Saturday, February 25, 2017

Từ Việt Cộng Dựng Tượng Hồ Chí Minh ở Hải Ngoại, Đến Trung Cộng Cưởng Chiếm Biển Đông

Nỗi Lo Mất Gốc :
Từ Việt Cộng Dựng Tượng Hồ Chí Minh ở Hải Ngoại, Đến Trung Cộng Cưởng Chiếm Biển Đông
Mánh Mung hay Côn Đồ ? Không ! Lợi Dụng « Kẽ Hở » Của người Ngay.
TS.Phan Văn Song

 
Bẳng đi một thời gian khá lâu, sau những thất bại làm « đánh bóng, đánh xi » hình ảnh Hồ Chí Minh ở Pháp, năm ngoái Việt Cộng lại ngoan cố muốn dựng lại tượng tên già mất nết ở một xứ cựu cộng sản : ở Đông Đức, tưởng rằng dân bản xứ dễ bị đánh lận con đen, bỏ qua chuyện cũ. Nhưng may qua, vẫn còn tinh thần của người Đức bản xứ, đầy kinh ngiệm sống với chế độ cộng sản, may quá còn cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản đầy cảnh giác nên việc dựng tượng ở Moritzburg bất thành. Cuối năm ngoái, 2016, lại bổn cũ lập lại, kỳ nầy ở một công viên nằm cạnh Giòng Sông Xanh thơ mộng của thành phố lãng mạn Vienne - Wien, thủ đô nước Áo, quê hương gia đình nhạc sĩ Strauss với những vũ điệu Valse de Vienne nhịp ba đầy thơ mộng. Một lần nữa, những cộng đồng tây phương của các quốc gia cựu cộng sản, cựu nạn nhơn cộng sản cùng cồng đồng người Việt hải ngoại ở Tây Âu đồng loạt, viết kháng thư đến nhũng nhà cầm quyền và lãnh đạo thành phố. Mong rằng, hữu hiệu ! Và hữu hiệu thật, tin vào giờ chót ngày hôm qua cho biết Hội đồng Thành Phố Wien đã cô động dự án ! Mong rằng hủy bỏ ! Cám Ơn tất cả những bạn hữu quý mến dân tộc đàng hoàng Việt Nam, những người bạn Tây và Ta.
Tôi nghiệp thay dân tộc ta ngày nay !
Ở nhà, biển dơ, đất độc, nhà cửa, xóm làng bị  Hán Tàu xâm chiếm, dân tình tha oán, vật giá leo thang, biểu tình chống đối, dân chúng bất mãn… Tái lại, nhà cầm quyền cộng sản tỉnh bơ, chỉ biết cho Công An côn đồ đàn áp.
Ra nước ngoài, TPP bị Tổng Trump vứt bỏ, chỉ có nước đi khấu đầu lạy lục Tàu, quần đảo bị tước đoạt, hải phận mất, ngư dân thất nghiệp, đồng bằng ngập mặn, nông dân thất thu…Nhà cầm quyền và Đảng Cộng sản chỉ biết … dựng tượng Hồ Chí Minh.
Dựng tượng trong nước, ở làng ở xã để thay thế tượng Phật, cầu cúng van vái để Trăm Năm Cộng Sản làm giàu, Ngàn Năm Cộng Sản ngự trị, thôi cũng dễ hiểu !
Thế nhưng, ngoài nước ? Để làm gi ? Để chứng minh với các quốc gia có bang giao ấy rằng chế độ Việt Cộng có một ông già hiển Thánh, các anh thương giúp đở dùm ? Hiện nay, chế độ hết người hùng, Lê Văn Tám ? Who know ? Ở xứ Tây nói ai biết ? Nguyễn Văn Trổi ? Ai vậy ? Chỉ còn Hồ Chí Minh Ờ thì, cũng có một thời « đi Tây », không du học sanh, cũng du thủ du thực, cũng có tên gọi là « làm cách mạng », thực sự chỉ một tên điềm chỉ viên-indicateur của Mật Thám- Sureté Pháp, một tay tuyên truyền xách động - agent « agit-prop » của Cộng sản Quốc tế - Komintern. That’s it ! Vì là hậu duệ, là học trò, là nhơn viên của Đảng Cộng sản Pháp nên có một thời tên tuổi hắn ta được Đảng Cộng sản và phe thân cộng xã hội chủ nghĩa Pháp biết đến. Do đó một thời gian, sứ quán Việt Cộng và nhóm người Việt thân cộng ở Pháp vận động với cơ quan UNESCO có ý dựng lại tên tuổi hình ảnh đấu tranh (dỏm) của hắn ! Nhưng mưu sự tại Đảng, thành sự bởi cộng đồng tỵ nạn Việt Nam ở Pháp ! Nên bất thành !
Xin Lưu Ý : Nhóm người Việt thân Cộng tự đặt tên nhóm là « Việt Kiều Yêu Nước ». Nhưng, thậtt sự chẳng Việt Kiều tý nào, vì tất cả đều mang quốc tịch Pháp, và cũng chả Yêu nước tý nào, vì tất cả đều phục vụ, làm giàu, xây dựng tài sản, con cái hậu duệ nầy đều sống làm ăn của cải tài sản đều ở Pháp ! Thậm chí sau 30 tháng Tư 1975, họ mang cả gia đình cha mẹ bà con qua « tỵ nạn » ở Pháp, và vào quốc tịch Pháp !  
Kẽ Hở :
Phàm mọi luật lệ, mọi quan hệ giữa hai đối tượng dân sự và có khi cả hình sự đều có những « kẽ hở », những « ngoại lệ », những trường hợp gọi là « giảm khinh », cũng có khi do những « hà tì » bởi những thủ tục. Do đó, mọi sanh hoạt của xã hội có tổ chức, từ giao dịch kinh tế đến thương trường và đến cả chánh trường, quốc nội hay quốc tế ngoại giao đều được điều hòa bởi những thủ tục và luật lệ, tư pháp, công pháp, quốc nội hay quốc tế, tùy môn, tùy ngành, tùy vùng, chuyên nghiệp. Cũng do đó, vai trò của những luật gia chuyên môn rất cần thiết, chẳng những thông đạt chuyên nghề, mà phải thuần nhuyển sử dụng, lợi dụng tất cả những « kẽ hở” của luật lệ, để tạo những « điều kiện thuận lợi » cho thân chủ mình.
1/ Việt Cộng Dựng Tượng Hồ Chí Minh :
Inline images 3
Với ngoại quốc, Việt Cộng lợi dụng « Kẽ hở » của tình hữu nghị, giao hảo giữa nhóm tả phái ở Âu Châu Pháp, tả phái Đức ở Đông Đức Cựu Cộng sản, nhóm Xanh tả phái xu hướng xã hội chủ nghĩa của xứ Áo, xứ trung lập dễ dãi hiền hòa, Việt Cộng xin dựng tượng Hồ Chí Minh, làm ô nhiểm hình ảnh thanh bình của những vườn hoa, những công viên an bình, xanh đẹp.
Kẽ Hở Của Nền Văn Minh Tự Do :
Nhờ văn hóa văn minh của Tây phương, kể cả của Pháp của thời thuộc địa. Tuy là lúc bấy giờ, chánh sách thuộc địa rất khó khăn với người dân tại đất nước bị trị (Đông dương thuộc Pháp). Trái lại, dễ dãi phóng khoáng tại xứ sở quê mình. Luật lệ Pháp, tại Pháp, tôn trọng quyền tư tưởng, quyền lập đoàn, lập đảng rất dễ dãi, kể cả với những nhà tranh đấu chống đối đường lối thuộc địa của chánh phủ Pháp - mặc dù Công an Cảnh sát vẫn theo dõi, nhưng nếu không có hành động phá hoại an ninh thì vẫn để yên - Hiến pháp, luật lệ nước Pháp tôn trọng quyền đi lại, lập đoàn, lập hội. Nhờ đó mới có mặt, nào những Ngũ Long, nào tờ báo Le Paria… những Phan Văn Trường, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, hay những Tạ Thu Thâu cùng nhóm cộng sản trốt kýt, hay ngay cả Hồ Chí Minh, ăn lương Cộng sản quốc tế Komintern, cũng vẫn được hoạt động, được huấn luyện … chống chánh sách thực dân Pháp ở Đông dương.
Sở dĩ những tư tưởng cách mạng, chống đối chánh quyền Pháp thuộc địa, chống đối tư tưởng kinh tế tư bản chủ chủ nghĩa hoạt động được, có khi thành công, là do tinh thần pháp trị, luật lệ dân chủ đã bảo đảm tôn trọng quyền tư tưởng, quyền chánh trị của người dân. Karl Marx, hay Engels, thành công, ra sách được, có tên có tuổi, cũng nhờ chế độ tự do, dân chủ trọng nhơn quyền.
Tại những quốc gia Cộng sản chủ nghĩa ngày nay, thử hỏi có bao giờ có bao nhiên đảng, bao nhiêu phần tử bao nhiêu tiếng nói chống đối ? Có bao nhiêu tác giả sản xuất được một áng văn kiểu Tư Bản Luận ? Tôn trọng quyền tư tưởng, tôn trọng dân chủ, ấy là kẻ hở của chế độ Tự Do. Cộng sản là Vua lợi dụng kẻ hở. Thời Việt Nam Cộng hòa, lợi dụng kẻ hở của chế độ Tự Do, Việt Cộng xúi dân đi biểu tình, nào Phật Giáo xuống đường, nào dân biểu phản chiến… nào ca sĩ chống chiến tranh … hưởng an nhàn chế độ nhưng chống chế độ.
2/ Trung Cộng Tung Hoành ở Biển Đông

 
Trung Cộng ở Biển Đông cũng lợi dụng « Kẽ hở » được tạo ra trong luật pháp quốc tế liên quan đến việc dùng vũ lực hay cưỡng ép và quyền tự vệ của các quốc gia nạn nhơn. Trung Cộng khai thác lỗ hổng này trong luật pháp quốc tế khi sử dụng vũ lực để buộc các nước láng giềng chấp nhận quyền bá chủ của Trung Cộng ở Đông Nam Á. Với việc sử dụng các lực lượng trên biển không đối xứng (chủ yếu là các tàu cá và tàu hải cảnh), Trung Cộng thôn tính Biển Đông và Biển Hoa Đông một cách chậm và chắc. Bằng cách khai thác kẽ hở trong luật pháp quốc tế do Tòa án Quốc tế (ICJ) tạo ra, họ đã tiến hành việc này khiến các quốc gia trong khu vực khó có thể phản ứng một cách hiệu quả. Phương diện pháp lý này của chánh trị quốc tế về các tranh chấp biển ở Đông Á không được nhiều người hiểu biết, nhưng đó là cốt lõi của chiến lược của Trung Cộng trong khu vực.
Chiến lược của Trung Cộng :
Trong mưu đồ lớn này, Trung Cộng phải vượt qua kháng cự từ ba nhóm đối kháng.
Thứ nhất, Trung Cộng phải áp đảo Nhựt Bổn và Đại Hàn ở Biển Hoa Đông và Hoàng Hải. Với kế hoạch : chia để chinh phục. Phải chắc chắn rằng Nhựt Bổn và Đại Hàn ghét nhau nhiều hơn là họ ghét Trung Cộng. Chừng nào mà Nhựt và Hàn còn ấp ủ nỗi đau lịch sử thì Tàu Cộng còn thủ lợi.
Thứ hai, Bắc Kinh phải “Phần Lan hoá” các quốc gia xung quanh Biển Đông bằng cách đưa vùng biển nửa kín này vào quỹ đạo của nó. Với kế hoạch : sử dụng cây gậy sắt trong bàn tay nhung với các nước yếu như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei đi vào vòng thần phục. Sự chia rẽ trong ASEAN làm lợi cho Trung Cộng.
Cuối cùng, Bắc Kinh phải thủ thế để ngăn ngừa khả năng can thiệp và ngăn trở của hai cường quốc biển láng giềng khu vực : Huê Kỳ và Ấn Độ. Kế hoạch : gây sức ép « hạn chế » trong khu vực nhưng không vượt mức biến thành chiến tranh trên biển. Đặc biệt, tránh né những « quá khích » dễ đụng chạm vào các thỏa thuận an ninh của Mỹ với Nhựt Bổn, Đại Hàn hoặc Philippines. [1]
Trong mưu đồ của ba kế hoạch này, Trung Cộng gây sức ép qua hết các bực thang của sức ép mức thấp, song cẩn thận không đến mức bị xem là “tấn công vũ trang” trong luật pháp quốc tế, và do đó mở đường cho quyền tự vệ của cá nhân và tập thể.
Bắt đầu vào năm 1999, khi Trung Cộng tuyên bố “lệnh cấm đánh bắt cá” theo mùa khắp Biển Đông, dù họ không có thẩm quyền pháp lý để quy định việc đánh cá ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) của mình. Nhưng lệnh cấm đánh bắt cá nầy vô tình cai quản luôn cả các nguồn cá trong vùng EEZ của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, và Brunei.
Trung Cộng cũng đã không ngớt đề cao quyền lịch sử đối với các đảo và các cá thể địa lý, và hầu như tất cả các vùng biển liên quan của toàn bộ Biển Đông.
Thế giới đều mất kiên nhẫn với yêu sách lạ lùng, ngang ngược của Trung Cộng về “vùng nước lịch sử” ở Biển Đông. Yêu sách biển được dựa trên các nguyên tắc được quy định trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (LOSC) mà Trung Cộng tham gia năm 1996. Tuy nhiên, cái quá mức của yêu sách nầy của Bắc Kinh là dựa trên đường chữ U, gồm 9 đoạn vốn được Trung Hoa Dân Quốc - Đài Loan công bố năm 1947. [2]
Chiến thuật của Trung Cộng :

 
Bắc Kinh khai triển số lượng đáng kinh ngạc các giàn tàu thuyền và máy bay dân sự và thương mại trợ giúp áp đặt yêu sách của mình và hù dọa nước khác. Tàu đánh cá và tàu ngư chính là đội tiên phong của chánh sách này, dẫn đến các cuộc đụng độ thường xuyên với tàu tuần tiểu an ninh biển trong EEZ của các nước láng giềng. [3]
Trung Cộng bắt đầu sử dụng tàu cá làm lực lượng không chính quy lần đầu tiên vào đầu thập niên 1990 cho hai đảo Mã Tổ [Matsu] và Kim Môn [Jinmen] để tạo sức ép lên Đài Loan trong những lúc có căng thẳng chính trị. [4] Tới nay Trung Cộng vẫn sử dụng chiến thuật này chống Nhựt ở Biển Hoa Đông và chống lại Philippines, Việt Nam và Malaysia ở Biển Đông. Trung Cộng cũng sử dụng các đoàn tàu cá đối với Đại Hàn ở Hoàng Hải. Năm 2009, lúc đối đầu với tàu đặc nhiệm USNS Impeccable khi tàu này tiến hành khảo sát quân sự cách Đảo Hải Nam 75 hải lý, Trung Cộng đã sử dụng một đội tàu gồm một tàu tình báo hải quân, một tàu ngư chính, một tàu hải dương học và hai tàu chở hàng nhỏ hoặc tàu đánh cá. Một số tàu có vẻ được bố trí với nhơn viên thuộc lực lượng đặc biệt Trung Quốc. [5]
Năm 2013, Trung Cộng nhét thêm giàn khoan dầu vào cái rổ các lực lượng bán quân sự trên biển - giàn khoan HD 981 thuộc Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đặt gần quần đảo Hoàng Sa trong EEZ của Việt Nam.
Xin Lưu Ý và Không Quên : Năm 1974, lực lượng Việt Nam Cộng Hoà, của Miền Nam Tự Do bị thủy quân lục chiến Trung Cộng đẩy khỏi quần đảo Hoàng Sa trong một cuộc xâm lược đẫm máu, VỚI sự cổ vũ đồng lỏa của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Miền Bắc Việt Cộng- thà giao đảo biển cho ngoại bang Tàu Cộng còn hơn để cho Ngụy !
Trung Cộng “lưu tâm đến kẽ hở” trong Luật quốc tế :
Để cho chiến lược của mình có tác động, Trung Cộng đang ép buộc dần các nước láng giềng phải chấp nhận bá quyền của Bắc Kinh, nhưng tránh đối đầu quân sự. Trung Cộng sử dụng vũ lực thông qua các tàu hải cảnh, tàu đánh cá, và bây giờ cả giàn khoan để thay đổi quan cảnh chánh trị và pháp lý trên biển ở Đông Á, nhưng họ vẫn cố ý giữ tàu hải quân xa ngoài chân trời để tránh nguy cơ kích động chiến tranh.
Hiến chương của Liên Hiệp Quốc điều chỉnh luật về việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Mục tiêu của Liên Hiệp Quốc là nhằm ngăn chặn “các hành vi xâm lược và vi phạm hoà bình khác.” [6] Theo Điều 2 (4) của Hiến chương, “tấn công vũ trang” (hay chính xác hơn, xâm lược vũ trang - aggression armée trong bản dịch tiếng Pháp chính thức) là trái pháp luật. Điều 2 (4) cũng nói rằng đe dọa sử dụng vũ lực cũng là vi phạm như việc sử dụng vũ lực.
Hơn nữa, việc Trung Cộng sử dụng rất đầy tánh chiến lược đội tàu đánh cá như là một thành phần của “chiến tranh pháp lý” vượt khỏi việc khai thác lỗ hổng giữa sử dụng vũ lực và tự vệ trong luật về sử dụng vũ lực (jus ad bellum) ; điều đó cũng ảnh hưởng đến luật trong chiến tranh (jus in bello). Tàu cá có khả năng sẽ được sử dụng làm các tàu chiến trong bất kỳ cuộc chiến tranh khu vực nào.
Để Kết Luận

 
Cũng như cộng đồng người Việt tỵ nạn ở hải ngoại cùng với một số đông nhơn dân trong nước chúng ta đã ý thức, nhận rõ, cảnh giác từ bao năm nay, Công sản Quốc tế, Tàu lẫn Việt đều lợi dụng mọi « Kẽ hở » của những người Ngay, của các chế độ Dân Chủ Tự Do. Do đó,
Không thể thay đổi não trạng, không thề thay đổi thủ tục, tập tục của Việt Cộng được ! CHỈ CÓ THAY THẾ !
Quê hương tiêu tùng, ô nhiểm, biển nhiểm độc, đồng bằng nhiểm mặn, đất nước nhiểm Tàu. Đấu tranh Nhơn Quyền, Đòi Hỏi Dân Chủ ! Bao Nhiêu Năm Không Thay Đổi Chế Độ Được.
CHỈ CÓ Thay Thế Ban Lãnh Đạo. Dẹp Bỏ Đảng Cộng Sản.
HÃY THAY THẾ, Dẹp bỏ Đảng Cộng sản và ban lãnh đạo Việt Cộng đi !
Khi Người Dân Nắm Chánh Quyền : Dân Chủ, Nhơn quyền Có Ngay ! Mong lắm !
Hồi Nhơn Sơn, Xuân Đinh Dâu, 2017
TS.Phan Văn Song
GHI CHÚ :
[1] Huê Kỳ có thoả thuận quốc phòng với 5 nước ASEAN: Thailand, Philippines, Japan, South Korea, và Australia. Một số trong các thoả thuận này và Đạo luật về quan hệ với Đài Loan là chủ đề của một pod cast của FPRI năm 2014, có thể truy cập ở đây: http://www.fpri.org/multimedia/2014/06/us-security-commitments-asias-changing-strategicenvironment-look-japan-taiwan-korea-and-philippines-audio.
[2] Những nước có yêu sách đánh cá lịch sử thể tìm kiếm quyền truy cập từ các quốc gia ven biển cai quản những khu vực đó theo Điều 62 của Công ước Luật Biển.
[3] Lyle J. Goldstein, “Chinese fisheries enforcement : Environmental and strategic implications,” 40 Marine Policy 187 (2013).
[4] Wendell Minnick, Fishing Vessels in China Serve as Proxy Enforcers, Defense News, August 18, 2014, p. 15.
[5] Một số “ngư dân” có vẻ không là ngư dân làm ăn chân chính- trẻ, ăn mặc đàng hoàng, thể thao, liên tục trên biển trong khu vực Đông Nam Á mà da không bị rám nắng, và không thể vận hành thiết bị đánh cá (!). Quan sát này đã được một cựu đô đốc 2 sao ở Đông Nam Á và một trưởng Hải quân đã nghỉ hưu của một trong những quốc gia xung quanh Biển Đông cho tôi biết.
[6] Điều 1(1), Hiến chương LHQ.

__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Một thời bát nháo (Kỳ cuối)


Một thời bát nháo (Kỳ 4)

https://vulep.blogspot.com.au/2017/02/mot-thoi-bat-nhao-ky-4.html


Một thời bát nháo (Kỳ cuối)

Nguyễn Đình Cống
9- CHUYỆN BỊ THU VÀ ĐI NHẬN LẠI HỘ CHIẾU
Cuối năm 1987, không biết từ đâu tung ra tin, những coopérant ký hợp đồng từ 1987 trở về sau không được cấp vé máy bay về nước sau năm đầu tiên. Điều này làm các bạn vừa sang hoang mang, lo lắng. Không biết ai đã nghĩ ra mẹo sang Ba Lan mua vé máy bay để về nước nghỉ hè. Chẳng là thời gian này Hàng không Ba Lan được Liên Xô bao cấp. Ba Lan bán vé thu đô la còn máy bay Liên Xô chuyên chở khách. Vé mỗi chuyến Ba Lan Hà Nội chỉ hơn 100 đô la, mua vé chỉ cần trình hộ chiếu và vé có giá trị trong 12 tháng.
Đầu năm 1988 Nguyễn Lê Ninh đi nghỉ đông ở Ba Lan, mang theo hộ chiếu của Dương Học Hải, Đào Hữu Vinh và Lê Đức Thắng để mua hộ vé. Từ Angiê đi máy bay sang Tiệp khắc rồi đi tàu hỏa tiếp đến Ba Lan. Do sơ suất nhỏ mà trên tàu hỏa Lê Ninh bị Công an Tiệp phát hiện và tịch thu 3 hộ chiếu, bị giữ để điều tra, bị báo về cho sứ quán của ta ở Praha. Sứ quán Praha thông báo cho sứ quán Angiê, lúc này do ông Vũ Toàn làm Đại sứ. Ông Toàn, thông qua Nguyễn Xuân Đặng, chỉ thị cho đơn vị chuyên gia ở Chlep họp kiểm điểm.
Nhận được chỉ thị, đơn vị có 2 luồng ý kiến. Một số cho rằng phải họp để kiểm điểm, nhưng nên làm chiếu lệ, loa qua, chỉ cần lập biên bản báo cáo cho Sứ quán. Đó là cách làm để đối phó. Một số khác cho rằng không việc gì phải họp, không kiểm điểm ai cả, việc xảy ra chỉ là rủi ro nhỏ. Cuối cùng chẳng họp, chẳng kiểm điểm mà chỉ có những lời đàm tiếu vui vẻ. Nhưng phải làm sao để lấy lại hoặc xin cấp lại các hộ chiếu. Sau một thời gian các hộ chiếu được công an Tiệp trả cho Sứ quán ở Praha vì vậy Sứ quán ở Angiê không cấp hộ chiếu mới mà phải tìm cách lấy hộ chiếu cũ về.
Có 3 phương án được đặt ra:
1- Thượng sách: Sứ quán ta ở Angiê kết hợp cử cán bộ ngoại giao sang Tiệp công tác rồi cầm hộ chiếu về. Nếu không thể kết hợp công tác để có công tác phí của nhà nước thì các đương sự góp tiền để cho cán bộ ngoại giao đi về.
2- Trung sách: Nếu có một vài chuyên gia y tế đi nghỉ, sang Tiệp chơi thì Sứ quán Angiê làm công văn, đề nghị Sứ quán Praha bỏ các hộ chiếu vào phong bì, niêm phong như hồ sơ ngoại giao, nhờ chuyên gia mang về.
3- Hạ sách: Đơn vị phải cử người sang Tiệp, nhận mang về.
Cả hai phương án đầu không được chấp nhận, phải dùng PA 3. Đơn vị họp và nhất trí cử tôi đi. Tôi vui vẻ nhận lời, bàn giao công việc nhờ anh Ninh dạy thay trong 1 tuần. Vấn đề còn lại là phải hoàn thiện thủ tục (mua vé máy bay, xin visa xuất cảnh) và xin phép Hiệu trưởng. Rồi phải nghĩ ra được lý do để nói dối khi xin phép (vì mọi người thống nhất là không nói thật chuyện bị tịch thu hộ chiếu). Đã có cuộc hội ý kéo dài nhiều giờ của một nhóm 5 người gồm Lê Văn Thưởng, Nguyễn Phúc Trí, Nguyễn Lê Ninh, Ngô Phú An, Nguyễn Đình Cống để nghĩ ra lý do trình bày. Bàn luận mãi rồi cũng tìm được điều nói dối và phổ biến cho toàn đơn vị để ai có hỏi thì trả lời thống nhất
Khi tôi đến gặp Hiệu trưởng Boukais có anh Ninh đi cùng. Chúng tôi là hai thầy giáo được Hiệu trưởng quý trọng, tin cậy. Sau khi chào nhau, Boukais hỏi: Hai ông đến gặp tôi chắc có chuyện gì quan trọng cần chỉ bảo hoặc góp ý. Tôi nói: Không có chuyện gì, chỉ là tôi muốn xin ông tạm nghỉ vài ngày để sang Tiệp Khắc có việc. Boukais hỏi: việc cá nhân hay của tập thể? Tôi nói là việc cá nhân và chuẩn bị trình bày lý do, nhưng chưa kịp nói thì Boukais đã tiếp: Ai chứ ông Cống cần nghỉ vì việc cá nhân thì xin cứ nghỉ, Boukais chỉ hỏi xem tôi nghỉ mấy ngày, có cần ông hỗ trợ gì không, và đã bố trí người dạy thay chưa. Tôi trả lời: Cám ơn ông, tôi chỉ cần ông biết và cho phép là đủ, tôi cần nghỉ tối thiểu là 3 ngày, tối đa là 1 tuần, còn việc dạy thay, mọi sự đã có ông Nguyễn Lê Ninh đảm nhận. Lúc này anh Ninh nói: Xin ông an tâm, tôi hứa làm tốt công việc của ông Cống trong thời gian ông ấy vắng mặt.
Boukais nói thêm: Tôi biết máy bay đi Tiệp mỗi tuần chỉ có một chuyến, vào thứ Năm, sáng đi, chiều về cùng trong 1 ngày, như vậy trong vòng 3 ngày thì ông đi về bằng cách nào. Thôi ông cứ nghỉ tối thiểu là 1 tuần cho rộng rãi, thứ Năm tuần này đi, thứ Năm tuần sau về. Ông còn chịu sự quản lý của Sứ quán. Vậy các ông còn phải xin phép Sứ quán và tôi muốn biết ông đã được Sứ quán cho phép. Tôi giải thích: Nếu ông thấy không tiện để tôi nghỉ dài ngày thì 3 ngày là đủ. Chỉ cần 1 ngày thứ Năm ở Tiệp là xong việc, thứ Sáu tôi sẽ từ Tiệp đi Rumani để thứ Bảy bay từ Ru về Angiê.
Qua việc Boukais không hỏi lý do làm tôi tỉnh ngộ ra một điều về sự tôn trọng chuyện riêng tư của con người. Nhờ việc tôn trọng này mà làm cho người ta bớt được sự dối trá. Nếu Boukais hỏi lý do thì tôi đã phạm tội nói dối mà ông ta cũng không biết được sự thật.
Việc đã quá gấp, trong hạn nửa tháng phải có hộ chiếu cho các bạn. Đơn vị đã cử người đi Sứ quán (cách 300 km) xin xác nhận cho phép tôi đi Tiệp. Anh Bằng đã nhận việc này, đi về trong 1 ngày. Để xin Visa được nhanh chóng cần nhờ người địa phương quen thân với công an dẫn đi, chỉ sau 1 buổi anh Ninh đã tìm được người như vậy và người bạn đó đã dẫn tôi đến công an, làm 1 nhoáng là xong (thông thường phải mất ít nhất 3 ngày).
Máy bay từ Thủ đô Angiê đi Tiệp mỗi tuần chỉ có 1 chuyến vào thứ Năm. Hôm ấy thứ Hai và không còn chỗ. Thấy tôi có vẻ quá thất vọng, người bán vé khuyên: Nếu ông không vội xin cứ đợi, may ra có người trả lại vé. Hoặc ông có số điện thoại thì để lại, khi có ai trả vé chúng tôi sẽ báo. Thôi thì đành đợi và cầu Trời khấn Phật phù hộ. Vừa đợi tôi vừa tìm phương án khác là đi máy bay sang một nước gần đó như Ba Lan, Đức hoặc Rumani (Đi đến mỗi nơi cũng chỉ có 1 chuyến mỗi tuần, vào các ngày khác nhau) rồi đi tàu hỏa sang Tiệp. Đi Liên Xô có nhiều chuyến bay hơn, nhưng từ Mạc Tư Khoa đến Praha khá xa. Đợi đến gần cuối buổi, nhận được lời thông báo: Vừa có người trả 1 vé, nhưng…, nhưng là vé loại 1, ông có đi không? Tôi đồng ý mua ngay, về nhà chuẩn bị để thứ Ba đi tàu lên Sứ quán lấy giấy giới thiệu đi nhận hộ chiếu, thứ Tư chuẩn bị vài thứ hàng mang sang Tiệp để nhờ gửi về nước và sáng thứ Năm lên máy bay. Nghĩ rằng đi vé hạng nhất, được mang theo 30 kg hành lý nên cố tranh thủ đi chọn mua các hộp sữa đầu xù còn thời hạn khá dài. Đến Tiệp tôi sẽ nhờ Lê Bá Huế (đang làm nghiên cứu sinh ở Praha) ghép các hộp sữa vào với thùng hàng của cậu ấy để gửi về nước cho vợ đi bán kiếm lãi.
Khi làm thủ tục lên máy bay tôi bị một phút suýt đứng tim. Người đi vé hạng nhất đi một đường riêng, ai cũng sang trọng, tay xách cái cặp nhẹ nhàng, chẳng ai có hành lý nặng nề như tôi. Giữa đám người ấy tôi tỏ ra lạc lõng. Khi hai thùng hàng nặng của tôi được băng chuyền đưa đi một đoạn thì bỗng nhiên có lệnh dừng lại. Tôi bàng hoàng nghĩ đến việc hàng bị giữ vì trong đó có quá nhiều sữa hộp, bị cấm xuất. Đang nghĩ cách khai báo thì được mời đến chỗ kiểm tra hộ chiếu. Họ bảo:  Ông chưa thể xuất cảnh sang Tiệp được. Câu nói như gáo nước lạnh dội vào đầu. Tôi cố bình tĩnh, hỏi tại sao. Họ bảo: hộ chiếu của ông chưa thấy có visa cho nhập cảnh của Tiệp. Tôi thở phào như trút được gánh nặng. Chẳng là từ trước đến nay chưa có một người Việt nào đi vé hạng nhất nên công an ở tuyến này không biết thủ tục. Tôi giải thích là tôi dùng hộ chiếu công vụ của Việt Nam và theo hiệp ước tương trợ Varsovi thì đi lại giữa các nước trong khối đó không cần visa. Họ bảo thế à và ra hiệu cho băng chuyền tiếp tục hoạt động.
Tôi định sau khi nhận hộ chiếu của các bạn sẽ nhờ Sứ quán bỏ vào phong bì, niêm phong, ngoài ghi là tài liệu ngoại giao gửi Sứ quán tại Angiê, để lỡ ra có bị khám xét thì không bị tich thu như anh Ninh đã bị. Thế mà không cách gì xin làm được việc ấy. Họ trả lời làm thế là không đúng quy trình ngoại giao. Tôi có mang về được thì mang, còn không thì cứ gửi lại để những ai có hộ chiếu đó đến nhận. Tôi hỏi, những người đó đang ở Angiêri, làm sao họ đến Tiệp được khi không có hộ chiếu? Họ giải thích: Sứ quán ở Angiêri phải cấp hộ chiếu tạm thời cho những người đó. Sau này tôi mới tỉnh ngộ ra là mình còn thiếu một cái phong bì kèm theo lời đề nghị. Thôi thì đành liều, cầu xin Trời Phật phù hộ cho qua khỏi. Tôi có gần 1 tuần đi chơi, thăm bạn bè người quen ở Tiệp và tranh thủ mua hàng mang về bán ở Angiêri.
Sau 1 tuần, tôi đút 3 hộ chiếu vào túi trong của áo vét và ra sân bay. Xuống máy bay khoảng 7 giờ chiều, tôi đi ngay tàu hỏa, gần 2 giờ sáng về đến Chlep. Quá khuya, không còn tắc xi. Những người cùng xuống ga đã được người nhà đem ô tô đến đón về hết. Tôi đang thẩn thờ thì có một thanh niên đến hỏi về đâu. Tôi nói là Coopérant, đang dạy học tại INES de Chlep, định về khu nhà khách của trường. Anh ta nói là đi đón người nhà nhưng không gặp, rất tiếc, anh ta đi theo hướng ngược lại, nếu đi cùng đường anh ta sẽ chở tôi về. Tôi tỏ lời cám ơn và tìm một chỗ ngồi trong phòng đợi nhà ga, chờ trời sáng. Được một chốc người thanh niên quay lại, mời tôi lên xe để đưa về. Anh ta nói, khi đã biết tôi là thầy giáo thì không thể để tôi ở lại một mình qua đêm trong phòng đợi tàu. Dù có phải đi ngược đường thì anh ta cũng phải chở tôi về mới an tâm. Tôi về đến nơi lúc hơn 2 giờ sáng. Đứng giữa sân, nhìn lên các phòng của các bạn, thấy đèn sáng, biết rằng nhiều bạn đang thức đợi tôi về. Đừng giữa sân tôi nói to «Về rồi». Mọi người mở cửa chạy xuống, vui như đón một chiến binh từ mặt trận.
Gần đây, sau khi thôi giữ chức Hiệu trưởng trường ĐH Xây dựng, trong một buổi có đông bạn bè, Nguyễn Lê Ninh đã vỗ vai tôi, giới thiệu với mọi người: «Đây là người hùng của các chuyên gia giáo dục ở Chlep, đã từ Châu Phi sang Châu Âu để nhận lại hộ chiếu cho các giáo sư Dương Học Hải, Lê Đức Thắng, Đào Hữu Vinh bị thu giữ ở Tiệp Khắc».
10- MUA XE HONDA BÃI RÁC
Vào những năm 1985-1990, một trong các món hàng các chuyên gia VN làm việc ở Châu phi mua bán kiếm lời là Xe Hon đa cũ nhập từ Nhật. Lịch sự gọi là xe mô tô second hand, thực tế là xe phế thải, được một số công ty cho thu nhặt từ bãi rác thải, đóng thùng công tai nơ gửi về Việt Nam. Có 2 con đường chính mua xe cũ. Thứ nhất là Công ty ngoại thương TOSERCO Hà Nội, trụ sở ở Giảng Võ, thu mua về bán lại bằng đôla (phải nạp trước đô la cho công ty), chuyên gia mua về để dùng hoặc bán lại lấy tiền Việt, hưởng một khoản lời. Thứ hai là các chuyên gia gửi tiền sang cho công ty Nhật (một số công ty tổ chức làm việc này, gửi quảng cáo tiếp thị đi các nơi) Mỗi đợt có một vài người đứng ra tổ chức Hội mua xe, một lúc vài công tai nơ. Một người đại diện, thu nhận đơn đặt hàng và tiền, gửi chuyển khoản và hợp đồng qua Nhật. Công ty nhật nhận được tiền sẽ thông báo Vận đơn. Người nhà các chuyên gia sẽ nhận xe ở Hải Phòng hoặc Hà Nội, chia nhau theo hồ sơ của vận đơn. Ban đầu các xe như vậy phải đóng thuế nhập cảng. Mỗi xe cũ bán ra thị trường được khoảng trên dưới một cây vàng.
Từ 1987 có sự thay đổi. Xe của các chuyên gia nghĩa vụ được miễn thuế. Nghe đâu kết quả đó là do một số thầy ở Đại học Bách khoa, bạn của cô Phan Lương Cầm đã vận động được ông Võ Văn Kiệt ra quyết định miễn thuế cho các chuyên gia Châu Phi. Từ đó việc nhập xe cũ trở nên sôi động, có người gửi mua một lúc trên 10 chiếc .
Đặt mua xe loại nào để bán được giá, việc đó phụ thuộc vào thị hiếu đường phố, do các cò mua bán xe máy chỉ đạo. Các chuyên gia ở Châu Phi nhận được lệnh của người nhà đặt loại xe màu ốc sên, kim vàng giọt lệ. Tra khảo hết các thông báo chào hàng, tra khắp tài liệu tham khảo mà không biết đó là loại xe của hãng nào, mang ký hiệu gì để ghi cho đúng.
Các Hợp đồng và tiền được liên tiếp chuyển sang Nhật và các công tai nơ xe cũ chuyển về Việt Nam. Câu chuyện các chuyên gia thường hỏi nhau là ở nhà đã báo nhận được xe chưa, bán được bao nhiêu. Thế rồi một sự cố không ngờ tới đã xẩy ra, làm cho các chuyên gia mất trắng hàng chục vạn đô la. Đó là vụ SAWASO nổi tiếng.
Công ty Sawaso xuất hiện chậm hơn, mới từ đầu năm 1988. Họ gửi thư chào hàng có rẻ hơn các công ty khác vài giá, thu hút được khá nhiều hợp đồng Khoảng đầu năm 1989 các công tai nơ của Sawaso gửi về đều đặn. Nhưng rồi từ cuối 1989 họ không gửi nữa. Trước khi về nước kết thúc 3 năm làm hợp đồng
(tháng 10 năm 1989) tôi dồn toàn bộ số lương của năm cuối cùng gồm 1200 đô gửi vào hội mua xe của Sawaso ở Chlep do GS. Lê Văn Thưởng và Đào Hữu Vinh làm hội trưởng, với hy vọng sau khi nhận được xe sẽ bán được từ 3 đến 4 cây vàng. Thời bây giờ (2017) thì số tiền 1200 đô la hoặc 3 cây vàng, tuy lớn nhưng nhiều người kiếm được. Vào năm 1989 đó là cả một gia tài đáng kể. Tuy vậy tôi chỉ mất vào loại trung bình, có một số người mất gấp đôi, gấp ba so với tôi, thuộc loại mất gần hết thu nhập. Những người chưa kịp gửi mua xe của Sawaso thở phào nhẹ nhõm, tránh được, vì không vội tham rẻ mà tránh được tổn thất. Cũng có một số người chủ trương kiếm được đồng đô la nào thì « giắt vào lưng quần» mang về, không làm kiểu «phóng cẩu nhi truy» (thả chó ra rồi đuổi theo để bắt lại). Đại diện cho nhóm này có lẽ là GS. Dương Học Hải. Anh Hải về nước trước tôi, nhờ tôi thanh toán. Dự kiến số tiền còn được nhận khoảng 400 đô la. Tôi hỏi anh có muốn đặt mua xe hon đa không, nếu thừa tiền thì không sao, nếu thiếu tôi sẽ cho mượn. Ban đầu anh đồng ý, nhưng giữa chừng gửi thư sang bảo được bao nhiêu cứ mang về, không gửi mua xe. Trong số các chyên gia đi Châu Phi tôi biết chắc anh không làm cửu vạn, còn có buôn lậu hay không thì cho đến bây giờ tôi không biết và không hỏi.
Chuyện Sawaso không gửi xe khi đã nhận nhiều tiền tôi chỉ được biết vào đầu năm 1990, sau khi đã về nước vài tháng. Chúng tôi, những nạn nhân đang ở Hà Nội, họp nhau vài lần bàn kế hoạch kiện cáo, nhờ các cán bộ ớ Sứ quán Nhật bản giúp đỡ để đòi lại tiền. Nghe đâu ông chủ Sawaso không phải cố tình lừa đảo, không cố tình gian lận mà vì gia đình bị tai nạn, ông ta bị phá sản nên không còn khả năng thực hiện hợp đồng, cũng không thể trả lại tiền. Thôi thì đành ngậm ngùi chịu mất trắng. Tổng kết lại trong suốt thời gian làm chuyên gia tôi bị mất chỗ này, chỗ kia, bị lừa bởi người này người nọ vào khoảng gần một nửa thu nhập (do được trả lương, do tiền công làm cửu vạn và tiền lãi do buôn lậu). Ôi, Sawaso, một công ty khắc tinh của các coopérant Việt Nam trong thời gian 1988- 1990.
Việc mua xe cũ hoặc các hàng khan hiếm khác thông qua công ty ngoại thương TOSERCO thì chắc chắn hơn nhưng lời lãi không được bao nhiêu. Điều quan trọng là phải mua bằng ngoại tệ. Mà ngoại tệ phải được chứng minh nguồn gốc. Chúng tôi, các chuyên gia, khi về nước có quyền mang theo vài ngàn đô la, nhưng lần về cuối cùng, có bao nhiều tôi đã gửi vào chỗ mua xe hết rồi, làm một chuyến cửu vạn được 200. Qua Mạc Tư Khoa tôi gặp người quen, mượn được 1000 đô, hẹn về Hà Nội trả bằng tiền Việt. Có tiền đô tôi lại gửi vào Toserco để mua xe bãi rác.
Một hôm, trên 40 người tập trung từ sớm ở Giảng Võ để nhận xe theo giấy hẹn. Thế nhưng đến khoảng 9 giờ vẫn không có ai tiếp. Mọi người nhốn nháo vì không có tổ chức, không ai bảo được ai. Trong tình hình đó tôi nghĩ thử tập hợp xem có được không. Tôi đứng ra nói to với mọi người: «Thưa bà con, tôi là một khách hàng như bà con, tôi là thầy giáo tại trường Đại học Xây dựng, tên là Nguyễn Đình Cống. Tôi thấy chúng ta nên tổ chức lại để làm việc với Toserco chứ không nên từng người nhốn nháo như thế này. Tôi đề nghị cử ra một ban đại diện gồm 3 người. Có ai trong bà con có quen biết với Toserco hoặc tự thấy có khả năng làm đại diện trong những việc như thế này xin hãy đứng ra tự nhận nhiệm vụ thay mặt tập thể. Hoặc giả bà con biết ai có thể đảm trách được thì giới thiệu. Riêng tôi, rất tiếc là tôi tự thấy chưa có đủ kinh nghiệm và kiến thức làm việc này». Nhiều ý kiến đề xuất: «Chúng tôi tán thành ý kiến cử đại diện. Thôi bác Cống nhận làm đi, chúng tôi tín nhiệm bác». Tôi nói: «Được bà con tín nhiệm thì tôi sẽ cố gắng, vậy xin hỏi có ai phản đối không». Không có phản đối. Tôi mời thêm một bà và một ông nữa, cùng tôi là 3 người. Tôi chỉ xem tướng mạo rồi chọn chứ cũng chưa biết tên và ở đâu. Cả hai người vui vẻ nhận lời cùng tôi làm đại diện. Tôi hỏi bà con có nhất trí không, mọi người vỗ tay.
Thì ra là hàng chưa về, họ còn chờ thỉnh thị cấp trên xem nên trả lời với khách hàng như thế nào. Tôi nói nên trả lời đúng sự thật, đừng nghĩ ra mưu mẹo dối trá. Họ viết một vài điều cam kết rồi cùng 3 người chúng tôi ra nói chuyện vói bà con trong không khí vui vẻ, thông cảm.
Hồi ấy mua được một xe mô tô nhặt từ bãi rác của Nhật mang về là một thắng lợi đối với nhiều người.
11- VÀI BA CHUYỆN VUI HOẶC NHÍ NHỐ
Chuyện 1 – Được xuất đầu lộ diện
Hiện nay việc đi ra nước ngoài tuy là bình thường, nhưng cũng có một ít éo le. Vài người bị lệnh truy nã vẫn ung dung đi trót lọt, trong lúc có một số chuẩn bị lên máy bay thì bị thu hộ chiếu, tạm mời về nhà nghỉ ngơi. Trước thời mở cửa, việc đi nước ngoài là một đặc quyền. Người nào không được ban phát đặc quyền ấy, muốn ra nước ngoài đành phải đi trốn, vượt biên. Đối với các «trí thức loại 3» việc được ra nước ngoài để học tập hoặc thi thố chỉ là mơ ước hão huyền. Ngay cả những trí thức loại 1 và 2, được đi học hoặc nghiên cứu ở nước ngoài thì chỉ cốt cho xong việc rồi về, không được phép có quan hệ cá nhân với bất kỳ bạn bè người nước ngoài nào cả.
Trong tình hình đó việc các trí thức loại 3 được Nhà nước cho phép đi làm chuyên gia, được chính thức ra nước ngoài, được xuất đầu lộ diện là một niềm vui lớn. Những người đó, về lý lịch hơi có vấn đề vì dính dáng đến thành phần xuất thân hoặc một ai đó, một việc gì đó bị nghi ngờ, còn năng lực chuyên môn của họ đều thuộc loại giỏi trở lên. Phần lớn họ đã tự học, tự nghiên cứu để bảo vệ luận án tiến sỹ, có các công trình nghiên cứu có giá trị. Trong số người quen của tôi có thể kể ra một số như Lều Thọ Trình, Lê Văn Mai, Vũ Công Ngữ, Lê Đức Thắng, Đoàn Như Kim, Đoàn Định Kiến, Hoàng Văn Quý. Các bạn ấy ra nước ngoài như chim sổ lồng và nhiều người đã nhờ đó mà đặt được các quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp quốc tế.
Chuyện 2 – Những người ăn theo
Tạm xem vợ hoặc chồng của các chuyên gia là người ăn theo. Trong số đó nhiều người rất muốn đi nước ngoài nhưng chưa có dịp. Từ hè năm 1987 một vài chuyên gia đã tìm được cách để đón người ăn theo sang Liên Xô và Đông Âu. Đến hè 1988, việc này đã trở nên tương đối phổ biến khi mà đất nước đã mở cửa một thời gian. Một số đã rất thích thú, hăng hái cho chuyến đi, đó là những người có tính cách hướng ngoại. Nhưng cũng có nhiều người không hề muốn đi, họ là loại người hướng nội, họ ngại đủ chuyện, từ việc không thạo ngoại ngữ, chưa quen đến chỗ lạ lùng đến việc phải xin giấy tờ, khai báo. Tôi đã gặp một số bà còn tham gia buôn lậu và làm cửu vạn quốc tế. Xin kể vài chuyện.
Sáng hôm đó tôi ra sân bay Mạc Tư Khoa đón vợ nhưng không đón được. Một bà người quen báo cho biết vợ tôi dự định đi cùng nhóm với bà, nhưng vì lý do nào đó mà phải chậm lại 2 ngày. Tôi định quay về thì có một người đến chào, hỏi tôi có phải là thầy Cống ở Đại học Xây dựng không, rồi tự giới thiệu: «Em tên H, vợ của anh Trần, bạn anh. Em xuống đây chỉ để đợi chuyển máy bay đi Ba Lan vào chiều hôm sau, anh Trần đang ở Ba Lan. Em có chút việc, nhờ anh giúp cho được thì quá tốt». Thì ra H mang sang một số hàng để giao cho người quen ở Sứ quán tại Mạc Tư Khoa nhờ bán. Thế nhưng hàng để trong va ly hành lý đã được cất giữ tạm trong kho của sân bay. H nhờ tôi giúp lấy ra số hàng ấy, sau đó dẫn đi gặp người quen để giao hàng.
Một công việc khá vất vả, tôi cũng đang rảnh nên hứa giúp đỡ. Phải nghĩ ra mẹo để vào được kho hành lý, thuyết phục người giữ kho tìm được va li và cho mở ra để lấy hàng (phải dở trò biếu xén). H đem theo cậu con trai khoảng 10 tuổi. Lấy được hàng, tôi dẫn hai mẹ con đến Sứ quán gặp người quen. Giao được hàng xong H quá mừng. Trời đã về chiều, tôi đưa mẹ con H về khách sạn sân bay, hẹn nếu hôm sau không có việc gì đột xuất tôi sẽ đến dẫn hai mẹ con đi xem một vài nơi trước khi lên máy bay đi tiếp đến Ba Lan.
Hôm sau tôi lại ra sân bay, lần này đón được vợ. Trên chuyến bay, vì lơ ngơ, không biết tiếng, khi máy bay dừng lại ở Ấn Độ bà nhà tôi đã làm máy bay cất cánh chậm mấy phút. Nguyên do là sau khi ngồi nghỉ một lúc ở phòng đợi, một cô người Việt rủ bà ấy vào phòng vệ sinh. Khi 2 người đi ra thì phòng đợi đã không còn ai, mọi người đã lên máy bay trở lại. Kiểm hành khách thấy còn thiếu 2 người, trong lúc 2 người này đang hoảng hồn, không biết đi theo đường nào, không biết hỏi ai. Tiếp viên hàng không tìm được 2 người trong phòng đợi, hai bên cùng nhau nói nhưng không ai hiểu ai. Bà nhà tôi cũng mang sang một số hàng, chủ yếu là rượu thuốc Sâm Quy Tinh. Bán được số hàng ấy, nhờ người mua hàng gồm tủ lạnh Xa Ra Tốp và xe máy Min Khơ ( Minscơ ), đóng chung thùng, gửi về nước.
Chuyện 3 – Làm xiếc ở sân bay Mạc Tư Khoa (MTK)
Nghỉ hè 1987 tôi mua vé máy bay qua MTK về Hà Nội. Ngày đi từ MTK chưa đăng ký trước, cứ tưởng rằng đơn giản. Định nghỉ lại chơi 5 ngày thăm bạn bè. Hôm sau đi đăng ký máy bay thì được báo đã hết chỗ trong vòng 10 ngày. Tôi hoảng quá, đi nhờ anh cháu, nó bảo: Cậu cứ yên chí, muốn đi ngày nào cứ bảo, để cháu lo, ngay ngày mai cũng được, máy bay ngày nào chẳng thừa chỗ. Tôi hỏi, thế nhưng nơi đăng ký người ta khẳng định đã hết chỗ trong 10 ngày. Nó bảo họ nói gì kệ họ.
Hôm sau tôi đến chơi với anh bạn Hoàng Như Tầng đang làm nghiên cứu sinh. Tầng nhờ tôi một việc, anh nói: «Anh Nguyễn N K đang ở Kiev có nhờ em tìm cách gửi về nhà ở Hà Nội một gói thuốc, nghe đâu gia đình đang rất cần. Em đã gửi nhờ 3 người mang về nhưng không qua được Hải quan, cả 3 lần đều bị trả lại, chẳng là Liên Xô cấm hành khách mang thuốc chữa bệnh ra nước ngoài. Lần này nhờ anh, may ra». Tôi nhận gói quà, và dặn Tầng, hôm tôi đi phải ra sân bay tiễn, để nếu lỡ bị trả lại thì cầm về.
Lúc bị khám xét hành lý ở sân bay tôi đã làm xiếc nên qua mắt được Hải quan, mang được thuốc về. Sau khi soi vali bằng máy họ bảo: «Hành lý của ông có chứa nhiều đồ cấm, không thể mang đi được». Tôi nói rõ ràng, chậm rãi bằng tiếng Nga: «Đúng, trong vali tôi có nhiều thứ đặc biệt nhưng không có một thứ nào là hàng của Liên Xô. Tôi làm chuyên gia tại Angiêri, chỉ quá cảnh qua MTK. Các ông xem hộ chiếu và vé máy bay thì rõ. Bây giờ tôi mở vali để các ông xem từng loại». Tôi mở vali, lần lượt cầm các thứ lên và xướng như người bán hàng rong:  «Đây là mấy hộp bút vẽ Rotring, của Tây Đức, đây là vải xoa của Pháp, mua về cho các bà phụ nữ may quần, đây là các hộp bút máy, hàng Trung quốc, đây là hộp quả Chà là, của vùng Bắc Phi, đây là mấy hộp sữa, sản phẩm Angiêri…». Tôi cứ từ từ, chậm rãi giới thiệu, họ vội giục: «Thôi được rồi, đóng lại, chuyển đi».
Khi tôi đi qua chỗ kiểm tra hộ chiếu, sau khi xem đi xét lại chẳng thấy gì, chiến sĩ cảnh sát hỏi: «Có còn đồng Rúp lẻ nào mang về không». Tôi hỏi lại: Hỏi để làm gì. Trả lời: Hỏi chỉ để xin, nếu ông có còn đồng rúp lẻ nào, mang về chẳng để làm gì, cho tôi xin (nói nhỏ chỉ vừa nghe). Tôi bảo: Thế thì được, và rút túi đưa cho những đồng rúp còn lại để nhận một lời cám ơn thầm thì.
Sau này được nghe anh Tầng kể lại sự hồi hộp theo dõi, khi tôi đặt va li lên băng chuyền anh mới thở phào, trở về. Khi về Hà Nội tự tôi mang quà đến nhà anh N K ở phố Nguyễn Thượng Hiền với hình dung gia đình sẽ rất mừng rỡ tiếp tôi. Thế nhưng tôi đã quá thất vọng vì sự thờ ơ, lạnh nhạt đến khó hiểu.
Chuyện 4 – Lạc đường
Trong những lần đi chơi ở Đông Âu tôi có 2 lần bị lạc, nhớ đời.
Lần 1 ở Ba Lan. Tôi ở với người quen trong ký túc xá, hàng ngày đi chơi các nơi, tối về ngủ. Đường đi, lên xe buýt số 38, tôi sẽ nhận ra bến cần xuống để đi bộ về. Hôm đó, Phạm Minh, một cậu bạn trẻ dẫn đi chơi đến khá khuya, định dẫn tôi về, tôi nói chỉ cần đưa đến xe 38 tôi sẽ tự về được. Ngay lúc đó cậu bạn nói: A xe 38 đây rồi, anh lên nhanh đi, chúc ngủ ngon. Tôi ngồi một lúc, ước tính xe đã đến gần nơi cần xuống, tôi bắt đầu quan sát bên ngoài để nhìn đường. Nhưng sao thế này, không nhận ra dấu hiệu đã biết nào cả. Xem lại thì không phải 38 mà là 33. Đã lên nhầm xe. Lúc này xe đã ra khỏi thành phố, đang chạy ở vùng ngoại ô. Tôi lập tức xuống xe để đi xe 33 ngược trở lại. Nhưng không còn chuyến nào nữa. Một mình giữa đồng không mông quạnh, lúc nửa đêm, không biết tiếng Ba Lan, mà có biết cũng không có ai mà hỏi. Đứng bên đường vẫy xe để đi nhờ vào thành phố. Mấy lần vẫy không được. khoảng nửa giờ, may có một tắc xi. Lên tắc xi, dùng tiếng Nga và Pháp, lái xe không hiểu, mà tiếng Anh thì tôi chủ yếu dùng để đọc sách chuyên môn, còn nói chưa thạo lắm. Thế mà cũng giải thích được cho lái xe chở vào thành phố, đi theo tuyến xe 38, tôi sẽ nhận ra chỗ cần xuống. Về đến chỗ ở đã hơn 2 giờ sáng. Mới hơn 5 giờ Minh đã đến gõ cửa, thấy tôi cậu ta mừng quá, nói rằng hôm qua, khi xe buýt vừa chạy cậu ta nhận ra đã nhầm, lúc đó vội tìm tắc xi để đuổi theo, nhưng tìm mãi một lúc không có, đành trông chờ vào sự giúp đỡ của Chúa và tài xoay xở của tôi. Suốt đêm cậu ta lo quá không ngủ được, chờ trời sáng là vội đến chỗ tôi.
Lần 2 ở Hung. Tôi đang ở Bungari, mua vé máy bay sang Hungari, đã đánh điện cho 2 bạn trẻ Nguyễn Văn Chu và Hoàng Quang, đang làm nghiên cứu sinh, ra sân bay đón. Thế nhưng vì có hiểu nhầm lúc dùng tiếng Pháp để giao dịch khi bán vé mà khi tôi đến sân bay thì chuyến bay đã cất cánh hơn 1 giờ trước. Đành phải ở lại, bay vào sáng hôm sau. Chẳng hiểu ngại hoặc gặp khó khăn gì mà tôi không gửi điện tín, báo lại chuyện đó cho Chu và Quang, tôi nghĩ rằng đã có địa chỉ thì có thể tìm được. Đến sân bay của Hung, nếu gọi tắc xi, đưa địa chỉ thì có thể được chở đến nơi. Nhưng có khả năng phải chi một khoản tiền lớn. Tôi nghĩ ra mẹo tiết kiệm bằng cách đi xe buýt vào trung tâm thành phố, sau đó đi tắc xi. Không biết tiếng Hung, nhưng rồi cũng hỏi được xe nào vào thành phố. Lên xe rồi nhưng cứ băn khoăn, lỡ ra xe chạy không đúng hướng yêu cầu thì sao, vì chạy đã khá lâu mà chưa thấy phố xá sầm uất. Khi tôi đi tắc xi tìm đến nhà Nguyễn Văn Chu, sau khi mừng rỡ gặp nhau thì bị trách quá chừng vì 2 bạn trẻ đã rất lo lắng, không phải vì mất 1 buổi đi đón hụt ở sân bay mà sợ tôi gặp trắc trở nào đó nguy hiểm.
Chuyện 5 – Đổi tiền
Tôi cùng Ngô Phú An đang ở Ba Lan. Cần đổi tiền. Các cửa hàng đổi 100 Đô la được 95 đến 96 ngàn Zlôti, trong lúc ngoài chợ hoặc dọc đường phố có thể đổi được 100 ngàn. Tôi rủ An ra chợ. Có người hỏi đổi tiền với giá 100 ngàn. Tôi đồng ý, rút ra tờ 100 Đô, đưa cho người ấy xem rồi lấy lại, đưa cho An cầm, dặn An chỉ giao Đô sau khi tôi nhận đủ tiền Zlôti đút vào túi. Người đó đưa tôi 1 xấp tiền, nói là đúng 100 tờ loại 1000. Tôi đếm, chỉ có 98 tờ. Người ấy nói xin lỗi, đã rút 2 tờ mà không nhớ, hắn lấy ra 2 tờ 1000 và xin tôi lại xấp tiền để bổ sung vào cho đủ số 100 tờ. Hắn cầm 2 tờ, ghép vào xấp tiền và đưa lại cho tôi. Tôi bảo là để đếm lại lần nữa cho chắc chắn và bắt đầu đếm. Thế là thằng cha ấy giật ngay xấp tiền trong tay tôi, nói công an đến kìa và lủi mất. Thực ra gói tiền mà hắn vừa đưa lại đã bị tráo, chỉ có vài tờ tiền ở bên ngoài, bên trong toàn là giấy. Lần này nhờ có hiểu biết mà tránh được vụ lừa đảo.
Chuỵện 6 – Mất chì còn chài
Trong mục về buôn lậu tôi đã kể chuyện bị tạm giữ một túi du lịch chứa đầy hàng tại Hải quan sân bay Angiê. Lần về nước cuối cùng vào tháng 11 năm 1989, chúng tôi có một số người cùng đi và có một bạn trẻ từ Sứ quán đi tiễn (Tôi tạm gọi anh bạn SQ, anh đi tiễn để nhân dịp gửi quà về gia đình). Tôi kể cho anh biết câu chuyện tôi bị giữ hàng và nhờ anh giúp. Anh nhận lời. Kế hoạch của tôi như sau: Tôi để sẵn một túi du lịch (túi A) giống với túi bị giữ (túi B) tại mép lối đi ra phòng đợi lên máy bay. Tôi đem giấy tạm giữ vào kho, nhận lại túi B. Trên quai túi đó có kẹp phiếu của HQ. Tôi xách túi B đi qua chỗ đã để túi A và đánh tráo, gỡ phiếu từ túi B, gắn vào túi A, để túi B lại và xách túi A, trong đó đã giấu một số thuốc, đi tiếp, qua cửa kiểm soát để vào phòng đợi. Tôi nhờ anh bạn SQ xách túi B về, xin biếu anh một phần năm số hàng còn trong đó, còn bao nhiêu anh tìm cách chuyển cho anh Đào Văn Thường đang ở Chlep, tôi sẽ nhờ anh ấy bán hộ. Kế hoạch được thực hiện trôi chảy, đúng theo dự kiến. Chỉ có chuyện là khi bị thu giữ là một túi du lịch căn phồng, khi nhận lại chỉ còn hơn một nửa. Thôi thì của đã đổ đi, hót lại được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Mất chì, còn giữ được một phần chài. Bạn Thường đã bán hàng và đem về cho tôi 140 đô la.
Chuyện 7 – Ra oai với cảnh sát
Sân bay MTK, một ngày tháng 11 năm 1989. Khi tôi và GS. Ngô Phú An đến thì thấy quang cảnh vô cùng nhốn nháo. Ở chỗ lối vào chung để đăng ký lên máy bay hàng trăm người Việt chen lấn, xô đẩy. Họ, một số là lao động về nước, số khác là người đi tiễn. Trong lúc đang loay hoay, tôi nhìn thấy có một lối đi khác, gần đó, gồm khoảng gần 20 thanh niên nam nữ người Việt, xếp hàng trật tự, do một người Nga lớn tuổi phụ trách. Tôi dặn bạn An cứ giữ chỗ ở lối vào chung để tôi sang bên đó xem sao. Đến nơi tôi gặp vị người Nga, nói rằng tôi là giáo sư, đi công tác ngang qua, xin ông đứng nhờ cùng đoàn để ra cửa. Ông ta nhìn tôi gườm gườm, không nói gì cả mà đi gặp cánh sát giữ trật tự (CS). Khi hai người, ông ta và một CS cao lớn trở lại, tôi đoán ông ta nhờ CS đến đuổi tôi đi chỗ khác. Tôi thấy anh CS bước đi hùng hổ hướng về phía tôi đứng. Khi anh ta còn cách khoảng 5 m tôi nói to bằng tiếng Nga, dùng câu mệnh lệnh: Đứng lại! Dừng ngay lại! Sau đó với một giọng từ tốn, chậm rãi tôi nói: «Chớ vội vàng kẻo Bộ Ngoại giao phải can thiệp. Trước khi hành động hãy nhìn xem cái gì đây. Trước hết là mái đầu tóc bạc, chứng tỏ tôi là một người lớn tuổi. Xin đừng đánh đồng tôi với các đồng bào tôi đang chen lấn, xô đẩy nhau ở hàng bên kia. Tôi là một giáo sư, nhân dịp đi công tác, tôi được mời ghé qua MTK thăm vài người bạn Nga, cũng là các giáo sư. Còn đây là Hộ chiếu công vụ, đây là vé máy bay, nhìn kỹ xem, vé này được mua ở Pháp, bằng tiền đô la chứ không phải mua ở MTK. Tôi chưa thấy chỗ vào riêng dành cho khách VIP nên đề nghị với ông này, mà tôi đoán là người có trách nhiệm, để tôi cùng đi với đoàn. Xin các ông đừng vội mà bị nhầm». Anh CS không nói gì, lặng lẽ bỏ đi. Ông người Nga cũng không nói gì. Trong lúc tôi nói chuyện và anh CS bỏ đi, các bạn người Việt theo dõi và tỏ ra thích thú với việc có người Việt Nam dám mắng CS Nga. Tôi vẫy gọi anh An sang cùng với tôi đi ở hàng ưu tiên.
Đó là chuyến đi cuối cùng kết thúc 3 năm làm chuyên gia giáo dục ở Châu Phi.
N.Đ.C.
Tác giả gửi BVN
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, February 24, 2017

Chủ Đề: TT Donald Trump & Tương Lai Hoa Kỳ Diễn Giả: GS Vũ Quý Kỳ


On Monday, January 23, 2017 5:14 PM, Lac Viet <> wrote:

Diễn Ðàn Yểm Trợ Khối 8406
Diễn Ðàn Quốc Dân Dựng Cờ Dân Chủ
Hội Ðồng Liên Kết Ðấu Tranh Dân Chủ Nhân Quyền Cho VN

Tranh Ðấu Cho Nền Dân Chủ Pháp Trị,Tôn Trọng Nhân Quyền & Sự Toàn Vẹn Lãnh Thổ


Audio Youtube Hội Luận 8406

Chủ Nhật Jan 22, 2017



Chủ Đề:  TT Donald Trump & Tương Lai Hoa Kỳ

Diễn Giả: GS Vũ Quý Kỳ


Trân Trọng, 
  
Lạc Việt

*********************************************************************************************************************


GNsP (21.01.2017) – Song song và nối tiếp Chương trình “Bên nhau đi nốt cuộc đời” được tổ chức tại Sài Gòn từ ngày 27 đến 30/12/2016, chúng tôi đã bắt tay thực hiện những cuộc quy tụ để gửi trao những món quà Xuân 2017 cho quý ông TPB VNCH sống tại các tỉnh thành còn lại. Hai linh mục Phaolô Lê Xuân Lộc và Giuse Trương Hoàng Vũ cùng các TNV đã thực hiện chuyến trao quà tại tỉnh Bình Thuận vào các ngày từ 10 đến 12/01/2017.
Từ những ngày cuối năm 2016 nhóm cộng tác viên tại miền Trung của phòng Công lý Hòa bình DCCT Sài Gòn, gồm Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, DCCT Đà Nẵng và các TNV đã đi đến các tỉnh miền Trung, từ Quảng Ngãi đến Quảng Trị để trao quà Xuân 2017 gồm một thiệp chúc Giáng Sinh và Năm mới 2017, một tờ bướm (brochure) về Chương trình Tri ân TPB VNCH và 1.000.000 đồng, do các nhà hảo tâm trong và ngoài nước hỗ trợ.
Hai tỉnh thành đầu tiên chúng tôi đặt chân đến là Quảng Nam và Đà Nẵng.
Chúng tôi thăm nơi đầu tiên là huyện Bắc Trà My của tỉnh Quảng Nam. Hiện có 6 ông TPB VNCH sống ở vùng này. Từ Thị trấn Bắc Trà My, chúng tôi lên đường khi trời vừa hừng sáng dưới trời mưa tầm tã và con đường lầy lội do đang làm. Nơi chúng tôi hẹn gặp các TPB trong vùng đó là nhà một TPB VNCH. Sau khi uống trà và trò chuyện đôi chút, chúng tôi đã gửi đến quý ông những món quà Xuân do sự đóng góp của quý ân nhân và những người hảo tâm trong và ngoài nước.
IMG_1665
IMG_1670
Sáu TPB VNCH sống tại huyện Bắc Trà My (người thứ ba từ trái qua nhận thay cho thân phụ ông)
Qua đầu năm mới 2017, ngày 2/1, trời vẫn mưa không dứt. Chúng tôi liên lạc với 29 TPB VNCH ở hai huyện Điện Bàn và Duy Xuyên về nhà một giáo dân tại Trà Kiệu để trao quà cho các ông. Mặc dù hẹn 9 giờ sáng nhưng ngay từ 8 giờ đã có nhiều ông đến ngồi chờ. Người chủ nhà mặc dù đang nằm bệnh viện vì bệnh ung thư nhưng rất quan tâm đến việc tạo điều kiện cho các TPB VNCH tập trung tại nhà ông để gặp nhau và nhận quà. Ông đề nghị vợ đang chăm sóc ông phải rời bệnh viện về nhà đón khách và ông dặn dò: “Nếu có ai đến nhà gây khó dễ thì gọi cho tôi, tôi sẽ gọi anh em bạn bè đến giải quyết”. Những con người như gia đình ông thật đáng quý biết bao, sẵn sàng đứng về phía người nghèo bất chấp bạo quyền đe dọa. Vì các ông TPB vùng này đến sớm hơn giờ hẹn nên buổi phát quà hoàn tất trước thời gian dự kiến.
IMG_1753
IMG_1757
Chúng tôi tiếp tục lên đường đến điểm hẹn thứ hai là Nhà thờ Bình Phong, huyện Thăng Bình lúc 12g00, thì đã thấy gần 10 TPB đang ngồi chờ mặc dù còn 30 phút nữa mới đến giờ hẹn. Cha P.X Nguyễn Ngọc Hiến, Quản xứ Bình Phong, đón tiếp anh em TPB thật nồng hậu, tạo điều kiện cho buổi phát quà diễn ra thật tốt đẹp. Những món quà được trao cho các ông một cách đầy trân trọng. Có những ông TPB trong danh sách nhưng lại thiếu số điện thoại, Cha Quản xứ đã gọi giáo dân sống ở khu vực đó tìm và báo cho ông TPB ấy đến nhận quà. Tại đây, chúng tôi đã gặp gỡ và trao quà cho 65 TPB sống tại huyện Thăng Bình. Một ông TPB đã thốt lên sau khi nhận quà: “Tôi mừng lắm. Nhận được món quà này tôi rất mừng….” Chúng tôi ra về trong niềm vui mừng vì ngày phát quà diễn ra thật suôn sẻ.
Hơn 100 TPB nhận quà hôm nay chỉ chiếm gần một nửa số TPB sống tại tỉnh Quảng Nam, nhưng chúng tôi chuyển qua vùng khác là Tp. Đà Nẵng.
FullSizeRender
IMG_1817
IMG_1849
Quang Nam-6
IMG_1871
Chiều ngày 3/1 chúng tôi hẹn các TPB VNCH sống tại Đà Nẵng đến nhà một TPB sống ở vùng này để gặp gỡ. Khi nghe tôi gọi điện đề nghị, chủ nhà và cũng là một TPB đã tỏ ra rất vui và sẵn lòng đón tiếp anh em. Mặc dù hẹn lúc 1g30 chiều nhưng có ông đã đến từ sáng. Tuy có chút trục trặc về địa chỉ nhà nhưng cuối cùng 16 TPB vùng Đà Nẵng đã có mặt. Trong bầu khí ấm cúng như một gia đình, các TPB lần lượt tự giới thiệu tên và cảm nghĩ của mình về buổi họp mặt này…. (trích video clip…). Có 3 TPB vì sức khỏe yếu không đến được đã nhận quà tại nhà do TNV mang tới vào chiều cùng ngày.
Những ly nước Cocacola và những dĩa trái cây của chủ nhà làm cho buổi họp mặt thêm vui. Mấy lần phát biểu là bấy nhiêu lần ông TPB chủ nhà xúc động rơi nước mắt. Ông cám ơn cha Đinh Hữu Thoại đã có sáng kiến mời anh em TPB vùng Đà Nẵng đến nhà ông để anh em biết nhau và giữ liên lạc với nhau.
Được biết sau đó một ngày, công an Đà Nẵng đã đến nhà ông TPB này để hạch hỏi xem ai trao quà, quà gì, bao thư như nào, sao không đến từng nhà trao mà tập trung tại đây,… Công an còn đe dọa mời ông về trụ sở công an làm việc! Tuy vậy ông cho biết tinh thần vẫn luôn mạnh mẽ và không sợ sự đe dọa nào.
Quang Nam-11
Quang Nam-13
Sáng ngày 4/1 chúng tôi cưỡi xe máy lên huyện Đại Lộc để thăm ông TPB mới gửi hồ sơ vào Sài Gòn và sau đó trở lại Nhà thờ Ái Nghĩa để phát quà cho 15 TPB trong huyện Đại Lộc. Vẫn như những nơi trước, các ông đến sớm hơn giờ hẹn. Vì trời mưa, chúng tôi không muốn các ông chờ đợi lâu nên đã trao quà để các ông có thể ra về. Huyện Đại Lộc có 15 TPB VNCH. Chúng tôi cám ơn Cha xứ đã cho phép các ông gặp nhau tại Nhà thờ để nhận quà Xuân. Chúng tôi lên đường vào Hương An và Thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn để thăm một TPB mới gửi hồ sơ và phát quà cho 9 TPB thuộc huyện Quế Sơn, 2 TPB huyện Nông Sơn và 1 TPB huyện Hiệp Đức.
IMG_1921
IMG_1922
IMG_1928
Chiều hôm sau, ngày 5/1 chúng tôi hẹn được 52 ông TPB huyện Phú Ninh về Nhà thờ Khánh Thọ để nhận quà, nhưng chỉ có 17 ông đến vì các ông khác cho biết đường đi khá xa mà lại không có điều kiện. Chúng tôi đành hẹn họ ngày khác về lại Nhà thờ Bình Phong gần nhà họ hơn. Trước giờ hẹn, công an huyện Phú Ninh gọi điện cho Cha xứ Khánh Thọ nói rằng những người nhận quà này không thuộc giáo xứ của cha, nếu cha cho họ đến Nhà thờ thì sau này sẽ gặp khó khăn! Cha nên nói họ ra quán cà phê nhận… Cha xứ Khánh Thọ không đồng ý đề nghị này và nói với công an rằng việc các TPB VNCH nhận quà không có gì “nghiêm trọng”, họ chỉ nhận rồi về. Sau khi các TPB nhận quà ra về, Cha xứ còn tiếp đón chúng tôi một bữa lỡ tuy đơn sơ nhưng đậm tình huynh đệ. Ngài là một linh mục vui tính và có khiếu hài hước.
Quang Nam-23
Quang Nam-24
Quang Nam-25
Trưa Chúa Nhật 8/1, chúng tôi trở lại Nhà thờ Bình Phong tiếp tục trao quà cho 27 TPB huyện Phú Ninh còn lại và một số TPB sống ở Thành phố Tam Kỳ. TNV sẽ trao quà tận nhà cho 8 ông huyện Phú Ninh không đến được. Thật không biết dùng lời nào để tri ân cha Quản xứ Bình Phong đã quảng đại đón tiếp các ông TPB VNCH.
Quang Nam-28
Gần một tuần sau khi trao quà cho các TPB thuộc huyện Phú Ninh, từ Sài Gòn trở về đến sân bay Chu Lai sáng thứ sáu ngày 13/01/2017, Linh mục Đinh Hữu Thoại được TNV đón đã hẹn 17 TPB huyện Núi Thành tại 3 địa điểm: ngã ba vào sân bay Chu Lai, chân cầu Tam Hòa và xã Tam Xuân giáp ranh Tp. Tam Kỳ. Cũng tại xã Tam Xuân cạnh cây xăng Tuyết Mai, chúng tôi đã gặp gỡ và phát quà cho 13 TPB sống tại Tp. Tam Kỳ của tỉnh Quảng Nam.
Quang Nam-32Quang Nam-33
Quang Nam-34
Quang Nam-35
Sáng Chúa Nhật ngày 15/1, Linh mục Đinh Hữu Thoại đã trao quà cho 16 TPB sống tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Thật bất ngờ khi trước đó, ngày 9/1, chúng tôi nhận được tin TPB Hoàng Đình Lân sống tại xã Tiên Thọ qua đời sau gần một năm trên giường bệnh. TNV đã đến tư gia thăm tang quyến và phúng viếng người quá cố.
IMG_2122
IMG_2131
IMG_2140
IMG_2141
Vieng TPB Hoang Dinh Lan
(Còn tiếp)
Pv. GNsP

__._,_.___

Posted by: 8406news 

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link