Người biểu tình
Hong Kong xô xát với cảnh sát
ĐCSVN dùng
10 CA xích tay xiềng chân bầu Kiên!
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Hàng ngàn người Hong Kong đối đầu với cảnh sát tại một điểm tập
hợp
·
·
·
Tin liên hệ
01.12.2014
Hàng trăm người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong xô xát với
cảnh sát trong khi tìm cách mở rộng cuộc biểu tình bên ngoài trụ sở chính phủ.
Người biểu tình xông qua hàng rào cảnh sát, hồi sáng sớm thứ Hai,
nhằm chiếm một con đường chính trong quận Admiralty. Hàng trăm cảnh sát chống
bạo động sử dụng hơi cay và gậy để đẩy lui họ, gây thương tích cho nhiều người
biểu tình và bắt giữ ít nhất 18 người.
Đây là vụ mới nhất trong hàng loạt vụ đụng độ nhỏ giữa cảnh sát và
người biểu tình trong tuần trước. Hôm thứ Sáu, nhà chức trách đã đụng độ với
sinh viên xuống đường trong khi dẹp các chướng ngại dựng trên một con đường
chính trong khu Mong Kok. Nhiều nguời biểu tình bị bắt giữ, trong đó có lãnh
đạo sinh viên Lester Shum và Joshua Wong.
Các cuộc biểu tình kéo dài dai dẳng từ cuối tháng 9, tuy nhiên số người đã giảm bớt. Nhiều cuộc thăm dò ý kiến hồi gần đây cho thấy các cuộc biểu tình đang bắt đầu mất sự ủng hộ của dân chúng.
Người biểu tình kêu gọi các cuộc bầu cử năm 2017 sẽ diễn ra hoàn toàn trong tinh thần dân chủ. Họ xuống đường sau khi Trung Quốc, hồi tháng 8, quyết định là tất cả ứng cử viên ứng cử chức vụ trưởng quan hành chánh Hong Kong trước tiên phải được chấp thuận bởi một ủy ban, đầy những người trung thành với Bắc Kinh.
Các cuộc biểu tình kéo dài dai dẳng từ cuối tháng 9, tuy nhiên số người đã giảm bớt. Nhiều cuộc thăm dò ý kiến hồi gần đây cho thấy các cuộc biểu tình đang bắt đầu mất sự ủng hộ của dân chúng.
Người biểu tình kêu gọi các cuộc bầu cử năm 2017 sẽ diễn ra hoàn toàn trong tinh thần dân chủ. Họ xuống đường sau khi Trung Quốc, hồi tháng 8, quyết định là tất cả ứng cử viên ứng cử chức vụ trưởng quan hành chánh Hong Kong trước tiên phải được chấp thuận bởi một ủy ban, đầy những người trung thành với Bắc Kinh.
Tập Cận Bình tuyên
bố « kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ »
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trung Quốc, đang có xung khắc biển đảo với các nước láng giềng
sẽ cương quyết bảo vệ « chủ quyền quốc gia ». Trên đây là tuyên bố của lãnh đạo
Trung Quốc Tập Cận Bình mà Tân Hoa Xã loan tải trong bản tin hôm nay
30/11/2014.
Trong hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy vừa qua, trong một buổi họp
của đảng Cộng sản Trung Quốc về vấn đề ngoại giao, ông Tập Cận Bình tuyên bố là
Trung Quốc « cần phải bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, quyền lợi trên biển và đoàn
kết dân tộc một cách kiên quyết ».
Tập Cận Bình không gọi chính xác quốc gia nào đang « xung khắc »
lãnh thổ với Trung Quốc nhưng ông khẳng định là sẽ « quản lý một cách đúng đắn
mọi tranh chấp lãnh thổ và biển đảo » chống lại mọi hành động mà ông gọi là «
sử dụng vũ lực một cách tùy tiện ».
Trong cuộc họp tay ba nhân thượng đỉnh G20 vừa qua tại Úc, lãnh
đạo ba nước Mỹ, Úc, Nhật ra thông cáo chung, không gọi đích danh Trung Quốc,
nhưng cảnh báo nguy cơ xảy ra xung đột quân sự vì tham vọng biển đảo.
Trung Quốc liên tục đưa hải thuyền xâm nhập vùng Senkaku/ Điếu
Ngư ở Hoa Đông hiện do Nhật Bản quản lý và tăng cường hiện diện, xây dựng quân
cảng, phi trường tại Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông mà Bắc Kinh gọi là Nam
Hải.
Tàu Trung Quốc cũng thường xuyên tấn công ngư dân Việt Nam mà vụ
mới nhất xảy ra ngay trong tuần này, theo lời ngư dân Quảng Ngãi tố cáo.
Quốc Dân Đảng Đài
Loan « thấu hiểu » bài học ý dân
Cảnh vui mừng của ủng hộ viên sau khi ứng của
viên độc lập Kha Văn Triết (Ko Wen-je) thắng cử ở Đài Bắc ngày 29/11/2014.Reuters
Thủ tướng Đài Loan Giang Nghi Hoa từ chức ngay sau khi kết quả
bầu cử địa phương được công bố và Quốc Dân Đảng bị thảm bại. Chính sách thân
Bắc Kinh của Tổng thống Mã Anh Cửu đã làm cho đảng cầm quyền thua tại 5 trên 6
thành phố lớn theo kết quả đầu tiên.
Đối với chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, tên chính thức của Đài
Loan, thì cuộc bầu cử hôm thứ Bảy 29/11 là một cái tát. Không cần chờ kết quả
của thành phố thứ sáu là Tân Bắc Thị, Thủ tướng Giang Nghi Hoa tự nhận trách
nhiệm mang lại thất bại cho đảng cầm quyền. Tổng thống Mã Anh Cửu cũng đã xin
lỗi các ủng hộ viên và cam kết cải cách Quốc Dân Đảng. Ông tuyên bố : "Tôi đã hiểu thông điệp của phòng
phiếu".
Theo giới phân tích, cuộc bầu cử địa phương vừa qua mang màu sắc
một cuộc trưng cầu dân ý về quan hệ với Bắc Kinh. Chính phủ Đài Bắc muốn nới
rộng mối quan hệ này nhưng đa số công luận chống lại. Người dân Đài Loan lo
ngại Trung Quốc sẽ mở rộng ảnh hưởng và can thiệp vào chính sách của hải đảo.
Đầu năm nay, sinh viên và công nhân rầm rộ xuống đường chống lại
một thỏa thuận thương mại qua hai bờ eo biển.
Thật ra không phải chỉ có vấn đề địa chính trị làm Quốc Dân Đảng
mất lòng dân. Đảng cầm quyền trả giá cho tình trạng kinh tế trì trệ và hàng
loạt tai tiếng mà gần đây nhất là vụ buôn bán dầu ăn tái chế có hại cho sức
khỏe.
Đài Bắc rơi vào tay đảng Dân Tiến là một vố đau cho chính quyền
đương nhiệm vì thủ đô là « thành trì truyền thống » của Quốc Dân Đảng.
Năm 2016 Đài Loan sẽ bầu lại Tổng thống.
Bầu cử Đài Loan: Đảng
cầm quyền thân Trung Quốc mất sự ủng hộ
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu tại một cuộc họp báo ở Đài Bắc
sau khi bị đánh bại trong cuộc bầu cử địa phương, 29/11/14
·
·
·
Tin liên hệ
Ralph Jennings
01.12.2014
TAIWAN—
Đảng cầm quyền ở Đài Loan, được biết như đảng giao tiếp với nước
cựu thù Trung Quốc, đã bị đánh bại hơn sự dự kiến trong các cuộc bầu địa phương
hôm thứ Bảy. Các kết quả gây bất lợi cho Quốc dân đảng nắm giữ ghế được tổng
thống trong cuộc bầu cử năm 2016 và có thể sẽ làm chậm tiến trình đàm phán với
Trung Quốc. Các cuộc bầu cử tạo động năng cho người đứng đầu đảng đối lập, có
lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Ralph Jennings tường thuật từ Đài
Bắc.
Quốc dân đảng mất các vị trí đứng đầu trong 9 thành phố và quận
huyện trong các cuộc bầu cử trên khắp đảo quốc Đài Loan hôm thứ Bảy; cuộc bầu
cử được xem như một trắc nghiệm giữa nhiệm kỳ của Tổng thống Mã Anh Cửu. Các
cuộc thăm dò đã dự đoán chỉ mất có 3 chức vụ. Các thất bại này đe dọa nỗ lực
của đảng trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2016 và có thể gây gián đoạn việc
đối thoại với Trung Quốc. Người đứng đầu đảng đối lập chủ trương giữ khoản cách
nhiều hơn với Bắc Kinh hơn.
Ông George Tsai, giáo sư môn khoa học chính trị tại Đại học Văn
hóa Trung quốc trong thủ đô Đài Bắc nói rằng Tổng thống Mã Anh Cửu và các đảng
viên Quốc dân, hay đảng KMT, giờ đây phải đấu tranh để giữ sự ủng hộ của quần
chúng trong giao tiếp với Trung Quốc. Ông nhận định:
“Mã Anh Cửu sẽ bị thách thức nhiều hơn từ bên trong và ngoài đảng
và mối quan hệ bên kia eo biển sẽ đối mặt với những thách thức trước mắt, và
những người đảng KMT có thể rời bỏ đảng và thách thức quyền hành của ông. Sẽ có
khó khăn cho ông Mã Anh Cửu. Dân chúng đã chán ngấy với sự điều hành đất nước
của ông.”
Ông Mã đã đặt sang một bên các tranh chấp chính trị với Trung Quốc
sau khi nhậm chức năm 2008, dẫn đến các cuộc đàm phán đã tạo được 21 thỏa thuận
về thương mại, vận chuyển và đầu tư. Bắc Kinh xem đảo quốc Đài Loan tự quản như
một phần lãnh thổ của mình và hy vọng những thỏa thuận đó dẫn đến thống nhất
sau hơn 65 năm thù nghịch. Chính phủ của ông Mã trông đợi những thỏa thuận này
hỗ trợ cho nền kinh tế 500 tỷ đôla dựa vào xuất khẩu của Đài Loan.
Tuy nhiên nhiều người dân Đài Loan cảm thấy không an tâm về mối
quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc, nước chưa bao giờ từ bỏ đe dọa chiếm Đài
Loan bằng quân sự nếu cần. Hồi tháng 3 hàng ngàn người Đại Loan đã chiếm trụ sở
quốc hội và những con đường xung quanh ở Đài Bắc để phản đối việc quan hệ chặt
chẽ hơn mà không có sự minh bạch hơn.
Người đứng đầu đảng đối lập, đảng Dân Tiến, chủ trương giữ khoản
cách xa hơn với Bắc Kinh khi đảng này nắm quyền từ năm 2000 đến 2008. Lập
trường của đảng khiến Trung Quốc tức giận, làm cho các thỏa thuận khó khăn và
đôi khi nêu lên nổi ám ảnh về một cuộc tấn công quân sự.
Đảng đối lập nói rằng họ sẵn sàng nói chuyện với Bắc Kinh nhưng
không phải trên tiền đề 2 bên thuộc về một quốc gia. Đảng đã được 6 ghế trong
cuộc bầu cử hôm Thứ bảy.
Sự xuất hiện của ứng cử viên chức thị trưởng thuộc Quốc dân đảng
Sean Liên tại một cuộc vận động ở Đài Bắc đã không có sự ủng hộ cần để đánh bại
đối thủ, ông Ko Wen-je, một bác sĩ không đảng phái. Cử tri cũng loại các ứng cử
viên Quốc dân đảng ra khỏi 5 thành phố và 3 quận hạt khác.
Thủ tướng Đài Loan Giang Nghi Hoa đã từ chức hôm Thứ bảy, nhận
trách nhiệm về sự thất cử và một nữ phát ngôn viên nội các nói rằng có thể sẽ
có cải tổ toàn thể nội các. Ông Mã, chủ tịch Quốc dân đảng đã xin lỗi tại một
cuộc họp báo hôm Thứ bảy và hứa sẽ cải cách đảng.
Ông nói rằng Quốc dân đảng sẽ không dễ dàng gục ngã. Đảng chưa hề
bị đánh bại trong quá khứ, ông Mã nói, và giờ đây sẽ không bị đánh bại. Ông nói
giờ đây đảng phải gạt nước mắt và đoàn kết để tranh đấu cho đảng và cho Đài
Loan.
Các nhà phân tích ở Đài Loan dự kiến chính phủ
tiếp tục giữ các quan hệ với Trung Quốc trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
Hai bên đang thương thảo một thỏa thuận nhằm cắt thuế suất nhập khẩu hàng ngàn
mặt hàng và nghiên cứu việc mở văn phòng theo kiểu văn phòng lãnh sự
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment