác tại Hoa Nam (1940-1943) với tư cách
đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc, Hồ Quang (Hồ Chí Minh) đã có cơ hội gặp
Thiếu tá Archimedes Patti, Trưởng Phái bộ OSS (Office of Strategic Services), tiền
thân của Central Intelligence Agency, tại Vân Nam.
Lúc đó, Hồ Chí Minh là điệp
viên Lucius cộng tác với Hoa Kỳ tại Hoa Nam. Trong dịp gặp mặt Hồ Chí Minh,
Thiếu tá Patti đề nghị huấn luyện và trang bị võ khí cho đội Võ Trang Tuyên
Truyền của Võ Nguyên Giáp để Hồ Chí Minh có một lực lượng võ trang trong chiến
khu Cao Bắc Lạng giúp Hoa Kỳ chống Nhựt. Ngoài sự giúp đỡ của OSS, Hồ Chí Minh
còn được Trung tướng Không quân hồi hưu Claire Lee Chennault (1893-1958), Chỉ
huy trưởng Phi đội Flying Tigers (Cọp Bay) tặng cho một số súng lục khi ông ta
đem giao trả một phi công Mỹ nhảy dù xuống chiến khu Cao Bắc Lạng. Đảng Cộng
sản Việt Nam đã sử dụng đội Võ Trang Tuyên Truyền và võ khí do Hoa Kỳ cung cấp
để cướp chánh quyền năm 1945. Vào mùa thu năm ấy, đội Võ Trang Tuyên Truyền của
Võ Nguyên Giáp là một lực lượng võ trang có nhiều võ khí hơn các chánh đảng và
tổ chức chánh trị khác.
2- Thời cơ thứ hai: Nhựt bổn đầu hàng Hoa Kỳ
Sau ngày quân đội chiếm đóng Nhựt đảo chánh nhà cầm quyền Pháp (9-3-1945) và Hoàng đế Bảo Đại tuyên cáo nước Việt Nam độc lập (11-3-1945), Nội các Trần Trọng Kim đã được thành lập lần đầu tiên tại Việt Nam với các nhân vật có trình độ văn hóa cao. Trong khi Nội các Trần Trọng Kim đang tiến hành các chương trình xây dựng đất nước vừa mới thu hồi độc lập, ngày 15-8-1945, Nhựt hoàng Hirohito tuyên bố đầu hàng vô điều kiện vài ngày sau khi Hoa Kỳ tàn phá hai thành phố Hiroshima và Nagasaki với hai trái bom nguyên tử cở nhỏ. Tại Hà Nội, ngày 19-8-1945, đảng Cộng sản Việt Nam đã chớp thời cơ sử dụng bạo lực cướp chánh quyền từ trong tay Nội các Trần Trọng Kim và vua Bảo Đại. Tại Sài Gòn, một nhóm nhỏ đảng viên cộng sản Đệ tam quốc tế gồm có Trần văn Giàu, Nguyễn văn Trấn, Phạm Ngọc Thạch, Dương Bạch Mai, Nguyễn văn Nguyễn, Cao Đăng Chiếm v.v…đã sử dụng đoàn Thanh Niên Tiền Phong, một tổ chức ngoại vi cuả đảng Cộng sản Việt Nam, để cướp chánh quyền vài ngày sau Hà Nội. Vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn đã bị buộc phải thoái vị để tránh khỏi nội chiến giữa người Việt Nam theo đuổi hai khuynh hướng chánh trị khác nhau.
Sau ngày quân đội chiếm đóng Nhựt đảo chánh nhà cầm quyền Pháp (9-3-1945) và Hoàng đế Bảo Đại tuyên cáo nước Việt Nam độc lập (11-3-1945), Nội các Trần Trọng Kim đã được thành lập lần đầu tiên tại Việt Nam với các nhân vật có trình độ văn hóa cao. Trong khi Nội các Trần Trọng Kim đang tiến hành các chương trình xây dựng đất nước vừa mới thu hồi độc lập, ngày 15-8-1945, Nhựt hoàng Hirohito tuyên bố đầu hàng vô điều kiện vài ngày sau khi Hoa Kỳ tàn phá hai thành phố Hiroshima và Nagasaki với hai trái bom nguyên tử cở nhỏ. Tại Hà Nội, ngày 19-8-1945, đảng Cộng sản Việt Nam đã chớp thời cơ sử dụng bạo lực cướp chánh quyền từ trong tay Nội các Trần Trọng Kim và vua Bảo Đại. Tại Sài Gòn, một nhóm nhỏ đảng viên cộng sản Đệ tam quốc tế gồm có Trần văn Giàu, Nguyễn văn Trấn, Phạm Ngọc Thạch, Dương Bạch Mai, Nguyễn văn Nguyễn, Cao Đăng Chiếm v.v…đã sử dụng đoàn Thanh Niên Tiền Phong, một tổ chức ngoại vi cuả đảng Cộng sản Việt Nam, để cướp chánh quyền vài ngày sau Hà Nội. Vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn đã bị buộc phải thoái vị để tránh khỏi nội chiến giữa người Việt Nam theo đuổi hai khuynh hướng chánh trị khác nhau.
Mặc dầu đã cướp được chánh quyền nhưng vì thiếu chánh nghĩa và bất hợp pháp, ngụy quyền Hồ Chí Minh từ năm 1945 đến năm 1949 đã không được bất cứ một quốc gia nào trên thế giới công nhận, kể cả Liên Xô.
Lợi dụng tư thế và phương tiện của nhà cầm quyền, cán bộ cộng sản
Đệ tam quốc tế ở khắp nơi trong nước nhận được chỉ thị của Hồ Chí Minh ra tay
tiêu diệt ngay tất cả đảng viên Đệ tứ quốc tế cộng sản, các trí thức yêu nước
nổi tiếng, các nhà hành chánh lỗi lạc và nhiều nhân tài tinh hoa của dân tộc
cũng như lãnh tụ các đảng phái quốc gia giữa lúc quân đội viễn chinh Pháp trở
lại tái chiếm Việt Nam: Thượng thơ Phạm Quỳnh, Tổng đốc Ngô Đình Khôi, Bùi Quang
Chiêu, Tạ Thu Thâu, Phan văn Hùm, Trần văn Thạch, Huỳnh văn Phương, Dương văn
Giáo, vợ chồng Hồ Vĩnh Ký, Lê Bá Cang, Lê văn Tình, Đào Sanh Long, Trương Tử
Anh, Lý Đông A, Khái Hưng Trần Khánh Giư, Nhượng Tống v.v…
Hình ảnh một số những nhân tài của Việt Nam bị việt cộng
sát hại
Mặc dầu đã bị quân Pháp rượt chạy ra khỏi Sài Gòn từ tháng 9 năm 1945,
bọn Cộng sản Đệ tam quốc tế dưới mặt nạ Việt Minh, một tổ chức ngoại vi của
đảng Cộng sản Việt Nam thành lập tại Quảng Tây năm 1941, tiếp tục giết chết một
cách dã man nhiều nhân vật tôn giáo, chánh trị và quân sự có uy tín: Giáo chủ
Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ, Khâm sai Đại thần Nguyễn văn Sâm, Giáo sư Hồ
văn Ngà, Tiểu đoàn trưởng Hoàng Thọ, một số đông chức sắc và đạo hữu Cao Đài
Tây Ninh, viên chức xã ấp (Ban Hội tề) và rất nhiều thường dân bị chụp mũ oan
ức là Việt gian, gián điệp của Pháp. Thân hào, nhân sĩ, trí thức là mục tiêu
chém giết của bọn bần cố nông bị đảng Cộng sản tuyên truyền xúi dục.
Tại Hà Nội, Bộ trưởng bộ Quốc Phòng Võ Nguyên Giáp đã mời Thứ trưởng bộ Quốc Phòng Vũ Hồng Khanh cùng ký kết với Jean Sainteny, Đại diện Cao Ủy Pháp Leon Pignon, Tạm Ước ngày 6-3-1946 để thực hiện sách lược “rước Pháp, đuổi Tàu” nhằm mục đích tận diệt lực lượng võ trang của Việt Cách và Việt Quốc sau khi quân đội của Lư Hán rút về Tàu.
