Wednesday, December 3, 2014

Nguyễn Văn Đài: An ninh thuê mướn côn đồ tấn công các nhà hoạt động nhân quyền


Nguyễn Văn Đài: An ninh thuê mướn côn đồ tấn công các nhà hoạt động nhân quyền

VRNs (03.12.2014) – Sài Gòn – “Công việc đấu tranh cho nhân quyền là công việc chính của người dân VN. 

Trong suốt thời gian vừa qua, phong trào dân chủ ở VN mặc dù có sự phát triển rất là mạnh, nhưng chưa đủ sức mạnh để có thể gây áp lực buộc nhà cầm quyền cs phải thay đổi luật lệ hay tôn trọng quyền con người -như nó vốn có theo Công ước quốc tế cũng như đã được quy định trong Hiến pháp VN. 

Cho nên, các thông điệp mà các Tổ chức Xã hội Dân sự [XHDS] VN đưa ra yêu cầu nhà cầm quyền VN phải tôn trọng, thì chúng ta cũng cần nhờ sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc [LHQ] và các quốc gia dân chủ trên thế giới…” Luật sư Nguyễn Văn Đài, sống ở Hà Nội, bình luận.

Luật sư Nguyễn Văn Đài, Đại diện cho Hội Anh Em Dân Chủ tham gia ký Thông điệp Xã hội Dân sự Việt Nam nhân ngày quốc tế nhân quyền ngày 10.12.2014.

Đây cũng là thông điệp mà 24 Tổ chức XHDS tại Việt Nam lần đầu tiên gởi đến quần chúng VN.

Sau đây xin mời Quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn giữa Pv VRNs với Luật sư Nguyễn Văn Đài về quan điểm của ông trong bức thông điệp này.


141130004
Luật sư Nguyễn Văn Đài, thành viên Hội anh em dân chủ, đang bị quản chế tại Hà Nội.

Huyền Trang, VRNs: Thưa Luật sư Nguyễn Văn Đài, 24 tổ chức Xã hội Dân sự [XHDS] ở VN vừa ra thông điệp nhân ngày Quốc tế Nhân quyền 10.12 -mà ông là người đại diện cho Hội Anh Em Dân Chủ tham gia ký- vậy ông có thể cho biết nội dung chính của thông điệp năm nay này là gì ạ?

Ls Nguyễn Văn Đài: Thông điệp này tổng kết lại các thành tích vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền trong một năm vừa qua. Có năm điểm nổi bật: thứ nhất phản đối tất cả mọi hành vi vi phạm nhân quyền trong năm 2014. Thứ hai, yêu cầu nhà cầm quyền sửa lại Hiến pháp cũng như hệ thống pháp luật phù hợp với thông luật quốc tế. 

Thứ ba, yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm mà họ đã bắt trong suốt những năm vừa qua. Thứ tư, yêu cầu nhà cầm quyền chấm dứt việc sử dụng bạo lực để chống lại những người hoạt động nhân quyền ở trong nước. Thứ năm, yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng tất cả các quyền tự do cơ bản của công dân như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, quyền sở hữu đất đai của người dân.”

Huyền Trang, VRNs: Thưa Luật sư, những nội dung chính ông vừa đề cập trên, theo ông, những điểm nào thì các tổ chức Xã hội Dân sự [XHDS] trong nước cần thúc đẩy làm ngay, và những điểm nào cần được sự yểm trợ bởi Liên Hiệp Quốc [LHQ], các nước dân chủ trên thế giới và đặc biệt là cộng đồng hải ngoại ạ? Theo ông nên làm như thế nào ạ?

Ls Nguyễn Văn Đài: Thực ra, công việc đấu tranh cho nhân quyền là công việc chính của người dân VN. Trong suốt thời gian vừa qua, phong trào dân chủ ở VN mặc dù có sự phát triển rất là mạnh, nhưng chưa đủ sức mạnh để có thể gây áp lực buộc nhà cầm quyền cs phải thay đổi luật lệ hay tôn trọng quyền con người -như nó vốn có theo Công ước quốc tế cũng như đã được quy định trong Hiến pháp VN. 

Cho nên, các thông điệp mà các Tổ chức XHDS VN đưa ra yêu cầu nhà cầm quyền VN phải tôn trọng, thì chúng ta cũng cần nhờ sự can thiệp của LHQ và các quốc gia dân chủ trên thế giới. Người dân VN có thể làm được ngoài việc như chúng ta lên tiếng và phản đối đến các cơ quan truyền thông quốc tế, các quốc gia dân chủ, thì hiện nay chúng ta chưa đủ sức tập hợp lực lượng lớn để gây áp lực với nhà cầm quyền thay đổi, vì thế hầu hết các công việc chúng ta đều nhờ đến sự can thiệp từ bên ngoài. Đó là những gì chúng ta có thể làm được trong giai đoạn hiện nay.

Huyền Trang, VRNs: Thưa Luật sư, trong thông điệp nhấn mạnh “từ nhiều năm nay, đặc biệt trong năm 2014 này, các cơ quan an ninh Việt Nam đột ngột gia tăng thực hiện những hành vi côn đồ và sử dụng những tay chân côn đồ để tấn công có hệ thống, đàn áp cách dã man các nhà hoạt động tích cực cho nhân quyền, dân chủ và tôn giáo”, thế thì bằng chứng nào cho thấy côn đồ hành hung những ‘Người bảo vệ nhân quyền’ là tay chân của cơ quan an ninh VN ạ?

Ls Nguyễn Văn Đài: Nếu để trình ra một bằng chứng cụ thể thì rất khó. Nhưng qua các hiện tượng xảy ra vừa qua, chúng ta có thể đánh giá và cho rằng, một là nhóm an ninh giả danh lưu manh côn đồ, hai là an ninh thuê mướn dân xã hội đen tấn công những người hoạt động nhân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo ở trong nước.

Ví dụ như bản thân tôi, trước khi tôi bị đánh và đang trên đường đi đến địa điểm đã hẹn, có những viên an ninh đi theo đằng sau tôi. Khi họ tấn công tôi, tôi phát hiện ra có những viên an ninh đứng từ xa theo dõi các diễn biến này. Đặc biệt trong vụ họ tấn công anh Trương Minh Đức thì anh Đức đã phát hiện ra các công an địa phương huyện Bến Lức đã chỉ đạo tấn công. Rất nhiều trường hợp khác của các anh em dân chủ bị tấn công, đều nhận ra có sự xuất hiện của những viên an ninh đứng gần hoặc đứng xa xung quanh khu vực mà những anh em dân chủ bị tấn công. Do vậy, chúng ta có thể khẳng định, đó là những người được thuê mướn hoặc an ninh giả danh côn đồ để tấn công.

Điều quan trọng chính yếu là những người hoạt động nhân quyền, dân chủ và tôn giáo trong nước hoàn toàn không có thù hằn với bất kỳ một nhóm người nào hay cá nhân nào, ngoài cái mâu thuẫn bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền, ngoài ý thức hệ cũng như quan điểm về chính trị xã hội thì không có mâu thuẫn với ai. Cho nên, ngoài việc nhà cầm quyền tấn công chúng tôi thì chúng tôi cho rằng không có một lực lượng nào khác.

Huyền Trang, VRNs: Thưa Luật sư, trong thông điệp có đưa ra một vài giải pháp mong muốn và yêu cầu các nước dân chủ trên thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ can thiệp nếu nhà cầm quyền VN tiếp tục vi phạm nhân quyền, thì có người nhận định rằng “các biện pháp này đang cầu viện nước ngoài can thiệp vào chuyện nội bộ của VN”, Luật sư bình luận như thế nào về lời nhận xét này ạ?

Ls Nguyễn Văn Đài: Tôi cho rằng, lời nhận định trên không chính xác. Bởi vì, thứ nhất, nhân quyền ngày nay có tính chất phổ quát toàn cầu, được LHQ ghi nhận trong bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền được công bố vào ngày 10.12.1948 và từ đó trở thành ngày Nhân quyền Quốc tế. Thứ hai, nhân quyền được thể hiện trong các Công ước quốc tế về nhân quyền chính trị và dân sự, hoặc là Công ước quốc tế về các quyền kinh tế mà VN là một nước thành viên của LHQ đã phê chuẩn. 

Vì vậy, sự vi phạm nhân quyền xảy ra bất kỳ ở nơi nào trên thế giới thì các nước trong LHQ cần phải có những hành động lên án, có sự can thiệp mạnh mẽ để quốc gia vi phạm nhân quyền đó phải chấm dứt những vi phạm nhân quyền; phải cải thiện luật pháp, Hiến pháp để đảm bảo tôn trọng quyền con người cho dù con người sinh ra ở VN, ở Châu Âu, Châu Mỹ thì đều được hưởng các giá trị quyền con người như nhau. Bởi tính chất phổ quát của nhân quyền như vậy, cho nên, tất cả các quốc gia thành viên của LHQ đều có quyền can dự vào việc vi phạm nhân quyền của một quốc gia khác khi mà sự vi phạm quá giới hạn cho phép. Đó là trách nhiệm của họ.

Huyền Trang, VRNs: Thưa Luật sư, ngoài các biện pháp kể trên -cho thấy chưa đạt được kết quả mong muốn- thì ông còn có giải pháp nào để bảo vệ những người hoạt động nhân quyền được tốt hơn không ạ?

Ls Nguyễn Văn Đài: Tất nhiên là sẽ có những giải pháp, mặc dù phong trào đấu tranh cho nhân quyền ở trong nước chưa đủ số lượng cần thiết tối thiểu để chúng ta có thể tự vệ cho chính mình được, nhưng với số lượng hiện nay nếu chúng ta biết cách đoàn kết với nhau, bảo vệ lẫn nhau thì chúng ta vẫn có thể giảm thiểu những hành vi vi phạm, những hành vi bạo lực tấn công.

Ví dụ khi một anh chị em hoạt động nhân quyền cần đi đến những vùng nhạy cảm, hay trong thời gian bị an ninh theo dõi, giám sát… rất cần sự giúp đỡ của những anh chị em khác đi cùng, như thế chúng ta có thể giảm thiểu được sự tấn công. Ngoài ra, khi nhà cầm quyền có bất kỳ những hành vi vi phạm nhân quyền nào, mà nếu như chúng ta tập trung lực lượng ở Hà Nội hay Sài Gòn đầy đủ để có thể tạo ra sự phản đối.

Điều quan trọng nhất tạo ra được sự kết nối với những người đang bị áp bức trong xã hội Việt Nam, như Dân oan, các nhóm sắc tộc hay những người thuộc tôn giáo khác nhau. Chúng ta có thể tạo ra sự liên kết, kết hợp cùng với nhau để cùng nhau đấu tranh cũng như phản đối những vi phạm nhân quyền.

Tôi tin nếu như những tất cả những người hoạt động nhân quyền trong nước tạo ra một sự kết nối, gắn kết thì chúng ta cũng có đủ sức tự bảo vệ chính mình, cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế và LHQ thì chắc chắn việc chấm dứt tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam sẽ sớm chấm dứt.”



VRNs (03.12.2014) – Nghệ An – Sau thời gian xa giáo xứ, gia đình, bạn bè thân hữu gần xa, anh em chúng tôi là Antôn Đậu Văn Dương và Phêrô Trần Hữu Đức đã trở về trong tình yêu thương của mọi người.

Những ngày vừa ra tù, vào ngày 12.11.2014, hai anh em chúng tôi được sự mến mộ của các em trong Nhóm giới trẻ Con Đức Mẹ thuộc Giáo Xứ Vạn Lộc – nơi quê hương chúng tôi sinh sống- mời đến chia sẻ về những trải nghiệm cuộc sống tù đày trong suốt thời gian vừa qua.

Lòng vui mừng và cảm động khôn xiết, vì những tấm lòng mến mộ và thích học hỏi của các em đã không thể ngăn cản những khó khăn về mặt di chuyển do chúng tôi còn bị quản thúc. Do đó, vào lúc 19 giờ 45 phút, ngày 12.11, chúng tôi có mặt tại nhà thờ Giáo Họ Đặng Phúc, thuộc Giáo Xứ Vạn Lộc theo lời mời của các em Nhóm Con Đức Mẹ.

Bắt đầu chương trình, chúng tôi có 15 phút làm quen với nhau bằng những bài hát, vũ điệu sinh hoạt…

Buổi chia sẻ của anh Antôn Đậu Văn Dương và Phêrô Trần Hữu Đức cho các em nhỏ tại Giáo họ Giáo Họ Đặng Phúc, thuộc Giáo Xứ Vạn Lộc
Buổi chia sẻ của anh Antôn Đậu Văn Dương và Phêrô Trần Hữu Đức cho các em nhỏ tại Giáo họ Giáo Họ Đặng Phúc, thuộc Giáo Xứ Vạn Lộc

unnamed (3)
Trong buổi chia sẻ, các em đặt các câu hỏi như là ‘cuộc sống trong tù của chúng tôi như thế nào?’, ‘phản động là gì?’, ‘chính trị là gì?’
Trong buổi chia sẻ, các em đặt các câu hỏi như là ‘cuộc sống trong tù của chúng tôi như thế nào?’, ‘phản động là gì?’, ‘chính trị là gì?’

Ngay sau đó, hai anh em tôi giới thiệu về bản thân, chia sẻ những gì đã làm trước khi bị bắt giam… Tiếp đến, các em đặt các câu hỏi như là ‘cuộc sống trong tù của chúng tôi như thế nào?’, ‘phản động là gì?’, ‘chính trị là gì?’, ‘lời khuyên của chúng tôi cho các bạn trẻ trong cuộc sống ngày nay?’…

Trước khi vào phần chia sẻ, chúng tôi đưa ra quan điểm rõ ràng rằng, đây là những lời chia sẻ kinh nghiệm để giúp nhau có thể kiến thức, giúp nhau sống yêu thương, có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng hơn. Sau đó, chúng tôi trả lời từng câu hỏi một để các em hiểu rõ hơn cũng như phân tích thế nào là chính trị, thế nào là phản động…

Trong lúc này, công an núp trong các lùm cây, theo dõi buổi chia sẻ của anh em chúng tôi. Bà con giáo dân quan tâm đến sự an nguy của hai anh em tôi nên họ đã báo cho chúng tôi biết. Bên cạnh đó, bà con giáo dân khuyên chúng tôi tắt loa ngoài – bên ngoài sân giáo xứ – nhưng chúng tôi nói với bà con rằng, hai anh em tôi không làm điều gì sai cả nên bà con cứ yên tâm, đừng sợ gì hết, họ thích rình thì rình đó là việc của họ…

Sau cuộc gặp gỡ này chúng tôi không gặp bất cứ vấn đề gì từ phía nhà cầm quyền.

Thế nhưng, sau đó hơn nửa tháng, vào ngày 01.12.2014, Công an tỉnh Nghệ an cùng với thầy Hiệu trưởng Trường cấp ba Nam Đàn I đã lừa học sinh và khủng bố tinh thần học sinh – những em đã tham dự buổi chia sẻ của hai anh em tôi vào ngày 12.11 vừa qua – đang trong giờ học. Cụ thể sự việc xảy ra như sau:

Vào ngày 01.12, trong giờ học, thầy Hiệu trưởng đến lớp của hai em học sinh (xin được giấu tên) –đã tham dự buổi chia sẻ của hai anh em tôi vào ngày 12.11- nói rằng, lên phòng thầy có việc. Khi lên đến nơi, thầy Hiệu trưởng không trực tiếp làm việc với hai học sinh này mà thay vào đó là một công an viên (hai em không biết rõ đó là công an huyện hay công an tỉnh). Nội dung cuộc nói chuyện chủ yếu xoay quanh vấn đề buổi chia sẻ của hai anh em tôi tại nhà thờ Giáo Họ Đặng Phúc vào ngày 12.11 vừa qua.

 Công an viên hỏi hai học sinh: “Em hãy kể lại mọi chuyện xảy ra đêm 12/11/2014”. Hai học sinh trả lời: “Em không nhớ nữa các anh cứ hỏi hai anh Dương, Đức”. Công an viên nói: “Nói thế thì nói làm gì, anh muốn hỏi các em để anh biết, chứ anh mà hỏi hai người đó (Dương, Đức) thì nói làm gì”. Công an viên này luôn chất vấn hai em học sinh và đe dọa: “Chúng tôi chuẩn bị bắt hai Dương và Đức”. Một em học sinh nói: “Các anh nói bắt sao không đến bắt hai anh (Dương, Đức) đi?”.
Điều quan trọng là công an viên luôn xoay quanh lời khuyên của chúng tôi dành cho các em mà chúng tôi đã dựa vào đoạn lời Chúa theo Thánh Matthêu chương 14 “Các con Đừng sợ…!” và chúng tôi khuyên các em rằng: “Các em đừng sợ, đừng sợ sự thật, đừng sợ nói lên sự thật, đừng sợ bị đánh đập tra tấn, đừng sợ lên án bất công, đừng sợ đến gần Thiên Chúa, đừng sợ làm chứng cho Chúa, đừng sợ cộng sản vô thần, hãy sống yêu thương nhau, sống có trách nhiệm với bản thân với mọi người, để qua đó xây dựng một cuộc sống đầy tình yêu thương và trách nhiệm!”.

Dựa trên những lời khuyên này của chúng tôi thì công an viên đã hỏi hai học sinh rằng: “Các em nghe những điều đó có thấy sai không? Ýkiến của các em như thế nào về câu nói của Dương và Đức?”. Hai học sinh trả lời: “Em nghe câu nói đó chẳng có chi sai cả. Em thấy điều đó là bình thường, là đúng, vì chúng ta không làm điều gì sai nên chúng ta không sợ gì.”

Sau khi công an viên này làm việc với hai học sinh này xong thì họ hù dọa và bắt các em ký vào biên bản cam kết về lời khai. Các em đã đọc và ký “Tôi cam đoan những việc tôi nói trên là đúng những gì tôi nhớ”.

Được biết, công an tra vấn hai em học sinh này trong suốt hai tiết học. Thầy Hiệu trưởng đứng bên ngoài văn phòng theo dõi cuộc chất vấn này.

Như vậy, dù nhà trường hay công an khủng bố tinh thần các em học sinh thì các em luôn vững Niềm tin vì các em không làm gì sai. Và, hai anh em chúng tôi cũng vậy, không làm gì sai thì sợ cái gì? Sau đó, chúng tôi gặp một số em đã đi tham dự buổi chia sẻ của hai anh em tôi và hỏi: “Chuẩn bị công an gọi lên các em có sợ không?”. Các em nói rằng: “Nhà em đang muốn gặp công an, để xem tinh thần của nhà em nó thế nào ?”.

Trước đó, vào ngày 15.11, nhà cầm quyền ngăn cản cha xứ dâng lễ Tạ ơn cho hai anh em tôi, nhưng cha xứ đã khẳng khái nói với họ: “Tôi là Linh mục, khi con cái đến xin Lễ thì trách nhiệm của tôi là phải làm Lễ cho con cái. Nên việc các em đến xin Lễ chẳng có gì là sai cả”. Cuối cùng, chúng tôi đã được tham dự thánh lễ Tạ ơn một cách trọn vẹn.

Tiếp đến vào ngày 26.11, nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An cấm cản không cho hai anh em tôi đi tham dự Đại Hội Giới Trẻ Giáo Tỉnh Hà Nội lần thứ 12 tại Ninh Bình. Thế nhưng, việc này cũng không ngăn cản được chúng tôi.


VRNs (03.12.2014) – Hà Nội – Nhóm Cơm Dân Oan đã thực hiện được chuyến công tác lần thứ chín (9) tại Hà Nội với bánh mì trao tận tay dân oan trong trời mưa với nhiệt độ 20 độ C.

Nhóm Cơm Dân Oan qua Mai Thanh cho biết công việc cụ thể và mong ước của mình: “Hoạt động hàng tuần của nhóm cơm dân oan là nấu cơm hỗ trợ bữa ăn nhỏ bé cho bà con dân oan. … Từ lúc bắt đầu đến giờ, nhóm đã nhận được một số sự hỗ trợ từ những cá nhân, hội nhóm. Sự hỗ trợ đó là rất đáng quý, tuy nhiên số lượng bà con dân oan khiếu kiện quá đông, lòng chúng tôi muốn giúp mà tài vật thì có hạn, sự giúp đỡ vừa qua chỉ như muối bỏ bể. Và thực sự vẫn còn rất nhiều bà con, mùa đông này, phải chịu rét, chịu đói”.

Nhóm Cơm Dân Oan không xem những người dân oan là những người tha phương cầu thực hay khốn khổ, nhưng xem họ là những người bà con của mình ở phương xa đang gặp nạn. Một thành viên trong nhóm cho biết:

“Quan điểm của nhóm cơm dân oan là làm cơm phải NGON và VỆ SINH. Chúng em suy nghĩ rằng, những cô bác dân oan cũng giống như ông bà cha mẹ mình, mình nấu cơm này phải thật khéo, nấu sao cho làm sao các cô các bác ăn thấy ngon và đảm bảo sức khỏe.

 Khi mang cơm đến tặng bà con thì phải trao tận tay cho từng người và hỏi thăm bà con Chúng em không quan niệm rằng đây là công việc từ thiện hay ban phát cho ai cả, cả nhóm em quan niệm rằng: Chúng ta có những người họ hàng xa, những bà con ruột thịt, họ đang gặp khó khăn và chúng ta mang quà đi thăm họ vậy thôi”.

Các bạn trẻ đang tự nấu cơm và thức ăn chuẩn bị mang chia sẻ với những bà con xa của mình đang phải chịu cảnh dân oan của chế độ - Ảnh Nhóm cơm dân oan
Các bạn trẻ đang tự nấu cơm và thức ăn chuẩn bị mang chia sẻ với những bà con xa của mình đang phải chịu cảnh dân oan của chế độ – Ảnh Nhóm cơm dân oan

Chuyến công tác thứ 9 của Nhóm được mô tả như sau:
“Ngày 02.12.2014. Nhóm CƠM DÂN OAN cùng các nhà hảo đã chia sẻ tình yêu thương đến với bà con dân oan khắp mọi nơi tại số 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông.

Hôm nay, từ sáng sớm trời đã mưa rả ríc và nhiệt độ lúc này là 20 độ C, nhưng thời tiết ẩm ướt lãnh lẽo cũng chỉ làm tăng thêm quyết tâm đến với bà con của nhóm CƠM DÂN OAN, nhóm đã tặng bà con những phần bánh mỳ thay vì cơm như mọi khi.

 Đến với bà con, tôi thấy buồn khi gặp một bé gái khoảng 10 tuổi, em không được đi học, không được đến trường, chỉ vì gia đình em đã mất hết đất, mất nhà cửa; tôi cũng thấy buồn khi đa phần những người đi khiếu kiện là những cụ già trên 60 70, có bà mẹ trẻ bế đứa con nhỏ mới sinh ngồi một góc, nhìn đứa bé ngủ sao mà đáng thương. 

Tự hỏi tương lai những người già, người trẻ, những em bé kia sẽ đi về đâu trong cái đêm tối của xã hội nhiễu nhương này.
Nhóm công tác lần thứ 9 - Ảnh NCDO
Nhóm công tác lần thứ 9 – Ảnh NCDO
Mọi người ngồi vạ vật từ sáng đến tối chỉ mong CQ giải quyết đơn thư cho họ, mặc cho mưa phùn giá rét. Thương lắm, đau lắm, nhưng có giúp được gì nhiều đâu. 

Những chiếc bánh mỳ, những phần cơm chẳng là gì so với những mất mát, những nỗi đau họ đã phải trải qua, chỉ mong rằng khi họ cầm bánh mỳ, họ sẽ cảm thấy ấm áp lên một chút, để họ không còn thấy cô đơn, để họ biết rằng “chúng ta, những người con nặng lòng với đất nước, luôn ở bên họ”.

Nhóm cơm dân oan xin cảm ơn sự ủng hộ của các nhà hảo tâm và mong rằng sẽ có thêm nhiều sự giúp đỡ nữa từ mọi người”.
Dân oan đang chờ trong trụ sở tiếp dân chia nhau ổ bánh mì trong mùa đông đang đến - Ảnh NCDO
Dân oan đang chờ trong trụ sở tiếp dân chia nhau ổ bánh mì trong mùa đông đang đến – Ảnh NCDO

Nhóm công khai tài chánh cho chuyến công tác này:
“Báo cáo thu chi “cơm dân oan số 9″
+ FB Anh Ton ủng hộ bà con 100 CAD
+ Quỹ nhóm từ đầu tuần có 4tr050 đồng. Hôm nay nhóm mua hết 200k tiền bánh mỳ và 400k tiền giò chả.

- Vậy xin thông báo tổng quỹ nhóm ngày 2/12/2014 là 3tr450 nghìn đồng + 100 CAD (nhận được từ nhà hảo tâm có FB là Anh Ton)”

Một em bé không được đến trường phải theo gia đình làm dân oan, vì nhà em còn đâu mà ở? - Ảnh NCDO
Một em bé không được đến trường phải theo gia đình làm dân oan, vì nhà em còn đâu mà ở? – Ảnh NCDO

Đây là một sáng kiến độc đáo của giới trẻ Hà Nội, từ liên kết online trên facebook, các bạn đã liên kết với nhau trong đời sống để phục vụ cộng đồng, nhất là những người đang đau khổ bị chính nhà chức trách đẩy họ vào cảnh không nhà, không phương tiện sản xuất.

Ngày 01.11.2014, thay mặt Nhóm Cơm Dân Oan, chị mai Thanh thông báo:
“Chúng tôi là nhóm không cố định về nhân sự do các sinh viên học sinh hoặc bất cứ ai có tấm lòng trắc ẩn tự nguyện tham gia cung cấp, quyên góp, phục vụ bữa ăn miễn phí cho người dân Việt nam đang đói khát khi tham gia khiếu kiện về đất đai, nhà cửa bị chiếm đoạt.

Tiêu chí của chúng tôi là: BỮA CƠM MIỄN PHÍ CHO BÀ CON DÂN OAN, nhằm giúp bà con đồng bào mình đỡ cơ cực, đói khát, mọi người có thời gian dù không cố định đều có thể tham gia mỗi người mỗi việc từ nấu nướng, chợ búa, đưa bữa ăn miễn phí đến tận nơi cho bà con. Thời gian qua chúng tôi đã thực hiện được 3 buổi phát bữa trưa miễn phí cho Dân oan ở Hà nội.

Tất cả các bạn tham gia nhóm hiện nay là tự nguyện và không cố định nên chúng tôi chưa có nguồn kinh phí nào để thực hiện ngoài sự trợ giúp ban đầu từ nhóm CỨU LẤY DÂN OAN (đợt đầu 800 nghìn đồng và 2 chiếc nồi cơm điện)

Chúng tôi rất hạnh phúc khi được làm công việc tuy nhỏ bé nhưng thực sự có ý nghĩa là giúp đồng bào mình bớt khổ và rất mong được những tấm lòng Nhân ái khắp nơi quan tâm, chia sẻ cơm áo với đồng bào mình.

 Số Dân oan hiện nay khá đông và hầu hết rất thiếu thốn. Có thể chúng tôi chưa làm được gì nhiều giúp bà con nhưng mỗi người trong xã hội chúng quan tâm một chút, chìa ra một bàn tay thương mến, chúng tôi tin xã hội chúng ta sẽ trở nên đáng sống hơn rất nhiều”.



VRNs (02.12.2014) – Sài Gòn – 24 Tổ chức XHDS tại Việt Nam, lần đầu tiên gởi đến công chúng Thông điệp nhân ngày quốc tế nhân quyền, ngày 10.12.2014.

Thông điệp viết: “Hơn bao giờ hết, chúng tôi mong Liên Hiệp Quốc; nhân dân, quốc hội và chính phủ các nước Dân chủ trên thế giới; các tổ chức quốc tế chủ trương vinh danh khắp nơi những giá trị phổ quát của quyền con người; cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, xin tất cả hãy sát cánh ủng hộ cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa vì nhân quyền, tự do và dân chủ của dân tộc Việt Nam chúng tôi.

Quốc hội và chính phủ các nước Dân chủ trên thế giới, đặc biệt Hoa Kỳ, hãy có những biện pháp chế tài nếu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền, bằng luật HR 4254 (dự luật chế tài nhân quyền VN), bằng danh sách CPC (Các nước cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền và tôn giáo), và bằng việc gạt VN khỏi TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái bình dương)”.

141130001
THÔNG ĐIỆP XÃ HỘI DÂN SỰ VIỆT NAM NHÂN NGÀY QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN 10-12-2014

Nhà cầm quyền cộng sản độc tài độc đảng tại Hà Nội đã và đang hạn chế hay tước bỏ mọi nhân quyền của toàn dân Việt Nam được nêu ra trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế và hai Công ước Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, văn hóa, kinh tế và xã hội mà Việt Nam đã ký kết và cam kết tuân giữ. Họ hạn chế hay tước bỏ trên phương diện lý thuyết (luật pháp) lẫn trên phương diện thực tế (hành xử).

            Nhà cầm quyền VN đã đưa ra một bản Hiến pháp và các luật lệ chỉ dựa theo ý muốn đảng Cộng sản và chỉ phục vụ cho quyền lợi đảng Cộng sản. Họ giành độc quyền về chính trị và giáo dục, ưu quyền về văn hóa và kinh tế. Họ vi phạm thô bạo các nhân quyền căn bản nhất của người dân VN như: quyền tư hữu đất đai, quyền tự do thông tin và phát biểu, quyền tự do tôn giáo và tư tưởng, quyền tự do hội họp và lập hội, quyền tự do đi lại và cư trú, các quyền về thân thể, an cư và lạc nghiệp.

            Nhà cầm quyền VN hiện giam giữ hàng trăm công dân tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ và tôn giáo, còn vu cáo họ là vi phạm luật hình sự, xâm phạm an ninh quốc gia và gây mất ổn định xã hội, trong lúc họ thực sự chỉ là những tù nhân lương tâm.
           Từ nhiều năm nay, đặc biệt trong năm 2014 này, các cơ quan an ninh Việt Nam đột ngột gia tăng thực hiện những hành vi côn đồ và sử dụng những tay chân côn đồ để tấn công có hệ thống, đàn áp cách dã man các nhà hoạt động tích cực cho nhân quyền, dân chủ và tôn giáo.

            Trước toàn thể nhân loại đang long trọng kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền 10-12-2014, các tổ chức XHDS Việt Nam mạnh mẽ lên tiếng:
            1/ Phản đối mọi hành vi xâm phạm nhân quyền của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trên luật pháp cũng như trong hành xử.

            2/ Yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sửa lại Hiến pháp và các luật lệ theo nguyện vọng nhân dân và phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.
            3/ Yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm.
            4/ Yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chấm dứt ngay việc sử dụng bạo lực để chống lại những nhà hoạt động cho nhân quyền, dân chủ và tôn giáo;
            5/ Yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải tôn trọng những nhân quyền cơ bản:

- Nông dân phải được quyền sở hữu tư nhân về đất đai, phải được đền bù thỏa đáng khi bị trưng dụng ruộng cày, phải được quyền lập các nông hội riêng của họ.
- Công nhân phải được trả lương đủ sống, phải có những điều kiện làm việc xứng hợp nhân phẩm, phải được quyền lập các công đoàn riêng của họ.

- Các bậc cha mẹ và giới trẻ phải được quyền có một hệ thống giáo dục độc lập, nhân bản, khai phóng, phi chính trị; phải được hỗ trợ để học hành đến nơi đến chốn.
- Mọi tôn giáo phải được quyền tự do trong tổ chức và độc lập trong sinh hoạt, phải có quyền giáo dục giới trẻ và quyền truyền bá đạo lý cho xã hội.

- Mọi công ty xí nghiệp tư nhân phải được kinh doanh tự do, cạnh tranh bình đẳng và vay vốn ngân hàng nhà nước dễ dàng trong một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa.

- Mọi công dân phải được quyền thành lập các tổ chức đảng phái chính trị và xã hội dân sự, quyền tự do thông tin và phát biểu, quyền tự do cư trú và đi lại (kể cả ra khỏi và về lại nước), quyền tự do chọn lựa các đại biểu của mình, quyền tham gia vào guồng máy quốc gia dù không phải là đảng viên cộng sản.
- Mọi cư dân phải được hưởng một môi trường sống an ninh và trong lành: nước sạch, không khí sạch, thực phẩm sạch; thoát khỏi sự đe dọa của ngập lụt đường phố, bùn đỏ bô-xít, xả lũ thủy điện.
- Mọi tù nhân phải được đối xử hợp nhân phẩm: không bị tra tấn, bóc lột sức lao động, phải được ăn uống đầy đủ, chữa trị thuốc men và được thỏa mãn những nhu cầu về tình cảm, văn hóa hay tôn giáo; khi mãn tù không có thêm án quản chế và không bị kỳ thị.
            Hơn bao giờ hết, chúng tôi mong Liên Hiệp Quốc; nhân dân, quốc hội và chính phủ các nước Dân chủ trên thế giới; các tổ chức quốc tế chủ trương vinh danh khắp nơi những giá trị phổ quát của quyền con người; cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, xin tất cả hãy sát cánh ủng hộ cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa vì nhân quyền, tự do và dân chủ của dân tộc Việt Nam chúng tôi.
           Quốc hội và chính phủ các nước Dân chủ trên thế giới, đặc biệt Hoa Kỳ, hãy có những biện pháp chế tài nếu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền, bằng luật HR 4254 (dự luật chế tài nhân quyền VN), bằng danh sách CPC (Các nước cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền và tôn giáo), và bằng việc gạt VN khỏi TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái bình dương).
            Việt Nam ngày 01-12-2014, nhân Ngày Quốc tế nhân quyền 10-12-2014
            Các tổ chức XHDS đồng ký tên:
1- Bach Dang Giang foundation. Đại diện: Ths Phạm Bá Hải.
2- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Ts Nguyễn Quang A
3- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Ls Nguyễn Văn Đài
4- Giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ. Đại diện: Ms Nguyễn Hoàng Hoa.
5- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy. Đại diện: Hội trưởng Lê Quang Liêm
6- Giáo hội Cao Đài chân truyền. Đại diện: Các CTS Hứa Phi, Nguyễn Bạch Phụng, Nguyễn Kim Lân.
7- Giáo hội Mennonite Độc lập. Đại diện: Các Ms Nguyễn Mạnh Hùng, Huỳnh Thúc Khải, Phạm Ngọc Thạch.
8- Hội Ái hữu Tù nhân chính trị và tôn giáo VN. Đại diện: Ông Nguyễn Bắc Truyển.
9- Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam. Đại diện: Ông Nguyễn Mai.
10- Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo. Đại diện: Cô Hà Thị Vân
11- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng
12- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế.
13- Hội Nhà báo Độc lập VN. Đại diện: Ts Phạm Chí Dũng
14- Hội Phụ nữ Nhân quyền. Đại diện: Các bà Huỳnh Thục Vy, Trần Thị Hài, Trần Thị Nga
15- Hội thánh Tin lành Chuồng bò. Đại diện: Ms Lê Quang Du
16- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Ks Đỗ Nam Hải.
17- Lao động Việt. Đại diện: Cô Đỗ Thị Minh Hạnh.
18- Mạng lưới Blogger Việt Nam. Đại diện: Cô Nguyễn Hoàng Vi.
19- Nhóm Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm & GS Nguyễn Huệ Chi
20- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Lm Phan Văn Lợi.
21- Phong trào Con đường Việt Nam. Đại diện: Ông Trần Văn Huỳnh.
22- Phong trào Liên đới Dân oan Tranh đấu. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh.
23- Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo VNTN. Đại diện: Ht Thích Không Tánh, Tt Thích Viên Hỷ.
24- Văn phòng Công lý Hòa bình Dòng Chúa Cứu Thế. Đại diện: Lm Đinh Hữu Thoại.




VRNs (27.11.2014) – Washington DC, USA – Vấn đề làm sao mà người Việt Nam có thể quên đi qúa khứ, xóa bỏ hận thù do chiến tranh gây ra để đòan kết xây dựng đất nước đã được viết  trong  “Hiệp định chấm dứt Chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ” do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hoà, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973.”


Từ đó đến nay (2014) đã 41 năm mà  người Việt Nam ở hai bờ chiến tuyến vẫn còn xa cách như khi chiến tranh chưa kết thúc ngày 30/04/1975 phải có nguyên nhân.

Lỗi này, trước hết và duy nhất phải quy kết vào trách nhiệm của đảng và nhà nước Cộng sản mang danh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và những người Việt miền Nam đi theo Cộng sản được đại diện bởi Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, hay Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam.

Tại sao ?
Bởi vì Hiệp định Paris đã nói rõ trong Chương IV về “ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TỰ QUYẾT CỦA NHÂN DÂN MIỀN NAM VIỆT NAM” gồm những Điều rất rõ nhự sau:
Điều 9:
Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa cam kết tôn trọng những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam dưới đây:
a) Quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và phải được tất cả các nước tôn trọng.
b) Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam thông quan tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế.

c) Các nước ngoài sẽ không được áp đặt bất cứ xu hướng chính trị hoăc cá nhân nào đối với nhân dân miền Nam Việt Nam.
Điều 10:
Hai bên miền Nam Việt Nam cam kết tôn trọng ngừng bắn và giữ vững hòa bình ở miền Nam Việt Nam; giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng và tránh mọi xung đột bằng vũ lực.

Điều 11:
Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ:
– Thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia;
– Bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín nguỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh.

Điều 12:
a) Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn tính nhau để thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau  (các bên ký kết  hiểu với nhau gồm  có: Chính phủ Việt Nam cộng hòa, Lực lượng thứ ba –hay phe Dương Văn Minh–, Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam).

 Hội đồng sẽ làm việc theo nguyên tắc nhất trí. Sau khi Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc nhậm chức, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương để thành lập các hội đồng cấp dưới. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ký một hiệp định về các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam càng sớm càng tốt, và sẽ làm hết sức mình để thực hiện việc này trong vòng chín mươi ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân miền Nam Việt Nam là hòa bình, độc lập và dân chủ.

b) Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc có nhiệm vụ đôn đốc hai bên miền Nam Việt Nam thi hành Hiệp định này, thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do và dân chủ như đã nói trong Điều 9(b) và quy định thủ tục và thể thức của cuộc tổng tuyển cử này. Các cơ quan quyền lực mà cuộc tổng tuyển cử đó sẽ bầu ra sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam thông qua hiệp thuơng mà thỏa thuận. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc cũng sẽ quy định thủ tục và thể thức tuyển cử địa phuơng theo như hai bên miền Nam Việt Nam thỏa thuận.

Điều 13:
Vấn đề lực luợng vũ trang Việt Nam ở miền Nam Việt Nam sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam giải quyết trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, không có sự can thiệp của nước ngoài, phù hợp với tình hình sau chiến tranh. Trong số những vấn đề hai bên miền Nam Việt Nam thảo luận có các biện pháp giảm số quân của họ và phục viên số quân đã giảm. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hoàn thành việc đó càng sớm càng tốt.
Điều 14:
Miền Nam Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập. Miền Nam Việt Nam sẵn sàng thiết lập quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị và xã hội trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và nhận viện trợ kinh tế, kỹ thuật của bất cứ nước nào không kèm theo điều kiện chính trị. Vấn đề nhận viện trợ quân sự sau này cho miền Nam Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền của chính phủ được thành lập sau tổng tuyển cử ở miền Nam nói trong Điều 9(b).

SỰ THẬT PHŨ PHÀNG
Trên giấy trắng mực đen là như thế với  chữ ký cam kết của 4 bên gồm: Bộ trưởng Ngọai giao William P. Rogers (Hoa Kỳ), Trần Văn Lắm (Việt Nam Cộng hòa), Bộ trường Ngọai giao Nguyễn Duy Trinh (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) và Bộ trường Ngọai giao Nguyễn Thị Bình (Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miến Nam Việt Nam).
Nhưng trong thực tế trên chiến trường vào thời điểm này,  ngót 300,000 quân đội miền Bắc vẫn hành quân trên lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa trong khi Quân đội Hoa Kỳ và đồng minh phải  rút hết khỏi miền Nam Việt Nam.
Từ đó Quân lực Việt Nam Cộng hòa phải tiếp tục chiến đấu một mình với sự viện trợ rất hạn chế  về vũ khí  và lương thực của Hoa Kỳ.
Theo các tài liệu của Quốc tế phổ biến trên Internet  thì vào năm 1973, Việt Nam Cộng hòa có 450.000 quân chủ lực và hơn 700.000 quân địa phương và dân vệ. Quân Đội Cộng sản Nhân Dân Việt Nam có 525.000 quân (Hoa Kỳ ước đoán 500.000-600.000), kể cả lối  220.000 trong số đó đang có mặt ở miền Nam.

Tuy nhiên về hỏa lực thì quân đội Cộng sản có số lượng gấp 3 lần hơn vũ khí và đạn được của quân đội miền Nam vì Liên bang Sô viết do Nga cầm đầu và Trung Cộng vẫn tiếp tục đổ súng đạn và lương thực vào miến Bắc để vuợt Trường Sơn vào tiếp tế cho chiến trường miền Nam.

Ngược lại vì ràng buộc bởi Hiệp định Paris 1973, chính phủ Hoa Kỳ đã bị Quốc hội  hạn chế viện trợ cho miền Nam Việt Nam từ 2 tỷ mỗi năm xuống còn 600 triệu, sau ngày ký Hiệp định Paris 1973.

Sau đó  số tiền này bị chận lại ở Quốc hội  khi phía Mỹ  thấy tình hình mất Việt Nam Cộng hòa vào tay quân đội miền Bắc không còn cưu vãn được nữa, sau cuộc tấn công của lực lượng miền Bắc vào thành phổ Ban Mê Thuột ngày 10 tháng 3/1975, mở đầu cho Chiến dịch Tây Nguyên mang “mật danh Chiến dịch 275”.

Hành động tiếp tục chiến tranh xâm lăng miền Nam ngay trong lúc đàm phán để sau này miền Bắc chà đạp lên quyền tự quyết của nhân dân hai bên miền Nam ghi trong  Hiệp định Paris 1973, đã được Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hà thuộc Viện Lịch sử Đảng xác nhận trong bài viết  “Hoạt động quân sự trên chiến trường miền Nam 1968-1973” vào dịp Kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris về Việt Nam của Tạp chí Thế giới-Việt Nam (The World & Vietnam report) thuộc  Bộ Ngọai giao Hà Nội ngày 31/01/2013.

Ông viết: “Ngày 23/3/1972, Bộ Chính trị thông qua phương án của Quân ủy Trung ương, quyết định mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972, lấy Trị Thiên làm hướng tiến công chủ yếu. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là hướng phối hợp.

Ngày 30/3/1972, quân ta nổ súng ở Trị Thiên, mở màn cho cuộc tiến công chiến lược 1972. Ngày 2/5/1972, ta giải phóng tỉnh Quảng Trị. Đây là thắng lợi quân sự rất quan trọng, có ý nghĩa trong năm bản lề 1972 có nhiều sự kiện quân sự, ngoại giao lớn đan xen. 

Đó là hai chuyến thăm Trung Quốc (2/1972), Liên Xô (5/1972) của Tổng thống Mỹ Nixon gây chia rẽ và bất lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Đó là việc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân, thả mìn, thủy lôi phong tỏa các cảng, cửa sông, cửa biển của miền Bắc từ 6/4/1972 với quy mô và cường độ ác liệt hơn trước, gây khó khăn cho vận chuyển tiếp tế cho miền Nam cả đường bộ và đường thủy.

Cuộc tiến công chiến lược ở Trị Thiên và Đông Nam Bộ, Tây Nguyên đã giành được những thắng lợi rất quan trọng song cũng chịu nhiều tổn thất hy sinh (đặc biệt là trận chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm, từ 25/6 đến 16/9/1972), đã tạo điều kiện cho đấu tranh ngoại giao thu được kết quả. Đoàn đàm phán Việt Nam tại Hội nghị Pari đã chủ động có bước đột phá, đưa ra bản dự thảo Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (10/1972), đẩy Mỹ vào thế bị động, lúng túng, phải đi vào đàm phán thực chất.

Đặc biệt, quân và dân miền Bắc, chủ yếu là Hà Nội, Hải Phòng, đã đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B52 trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 của Mỹ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”. Đây là thắng lợi quân sự lớn nhất, góp phần quyết định buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari ngày 27/1/1973, rút hết quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ về nước, mở ra thời cơ chiến lược để quân và dân ta tiến lên “đánh cho ngụy nhào” vào mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc.”

HỆ LỤY CỦA CHIẾN THẮNG
Nhưng nhóm chữ “giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước”  đã nói lên được  điều gì ?

Thứ nhất, đó là hành động tự nhổ bọt vào chữ ký của hai Bộ trưởng Ngọai giao Nguyễn Duy Trinh và Nguyễn Thị Bình.
Thứ hai, nó đã gây ra tình trạng chia rẽ và hận thù dân tộc do đảng CSVN gây ra cho nhân dân miền Nam Việt Nam.

Hàng loạt những chủ trương trả thù quân nhân Việt Nam Cộng hòa, công chức, các chính đảng Quốc gia và Văn nghệ sỹ miền Nam đã được thi hành để đem hàng trăm ngàn con người vào các trại tập trung tù đầy khổ cực được mệnh danh “Cảo tạo” gỉa đạo đức. Nhiều ngàn người đã chết mất xác tại các trại tập trung lao động khổ sai này.

Thứ ba, khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt  nói vào năm 2005 rằng: “Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn” thì ông đã nghỉ hưu, không còn tác động gì đến lớp người cầm quyền nữa.

Bởi vì lời nói, tuy tâm huyết, có suy tư của một người Lãnh đạo gốc miền Nam đã từng mất vợ và con trong cuộc oanh kích của máy bay trên một nhánh sông gần Bình Dương đã qúa muộn, không sao hàn gắn được vết thương chiến tranh mà người miền Nam là nạn nhân.

Thứ bốn, danh từ “giải phóng” miền Nam của bộ đội Cộng sản miền Bắc Cộng sản, vì vậy sẽ không bao giờ có thế trả hết nợ đối với hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam đã bị Hải tặc cưỡng hiếp rồi quăng xác xuống biển hay bắt đi bán cho các động Mãi Dâm trong vùng Đông Nam Á.  Ngàn người dân bình thường khác, trong đó có vô số trẻ em, người gìa cũng đã chết chìm trên Biển Đông trên đường trốn Cộng sản tìm tự do sau ngày ngày 30/04/1975.

Tuy nhiên người dân ở miền Bắc và ngay cả trong các vùng được gọi là “giải phóng” trong Nam khi còn chiến tranh cũng chẳng may mắn gì hơn đồng bào miền Nam. Họ cũng  đã phải gánh chịu những mất mát khôn lường trong cuộc chiến 20 năm huynh đệ tương tàn bi thảm này.

Có ai biết được đã có bao nhiêu triệu bà mẹ mất con, người vợ mất chồng, hay thanh niên-thiếu nữ tuấn tú đã bỏ xác tại các chiến trường hay dọc đường Trường Sơn trên đường  vào Nam ?
Những nấm mồ hoang hay nắm xương  khô  của người dân Việt Nam-Bắc đã tan nát vào lòng đất Việt Nam đã nói lên được điều gì đối với những người còn sống hôm nay ?
Vì vậy, ta không ngạc nhiên khi thấy ông Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói vào năm 2005 rằng: “Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm nó thêm rỉ máu. Cho nên tinh thần hòa hợp dân tộc phải được coi trọng. Chúng ta còn nhớ, sau ngày 30-4-1975, khi đồng chí Lê Duẩn vào Sài Gòn, vừa xuống thang máy bay, đồng chí nắm tay đưa lên cao, giọng đầy cảm xúc: “Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai!”

Nhưng trong suốt 40 năm qua những người lãnh đạo CSVN từ thời Trường Chinh Đặng Xuân Khu đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là 6 người, thử hỏi họ đã làm gì để hàn gắn vết thương dân tộc, cải thiện đời sống cho dân  hay vẫn tạo ra những bất công trong đời sống hàng ngày, kỳ thị kẻ thắng người thua và nuôi dưỡng hận thù để  bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho đàng CSVN ?

Bằng chứng trong đời sống hiện nay, sau  gần 30 năm được gọi là “đổi mới” (1986-2014), hai tầng lớp công nhân và nông dân là thành trì của “cách mạng vô sản” đã hy sinh xuơng máu giúp cho đảng CSVN tồn tại và độc quyền cai trị đất nước lại vẫn là tầng lớp phải chịu thiệt thòi và kém may mắn nhất trong xã hội Việt Nam ngày nay.

TƯƠNG LAI Ở ĐÂU ?
Vậy tương lai của con cháu họ sẽ đi về đâu trong vũng bùn đói, nghèo, lạc hậu, chậm tiến và kéo dài xung đột địa phương  trong khi  Việt Nam đang mất dần  biển đảo vào tay Trung Quốc ở Biển Đông ?

Tình hình bế tắc này chỉ có thể mở ra bằng  con đường duy nhất là Việt Nam phải có dân chủ và tự do và đòan kết, hòa hợp, hòa giải dân tộc để xây dựng đất nước.

Những hành động bóp ngẹt tự do dân chủ, không cho dân được quyền nói lên suy nghĩ của mình và hạn chế những quyền cơ bản con người chỉ làm kiệt quệ sinh lực dân tộc và làm mồi cho ngọai bang cai trị bằng cách này hay cách khác, trực tiếp hay gián tiếp qua tay sai và bởi những lãnh đạo  nhu nhược.

Lãnh đạo CSVN cần phải chui ra khỏi “vỏ sò của trí tuệ” lạc hậu chủ nghĩa để thấy đất nước và nhân dang đang đòi hỏi một cuộc Cách mạng xã hội để  tự chủ, tự cường và bảo vệ  sự vẹn tòan lãnh thổ và tài nguyên của đất nước.

Nhà nước phải biết lắng nghe  tiếng nói thiện chí và chấp nhận những đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân để xây dựng đất nước. Đảng CSVN không thế cứ nói “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân” mà lại tước đọat quyền làm chủ đất nước của người dân như đã diễn ra trong qúa khứ và đang xẩy ra trên mọi lĩnh vực trong hiện tại.
Lãnh đạo đảng CSVN cũng phải biết không có gì trên cõi đời này tồn tại mãi mãi. Cuộc đời có sinh thì phải có tử như đã xẩy đến cho Thế giới Cộng sản do Nga lãnh đạo trong thời gian từ 1989 đến 1991 ở Mạc Tư Khoa và tại các nước theo Xã hội Chủ nghĩa Cộng sản Đông Âu.

Hai văn kiện “Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lện Xã hội Chủ nghĩa” (bổ sung và phát triển năm 2011) và Hiến pháp sửa đồi năm 2013 vẫn kiên định lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng (Cộng sản) của Hồ Chí Minh làm nền tảng xây dựng đất nước đang kéo đất nước lùi lại và ngăn chặn bước tiến của dân tộc.

Lãnh đạo đảng và nhà nước chắn phải biết rõ tại sao nhân dân Nga và hàng triệu người dân khác ở Đông Âu đã vùng lên lật đổ bạo quyền, phi dân chủ và độc tài để tự cởi trói và dân chủ hóa đất nước ?

Bằng chứng của tư duy lạc hậu, tiếp tục cù nhầy để “cố đấm ăn xôi Trung Quốc” và  tự trói mình chỉ tiếp tục tác hại đến tiền đồ của Tổ quốc mà thôi.
Đó chính là lý do mà mấy năm gần đây, các Tổ chức dân sự tự nguyện thành lập của nhiều tầng lớp nhân dân đã ra đời ở Việt Nam để dành lại quyền làm chủ đất nước.

Nếu năm 1975, Tổng Bí thư Lê Duẩn nói ngày 30/4/1975 là “ thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai”  thì có lẽ không ai nghĩ ông đã nói dối vì  sau đó cũng chính ông và Bộ Chính trị đã đưa ra quyết định đầy đọa dân-quân Việt Nam Cộng hòa xuống tận bùn đen để cho “vượn nhảy lên bàn thờ” , xoá bỏ hệ thống kinh tế phồn thịnh của miền Nam và phá sạch nếp văn hoá nhân bản của 25 triệu người dân miền Nam.

Những nỗi đau oan nghiệt của đại đa số người dân hai miền Nam-Bắc nói mãi cũng không hết, nhưng làm gì để thay đổi mới là vấn đề của tất cả con dân Việt Nam trong và ngòai nước bây giờ.

Bởi lẽ nếu mọi người  cứ ngồi nguyền rủa bóng tối mà không mỗi người đốt lên một ngọn nến hay ngọn đèn dầu thì biết đến bao giờ mới tìm ra ánh sáng ở cuối đường hầm ?

Thông điệp đòi tự do và một chế độ dân chủ  từ mấy năm qua đã bung ra ở Việt Nam bởi các Nhà báo độc lập, các nhà trí thức, cựu đảng viên, và một số tướng lĩnh trong Quân đội CSVN  hoạt động Dân chủ, đấu tranh đòi quyền sống con người và  bảo vệ  nhân quyền.

Tuy kết qủa vẫn còn hạn chế nhưng những người can đảm thành lập các tổ chức dân sự xã hội vẫn không nản chí và tiếp tục dấn thân, bất chấp bị công an, côn đồ khống chế, tấn công, xuyên tạc hay bị phạt tù bất công trong nhiều năm.
Họ rất cần sự tiếp tay của mọi người Việt Nam trong và ngoài nước để tạo thành một phong trào quần chúng đòi lại quyền làm chủ đất nước và xóa bỏ độc tài Cộng sản.

TRƯỜNG HỢP ĐIẾU CẦY NGUYỄN VĂN HẢI
Một trong những người tù lương tâm này là Nhà báo tự do Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải. Ông mới bị trục xuất ra khỏi Việt Nam ngày 20/10/2014 sau 6 năm 6 tháng bị hành hạ, đầy đọa qua  11 nhà tù từ Nam ra Bắc.

Một số đông đồng hương người Việt đã tự ý ra phi trường Los Angeles tối 21/10/2014 đón Ông trong không khí nồng ấm đầy tình người với nhiều Cờ Vàng 3 Sọc đỏ mang theo. Nhưng chỉ ít ngày sau, một làn sóng dữ của dư luận đã cáo buộc ông đã từ chối nhận lá cờ Vàng 3 Sọc Đỏ của Việt Nam Cộng hòa, và coi ông đã “không muốn đứng vào hàng ngũ những người đã đấu tranh cho ông và những người tù lương tâm khác.”

Tuy nhiên, câu chuyện đã không được nói đúng như những gì đã xẩy ra khiến cho vấn đề “hòa hợp, hòa giải dân tộc” giữa người Việt ở 2 bờ chiến tuyến gặp nhiều khó khăn.

Trong cuộc phỏng vấn của Thông tín viên Mặc Lâm đài Á Châu Tự do (RFA) ngày 29/10/20134, Ông Ngô Chí Thiềng, người chứng kiến sự việc ngay từ đầu cho biết những gì ông thấy:
“Hôm đó tôi cũng có mặt ở đó để đi đón anh Điếu Cày. Nói thực ra là đồng bào rất háo hức rất nhiều người mang theo cờ. Cá nhân tôi không biết là có nên mang cờ theo hay không vả lại mình cũng nghĩ nhiều khi tế nhị nhưng khi tới nơi thì tôi thấy rất nhiều cờ. Trước khi anh Điếu Cày xuất hiện thì chúng tôi nói chuyện gặp gỡ nhau, đi tới đi lui vòng vòng.

Đùng một cái ông Điếu Cày và hai người Hoa kỳ trong Bộ ngoại giao đi theo với ông Điều Cày đi ra bằng một cổng khác, đi bọc hậu đàng sau lưng mình. Tất cả mọi người bu vô rất đông, người thì sờ anh Điếu Cày, người thì cầm bao thư đưa tiền, tôi biết chắc là tiền mà anh Điếu Cày khi đó mệt mỏi lắm mà bà con người thì muốn sờ tay người thì muốn sờ lưng ổng, đập đập ổng muốn giúi cho ổng bao thư.

