Sunday, November 30, 2014

Thời sự: Đại bàng Mỹ đấu với rồng Trung Cộng trên mặt trận quân sự và kinh tế

Thời sự: Đại bàng Mỹ đấu với rồng Trung Cộng trên mặt trận quân sự và kinh tế  
Trúc Giang MN 


Việt Nam và Những Cuộc Chiến 2



image





Preview by Yahoo




Thân tặng độc giả Báo Tổ Quốc: Gia đình Quân Y Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa – Thiếu tá Nguyễn Văn Sáu, bịnh viện Hải Quân- Ái Nguyễn (Kỹ Thương Ngân Hàng) và gia đình, Stockton, California-USA



                     Đại bàng Mỹ đấu với Rồng Trung Quốc trong Thế ký 21

1* Mở bài
Sự phát triển kinh tế rất nhanh kèm theo thái độ hung hăng côn đồ, bành trướng bá quyền ở biển Hoa Đông và Biển Đông của Trung Cộng đã khiến cho các quốc gia trong vùng lo ngại, ngay cả siêu cường quốc như Hoa Kỳ cũng cảm thấy sự trổi dậy đó là mối đe dọa trong tương lai, cho nên Hoa Kỳ xoay trục về châu Á-TBD với mục đích bao vây kềm chế nước Cộng Sản nầy. Bao vây quân sự và kinh tế.

Về quân sự, Mỹ đã bày thiên la địa võng bằng một vành đai quân sự với những vũ khí hiện đại nhất để trấn áp chiến lược Xâu chuỗi ngọc trai (String of Pearls) của Trung Cộng.
Về kinh tế, vòng đai Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP= Trans-Pacific Partnership) bắt đầu từ 10 năm trước kia với 12 nền kinh tế, đã qua 7 vòng đàm phán và sắp thành hình trong một thời gian ngắn.

Để chống lại TPP, Trung Cộng đề xuất thành lập một vành đai kinh tế gọi là “Con Đường Tơ Lụa Thế Kỷ 21”.

Bộ mặt côn đồ bành trướng của Trung Cộng khiến cho láng giềng lo ngại vì thế Tập Cận Bình phải thay đổi từ côn đồ sang bộ mặt hiền lành để gây niềm tin, bắt đầu bằng tuyên bố Trung Cộng sẽ không xử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp về lãnh thổ. Điều nầy có thể họ không tiếp tục đặt giàn khoan và đâm bể hông tàu Việt Nam như trước kia.

Ổn định tạm thời trong khu vực Biển Đông khiến cho CSVN thở phào nhẹ nhõm, “thừa thắng xông lên” tuyên bố mạnh mẽ hơn về việc bảo vệ tổ quốc.

Tuyên bố không xử dụng vũ lực nhưng cứ xây đảo nhân tạo, phi trường và căn cứ quân sự…mà cho dù Trung Cộng có xử dụng vũ lực đi nữa thì CSVN cũng không dám đánh trả, tiếp tục đưa hông tàu cho kẻ địch đâm vào và luôn ca ngợi 4 tốt và 16 chữ vàng như đã thấy trước đây.

2* Tóm tắt việc bao vây quân sự và kinh tế của Mỹ đối với Trung Cộng
2.1. Vành đai quân sự chống chiến lược xâu chuỗi ngọc trai của Trung Cộng

1). Với chiến lược Biển Xanh (Lam sắc quốc thổ chiến lược), Trung Cộng đã tuyên bố chủ quyền trên một vùng biển 300 triệu km2, bao gồm vùng biển của các quốc gia như Nam Hàn, Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.

Chuỗi Ngọc Trai (Nhất phiến trân châu – String of Pearls) là một vành đai trên biển bắt đầu từ đảo Hải Nam, xuống đảo Phú Lâm (Woody Island) của Hoàng Sa, tiến xuống nhóm đảo Trường Sa, qua kinh đào Kra, ôm lấy Myanmar (Miến Điện), dừng lại ở Karachi, Pakistan.
Chuỗi Ngọc Trai là một hệ thống căn cứ hải quân thuộc các quốc gia như sau:
  1. Căn cứ hải quân ở cảng Gwadar, Pakistan
  2. Căn cứ Marao, Maldives (Quần đảo, cách Sri Lanka 700 km. Dân số 349, 106 người)
  3. Căn cứ Hambantota, Sri Lanka (Đảo ngoài khơi phía Nam, cách bờ biển Ấn Độ 31km)
  4. Căn cứ ở hải cảng Chittagong, Bangladesh
  5. Căn cứ ở hải cảng Ile Cocos, Myanmar
  6. Căn cứ ở hải cảng Sihanoukville, Campuchia
2). Vành đai của Mỹ chống xâu chuỗi ngọc trai của Trung Cộng.

Mỹ bày thiên la địa võng để khống chế xâu chuỗi ngọc trai của Trung Cộng
Thiên la địa võng là vòng vây bủa kín tất cả các phía, không có đường ra, không có lối thoát.

Chiến lược “tái cân bằng lực lượng quân sự” của Hoa Kỳ rất lợi hại.

Những căn cứ hoả tiễn của Hoa Kỳ, từ Alaska, Hạm Đội 3 ở Bắc Thái Bình Dương, Hạm đội 7 Thái Bình Dương, Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, đảo Guam, Honolulu (Hawaii), Philippines, Úc, Thái Lan, đến Singapore. Bốn chiếc tuần duyên hạm tối tân nhất là USS Freedom LCS-1 và USS Independence LCS-2, kỹ thuật siêu tàng hình, tốc độ cao, 56km/giờ, tầm hoạt động xa, 3,500 hải lý (6,400Km), sẽ thường trực đóng đồn ở cửa ra vào của eo biển Malacca.

Sáu hàng không mẫu hạm nằm trên vành đai bao vây, đều chỉa hoả lực vào một mục tiêu cố định là Bắc Kinh, cho thấy TC chạy trời không khỏi nắng.

Ngoài vũ trụ, tàu con thoi không người lái X-37B, đang làm chủ không gian, làm tê liệt hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Trung Cộng thì hoả tiễn “sát thủ HKMH” DF-21 hoàn toàn vô dụng. Thêm vào đó, X-37B cũng có khả năng phóng hỏa tiễn xuống Bắc Kinh, đồng thời 3 siêu vũ khí tàng hình phá hủy chiến thuật “vùng cấm tiếp cận” của TC và nhất là từ 12 vị trí trên vòng đai bao vây, cùng khai hỏa một lúc nhắm vào Hoa Lục thì TC có ba đầu 6 tay cũng đành chịu, vì không thể phản công cùng một lúc đến 12 vị trí ở nhiều phương hướng khác nhau được.

Lợi hại nhất là căn cứ Mỹ ở Darwin của Úc. Darwin nằm ngoài tầm đạn của Trung Cộng và từ đó lực lượng Mỹ có thể triển khai hình nan quạt, xòe ra từ đông sang tây yểm trợ và đánh trả từ Đài Loan, Philippines, Nhật, Nam Hàn, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam. Với 2,500 người không phải ít mà quá đủ trong thời đại chiến tranh bấm nút kỹ thuật hiện đại nhất ngày nay.

Bộ Tư Lệnh Không Gian Ảo (United States Cyber Command-USCYBERCOM) đã được thành lập để tiến hành cuộc chiến tranh mạng (Cyberwar) chống lại TC.

2.2. Vành đai kinh tế: Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương
Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương được gọi tắt là “Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương” (Trans-Pacific Partnership-TPP) có mục đích thiết lập một khu vực thương mại tự do giữa các thành viên thuộc châu Á-TBD, chủ yếu là miễn thuế và xoá bỏ những rào cản.

Hiện nay, 12 quốc gia là Singapore, Chile, New Zealand, Brunei, Hoa Kỳ, Úc, Peru, Malaysia và Việt Nam đã qua 7 vòng đàm phán. Nhật Bản, Canada và Philippines cũng đang xin đàm phán gia nhập TPP.

Đó là nền kinh tế tư bản, dựa trên sự canh tranh công bằng giữa tư nhân với tư nhân. Trái lại, kinh tế quốc doanh, với vốn khổng lồ của ngân sách nhà nước, thì không được cho vào sân chơi, vì nó tạo ra sự cạnh tranh không công bằng, cụ thể là cạnh tranh giữa nhà nước với tư nhân.

3* Con đường tơ lụa

3.1. Lịch sử hình thành con đường
Con đường tơ lụa (Silk Road) là một tuyến đường thông thương quan trọng của nhân loại trong suốt một thời gian dài của lịch sử.

Nhờ có con đường tơ lụa mà những vùng đất mới, những nền văn hóa mới được tìm ra, tạo ra sự phát triển của châu Á và châu Âu trong nhiều lãnh vực.