Phan Văn Hùm bút danh Phù Dao (phải), là một nhà báo, nhà văn, nhà
cách mạng, và là lãnh tụ phong trào Cộng sản Đệ Tứ tại Việt Nam.
Nói tóm lại, người cộng sản Việt Nam đã gọi hành động cướp chánh quyền
năm 1945 là cuộc Cách mạng mùa Thu. Đúng là một cuộc Cách mạng mùa Thu chết vì
đảng Cộng sản Việt Nam đã giết chết quá nhiều đồng bào ngay trong những ngày
đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp để tóm đoạt quyền lãnh đạo kháng chiến và
cướp công đấu tranh của quần chúng yêu nước tham gia kháng chiến giành độc lập
cho dân tộc Việt Nam.
Đức Huỳnh Phú Sổ, giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo và Nhượng Tống
(phải), nhà văn, nhà báo, dịch
giả và là nhà cách mạng Việt Nam.
3- Thời cơ thứ ba: Trung Cộng toàn thắng tại Trung Hoa
Sau khi đánh bại Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông đã thành lập nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa ngày 1-10-1949 và công nhận ngụy quyền Hồ Chí Minh vào tháng 1 năm 1950. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là quốc gia đầu tiên thiết lập bang giao với nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vì Hồ Chí Minh là cán bộ của đảng Cộng sản Trung Quốc.
La Quy Ba, cán bộ chánh trị của đảng Cộng sản Trung quốc, đã
được Bắc kinh gởi sang miền thượng du Bắc Việt để làm Cố vấn cho ngụy quyền Hồ
Chí Minh. Trong hai năm 1950 và 1951, người đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc
mang bí danh Hồ Quang nay trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh của nước Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa đã trở về Tàu cầu xin viện trợ quân sự để đánh Pháp vì “bộ đội
Việt Minh đã chiến đấu trong vòng vây của quân Pháp” (theo lời các cố vấn quân
sự Tàu) và chính bản thân Hồ Chí Minh cũng suýt bị quân Pháp bắt sống.
Vì quyền lợi lâu dài của Đại Hán, Bắc kinh đã tích cực giúp đỡ đảng Cộng sản Việt Nam, một chi bộ của đảng Cộng sản Trung Quốc, về cả hai mặt quân sự và chánh trị. Đoàn Cố vấn quân sự Tàu do Đại tướng Trần Canh chỉ huy đã được cấp tốc gởi sang Việt Nam. Nếu không có sự trực tiếp tham chiến của Đại tướng Trần Canh và chí nguyện quân Tàu áp dụng chiến thuật biển người thì Việt Minh làm sao có thể bắt sống được hai Đại tá Pháp Le Page và Charton trong chiến dịch biên giới năm 1950?
Nếu không có sự tham chiến của Pháo binh Trung Quốc dưới
quyền chỉ huy của tướng Tàu Vi Quốc Thanh thì Võ Nguyên Giáp làm sao có thể
chiến thắng Thiếu tướng Pháp De Castries tại Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954? Nếu
không có ý kiến của Thủ tướng Anh Winston Churchill chống lại sự can thiệp của
Hoa Kỳ vào trận đánh Điện Biên Phủ thì các ổ trọng pháo của Vi Quốc Thanh và các
sư đoàn bộ đội của Việt Minh còn nguyên vẹn hay không trong mưa bom của các
phóng pháo cơ B29 Hoa Kỳ?
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đưa Hồ Chí Minh về Bắc bộ phủ ngự trị
miền Bắc Việt Nam. Cái giá phải trả lần đầu cho viện trợ quân sự của Trung Quốc
là công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm văn
Đồng công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa. Hồ Chí Minh và Phạm văn Đồng đã qua đời từ lâu nhưng công hàm bán nước nầy
vẫn để lại những di hại nghiêm trọng cho đất nước và dân tộc Việt Nam: mất chủ
quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và không khai thác được những tài
nguyên phong phú của biển cả (hải sản, dầu khí và các khoáng sản dưới đáy biển
Đông).
Dưới quyền chỉ đạo của Thái thú Trung Quốc La Quý Ba, Bắc Việt đã chánh
thức tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trước khi ban hành Hiến pháp 1959. Tuân
hành chỉ thị của Trung Quốc, Bắc Việt đã tiến hành Cải Cách Ruộng Đất từ năm
1951 đến năm 1956 dưới sự chỉ đạo của các cố vấn Tàu để giết hại vô số địa chủ,
phú nông và thân hào nhân sĩ ở nông thôn miền Bắc, Hợp Tác Hóa Nông Nghiệp để
cướp ruộng đất và tài sản của nông dân, đàn áp, trừng phạt và tù đày các trí
thức, nhà báo và văn nghệ sĩ, tập trung cải tạo các quân nhân, công chức của
chế độ Quốc Gia Việt Nam không di tản vào Nam và lùa gia đình của họ về các
vùng thâm sơn cùng cốc để khai hoang sinh sống lây lất cho đến hết kiếp người.
Về mặt kinh tế, Bắc Việt cộng sản đã áp dụng chế độ mậu dịch quốc doanh
và chế độ tem phiếu, đánh tư sản mại bàn và cải tạo công thương nghiệp để dẹp
bỏ tư doanh.
Về mặt an ninh nội chính, Bắc Việt cộng sản triệt để thực hiện chế độ công an trị và vay mượn chế độ hộ khẩu của Vệ Ưởng (còn gọi là Thương Ưởng) bên Tàu từ thời Chiến Quốc.
Về mặt an ninh nội chính, Bắc Việt cộng sản triệt để thực hiện chế độ công an trị và vay mượn chế độ hộ khẩu của Vệ Ưởng (còn gọi là Thương Ưởng) bên Tàu từ thời Chiến Quốc.
Sau khi nhưộm đỏ miền Bắc, đảng Cộng sản Việt Nam âm mưu thôn tính
miền Nam, ngụy tạo ra lý do thống nhứt đất nước để thành lập Mặt Trận Giải
Phóng Miền Nam năm 1960 và một số tổ chức chánh trị của các trí thức thiên tả
có nhiệm vụ đánh phá, khuấy rối an ninh trật tự của Việt Nam Cộng Hòa theo
khuynh hướng tự do dân chủ của Tây phương. Nịnh bợ hai quan thầy Nga-Hoa để
nhận viện trợ đánh miền Nam, Bắc Việt cộng sản luôn luôn gọi Trung quốc là
Trung quốc vĩ đại, Liên Xô là Liên Xô vĩ đại.
Trong các đại hội của đảng Cộng
sản, Bắc Việt không bao giờ quên treo trên cao hình ảnh của Josef Stalin và Mao
Trach Đông bên cạnh hình của Karl Marx và Vladimir Lenin để toàn Đảng, toàn dân
và toàn quân chiêm ngưỡng, thờ phượng. Tuy nhiên, kể từ thập niên 1950, Bắc
Việt đã chịu ảnh hưởng của Trung quốc nhiều hơn Liên Xô vì Stalin đã giải tán
Đệ tam quốc tế cộng sản từ năm 1943, không công nhận ngụy quyền Hồ Chí Minh
trước năm 1950 và cũng không viện trợ quân sự cho đảng Cộng sản Việt Nam trong
suốt cuộc Chiến tranh Đông Dương (1945-1954). Tình đồng chí Việt-Xô càng thêm
suy giảm sau khi Stalin qua đời, nhứt là từ khi Nikita Khrushev (1953-1964) kế
vị Stalin nêu cao chủ trương xét lại chủ nghĩa cộng sản để sống chung hòa bình
với chế độ tư bản. Dưới sự trị vì của Hồ Chí Minh, đảng Cộng sản Việt Nam rất
dị ứng với Nikita Khrushev vì vị Tổng Bí thơ đảng Cộng sản Liên xô đã công khai
chỉ trích nhà độc tài khát máu Josef Stalin, thần tượng của Hồ Chí Minh và đảng
Cộng sản Việt Nam.
