Friday, December 16, 2016

Ông Trần Anh Kim và ông Lê Thanh Tùng bị kết án nặng nề



Chuong Trinh Phat Thanh Khoi 8406 - 15 /12 /2016


****************************

Ông Trần Anh Kim và ông Lê Thanh Tùng bị kết án nặng nề
CTV Danlambao - Phiên tòa sơ thẩm xét xử hai người yêu nước là cựu Trung tá Trần Anh Kim và ông Lê Thanh Tùng đã kết thúc lúc 13 giờ 30 phút ngày 16/12/2016 với bản án nặng nề dành cho cả hai ông. Ông Trần Anh Kim bị kết án 13 năm tù giam, 5 năm quản chế, trong khi đó ông Lê Thanh Tùng nhận bản án 12 năm tù giam, 4 năm quản chế sau khi mãn hạn tù. Cả hai ông đều bị kết án theo điều 79 “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.


Mặc dù được “quảng cáo” là một phiên tòa công khai nhưng thực tế vẫn là một phiên xử kín giống như mọi phiên tòa kết tội người yêu nước khác. Ngay từ hôm trước (15/12/2016), nhiều người hoạt động nhân quyền ở miền Bắc đã phải nhận giấy mời lên công an “làm việc” vào đúng ngày sẽ diễn ra phiên tòa để ngăn cản những người này đi Thái Bình ủng hộ tinh thần cho hai nhà tranh đấu trên. Nhiều người bị công an, mật vụ canh gác, chốt chặn ngay tại cửa nhà riêng. Công an cũng phong tỏa nhiều ngả đường dẫn vào trụ sở tòa án (74 Kỳ Đồng, đường Trần Hưng Đạo, thành phố Thái Bình). Thông tin cho hay có khoảng ba mươi người đã có mặt gần khu vực tòa án để ủng hộ tinh thần cho ông Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng nhưng bị công công an kiểm soát rất chặt chẽ nhằm ngăn cản họ quay phim chụp hình. Ít nhất năm dân oan đã bị bắt ngay tại địa phận tỉnh Nam Định khi đang trên đường tới phiên tòa.

Bà Trần Thị An, vợ ông Lê Thanh Tùng cho biết rằng bà phải rất cố gắng, cương quyết mới được cho vào chứng kiến cảnh chồng bà bị xét xử sau khi phiên tòa đã diễn ra được chừng nửa tiếng.
Người thân cũng như các Luật sư bào chữa cho hai nhà tranh đấu này cho biết tinh thần họ là “rất hiên ngang, khảng khái, mạnh mẽ và quyết đoán” khi đứng trước phiên tòa bất công. Bà Trần Thị An, vợ ông Tùng nói rằng “Các luật sư đã bào chữa rất hay, rất chặt chẽ và mạnh mẽ, chứng minh chồng tôi và anh Kim vô tội nhưng họ vẫn kết án hai anh. Giống như lần tù trước, lần này anh Tùng vẫn thể hiện sự cứng rắn, mạnh mẽ đầy bất khuất trước tòa. Đây là bản án bất công. Chồng tôi và ông Kim không có tội”.

Luật sư Võ An Đôn, người bào chữa cho ông Lê Thanh Tùng chia sẻ quan điểm với chúng tôi ngay khi phiên tòa vừa kết thúc rằng “đây là bản án oan sai, bất công. Luật pháp không thể kết tội ý tưởng, suy nghĩ của một người.”

Ông Đôn cũng cho rằng, bản án này đã vi phạm điều 25 trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

“Hai ông chỉ mới có ý tưởng thôi, chưa có hành động cụ thể nào cả. Và cũng chỉ có hai ông là thật thôi, các người kia là ảo, không có thực. Mọi thứ còn đang nằm trong suy nghĩ của hai ông, không có hành vi nào được thực hiện nên không thể gọi là có tội được. Mà mọi công dân đều có quyền được suy nghĩ, được tự do tư tưởng...”

Xin nhắc lại, cựu Trung tá Trần Anh Kim từng bị bắt ngày 7/7/2009 và bị kết án 5 năm 6 tháng tù giam, 3 năm quản chế theo điều 79 BLHS “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Ông bị bắt lần hai khi mới ra tù được tám tháng.

Ông Lê Thanh Tùng, thành viên khối 8406 bị bắt tháng 12 năm 2011 và bị kết án 4 năm tù giam, 4 năm quản chế theo điều 88 BLHS “tuyên truyền chống nhà nước”. Ngày 29/6/2015, ông Tùng bất ngờ được trả tự do trước thời hạn 5 tháng theo quyết định Đặc xá của Chủ tịch nước.

Hai mươi lăm năm tù giam, 7 năm quản chế dành cho hai người đấu tranh ôn hòa một lần nữa nói lên bản chất đê hèn và man rợ của nhà cầm quyền. 

Cả hai lần tù, ông Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng đã bị tuyên tổng cộng 34 năm 6 tháng tù giam, 15 năm quản chế sau khi mãn án tù là một cái giá rất đắt cho khát vọng tự do cho dân tộc. Nhưng họ đã chấp nhận và hãnh diện về điều đó. Lòng yêu nước, khí phách, bản lĩnh của Trần Anh Kim và Lê Thành Tùng đáng để cho nhiều người dấn thân phải nể phục và tự hào.

16.12.2016

__._,_.___

Posted by: 8406news 

Giữ ngọn lửa Formosa !!!


Kính chuyển đế thông tin và xin vui lòng phổ biến.
---------- Forwarded message ----------
From: Toma Thien <
Date: 2016-12-15 9:40 GMT-05:00
Subject: Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận số 257, ra ngày 15-12-2016
To: tuyet linh <>
Cc:


Kính gởi đến Quý vị Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận số 257, ra ngày 15-12-2016. Xin cảm ơn Quý vị đã đón nhận và sẽ chuyển tiếp.
Ban biên tập.

Giữ ngọn lửa Formosa !!!
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 257 (15-12-2016)
          Ngày 5 tháng 12 vừa qua, Linh mục Nguyễn Đình Thục thuộc Giáo phận Công giáo Vinh, đại diện các nạn nhân của thảm họa môi trường biển, trong bản trình bày trước Quốc hội Đài Loan về tội ác do Formosa gây nên đối với dân sinh và môi trường Miền Trung, đã mạnh mẽ tố cáo:
          - Điều đáng căm phẫn là từ khi gây thảm họa đến nay, Formosa chưa một lần thông báo cho công luận biết họ đã thải những chất gì vào biển, số lượng bao nhiêu, thải trong thời gian nào!
          - Điều đáng sợ hãi là một số báo chí trong nước có đưa tin nhiều mẫu cá lấy ở Hà Tĩnh bị nhiễm cyanur, phenol và đặc biệt là kim loại nặng cadimi, chì, sắt, crom và thủy ngân vượt mức cho phép. Nhưng thông tin chính thức về các độc tố này thì lại không có, đang khi người dân đòi hỏi nhà nước phải công bố rõ ràng kim loại nặng trong nguồn gây ô nhiễm là những loại nào, đâu là tác động của chúng đối với môi trường và sức khỏe, tồn dư của chúng trong trầm tích đáy biển sẽ ảnh hưởng đến nhiều thế hệ người Việt ra sao. Hiện giờ hầu như ai cũng nghe nói đến thảm họa Minamata ở Nhật Bản cách đây hơn nửa thế kỷ và đều sợ rằng trong những thập kỷ tới, dân Việt cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Nên từ khi thảm họa xảy ra, người dân không dám dùng các loại thủy hải sản (cá, tôm, nghêu, mực, muối, nước mắm…) vì chẳng biết những chất độc đã nhiễm vào chúng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sinh mạng. Và tình trạng này sẽ còn kéo dài bao lâu nữa?

          - Điều đáng ngỡ ngàng là người dân, đặc biệt những ai cảm thấy sức khỏe có vấn đề sau khi tiếp xúc với nước biển hay tiêu thụ sản phẩm biển, gặp rất nhiều khó khăn để lấy kết quả xét nghiệm liên quan đến kim loại nặng trong cơ thể của mình với những lý do rất khó hiểu. Hiện tại chỉ có một kết quả của một bệnh nhân cho thấy hàm lượng thủy ngân và chì trong máu vượt quá mức cho phép. Về bệnh tật, mặc dù chưa được chính thức công nhận, nhưng thông tin trên mạng xã hội ghi nhận ít nhất đã có ba trường hợp tử vong sau khi ăn cá biển. Một thợ lặn làm việc cho Formosa đã chết sau ngày bị nhiễm độc. Những thợ lặn khác cũng có các triệu chứng tương tự.

          Dĩ nhiên, tất cả những sự mập mờ lấp lửng, bưng bít thông tin (từ phía Formosa và nhà cầm quyền) mà linh mục Nguyễn Đình Thục đã tố cáo ở trên không có gì mới, chỉ có điều là chúng được nói lên công khai tại chính nơi Formosa đặt bản doanh, sào huyệt, trong một nỗ lực mới để duy trì “ngọn lửa” Formosa. Xin lưu ý: linh mục Thục cũng là một trong nhiều người (chức sắc và tín đồ) tại Giáo phận Vinh đã làm cho ngọn lửa Formosa bùng cháy qua những vụ đưa đơn đòi bồi thường, nộp hồ sơ quyết khởi kiện và xuống đường biểu tình cách đông đảo…

          Nhưng ngoài những việc “tiêu cực” nói trên đây, đảng và nhà nước Việt cộng còn thực hiện nhiều việc “tích cực” hơn nữa. Thời gian qua, đó là bao che dung dưỡng cho Formosa tiếp tục hoạt động, tiếp tục xả thải, tiếp tục đầu độc môi trường sau khi đã được nó thí cho một số tiền gọi là “bồi thường” hết sức bẻo bọt đến độ khốn nạn. Đó là không truy tố toàn bộ những quan chức chóp bu đã đưa tên tội phạm môi trường khét tiếng ấy vào VN hoặc đã lên tiếng bênh vực nó suốt mấy tháng trời cho tới cuộc họp báo chính phủ ngày 30-06. (Mới đây có truy tố -kiểu mỵ dân- một tên nhãi nhép là cựu chủ tịch xã Kỳ Anh về tội tham nhũng). 

Đó là tung toàn thể bộ máy công quyền, khối báo chí tay sai, dàn công an mạng, đám dư luận viên đồng loạt gọi đại thảm họa là “sự cố môi trường”, ngoác miệng tối thiểu hóa các nguy cơ, lùng sục những ai vạch trần vụ việc, vu khống chửi bới các cá nhân và tổ chức lên tiếng bảo vệ môi trường. Đó là trấn áp khốc liệt những cuộc biểu tình lớn nhỏ của nhân dân, của giáo dân nhằm tố cáo thủ phạm Formosa lẫn đồng phạm và đòi được bồi thường thiệt hại. Đó là hăm dọa, đánh đập, bắt bớ, xử tòa những công dân yêu cầu phải cho đất nước được sống trong một sinh thái an toàn. 

Đó là thay vì vận dụng tất cả mọi phương tiện kỹ thuật để thanh tẩy biển, tiêu diệt cá tôm nhiễm độc, khôi phục các rặng san hô, thì lại thỉnh thoảng họp báo để tuyên bố đại dương đã tự làm sạch mà không ngượng miệng, rồi xúi dân cứ đi tắm biển, nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản. Đó là thay vì khôi phục và bảo vệ ngư trường ở miền Trung, để luôn có những “cột mốc bảo vệ chủ quyền đất nước trên Đông hải” vốn đang bị Tàu cộng lăm le chiếm đoạt, thì lại tìm cách buộc ngư dân phải chuyển nghề, rời biển, lên sống trên đất, qua lao động tận bên Lào, để lũ Bắc phương xâm lược dễ dàng hoàn tất kế hoạch. 

Đó là quyết tâm thực hiện một vụ Formosa thứ hai: xây dựng nhà máy thép mới với vốn của Trung Quốc ở Cà Ná, Ninh Thuận, mang tên Tôn Hoa Sen, để phối hợp cùng tên tội phạm ở Vũng Áng giết chết toàn bộ nguồn thủy sản của miền Trung và làm cho lãnh hải VN càng thêm thênh thang rộng mở cho Hán cộng tràn vào. Chưa kể vụ một nhà đầu tư Trung Quốc đang dự trù xây dựng nhà máy kẽm tại khu kinh tế Chân Mây–Lăng Cô, Thừa Thiên-Huế, cũng sát bên bờ biển.

          Mới đây, còn có những sự việc động trời như vụ tàu kiểm ngư của Thanh Hóa đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân sáng ngày 16-11-2016 trên chính vùng biển Việt Nam. Như vụ đại tá Đặng Hoài Sơn, trưởng công an thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh –với lời lẽ hăm dọa– đã buộc một ngư dân Đông Yên gỡ bỏ khỏi Facebook video clip mà anh đã quay được về chiếc tàu (nghi là từ Formosa ra) đang đổ hàng trăm tấn chất thải tại biển Vũng Áng ngày 20-11-2016. Rồi vụ sư đoàn 324 thuộc quân khu 4 vừa có cuộc diễn tập mà tình huống đặt ra là các chiến sĩ vượt sông để tấn công mục tiêu trên địa bàn Nghệ An. Theo công luận, mục tiêu giả định này chính là Giáo phận Công giáo Vinh nói chung và đầu não là tòa giám mục Vinh nói riêng (nằm bên một bờ sông) ở Xã Đoài.

 Trong quá khứ, sư đoàn 324 này từng đàn áp đẫm máu vụ giáo dân nổi dậy ở Quỳnh Lưu vào năm 1956, nơi mà mới đây, vào tháng 6-2016, cũng đã diễn ra một cuộc biểu tình phản đối Formosa từ phía các giáo dân.
          Tất cả mọi động thái đó của nhà cầm quyền đều nằm trong kế hoạch “nhận chìm vụ cá chết” và “dập tắt ngọn lửa Formosa” hầu bảo vệ sự thống trị đầy sai lầm, tội ác và thất bại của đảng.

          Nhưng dập tắt ngọn lửa Formosa sao được khi –vì ngu dốt?
 vì sợ hãi? vì đồng lõa?

 – Việt cộng đã ngửa tay nhận số tiền bồi thường 500 triệu đôla mà rõ ràng là chẳng thấm vào đâu so với thảm họa của môi trường và đòi hỏi của các nạn nhân đủ loại. Dĩ nhiên nhà nước đã có kế hoạch hỗ trợ cho tất cả những ai làm kinh tế biển ở 4 tỉnh miền Trung. Như ngày 21-10, với bản tin: “Địa phương đầu tiên chi trả bồi thường từ Formosa cho ngư dân”, báo VNExpress cho biết nhiều xã vùng duyên hải thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế đã được nhận tiền tạm cấp bồi thường là 400 tỷ đồng.  Cũng tờ báo trên, ngày 16-11, lại loan tin ngư dân Quảng Trị được bồi thường lên tới 500 tỷ.

          Tuy nhiên, báo chí lề dân thời gian gần đây lại loan những tin tức không mấy tốt đẹp về vụ này, đặc biệt tại những địa phương thiệt hại nhiều hơn là Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Dân Làm Báo ngày 25-10 cho hay: hôm nay, nhiều người dân xã Thạch Hạ đã đồng loạt vây hãm trụ sở UBND thành phố Hà Tĩnh biểu tình đòi đền bù thiệt hại do Formosa gây ra. 

Video và hình ảnh cho thấy người dân cầm theo băng-rôn lớn với dòng chữ: “Formosa làm thiệt hại nghề nghiệp và  đời sống chúng tôi. Đề nghị chính quyền các cấp thực hiện công bằng”. “Formosa gây thảm họa, chúng tôi đang chịu hậu quả, đề nghị chính quyền giúp đỡ”. “Các hộ dân xã Thạch Hạ đề nghị UBND tỉnh, UBND thành phố đền bù thiệt hại do Formosa gây ra” và đòi gặp lãnh đạo thành phố để gửi đơn khiếu nại. Đáp lại, nhà cầm quyền chẳng những không dám gặp dân, mà còn đóng kín cổng văn phòng, đồng thời huy động lực lượng công an ra ngăn chặn và không cho người dân vào bên trong để nộp đơn.

          Đài Á Châu Tự Do ngày 07-12 loan tin: Khoảng hơn 2.000 ngư dân xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, đã biểu tình tại nhà văn hóa thôn Xuân Hòa của xã vào sáng hôm nay để phản đối quyết định đền bù thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng do thảm họa môi sinh mà họ cho là không công bằng. Số người biểu tình này cũng là giáo dân xứ Xuân Hòa, hạt Hướng Phương, giáo phận Vinh. Linh mục Mai Xuân Ái, chủ chăn của họ phát biểu: Dân bức xúc ở chỗ Nhà nước chưa đền bù cho dân; nhưng cô giáo ở các trường đòi nợ học sinh bắt phải đóng học phí, bảo hiểm y tế trong khi không tổ chức khám theo quyền lợi của các em. Một lý do nữa là người đáng đền bù lại không đền bù, còn người đáng hỗ trợ lại kêu lên… Dân không tán đồng cách làm của cơ quan chức năng nên họ quyết tâm xuống đường để đòi lại công lý.”


          Trang mạng Tin Mừng Cho Người Nghèo ngày 12-12 cho biết: Hàng ngàn người dân vùng biển thuộc xã Kỳ Hà, Kỳ Vân và Kỳ Tân, tỉnh Hà Tĩnh đã quy tụ ngay đoạn đường đi vào thị xã Kỳ Anh, quốc lộ 1A, biểu tình đòi hỏi Formosa cút khỏi VN và yêu cầu nhà cầm quyền bồi thường thỏa đáng cho họ. Lý do chính khiến bà con xuống đường là vì VC đang làm ngơ trước sự mất mát cơ nghiệp của người dân và cả dân tộc, các gia đình lâm cảnh nghèo túng, trẻ em thất học dài dài… Nhiều băng-rôn biểu ngữ được bà con mang theo có nội dung: “Khởi tố Formosa”, “Formosa là thảm họa của đất nước”, “Tôi cần biển, cần tôm, cần cá, không cần sắt thép”…
          Tất cả các cuộc biểu tình (mà trên đây chỉ là vài ví dụ tiêu biểu) ngày càng cho thấy VC không có thiện chí và chẳng đủ khả năng giải quyết đại thảm họa hiện thời của dân tộc. Mà từ xưa tới nay, có thảm họa lớn bé, khủng hoảng to nhỏ nào mà VC đủ tâm và đủ tầm để giải quyết ổn thỏa, ích lợi cho dân cho nước? Vì bản chất chế độ là quyết nắm mọi tài nguyên quốc gia (vật chất), mọi tư tưởng con người (tinh thần) để giữ mọi quyền lực, bất chấp dân tình đói khổ, đất nước điêu linh và giống nòi suy bại. Tất cả các cuộc biểu tình trên đây cũng ngày càng cho thấy giải pháp hữu hiệu hiện thời là tỏ bày sức mạnh tập thể, quyền lực nhân dân qua các cuộc xuống đường đông đảo và liên tục. 

Bên Đông Âu thập niên 80-90 thế kỷ trước, các giáo hội Công giáo, Tin lành, Chính thống một đàng vừa tổ chức những buổi cầu nguyện tập thể, thường xuyên, khắp cả nước cho quê hương, đàng khác vừa thiết lập thói quen xuống đường sau buổi thờ phượng Chủ nhật: lễ xong, từ mọi nhà thờ trong thành phố, tín đồ kéo nhau ra quản trường trung ương. Các lãnh đạo tinh thần tại VN có dám thử như vậy không, có dám bắt chước những đồng nghiệp bên trời Âu mà nay được xưng tụng là mục tử của Giáo hội và là anh hùng của Dân tộc?

          BAN BIÊN TẬP



__._,_.___

Posted by: "Dr. Hoi Van Do"

Wednesday, December 14, 2016

Tết gần đến ở VN đang xôn xao chuẩn bị những gì?



Image result for Văn Quang - Viết từ Sài Gòn
     Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 12.12.2016

Tết gần đến ở VN đang xôn xao chuẩn bị những gì?

merry-christmas-giang-sinh-noel-2017.jpg

Khi tôi viết bài này đã là tháng 12-2016 rồi, Lễ Giáng Sinh đang đến, Tết Dương Lịch rất gần và Tết Truyền Thống VN gọi là Tết Âm Lịch (hay nôm na là Tết Ta) cũng còn hơn 1 tháng nữa thôi. Không khí chuẩn bị đang sôi động, các báo đều xôn xao nhiều đề tài về Tết. Nhất là mấy ông ở tòa soạn đang tất bật kiếm bài, kiếm hình làm báo Tết.

Hồi này người Việt thường xem báo trên các trang mạng, rất ít người mua báo hàng ngày như xưa, chỉ có nhà hàng, khách sạn mua vài tờ báo lớn cho khách xem thôi. Báo hàng ngày đều khó bán nên chỉ chờ dịp mới bán được nhiều. Người VN thường có thói quen mua một tờ báo Tết để trên bàn cho khách đến thăm đọc và cả nhà cùng đọc nhưng thật ra bây giờ rất nhiều người có Iphone, Ipad đọc chỗ nào cũng được, nhất là khi phải chờ tàu xe. Tờ báo Tết được dùng như một sản phẩm trang trí thôi.

Có một chuyện mỉa mai nhất là chuyện các quan quên không cấm gia đình bà con anh em không được nhận quà.

Tại sao ở VN lại chưa có việc cấm thân nhân nhận quà?

Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn 2.647 người và thu thập dữ liệu ở 10 tỉnh, thành; 5 bộ, ngành. Kết quả cho thấy gần 70% số doanh nghiệp và cán bộ, công chức (CBCC) biết rõ việc tặng/nhận quà có mục đích chủ yếu là giúp giải quyết công việc, cảm nhận chung là thành trào lưu, thông lệ, thậm chí là “luật chơi”. “CBCC tặng quà cho cấp trên để thể hiện sự biết điều” (theo báo cáo).


01- Mang qua biếu sếp nhân dịp Tết đến Xuân về.jpg
Mang qua biếu sếp nhân dịp Tết đến Xuân về


Báo cáo chỉ rõ Luật Phòng chống tham nhũng quy định CBCC, viên chức không được nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác từ tổ chức hoặc cá nhân có liên quan tới công việc của mình. Tuy vậy, các quy định này không áp dụng với bất cứ thành viên nào trong gia đình của CBCC. Ở Mỹ, Hàn Quốc, Singapore..., các lãnh đạo, cán bộ ngoài việc không được trực tiếp nhận quà còn phải ngăn không cho vợ/chồng, họ hàng thân thích nhận quà.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hiệp hội Hàng Việt Nam chất lượng cao, dẫn chứng CBCC ở Singapore nhận quà trị giá hơn 50 USD là phải nộp nhà nước, nếu muốn giữ lại thì phải trả tiền, ở Mỹ là 375 USD. “Mới đây, báo chí phản ánh Tổng thống Obama hết nhiệm kỳ sẽ nộp lại quà tặng trị giá 1,5 triệu USD đưa vào bảo tàng. Chuyện đó ở Việt Nam chúng ta ít khi nghe thấy.

Bà Hạnh nói: “Phòng chống tham nhũng nhưng khi kiểm tra lại phát hiện “đúng quy trình”. Chúng tôi làm việc nhiều với các doanh nghiệp, hỏi họ mong mỏi được hỗ trợ gì từ nhà nước thì họ đều nói xin cán bộ đừng nhũng nhiễu nữa”.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Tổng Thanh Tra Chính Phủ (TTCP), khẳng định xung đột lợi ích là một chế định được phổ biến rộng rãi ở nhiều quốc gia nhưng Việt Nam chưa có vấn đề này”.

Tại sao ở VN lại chưa có việc cấm thân nhân nhận quà? Chỉ cấm Cán Bộ, viên chức không được nhận quà thôi? Phải chăng đây là “cánh cửa mở ra” cho vợ con anh em mình nhận quà thay mình? Vậy thì chuyện cấm cũng như không. Anh nào cũng có thể mang đến cho “bà nhà” nhận quà, càng nhiều càng tốt. Tất nhiên “bà nhà” sẽ có danh sách đưa cho “ông nhà” để châm chước, ưu ái cho những anh chịu khó mang quà Tết đến nhà.

Việc này ở VN đã thành “luật chơi” vẫn tồn tại từ xưa đến nay, có gì đổi mới đâu. Người quyết định “cấm nhận quà” chỉ làm cho có tiếng là chống tham nhũng cho vui thôi. Đúng Tết là dịp rất vui cho gia đình con cái các quan, còn doanh nghiệp phải tính toán lo cho bao nhiêu quan, bao nhiêu cái gọi là cơ quan, lỗ cũng phải lo không thì chết không kịp ngáp.
Anh dân đen cũng lo méo mặt kiếm món gì cúng lễ tổ tiên, cho con cái xum họp trong dịp Tết. Đúng là cái cảnh “ngoài tươi trong héo”. Tết Tây và Tết Ta ở VN là như thế.

Mùa cưới và chuyện đổi tiền mừng tuổi

Trước Tết lại còn là “mùa cưới”, con cháu họ hàng thường cưới vợ lấy chồng vào dịp này.
Một ông giáo về hưu và cũng là họ hàng của tôi viết thư than rằng nhận được tới 21 cái thiệp cưới, toàn những cái của họ hàng gần, không đi không được. Mỗi cái tối thiểu cũng phải năm trăm ngàn đồng, đám nào làm tiệc ở nhà hàng 4-5 sao thì phải đi  mừng 1 triệu đồng cho phải phép. Trong khi lương hưu của ông giáo chỉ có 3 triệu đồng VN một tháng thôi.  Phải chạy vạy ngược xuôi, nhờ con cháu cũng chưa đủ tiền mừng. Lo sốt vó lên đây các cụ ơi!

Lại còn vụ đổi tiền mừng tuổi.

Người VN thường có thông lệ “mừng tuổi” hay còn gọi là tiền “lì xì” cho con cháu vào dịp Tết. Nhiều người phải tìm nơi đổi tiền ngay từ bây giờ.
Tại một dịch vụ đổi tiền, anh Nam cho biết, mới rao nhận đổi tiền được 2 hôm đã có rất đông khách hàng có nhu cầu, dù phải 2 tháng nữa mới đến tết Nguyên đán. "Hầu hết khách đều đổi đủ các loại tiền lẻ 1.000, 2.000, 5.000 đồng để đi chùa và tiền polymer mệnh giá lớn hơn để mừng tuổi dịp Tết Dương lịch và để dành luôn tới Tết Âm lịch". Bên cạnh tiền Việt, đại lý này cũng nhận đổi tiền đô mới với giá 30.000 đồng/tờ 1 USD, 60.000 đồng/tờ 2 USD. Với một số tờ 2 USD quý, hiếm như tờ 2 đô năm 1917 được chủ dịch vụ rao "bán chứ không đổi" với giá hàng triệu đồng.

Chuyện Tết nhất ở VN còn lắm chuyện buồn vui lẫn lộn. Vậy ai vui, ai buồn trong dịp Tết này? Câu trả lời ai cũng biết: Quan lớn thì vui dân thì buồn. Chuyện này đã thành chuyện cổ tích rồi.
Các quan rục rịch đến chúc Tết và tặng quà nhau nhưng vừa bị cấm.

Không được đến chúc Tết Thủ Tướng và các quan trên

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn Phòng chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng cho biết khi Quốc hội bầu Thủ tướng, phê chuẩn các thành viên Chính phủ, thừa lệnh Thủ tướng ông đã ký ngay văn bản yêu cầu các địa phương, Bộ, ngành không đến tặng hoa chúc mừng Thủ tướng, các Phó thủ tướng và Bộ trưởng.

"Khi ban hành văn bản trên, họ cũng thoải mái vì nếu không đến thì băn khoăn, đến thì xếp hàng đến bao giờ"…“Tôi là người địa phương tôi biết, mỗi lần Tết đến là lo lắm. Nên việc có công bố như vậy là rất phấn khởi cho các địa phương từ xa xôi. Đây cũng là một cách để thực hiện Chính phủ liêm chính”.

- Tết này qua Tết khác, biếu xén thành thói quen không dễ bỏ. Không ít người mất ngủ nếu chưa quà cáp chúc Tết nhà sếp, sợ sếp "không vui", lo cho con đường quan lộ của mình trắc trở rồi lo cho địa phương mình có thể bị cắt bớt hỗ trợ từ trung ương...

Tại sao ông Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ (CNVPCP) lai lo lắng như thế? Bởi cái tục lệ ở VN đã ăn sâu bén rễ trong các quan rồi kể cả các ông đứng đầu các bộ trong chính phủ.
Hãy cứ nói các vị rất “liêm chính” nhưng liệu các quan bà ở nhà có liêm chính không? Muốn biết thì phải hỏi các cậu tài xế, các cô gái phải hầu hạ các quan bà sẽ biết ngay. Vẫn còn có “cánh cửa mở” cho các quan mà. Việc gì phải lo.
Đấy là chuyện quan và dân. Còn chuyện ngoài đường đối với các nhà buôn và doanh nghiệp cũng chộn rộn lắm rồi.

Tất bật lo hàng bán Tết

Các doanh nghiệp chuẩn bị số hàng hóa tăng thêm 15% đến 20% so với kế hoạch TP Sài Gòn giao, tăng 25%- 45% so với kết quả thực hiện Tết Bính Thân 2016.

03- Các mặt hàng sản phẩm bánh mứt kẹo được bày bán khá phong phú ở các đại lý, cửa hàng tạp hóa ở khắp nơi.jpg
80% lượng hàng hóa cho dịp Tết đã được các doanh nghiệp TP Sài Gòn chuẩn bị xong.
Các mặt hàng sản phẩm bánh mứt kẹo được bày bán khá phong phú ở các đại lý, cửa hàng tạp hóa ở khắp nơi


Sở Công Thương TP Sài Gòn đã kiểm tra, khảo sát các doanh nghiệp (DN) ở Thành phố và một số tỉnh, ghi nhận tình hình chuẩn bị hàng Tết năm nay cao hơn năm ngoái khoảng 15%-30%. Các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi tại địa phương đã xây dựng kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng hóa phục vụ Tết với số lượng tăng 2-3 lần so với tháng thường. Các DN bán lẻ cho biết đang tích cực huy động nhiều kênh phân phối để đưa hàng đến tay người tiêu dùng nhanh nhất.

04- Thị trường quà Tết Nguyên đán Bính Thân.JPG
Thị trường quà Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017. Một cây bưởi Diễn hơn trăm quả
điểm thêm một vài trái phật thủ, được nhà vườn ra giá 35 triệu đồng vẫn có đại gia săn lùng


Mới bắt đầu qua tháng 11 âm lịch nhưng các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ sỉ tại TP Sài Gòn đã bày bán hàng Tết. Hiện diện nhiều nhất trên quầy kệ siêu thị, sạp chợ là bánh kẹo, mứt, nước giải khát, thực phẩm công nghệ, giỏ quà tặng... mẫu Xuân. Sôi động, chiếm nhiều diện tích nhất là các mặt hàng bánh kẹo.

Đến nay, thông điệp chính mà các hệ thống siêu thị đưa ra là ổn định giá, bảo đảm chất lượng kèm khuyến mãi “khủng” trong mùa Tết. Các DN đang thi nhau khoe hàng tốt giá rẻ cứ như cuộc cạnh tranh không ngừng.

Nhìn bề ngoài cứ như VN đang phát triển rầm rộ lắm, nhưng thật ra đó chỉ là cái vỏ, còn cái ruột thì nát bét ra rồi và còn đó một nỗi lo hàng giả.

Hàng giả, hàng nhái đánh lừa người dân

Trong buổi làm việc về vấn đề kiểm soát hàng gian, hàng giả vừa diễn ra TP. Sài Gòn,  ông Trần Hùng, Phó Chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cho biết, thời gian gần đây, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi.
Lĩnh vực được phát hiện nhiều nhất là mỹ phẩm và thực phẩm chức năng với quy mô lớn. Đáng lưu ý là việc quảng cáo quá phạm vi chuyên môn để đánh lừa người tiêu dùng.

Ông Hùng cho biết thêm, cuối năm là dịp mà các đối tượng xấu lợi dụng nhu cầu tiêu thụ của người dân để tuồn hàng gian, hàng giả ra thị trường, gây nhiều nguy hại cho người tiêu dùng. Đặc biệt, lượng hàng gian, hàng giả nhiều nhất cả nước hiện nay tập trung ở TP. Sài Gòn và Hà Nội.

 
Click! Click! Click!




Hàng giả, hàng nhái đánh lừa người dân tràn lan khắp nơi vào dịp Tết


Theo ông Lê Văn Giang, Cục phó cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế, trong 9 tháng đầu năm 2016, các đoàn liên ngành Trung ương và 63 tỉnh thành đã tổ chức kiểm tra 345.106 cơ sở đã phát hiện 56.978 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, chiếm 16,51%; đã xử lý 13.307 cơ sở (chiếm 23,35% số cơ sở vi phạm), trong đó phạt tiền 8.920 cơ sở với số tiền phạt hơn 26 tỷ đồng.

Riêng kết quả xử lý vi phạm tại Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), từ đầu năm đến ngày 22/11, đã phát hiện, xử lý 86 cơ sở vi phạm, tổng số tiền phạt hơn 5,5 tỷ đồng. Thu hồi 16 Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; tạm dừng lưu thông 18 lô sản phẩm vi phạm.

Đối với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh buôn bán, thứ trưởng kêu gọi phải tuân thủ qui định của pháp luật. Đồng thời, khuyến cáo người tiêu dùng hãy sáng suốt lựa chọn sản phẩm.

Quả thật đây là điều bất lực của cơ quan nhà nước không kiểm soát nổi hàng giả hàng nhái, chưa kể còn có nơi nhân viên kiểm soát “đi đêm” với bọn buôn bán bất lương, hoặc công bố hàng nhái là hàng thật, cụ thể như đã nói ở trên có tới 16 Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; tạm dừng lưu thông 18 lô sản phẩm vi phạm. Vì thế người dân chẳng biết đường nào mà “sáng suốt” lựa chọn.

Kiểm tra, kiểm soát và khuyên dân cái kiểu này như đổ hết trách nhiệm cho người dân, “Ông đã nói rồi: sáng suốt mà lựa chọn, sống chết mặc kệ tụi bay". Người dân VN phải nhớ lấy câu này khi đi sắm Tết.
Văn Quang
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

  
 



Avast logo
This email has been checked for viruses by Avast antivirus software.
www.avast.com


__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung" <

Tuesday, December 13, 2016

Thư số 62a gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam



           Thư số 62a gởi:
         Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
                                                                                                                                                   Phạm Bá Hoa

                          

Tôi chào đời năm 1930, vào quân lực Việt Nam Cộng Hòa năm 1954, chống lại cuộc chiến tranh do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gây ra. Trong bang giao quốc tế, quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia, không có tên gọi nào khác ngoài hai chữ “xâm lăng”.
Sau ngày 30/4/1975, lãnh đạo Việt Cộng với lòng thù hận đã đày đọa chúng tôi trong hơn 200 trại tập trung mà họ gọi là trại cải tạo, hằng trăm Bạn tôi đến 17 năm, riêng tôi là 12 năm 3 tháng. Tuy tên Quốc Gia và Quân Lực mà tôi phục vụ không còn nữa, nhưng linh hồn trong quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ vẫn nguyên vẹn trong tôi.

Tôi không hận thù lãnh đạo Các Anh, nhưng tôi không bao giờ quên quá khứ đau thương tàn bạo mà họ gây ra cho Tổ Quốc và Dân Tộc! Vì vậy mà tôi chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ về Việt Nam cho đến khi quê hương tôi có một chế độ dân chủ tự do thật sự.

Xin gọi chung Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam là Các Anh để tiện xưng hô. Chữ “Các Anh” viết hoa, bao gồm từ người lính đến các cấp chỉ huy, ngoại trừ lãnh đạo cấp Sư Đoàn, Quân Đoàn, Quân Chủng, Bộ Tổng Tham Mưu, và Bộ Quốc Phòng. Là Người Lính trong quân đội “Nhân Dân”, Các Anh phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc Nhân Dân, vì Tổ Quốc với Nhân Dân là trường tồn, trong khi đảng cộng sản hay bất cứ đảng nào cầm quyền cũng chỉ một giai đoạn của lịch sử. Và nội dung tôi gởi đến Các Anh được đặt trên căn bản đó.

Nội dung thư này, tôi tổng hợp tin tức tại hải ngoại và trong nước liên quan đến Biển Đông với một bề ngoài khá yên ắng, dù có lời qua tiếng lại do những cuộc điện đàm của tân Tổng Thống Hoa Kỳ với nhiều vị lãnh đạo trên thế giới. Trong cái yên ắng hiện nay, rất có thế là các bên liên quan đang trong thế chuẩn bị cho một chính sách mới chăng? Mời Các Anh vào nội dung ....

Các quốc gia trên hồ sơ Biển Đông.
* Hoa Kỳ - Nga.
Hai TT Nga và Mỹ “giảng hòa nhau” trên điện thoạiCali Today News ngày 14/11/2016. Điện Cẩm Linh từ Moscow vừa ra thông báo rằng: "Tân Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng Thống Nga Putin, đã có cuộc nói chuyện qua điện thoại, và hứa sẽ giải quyết những vấn đề không tốt trong bang giao giữa hai nước". Bài báo viết thêm: "Được biết, hai Tổng Thống Nga và Hoa Kỳ đã bàn với nhau về sự cộng tác chống khủng bố, và giải quyết cuộc chiến hiện nay tại Syria. Cùng hứa hẹn là các phụ tá của hai bên, sẽ cùng thảo luận về cuộc gặp gỡ trực tiếp sắp tới giữa hai Tổng Thống".

Trong diễn văn chào mừng chiến thắng đắc cử, tân Tổng Thống nói với người dân Hoa Kỳ rằng: "Chúng ta sẽ sửa chữa lại các thành phố, tái xây dựng các xa lộ, cầu cống, phi trường, trường học, bệnh viện, nghĩa là tái củng cố cơ cấu hạ tầng, với chi phí có thể lên đến 1.000 tỷ mỹ kim, và nhiều triệu người Hoa Kỳ sẽ có việc làm”.

Ngay sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Cộng Geng Shuang lên tiếng: "Đề nghị mở rộng hợp tác với chương trình tái xây dựng cơ cấu hạ tầng của Hoa Kỳ mà ông Trump nêu lên. "Ông Geng Shuang nói thêm: "Chúng tôi có thái độ cởi mở và tích cực với sự hợp tác cùng mang lại lợi ích cho cả hai nước. Khi bàn về chương trình phát triển và củng cố hạ tầng, chúng tôi mong được hợp tác với tân chính phủ Hoa Kỳ”.
Các Anh thấy không, Trung Cộng ra cái điều tử tế khi nghe tân Tổng Thống Hoa Kỳ nói đến tân trang những công trình hạ tầng cơ sở, là họ lên tiếng sẳn sàng tham gia như thể thân thiện với Hoa Kỳ vậy.

* Hoa Kỳ - Nhật Bản.
Thủ tướng nhật Bản Shinzo AbeBản tin đài BBC. Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe là vị lãnh đạo ngoại quốc đầu tiên gặp gỡ Tổng Thống Hoa Kỳ mới đắc cử Donald Trump tại New York ngày 17/11/2016, trên đường đi Peru dự hội nghị thượng đỉnh về thương mại. Sau cuộc gặp, chỉ có tin tức tổng quát rằng: "Tân Tổng Thống Hoa Kỳ cáo buộc Trung Cộng là ăn cướp công ăn việc làm của người Mỹ, thông qua các hiệp định thương mại mà ông cam kết sẽ tái đàm phán hoặc hủy bỏ. Trong khi Thủ Tướng Nhật Bản cho rằng, chính sách hung hăng của Bắc Kinh luôn tìm cách tranh chấp lãnh thổ các quốc gia chung quanh".

Nhật Bản hầu như không có tài nguyên thiên nhiên nên kinh tế đặt trên căn bản xuất cảng, vì vậy mà chính sách thương mại rất quan trọng. Nhật Bản mong muốn Hoa Kỳ tiếp tục mở cửa đối với hàng hóa của Nhật, đồng thời ủng hộ các thỏa thuận thương mại với các thị trường liên quan. Trong khi Hoa Kỳ lại lo ngại hàng nhập cảng từ Nhật Bản, và dọa sẽ bác bỏ Hiệp Định Thương Mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), mà nhiều quốc gia xem như một công cụ để kiềm chế ảnh hưởng của Trung Cộng, vốn cũng đang đưa ra một hiệp định thương mại tương tự.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành SoftBank. (Ảnh: CNBC)Ngày 6/12/2016, theo Bloomberg, Chủ Tịch kiêm Giám Đốc Điều Hành SoftBank -ông Masayoshi Son- cho biết: "Tập đoàn của ông sẽ đầu tư 50 tỷ mỹ kim vào các công ty khởi nghiệp tại Hoa Kỳ, với kỳ vọng sẽ tạo thêm 50.000 việc làm mới cho thị trường nơi đây. Tuyên bố được đưa ra ngay sau cuộc gặp gỡ giữa ông và tân Tổng Thống tại tòa tháp Trump ở New York".

Trả lời phỏng vấn của báo chí, ông Son cho biết: "Số tiền đầu tư này sẽ được trích từ quỹ đầu tư trị giá 100 tỷ USD mà ông lập ra hồi đầu năm nay (2016), cùng với quỹ quản trị tài sản của Ả Rập Xê Út". SoftBank là tập đoàn kỹ nghệ viễn thông lớn nhất Nhật Bản. Masayoshi Son, chính là người đã tạo nên đế chế đầu tư mạo hiểm vào hơn 1.300 công ty kỹ nghệ, điển hình như Yahoo Japan Corp., Zynga Inc, GungHo Online Entertainment Inc, Alibaba hay Cheezburger Network, Buzzfeed Inc…

* Hoa Kỳ - Đài Loan - Trung Cộng.
Ngày 2/12/2016 (trích báo Người Việt), tân Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump nói chuyện điện thoại với nữ Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn. Với cuộc đàm thoại chỉ trong 10 phút, nhưng báo chí Đài Loan cho rằng, đó là cuộc điện đàm ngoạn mục vì rằng, tân Tổng Thống Donald Trump gọi bà Thái Anh Văn là Tổng Thống Đài Loan.
Ông Trump và bà Thái chúc nhau trở thành lãnh đạo.Trong  khi báo Daily Beast gọi "đó là cú đảo ngược chiến thắng 40 năm của Trung Cộng chỉ trong 10 phút". Vẫn là báo Daily Beast: "Tân Tổng Thống Donald Trump không hỏi ý kiến của Tổng Thống Obama trước khi nói chuyện với Tổng Thống Đài Loan mà Tổng Thống Oabama không được báo trước".

Ngày 3/12/2016 (trích BBC Việt ngữ). Bộ Ngoại giao Trung Cộng phản đối Hoa Kỳ sau khi tân Tổng Thống Hoa Kỳ nói chuyện điện thoại trực tiếp với Tổng Thống Đài Loan. Cuộc điện đàm này là ngoại lệ, vì chính sách của Hoa Kỳ đã cắt đứt bang giao với Đài Loan từ năm 1979, khi Hoa Kỳ chánh thức công nhận Trung Hoa cộng sản là một quốc gia thống nhất. Trong khi đó, Ngoại Trưởng Trung Cộng Vương Nghị, nói cuộc điện đàm của ông Donald Trump với Bà Thái Anh Văn  là "trò nhỏ mọn" của Đài Loan.
Lập tức, người phát ngôn Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, bà Emily Horne nhấn mạnh rằng: "Không có bất kỳ thay đổi nào trong chính sách lâu nay của Hoa Kỳ đối với vấn đề Đài Loan".

Tiếp đến là ngày 4/12/2016, tân Tổng Thống Hoa Kỳ nhắn tin trên Twitter rằng: “Bắc Kinh có hỏi ý chúng ta xem chuyện phá giá đồng tiền của họ -khiến các công ty của chúng ta khó cạnh tranh- xem việc đánh thuế nặng nề lên hàng hóa của chúng ta ở đất nước họ -Hoa Kỳ thì không đánh thuế họ- hay xây dựng một khu phức hợp quân sự khổng lồ giữa Biển Đông là có ổn không? Tôi không nghĩ thế”.

image001Ngày 7/12/2016, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan là ông David Lee, xác nhận nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, đã nói chuyện với ông Stepen Yates, cố vấn của tân Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump. Cuộc trao đổi kéo dài  3 tiếng đồng hồ, được ông David Lee mô tả là "sâu rộng".

Theo báo Taiwan News, bà Thái Anh Văn cùng hai nhà lập pháp của đảng Dân Tiến là Lo Chih-Cheng Hsiao Bi-Khim, cùng với ông Stepen Yates dự cuộc gặp một người bạn. Ông Lo nói với báo chí hôm 8/12/2016, rằng: "Cuộc hội ngộ giữa năm người diễn ra rất vui".
(Bà Thái Anh Văn - Ông Stepen Yates. Hình Taipei Times)

Ông Yates nói rằng: "Ông Trump lẫn nhóm của ông ấy đều có thiện chí với Đài Loan." Trong khi ông Lo Chih-Cheng cho biết: "Ông Yates cũng nói là thiện chí đó có biến thành chính sách đối ngoại hay không, cần phải có thời gian quan sát".

Chiều cùng ngày, ông Yates gặp các nhà lập pháp của đảng Dân Tiến. Nghị sĩ Lo Chih-Cheng tiết lộ rằng: "Ông Yates đặc biệt đề nghị Đài Loan cung cấp danh sách mua sắm dụng cụ chiến tranh, đặc biệt là các dự án mà trước đây Hoa Kỳ gạt bỏ". Ông Lo Chih Cheng nói tiếp: "Dù không chắc là chánh phủ Donald Trump có phê chuẩn hay không, nhưng đây là lựa chọn mà Đài Loan có thể xem xét một cách đúng đắn".

Sáng ngày 10/12/2016, ông Stepen Yates gặp cố vấn của Tổng Thống Đài Loan, ông Ngô Lễ Bồi, thảo luận về những rủi ro mà Đài Loan có thể gánh chịu, khi trở thành tâm điểm của cuộc đối đầu giữa Washington với Bắc Kinh, cũng như biện pháp giảm thiểu nguy cơ về thiệt hại. Ông Yates cũng gợi ý với vị lãnh đạo Quốc Phòng Đài Loan rằng: " Đài Loan có thể sát cánh cùng Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ để cùng đưa ra các tuyên bố. Và Hoa Kỳ cũng có thể cung cấp các loại vũ khí cần thiết để củng cố lòng tin của Đài Loan".

Chuyến thăm không chánh thức cùng diễn biến các cuộc trao đổi của ông Yates tại Đài Loan, Trung Cộng xem như hành động xấu trong bang giao giữa Trung Cộng với tân Tổng Thống Hoa Kỳ. Lại thêm  sự kiện ngày 8/12/2016, Thượng Viện Hoa Kỳ chánh thức thông qua "Dự Luật Ủy Quyền Quốc Phòng năm tài khóa 2017", lần đầu tiên đưa vào nội dung nói đến trao đổi quân sự với Đài Loan.

Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Cộng Lục Khảng, ngày 9/12/2016 phản ứng gay gắt: "Bắc Kinh cương quyết phản đối Hoa Kỳ và Đài Loan tiến hành trao đổi chánh thức và tiếp xúc quân sự dưới bất cứ hình thức nào. Phản đối Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan".

* Hoa Kỳ và thế giới.
Tân Tổng Thống Donald Trump, thể hiện một chính sách mạnh mẽ khi cử các vị sau đây vào những chức vụ trực tiếp đến an ninh quốc gia, và uy tín Hoa Kỳ trên thế giới (tham khảo bài của Diễn Đàn Việt Thức 6/12/2016).
    
https://static01.nyt.com/newsgraphics/2016/11/11/trump-tracker/assets/images/flynn-300.jpgThứ nhất. Trung Tướng Michael Flynn trong chức Cố Vấn An Ninh Quốc Gia. Tướng Flynn, một thời là Giám Đốc Tình Báo Quốc Phòng (Defense Intelligence Agency), và ủng hộ ứng cử viên Donald Trump ngay từ đầu cuộc tranh cử.
Cố Vấn An Ninh Quốc Gia không phải là thành viên trong chánh phủ, nên không cần Thượng Viện phê chuẩn, dù chức vụ này rất quan trọng trong việc tiếp nhận và cứu xét các chính sách cấp quốc gia và quốc tế do Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng đệ trình Tổng Thống.

Ông là vị Tướng thẳng thắn, từng phản đối chính sách của Tổng Thống Obama đã để cho Trung Cộng tung hoành Biển Đông. Cùng lúc, Trung Cộng tìm cách hợp tác với Nga về kinh tế và quân sự. Xin nhắc lại là tân Tổng Thống Hoa Kỳ có kế hoạch tăng quân số và cải tiến 350 tàu tuần duyên cùng 272 tàu khu trục, sẽ giúp cho Hải Quân Hoa Kỳ mạnh mẽ hơn hiện nay, nhất là lực lượng có mặt tại Đông Nam Á Châu. Tân Tổng Thống đã liên lạc trực tiếp với chính giới Nhật Bản và Australia, mời gọi hỗ trợ cho Hoa Kỳ tại Biển Đông sau khi ông nhận chức vào ngày 20/1/2017 tới đây.
Thứ hai. Ông Mike Pompeo, trong chức Giám Đốc Trung Ương Tình Báo (CIA Director). Ông Mike Pompeo, cựu quân nhân, Dân Diểu tiểu bang Kansas. Trước đây, với tư cách thành viên Uỷ Ban Tình Báo Quốc Hội, Mike Pompeo đã mạnh mẽ chất vấn  Ngoại Trưởng Hillary Clinton, về lỗi lầm của Bà khi lãnh đạo Bộ Ngoại Giao, đã không quan tâm đến tình hình tại Lybia nên dẫn đến trường hợp ông Tổng Lãnh Sự  J. Christopher Stevens và nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ bị giết chết một cách nhục nhã,  trong vụ Hồi giáo Al-Qaeda Maghreb đột kích vào tòa tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Benghazi, Lybia năm 2012.

Tân Giám Đốc Trung Ương Tình Báo, có trách nhiệm tái tổ chức hệ thống tình báo Hoa Kỳ ngay từ cơ quan trung ương đến các cơ sở, để thích ứng với trách nhiệm chống khủng bố quốc tế do tổ chức Hồi Giáo ISIS và các nhóm khác trên thế giới.

https://static01.nyt.com/newsgraphics/2016/11/11/trump-tracker/assets/images/mattis-300.jpgThứ ba. Cựu Trung Tướng Thủy Quân Lục Chiến James N. Mattis, trong chức Bộ Trưởng Quốc Phòng (Defense Secretary). Tướng Mattis 66 tuổi, được tân Tổng Thống Donald Trump ca ngợi là vị Tướng ngang tài với Tướng George Patton, một danh tướng trên chiến trường Châu Âu trong Đệ Nhị Thế Chiến.
Tướng Mattis, đã một thời giữ chức Tư Lệnh Liên Quân Hoa Kỳ (United Central Command) trên chiến trường Trung Đông và Tây Nam Châu Á (2010-2013), đã bị Tổng Thống Obama cách chức với lý do "háo chiến". 

Tướng Mattis, trước khi được tân Tổng Thống mời tham gia chánh phủ, chiến lược của ông là tiếp tục hợp tác với các lãnh đạo Đồng Minh lâu nay, tiếp tục cảnh giác nước Nga, và  giữ thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran,  vì Iran đồng ý lùi lại một phần của chương trình hạt nhân của họ, nhằm đổi lấy sự nới lỏng một số lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Nếu so với chiến lược hiện nay của tân Tổng Thống, thì hai quan niệm chiến lược có phần khác biệt.  

Có một điểm cần được nói đến, đó là Tướng Mattis cần được Thượng Viện đặc miễn, vì chức Bộ Trưởng Quốc Phòng phải do cấp dân sự lãnh đạo. Tướng Mattis giải ngũ năm 2013, chưa đủ thời gian luật định là phải giải ngũ 7 năm mới được nhận chức Bộ Trưởng Quốc Phòng.  Nhưng điều này có thể sẽ không khó khăn, vì Thượng Viện và cả Thượng Nghị Sĩ McCain, Chủ Tịch Uỷ Ban Quân Vụ, sẵn sàng phê chuẩn.

NewsletterThứ tư. Cựu Đại Tướng John Kelly trong chức  Bộ Trưởng Bộ Nội An. Tướng Kelly cũng là vị Tướng trực tính. Ông đã phục vụ quân đội Hoa Kỳ suốt 40 năm trong binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, và một thời là chỉ huy chiến trường miền tây Iraq trong giai đoạn khốc liệt. Năm 2003, ông là Đại Tá đầu tiên của binh chủng này được  thăng cấp Chuẩn Tướng tại chiến trường. Sau đó, Chuẩn Tướng Mattis giữ chức Tư Lệnh chiến trường phương Nam, giám sát các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ tại Nam và Trung Mỹ cho đến đầu năm 2016.

Tướng Kelly không lên tiếng hậu thuẫn ứng viên Donald Trump trong mùa tranh cử vừa qua, và mở ngõ khả năng có thể phục vụ cho chính phủ Cộng Hoà hay Dân Chủ. Ông cũng không ngần ngại mô tả chính trị chẳng khác “khối ung nhọt bẩn thỉu.” Con trai của Tướng Kelly là Trung Úy Thủy Quân Lục Chiến Robert Kelly, đã hy sinh trong chiến tranh tại Afghanistan năm 2010 (trích trong Cali Today New 7/12/2016).

Ông Kelly là vị tướng thứ ba được bổ nhiệm vào nội các của tân Tổng Thống, sẽ cùng với cựu Tướng James Mattis -Bộ Trưởng Quốc Phòng- cựu Trung Tướng Michael Flynn -Cố Vấn An Ninh Quốc Gia-Giám Đốc Trung Ương Tình Báo, hy vọng sẽ là những cánh tay trong nỗ lực bảo vệ an ninh quốc gia, và nâng cao uy tín Hoa Kỳ trên thế giới. Nhưng dù sao, phải đợi đến sau 100 ngày đầu tiên của Tổng Thống Donald Trump kể từ ngày nhận chức 20/1/2017, chính sách chiến lược của chánh phủ mới thật sự là khuôn thước điều hành quốc gia Hoa Kỳ, giữa một thế giới thuận lẫn nghịch đang nhìn vào Hoa Kỳ với những kỳ vọng theo cách riêng của mỗi quốc gia.  

Lập Pháp Hoa Kỳ và Biển Đông.  

Ngày 5/12/2016, Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Marco Rubio đệ trình Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện một dự luật có tên là “Luật trừng phạt trên Biển Đông và Biển Hoa Đông 2016”- South China Sea and East China Sea Sanctions Act of 2016 - .
Văn phòng Nghị Sĩ Rubio cho biết: "Nội dung là một kế hoạch trừng phạt các cá nhân và cơ quan của Trung Cộng, tham gia vào các hoạt động của Trung Cộng trên Biển Đông và Biển Hoa Đông là bất hợp pháp, đe doạ tới an ninh và thương mại của Hoa Kỳ trong vùng, đồng thời với những tác động ngược trong nội địa Hoa Kỳ như hoạt động vận tải hàng hoá, vận chuyển của Mỹ qua Biển Đông và các cảng Florida..... An ninh của các nước đồng minh trong khu vực và đời sống kinh tế của Hoa Kỳ, không thể bị đe doạ bởi những hành vi vi phạm luật quốc tế đang tiếp diễn, và ngang nhiên theo đuổi tham vọng thống trị Biển Đông và Biển Hoa Đông”.

Dự luật cho thấy sự thay đổi quan trọng trong trong chính sách mới của Hoa Kỳ. Nếu được thông qua thành luật, chánh phủ Hoa Kỳ phải thực hiện hàng loạt các hành động trừng phạt đối với các cá nhân, các tổ chức Trung Cộng, và trừng phạt các tổ chức tài chánh nước thứ ba có dính líu tới các cá nhân và các tổ chức trong danh sách đen, vì các hoạt động bất hợp pháp trên Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Biện pháp trừng phạt có thế là: "Phong tỏa tài sản, cấm đi lại, hạn chế cấp thị thực nhập cảnh, đối với bất cứ công dân nào của Trung Cộng liên quan đến việc xây dựng hay phát triển các dự án ở những khu vực tranh chấp trên Biển Đông, hoặc những người có liên quan đến các hành động hay chính sách đe dọa tới sự ổn định của các khu vực đó".

* Việt Nam - Trung Cộng.
spratly-new-f-11-7-16Ngày 7/11/2016, cơ quan CSIS tại Hoa Kỳ đã chụp được  phi đạo trên Đảo Trường Sa Lớn do Việt Cộng kiểm soát, từ 550 thước đã nối dài đến khoảng 1.000 thước, các phi cơ cánh quạt tiếp liệu hay vận chuyển người lên xuống dễ dàng. Nhà phân tích Gregory Poling, Giám Đốc Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Á Châu của tổ chức Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) tại Washington, nói với báo Anh Quốc Financial Times rằng: "Ngoài việc nối dài phi đạo, Việt Nam cũng xây dựng hai nhà để máy bay khá lớn cạnh phi đạo vừa nối dài".

Ðảo Trường Sa Lớn, tên quốc tế là Pratly Island, dài 639 thước, ngang 300 thước,  diện tích 0.15 cây số vuông. Là đảo lớn thứ tư về diện tích trong quần đảo Trường Sa. Lãnh đạo Việt Cộng cho bồi đắp mở rộng đảo Trường Sa Lớn, bằng cách chở vật liệu từ đất liền ra, xây dựng hải cảng, kéo dài đường bay, mở rộng diện tích nhắm phục vụ cuộc sống người dân trên đảo, và ngư dân đánh bắt xa bờ.”

Theo một số tin tức, sau khi mở rộng diện tích của đảo này gần bằng đảo lớn nhất của quần đảo, tức đảo Ba Bìn, hiện đang do Ðài Loan chiếm đóng. Dù vậy, so với diện tích và quy mô xây dựng thì không thể nào so sánh với mức phát triển của các Đá Ngầm mà Trung Cộng bồi đắp thành đảo nổi, và biến thành căn cứ quân sự.

Ngày 18/11/2016, tuy không nêu đích danh Việt Nam, nhưng trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Cộng Cảnh Sảng (Geng Shuang) tuyên bố: “Trung Cộng kịch liệt phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp của nước liên quan trên các bãi cạn ở Biển Đông, cũng như các hoạt động xây dựng trên lãnh thổ của Trung Cộng (…) và mạnh mẽ thúc giục bên liên quan tôn trọng chủ quyền và quyền lợi của Trung Cộng, rút nhân viên và cơ sở hạ tầng ra khỏi hòn đảo này".

Ḍa Lat Hình chụp từ vệ tinh ngày 30/11/2016 của Planet Labs đăng trên Reuters, cho thấy Việt Nam đang nạo vét đảo Đá Lát thuộc quần đảo Trường Sa.
Đảo Đá Lát nằm ở rìa tây nam của quần đảo Trường Sa, đảo này bị ngập hoàn toàn khi thủy triều lên, nhưng ở đây có một ngọn hải đăng và một đồn lính nhỏ của Việt Cộng. Trong hình chụp, cho thấy có nhiều tàu nhỏ trên một kênh mới đào. Dù không rõ mục đích của hoạt động này, nhưng một số nhà phân tích cho rằng việc nạo vét như thế này là tiền thân cho việc xây dựng mở rộng thêm trên các đảo khác.

Vẫn theo Reuters, hồi tháng 8/2016, Việt Cộng đã tăng cường các biện pháp bảo vệ cho nhiều đảo ở Biển Đông, bằng các giàn pháo lưu động có thể tấn công tới các vị trí của Trung Cộng trên đường hàng hải quan trọng này.

* Trung Cộng - Cam Bốt.
Bao My: Trung Quoc da co 1/5 bo bien Campuchia Tờ báo Mỹ American Thinker hôm 1/12/2016,  dẫn bài phân tích của nhà nghiên cứu, cựu viên chức ngoại giao ở Đông Nam Á- Michael Benge cho biết Campuchia đã nhận được sự hỗ trợ đặc biệt của Trung Cộng về kinh tế và quân sự. Tập Đoàn Phát Triển Thiên Tân của Trung Cộng cùng với quân đội của họ, đang xây dựng sắp xong hải cảng dài đến 90 cây số, chiếm 20% chiều dài bờ biển Cam Bốt trong Vịnh Thái Lan. Dự án này trị giá 3 tỷ 800 triệu mỹ kim. Hải cảng này do Cam Bốt cho Trung Cộng thuê trong 99 năm. Giới chức quân sự Trung Cộng đánh giá là rất quan trọng, vì có khả năng tiếp nhận tàu vận tải từ 10.000 tấn trở lên, nhất là khả năng tiếp nhận hầu hết các loại chiến hạm của Hải Quân Trung Cộng.
Lễ ký kết đầu tư của dự án này được chủ tọa bởi ông Trương Cao Lệ, một trong 7 thành viên Thường Vụ Bộ Chính Trị, và là Phó Thủ Tướng Trung Cộng.

Ông Geoff Wade, một chuyên gia về châu Á từ Đại học Quốc gia Australia nhận định: "Hải cảng này giúp Trung Cộng thực hiện tham vọng khu vực, giữa các vùng biển chiến lược ở Châu Á, đặc biệt là giữa các quốc gia Sri Lanka, Pakistan, Myanmar, Bangladesh, Thái Lan, và Indonesia. Đây là sân sau quan trọng với mưu đồ chiến lược của Trung Cộng".

Nội bộ Philipines.
Bản tin Reuter ngày 5/12/2016, Bà Leni Robredo, Phó Tổng Thống Philipines tuyên bố từ chức Bộ Trưởng Gia Cư.  Cùng lúc, Bà Robredo cũng tuyên bố là có âm mưu bãi chức Phó Tổng Thống của Bà.  Bà sẽ lãnh đạo phong trào đối lập chống lại Tổng Thống Duterte, vì Bà không tán thành chiến dịch chống ma túy với hàng loạt vụ hành quyết gần 6.000 người mà không thông qua xét xử.

mediaTrả lời báo chí về quyết định của mình, bà Leni Robredo khẳng định rằng: "Bây giờ không phải lúc để sợ sệt, mà phải tin tưởng và can đảm". Như vậy, nữ Phó Tổng Thống Robredo là nhân vật cao cấp nhất đã công khai phản đối chính sách giết người mà không cần luật pháp của Tổng Thống Rodrigo Duterte. 
Ngày hôm sau, Tổng Thống Duterte chấp nhận đơn từ chức Bộ Trưởng Gia Cư của Bà  Robredo.
Theo luật của Philippines, Tổng Thống và Phó Tổng Thống được bầu riêng. Bà Robredo và ông Duterte thuộc hai đảng chính trị đối nghịch nhau. Theo thông lệ, Phó Tổng Thống giữ thêm chức vụ Bộ Trưởng. Theo giới quan sát, bất đồng giữa Tổng Thống với Phó Tổng Thống, vốn âm ỉ từ lâu, đã trở thành công khai từ khi ông Duterte, vào tháng trước, cho phép cải táng cố Tổng Thống độc tài Ferdinand Marcos như một anh hùng dân tộc. Cộng thêm vào đó là chính sách bài trừ ma túy đẫm máu diễn ra từ lúc ông Duterte nhận chức Tổng Thống, đã làm cho 5800 người thiệt mạng tính đến cuối tháng 11/2016.

Tóm tắt tổng quát. 

Từ sau ngày bầu cử (8/11/2016), Ông Donald Trump đã tiếp nhận điện thoại với những lời chúc mừng ông đắc cử từ những vị lãnh đạo trên thế giới, đồng thời trao đổi ngắn về quan điểm với những vị ấy. Theo đó, tân Tổng Thống Hoa Kỳ có ý hòa hoãn với Nga, mạnh tay với Trung Cộng, thân thiện với Nhật Bản, xét lại với Philipines, mời gọi Nhật Bản và Australia hợp tác trên hồ sơ Biển Đông, xem thường Việt Cộng luôn trên thế đứng hàng hai  giữa Trung Cộng với Hoa Kỳ, đặc biệt là tỏ ra thân thiện với Đài Loan dù Hoa Kỳ đã quay lưng lại từ năm 1979. Những nhân vật mà Ông chọn vào các vị trí quan trong về an ninh quốc phòng và uy tín Hoa Kỳ trên chính trường, là những vị có quan điểm mạnh trên các hồ sơ khủng bố quốc tế, chính sách bành trướng của Trung Cộng, nhất là Biển Hoa Đông và Biển Đông.

Trong khi nội bộ Philipines, liệu người dân và những giới chức trong ngành Lập Pháp và Hành Pháp, có thể ngồi yên khi mà hằng ngày có đến 30 - 40 người dân bị thuộc hạ của ông Tổng Thống hoang tưởng giết chết mà không cần luật pháp, hay nội loạn sẽ xảy ra để giành lại công lý cho người phạm tội?
Thực sự là trong thời gian trước mắt đây, Trung Cộng sẽ quản trị hải cảng nước sâu thuộc lãnh thổ Cam Bốt trong vịnh Thái Lan mà họ thuê trong 99 năm, và hải cảng này đủ điều kiện tiếp nhận các loại chiến hạm của Hải Quân Trung Cộng. Vậy là Trung Cộng có thêm một căn cứ quan trọng cho chính sách bành trướng của họ ở Biển Đông. Và liệu rồi đây, từ căn cứ này, họ có thể đào con kinh Akra nối liên giữa Vịnh Thái Lan với Ấn Độ Dương mà họ có kế hoạch từ lâu, rút ngắn đường hàng hải vận chuyển nhiên liệu và thương mãi của họ thêm phần thuận lợi chăng?    

Và sau cùng là Việt Nam. Có thật sự là lãnh đạo Việt Cộng bồi đắp đảo để chống Trung Cộng, hay làm theo lệnh của Trung Cộng? Vì Trung Cộng bồi đắp 7 Đá Ngầm đã bị thế giới chỉ trích, bị tòa án trọng tài quốc tế phán quyết bất lợi, nếu Việt Cộng bồi đắp rồi cho Trung Cộng thuê dưới áp lực nào đó, thì lãnh đạo Việt Cộng có tiền thưởng mà Trung Cộng thì không bị chỉ trích?    

Kết luận.
Mời Các Anh đọc 3 đoạn mà tôi trích trong bài thơ "Cảm Tạ Miền Nam" dưới đây của nhà thơ xã hội chủ nghĩa Phan Huy, khi tác giả vào lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa cũ của chúng tôi, như sau:

                                         “ Tôi đã vào một xứ sở thần tiên.
                                                          Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền.
                                                          Cơm áo no lành, con người hạnh phúc.
                                                          Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục.
                                                          Mở mắt to nhìn nửa nước anh em.
                                                          Mà đảng bảo là bị lũ nguỵ quyền.
                                                          Áp bức, đoạ đày, đói ăn, khát uống.
                                                          Trước mắt tôi, một miền Nam sinh động.
                                                          Đất nước con người dân chủ, tự do.
                                                          Tôi đã khóc ròng khi đứng giữa thủ đô.
                                                          Giận đảng, giận đoàn bao năm phỉnh gạt.” ...

                                                        " Sinh ra lớn lên sau bức màn sắt.
                                                          Tôi chẳng biết gì ngoài bác, đảng "kính yêu".
                                                          Xã hội sơ khai, tẩy não, một chiều.
                                                          Con người nói năng như là chim vẹt.
                                                          Mở miệng ra là: "Nhờ ơn bác đảng.
                                                          Chế độ ta ưu việt nhất hành tinh.
                                                          Đuốc soi đường chủ nghĩa Mac Lenin.
                                                          Tiến nhanh, tiến mạnh lên thiên đường vô sản.
                                                          Hai mươi mốt năm trên đường cách mạng.
                                                          Xã hội thụt lùi người kéo thay trâu.
                                                          Cuộc sống xuống thang tính bằng tem phiếu.
                                                          Nhân phẩm con người chẳng khác bèo dâu.” ...

                                                        “ Trên đường về, đất trời như sụp đổ.
                                                          Tôi thấy mình tội lỗi với miền Nam.
                                                          Tôi thấy mình hổ thẹn với lương tâm.
                                                          Tôi đã khóc, cho mình và đất nước " ...

Các Anh hãy nhớ: Trên thế giới, chưa bao giờ có sự kiện người dân từ các quốc gia Dân Chủ Tự Do chạy sang các quốc gia cộng sản độc tài xin tị nạn chính trị, chỉ có người dân từ các quốc gia cộng sản độc tài ào ạt chạy sang các quốc gia Dân Chủ Tự Do xin tị nạn chính trị.

Riêng tại Việt Nam:
Thứ nhất. Trong vòng 300 ngày từ sau Hiệp Định Đình Chiến 20/7/1954 có hiệu lực, đã có 868.672 người từ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chạy vào nước Việt Nam Cộng Hòa dân chủ tự do tị nạn. Từ năm 1954 đến năm 1956, có thêm 102.861 người trốn khỏi phần đất cộng sản vào phần đất tự do Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi tị nạn. Cộng chung là 971.533 người. Đó là cuộc bỏ phiếu bằng chân lần 1 “bầu chọn” chế độ Dân Chủ Tự Do.

Thứ hai. Trong vòng 20 năm kể từ sau khi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa xua quân đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa ngày 30/4/1975, đã có 839.200 người vượt biên vượt biển đến tị nạn chính trị tại 91 quốc gia tự do, và Liên Hiệp Quốc ước lượng khoảng 400.000 đến 500.000 người đã chết mất xác trên biển và trong rừng, trên đường chạy trốn cộng sản! Lại cuộc bỏ phiếu bằng chân lần 2 “bầu chọn” chế độ Dân Chủ Tự Do. 

Các Anh phải nhớ là đồng bào đang chớ Các Anh đứng dậy, để cùng nhau làm nên lịch sử lưu danh mãi mãi đến ngàn năm sau, bằng cách diệt trừ đảng cộng sản, rồi xây dựng một xã hội dân chủ pháp trị phục vụ theo nguyện vọng người dân.
   
Và Các Anh đừng bao giờ quên rằng: “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.
Tháng 12 năm 2016
Phạm Bá Hoa
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~






Avast logo
This email has been checked for viruses by Avast antivirus software.
www.avast.com


__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung" 

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link