Người thì cầm cờ Mỹ người thì cầm cờ vàng….Người cầm cờ vàng thì đưa lên thôi chứ không thấy người nào đưa vào mặt bảo ảnh cầm cả. Tôi chỉ đứng cách anh Điếu Cày chừng 4 người thôi. Lúc đó anh Điếu Cày quay sang bên trái của tôi còn anh Truật đưng ngay bên phải của anh Điếu Cày mới đưa lá cờ lên. Anh Điếu Cày lúc ấy chưa nhìn thấy. 

Trước khi giơ lá cờ thì anh Truật vỗ vai anh Điếu Cày nhưng anh ấy vẫn không quay lại anh Truật lại đưa lá cờ lên nhưng ngay khi ấy anh chàng Mỹ đi theo bảo vệ anh Điếu Cày rất vất vả đề đẩy những cánh tay ra ngoài tại vì họ sợ nhỡ có ai làm gì bậy bạ thì sao? Tôi thấy anh ta đẩy lá cờ qua tay phải của anh Điếu Cày thì anh Truật ảnh thấy vậy ảnh chỉ rút là cờ lại và ảnh cười.”

Mặc Lâm viết tiếp: “Ông Đinh Quang Truật, người cầm lá cờ đưa cho ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải thuật lại sự việc cũng giống với những gì mà nhân chứng kể, ông Truật nói:
“Tên tôi là Đinh Quang Truật nguyên là cựu sĩ quan hải quân Quân lực VNCH. Tôi và một số anh em có mang theo một số cờ quốc gia và một ít cờ Mỹ, mục đích là tới có hình thức chào đón anh Điếu Cày cho nó được long trọng.

Chính tôi cầm một số cờ đó tôi phân phát cho đồng hương tới đón anh Điếu Cày. Khi anh xuất hiện có một số bà con bảo tôi anh cố gắng anh đưa lá cờ cho anh ấy…thành ra tôi cũng cố gắng tôi len lỏi đám đông đang vây anh Điếu Cày. Ngoài bà con vây anh Điếu Cày còn một số phóng viên của các đài và lúc đó anh đang tập trung trả lời phỏng vấn. Tôi vỗ vai anh ấy để anh chú ý và anh ấy hơi quay ngang về phía tôi một chút. Lúc ấy người nhân viên Bộ Ngoại giao bảo vệ cho anh ấy gạt tay tôi ra.

Trong lòng tôi nghĩ rất thành thật như thế này thái độ của anh Điếu Cày cũng như động tác của anh nhân viên Bộ ngoại giao thì tôi không coi đó là sự khước từ việc cầm lá cờ vì tôi nghĩ rằng lúc đó anh Điếu Cày được đồng bào vây kín như là nêm cối. Anh Điếu Cày có đưa tay lên để lấy lá cờ cũng khó vì lúc ấy anh đang tập trung trả lời phỏng vấn của các phóng viên.”

Câu chuyện giản dị chỉ có thế thôi, nhưng tiếng lành thì ít là tiếng dữ lại bay xa khiến cho có nhiều người Việt Nam ở Hoa Kỳ và một số nơi khác đã “tam quốc chí diễn nghĩa” với nhiều thêu vẽ làm cho vấn để nghiêm trọng và gây tranh cãi mất nhiều công sức của người tham gia.

Thậm chí có người còn đặt cả điều kiện tiên quyết “nếu không đứng chào cờ nghiêm chỉnh, không nhận lá cờ Vàng 3 Sọc Đỏ” thì sẽ không được tiếp xúc, dù anh Điếu Cầy chỉ muốn đến để cảm ơn !

Và tại cuộc gặp gỡ đồng hương tại Washington D.C, tối ngày 23/11/2014, có một số người đã chất vấn anh Hải như “tra khảo” quyết liệt không kém như anh bị lấy cung tại các nhà giam Việt Nam !
Tôi ngồi nghe mà trong lòng nghẹn ngào để  nhớ lại 4 trường hợp lịch sử đã xẩy ra trong chiến tranh Việt Nam cũng liên quan đến “là cờ và lòng con người”.

-Trường hợp thứ nhất ở ngay trong Dinh Độc Lập thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, khi người Phụ tá Chính trị của Tổng thống là Vũ Ngọc Nhạ bị phát giác là “điệp viên của Cộng sản” gài vào Dinh để thu góp tin tức cho Hà Nội.
Chắc hẳn đã nhiều lần trong đời ở miền Nam thì Vũ Ngọc Nhạ, sau 1975 lên chức Thiếu tướng tình báo Cộng sản, đã đứng nghiêm chào lá Quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa !

-Trường hợp thứ hai là Nhà “siêu tình báo chiến lược” đội lốt Nhà báo Phạm Xuân Ẩn. Ông Ẩn cũng từng là Sỹ quan  Quân đội Quốc gia Việt Nam rồi Việt Nam Cộng hòa  đã  được gửi đi học tham mưu và báo chí ở Hoa Kỳ bằng tiền thuế của người dân miền Nam.

Nhà báo Phạm Xuân Ẩn làm cho nhiều báo ngọai quốc, nhưng lâu năm và được tín nhiệm nhất khi ông làm cho Tạp chí Times vì ông Ẩn có mối giao thiệp rộng rãi với Chính quyền VNCH và các Tòa Đại sứ ngọai quốc, quan trọng nhất là Hoa Kỳ tại Sài Gòn.
Cũng như trường hợp Vũ Ngọc Nhạ, ông Ẩn được phong hàm Thiếu tướng Tình báo CSVN sau 1975!

-Trường hợp thứ ba là Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, sinh năm 1923 là phụ tá Tổng tham mưu trưởng cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa sau khi Đại tướng Dương Văn Minh nhận chức Tổng thống từ tay Cụ Trần Văn Hương ngày 28/4/1975. Ông mang bí danh S7 hay Sao Mai là cơ sở của Ban binh vận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam.

Chính tướng Hạnh là  người đã thúc đẩy Tổng thống Dương Văn Minh quyết định kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng Hòa buông vũ khí đầu hàng quân Cộng sản ngày 30/04/1975, khi lá Quốc kỳ Nền Vàng 3 Sọc Đỏ của VNCH vẫn còn bay trên Dinh Độc Lập.

-Người thứ bốn liên quan đến Thượng tá Tám Hà của Quân đội CSVN đã bỏ hàng ngũ ra hồi chánh với Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước Cuộc tấn công miền Nam Tết Mậu Thân của  Cộng sản.

Tài liệu của CSVN sau 30/4/1975 tiết lộ, những bí mật hành quân và tấn công vào đô thị miền Nam năm 1968  bị ông Tám Hà báo cáo với chính phủ VNCH đã gây thiệt hại to lớn cho quân CSVN trong thời kỳ ấy.
Hiển nhiên Thượng tá Tám Hà cũng đã rất nhiều lần đứng chào cả 2 lá cớ Mặt trận Giải phóng miền Nam và cờ Đỏ Sao Vàng.
Như vậy, thiết tưởng chuyện “trung thành với lý tưởng của lá cờ” của người cầm cờ hay chào cờ cũng chưa chắc ai đã trung thành hơn ai trong mặt trận đấu tranh tư tưởng.

Chỉ khi nào người ta phải đối diện với thực tế thì lương tâm mới hiện ra chăng, hay cũng có thể thay đổi tùy hòan cảnh ?
Tuy nhiên,  sự hòai nghi về lòng trung thành khi chưa  “có lửa để thử vàng” thì cũng có thể sai lầm. Vì vậy, nếu vấn đề hòa hợp và hòa giải dân tộc không được nghiêm chỉnh thảo luận giữa những người, tuy từng cầm súng bắn nhau trong chiến tranh nhưng biết tôn trọng giá trị của nhau thì dân tộc sẽ mãi mãi mắc mưu chia rẽ của  Cộng sản.

Do đó  vấn để khẩn trương và quan trọng của đất nước hiện nay là  làm thế nào đòan kết được  trong-ngoài gữa người Việt Nam cùng lý tưởng để đấu tranh loại đảng CSVN ra khỏi độc quyền lãnh đạo, để Việt Nam có dân chủ tự do và để  cứu được dân tộc ra khỏi đói nghèo, chậm tiến và lạc hậu chứ không phải là lúc  tranh luận về lòng yêu nước ai hơn ai./-
Phạm Trần



No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-10/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link