Nói tóm lại, sau khi toàn dân Việt yêu nước đã đứng dậy đánh đuổi thực
dân Pháp, Bắc Việt đã mất độc lập đối với Trung Cộng, nhân dân miền Bắc Việt
Nam mất tự do và không có hạnh phúc trong kiếp sống lầm than đói khổ và bị Công
An kềm kẹp ngày đêm. Ngay cả các đảng viên cộng sản cao cấp như Bí thơ Vũ Đình
Huỳnh, Thiếu tướng Lê Liêm, Thiếu tướng Đặng Kim Giang, Viện trưởng Hoàng Minh
Chính, Thứ trưởng bộ Công An Lê Hồng Hà v.v…cũng bị trù dập, tù đày khi hưởng
ứng chánh sách Đổi Mới của Tổng Bí thơ đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushev.
Hình ảnh tội ác cộng sản giết hại dân trong những đợt cải cách
ruộng đất tại miền bắc.
4- Thời cơ thứ tư: Đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm
Ngày 23-8-1963, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gởi một công điện qua Sài Gòn ra lịnh Đại sứ Cabot Lodge đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vị Tổng Thống dân cử đầu tiên của miền Nam Việt Nam. Công điện nầy đã không trình Tổng Thống John F. Kennedy xét duyệt. Người quyết định đảo chánh Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm là Thứ trưởng bộ Ngoại Giao Averell Harriman vì hai lý do:
– Đại nhân đảng Dân Chủ Hoa Kỳ Harriman không ưa Tổng Thống Ngô Đình Diệm;
– Tổng Thống Ngô Đình Diệm không đồng ý cho Hoa Kỳ đem quân chiến
đấu sang Nam Việt Nam, lo ngại mất chánh nghĩa của cuộc chiến đấu bảo vệ tự do
của nhân dân miền Nam.
Ngày 1-11-1963, cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã tiến
hành thuận lợi dưới sự chỉ huy của Trung tá CIA Lucien Conein. Ngày 2-11-1963,
Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ là Cố vấn Chánh trị Ngô Đình Nhu đã bị thảm
sát trên đường tướng Mai Hữu Xuân áp giải hai đại nhân vật nầy từ nhà thờ Cha
Tam ở Chợ Lớn về bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi lật đổ
Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng gồm một số tướng lãnh và
Đại tá đã hủy bỏ Hiến pháp ngày 26-10-1955 và giựt sập nền Đệ nhứt Cộng Hòa.
Khi nghe tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm, một đối thủ chánh trị lợi
hại, đã bị giết chết, Hồ Chí Minh cười to và nói đại ý như sau: Trời đã giúp ta,
khiến cho Hoa Kỳ khờ dại giết chết Ngô Đình Diệm.
Lời phê phán của Hồ Chí Minh rất đúng. Thật vậy, sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị sát hại, không có một lãnh tụ nào của các chế độ chuyển tiếp có đủ bản lãnh và uy tín để đối phó với Hồ Chí Minh. Mặt khác, quyết định của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng hủy bỏ quốc sách Ấp Chiến Lược của ông Cố vấn Chánh trị Ngô Đình Nhu đã giúp cho cán binh cộng sản ung thối nông thôn miền Nam. Cộng sản Bắc Việt đã lợi dụng sự suy yếu rõ rệt của Việt Nam Cộng Hòa sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu qua đời để tăng cường xâm nhập miền Nam, sử dụng con đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Lào. Để cứu nguy Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ đã lập tức đổ quân vào miền Nam Việt Nam, kể từ tháng 2 năm 1965.
Đúng
như lời cảnh giác của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, sự can thiệp quân sự trực tiếp
của Hoa Kỳ vào cuộc nội chiến giữa miền Nam và miền Bắc Việt Nam đã gây ra một
công luận bất lợi cho Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa trên chánh trường thế giới.
Phong trào phản chiến đã phát triển ngày càng mạnh mẽ tại Hoa Kỳ, đòi hỏi Hoa
Kỳ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Báo chí và hệ thống truyền thông Mỹ không
ngớt chỉ trích gay gắt Việt Nam Cộng Hòa một cách bất công.
5-Thời cơ thứ năm: Hoa Kỳ quan hệ ngoại giao với Trung quốc.
Tháng 2 năm 1972, Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon đã đến Thượng Hải hội kiến với Mao Trạch Đông, Chủ tịch đảng Cộng sản Trung Quốc. Một thông cáo chung đã được công bố tại Thượng Hải để chánh thức thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung quốc và Hoa Kỳ. Trước khi hội kiến với Mao Trạch Đông, Tổng Thống Nixon đã ghi trong sổ tay hai nhượng bộ đối với Trung quốc: Đài Loan và Nam Việt Nam.
Đổi lại, Trung quốc sẽ cho giới tư bản Mỹ đầu tư tại nước rộng lớn nầy và buôn
bán sản phẩm giữa hai nước. Ngoài thông cáo chung Thượng Hải, Tiến sĩ Henry
Kisssinger, Cố vấn Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, còn nói thẳng với Chu Ân
Lai, Thủ tướng Quốc Vụ Viện Trung quốc: Hoa Kỳ đã bang giao với Trung quốc thì
cũng có thể quan hệ bình thường với Bắc Việt. Để thực hiện sự nhượng bộ đối với
Trung quốc tại Nam Việt Nam, Tiến sĩ Kissinger đã đi đêm với Lê Đức Thọ, Cố vấn
Phái đoàn hòa đàm của Bắc Việt, và chấp nhận hầu hết các điều khoản của bản dự
thảo hiệp định Paris do Lê Đức Thọ soạn thảo.
Hoa Kỳ đã cưỡng bách Việt Nam
Cộng Hòa phải chấp thuận bản dự thảo hiệp định nầy. Để dẹp bỏ sự chống đối của
Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn văn Thiệu, Đại tướng Alexander Haig, Phụ tá
của Cố vấn Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Kissinger và Tổng Thống Richard Nixon đã
không ngần ngại đe dọa mạng sống của Tổng Thống một nước đồng minh. Hiệp định
Paris ký kết ngày 27-1-1973 là một bản án khai tử Việt Nam Cộng Hòa, một hiệp
định quốc tế được long trọng ký kết trước sự hiện diện của Tổng Thơ Ký Liên
Hiệp Quốc bởi 12 quốc gia trong đó có 5 nước thành viên thường trực của Hội Đồng
Bảo An để rồi bị xé bỏ ngay sau đó không một ai thương tiếc.
Tiếp theo việc ký
kết hiệp định Paris, Hoa Kỳ đã chấm dứt viện trợ quân sự và tất cả các khoản
viện trợ khác cho Việt Nam Cộng Hòa, cưỡng bách sự từ chức của Tổng Thống dân
cử Nguyễn văn Thiệu để thúc đẩy nhanh chóng sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa.
Sự thay đồi chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ đã giúp cho Hải quân Trung quốc tiến chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa ngày 19-1-1974 trước sự bàng quang vô cảm của Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ và ngầm cho phép cộng sản Bắc Việt xua 13 sư đoàn công khai vượt vĩ tuyến 17 bất chấp hiệp định quốc tế Geneve ký kết ngày 20-7-1954 để tràn ngập miền Nam.
Bắc Việt cộng sản đã chiến thắng trong
cuộc Chiến tranh Việt Nam nhưng đã vi phạm trắng trợn hai hiệp định Geneve và
Paris. Tuy nhiên, Liên hiệp quốc, Hoa Kỳ và các nước đã ký kết hai hiệp định
quốc tế nầy đều đồng tình làm ngơ trước sự vi phạm luật pháp quốc tế nầy. Nếu
Hoa Kỳ không chuyển giao miền Nam Việt Nam cho đế quốc cộng sản phương Đông và không
chấm dứt mọi viện trợ thì làm sao Bắc Việt cộng sản có thể thôn tính Việt Nam
Cộng Hòa?
Sau ngày 30 tháng tư năm 1975, kẻ chiến thắng đã thiết lập một chế độ cộng sản độc tài độc đảng ngự trị toàn cõi Việt Nam cho đến ngày nay. Dưới quyền lãnh đạo chuyên chế của Lê Duẫn, Việt Nam đã “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” để đem lại nghèo đói cho quảng đại quần chúng, đưa vô số người dân vào ngục tù và triệt tiêu tất cả quyền tự do căn bản của dân tộc Việt. Mô hình cai trị của miền Bắc xã hội chủ nghĩa lập tức áp đặt trên toàn thể lãnh thổ Việt Nam.
Cái giá phải trả cho sự thôn tính miền Nam là 10 tỷ Mỹ kim mua các võ khí nặng của Liên Xô và 300 tỷ Mỹ kim mua các phương tiện chiến tranh khác của Trung Cộng. Riêng đối với Trung Cộng, đảng Cộng sản Việt Nam đã phải trả nợ chiến tranh bằng lãnh thổ, quần đảo và biển Đông.
Tự hào đã chiến thắng đế quốc Mỹ năm 1975 sau khi đánh đuổi phát xít Nhựt năm 1945 và thực dân Pháp năm 1954, đảng Cộng sản Việt Nam đã công khai phơi bày lý lịch cộng sản của mình và tự nguyện làm tiền đồn tại Đông Nam Á của chủ nghĩa cộng sản quốc tế với tên nước rất hách dịch: Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Nhưng sau khi đế quốc cộng sản Liên Xô sụp đổ năm 1991, Cộng sản Việt Nam
đã khấu đầu thần phục đế quốc cộng sản Đại Hán, đồng thời khúm núm ngữa tay cầu
xin viện trợ của các cựu thù Hoa Kỳ, Nhựt bổn, Pháp, các nước Tây Âu và các
định chế tài chánh quốc tế.
Vì mưu cầu quyền lực và tích lủy tài sản riêng tư
khổng lồ của họ cho các đời con cháu, các lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đã
tình nguyện làm Thái thú cho Trung quốc và âm thầm sáp nhập dần dần toàn bộ lãnh
thổ và biển Đông của Việt Nam vào Trung quốc để biến thành một quận huyện của
Hán tộc theo yêu sách của Giang Trạch Dân tại hội nghị Thành Đô năm 1990.
Bản đồ đế quốc Mông Cổ trải dài từ Á sang Âu Châu từ 1206
-1294 suy tàn.
KẾT LUẬN
Trong 5 thời cơ kể trên, Hoa Kỳ đã tạo ra 3 thời cơ thuận lợi cho đảng Cộng sản Việt Nam khai thác để làm chủ đất nước Việt Nam và thiết lập tại Hà Nội một triều đình phong kiến có toàn quyền ban bố chức vị, vàng bạc và đất đai cho một thiểu số cán bộ, đảng viên cộng sản (3 triệu người) trong tổng số 90 triệu đồng bào trong nước. Trong cuộc nội chiến giữa người Việt Nam kéo dài 30 năm (1945-1975), đảng Cộng sản đã đạt thắng lợi cuối cùng nhờ bất chấp luật pháp quốc tế và có viện trợ hùng hậu của Trung quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, các lãnh tụ cộng sản cũng biết lợi dụng các thời cơ thuận lợi để cướp được chánh quyền trong cả nước.
Về mặt tâm linh, chính Thượng đế đã thiết lập mọi chánh quyền trên
quả đất nầy để giúp dân lành và diệt trừ hung bạo. (Roma 13:1-4). Nếu không
giúp dân lành mà lại sử dụng bọn xã hội đen gian ác, bất lương để cướp của,
giết người, đánh đập hà hiếp lương dân, chánh quyền đó chắc chắn sẽ bị diệt
vong vì không làm đúng nhiệm vụ do Thượng đế giao phó. Ngoài ra, Thượng đế cũng
đã phán rằng không có đế quốc nào không suy tàn (Daniel 2:24-49). Tự cổ chí
kim, các đế quốc hùng mạnh như đế quốc Assyria (Assyrian Empire), Babylon
(Babylonian Empire), Ba Tư (Persian Empire), La Mã (Roman Empire), Mông Cổ
(Mongolian Empire) , Thổ Nhĩ Kỳ (Ottoman Empire), Liên Xô (Soviet Empire) đã
lần lượt sụp đổ. Ngày tiêu vong của đế quốc cộng sản Hán tộc (Han Empire)
phương Bắc không còn xa. Chế độ cộng sản Việt Nam cũng sẽ cùng chung số phận
của quan thầy Bắc kinh.
Phạm Đình Hưng
Hình ảnh và bài đọc do nhóm Paltalk tổng hợp từ Nam California,
Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment