Saturday, June 16, 2012

Quan hệ Mỹ-Việt và chuyến đi Việt Nam của Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ

Quan hệ Mỹ-Việt và chuyến đi Việt Nam của Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trong cuộc họp báo tại Hà Nội, ngày 4/6/2012

  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

CỠ CHỮ

Hoài Hương-VOA

14.06.2012

Chuyến đi của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đến thăm Việt Nam mới đây là đề tài hàng đầu được truyền thông Việt Nam và quốc tế tường trình chi tiết trong suốt tuần qua. Báo chí và các bài viết trên mạng phân tích ý nghĩa của chuyến đi, đặc biệt là việc ông Panetta đến tham quan Vịnh Cam Ranh, nơi từng đặt căn cứ hải quân và không quân của Hoa Kỳ trong thời chiến tranh Việt Nam.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ Đài VOA, Giáo sư Carl Thayer, một nhà quan sát tình hình Việt Nam lâu năm, phân tích thành quả của chuyến đi thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, và các quan hệ giữa hai nước cựu thù, giờ đây chia chung một số quyền lợi liên quan tới Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục hiện đại hóa lực lượng hải quân và tăng cường khả năng quân sự trong khu vực.


VOA: Thưa Giáo sư, xin giáo sư nhận xét về chuyến công du Việt Nam của Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Leon Panetta và quan hệ nói chung giữa hai nước trong thời điểm này?  


Giáo sư Thayer: “Thẩm định của tôi là quan hệ Việt-Mỹ là một mối quan hệ đang dần dà thay đổi, tuy nhiên theo tôi, giới truyền thông Tây phương đã thổi phồng tốc độ phát triển của các quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt, đặc biệt họ không chú ý đúng mức tới các khía cạnh tế nhị của các quan hệ song phương.”


VOA: Nhưng người Việt Nam có ý muốn nói lên điều gì khi mời Bộ trưởng Panetta ghé thăm cảng Cam Ranh, từng là căn cứ quân sự của Mỹ trong thời chiến?  


Giáo sư Thayer: “Bằng cách cho phép ông Panetta đến thăm Vịnh Cam Ranh, rồi thì các quan chức Việt Nam bay ra hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, Việt Nam đã truyền đi một thông điệp mà không cần phải lên tiếng, đó là Hoa Kỳ có một vai trò chính đáng trong việc duy trì an ninh khu vực, một vai trò được Hà nội hoan nghênh và trân trọng. Người Việt Nam muốn nói rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực là điều có thể chấp nhận, khác với sự hiện diện của Trung Quốc. Tuy nhiên, khi để Bộ trưởng Panetta tới thăm Vịnh Cam Ranh, phía Việt Nam không đưa ra cam kết nào rằng họ sẽ cho phép các tàu chiến Mỹ lui tới cảng này. Điều đó khó có thể xảy ra. Điều đang xảy ra là người Mỹ vẫn gửi tàu bè của Bộ Tư Lệnh Hải vận Hoa Kỳ tới sửa chữa tại khu vực thương mại trong Vịnh Cam Ranh, và hoạt động này sẽ vẫn tiếp tục.”


VOA: Giáo sư nhận định ra sao về thực chất mối quan hệ Mỹ-Việt, liệu quan hệ hai bên thực sự có tiến bộ chưa và đã tiến tới đâu?


Giáo sư Thayer: “Vâng, nếu chúng ta đi ngược trở lại năm 2009, Việt Nam đã cho công bố bạch thư quốc phòng, trong đó có tuyên bố mà tôi đặt tên là “Tuyên bố 3 Không”: Thứ nhất, Việt Nam sẽ không lập ra một liên minh với một nước ngoài. Thứ hai, Việt Nam sẽ không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ, và thứ Ba, Việt Nam sẽ không lợi dụng các quan hệ của mình chống lại một nước thứ Ba. Tôi tin rằng đó vẫn là chính sách của Việt Nam, và đây là một vấn đề rất nhạy cảm đối với Hà nội. Chúng ta có thể đặt giả thuyết, một là Việt Nam đồng minh với Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ, đó là chuyện không thể xảy ra. Giả thuyết thứ hai, Việt Nam đồng minh với Hoa Kỳ chống Trung Quốc, cũng sẽ không có chuyện đó! Việt Nam đang duy trì một thế cân bằng rất tế nhị. Nên nhớ là trong năm qua, Hà nội đã cải thiện quan hệ quốc phòng với Trung Quốc, và cùng lúc cải thiện quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ, thế cho nên Hà nội đã có những bước hết sức là thận trọng.”


VOA: Thưa giáo sư, Hà Nội vẫn phải tiếp tục đi “hàng hai” như thế, ngay cả khi phải đối mặt với mối đe dọa do Trung Quốc đặt ra tại Biển Đông?


Giáo sư Thayer: “Đúng vậy! Thực ra có hai điều đáng nói về mối đe dọa từ Trung Quốc. Thứ nhất, quân đội Trung Quốc không đóng một vai trò nào trong bất cứ sự kiện nào đã xảy ra trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông của Việt Nam, Biển Tây của Philippines), nhất là trong vụ tranh chấp tại bãi cạn Scarborough với Philippines. Thứ hai, trong chuyến đi thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam sang Trung Quốc, hai bên đã đạt thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc giải quyết vấn đề trên biển, hai bên đã nới rộng hợp tác từ biên giới lãnh thổ cho tới cửa biển Vịnh Bắc Bộ, hai bên đã thực hiện 7 vụ diễn tập hỗn hợp, các hoạt động cứu nạn trên biển, và trao đổi các chuyến đi thăm bến cảng của nước kia.”


VOA: Xin Giáo sư một vài thí dụ cụ thể để so sánh quan hệ Việt-Trung với quan hệ Việt-Mỹ?


Giáo sư Thayer: “Về một số mặt nào đó, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc tiến xa hơn là so với quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ. Chẳng hạn, Việt Nam chưa gửi tàu tới thăm Hawaii hay đảo Guam, có thể vì khoảng cách quá xa và trước đây vượt quá khả năng của họ, nhưng bây giờ Việt Nam đã có tàu bè hiện đại để thực hiện cuộc hành trình đó. Hiện hai nước chưa diễn tập quân sự với nhau, thực ra là có nhưng chúng được mô tả một cách thận trọng là “hoạt động” (activities), để giảm thiểu tầm quan trọng của sự kiện và không làm phiền lòng Trung Quốc. Hơn nữa, có nhiều quan chức cao cấp Việt Nam sang thăm Trung Quốc hơn là so với số các quan chức Việt Nam đi thăm Washington. Vâng, Việt Nam đã mở đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng với cả Trung Quốc lẫn với Hoa Kỳ. Vâng, trả lời câu hỏi của cô lúc nãy thì đúng, Việt Nam đang duy trì một thế cân bằng rất tế nhị, rất thận trọng với cả hai bên.”


VOA: Thưa Giáo sư, giới truyền thông đề cập nhiều tới vấn đề MIA, các quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam, và việc hai vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Việt trao đổi kỷ vật của liệt sĩ hai bên, nhưng vấn đề này có liên hệ gì tới các quan hệ quốc phòng?


Giáo sư Thayer: “Từ lâu đây là một vấn đề có tính nhân đạo. Mặc dù MIA là một vấn đề Mỹ coi là quan trọng, nhưng không thể dựa vào vấn đề này để đánh giá quan hệ hợp tác quân sự giữa hai nước. Sự kiện Việt Nam mở cửa 3 khu vực trước đây bị giới hạn để tìm MIA là một dấu hiệu về sự cải thiện trong quan hệ chính trị giữa hai nước, nhưng không dính dáng gì tới quân sự.”


VOA: Thưa Giáo sư, trở lại với mục tiêu của chuyến đi thăm Việt Nam của Bộ trưởng Panetta, so với nghị trình làm việc của ông, ông Panetta có đạt được các mục tiêu đã đề ra cho chuyến đi này hay không?


Giáo sư Thayer: “Tôi nghĩ rằng bài diễn văn mà ông Panetta đọc ở Vịnh Cam Ranh có đề cập tới chiến lược mới của Hoa Kỳ và bằng cách nào các căn cứ như Vịnh Cam Ranh chẳng hạn có thể cung cấp các phương tiện như bến cảng chẳng hạn, sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược ấy. Ngoài ra ông cũng muốn tăng sức ép với Việt Nam, rằng có nhiều quốc gia khác trong khu vực như Singapore, Philippines, Australia đều đã cho phép Hoa Kỳ luân phiên sử dụng các cảng của họ hoặc ít nhất là ra vào các cảng này, và như thế ông tìm cách tăng áp lực với Việt Nam theo chiều hướng đó. Nói rõ ra là cả hai bên đều đặt ra những giới hạn, và tùy theo mức độ mà Việt Nam muốn được Hoa Kỳ bảo vệ về mặt an ninh, dù một cách gián tiếp, thì Hà nội phải đóng góp một cái gì đó để đưa lên bàn thương lượng. Thẩm định chung cuộc của tôi là quan hệ song phương Việt-Mỹ đang đạt tiến bộ, và hai nước đang dần dà đạt được tiến bộ, song ý kiến cho rằng Hoa Kỳ nay mai sẽ đặt một căn cứ quân sự ở Việt Nam hoặc đưa tàu chiến vào Việt Nam, tôi cho là quá hấp tấp.”


Câu chuyện Việt Nam’ do Hoài Hương phụ trách đến đây đã kết thúc, mời quý vị đón nghe chương trình này, được phát thanh vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy mỗi tuần. Quý vị có thể bình luận về đề tài hôm nay, đọc các tin tức mới nhất, xem các phóng sự video, bình luận, và trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com hoặc trên các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 plus. Hoài Hương xin cám ơn sự theo dõi của quý thính giả và xin hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.



http://www.voatiengviet.com/content/quan-he-my-viet-va-chuyen-di-vietnam-cua-bo-truong-quoc-phong-my/1211201.html

Josephine Cẩm Vân: Nữ bác sĩ - Thiếu tá hải quân phi hành Hoa Kỳ

Josephine Cẩm Vân: Nữ bác sĩ - Thiếu tá hải quân phi hành Hoa Kỳ

Bác sĩ quân y phi hành - Thiếu tá hải quân Hoa Kỳ Josephine Nguyễn Cẩm Vân trong một chuyến đi Việt Nam giúp bệnh nhân nghèo

  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

CỠ CHỮ

Trà Mi-VOA

15.06.2012


Một cô gái trẻ Việt Nam vừa là bác sĩ vừa là thiếu tá hải quân Hoa Kỳ. Đó là câu chuyện thành công của bác sĩ-thiếu tá quân y phi hành Josephine Nguyễn Cẩm Vân mà Tạp chí Thanh Niên có dịp giới thiệu với quý vị trong chương trình hôm nay.
 
Thiếu tá Cẩm Vân: Cả hai chị em tôi đều vào Học viện Hải quân Mỹ và tốt nghiệp năm 1999. Chúng tôi tham gia quân đội vì ảnh hưởng từ cha mình. Ông từng phục vụ hải quân của miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Cha tôi thường nói về tình yêu và sự cống hiến cho đất nước. Vì thế, chị em tôi quyết định tham gia quân đội Mỹ để phục vụ đất nước đã cưu mang và cho mình cơ hội phát triển. 
 
Trà Mi:
Chị có thể cho biết đôi chút về công việc của chị hiện nay?
 
Thiếu tá Cẩm Vân
: Tôi đang khám chữa bệnh tại Trung tâm quân y Walter Reed, bệnh viện tại bang Maryland này chuyên phục vụ các quân nhân trong quân đội và hải quân Mỹ. Ngoài ra, tôi còn chịu trách nhiệm tuyển dụng các sinh viên gia nhập hải quân. Tôi cũng nằm trong ban xét duyệt cấp học bổng cho các sinh viên muốn theo học y khoa, rồi sau khi ra trường, họ sẽ làm việc cho hải quân trong 4 năm. Tôi đi nhiều nơi trên nước Mỹ thuyết trình với sinh viên để chia sẻ kinh nghiệm trong hải quân. Tôi hoàn tất thời gian làm bác sĩ nội trú tại đại học Pensylvania chuyên khoa da liễu vào năm 2010. Sau đó tôi được lệnh tới trung tâm Walter Reed công tác. 
 
Trà Mi:
Trước đó, công việc của chị thế nào? Là một thiếu tá hải quân phi hành chắc chị thường xuyên công tác xa nhà?
 
Thiếu tá Cẩm Vân:
Sau khi tốt nghiệp Học viện Hải quân, tôi vào trường y Stanford ở California trong 4 năm. Hoàn thành thời gian thực tập, tôi vào trường bay ở Florida. Thời gian học bay đối với bác sĩ quân y là nửa năm. Sau đó tôi sang Nhật, làm y sĩ phi hành khoảng 2 năm.
 
Trà Mi:
Một cô gái Việt Nam tham gia quân đội chắc chắn có nhiều khó khăn, thử thách. Chị có thể sơ lược một vài khó khăn mà chị cảm thấy lớn nhất đối với chị trên con đường binh nghiệp?
 

Thiếu tá Cẩm Vân:
Bước vào Học viện Hải quân, tôi phải rời ba mẹ, không còn được cha mẹ bên cạnh chăm sóc như trước, phải tự lập hoàn toàn và học cách trở thành một người lãnh đạo. Thêm vào đó là những yêu cầu về thể chất và những kỷ luật nghiêm ngặt của quân trường. Đó là những cái tôi sợ nhất lúc đó, nhưng giờ đây nhìn lại, tôi hiểu rằng để trưởng thành, người trẻ cần phải bước ra khỏi vành đai an toàn của riêng mình. Bốn năm ở Học viên Hải quân là những năm gian khó nhất đối với tôi. Tôi chỉ tập trung vào đèn sách và học tập nền giáo dục của quân đội. Để thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ, tôi phải nỗ lực từng ngày. Và tôi gặt hái được thành quả khi tôi tốt nghiệp với thứ hạng á khoa. Đối với tôi, thử thách lớn nhất là học cách trở thành một người lãnh đạo từ chính những giá trị của mình. Giờ đây tôi vui mừng vì đạt được vị trí hôm nay để với những giá trị Á Châu mà tôi thừa kế tôi có thể cống hiến trong lĩnh vực y khoa lẫn trong vị trí lãnh đạo ở hải quân.

Trà Mi:
Theo chị, tinh thần lãnh đạo có ý nghĩa thế nào đối với nữ giới nói riêng, cũng như đối với tuổi trẻ, nói chung.
 

Thiếu tá Cẩm Vân
: Người có tinh thần lãnh đạo là người luôn đặt người khác lên trước bản thân mình, luôn sẵn sàng làm việc nhiều nhất và không bao giờ vụ lợi cá nhân. Khi tôi tốt nghiệp trường y Stanford và Học viện Hải quân, nhiều người cho rằng chắc là tôi hạnh phúc và hãnh diện lắm. Mặc dù bên ngoài tôi nói là tôi rất phấn khích, nhưng trong lòng tôi không vui lắm. Nhiều năm qua tôi đã suy nghĩ về điều này và lý do mà tôi không vui là vì tôi đã quá tập trung vào công việc của riêng mình để được vào những trường danh tiếng, ra trường hạng cao, và trở thành một bác sĩ. Nhưng giờ đây, trong cương vị một bác sĩ, tôi hướng sự tập trung của mình vào bệnh nhân, vào những người xung quanh tôi. Đó mới chính là thành tựu làm tôi hài lòng nhất. Trách nhiệm mới của tôi trong Hải quân là tuyển dụng sinh viên gia nhập vào hải quân và trở thành các bác sĩ quân y. Tôi đặc biệt chú ý tới những sinh viên gốc Á, đặc biệt là người Việt Nam. Các giá trị của người Việt dạy tôi về truyền thống gia đình, tinh thần làm việc chăm chỉ, và biết nghĩ đến người khác. Các giá trị của người Mỹ dạy tôi phải vươn ra ngoài vành đai an toàn của mình, đặt mình vào những tình huống khó khăn, và phát triển thành một người lãnh đạo. Đó là những điều tôi muốn chia sẻ với các bạn thanh niên để các bạn trở thành những nhà lãnh đạo, thành công trong các lĩnh vực mà các bạn đam mê.
 
Trà Mi:
Giờ đây nhìn lại chặng đường đã trải qua, điều gì chị hài lòng nhất và điều gì chị cảm thấy chưa thật sự hài lòng?
 

Thiếu tá Cẩm Vân:
Bây giờ là lúc tôi cảm thấy mình hạnh phúc nhất vì tôi không còn tập trung vào bản thân mình hay những gì mình mong muốn cho bản thân nữa mà vào những người xung quanh và giúp đỡ họ.
 
Trà Mi: Chị có về Việt Nam 3 lần, trong những chuyến đi đó chị đi với tư cách cá nhân hay với tổ chức? Các chuyến đi kéo dài bao lâu và chị đã làm được những gì tại Việt Nam?
 
Thiếu tá Cẩm Vân:
Một chuyến tôi đi với Project Vietnam, một tổ chức được nhiều người biết đến ở bang California hằng năm về Việt Nam khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Hai lần khác tôi đi cùng bạn bè. Chúng tôi đã tự mua các thiết bị y tế mang về giúp một số làng quê nhỏ bé ở miền Nam Việt Nam. Từ những chuyến đi này, tôi học được bài học rằng chúng ta không nên than phiền mà hãy sống và giúp đỡ người khác hết lòng. Tôi muốn nói với các bạn trẻ rằng các bạn đừng than phiền, mà ngược lại, hãy chấp nhận những khó khăn và học hỏi từ đó. Hãy luôn mỉm cười và giữ thái độ lạc quan. Khó khăn sẽ giúp chúng ta trưởng thành và trở thành những thành viên đóng góp hữu ích cho xã hội.
 
Trà Mi
: Trong tương lai, chị có dự định trở lại Việt Nam?
 

Thiếu tá Cẩm Vân:
Vâng, mùa hè năm nay, tàu bệnh viện của hải quân Mỹ USS Mercy sẽ thực hiện chuyến đi nhân đạo 3 tháng tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương bắt đầu từ tháng 7. Chúng tôi sẽ ghé Việt Nam 2 tuần trong chuyến đi này. Tôi tham gia với tư cách là một bác sĩ quân y Hoa Kỳ trong đoàn khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.
 
Trà Mi:
Bài học lớn nhất từ tất cả những kinh nghiệm chị đã trải qua tại quân trường với hải quân và trong ngành y là gì?
 
Thiếu tá Cẩm Vân
: Có rất nhiều điều tôi học được trong những năm qua và thời gian gần đây tôi đọc rất nhiều sách về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tới được Hoa Kỳ là cơ hội tốt nhất mà tôi và gia đình tôi có được. Vì vậy, tôi muốn đóng góp lại cho nước Mỹ bằng cách tham gia vào các vấn đề đối ngoại, ứng dụng các giá trị Á Châu và kinh nghiệm có được trong quân đội Mỹ để giúp cải thiện các mối quan hệ giữa Mỹ với các nước.
 
Trà Mi
: Trên chặng đường thành công, chị ứng dụng các giá trị của người Việt Nam và các giá trị của một người Mỹ bao nhiêu phần trăm?
Chị bị ảnh hưởng nhiều bởi những giá trị Việt Nam truyền thống hay bởi những giá trị của nước Mỹ nhiều hơn?

 
Thiếu tá Cẩm Vân
: Ai hỏi tôi rằng tôi là người Việt hay người Mỹ, tôi sẽ trả lời tôi là cả hai. Tôi thấy người Việt là người tử tế nhất. Tôi học được cách giao tế, tương tác với mọi người từ việc tiếp xúc với những người Việt quanh mình. Sinh trưởng ở Mỹ cho tôi những cơ hội mà ở Việt Nam không có được. Cả hai yếu tố này tạo nên con người tôi ngày nay và tôi biết ơn cả hai.
 
Trà Mi
: Chị quyến luyến, gần gũi với nguồn gốc và quê hương của mình, nếu có thể góp phần cho quê hương của mình, chị sẽ làm gì?
 
Thiếu tá Cẩm Vân
: Câu hỏi này cũng là điều tôi suy nghĩ hằng ngày. Tôi muốn khuyến khích các bạn trẻ Việt Nam đừng tập trung vào bản thân mình mà hãy nghĩ về những người xung quanh. Thành tựu lớn nhất trong đời sống là sự phục vụ người khác. Mục tiêu của tôi trong tương lai là tiếp tục về Việt Nam cho dù là trong sứ mạng nhân đạo với hải quân. Đó là điều tôi rất đam mê và hy vọng sẽ tiếp tục.
 
Trà Mi: Cảm ơn chị rất nhiều về thời gian dành cho cuộc trao đổi này. Xin chúc chị nhiều thành công trong sự nghiệp và trong những chuyến đi nhân đạo về Việt Nam.
 
Tạp chí Thanh Niên vừa gửi đến quý vị câu chuyện thành công của một cô gái trẻ Việt Nam, bác sĩ quân y phi hành-thiếu tá hải quân Josephine Nguyễn Cẩm Vân, hiện đang công tác tại Trung tâm quân y Walter Reed, tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ. Để nghe lại câu chuyện này cùng nhiều gương thành công khác của giới trẻ Việt Nam, mời quý vị vào trang nhà voatiengviet.com.
 
Tạp chí Thanh Niên chia tay với quý vị và các bạn tại đây và hẹn tái ngộ cùng quý vị trong một câu chuyện mới vào giờ này, tuần sau.


http://www.voatiengviet.com/content/josephine-nguyen-cam-van-nu-bac-si-thieu-ta-hai-quan-phi-hanh-hoa-ky/1211580.html

TQ xin lỗi người bị ép phá thai

TQ xin lỗi người bị ép phá thai

Cập nhật: 07:24 GMT - thứ sáu, 15 tháng 6, 2012


Mở bằng chương trình nghe nhìn khác


Giới chức một thành phố ở Trung Quốc đã xin lỗi một phụ nữ bị cưỡng bức phá thai, và cách chức ba quan chức chịu trách nhiệm, truyền thông Trung Quốc cho hay.

Động thái này diễn ra sau khi các bức ảnh một thai nhi đã chết nằm cạnh người mẹ xuất hiện gây sốc cho cộng đồng mạng.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Phùng Kiến Mai, 27 tuổi, bị ép phá thai ở tỉnh Thiểm Tây khi đang mang thai ở tháng thứ bảy, giới chức điạ phương cho biết sau khi đã điều tra.

Pháp luật Trung Quốc nghiêm cấm nạo phá thai quá sáu tháng.

Chính quyền thành phố An Khang cho biết sau khi có kết quả điều tra ban đầu, họ đã quyết định đình chỉ chức vụ ba quan chức ở huyện Trấn Bình.

Họ cũng yêu cầu giới chức địa phương xem xét lại toàn diện chương trình kế hoạch hóa gia đình, hãng tin Tân Hoa Xã cho biết.

Vào tối thứ Năm 14/6, chính quyền thành phố An Khang đã xin lỗi bà Phùng và gia đình, truyền thông Trung Quốc đưa tin.

Bà Phùng "bị buộc phải chấm dứt thai kỳ” tại một bệnh viện ở Trấn Bình hôm 2/6, theo Tân Hoa Xã.

Các quan chức Trấn Bình cho rằng bà Phùng đồng ý phá thai vì không được phép sinh con thứ hai theo luật định. Bà đã có một con gái sinh năm 2007.

Tuy nhiên các nhà hoạt động nhân quyền lại nói rằng bà bị cưỡng bức phá thai vì không có tiền nộp phạt cho việc sinh con thứ hai.

'Bạo lực hàng ngày'

Các tổ chức nhân quyền cho biết chính sách một con hà khắc của Trung Quốc có nghĩa là phụ nữ bị cưỡng bức nạo phá thai - điều mà Bắc Kinh phủ nhận.

"Câu chuyện của bà Phùng đã chứng tỏ chính sách một con đã làm cho các phụ nữ phải gánh chịu bạo lực hàng ngày như thế nào."

Sài Linh, nhà hoạt động thuộc tổ chức All Girls Allowed

"Câu chuyện của bà Phùng đã chứng tỏ chính sách một con đã làm cho các phụ nữ phải gánh chịu bạo lực hàng ngày như thế nào," ông Sài Linh, một nhà hoạt động thuộc tổ chức All Girls Allowed có trụ sở tại Mỹ, nói.

Tổ chức này cho biết sau khi vụ việc xảy ra họ đã nói chuyện với bà Phùng và chồng bà, ông Đặng Cát Nguyên.

Ông Đặng cho biết vợ ông đã bị cưỡng bức đưa đến bệnh viện và bị khống chế trước khi phẫu thuật.

Phóng viên BBC ở Thượng Hải Jon Sudworth nói rằng những cáo buộc như thế này không có gì mới ở Trung Quốc, nhưng vụ việc của bà Phùng khác biệt ở chỗ bức ảnh một người phụ nữ nằm cạnh xác thai nhi được lan truyền rộng rãi trên mạng.

Truyền thông Trung Quốc cho biết bà Phùng đã bị khủng hoảng tinh thần trước những gì đã xảy ra.

Bức ảnh đã thổi bùng làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng mạng.

Hãng AFP dẫn lời một độc giả trên trang tin tức netease.com nói rằng: "Đây là những gì mà họ kể là hành động bọn quỷ Nhật và bọn Đức Quốc xã. Nhưng điều này đang xảy ra trên thực tế và chắc chắn đây không phải là trường hợp duy nhất... Họ [các quan chức có trách nhiệm] phải bị xử tử".

Nhà hoạt động khiếm thị Trần Quang Thành, người gần như bị quản chế tại gia vì vận động chống lại nạn cưỡng bức phá thai ở Trung Quốc, đã bỏ chạy sang Mỹ vào tháng trước.

 

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/06/120615_china_abortion_apology.shtml

 

(Great) China forced abortion photo sparks outrage


BBC News

A photo showing a foetus whose mother was forced to have an abortion has shocked China web users.

Feng Jiamei
, from Shaanxi province, was made to undergo the procedure in the seventh month of pregnancy, local officials said after investigating.
Ms Feng was forced into the abortion as she could not pay the fine for having a second child, US-based activists said.
Rights groups say China's one-child policy has meant women being coerced into abortions, which Beijing denies.
"Feng Jianmei's story demonstrates how the One-Child Policy continues to sanction violence against women every day," said Chai Ling of the US-based activist group All Girls Allowed.
The group says it spoke to Ms Feng and her husband Deng Jiyuan after the incident.
Mr Deng said his wife had been forcibly taken to hospital and restrained before the procedure.
The BBC's Jon Sudworth in Shanghai says such allegations are nothing new in China, but what has made this one different is a widely circulated photo of the woman lying next to the baby's corpse.
Media reports from China says Ms Feng has been traumatised by what has happened.
Chinese law clearly prohibits abortions beyond six months.


'Harmed image of family planning' 

Unnamed local officials in Zhenping county -- where the incident took place -- denied forcing Ms Feng to have the abortion, local media reports say.
But a preliminary investigation by the Shaanxi Provincial Population and Family Planning Commission confirmed the forced abortion had taken place.
Without naming Ms Feng, it said in a statement that the woman had been seven months pregnant.
"Such practice has seriously violated the relevant policies set by national and provincial family planning commissions, which harmed the image of our family planning work, and caused extremely poor effects in society," said the statement.
"Based on the findings, we have requested the local government to punish the relevant officers according to law," it said.
Internet users expressed outrage.
"This is what they say the Japanese devils and Nazis did. But it's happening in reality and it is by no means the only case... They [the officials] should be executed," one reader on news website netease.com said, according to the AFP news agency.
Activist Chen Guangcheng, who was put under virtual house arrest for campaigning against forced abortions, fled China to the US last month.



Aung San Suu Kyi : Từ tù nhân can đảm trở thành dân biểu Quốc hội

MIẾN ĐIỆN - Bài đăng : Thứ bảy 16 Tháng Sáu 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 16 Tháng Sáu 2012

Aung San Suu Kyi : Từ tù nhân can đảm trở thành dân biểu Quốc hội

Aung San Suu Kyi bên cạnh thủ tướng Jens Stoltenberg và quốc vương Na Uy Haraldduring (phải) tại Oslo 15/06/ 2012  (AFP)

Aung San Suu Kyi bên cạnh thủ tướng Jens Stoltenberg và quốc vương Na Uy Haraldduring (phải) tại Oslo 15/06/ 2012 (AFP)

Thanh Phương  RFI

Có người đã so sánh bà Aung San Suu Kyi với Nelson Mandela, lên cầm quyền ở Nam Phi sau 27 năm ngục tù. Trong 24 năm đấu tranh dân chủ, bà đã bị giam cầm hoặc quản thúc tại gia tổng cộng 15 năm. Nhưng dù bị tù đày hay là công dân tự do, Giải Nobel Hòa bình 1991 vẫn không thay đổi : không hề sợ hãi trước bạo quyền, không nuôi hận thù với kẻ thù cũ.

Thời thế tạo anh hùng. Vào năm 1988, lúc đó đang sống với chồng con ở Anh quốc, bà Aung San Suu Kyi đã trở về Miến Điện để thăm mẹ đang lâm bệnh nặng. Nhưng người con gái của vị anh hùng dân tộc Miến Điện Aung San đã hy sinh hạnh phúc gia đình, ở lại sát cánh với đồng bào, khi cuộc nổi dậy của quần chúng bị dìm trong biển máu. 

Tháng 9/1988, Aung San Suu Kyi và một số người khác đứng ra thành lập Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ. Chỉ vài tháng sau, bà đã bị quản thúc tại gia lần đầu tiên năm 1990. Mặc dù lãnh đạo bị giam cầm, Liên đoàn quốc gia vì Dân chủ đã giành thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử Quốc hội năm đó. Nhưng tập đoàn quân phiệt cầm quyền đã không công nhận kết quả này. 

Ngay từ năm 1991, thế giới đã tuyên dương cuộc đấu tranh cho dân chủ của bà Aung San Suu Kyi qua việc trao tặng Giải Nobel Hòa bình, mà các con trai và chồng của bà phải đến Oslo nhận thay, vì bà đang bị quản thúc tại gia. Khi chồng qua đời vì bệnh ung thư năm 1999 ở Anh quốc, Aung San Suu Kyi đã quyết định vẫn ở Miến Điện, vì sợ rằng một khi rời khỏi nước, bà sẽ không được quay trở về. 

Đúng 21 năm sau, lãnh đạo đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi, mà vài ngày nữa sẽ mừng sinh nhật 67 tuổi, mới đến được thủ đô Na Uy để đọc bài diễn văn nhận giải Nobel, nhờ tình hình Miến Điện nay đã thay đổi rất nhiều. Chính quyền « dân sự », thay thế tập đoàn quân phiệt bị giải tán, đã tiến hành nhiều cải cách theo hướng dân chủ hóa. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ trở thành đảng đối lập hàng đầu ở Quốc hội và bà Aung San Suu Kyi đắc cử dân biểu, được tự do đi lại. 

Thật ra, như nhận định của đại sứ Úc tại Rangun, ông Trevor Wilson, vai trò mới của bà Aung San Suu Kyi trên sân khấu chính trị Miến Điện vẫn chưa được định hình rõ ràng. Nhưng trong cuộc tranh cử vừa qua, mỗi khi nhà đối lập Miến Điện đến đâu, bà đều được đông đảo dân chúng đón tiếp cuồng nhiệt, cho thấy họ đặt rất nhiều hy vọng vào bà. 

Uy tín của bà Aung San Suu Kyi ở nước ngoài cũng vẫn không suy giảm, thể hiện qua chuyến xuất ngoại đầu tiên từ năm 1988 tại Thái Lan cách đây khoảng hơn 2 tuần lễ, cũng như qua chuyến công du châu Âu lần này. Khi đến thăm Quốc hội Thụy Sĩ hôm qua, bà đã được các dân biểu đứng dậy vỗ tay chào mừng, thể hiện sự kính nễ đặc biệt đối với vị khách này. 

Cách đây 21 năm, tại Oslo, con trai trưởng của Aung San Suu Kyi, Alexander, trong một bài diễn văn gây xúc động cho toàn thể cử tọa, đã nói : « Tôi biết rằng, nếu hôm nay được tự do, mẹ tôi sẽ xin quý vị cầu nguyện cho những kẻ áp bức và những kẻ bị áp bức từ bỏ vũ khí để đoàn kết xây dựng một quốc gia dựa trên lòng nhân ái, trong tinh thần hòa bình ». 

Quả thật là bà Aung San Suu Kyi dù trong những ngày tháng đen tối nhất, vẫn tin tưởng là một ngày nào đó, dân chủ sẽ đến với Miến Điện, cho nên bà đã không hề sợ hãi. Đúng là một tấm gương cho các nhà đấu tranh cho dân chủ và dân quyền toàn thế giới. Với chủ trương đấu tranh bất bạo động giống như Gandhi, Aung San Suu Kyi cũng đã biết tỏ ra khoan dung với những người đã từng đày ải bà, gác bỏ hận thù để cùng với các cựu tướng lãnh đưa Miến Điện đi theo con đường hòa giải dân tộc, yếu tố cần thiết để xây dựng dân chủ và phát triển kinh tế Miến Điện. 

Nhưng rất sáng suốt, Aung San Suu Kyi cũng thường khuyên mọi người là đừng nên lạc quan quá mức về tương lai của Miến Điện. Trong cuộc họp báo chung với thủ tướng Na Uy tại Oslo hôm qua, Giải Nobel Hòa bình 1991 đã nhấn mạnh : « Chúng tôi hãy còn xa mới đến được mục tiêu. Con đường này sẽ không đơn giản, dễ dàng, mà sẽ rất cam go và đầy trở ngại ». 

Dầu sao, đối với ông Geir Lundestad, thư ký điều hành Ủy ban Nobel, việc bà Aung San Suu Kyi đến được Oslo là cả một « bài học lạc quan ». Ông tuyên bố : « Điều đó cho thấy là về lâu dài, không ai có thể cầm quyền trái với ý nguyện của nhân dân ».

 

CHỆT CỘNG ĐÃ TRÀN NGẬP QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM YÊU DẤU, MẾN THƯƠNG NGHÌN ĐỜI

TỐI KHẨN, BÁO ĐỘNG ĐO?: CHỆT CỘNG ĐÃ TRÀN NGẬP QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM YÊU DẤU, MẾN THƯƠNG NGHÌN ĐỜI

 

 

16chuvangKhông còn nghi ngờ gì nữa! Quê Hương đã tràn ngập bóng CHỆT CỘNG. Giặc ngoại xâm đang âm thầm tràn vào bờ cõi từ mọi ngả của biên cương. Hàng ngàn CHỆT CỘNG đội lốt công nhân đã và đang tràn ngập đất cảng Hải Phòng. Rừng núi Tây Nguyên vô số quân binh CHỆT CỘNG đội lốt công nhân đã triển khai trận thế, chiếm ngự tất cả các nơi trọng yếu, những ngọn đồi là vọng gác có tầm nhìn hun hút ngàn xa. Những nơi này nhân dân VN và cả tập đoàn Ba Đình hoàn toàn bất khả xâm phạm. Có điều chúng chưa công khai treo bảng "Khu quân sự cấm chụp hình" nữa mà thôi. Chiến lũy Tây Nguyên giặc đã hình thành hơn mấy năm qua.

Biển Đông thì hiện tại CHỆT CỘNG xem như ao nhà. Hơn 3000 km bờ biển dọc dài đất nước VN không một nơi nào là không có dấu vết của CHỆT CỘNG. Cảng Cam Ranh xem như yếu huyệt, vịnh Vũng Rô là mạn sườn của cơ thể VN thế mà cả 10 năm qua những cặp mắt cú vọ của CHỆT CỘNG Bắc triều đã xâm nhập. Đứng trên những chiếc nhà bè nuôi hải sản phóng tầm quay của chiếc camera hiểm ác phân tích từng mạch máu sinh tử của một vùng trọng yếu mà các đại cường trên thế giới như Mỹ, Nga cũng phải quan tâm. 

 

Nhìn lại lịch sử chiến tranh thế giới lần thứ II, Nhật chỉ cài đặt một điệp viên xâm nhập Hawaii trong thời gian 6 tháng. Thế mà mọi chi tiết của Trân Châu Cảng đều không qua khỏi tầm mắt của điệp viên này. Như chúng ta đã biết Trân Châu Cảng ở Hawaii - Mỹ xem như là một hạm đội mà hải quân của các nước hùng mạnh trên thế giới đều bất khả năng địch. Kết cuộc người Nhật đã làm gì với Trân Châu Cảng thì ai cũng rõ. Chỉ một điệp viên và trong thời gian sáu tháng với điều kiện vô cùng khó khăn, nghiêm ngặt đã làm Trân Châu Cảng chìm trong biển lửa. Đằng này cả mười năm CHỆT CỘNG đã cài đặt ở tất cả các vùng trọng yếu của VN mà không một ai gây khó khăn cản trở. Ngược lại còn được sự hổ trợ, tạo điều kiện thuận lợi từ phía chủ nhà. Một điều hiếm thấy! 

 

Hãy nghe nhà lước VC... lói:. 

Ông Nguyễn Đại Nghĩa phó chánh văn phòng sở lao động HP khi được hỏi vì sao VN cho phép hàng ngàn lao động phổ thông CHỆT CỘNG vào VN làm những việc như đào đất, phụ hồ quét dọn... mà những việc này lao động VN không được sử dụng trong lúc nạn thất nghiệp tràn lan? Ông Nghĩa trả lời "Ta phải đáp ứng nhu cầu nhà thầu, vì chủ trương TP là luôn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nên phải tạo điều kiện cho người ta. "Trong lúc các nhà thầu CHỆT CỘNG nêu lý do không sử dụng lao động VN là vì "Tình trạng mất cắp thường xảy ra." 

 

Ở đây ta nói rõ ra rằng chẳng có một chủ thầu nào cả mà là những tên chỉ huy của các đơn vị quân sự mà quân xâm lược chiếm đóng với lực lượng mỗi đơn vị được tính bằng con số ngàn (công nhân trá hình). 

 

CHỆT CỘNG không bao giờ cho phép một người VN nào cho dù là một công nhân lao động bình thường bén mảng vào căn cứ của chúng vì sợ lộ bí mật, và chúng ngạo nghễ sỉ nhục dân ta, nại cớ để không dùng lao động VN vì "công nhân VN vào ăn trộm". 

 

Hết 90% dự án EPC trên cả nước là CHỆT CỘNG thực hiện. Đảng CSVN rõ ràng đã nhận chiếu chỉ từ thiên triều nên đã tạo mọi điều kiện ắt có và đủ để cho CHỆT CỘNG thắng tất cả các gói thầu EPC, trong đó có một số chỉ định thầu mà không qua đấu thầu. Gọi là 90% chứ thật tế là hết thảy, chỉ còn lại một vài dự án nhỏ không đáng kể, bỏ ra cho có gọi là... Số lượng các gói thầu của 90% dự án EPC là bao nhiêu và tương ứng là bao nhiêu quân số (công nhân trá hình)?. Từ Nam chí Bắc không một địa phương nào là không có các gói thầu kể trên. Vậy rõ ràng CHỆT CỘNG đã ngập cả rừng núi, ruộng đồng, biển đảo, thành phố VN rồi. 

 

Không còn nghi ngờ gì nữa! Đảng CSVN đã ngang nhiên mở rộng cửa cho giặc vào tràn ngập quê hương. Chắc là thiên triều dạy cho CSVN bài học "Ngô tam quế" Minh triều mở cửa "Sơn hải quan" cho quân Mãn Thanh tràn vào chiếm Trung Nguyên để rồi được phong Vương! 

Không còn nghi ngờ gì nữa! Lãnh đạo đảng CSVN đã cúi đầu quỳ mọp xin nhận ấn chư hầu, tự nguyện thần phục bá quyền phương Bắc. Tự xưng là đỉnh cao trí tuệ sao không nghe lời khẳng khái của tướng quân Trần Bình Trọng? Làm đầy tớ của nhân dân sao không đọc hịch Cần Vương? Tự hào là lập nên chiến công thần thánh sao không nhìn Bạch Đằng giang nhuộm đỏ cùng tiếng hò reo của đoàn quân bách thắng Nguyễn Huệ chôn thây giặc ở gò Đống Đa!? 

 

Từ ải Nam Quan địa đầu phía bắc nước ta, giặc đã đi sâu vào lập làng mạc đắp xây thành lũy. Biển Đông dậy sóng với tầm quét của lưỡi bò. Dọc dài bờ biển chúng đã cài người mọc rễ. Mái nhà Tây nguyên đã trở thành pháo đài CHỆT CỘNG ném tầm nhìn kiểm soát cả Đông Dương. Còn lại da thịt ruột gan đồng bằng trên bộ, thành phố là những dự án, công trình của 90% gói thầu TQ mở đường cho "kẻ lạ" ngập tràn. Tình thế hiểm nguy sống còn của đất nước đã đến hồi cấp bách! Giờ "G" của bá quyền phương Bắc chắc sẽ không xa...

Ngày xưa khi chống giặc ngoại xâm thì đồng lòng quân dân cá nước, Vua-Tôi trên dưới nhất tề nên mới có Hội nghị Diên Hồng hay Bình Ngô Đại cáo. Thế giặc tuy mạnh nhưng lòng dân sức quân như thế nước vỡ bờ. Vua anh minh, tướng sĩ một lòng cứu nước. Chính vì vậy mà bao phen sông núi ngập chìm nhưng rồi giặc cũng bị phá tan. 

Nghĩ lại ngày nay, lòng dân thì ly tán bởi một đảng và nhà nước hèn với giặc mà ác với dân. Kẻ yêu nước có hào khí liệt oanh thì bị giam cầm nơi ngục tù khám lạnh. Bộ đội, công an thay vì đánh giặc chống ngoại xâm giữ nước thì ngược lại theo lệnh đảng và tư bản đỏ trấn áp dân lành. Lãnh đạo thì đi đêm, hèn nhát trước âm mưu bành trướng của bá quyền phương bắc. 

 

Tình thế đất nước như ngàn cân treo sợi tóc. Hỡi các chí sĩ hãy đứng lên lãnh đạo nhân dân, vạch ra con đường để khai thông tử lộ. Hãy cùng với nhân dân tạo nên lớp lớp những ngọn sóng đào cuồng cuộn nổi lên để nhấn chìm "tàu lạ". Hãy cùng nhau dấn thân, thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, gầy lại hào khí Diên Hồng để cứu nguy Tổ quốc, dựng xây nghiệp lớn, tạo lại cơ đồ. 

 

Không còn chần chừ gì nữa. Thế giặc ngoài lẫn trong đã quá rõ ràng. Chúng ta không thể mãi ngủ mê để chờ ngày hạ huyệt!

 

David Thiên Ngọc

Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link