Saturday, December 6, 2014

SÁU NGƯỜI VIỆT BỊ BẮT Ở VƯƠNG QUỐC BỈ

SÁU NGƯỜI VIỆT BỊ BẮT Ở VƯƠNG QUỐC BỈ

 Một trong những căn nhà do người Việt trồng cần sa bị khám xét
Sáng thứ tư ngày 03 tháng 12 năm 2014. Cảnh sát tư pháp Vương quốc Bỉ đã bắt giữ 6 người Việt tại 05 địa điểm khác nhau, thu giữ 4000 cây cần sa và nhiều tấn thuốc nổ.

Theo anh Đặng-Vũ TN thì sau khi phát hiện được một nhóm người Việt trồng cần sa ở Bruxelles cách đây hơn 10 ngày. Cảnh sát tư pháp Liên bang đã âm thầm theo dỡi tổ chức này cho đến chiều tối ngày 03 tháng 12 năm 2014 họ quyết định tung một mẻ lưới lớn. Theo kế hoạch đã được lên khung trước toàn bộ các lực lương cảnh sát có liên quan đề cùng bao vây 5 địa điêm vào đúng giờ H.Trong đó có một ở thành phố Bruxelles và 4 ở thành phố Lìege.

Anh Thanh Nguyên còn cho biết, căn cứ theo điều tra sơ bộ, dựa trên giấy tờ tùy thân của họ thì tất cả 06 người Việt này đều đến từ khối Đông Âu cũ.

"Chúng tôi hiểu ngay tức khắc họ chỉ là những con tốt nhỏ của cả một mạng lưới mà sự chỉ đạo trực tiếp của nhóm này đến từ Hòa Lan. Trong khi chính nhóm Hòa Lan lại chịu sự chỉ đạo của một thế l lực cao hơn mà Bộ tư pháp sẽ thông báo sau khi đã cân nhắc đến ảnh hưởng ngoại giao phức tạp có thể gây ra cho chính phủ Liên Bang.

Ngoài 4000 cây cần sa, cảnh sát liên bang còn tịch thu được nhiều tấn thuốc nổ mà theo lời khai của một tội phạm thì số thước nổ đó sẽ được dùng làm pháo !

Tưởng cũng nên nhắc lại, 6 người Việt này đều không nói được bất kỳ một ngoại ngữ nào. Họ cũng đã tỏ ra có những thái độ bất hợp tác.

Anh Đăng-Vũ TN nhấn mạnh đây không phải làn đầu tiên chúng tôi bắt được những kẻ trồng cần sa phi pháp người Việt. Trong vòng một tháng vừa qua, chúng tôi đã bắt được hơn 10 vụ việc tương tự nhưng phạm vi sản xuất nhỏ hơn".

Khi được hỏi về tương lai của những người Việt trồng cần sa và tàng trữ thuốc nổ sẽ như thế nào ?

Anh Thanh Nguyên trả lời:
- Họ sẽ phải đối diện với ba bản án. Một là nhập cư bất hợp pháp. Hai là trồng cần sa phi pháp. Cộng thêm thái độ bất hợp tác của họ. Ba là tàng trữ chất nổ có thể gây nguy hại đến sinh mạng của người khác. Ba tội này cộng lại bản án có thể sẽ lên đến 10 đến 15 năm tù.
Ngô Nhật Đăng ghi

Việt Nam Thời Báo

Trung tâm bí mật nghe tin tức của Trung Quốc ở ngay 
ngoại ô Paris vừa bị khám phá  
Được đăng ngày Thứ sáu, 05 Tháng 12 2014 06:13 

Trần Thu Dung
 “…Tình hình biên giới, hải đảo thì luôn chao đảo vì Trung Quốc đe dọa. Vậy khi cho phép các công ty Trung Quốc tràn lan xây dựng trên đất Việt Nam liệu có an toàn cho an ninh quốc gia Việt Nam với nền khoa học còn non, thua xa với Trung Quốc và các nước như Pháp…”


Ở thành phố vệ tinh Chavigny Larue, cách ngoại ô Paris chừng 5 cây số, thuộc vùng 94 Val de Marne, một nơi yên tĩnh, ít người qua lại, có hai chung cư  lớn 3 tầng, có sân quần vợt, chỗ đậu xe nằm trên khu đất rộng hơn 1 hecta. Khu vực trực thuộc Tòa đại sứ Trung Quốc. Cảnh sát Pháp không có quyền được vào theo quy định của ngoại giao. Đó như là một vương quốc riêng. 

Nơi đây không chỉ là nơi cư trú của một vài nhân viên ngoại giao, mà hôm qua ngày 4 tháng 12 vừa được phát hiện là "Trung tâm bí mật nghe tin tức của Trung Quốc". Trên nóc nhà có đặt ba cái chảo lớn rộng 5 m dưới danh nghĩa là bắt đài Trung Quốc, nhưng thực chất là được nối với trạm vệ tinh NASA, để nghe được các thông tin, tòa đàm quan trọng ở Châu Âu, Châu Phi và Viễn Đông.

Theo báo Nouvel Observateur, khu hạ tầng cơ sở trực thuộc Trung Quốc đã tồn tại từ 40 năm. Ban đầu là dành cho cơ quan thương mại và nơi cư trú của nhân viên ngoại giao. Ban an ninh nội vụ Pháp giám sát rất gần khu này đã khẳng định những cái chảo lớn ăng ten là mới đặt khoảng 3, 4 nằm gần đây.

Một cánh thuộc Tòa Đại sứ Trung Hoa
tại số 148, rue du Lieutenant-Petit-Leroy Chevilly-Larue
Vậy giữa đất nước khoa học tiên tiến trên thế giới, ngay sát thủ đô Paris, Trung Quốc với công nghệ giỏi cũng đã qua mắt được an ninh Pháp để đặt một trung tâm nghe tin tức mật trên thế giới dưới danh nghĩa là chung cư cho các nhân viên ngoại giao.

Hiện này Trung Quốc đang tiến hành tham gia nhiều dự án xây dựng vì "thắng thầu", vì "môi hở răng lạnh", vì "tình hữu nghị" ở Việt Nam. Tình hình biên giới, hải đảo thì luôn chao đảo vì Trung Quốc đe dọa. Vậy khi cho phép các công ty Trung Quốc tràn lan xây dựng trên đất Việt Nam liệu có an toàn cho an ninh quốc gia Việt Nam với nền khoa học còn non, thua xa với Trung Quốc và các nước như Pháp ?

Trần Thu Dung (4/12/2014)
(Dựa theo tin đài France Bleu)

Hãy cùng vượt qua nổi sợ hãi...




Linh mục Giu-se Nguyễn văn Toản: Hãy cùng vượt qua nổi sợ hãi... 

Chúng ta nói dối đến bao giờ, chúng ta hãy cùng vượt qua nổi sợ hãi và làm chứng cho sự thật. 

"Anh em hãy đứng vững và ngẩng đầu lên" 
"Đừng để nổi lo sợ biến chúng ta thành những người thờ ơ trước nổi đau khổ của anh chị em của mình, trước vận mạng của dân tộc…. Đừng để nổi sợ hãi biến chúng ta thành kẻ mất lương tri mà tạo hóa đã ban cho…"

Hãy nghe Lm. Nguyễn Văn Toản, qua bài giảng tại Sài Gòn vào cuối tháng 11-2014 vừa qua nhân đánh dấu 89 năm Dòng Chúa Cứu Thế hiện diện tại Việt nam, Lm. Toản dám nói lên sự thật trong xã hội dưới chế độ cộng sản hiện nay để tỉnh thức anh chị em con dân Chúa.

nguồn: https://www.youtube.com
https://www.youtube.com

TNLT Nguyễn Đặng Minh Mẫn và Hồ Thị Bích Khương tuyệt thực đến ngày thứ 8 
VRNs 


Từ trái: TNLT Tạ Phong Tần, Nguyễn Đặng
Minh Mẫn, Hồ Thị Bích Khương, 

Chiều nay ngày 05.12.2014, từ trại giam số 5 tỉnh Thanh Hóa, TNLT Nguyễn Đặng Minh Mẫn gọi điện thoại về cho bà Đặng Ngọc Minh - mẹ cô trong vòng 5 phút cho biết: “Cán bộ trại giam đưa Mẫn vô khu kỷ luật ở. Họ đóng ba tầng cửa. Không được đi ra đi vào, gần giống như biệt giam vậy. Mà trong khi không vi phạm cái gì. Mẫn và cô Bích Khương tuyệt thực được 8 ngày. Sức khỏe Mẫn yếu. Mẫn tuyệt thực đến khi nào họ mở cửa cho ra thì thôi, chứ như vầy, Mẫn sẽ không bao giờ ăn lại. Mẫn dặn tôi mua cho Mẫn một ít thuốc.”

Bà Đặng Ngọc Minh và cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn cùng bị xét xử trong một vụ ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo Điều 79 Bộ luật Hình sự. Bà Đặng Ngọc Minh bị kết án 3 năm tù giam và 2 năm quản chế. Bà mãn hạn tù vào ngày 10.06.2014. Vì thế bà cho rằng:

“Nếu như họ giam giữ mình mà đóng mấy tầng cửa như vậy thì giống như là biệt giam rồi. Họ cách ly tù nhân chính trị với phạm nhân khác và không cho ở chung với họ. Nếu vô đó ở mà được đi ra đi vô, được đi ra căn tin mua thức ăn, được đi ra đội để cải tạo thì không có gì phải nói, nhưng đây họ đóng tới ba lần cửa mà không cho đi ra ngoài thì có nghĩa là bị biệt giam rồi.”

Bà Minh cho biết thêm: “Vào ngày 22.10.2014 vừa qua, cô Võ Thu Thủy ở giáo xứ Tam Tòa [ở Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình] mãn hạn tù và báo cho tôi hay còn 4 người tù chính trị sắp bị đưa vô khu kỷ luật ở. Bốn người đó là Tạ Phong Tần, Hồ Thị Bích Khương, Nguyễn Đặng Minh Mẫn và Nguyễn Thị Lộc.”

TNLT Nguyễn Đặng Minh Mẫn bị bắt giam vào ngày 21.07.2011. Cô bị kết án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế theo Điều 79 Bộ luật Hình sự “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” trong phiên tòa sơ phẩm, tại Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An, vào ngày 08-09.01.2013.
Hiện nay, TNLT Nguyễn Đặng Minh Mẫn đang bị giam ở trại giam số 5 tỉnh Thanh Hóa.

Nguồn: VRNs


Viết về một người tù 
Liberty Melinh

Ngày 8/9/2008, một biểu ngữ lớn với 3 khẩu hiệu bất ngờ xuất hiện trên cầu Lạch Tray, Hải Phòng, giữa thanh thiên bạch nhật, khiến lực lượng công an Hải Phòng vốn vừa nhận danh hiệu anh hùng chết điếng. 3 dòng khẩu hiệu trên biểu ngữ đó là:
- Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền biển đảo cho Việt Nam! 
- Dân chủ nhân quyền cho nhân dân Việt Nam! 
- Đa nguyên đa đảng cho Việt Nam! 

Chỉ 8 ngày sau đó, trên cầu vượt Lai Cách, Hải Dương, vẫn giữa ban ngày lại xuất hiện tấm biểu ngữ với 3 khẩu hiệu: 
- Mất đất, mất biển, mất đảo là do chính quyền cộng sản!!! 
- Nhân dân đói khổ, đất nước lạc hậu, xã hội bất công là do chính quyền cộng sản!!! 
- Phản đối chính quyền Hà Nội đàn áp giáo dân Thái Hà!!!

Và trước đó, 8/10/2007, vào dịp quốc tế nhân quyền, cùng dịp phái đoàn Hoa Kỳ sang Việt Nam xem xét tình hình nhân quyền, lần đầu tiên một biểu ngữ (DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN CHO NHÂN DÂN VIỆT NAM!) được đưa lên trời bằng những trái bóng bay. Tác giả của nó muốn đưa thông điệp này tới nhà cầm quyền, tới nhân dân, và cũng là để tạo tiếng vang, gây sự chú ý tới phái đoàn Mỹ đối với nhân quyền Việt Nam.

10 người đã được bí mật bố trí đi từ 10 hướng khác nhau, cùng có mặt ở một địa điểm bên Hồ Gươm và cùng thả những quả bóng vào một giờ nhất định. Kế hoach đã thành công, chỉ có 2 quả bóng còn mắc lại trên cành cây thì cũng được người dân lấy xuống đọc rồi cho trẻ chơi. 

Tác giả của những hành động táo bạo, độc đáo và dũng cảm trên, cùng với một loạt các bài viết cùng chủ đề với những dòng khẩu hiệu đó chính là nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, người vừa mãn án tù 6 năm vào tháng 9 năm nay. 

Bác Nghĩa cũng là người tường thuật trực tiếp 2 cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại cổng ĐSQ Trung Quốc 12/2007, và ở trong nhóm tổ chức biểu tình tẩy chay rước đuốc Olimpic Bắc Kinh 2008. Lúc tham gia biểu tình bác đã bị công an hành hung tại chợ Đồng Xuân.

Ngay cả bây giờ, những hành động đó cũng vẫn là quá mạo hiểm, nói gì đến 6 năm trước? Lúc đó chỉ cần nói đến cái tên Hoàng Sa, Trường Sa đã bị coi là nhạy cảm, thậm chí có thể đi tù. Ngày đó ít có truyền thông hỗ trợ, phong trào còn nhen nhóm, mọi người trong và ngoài nước hầu như chưa biết đến cái tên Nguyễn Xuân Nghĩa để mà quan tâm và ủng hộ. Vậy nên để đánh động dư luận, kêu gọi sự chú ý của chính quyền đối với nguyện vọng của nhân dân, bác Nghĩa và nhóm của bác đã phải chọn cách mạo hiểm gây sự kiện, chấp nhận nguy hiểm, rủi ro.

Trở lại câu chuyện treo biểu ngữ trên cầu. Sau lần thành công thứ 2, trước sự bao vây và khủng bố gắt gao của lực lượng an ninh, biết mình đang gặp nguy hiểm, thay vì dừng lại thì bác Nghĩa lại gấp rút thực hiện nốt chương trình của mình trước khi bị bắt. Chuỗi cầu sẽ được treo khẩu hiệu tiếp theo là cầu Thái Bình, Nam Định, và sau đó “Nam tiến”, cầu Sài Gòn. Sơ đồ cầu đã được cung cấp đầy đủ.

Nhưng kế hoạch còn đang thực hiện thì ngày 11/9/2008 bác Nghĩa bị bắt cùng với một số người trong nhóm của bác. Và trong 6 năm sau đó, mọi người đã chứng kiến một nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa kiên cường chốn lao tù. Bác cũng là người sẵn sàng chấp nhận bị trừng phạt trong nhà tù, để đưa ra ngoài thông tin anh Điếu Cày tuyệt thực vào tháng 7/2013.

Chẳng bao giờ nói về mình, và khi được hỏi thì luôn cho rằng những việc mình làm hết sức bình thường, bác Nghĩa chỉ nói về cụ Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang.., những người đi tiên phong đã đánh thức và giúp mình vượt qua nỗi sợ hãi. Và điều mà bác vui mừng nhất sau khi ra tù, là sau 6 năm phong trào lớn mạnh đến không ngờ. 

Còn mình, mình biết ơn các bậc tiên phong mà bác Nghĩa nhắc đến, nhưng cũng biết ơn lớp người nối tiếp như bác Nghĩa, Phạm Thanh Nghiên, và bao người khác đã dũng cảm dấn thân thuở còn mong manh ấy, để có một phong trào lớn mạnh, rộng khắp, và mọi người có thể phát biểu chính kiến mạnh mẽ như hôm nay..

Về khái niệm nhận tội và không nhận tội, bác Nghĩa tâm sự: “Khi bị bắt tôi thừa nhận tất cả các bài viết và những hoạt động của mình, nhưng kiên quyết không công nhận đó là tội, nên không thể gọi là nhận tội”. 

Quả vậy, chính những kẻ đàn áp, bỏ tù những người yêu nước mới là có tội, mới là phản dân hại nước! Và nhân dân đang là những vị quan tòa phán xét chúng. Chính sự oán hận và khinh bỉ của nhân dân đã là những nhà tù vô hình nhưng nghiêm khắc, tống giam những kẻ mà tội ác của chúng ko một lý lẽ nào có thể bào chữa.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cùng vợ, người phụ nữ đã thầm lặng, bền bỉ sát cánh cùng chồng trong suốt chặng đường đấu tranh cũng như thăm nuôi và đòi công lý cho chồng những năm bác ở trong tù.

Tại nhà bác Nguyễn Thanh Giang. Vợ chồng bác Nghĩa cùng bác Nguyễn Thanh Giang, và bạn bè, 2 tháng sau khi bác Nghĩa ra tù).

nguồn: https://www.facebook.com/liberty.melinh
 https://www.facebook.com/liberty.melinh


VNTB : Người Việt (nhất là đang cư trú ở các nước Đông Âu cũ) đang làm mất thiện cảm dưới con mắt của người bản xứ vì những việc làm phi pháp của họ.

Phóng viên VNTB đã ghi lại sự việc qua điện thoại với anh Đặng Vũ Thanh Nguyên, một người Bỉ gốc Việt và là một chỉ huy của Cảnh sát tư pháp Bỉ.Anh được phong tước Hiệp sỹ Hoàng Gia vì những thành tích của mình trong lĩnh vực Tư pháp.

Bi Kịch Cộng sản - Bi kịch Hồng Lê Thọ


Bi Kịch Cộng sản - Bi kịch Hồng Lê Thọ

Bài giảng của Linh mục Giu-se Nguyễn văn Toản tại Saigon

Bài giảng của Linh mục Giu-se Nguyễn văn Toản tại Saigon



image





Preview by Yahoo


Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-12-05

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
12052014-diemblog-kh.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Hkg10115951.jpg
Học sinh tiểu học xếp hàng vào thăm Bảo tàng Quân đội tại Hà Nội vào ngày 07 tháng 11 năm 2014, dưới những tấm áp phích tuyên truyền.
 AFP photo




Bản án tử hình dành cho Hồ Duy Hải được hoãn lại.
Dòng tin này được hàng triệu người Việt nam vui mừng đón nhận vào ngày 4/12/2014. Trước đó nhà báo Huy Đức viết trên trang FB của mình một bài mang tựa đề Cần phải cứu một nền tư pháp, sau gần một tuần lễ công luận đưa vụ án có nhiều nghi vấn này ra bàn luận. Một vụ án mà tang vật được công khai mua từ chợ về để minh họa, dấu vân tay cũng không phải của người bị kêu án.

Minh bạch và Tham nhũng
Mọi tình tiết của vụ án đều mờ mờ ảo ảo trong sự không minh bạch, và hơn nữa của một nền tư pháp lệ thuộc vào đảng cầm quyền.
Nhà báo Huy Đức viết rằng trong hoàn cảnh chưa thể có tư pháp độc lập trong chế độ một đảng cầm quyền, thì ít nhất các quan tòa cũng nên là những người ngồi nghe các bên biện luận, thay vì làm chuyện kết án cùng với bên công tố, và hơn nữa lại lo ngại vụ án bị xử lại, mất hết những thành tích của họ.

Theo cách này, ngành tòa án sẽ có những con số đẹp (án ít bị cải, sửa hơn) nhưng mức oan sai thật - thì nếu không có áp lực kêu oan của gia đình (như trường hợp Hồ Duy Hải); thủ phạm thật không ra đầu thú (như trường hợp Nguyễn Thanh Chấn)... - chiếm tỉ lệ cỡ nào là không ai biết được.

Đó là điều mà người ta hay gọi là bệnh thành tích, mà bệnh thành tích mà hoành hành cả trong lĩnh vực tư pháp liên quan đến mạng sống của con người thì quả là tác hại sẽ không lường được.

Nếu tin vụ án Hồ Duy Hải được hoãn thi hành được công luận chào đón với không ít hy vọng, thì tin về tình trạng tham nhũng toàn cầu lại làm người Việt nam thất vọng. Tổ chức Minh bạch quốc tế tiếp tục xếp Việt nam  vào hàng kém cỏi nhất thế giới dựa trên chỉ số nhận thức về tham nhũng. Nói nôm na là Việt nam là quốc gia có tham nhũng hàng đầu thế giới.

Blogger Hiệu Minh nhìn sang lân bang Singapore, nơi được nhiều người Việt nam xem là cũng có một chế độ độc tài, để nói rằng bên xứ ấy có một nền chính trị trong sạch bậc nhất châu Á.

Sự “độc tài” của Singapore thực ra bị nhiều người lầm tưởng vì tính nghiêm khắc của pháp luật ở đảo quốc này. Sinh hoạt chính trị ở đây vẫn có sự cạnh tranh, và ngành tư pháp là độc lập.

Mà không phải chỉ có blogger Hiệu Minh mới nhìn sang Singapore, Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng cảm thán rằng tại sao đảo quốc ấy bé nhỏ như thế mà sạch sẽ như thế, sạch từ thiên nhiên tới con người! Báo chí chính thống và nhiều trang blog đều trích lại lời ông.
Còn Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy viết bài Vì sao tham nhũng?

Việc đồng nhất chính quyền và đảng với nhà nước (thực ra là với sở hữu) đã làm cho nhà nước cộng sản trở thành, có thể nói, nhà nước tự-tham-nhũng, nhất định kèm theo đặc quyền đặc lợi và những kẻ ăn bám.
Trong bài viết này  tác giả lại đi tìm hiểu nguyên nhân của tham nhũng, tự hỏi phải chăng nó bắt nguồn từ những khiếm khuyết bất trị của dân tộc hay không! Và trên hành trình đó, bà tìm thấy Milovan Djilas, nhân vật từng đứng hàng thứ hai của đảng cộng sản Nam tư. Đây là đoạn trích nói về chính quyền cộng sản của Djilas:

Thói bon chen, xa hoa, hám quyền là không tránh được.[...] Đây là loại tham nhũng đặc biệt: khi quyền lực nằm dưới quyền kiểm soát của một đảng, mà đảng ấy lại là nguồn gốc của tất cả đặc quyền đặc lợi, thì việc “quan tâm đến các chiến hữu”, việc bổ nhiệm họ vào những chức vụ có lợi, việc phân phối phúc lợi các kiểu giữa các đảng viên với nhau phải trở thành việc đương nhiên. Việc đồng nhất chính quyền và đảng với nhà nước (thực ra là với sở hữu) đã làm cho nhà nước cộng sản trở thành, có thể nói, nhà nước tự-tham-nhũng, nhất định kèm theo đặc quyền đặc lợi và những kẻ ăn bám.

Và câu trích bên trên dường như đã trả lời câu hỏi mà Tiến sĩ Nguyễn Thị từ Huy đặt ra trong đầu đề Vì sao tham nhũng? Nguyên nhân đó là thể chế chứ không phải là từ tính cách của dân tộc.

Những người cộng sản cầm quyền ở Việt nam vẫn liên tục nói đến chuyện chống tham nhũng, và trong mấy năm vừa qua dường như người đứng đầu đảng là ông Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cố gắng trong cuộc đấu trang giành sự trong sạch cho đảng của ông. Song blogger Hiệu Minh nhận xét rằng:

Xem bảng xếp hạng tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế thì hiểu tại sao chương trình nhóm lò của TBT Trọng vẫn đang nghi ngút khói vì củi ẩm. Độc tài như Singapore nhưng tham nhũng thấp thì cũng chấp nhận, nhưng độc tài mà để tham nhũng cao chót vót thì không có gì để biện minh.
Chủ tịch Trương Tấn Sang, như đã nói, cũng cảm thán về sự trong sạch của nước Singapore, nơi lý thuyết cộng sản bị cấm đoán một cách nghiêm ngặt nhất thế giới. Không rõ ông đã từng đọc Djilas, người đồng chí một thời ở Quốc tế cộng sản của ông hay chưa?

Bi kịch và Quyền lực
Cuộc đời Djilas là một bi kịch, từ một người cộng sản trẻ tuổi đầy lý tưởng, lên đến đỉnh cao quyền lực của đảng, ông lại từ bỏ tất cả vinh hoa phú quí đáng ra dành cho những người thuộc “Giai cấp mới” như ông, để trở thành người lên án và phê bình chủ nghĩa cộng sản.
hlt-400.jpg
Giáo sư Hồng Lê Thọ bị bắt vì điều luật 258
Trong những ngày cuối tháng 11, người ta lại chứng kiến một bi kịch của một người từng ủng hộ hết mình chủ nghĩa cộng sản Việt nam, đó là giáo sư Hồng Lê Thọ, một trí thức Việt kiều hồi hương từ Nhật bản. Ông đã từng tham gia phản chiến chống sự can thiệp của người Mỹ tại miền Nam Việt nam.

Hồi năm 2006, ông Thọ viết trên báo Sài gòn Giải phóng của đảng cộng sản về cuộc đấu tranh phản chiến của ông tại Nhật bản trong một chiến dịch 50 ngày đêm ngăn cản không cho xe tăng Mỹ được vận chuyển sang chiến trường Việt nam.
Ông Hồng Lê Thọ bị bắt vào cuối tháng 11 với lời buộc tội rằng ông làm mất niềm tin của nhân dân vào nhà nước của đảng cộng sản, đảng phái chính trị mà ông hăng hái ủng hộ vào tuổi thanh niên sôi nổi của mình.

Vụ bắt bớ này lại không được báo chí chính thống Việt nam đưa tin mà chỉ có cổng thông tin điện tử của Bộ công an mà thôi. Vì thế trong không khí minh bạch 31 điểm do tổ chức Minh bạch quốc tế đánh giá, nhiều lời đồn đoán được đưa ra: nào là ông Thọ bị bắt vì xưa kia ông chống Mỹ cứu đảng, nay ông chống đảng cứu nước, nào là các phe phái chống nhau ông Thọ đột nhiên thành nạn nhân,… 

Blogger Kami thì cho rằng:
Bởi hơn ba mươi năm sống trượt dài trên đà tiến bộ loài người, cái mà người Việt Nam đang gánh chịu bây giờ là một xã hội vô hướng, vô hồn, tin vào cái ác cũng như tin vào những giá trị huyễn hoặc.
- Blogger Viết từ Sài gòn

Việc bắt GS. Hồng Lê Thọ là một toan tính chiến thuật hoàn toàn mang ý nghĩa chính trị, nhằm chuyển đi một thông điệp khẳng định rằng, mọi ý nghĩ cho rằng sẽ có các cải cách mạnh mẽ của phái cấp tiến, kể cả cải cách thể chế như thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là điều "viển vông.

Nhà nghiên cứu biển Đông Đinh Kim Phúc, một người bạn thân thiết của Giáo sưu Thọ thì nghĩ rằng vụ bắt bớ là lời cảnh báo rằng sự phản biện xã hội và chính trị của các trí thức trong nước đã làm phật lòng những người cộng sản có quyền lực.
Một tác giả người Anh là Bá tước John Dalberg-Acton nói rằng Quyền lực dẫn đến nhũng lạm, và quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến nhũng lạm tuyệt đối.

Blogger Viết từ Sài gòn so sánh thứ quyền lực tuyệt đối của đảng cộng sản Việt nam hiện nay như là khái niệm Số Má của giới giang hồ. Trong lúc giới giang hồ sử dụng đẳng cấp sát máu gọi là Số Má của mình thì các đảng viên cộng sản lại dùng thẻ đảng của mình để trục lợi trong những thương vụ làm ăn.

Có những vụ tham nhũng lớn mà các đảng viên dùng thẻ đảng để vay tiền trong ngân hàng rồi chiếm đoạt. Blogger Viết từ Sài gòn đặt ra vấn đề tại sao xã hội hiện nay lại đổ đốn ra như thế:
Vì cơ chế đảng trị đã cho các đảng viên quá nhiều thứ, họ như một ông vua, bà chúa trên xứ sở của họ. Lòng tham và sự thoả hiệp của đa phần người dân đã đẩy bản thân đa số này đến chỗ mù quáng, toa rập với cái ác, xem cái ác là một cơ hội cho bản thân. Và cái giá phải trả đã hiện ra trước mắt.

Nhưng câu chuyện không phải dừng ở đây, nó cho thấy đất nước đang thật sự lâm nguy bởi lòng người tan rã, niềm tin bị đánh tráo, giá trị phẩm hạnh bị băng hoại đến tận gốc. Bởi hơn ba mươi năm sống trượt dài trên đà tiến bộ loài người, cái mà người Việt Nam đang gánh chịu bây giờ là một xã hội vô hướng, vô hồn, tin vào cái ác cũng như tin vào những giá trị huyễn hoặc.

Trở lại vụ bắt giam Giáo sư Thọ, Giáo sư này cũng là một blogger và trước khi bị bắt trang blog Người lót gạch của ông đã đăng một bài mang tên “Vừa hợp tác vừa đấu tranh và … Vương Thúy Kiều.” Bài này của tác giả Hạ Đình Nguyên, một lãnh tụ sinh viên tranh đấu trước 1975, và nay lại thường xuyên có những ý kiến đối kháng với đường lối cai trị của đảng cộng sản. Trong bài viết này tác giả so sánh nước Việt nam với nhân vật Vương Thúy Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, một thân phận yếu ớt nhỏ bé phải tìm sinh lộ bên cạnh kẻ xấu tàn ác và hung tợn. Điều mà nhiều người bàn tán về bài viết này là hình như nó châm chọc câu nói của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước đó về quan hệ Việt nam Trung quốc rằng vừa Hợp tác vừa đấu tranh.

Nhưng ngay trong lời dẫn của bài viết, Hạ Đình Nguyên viết rằng ông không có ý đó. Nhiều người theo dõi bài viết này như nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cũng nhận xét rằng bài viết không chỉ trích gì cá nhân ông Thủ tướng cả, mà là tâm sự của một kẻ sĩ ưu thời mẫn thế, quan tâm đến an nguy của quốc gia, và sự tồn vong của dân tộc.

Mối ưu tư ấy của Hạ Đình Nguyên dẫn đến một nỗi bi quan khi tác giả so sánh nhận xét của Thủ tướng Dũng về mối quan hệ Việt Trung với chủ trương “chống tham nhũng” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng “ném chuột sợ bị vỡ bình.” Tức là rồi cũng chẳng phá vỡ được bế tắc nào, nước Việt nam và Trung quốc vẫn là hai quốc gia cộng sản cùng ý thức hệ, các quan chức tham nhũng là chuột cần phải diệt, nhưng cũng lại là cái bình quý mà đảng không thể làm vỡ đi.

Để kết thúc bài điểm blog này, xin mượn lời blogger Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy khi bà tìm thấy căn nguyên tên gọi là cộng sản của căn bệnh tham nhũng hôm nay,
Và điều đó có nghĩa là chế độ này trường tồn thì dân tộc sẽ tiêu vong.


Thằng lòng lang dạ Tàu!


Nghĩ về Bọ Lập

Huỳnh Ngọc Chênh

Anh bị tai nạn giao thông tổn thương sọ não cách đây khá lâu khi gia đình anh còn ở Hà Nội. Mê man bất tỉnh lâu dài, tưởng anh chết rồi, nhưng rồi anh vẫn sống. Sống nhưng nằm một chỗ, bán thân bất toại, không ngồi dậy được, không nói được, vệ sinh cũng phải vợ con lo. Nằm lâu quá, anh đâm bi quan muốn tìm đến cái chết để khỏi làm khổ vợ con.

Một hôm con cái đi học, vợ đi chợ, anh lăn xuống khỏi giường, bò từ căn hộ tập thể của anh lên sân thượng. Anh định từ đó gieo mình xuống đất để quyên thân. Nhưng số trời chưa cho anh chết, có người trong khu tập thể phát hiện bồng anh xuống.
Nhưng cũng từ đó anh quyết tâm chiến đấu với bệnh tật. Anh kiên trì chữa trị và tự tập luyện. Cuối cùng anh phục hồi dần dần. Anh nói và tập tành đi lại được tuy rất khó khăn.

Anh là nhà văn tài hoa nổi tiếng. Sau tai nạn, không đi lại được như xưa, anh ngồi nhà tập tành tìm hiểu IT rồi vào mạng. Anh bắt đầu sáng tác trên mạng. Anh chỉ còn một tay trái, nhưng luyện tập rất hay, chẳng bao lâu, anh mổ cò nhưng nhanh như chớp, mỗi ngày anh có thể viết ra hàng ngàn trang.

Ngoài sáng tác văn học, anh dư thời giờ nhảy qua viết thêm trên blog. Rồi anh chuyển gia đình vào Sài Gòn. Định mệnh của anh bắt đầu từ đây. Anh là con đẻ của chế độ nên cũng được lắm ưu đãi. Hơn thế nữa, anh là người thực tài nên những tác phẩm văn học của anh mang lại cho anh cuộc sống không đến nổi nào. Tuy nhiên, trong thế giới mạng, anh tiếp cận được thông tin đa chiều, hiểu biết của anh rộng mở và nhận thức của anh dần dần biến chuyển. Anh tìm ra chân lý đích thực và sẵn sàng đứng về phía yêu nước, về phía tiến bộ, về phía của những người dân bị áp bức.

Blog của anh càng ngày càng chuyển về hướng thời sự, đáp ứng được sự mong đợi của nhiều tầng lớp bạn đọc. Số lượng truy cập tăng lên đến mức chóng mặt. Có những ngày cao điểm, blog của anh có đến 400 ngàn lượt người vào. Còn bình quân 250.000 lượt/ ngày là bình thường. Có thể anh cũng như Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh bị bắt là do tầm ảnh hưởng của hai blog Quê Choa và Ba Sàm quá lớn.

Do đi lại khó khăn nên anh ít tham gia các hoạt động. Tuy vậy những hoạt động lớn có ý nghĩa không hề thiếu mặt anh như biểu tình chống Tàu cộng xâm lược hôm 11.5. 2014, thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ Hoàng Sa- Gạc Ma với nhóm Lê Hiếu Đằng năm vừa rồi, quảng bá và ủng hộ chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa…
Anh hiền lành và điềm đạm nên được nhiều bạn bè quý mến. Anh có tư tưởng tiến bộ nên rất ôn hòa và luôn canh cánh rằng đất nước phải nhanh chóng thay đổi để vươn lên giàu mạnh ngang bằng với láng giềng. Tôi chơi với anh chưa lâu, nhưng giữa anh và tôi có sự thông hiểu lẫn nhau. Anh thỉnh thoảng trao đổi nhắc nhở tôi nên kìm bớt lại. Nhiều lúc anh rất quan tâm lo lắng cho tôi, nhất là những lúc có tin đồn có những đợt bắt bớ nầy nọ… Mới cách đây hai ngày anh còn nhắn tôi: Cẩn thận nhe anh, tình hình nghe đồn đãi căng lắm.

Thế mà bây giờ anh lại bị bắt.
Anh bị huyết áp cao, đi lại rất khó khăn, không biết trong trại giam anh sẽ xoay sở ra sao.
Tại sao lại như thế này????
H.N.C.
Nguồn:

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thằng lòng lang dạ Tàu!

http://kyvancuc.files.wordpress.com/2012/07/3-in-1.jpg

'Chồng tôi bị bắt khi đang liệt nửa người'

6 tháng 12 2014 Cập nhật lúc 18:26 ICT
Vợ của nhà văn, blogger Nguyễn Quang Lập, bà Hồ Thị Hồng, nói với BBC rằng chồng của bà bị công an bắt trong khi ông đang bị liệt nửa người và phải cần thuốc điều trị.

Trao đổi với BBC hôm thứ Bảy, 06/12/2014 từ Sài Gòn, bà Hồng nói đầu giờ sáng cùng ngày một số công an đã ập vào nhà của vợ chồng bà mà lúc đầu lý do đưa ra là 'kiểm tra hệ thống chống cháy'.
Bà nói: "Sáng nay lúc 9 giờ có một đoàn người bảo là công an bấm chuông gọi vào nhà, có một ông bảo vệ bảo là 'cô ơi, cho xem cái phòng chống chữa cháy nhà cô.

"Sau đó thấy 5, 6 người hùng hục chạy vào cơ, tôi nói 'có chuyện gì mà chạy vào hối hả thế', một lúc sau họ bảo là bọn tôi bên công an điều tra xét hỏi cần khám xét và có lệnh bắt anh Lập."
"Trên blog của anh Lập có một số bài vở coi như là có ý đồ chống lại đảng và nhà nước, cho nên bọn tôi phải kiểm tra máy móc."

Bình tĩnh, hợp tác

Theo bà Hồng, chồng của bà, nhà văn Nguyễn Quang Lập đã tỏ ra bình tĩnh, hợp tác trước sự việc.

Bà thuật lại: "Anh Lập nói đấy các anh, tất cả bài vở của tôi đều nằm trong máy, các anh, mời các anh vào kiểm tra ở trong máy chứ ngoài ra không có ở đâu hết."

"Họ vào kiểm tra và in ra một số bài, khám đến đó xong họ xét hỏi, xét hỏi anh Lập thời gian từ 9 giờ đến 2 giờ (chiều) thì họ bảo là bây giờ anh Lập phải bắt đi đến Phòng Điều tra xét hỏi của Công an Thành phố để cho họ làm việc và mang theo áo quần và các thứ cá nhân."

Bà Hồng nói về tình trạng sức khỏe của chồng bà khi bị bắt:
"Hiện tại là ông cũng bị liệt nửa người, đang uống thuốc, đi theo là mang theo một đống thuốc to tướng luôn, vì người anh cũng không được khỏe, đi thì cứ đi thôi chứ chẳng biết làm sao."
Khi được hỏi sức khỏe, bệnh tật của ông Lập sẽ được chăm sóc ra sao khi bị bắt, bà Hồng nói:
"Bên phía công an họ cũng bảo là vào đấy có y tá với bác sỹ họ chăm sóc chứ không lo đâu."

Bà Hồng cho BBC hay gia đình trước mắt sẽ 'chờ đợi' xem bên công an sẽ làm gì, nhưng bà cho hay những gì blogger 58 tuổi dặn lại gia đình, người thân trước khi bị các cơ quan chức năng bắt đi theo điều 258 Bộ luật Hình sự.

Bà nói: "Anh Lập dặn dò với gia đình bảo là trước mắt anh đi khoảng 9 ngày, để cho họ điều tra, xét cung, xét hỏi.
"Sau đó khoảng độ 9 ngày mà anh không về thì có lẽ 3 năm sau gặp lại, anh Lập chỉ dặn thế thôi," vợ của nhà văn Nguyễn Quang Lập nói với BBC.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/12/141206_nguyenquanglap_wife

Tin liên quan


6 tháng 12 2014


Nhà văn Nguyễn Quang Lập rất quen thuộc với độc giả trong nước

"Tôi nghĩ cũng chẳng ai chùn vì vụ này."

'Cần khuyến khích ý kiến phản biện'

7 giờ trước
Nhà nước nên tìm một cách thức khác 'tốt hơn' để 'tận dụng tài năng' của trí thức, của các nhà phản biện hơn là bắt hay đe bắt hết những người có ý kiến phản biện.

Đó là quan điểm của nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo khi ông bình luận với BBC về vụ nhà văn Nguyễn Quang Lập vừa bị bắt ở Sài Gòn hôm thứ Bảy, 06/12/2014.
Ông Tạo nói: "Tôi nghĩ rằng nhiều khi cũng phải có những tiếng nói phản biện và tiếng nói phản biện không phải là để lật đổ nhà nước.

"Mà đấy là những tiếng nói để một đất nước phải suy nghĩ. Phải suy nghĩ để có những thay đổi để nó tốt hơn thôi. Tôi cho rằng mục đích của những bài phản biện hầu hết là để làm sao cho đất nước tốt hơn.
"Có thể nó không hợp với nhà cầm quyền thì họ có thể bắt người này người kia và nếu như thế thì có thể bắt rất nhiều người.
"Muốn cho tất cả trí thức ở Việt Nam, những công dân Việt Nam đóng góp cho đất nước bằng chính kiến của họ, thì phải khuyến khích sự đóng góp, những ý kiến tích cực, hoặc là những ý kiến phản biên cũng tích cực.

"Một đất nước mạnh thì không nên bắt những người có ý kiến khác".

'Bất an'

Đánh giá tâm trạng sau vụ bắt ông Nguyễn Quang Lập của giới blogger phản biện và các nhà hoạt động dân chủ hóa, nhân quyền, ông Tạo nói:
"Nếu tôi có làm phản biện, nếu tôi có những ý kiến phản biện, tôi cũng không nghĩ tới chuyện răn đe gì cả. Nhưng tôi nghĩ nếu làm như thế, nó cũng làm chấn động lương tâm của rất nhiều người.
"Nó bất an lắm. Nếu mà cứ bắt bớ như thế thì quả bất an. Và tôi thấy là nên có một cách khác để phát huy được những cái trí tuệ, tài năng của những con người, đặc biệt là trí thức Việt Nam."
Ông Tạo cho rằng sau các vụ bắt bớ blogger này, có thể có thêm nhiều người khác 'bị bắt' dù ông không đoán được ai có thể là 'mục tiêu' tiếp theo.
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng mặc dù có các vụ bắt bớ gần đây, sẽ không có chuyện giới blogger, phản biện và các nhà hoạt động bị 'trùng xuống' hoặc 'chùn tay'.
Ông nói: "Tôi nghĩ cũng chẳng ai chùn vì vụ này."

Tin liên quan



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

TIN NÓNG : Blogger Quê Choa bị bắt khẩn cấp


 

TIN NÓNG : Blogger Quê Choa bị bắt khẩn cấp


06/12/2014

RadioCTM - Trần Quang Thành@S:
TIN NÓNG : Blogger Quê Choa bị bắt khẩn cấp [ 5:01 ] Hide Player | Play in Popup | Download
NQLap

Theo thông tin trên các trang mạng xã hội, vào lúc 9 giờ sáng nay (giờ Hà Nội) thứ Bảy 6/12/2016, cơ quan an ninh điều tra đã tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở cuả nhà văn Nguyễn Quang Lập chủ trang blog Quê Choa và đến 14 giờ chiều đã bắt tạm giam nhà văn Nguyễn Quang Lập đồng thời thu giữ một số đồ mà công an gọi là « tang vật » trong đó có máy tinh.

Chị Hồ Thị Hồng, vợ blogger Nguyễn Quang Lâp cho biết khi bị bắt anh dặn « chị yên tâm, nếu sau 9 ngày không thấy về thì chắc khoảng 3 năm » ?!
Từ Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã chia sẻ quan điểm với phóng viên Trần Quang Thành như sau, mời quý vị theo dõi.


__._,_.___

Posted by: ly vanxuan

Friday, December 5, 2014

TỪ BẢN ÁN TỬ HÌNH CHO HỒ DUY HẢI, NHỚ LẠI NHỮNG ÁN OAN ĐÃ CÓ…


TỪ BẢN ÁN TỬ HÌNH CHO HỒ DUY HẢI, NHỚ LẠI NHỮNG ÁN OAN ĐÃ CÓ…

Lê Phú Khải

Dư luận trong, ngoài nước đang chăm chú theo dõi, lên tiếng về cái án tử hình dành cho anh Hồ Duy Hải, người được to
à án phán quyết đã giết cô Hồng 24 tuổi, và cô Vân 22 tuổi ở Bưu điện Cầu Voi huyện Thủ Thừa tỉnh Long An.

Báo “lề phải”, các trang mạng “lề dân” đều đồng thanh lên tiếng phải xét xử lại, điều tra lại vụ án này vì nó chứa đựng quá nhiều mâu thuẫn, vô lý, “làm sai lệch hồ sơ vụ án”, v.v.

Mẹ của đương sự là bà Nguyễn Thị Loan đã đội đơn đi kêu oan khắp chốn sáu năm liền. Hình ảnh bà Loan căng biểu ngữ trước ngực đi kêu oan cho con được đăng trên nhiều trang mạng xã hội.
Bức xúc hơn cả là giới luật gia, vì họ hiểu luật pháp và các bước đi trong quá trình điều tra một vụ án cần phải có như giám định vân tay ngay khi xảy ra án, phân tích mẫu máu, tình tiết ngoại phạm của bị cáo, vân vân và vân vân…
Trả lời báo Lao động ngày 24.11.2014, luật sư Trần Văn Tạo, nguyên là Phó Giám đốc Sở Công an TP HCM đã nói: Tôi đã viết thư cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về vụ việc này…

Luật sư Trần Hồng Phong  thuộc đoàn luật sư TP HCM, người được gia đình Hồ Duy Hải mời hỗ trợ tư pháp, đã có đơn xin xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm bản án phúc thẩm 281/2009/HSPT… gửi lên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Đọc bản tường trình phân tích những điều vi phạm, làm sai lệch hồ sơ vụ án… dài hàng chục trang giấy của luật sư Phong, người đọc không khỏi bàng hoàng!

Vì lẽ trên, trong bài viết này, tôi muốn ôn lại những vụ án oan sai đã từng xảy ra ở nước ta, nhưng nhờ những cán bộ có trách nhiệm trong ngành kiểm sát, thanh tra, điều tra có phẩm chất và dũng khí đã mang lại công bằng cho hàng trăm con người, nếu không họ sẽ phải chịu những oan khuất khủng khiếp do bị ép cung, bị tra tấn đánh đập mà phải “nhận tội”!

Có lẽ, điển hình nhất là phải kể đến vụ án mang tên: Vụ gián điệp “H122”, năm 1948. Trong vụ này, hàng trăm cán bộ vô tội của ta trong kháng chiến chống Pháp bị bắt giam, do họ bị ép cung, đánh đập mà phải “nhận tội”!

Sự việc tóm tắt như sau: Một tin đồn do Pháp tung ra đã lan truyền trong khu Việt Bắc là có một gián điệp mang bí số H122 đã được Pháp gài vào hàng ngũ ta, và H122 đã cung cấp nhiều tin quân sự quan trọng cho Pháp…

Một anh giám mã (coi giữ ngựa) cho một cơ quan, đã bị nghi ngờ là H122. Lý do nghi ngờ rất đơn giản: anh ta đã chạy ra sân lấy vào một cái khăn màu trắng trong lúc có tiếng máy bay của Pháp trên trời. Người ta nghi anh làm ám hiệu bằng chiếc khăn màu trắng cho máy bay đến. Thế là anh giám mã bị bắt, bị bức cung. Anh ta đã nhận mình là H122, rồi khai ra những người khác. Cứ thế, người bị bắt mới lại khai tiếp… Con số bị bắt đã lên đến hàng trăm, kể cả cán bộ cao cấp và cả… một bà bán xôi (!).

Trưởng ban kiểm tra trung ương Đảng Trần Đăng Ninh đã vào cuộc. Ông Trần Đăng Ninh đã đến tận hiện trường và xem xét rất kỹ. Ông thấy rất nhiều điều vô lý. Pháp không thể gài người vào ta lại chọn một anh chăn ngựa không biết chữ. Cái sân bé tí trước nhà anh chăn ngựa giữa rừng núi âm u thì không máy bay nào trên trời có thể nhìn thấy một cái khăn màu trắng… Cứ thế, cứ thế, Trưởng ban kiểm tra trung ương Đảng xem xét, điều tra cụ thể, quyết liệt, và đã ra lệnh thả mấy trăm “phạm nhân” đang bị giam. Người ta đã gọi ông Trần Đăng Ninh là “Bao Công Việt Nam” từ vụ án đó.
Sau hoà bình 1954, ông Trần Đăng Ninh đã đi máy bay và cố nhìn xuống dưới để xem có thể một cái “khăn trắng” nào không, và sau đó, ông đã rất “yên tâm” là mình đã xử án đúng!!!

Ông Nguyễn Thanh, nguyên Cục trưởng Cục Xử lý tin tức Bộ Công an, nguyên Phó Tổng cục trưởng  Tổng cục Hải quan Việt Nam đã viết và xuất bản một hồi ký về Trần Đăng Ninh, trong đó kể tỉ mỉ về vụ án có một không hai này.
Vụ thứ hai, cũng rất điển hình, phức tạp, quyết liệt và đầy kịch tính, xảy ra vào năm 1963-1964, là Vụ án ở Nhà máy cơ khí xe lửa Gia Lâm Hà Nội.
… Giám đốc Võ Văn Khang bỗng dưng bị chết. Tám cán bộ đảng và công đoàn nhà máy bị bắt, vì Giám đốc công an Hà Nội lúc đó là ông Long, cho đây là vụ giết người. Bức cung khốc liệt, và cả tám người này đều “nhận tội”. Thế là án đã “nhanh chóng được phá”. Thành tích được mau chóng báo cáo lên các cấp trên để được khen ngợi.
Nhưng Đại uý Tích ở Công an Hưng Yên khi khám nghiệm tử thi nạn nhân được vớt lên ở cửa sông Hồng đã quả quyết báo cáo lên Cục trưởng Cục Cảnh sát Lê Hữu Qua là nạn nhân đã tự sát. Cục trưởng Qua lúc đó đã yêu cầu Đại uý Tích làm tường trình, và ông cùng đồng nghiệp kiên quyết chống lại kết luận giám đốc Khang bị giết. Được Thứ trưởng Lê Quốc Thân ủng hộ, Giám đốc Công an Hà Nội là ông Long cũng quyết đấu lại Cục trưởng Lê Hữu Qua, được Đại uý Tích phu tá và được Cục trưởng Lê Hồng Hà ủng hộ quan điểm.

Cuộc đấu tranh để tìm công lý này vô cùng cam go, và nó kéo dài đến bốn năm. “bất phân thắng bại”.
Cục trưởng Lê Hữu Qua sau này kể lại:

…Có lần Trưởng ban tổ chức trung ương Lê Đức Thọ đã gọi chúng tôi đến bắt báo cáo thật cụ thể. Cục Cảnh sát nhân dân đã phải chở một xe tải “đạo cụ” đến nhà riêng ông Thọ để “diễn” lại hiện trường vụ án theo quan điểm của chúng tôi, y như một gánh hát tuồng! Cả tiết lợn cũng phải mua về để rắc lên nền, giả làm vết máu người. 

Xem kỹ, nghe kỹ, ông Thọ ra lệnh tiếp tục làm sáng tỏ. Cả những ám hiệu định giết người diệt khẩu mà tôi biết cũng được báo cáo ngay với ông Thọ để ngăn chặn. Có cuộc họp cả Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn dự để nghe hai bên, một bên là Lê Quốc Thân và Giám đốc Công an Hà Nội, một bên là tôi và các đồng nghiệp của Cục, đã tranh cãi quyết liệt. Lê Quốc Thân đã chỉ vào tôi mà quát: Kéo dài vụ án thế này, Lê Hữu Qua phải là người chịu trách nhiệm hoàn toàn. Khi một bác sĩ pháp y, nguyên là thiếu tá của chính quyền Bảo Đại phát biểu trong cuộc họp, ông ta đập tay vào cái bảng lớn treo trên tường và hét lên: – Nếu nạn nhân bị giết thì đốt hết sách vở đi! Nói xong ông ta lấy thuốc độc trong túi ra… nuốt, và chết tại chỗ! Bác sĩ giáo sư Tôn Thất Tùng hoảng quá, rút khăn tay trong túi quần ra lau mồ hôi như tắm trên mặt. Các gói mì chính (bột ngọt) để khi ông ăn phở cho vào rơi lả tả theo xuống nền nhà. Tôi phải nhặt các gói mì chính đó bỏ vào túi áo của ông và nói: – Giáo sư cứ bình tĩnh phát biểu.

Bốn năm trời tranh cãi, hồ sơ biên bản vụ án đã lên cả tạ giấy. Bất phân thắng bại nên cuối cùng phải mời một đoàn chuyên gia của Bộ Công an Cộng hoà Dân chủ Đức sang giúp. Người Đức đã đi một chuyên cơ gồm 10 chuyên gia các lĩnh vực. Trong đó có một chuyên gia được mệnh danh là “chuyên gia thắt cổ”. Ông này có một bộ sách dày, có hình vẽ và ghi chép tỉ mỉ các vụ án thắt cổ có từ thời Hy-Mã cổ đại đến sau này. 

Với ông chuyên gia này, chỉ cần nhìn hiện trường có người thắt cổ, ông có thể kết luận đúng đến 50% là nạn nhân bị thắt cổ hay tự thắt cổ. Những chuyên gia Đức khẳng định rằng, hung thủ luôn để lại dấu vết ở hiện trường. Và đã có dấu vết thì nhất định tìm ra hung thủ. Và quả thật, chỉ sau một thời gian ngắn, vụ án đã được làm sáng tỏ với những luận cứ khoa học không thể chối cãi, không thể tranh luận gì nữa. Tám cán bộ “nhận tội” khi bị bắt đã được tha bổng.
Cục trưởng Qua kể đến đây thì cười và nói tiếp: Vụ án này đã được đưa vào giáo trình của ngành tư pháp nhiều nước, có cả nước Mỹ nữa (!).

Trước khi về, người Đức chỉ khuyên ta không nên đổi tên đường, tên làng, tên xóm… Vì như thế sau này rất khó phá án!
Một thời gian ngắn sau khi kết thúc vụ án, tôi đến chơi với Cục trưởng Qua. Từ trên tầng ba (miền Nam kêu là lầu hai) nhà tập thể, ông chỉ tay sang phía đường Trần Hưng Đạo, nơi có trụ sở Công an Hà Nội nói: Hôm nay Hà Nội tiễn Giám đốc Long đi nhận nhiệm vụ Trưởng ban Dân quân tự vệ Tổng cục Đường sắt, thôi không làm Giám đốc Công an Hà Nội nữa!

Vụ án Nguyễn Thanh Chấn, bị bắt và tù đã 10 năm về tội “giết người”, bỗng kẻ giết người ra đầu thú nên ông Chấn được tha… vừa diễn ra mới gần đây, tuy không liên quan đến nhiều người, nhưng tính nghiêm trọng của nó phải được quan tâm đặc biệt, vì nó xảy ra ở thời @, khoa học hình sự ở nước ta đã trang bị hiện đại. Vậy mà…
Riêng bản thân người viết bài này có một kỷ niệm không bao giờ quên về một án tử hình. Số là, cô con dâu của tôi ở Mỹ Tho, vô tình đã được một bà đi thăm nuôi chồng là ông Đặng Kim Bền ở An Giang đã gần 70 tuổi, bị toà án Tiền Giang kết án tử hình, sau giảm xuống chung thân.  Lý do thật không có gì nghiêm trọng. Ông Bền mang một bó cây bù-đà đi bán, bị bắt ở Tiền Giang. Bị kết án tử hình, sau giảm xuống chung thân.

Bù-đà là một thứ cây nếu lấy lá vấn để hút thì gây nghiện. Nó hoàn toàn không phải là thuốc phiện hay ma tuý. Vậy mà Toà án tỉnh Tiền Giang lúc đó, với một nữ Chánh án, đã xử nặng ông Bền đến mức tối đa như thế. Con dâu tôi đã hứa với bà vợ ông Bền là, bố chồng cô là nhà báo, cô sẽ nói để ông đi điều tra và làm đơn kêu oan cho ông Bền. Được con dâu “báo cáo”, tôi đã đi điều tra, và được biết khi công an bắt được tang vật là bó cây bù-đà để trên mui xe đò, công an hỏi của ai, bản thân ông già nông dân này cũng không biết bù-đà là hàng cấm và nguy hiểm cho ông đến thế.

Tôi đã làm một bản tường trình kêu oan cho người nông dân có quê ở Tân Phú – An Giang này lên Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Trong thư tôi nói rõ với Chủ tịch nước Lê Đức Anh, tôi là nhà báo, thường trú nhiều năm tại đồng bằng sông Cửu Long, biết rõ trình độ và tính cách của nông dân Nam Bộ. Bản án là quá nặng nề với một lão nông sống ở vùng quê xa xôi ít thông tin. Thư bảo đảm gửi cho Chủ tịch nước, tôi lấy địa chỉ từ cơ quan thường trú của Đài tiếng nói Việt Nam tại 7 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1 TP HCM. Biên lai bưu điện của lá thư bảo đảm đề ngày 25.9.1995 gửi Chủ tịch nước Lê Đức Anh theo địa chỉ số 5 Hoàng Diệu Hà Nội tôi còn giữ đến bây giờ.
Tôi đã nhờ Đại tá Truật ở cơ quan thường trú báo Quân đội Nhân dân tại TP HCM để biết địa chỉ của Chủ tịch Lê Đức Anh và còn được anh Truật qua đường dây bạn bè là sĩ quan cao cấp ở Hà Nội cho biết lá thư của tôi đã đến tay Chủ tịch nước Lê Đức Anh.
Ít lâu sau, thật vô cùng sung sướng, con dâu tôi ở Mỹ Tho báo lên rằng bà vợ ông Bền đã đến cảm ơn và gởi biếu tôi một kí đường thốt nốt, vì chồng bà đã được tha tù. Con dâu tôi còn cho hay, nó đã biếu bà tiền xe đò để về lại Tân Phú, An Giang.

Kể lại những chuyện cười ra nước mắt này, tôi thành thật nói với bạn đọc vô cùng yêu rằng, tôi không hề có ý trách cứ, lên án ai về tình trạng “bệ rạc” của tư pháp nước ta. Chính cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã dùng từ “bệ rạc” trong một lần nói về tư pháp Việt Nam mà ông yêu cầu phải cải cách.

Từ phong kiến đến thực dân bán phong kiến, đến chế độ toàn trị (totalitarisme) thì tư pháp nước ta có những chuyện kể trên là đương nhiên. Đã có thời kỳ ta giải tán Bộ Tư pháp, không lập trường Đại học Luật. Nay lập lại Bộ Tư pháp, mở Đại học Luật…  nhưng chưa thừa nhận tam quyền phân lập, Montesquieu chỉ được nói lướt qua ở giáo trình Luật thì những sự việc trên là đương nhiên sẽ xảy ra. Tuy nhiên, dù thế nào, thời nào, chúng ta cũng có các cán bộ tư pháp có phẩm chất cao, có dũng khí bảo vệ lẽ phải, nên nhiều án oan đã được làm lại, mà vụ H122, vụ Nhà máy xe lửa Gia Lâm là một điển hình.

Vụ Hồ Duy Hải cần phải được điều tra lại  với tinh thần Trần Đăng Ninh, đó là trách nhiệm, là lương tâm của tất cả chúng ta.
Làm hồ sơ vụ án sơ sài, xét xử qua loa cho một án tử hình như vậy ở thời đại khoa học này sao? Cả xã hội đang nhìn vào Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao. Bà Nguyễn Thị Loan đi khiếu kiện bị xua đuổi mãi sao? “Dân chủ gấp vạn lần” các nền dân chủ khác như bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã dõng dạc tuyên bố mà như vậy sao?
Nhân dân đang chờ câu trả lời từ các cơ quan pháp luật.
TP HCM 04/12/2014
L.P.K.
Tác giả gửi BVN
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

http://daihocchantrau.blogspot.com.au/2014/12/toa-long-hoan-tu-hinh-ho-duy-hai.html
http://daihocchantrau.blogspot.com.au/2014/12/toa-long-hoan-tu-hinh-ho-duy-hai.html

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link