Con đường do người Trung Hoa thực hiện, bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (TQ) qua Mông Cổ, qua Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhỉ Kỳ, Hy Lạp qua Địa Trung Hải và đến châu Âu.

Con đường đi đến Hàn Quốc, Nhật Bản, nó có chiều dài khoảng 4,000 dặm (6,437km)
Con đường bắt đầu hình thành từ thế kỷ thứ 2 Trước Công Nguyên, khi ấy một viên quan triều đình tên Trương Khiên nhận lịnh của vua Trung Hoa là Hán Vũ Đế đi về phía Tây tìm liên minh với người Nguyệt Chi để chống Hung Nô phía Bắc.

3.2. Cuộc hành trình của Trương Khiên
Trung Quốc là nước đầu tiên tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơdệt lụa sớm nhất trên thế giới, ở thế kỷ 3 TCN. Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và hàng quý tộc, sau này lụa tơ tằm được đưa đi các vùng. Con đường tơ lụa dần dần được hình thành từ đó. Thế kỷ 2 TCN, Trương Khiên nhận lệnh từ Hán Vũ Đế đi về phía Tây tìm người Nguyệt Chi nhằm kết đồng minh chống lại quân Hung Nô

Trải qua nhiều gian khổ, Trương Khiên đã tìm được người Nguyệt Chi ở miền Bắc Ấn Độ ngày nay. Trên đường về ông cùng tùy tùng đã mang theo nhiều sản vật mà triều đình rất quan tâm. Nhờ đó những tuyến đường nhỏ trước đây đã được kết nối lại với nhau, nhiều tuyến mới được khai phá và an toàn hơn do được sự bảo vệ của triều đình. Tuyến đường mà Trương Khiên đã khai phá được người đời sau gọi là Con đường tơ lụa.

Cuộc hành trình của Trương Khiên không mang lại liên minh với người Nguyệt Chi nhưng giúp ông có nhiều kiến thức về văn hóa phương Tây.

Tuyến đường nầy đặt nền móng cho con đường tơ lụa sau đó. Trong lịch sử, người Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc đến Ba Tư và La Mã, đồng thời những thương gia của những vùng khác cũng tìm đường đến Trung Hoa. Từ đó, con đường tơ lụa cũng phát triển nhanh chóng đến chóng mặt.

3.3. Những hành trình của Trịnh Hòa
1). Tiểu sử Trịnh Hòa

                   Tượng thái giám Trịnh Hoà tại một viện bảo tàng ở Trung Quốc

Trịnh Hòa (1371-1433) là nhà hàng hải, nhà thám hiểm Trung Hoa đã chỉ huy các chuyến thám hiểm đường biển được gọi là “Thái giám Tam Bảo hạ tây dương”, hay “Trịnh Hòa đến đại dương phía Tây, từ năm 1406 đến 1433.

Ông là thái giám gốc Hồi có tên là Mã Tam Bảo. Khi nhà Minh chiếm Vân Nam, ông bị bắt giữ lúc còn là một cậu bé, bị hoạn (thiến) rồi sung vào bọn thái giám phục vụ cho vua Minh Đại Đế.

2). Các hành trình thám hiểm của Trịnh Hòa


Vào thế kỷ 15, Trịnh Hòa và đoàn thám hiểm đã đến eo biển Malacca, Sumatra, Java (Indonesia), Sri Lanka, Ấn Độ, Iraq, Ai Cập, Đài Loan và đảo Darwin (Úc).

Trịnh Hoà cho biết: “Tôi đã vượt qua hơn 50,000km…” Ông mang về Trung Hoa những “chiến lợi phẩm” thu được trên hành trình.

3). Tổ chức hạm đội của Trịnh Hòa.

Theo sử Trung Hoa thì hạm đội của Trịnh Hòa gồm 30,000 người và hơn 300 thuyên buồm trong đó có các loại thuyền như sau:
  • Thuyền châu báu. (Bảo thuyền) Để chứa châu báu và dành cho chỉ huy và phó chỉ huy hạm đội. Thuyền có 9 cột buồm, dài 120m, rộng 50m.
  • Các thuyền chở ngựa. Chở cống phẩm và chiến lợi phẩm thu được. Thuyền có 8 cột buồm, dài 103m, rộng 42m.
  • Thuyền hậu cần. Chở lương thực. Có 7 cột buồm. Dài 78m, rộng 35m.
  • Thuyền chở binh lính. 6 cột buồm, dài 67m, rộng 25m.
  • Thuyền Phú Xuyên. 5 cột buồm, dài 50m.
  • Thuyền tuần tra. 8 mái chèo, dài 37m.
  • Thuyền chở nước ngọt. Chứa nước ngọt đủ cho binh lính uống trong vòng một tháng.
Một chiếc thuyền có thể chứa 1,000 người trong đó 600 người là thủy thủ, 400 người là binh lính được trang bị vũ khí đánh giặc trên biển, bao gồm các cung thủ mang mộc che phủ, và cung nỏ bắn tên có lửa.

Thuyền có 4 tầng, mỗi tầng có nhiều cabin trong đó có nhà vệ sinh đóng, mở cửa.

3.4. Trung Hoa hủy bỏ thám hiểm đường biển
Sau thời Trịnh Hòa, người Trung Hoa dùng đường biển để buôn lậu, buôn bán chợ đen nên triều đình thất thu về thuế vụ, đồng thời hải tặc gia tăng nên triều đình cấm dân chúng buôn bán trên biển.
Thời đó, Trung Hoa bị đe dọa của Mông Cổ ở biên giới phía Bắc rất nặng. Kỵ binh Mông Cổ phục kích đánh tan cuộc hành quân của hoàng đế Minh Anh Tông. Nhà vua bị bắt sống. Trung Hoa phải dời kinh đô về phía Nam.
Nổ lực của Trung Hoa lúc đó là xây dựng Vạn Lý Trường Thành cho nên chương trình hàng hải bị hủy bỏ.
4* Con đường tơ lụa thế kỷ 21

                             Con đường tơ lụa trên biển mới của Trung Quốc.

Từ thế kỷ thứ VII con đường tơ lụa trên biển ra đời bởi những thương gia người Á Rập. Sau đó các quốc gia như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hòa Lan lần lượt kéo đến Trung Hoa buôn bán qua đường biển với tốc độ nhanh và an toàn hơn đi bộ với lạc đà.
Gọi là tơ lụa vì mặt hàng chính và đầu tiên là vải lụa. Người Trung Hoa đã biết trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa sớm nhất thế giới, vào thế kỷ thứ 3 TCN. Tơ lụa thời đó chỉ dành cho vua chúa và giới quý tộc.
Vải lụa thời đó cũng được dùng làm tiền bạc trong việc trao dổi hàng hóa.

4.1. Trung Cộng đề xuất lập khối thương mại riêng
Một nhà kinh tế Trung Hoa nêu nhận định: “Nếu Mỹ không muốn cho Trung Quốc vào Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì Trung Quốc sẽ thành lập một khối thương mại riêng cho mình”.
Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC ở Bắc Kinh hồi tháng 11 vừa qua, Tập Cận Bình tuyên bố thành lập “Quỹ Con Đường Tơ Lụa” và đóng góp số tiền 40 tỷ USD để thúc đẩy hợp tác kinh tế châu Á.
Hồi đầu năm 2014, Trung Cộng đã khai trương Ngân hàng Phát triển Khu vực với sự tham gia của 20 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương. Đồng thời Tập Cận Bình kêu gọi xây dựng một cấu trúc an ninh mới với sự tham gia của Nga và Iran, nhưng không có Mỹ.
Các nhà phân tích cho biết đề xướng nầy của Tập Cận Bình có mục đích lập ra một đối trọng với TPP. Đối trọng là một trọng lượng tương đương được lập ra để chống lại hoặc làm thăng bằng giữa hai bên. Tập Cận Bình tuyên bố: “Đây là một bước tiến lịch sử theo chiều hướng mở ra một khu vực tự do thương mại tại châu Á-TBD.

4.2. Mục đích của con đường tơ lụa thế kỷ 21
Trong diễn văn đọc tại Đại học Nazarbayev của Kazakhstan, Tập Cận Bình kêu gọi hợp tác và phát triển khu vực Á-Âu thông qua sáng kiến Con Đường Tơ Lụa Thế Kỷ 21 với 5 mục đích cụ thể là:
  1. Tăng cường hợp tác kinh tế
  2. Cải thiện kết nối đường bộ
  3. Xúc tiến thương mại và đầu tư
  4. Tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi tiền tệ
  5. Ủng hộ và trao đổi giữa người dân với nhau.
Đó chỉ là những lời quảng cáo kêu gọi sự tham gia, cần phải tìm ra thực chất của ý đồ nầy.

5* Con Đường Tơ Lụa Thế Kỷ 21
Để thực hiện giấc mơ Trung Hoa, Tập Cận Bình kích động dân tộc chủ nghĩa, khôi phục lại thời kỳ huy hoàng của Đại Hán là làm chúa tể khu vực với danh nghĩa con trời, làm trung tâm vũ trụ. Trung Quốc.
Con Đường Tơ Lụa Thế Kỷ 21 là khái niệm căn bản do Tập Cận Bình đề xướng để thực hiện “Khu Vực Tự Do Mậu Dịch Châu Á-Thái Bình Dương” FTAAP (Free Trade Area of the Asia-Pacific). Có hai tuyến đường là đường bộ và đường biển.
1). Con đường trên bộ
Là hệ thống đường xe cao tốc và đường sắt nối liền các quốc gia từ Trung Cộng đi qua Trung Á tiến vào Iran, Iraq, Syria, Thổ Nhỉ Kỳ và chấm dứt tại thành phố Venice (Ý) của châu Âu.
2). Con đường trên biển

  Venice (Ý) là điểm gặp nhau của 2 con đường theo kế hoạch của Trung Quốc – Ảnh:Reuters

Bắt đầu từ Tuyền Châu (Phúc Kiến) qua Quảng Đông chạy xuống eo biển Malacca qua Ấn Độ Dương sang Kenya, Somalia (châu Phi) qua Biển Đỏ (Hồng Hải) vào Địa Trung Hải (Mediterranean Sea) và cuối cùng cũng đến thành phố Venice của Ý (châu Âu).
Tham vọng của con đường tơ lụa là nối ba châu lục: Á, Âu và châu Phi.

5.1. Các bước thực hiện
1). Nổ lực ngoại giao để quảng bá và thuyết phục dự án mà Tập Cận Bình đã trình bày tại hội nghị Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Trước đó Tập Cận Bình cũng có những chuyến viếng thăm Indonesia, Kazakhstan, Tajikistan, Maldives, Sri Lanka…vận dộng sự ủng hộ của các nước.

Trong ba ngày từ 31-10-2014 đến 2-11-2014, Trung Cộng tổ chức Hội Chợ Triển Lãm Quốc Tế tại Quảng Đông có 42 quốc gia tham dự, trong đó 25 quốc gia có quan hệ trực tiếp đến dự án Con Đường Tơ Lụa Thế Kỷ 21. Trung Cộng đề ra mục tiêu gia tăng gấp đôi về trao đổi mậu dịch vào năm 2020.

2). Trang điểm lại bộ mặt bá quyền.
Trong chương trình quảng cáo, thuyết phục và mời gọi các nước tham gia vào FTAAP, Trung Cộng điểm phấn tô son trang điểm lại bộ mặt bá quyền bằng những lời tuyên bố không dùng vũ lực và nhờ giúp đỡ chống tham nhũng.

Không dùng vũ lực.

Ngày 17-11-2014, tại Nghị Viện (Quốc hội) Australia, Tập Cận Bình nhấn mạnh, Trung Quốc luôn luôn tìm kiếm hòa bình chớ không phải tìm kiếm xung đột, và Trung Quốc kiên quyết ôn hòa trong tranh chấp trên biển. Các nước tìm cách phát triển vũ lực luôn luôn bị thất bại, cho nên Trung Quốc quyết giữ hòa bình. Ông nói tiếp, thế giới ngày nay chỉ có một xu hướng duy nhất là hòa bình phát triển, hợp tác cùng có lợi.

Ông xếp sòng Cộng Sản nầy nói mà không biết mắc cở miệng, vì nhân chứng, vật chứng trên Biển Đông còn sờ sờ ra đó. 25 chiếc tàu chấp pháp của Việt Cộng bị đâm bể sườn, gần cả chục nhân viên thi hành luật pháp bị chấn thương có tên có tuổi vẫn còn đó. Tàu cá của ngư dân bị bắn cháy, người chết mồ mả vẫn còn.
Dù sao ông Tập nầy cũng tiết lộ một giải pháp mới sẽ được áp dụng, đó là hãy tạm gác vấn đề chủ quyền qua một bên. Ai chủ ai tớ hiểu ngầm với nhau đủ rồi. Hai bên hợp tác hòa bình cùng nhau khai thác để phân chia lợi ích.
Giải pháp nầy vừa qua đã có mấy vị đại trí thức cò mồi chuyên bợ đít, nâng bi, dọn đường cho những đứa con hoang đàng thực hiện giải pháp của quan thầy Trung Cộng mà Trúc Giang gọi là giải pháp đầu hàng cho Biển Đông.

Nhờ giúp đỡ chống tham nhũng

Một sự việc rất lạ tại hội nghị APEC vừa qua ở Bắc Kinh là Tập Cận Bình nhờ các lãnh đạo giúp đỡ chống tham nhũng. Tham nhũng là vấn đề nội bộ của Trung Cộng, nhưng nhờ giúp đỡ là muốn ám chỉ rằng bộ mặt của Bắc Kinh đã trở nên trong sạch, sáng sủa sau khi cả lô tham nhũng từ ruồi đến cọp đã bị thanh trừng. Cứ an tâm tham gia con đường tơ lụa.
3).Thành lập ngân hàng

Cũng tại hội nghị APEC, Tập Cân Bình tuyên bố thành lập Quỹ Con Đường Tơ Lụa và đóng góp 40 tỷ USD. Hồi đầu năm 2014, Trung Cộng cũng thành lập Ngân Hàng Phát Triển Khu Vực để thúc đẩy hợp tác thương mại.

3). Tiến hành đầu tư
-  Sri Lanka vừa mới ký với Trung Cộng nhiều hợp đồng lớn trong lãnh vực xây dựng hạ tầng cơ sở, sân bay, cầu cảng…
Một chuyên gia của Sri Lanka nói với tờ La Croix (Pháp), sự quan hệ của Trung Quốc đối với các nước trong vùng châu Á như thế, tạo ra cảm giác đó là hình thức thực dân hóa. Ngày 31-10-2014 tàu ngầm Changzheng-2 và tàu chiến Chang Xing Dao đã cập bến Colombo của Sri Lanka, và neo đậu ở đó 5 ngày. Điều nầy làm cho Ấn Độ lo ngại.
-Trung Cộng đầu tư 7.8 tỷ USD vào Miến Điện.

Ngày 15-11-2014, tại thủ đô Naypyidaw của Miến Điện, thủ tướng Lý Khắc Cường và tổng thống Thein Sein đã ký một loạt các hợp đồng trị giá 7.8 tỷ USD.
- Trung Cộng đầu tư vào Indonesia

Ngày 9-11-2014, Tập Cận Bình và tổng thống Indonesia Joko Vidodo đã chứng kiến lễ ký kết 12 bản ghi nhớ đầu tư trị giá 20 tỷ USD ưu tiên cho hàng hải, xây dựng hạ tầng, khai thác mỏ, đóng tàu, tài chánh…đặc biệt đầu tư 17.8 tỷ USD vào điện lực.

5.2. Sự thật mà Tập Cận Bình cố ý che giấu
Con đường tơ lụa thời cổ đại thực chất là một hạm đội viễn chinh với 30,000 người và 300 chiếc thuyền đi xâm lược các dân tộc mà họ đi qua. Sử liệu Trung Hoa cho biết hạm đội Trịnh Hòa mang về nước những “chiến lợi phẩm” và “cống phẩm” cùng với những tù nhân.
Phí tổn cho 30,000 người trong hạm đội rất lớn cho nên cần phải “thu hoạch” để bù đấp vào. Không phải chỉ đi một chuyến mà Trịnh Hòa đã thực hiện 7 chuyến như thế.

Bản chất Đại Hán là bành trướng bá quyền, lịch sử Trung Hoa đã chứng minh như thế. Vì thế Tập Cận Bình cố ý che giấu cái bản chất muôn thuở nầy.

6* Một vụ đầu tư điển hình của Trung Cộng
6.1. Trung Cộng đầu tư vào Campuchia
Từ năm 2006, quan hệ giữa Campuchia (CPC) và Trung Cộng trở nên chặt chẽ hơn.
Chính quyền CPC đã phê chuẩn 10 dự án trị giá 6 tỷ USD và Trung Cộng cũng đã viện trợ những khoản tiền không hoàn trả. Đó là số tiền rất lớn so với một đất nước mà tổng sản lượng quốc gia (GDP) chỉ có 10 tỷ USD/năm.
Năm 2011, Trung Cộng (TC) đầu tư vào CPC 1.92 tỷ USD, cao gấp 10 lần so với đầu tư của Mỹ.
Trung Cộng đầu tư vào các lãnh vực như năng lượng, xây dựng hạ tầng cơ sở bao gồm nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, nhà máy thép, đường sá, cầu cống, bến cảng, trường học, bịnh viện, khu cờ bạc, du lịch, mở kênh truyền hình hiện đại…Đó là những yếu tố cần thiết để phát triển kinh tế, xã hội.
6.2. Những ý đồ bất chánh đàng sau đầu tư
Ý đồ chiếm đoạt tài nguyên và khống chế quân sự.
Ngày 13-2-2012, hãng Reuters cho biết, Trung Cộng đã bỏ tiền ra mua quyền khai thác 7,631km2 đất, chủ yếu là rừng.
Trung Cộng khôn ngoan chọn những vị trí chiến lược quân sự, đồng thời những nơi có mỏ vàng và các khoáng sản khác, song song với việc khai thác gỗ rừng. Cũng giống như Bauxit ở Việt Nam vậy.

6.3. Xây dựng Angkor Wat trên biển
Angkor Wat và Angkor Thom là hai ngôi đền có kiến trúc tinh vi và vĩ đại, là khu du lịch của CPC.
Dự án Angkor Wat trên biển là khu du lịch mà TC mở ra sẽ chạy đến gần sát với Vịnh Thái Lan, nối kết với dự án kinh đào Kra, nằm trong mắc xích của Chuỗi Ngọc Trai.

Công ty Union Group Thiên Tân đã thuê 45,000 hecta đất ở Botum Saker trong thời hạn 99 năm để mở một thành phố du lịch xem như một Angkor Wat trên biển. Khu giải trí nầy có diện tích bằng phân nửa nước Singapore, bao gồm một hệ thống xa lộ, phi trường quốc tế, hải cảng cho du thuyền cở lớn, các khách sạn, các chung cư hiện đại nhất. Một đường cao tốc 4 làn xe xuyên qua rừng già được xây dựng với chi phí 1.1 triệu USD cho mỗi dặm.

Dự án 3.8 tỷ USD nầy dành cho người Hoa di dân đến khai thác và điều hành việc kinh doanh, cũng giống như khu Đông Đô Phố ở Bình Dương Việt Nam vậy. Ngay cả những nghĩa trang cũng là phần đất bất khả xâm phạm, gọi là lãnh sự quán cõi âm của Trung Cộng.

6.4. Campuchia là tiền đồn của Trung Cộng ở Đông Nam Á
Hàng chục công ty người Hoa mọc lên như nấm, rõ rệt nhất là ngành dệt may. Ở đất nước 14 triệu dân nầy, dệt may cung cấp 300,000 công nhân giá rẻ. Luật đầu tư đơn giản, người Tàu làm chủ, quản lý 80% nhà máy dệt may.
Sáu con đập thủy điện, hàng chục khu mỏ do người Hoa nắm giữ. Quân đội Trung Cộng canh giữ các khu khai thác mỏ, “Cấm người lạ vào. Đây là Trung Quốc”.
Về mặt văn hóa, Trung Cộng có 50 kênh truyền hình tiếng Hoa trên tổng số 70 kênh của CPC.

Theo tờ Le Figaro (Pháp), Trung Cộng đã chi 11 tỷ đô la cho nên CPC là sân sau của Trung Quốc”.

7* Đặc điểm của hai khu vực kinh tế, TPP và FTAAP
TPP của Mỹ và FTAAP của Trung Quốc là vũ khí của hai cường quốc thế giới trong cuộc đua giành ảnh hưởng tại khu vực địa chiến lược này. Nguồn: internet

7.1. Đặc điểm của Đối Tác Kinh Tế Xuyên Châu Á-Thái Bình Dương (TPP)
An ninh. Thịnh vượng. Dân chủ và nhân quyền.

Tổng thống Obama tuyên bố: “Hoa Kỳ sẽ mang lại cho châu Á ba vấn đề, đó là: Anh ninh, thịnh vượng, dân chủ và nhân quyền”. “Sự thịnh vượng mà không có tự do là một hình thức khác của sự nghèo đói” (Prosperity without freedom is just another form of poverty)
Nội dung trên phù hợp với ước vọng chính đáng của xã hội văn minh ngày nay.

Đối Tác Kinh Tế Xuyên Châu Á-Thái Bình Dương (TPP) bảo đảm những quyền căn bản của loài người. Quyền sở hữu trí tuệ, quyền tự do kinh doanh và tự do cạnh tranh, quyền lập công đoàn độc lập của công nhân, quyền lao động, đình công…tất cả đều có những bộ luật quy định rõ ràng.

TPP sắp hoàn thành. Sau hơn 10 năm qua 7 vòng đàm phán của 12 nền kinh tế trong khu vực châu Á Thái Bình Dương gồm: Singapore, Chile, New Zealand, Brunei, Hoa Kỳ, Úc, Peru, Malaysia, Việt Nam, Nhật Bản, Canada, Mexico,
Hoa Kỳ quyết tâm trở lại châu Á và khẳng định:”Chúng tôi trở lại để ở lại” (We are back to stay)

Như vậy, sự trở lại của HK là mong ước của người dân yêu chuộng dân chủ, tự do và nhân quyền trước chế độ độc tài Cộng Sản trong khu vực.

Theo ước tính của Viện Kinh Tế Quốc Tế Peterson (Mỹ) thì nếu TPP được ký kết thì Trung Quốc bị thiệt hại khoảng 100 tỷ USD/năm. Lý do là các thành viên của TPP sẽ giao dịch với nhau vì thuế quan và mọi rào cản bị bãi bỏ. Do đó họ bớt làm ăn với Trung Quốc.

7.2. Đặc điểm của Khu Vực Tự Do Mậu Dịch Châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP
Khu Vực Tự Do Mậu Dịch Châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) của Trung Cộng còn đang ở trong giai đoạn “quảng cáo”, thuyết phục mời tham gia trước mối lo ngại của các quốc gia, bởi vì nó chưa có những chi tiết nào cụ thể, rõ ràng cả. Hơn nữa bản chất bành trướng bá quyền của Hán Tộc cũng khó thuyết phục được những nước tự ý đâm đầu vào chịu sự lãnh đạo của chế độ độc tài Cộng Sản.

Tân Hoa Xã cho rằng từ mối quan hệ kinh tế Trung Quốc hy vọng gần gũi hơn về chính trị và văn hóa với các quốc gia trên con đường tơ lụa. Tạo ra một cộng đồng kinh tế và chính trị phụ thuộc nhau từ Đông Á đến Tây Âu. Kinh tế và chính trị đi liền với nhau. Tập Cận Bình tuyên bố “công việc của châu Á do người châu Á tự giải quyết với nhau, bảo vệ an ninh châu Á”.

Tờ The Diplomat nêu nhận định, mặc dù mục tiêu của Trung Quốc rất lớn nhưng không rõ ràng. Đó là các nước trên vòng đai của Trung Quốc liên kết với nhau như thế nào, trên cơ sở chính trị nào?

8* Kết luận
Để chế ngự sự trổi dây của Trung Cộng, tại châu Á-Thái Bình Dương đã nổ ra hai mặt trận, quân sự và kinh tế giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ.

Về quân sự, với sức mạnh vượt trội về hải quân, không quân, vũ khí hạt nhân, không gian và khoa học kỹ thuật chiến tranh, Hoa Kỳ đã lập thiên la địa võng có khả năng kềm chế Trung Cộng về mặt nầy.

Về kinh tế, Đối tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Mỹ sắp hoàn thành sau hơn 10 năm đàm phán.

Trung Cộng vừa phát động Khu Vực Tự Do Mậu Dịch Châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) làm đối trọng chống lại TPP.

Việc tranh chấp Mỹ Trung làm ảnh hưởng tới Việt Nam ở Biển Đông. Đó là mục đích tạo ra bộ mặt mới yêu chuộng hòa bình, từ bỏ bản chất bá quyền bành trướng để thuyết phục, mời gọi các nước tham gia vào FTAAP, do đó tình hình Biển Đông tạm ổn. Thế nhưng chưa phải là chấm dứt vì mục đích chiếm đoạt tài nguyên Biển Đông chưa đạt được.

Một giải pháp trước kia đã được nói tới là hãy tạm gác vấn đề chủ quyền qua một bên, (ai chủ ai tớ hiểu ngầm với là đủ). hai bên hợp tác khai thác hòa bình để cùng chia nhau lợi ích.

Giải pháp nầy Trúc Giang gọi là “xoá bài làm lại”. Việt Nam công khai gọi thầu. Công ty dầu khí Xì Nốc (CNOOC) của Trung Cộng nạp đơn và đương nhiên trúng thầu. Thế là Trung Cộng chiếm tài nguyên trong vùng biển của VN một cách công khai và hợp pháp.
Giải pháp nầy cũng đã được quý vị đại trí thức trong và ngoài nước bợ đít, nâng bi Việt Cộng mở hơi, làm cò mồi dọn đường dư luận mà Trúc Giang gọi là “Giải pháp đầu hàng cho Biển Đông”.

Trúc Giang
Minnesota ngày 25-11-2014






Ở ÂU CHÂU: MỸ NGA LIÊN ÂU- Á CHÂU :MỸ NHẬT TRUNG CỘNG - MỘT MÌNH 2 MẶT TRÂN CHẮC CHẮN MỸ KHÔNG BAO GIỜĐỘNG THỦ TRỰC TIẾP.NHỮNG TUYÊN BỐ HÙNG HỒN CỦA ÔNG HAGEL 

- SẼ ĐƯỢC XÉT LẠI - VÌ ÔNG SẮP RA ĐI.

LỰC LƯỢNG MỸ Ở THÁI BÌNH DƯƠNG
tka23 post
Trước sự trỗi dậy của Trung cộng , Mỹ và Nhật đang tăng cường sức mạnh quân sự  ở những điểm nóng như biển Đông, biển Hoa Đông, châu Á - Thái Bình Dương . Các nước Đông Nam Á cũng không chấp nhận vị thế nhược tiểu.
Tại hội nghị an ninh Shangri-La ở Singapore hồi tháng sáu,  bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nói chiến lược “xoay trục châu Á” của Washington “không phải là mục tiêu, cam kết hay viễn cảnh mà là hiện thực”.

Khi đó ông nói Mỹ đã đưa hàng loạt vũ khí tối tân  tới các căn cứ ở Nhật, bao gồm máy bay do thám Global Hawk, chiến đấu cơ F-22, máy bay vận tải quân sự MV-22 Osprey…
Ông Hagel nói  rằng Mỹ đã điều động hơn 1.000 tqlc tới đóng tại Tây Úc. Washington cũng đã có kế hoạch điều động  hàng loạt tàu chiến tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bốn năm tới, bao gồm tàu tốc độ cao JHSV, tàu ngầm hạt nhân ở đảo Guam, tàu chiến gần bờ LCS tại Singapore và đặc biệt là tàu khu trục siêu hiện đại lớp Zumwalt…

Đến năm 2020, Mỹ sẽ tập trung 60% lực lượng hải quân và không quân ở châu Á - Thái Bình Dương. Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho biết hiện Hạm đội Thái Bình Dương (PACFLT) của Mỹ có một đội HKMH ở Nhật cùng 180 tàu chiến, gần 2.000 máy bay và 140.000 binh sĩ.

Lực lượng tqlc Mỹ tại Thái Bình Dương (MARFORPAC) có 74.000 binh sĩ. Lực lượng không quân Mỹ tại Thái Bình Dương (PACAF) có hơn 40.000 phi công và binh sĩ ở chín căn cứ, 300 máy bay thuộc 12 loại khác nhau. Bộ Chỉ huy bộ binh Mỹ tại Thái Bình Dương (USARPAC) có hơn 60.000 binh sĩ…

Trong số hàng loạt hệ thống vũ khí dày đặc của Mỹ tại Thái Bình Dương, có năm loại được  đánh giá là lợi hại nhất, đáng sợ nhất, đặc biệt là với Trung cộng .
HKMH Ford
HKMH  thế hệ mới USS Gerald Ford của hải quân Mỹ sẽ đi vào hoạt động từ năm 2016 - Ảnh: Global Security

Hiện tại,  USS George Washington vẫn là biểu tượng cho sức mạnh quân sự Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương. Tàu USS George Washington tuần tra vùng hoạt động của Hạm đội 7 để  bảo vệ an ninh ở vùng biển quanh bán đảo Triều Tiên, biển Hoa Đông và biển Đông. Con tàu dài 332m, rộng 76m có khả năng chở 90 máy bay chiến đấu và trực thăng, bao gồm các loại máy bay lợi hại như F/A-18C Hornet, F/A-18E/F Super Hornet…

Tuy nhiên từ năm 2016, hải quân Mỹ sẽ bắt đầu sử dung hkmh lớp Ford hiện đại và mạnh mẽ hơn. Đầu tiên sẽ là tàu USS Gerald R. Ford trị giá 12,8 tỉ USD.  Tàu dài 337m, rộng 78m có khả năng chở 75 máy bay thuộc rất nhiều loại khác nhau, được trang bị các loại tên lửa như Evolved Sea Sparrow, Rolling Airframe và súng phòng không CIWS.

Các máy bay trên tàu USS Gerald R. Ford có thể thực hiện rất nhiều sứ mệnh, từ việc bảo vệ an ninh trên bầu trời, tấn công mặt đất, tấn công tàu chiến đến chống tàu ngầm. Tàu USS Gerald R. Ford được trang bị hai động cơ nguyên tử và hệ thống đẩy tối tân  giúp máy bay chiến đấu dễ dàng cất cánh từ boong tàu.

HKMH  Mỹ  rõ ràng  sự vượt trội về sức mạnh kỷ thuật  quân sự so với Trung cộng . Truyền thông Trung cộng  tự hào đưa tin lần đầu tiên máy bay chiến đấu của nước này đã cất cánh và hạ cánh được trên hkmh Liêu Ninh.

Tuy nhiên cùng thời điểm đó, hải quân Mỹ tuyên bố đã thử nghiệm thành công việc điều khiển máy bay chiến đấu không người lái American X-47B đậu trên hkmh USS George Bush.

Chiến đấu cơ F-22 Raptor
Một chiếc máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor của không quân Mỹ tiếp nhiên liệu trên bầu trời - Ảnh: Global Security

F-22 Raptor là chiến đấu cơ thế hệ thứ năm duy nhất đang hoạt động trên thế giới. Đây là chiếc máy bay tàng hình có khả năng tấn công mặt đất, do thám và năng lực chiến tranh điện tử. F-22 Raptor có thể bay với vận tốc Mach 1,82 (1.963km/giờ).

 Nó được trang bị hai hỏa tiển  tầm ngắm AIM-9X và sáu hỏa tiển  tầm trung AIM-120 cùng các loại bom định vị.

Trung cộng  không có loại chiến đấu cơ nào đủ sức so sánh với F-22 Raptor của Mỹ. Các loại máy bay chiến đấu hiện nay của Trung cộng  như J-10 và Su-27 không có tính năng tàng hình.

Trong một cuộc chiến, F-22 Raptor thừa sức “đánh què” không quân Trung cộng  bang cách  phá hủy các máy bay hỗ trợ, qua đó vô hiệu hóa máy bay chiến đấu và ném bom tầm xa của Trung cộng .

F-22 Raptor có khả năng lẩn tránh rađa phòng không và máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 của Trung cộng . Khả năng tàng hình còn giúp máy bay F-22 Raptor xâm nhập các hệ thống phòng không. Cảm biến trên thân F-22 Raptor có chức năng thu thập dữ liệu của kẻ thù, ví dụ như tín hiệu radio và radar.

Hiện Trung cộng  đang phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ năm là J-20. Tuy nhiên theo  đánh giá phải 10 năm nữa loại máy bay này mới có thể bắt đầu hoạt động thường trực. Ở thời điểm hiện tại, F-22 Raptor là  vua trên bầu trời Thái Bình Dương.

Mỹ đang điều động  máy bay F-22 Raptor tới Nhật, Hàn Quốc và đảo Guam. Hồi tháng 6-2014, Bộ Quốc phòng Mỹ điều sáu chiếc F-22 Raptor tới tham gia cuộc tập trận chung với Malaysia ở khu vực gần Trung cộng . Khi đó giới truyền thông Trung cộng  mô tả đây là  hành động  thách thức nước này.


Tàu ngầm lớp Virginia
Tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia USS Hawaii hoạt động ngoài khơi Nhật - Ảnh: Global Security

Tàu ngầm tấn công lớp Virginia hiện là loại tàu ngầm tối tân  nhất thế giới. Loại tàu ngầm có động cơ nguyên tử này không chỉ có khả năng tấn công tàu chiến trên mặt nước và tàu ngầm đối thủ mà còn có thể bắn hỏa tiển  hành trình phá các mục tiêu đất liền, đóng vai trò tàu mẹ kết nối các tàu không người lái dưới đáy biển và hỗ trợ các chiến dịch hải quân

Tàu ngầm lớp Virginia được trang bị ngư lôi định vị Mk.48, hỏa tiển  chống tàu Sub-
Harpoon và hỏa tiển  hành trình tầm xa Tomahawk. Giới chuyên viên  nhận định đây có lẽ là loại tàu Mỹ khiến Trung cộng  e dè nhất bởi Bắc Kinh chưa có nhiều kinh nghiệm trong kỹ thuật chiến tranh chống tàu ngầm.

Không loại tàu ngầm nào của Trung cộng , dù tàu ngầm hạt nhân Shang hay tàu động cơ diesel-điện Yuan có thể so sánh được với tàu lớp Virginia về cảm biến, khả năng tàng hình hay sức mạnh vũ khí.

Mỗi chiếc tàu ngầm lớp Virginia  trị giá lên đến 2 tỉ USD. Hải quân Mỹ từng vài lần dùng tàu ngầm lớp Virginia để ra lời cảnh cáo đối với Trung cộng . Năm 2012, khi tàu Trung cộng  xâm lấn bãi cạn Scarborough trong vùng đặc quyền kinh tế của Philipines, một tàu ngầm lớp Virginia đã xuất hiện tại vùng biển này để “nhắc nhở” Trung cộng .
Máy bay ném bom B-2

B-2 Spirit có lẽ là một trong những loại máy bay ném bom đáng sợ nhất thế giới. Chiếc máy bay ném bom trị giá 737 triệu USD có khả năng tàng hình, qua đó dễ dàng qua mặt các hệ thống phòng không, bay liên tục hơn 9.600km mới phải tiếp nhiên liệu, chở theo 40 tấn bom định vị bằng vệ tinh. B-2 có thể thả cả bom thường và bom hạt nhân.

Nếu một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung cộng  nổ ra, máy bay B-2 có thể cất cánh từ căn cứ tại đảo Guam và tấn công bất kỳ vị trí nào ở Trung cộng  từ Tân Cương cho đến Thượng Hải. Trong trường hợp đó, không quân Trung cộng sẽ phải điều động  toàn bộ 296 chiếc chiến đấu cơ Su-27 và Su-35 trên toàn bộ đất nước để phòng ngự.

Trung cộng  không có bất kỳ vũ khí nào tương xứng với máy bay B-2. Từng có tin đồn Bắc 

Kinh đang phát triển một loại máy bay ném bom tàng hình nhưng chưa dấu hiệu nào cho thấy điều đó đang diễn ra. Hồi tháng 8-2014, Mỹ đã điều  ba máy bay B-2 bay trên Thái BÌnh Dương. Bộ Chỉ huy chiến lược Mỹ tuyên bố đây là  hành động  nhằm khẳng định Mỹ đủ sức mạnh bảo vệ các nước đồng minh.

Báo chí Trung cộng  và quốc tế cũng đánh giá một lần nữa Washington thể hiện sức mạnh quân sự vượt trội để “trêu ngươi” Bắc Kinh. Bởi các chuyến bay của ba chiếc B-2 diễn ra ngay sau khi Lầu Năm Góc chỉ trích việc một chiến đấu cơ Trung cộng  tiếp cận nguy hiểm một máy bay tuần tra Mỹ.

F-35 Lighting II

F-35 Lighting II là thế hệ máy bay chiến đấu tàng hình mới nhất của không quân Mỹ, có nhiệm vụ thay thế các loại máy bay hiện tại như F-16, F/A-18C và A-10 trong tương lai.

Giống như F-22 Raptor, F-35 Lighting II có khả năng tàng hình ấn tượng, các loại hỏa tiển  định vị, hệ thống cảm biến rất  nhạy để thu thập thông tin tình báo và thực hiện chiến tranh điện tử.
Hệ thống của máy bay F-35 Lighting II có thể theo dõi hỏa tiển  đạn đạo và các mục tiêu khác ở tầm xa lên tới 1.287km. Hệ thống rađa APG-81 có khả năng vẽ chính xác bản đồ địa hình và lực lượng của kẻ thù dưới mặt đất. F-36 Lighting II cũng có tầm hoạt động vượt xa F-16.

Với F-22 Raptor và F-35 Lighting II, toàn bộ hệ thống phòng không của Trung cộng sẽ phải được trang bị hệ thống chống máy bay tàng hình. Đó là nhiệm vụ mà ngay cả quân đội Mỹ với sức mạnh vượt trội cũng không thể kham nổi.

Một số nước châu Á đã đặt mua máy bay F-35 Lighting II của Mỹ để tăng cường sức mạnh phòng không trước tình hình địa chính trị nóng bỏng ở châu Á.
TỔNG HỢP

HOA KỲ KHÔNG CẦN BIẾT" NHÁI HAY ĂN CẮP KIỂU"- VẤN ĐẾ CẦN QUAN TÂM LÀ PHẨM CHẤT HÀNG CỦA TRUNG CỘNG TỐT HAY XẤU -

LỰC LƯỢNG TRUNG CỘNG Ở CHÂU Á
tka23 post
Trong vòng 10 năm qua, quân đội Trung cộng  liên tục đầu tư mua sắm và sản xuất vũ khí để phục vụ chiến lược mà giới chuyên viên quân sự phương Tây gọi là “anti-access/area denial - A2/AD” (ngăn chặn tiếp cận).

Mục tiêu là hạn chế tầm hoạt động của lực lượng Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương, qua đó giành vị thế bá chủ quân sự khu vực.

Chiến lược A2/AD của Trung cộng nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của lực lượng đối thủ ở cả trên mặt nước và trên không tại những vùng biển  ở châu Á như biển Hoa Đông hay biển Đông. 
Do đó, các loại vũ khí A2/AD của quân đội Trung cộng có thiết kế đặc biệt để đối phó với hkmh, hỏa tiển hành trình và máy bay ném bom của Mỹ.

Tuy nhiên giới quan sát nhận định năng lực A2/AD của quân đội Trung cộng vẫn còn nhiều hạn chế. Hỏa tiển đạo đạn chống hạm DF-21D của Trung công  vẫn mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm, các máy bay tàng hình bị xem là hàng nhái, hkmh Liêu Ninh là hàng cũ kém phẩm chất  còn chạy thử….
Sát thủ HKMH
Hỏa tiển Đông Phong 21-D, sát thủ hkmh của Trung cộng - Ảnh: Wired


Theo tạp chí National Interest, loại vũ khí Trung cộng  đáng ngại nhất đối với Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương là hỏa tiển  đạn đạo chống hạm Đông Phong - 21D (DF-21D), được mệnh danh là “sát thủ hkmh”.

DF-21D là hỏa tiển đạn đạo đất đối hạm tầm trung được thiết kế đặc biệt để đánh hạ các hkmh của Mỹ.

DF-21D tốt hơn  so với các vũ khí chống hkmh khác Trung  cộng đang sở có.
Hỏa tiển  này có thể tấn công những nhóm hkmh ở khoảng cách lớn hơn nhiều so với mọi thế hệ hỏa tiển  hành trình hiện nay. DF-21D là hệ thống hỏa tiển  đất đối hạm, có tầm bắn 1.500-2.000km.

Khi được phóng đi, hỏa tiển  này sẽ tách thiết bị trợ đẩy và bay với tốc độ cực cao. Tốc độ và động năng  sinh ra trong quá trình trên có thể gây thiệt hại  khi bổ xuống đầu các hkmh.
Nhiều nguồn tin cho rằng Trung cộng đưa DF-21D vào thử nghiệm từ đầu năm 2013 khi hai hố bom lớn xuất hiện tại sa mạc Gobi.

Dù chưa có bằng chứng khẳng định sức công phá của DF-21D, nhưng các chuyên viên dự đoán nhiều quả hoả tiển  dạng này có thể làm tê liệt hoặc thậm chí nhấn chìm một chiếc hkmh.

Báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng dẫn lời một số chuyên gia Trung cộng  cho biết DF-21D là loại hỏa tiển  đầu tiên và duy nhất của thế giới có khả năng tấn công  hkmh đang di chuyển.

Hỏa tiển  DF-21D chỉ có tầm bắn từ 1.500-2.000km, không thể vươn tới đảo Guam, nơi Mỹ đặt căn cứ quân sự, nhưng cũng sẽ là đe dọa không nhỏ tới các chiến hạm Mỹ hoạt động ở tây Thái Bình Dương, biển Đông và biển Hoa Đông.

Dù vậy, giới chuyên viên  nhận định tên lửa DF-21D của Trung cộng  có khuyết điểm lớn. “Gót chân Asin” của DF-21D là có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của hỏa tiển  này, trong đó bao gồm phần cảm biến, đài tiếp âm và trung tâm chỉ huy.
Chính vì vậy, khi một khâu trong quy trình phóng thất bại, toàn bộ quy trình sẽ bị ảnh hưởng .
Nắm được điểm yếu trên, hải quân Mỹ đang đẩy nhanh nghiên cứu và phát triển công nghệ tên lử chống tên lửa đạn đạo trên các tàu thuyền.

Ngoài ra, Mỹ còn có thể đối phó với tên lửa DF-21D bằng cách tấn công trực tiếp vào bãi phóng hỏa tiển  với các tàu ngầm hạt nhân mang hoả tiển  hành trình khi Trung cộng  còn chưa kịp phóng

Với thế mạnh về chiến tranh điện tử, Mỹ còn có thể dùng các thiết bị  kỷ thuật để gây rối khả năng định vị của DF-21 khiến hỏa tiển này đi chệch hướng.

Trên lý thuyết, nếu hoạt động theo đúng thiết kế, DF-21D của Trung cộng  có thể là đối thủ đáng ngại của các hkmh Mỹ.

Tuy nhiên, Trung cộng  còn phải mất nhiều năm để khiến cả một hệ thống đồ sộ các thiết bị bổ trợ cho DF-21D hoạt động trơn tru.

Hỏa tiển  chống vệ tinh
Trong nhiều thập kỷ qua, vệ tinh quân sự đã đem lại cho lực lượng Mỹ một lợi thế đáng kể, đặc biệt tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 

Do đó, không có gì khó hiểu khi Trung cộng  tăng cường đầu tư vào các hệ thống đánh chặn vệ tinh.

Cho đến hiện nay, Trung cộng  có ít nhất một hệ thống hỏa tiển  chống vệ tinh mang tên 
SC-19

, 
mô phỏng thiết kế của hỏa tiển  đạo đạn DF-21.

Hỏa tiển  SC-19 được trang bị KT-2
 
(thiết bị sát thương động lực). Khi được phóng vào không gian, KT-2 sẽ dẫn đường đến các mục tiêu  qua hệ thống cảm biến hồng ngoại.

KT-2 không được trang bị đầu nổ nhưng có thể phá hủy các mục tiêu của đối phương khi va chạm với mục tiêu.

Ngày 11-1-2007, Trung cộng  dùng SC-19 phá hủy thành công vệ tinh thời tiết FY-1C không còn hoạt động của nước này.

Tiếp đến tháng 5-2014, giới chức Mỹ đồn đoán Trung cộng  tiếp tục thực hiện một cuộc thử nghiệm hỏa tiển  SC-19/KT-2.

Giới quan sát cho rằng việc thử nghiệm thành công hỏa tiển  chống vệ tinh SC-19 đang tạo ra mối nguy khôn lường cho hệ thống định vị GPS của Mỹ.

Bên cạnh đó, nhiều bằng chứng cho thấy Trung cộng  sẽ đặt SC-19 trên các bệ phóng di động . Điều này khiến việc định vị và phá hủy các hỏa tiển  chống vệ tinh của Trung Quốc trở nên vô cùng khó khăn.

Tuy nhiên cho đến nay, chưa có gìbảo   bảo hỏa tiên  chống vệ tinh của Trung cộng  có thể hoạt động đúng như trên lý thuyết.
Các chiến đấu cơ nhái?
Inline image
',
Chiến đấu cơ J-20 của Trung cộng  bị chê là hàng nhái - Ảnh: Avioners
Mặc dù không ngừng tung ra các loại máy bay tân tiến, Trung cộng  vẫn không tránh được những điều tiếng xung quanh việc copy thiết kế các nước khác.

Theo báo mạng Tân Lãng, Chengdu J-20  là máy bay  tàng hình hai động cơ thế hệ thứ năm do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô sản xuất.

Nó được chế tạo để ứng phó với chiến đấu cơ F-35 của Mỹ và T-50 của Nga. Với tầm bay xa, J-20 có thể được sử dụng để đánh chặn máy bay xung  kích và ném bom của Mỹ như F/A-18 hay B-1 và B-2. J-20 cũng có thể tuần tra ở các vùng lãnh thổ mà Trung cộng  đòi chủ quyền một cách vô lý.

Giới chuyên gia cho biết Trung cộng  có thể cho máy bay J-20 để tấn công máy bay hỗ trợ của Mỹ trong trường hợp xung đột nổ ra. Máy bay này cũng đủ sức bắn phá tàu và căn cứ Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.

Tuy nhiên các chuyên gia khẳng định Trung cộng  đã đánh cắp thiết kế của máy bay Nga Mikoyan 1.44 và F-117 Nighthawk của Mỹ để sản xuất J-20.

Vấn đề là J-20 cồng kềnh và nặng hơn chiếc Sukhoi T-50 của Nga hay F-22 của Mỹ. J-20 còn có tốc độ siêu thanh thấp hơn và không linh hoạt bằng hai đối thủ trên.

Theo giới phân tích, Trung cộng  còn thua xa Mỹ và Nga trong công nghệ máy bay tàng hình do động cơ máy bay của Trung Quốc không đáng tin cậy.

Hơn nữa, Trung cộng  cũng không thể tự sản xuất các thiết bị công nghệ cao như động cơ máy bay, vật liệu composite, bộ phận cảm biến...
Máy bay chiến đấu xuất khẩu thế hệ thứ năm J-31 của Trung cộng  cũng bay bằng động cơ RD-93 của Nga.

Tàu đổ bộ và HKMH
HKMH Liêu Ninh của Trung cộng nhỏ và cũ so với các tàu sân bay hạt nhân của Mỹ - Ảnh: Japan Times
Một thứ vũ khí của Trung cộng mà các nước châu Á, đặc biệt là Nhật và các nước Đông Nam Á, phải đề phòng là tàu đổ bộ Type 071.

Trung cộng  hiện có ba tàu đổ bộ Type 071 là Kunlunshan, Jinggangshan và Changbaishan và đang sản xuất thêm ba chiếc nữa. Mỗi tàu có thể chở tối đa 800 lính và 18 xe quân sự.

Các chuyên viên  cho biết Trung Quốc có thể dùng tàu đổ bộ để tấn công đối thủ hoặc xâm chiếm các vùng lãnh thổ nước này đòi chủ quyền trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Trong khi đó chiếc hkmh cũ kỹ Liêu Ninh, biểu tượng của sức mạnh hải quân Trung cộng , đang ì ạch trên biển.

Tháng 10-2014, trang tin Business Insider (Mỹ) dẫn bản tin từ truyền thông Trung cộng  cho biết đã xảy ra vụ nổ nồi hơi trên tàu Liêu Ninh khiến hệ thống cung cấp điện của tàu Liêu Ninh bị ngưng tạm thời.

Dù người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung coông  Dương Vũ Quân lên tiếng bác bỏ thông tin trên, giới quan sát vẫn không hết nghi ngờ về khả năng tác chiến thật sự của chiếc tàu cũ kỹ này.

Thiết kế cất cánh máy bay bằng mũi tàu hếch lên gây nhiều khó khăn cho việc cất cánh và hạ cánh.
Vụ hai phi công Trung cộng  thiệt mạng khi tập bay trên tàu Liêu Ninh là minh chứng cụ thể cho các yếu điểm của hkmh này.
tong hợp

PHƯƠNG TIỆN RẤT CẦN  NHƯNG  ĐIỀU QUAN TRONG NHẤT Ý CHÍ CỦA CON NGƯỜI-NHẬT KHÔNG ĐÔNG QUÂN VÀ NHIỀU PHƯƠNG TIỆN HƠN NGA VÀ TÀU - NHƯNG ĐÃ ĐÁNH THẮNG .

LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ NHẬT BẢN
tka23 post

Trên lý thuyết, Nhật là quốc gia không có quân đội chính quy và lực lượng quốc phòng của họ vẫn được gọi với tên chính thức là Lực lượng Tự vệ (SDF). Nhưng thống kê cho thấy Nhật là nước có lực lượng vũ trang được trang bị tốt thứ sáu thế giới với ngân sách quốc phòng 60 tỉ USD năm 2013.
So sánh tương quan trực tiếp Trung - Nhật thì Trung cộng  chiếm ưu thế hoàn toàn khi đo đếm những con số tuyệt đối với ngân sách quốc phòng 188 tỉ USD.
Về số quân thường trực, Nhật chỉ có 247.000 so với 2,3 triệu của Trung cộng . Theo chỉ số lực lượng quân sự toàn cầu (Flobal Firepower Index), thứ tự nhất, nhì, ba lần lượt là Mỹ, Nga, Trung CỘNG , trong khi Nhật chỉ xếp thứ 10.

Đừng gây sự với Nhật
Nhưng có đúng là quân đội Trung Cộng  mạnh hơn Nhật? Trước hết, cần thấy thực tế rằng các xung đột quân sự giữa Trung cộng  và Nhật thì Nhật đều có đồng minh là Mỹ. Tuy nhiên, ngay cả nếu chỉ dựa vào sức mình, quân đội ít hơn của Nhật vẫn có ưu thế lớn về sự tinh nhuệso với Trung cộng .

Phần lớn hệ thống vũ khí của Trung cộng  rất cần hiện đại hóa. Chỉ 450 trong 7.580 xe tăng của Trung cộng  là được xếp loại hiện đại, chỉ 502 trong 1.321 máy bay chiến đấu có hiệu năng hoạt động thật sự, phần còn lại là những máy bay sửa chữa từ thời Liên Xô những năm 1970. Chỉ một nửa các tàu ngầm của Trung cộng  là được đóng mới trong 20 năm qucộng

HKMH đầu tiên của Trung cộng  là Liêu Ninh chỉ là “hàng dùng rồi bán lại” từ những năm 1980, quá nhỏ để có thể sử dụng cho phần lớn máy bay tầm xa.

Trong khi đó, SDF của Nhật được trang bị những thiết bị quân sự tối tân từ Mỹ. Trong những năm tới, Tokyo sẽ mua mới hàng loạt tàu khu trục chống hỏa tiển , tàu ngầm, tàu đổ bộ, máy bay do thám, máy bay chiến đấu….

Các đảo chính của Nhật còn được bảo vệ vững chắc bởi những hệ thống phòng thủ  hỏa tiển  hiện đại như Standard Missile-3 (SM3) và Patriot Advanced Capability-3 (PAC3). Những hỏa tiển  này đủ sức bắn rơi cả hỏa tiển  đạn đạo bay ra bên ngoài bầu khí quyển Trái đất.

Đây là sự bảo đảm cần thiết bởi Nhật ở ngay bên cạnh Trung công - một cường quốc sở hữu hạt nhân, và CHDCND Triều Tiên - một quốc gia khó lường khác cũng được trang bị loại vũ khí hủy diệt.

“Nhật sở hữu lực lượng hải quân và không quân mạnh nhất ở châu Á” -
tiến sĩ Larry M. Wortzel, chủ tịch Trung tâm nghiên cứu rủi ro và chiến lược châu Á, phân tích - Tốt nhất là đừng gây sự với họ”. Và Tokyo đang sở hữu nhiều loại vũ khí  đủ sức khiến Trung cộng  lo sốt vó.

Tàu ngầm động cơ diesel-điện lớp Soryu

Tàu ngầm tấn công lớp Soryu của Nhật là loại tàu ngầm phi hạt nhân hiện đại nhất thế giới - Ảnh: Global Security
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật là loại tàu ngầm tấn công phi hạt nhân hiện đại nhất thế giới. Được trang bị ngư lôi và hỏa tiển  Sub-Harpoon, tàu ngầm lớp Soryu có thể bắn hỏa tiển  đạn đạo để đánh chặn các vụ tấn công hỏa tiển  của kẻ thù. Hiện hải quân Nhật đang sử dụng tám chiếc lớp Soryu.

Do căng thẳng với Trung cộng  leo thang, Nhật quyết định tăng lực lượng tàu ngầm từ 16 lên 22 chiếc. Giới quan sát cho biết Tokyo đang bố trí tàu ngầm gần quần đảo Senkaku và Ryukyu để trấn biển Hoa Đông và biển Nhật Bản phòng nguy cơ bị tấn công.

Sức mạnh tàu ngầm của Nhật là mối lo lớn đối với Trung cộng , bởi quân đội Trung cộng  rất thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực chiến tranh chống tàu ngầm. Các chuyên gia cho biết thủy thủ tàu ngầm Nhật được đào tạo hết sức bài bản và có trình độ tương đương Mỹ.
"Viên ngọc" F-15J

Inline image
',
Chiến đấu cơ F-15J do Nhật sản xuất - Ảnh: Global Security

“Viên ngọc” trên vương miện của Lực lượng Tự vệ trên không Nhật (ASDF) là chiến đấu cơ F-15J, do Hãng Mitsubishi Heavy Industries sản xuất dựa trên thiết kế của chiếc American F-15 Eagle. Chiếc F-15J được trang bị hỏa tiển  hồng ngoại AAM-5 và  định vị bằng rađa.
Hiện ASDF đang sở hữu hơn 200 chiếc F-15J và chúng được cập nhật hằng năm. 

Năm 2013, ASDF đã triển khai loại máy bay chiến đấu này 567 lần để ngăn chặn máy bay nước ngoài xâm phạm không phận Nhật, chủ yếu là máy bay Trung cộng . Hiện ASDF đang điều động  một đội 20 chiếc F-15J để giám sát quần đảo Senkaku và Ryukyu.

Dù có tuổi đời khá cao nhưng máy bay F-15J vẫn được đánh giá là có sức mạnh tương đương bất kỳ loại chiến đấu cơ nào Trung cộng  đang sở hữu. Ngoài ra, Nhật cũng đang hỏi mua máy bay chiến đấu  F-35 Lighting II của Mỹ để tăng cường sức mạnh phòng không.

Tàu khu trục hỏa tiển  lớp Atago

Tàu khu trục lớp Atago của lực lượng Nhật - Ảnh: Global Security

Hai tàu khu trục  lớp Atago là những tàu chiến lợi hại nhất của Nhật, được trang bị hỏa tiển  đất đối không SM-2, hỏa tiển  đánh chặn SM-3, hỏa tiển  chống tàu ngầm ASROC. Ngoài ra tàu khu trục này còn có tám hỏa tiển  chống tàu SSM-1B và nhiều loại vũ khí khác. Tàu khu trục lớp Atago còn có thể chở theo máy bay trực thăng SH-60 Seahawk.

Là phiên bản cải tiến của tàu khu trục lớp Kongo, tàu Atago được trang bị hệ thống phòng thủ hỏa tiển  Aegis nhằm đối phó với nguy cơ tấn công hỏa tiển  từ CHDCND Triều Tiên. Chính phủ Nhật xác định Trung cộng  cũng là một mối đe dọa  hỏa tiển  nên đang đóng thêm hai tàu Atago khác.

Như vậy, Nhật có tổng cộng tám tàu khu trục có khả năng đánh chặn hỏa tiển  đạn đạo, và đây là một lá chắn phòng không cực kỳ vững vàng. Nếu xung đột với láng giềng nổ ra, hạm đội tàu có hệ thống Aegis của Nhật thừa sức che chắn để ngăn phóng đạn đạo tấn công các tàu và căn cứ quân sự của Nhật và Mỹ ở Thái Bình Dương.

Tàu Atago còn có khả năng trở thành lá chắn phòng không để bảo vệ các quần đảo Senkaku và Ryukyu mà Trung cộng  nhòm ngó.

Tàu khu trục lớp Izumo
Tàu khu trục trực thăng JS Hyuga của Lực lượng phòng vệ biển Nhật. Tàu lớp Izumo còn lớn hơn và hiện đại hơn - Ảnh: Global Security
Tàu khu trục lớp Izumo là phiên bản mới, lớn hơn so với hai tàu khu trục chở trực thăng lớp Hyuga của Nhật. Dài hơn 243m, tàu khu trục chở trực thăng lớp Izumo là tàu chiến lớn nhất tại Nhật.

Chiếc Izumo đầu tiên sẽ được đưa ra biển vào tháng 3-2015 và chiếc thứ hai cũng sớm đi vào hoạt động sau đó. Tàu Izumo có nhiều điểm tương tự hkmh và có thể chở 14 máy bay trực thăng tấn công.

Được trang bị trực thăng chống ngầm SH-60, mỗi tàu Izumo có khả năng dò tìm tàu ngầm trên một vùng biển rộng lớn. Tàu khu trục Izumo còn có thể trở thành chiếc tàu đổ bộ lợi hại.
Trong một cuộc tập trận năm 2013 với quân đội Mỹ, tàu khu trục lớp Hyuga JS Hyuga đóng vai trò như một sân bay trên biển cho máy bay vận tải CH-47 Chinook và trực thăng tấn công AH-64 Apache.

Tàu lớp Izumo còn có thể làm nhiệm vụ đó tốt hơn tàu lớp Hyuga. Giới chuyên gia cho biết lực lượng Nhật sau khi mua máy bay F-35 có thể cho loại máy bay này cất cánh từ tàu lớp Izumo. Đây là loại tàu rất  linh động, rất đáng ngại đối với Trung cộng  bởi có thể săn tìm hiệu quả tàu ngầm Trung cộng  trên một vùng biển rộng lớn.

Có chức năng đổ bộ, tàu Izumo thừa sức chuyên chở bộ binh Nhật tới các đảo xa. Vì thế trên biển Hoa Đông, Lực lượng Tự vệ trên biển của Nhật không hề e ngại Trung cộng .

Tiềm lực quốc phòng của Nhật
Nhân lực: dân số: 127 triệu; có thể tham gia quân ngũ: 44 triệu; lực lượng thường trực: 247.000; lực lượng trừ bị: 58.000.
Hệ thống trên bộ: 767 xe tăng, 3.000 xe bọc thép, 99 hệ thống phóng hỏa tiển  đa năng, 492 hệ thống pháo.
Không quân: 1.595 máy bay, bao gồm 584 máy bay chiến đấu, 494 máy bay vận tải, 423 máy bay cho công tác huấn luyện, 671 trực thăng, 175 trực thăng chiến đấu.
Hải quân: 131 tàu, bao gồm 1 hkmh, 45 tàu khu trục, 16 tàu ngầm, 6 tàu phòng vệ bờ biển, 29 tàu thả thủy lôi
TỔNG HỢP


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link