Saturday, November 16, 2013

CĐNVQG Bắc Cali: Tâm Thư Kêu Gọi Cứu Trợ Nạn Nhân Bão Haiyan ở Phi luật Tân.


 

On Saturday, 16 November 2013 12:09 PM, Truong Nhan <> wrote:

 


 

Friday, 15 November 2013 02:25

Written by Administrator



CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA BẮC CALIFORNIA
Email: cdnvqgbca@gmail.com . Tel.# (408) 306-5393 PO. Box: 54296 San Jose, CA. 95154

 

TÂM THƯ KÊU GỌI CỨU TRỢ NẠN NHÂN BÃO HAIYAN Ở PHILIPPINES

 

Kính thưa quý Bậc Trưởng Thượng, quý vị Nhân Sĩ, quý Hội Đoàn. Kính thưa quý Đồng Hương vùng Bắc California.

Người dân Philippines đã vừa trải qua một cơn bão kinh hoàng nhất trong lịch sử. Cả thế giới đều xúc động vì hình ảnh đổ nát tang thương sau trận bão, con số thương vong lên đến nhiều ngàn và hàng triệu người bị ảnh hưởng, trở thành vô gia cư màn trời chiếu đất.

Kính thưa quý đồng hương.

Trên bước đường tỵ nạn của chúng ta, những địa danh như Palawan, Bataan, Subic Bay đã trở nên thân thuộc như những ngưỡng cửa của thiên đường tự do, là khởi đầu của cuộc sống mới đầy hy vọng... Người dân và chính phủ Phi với tấm lòng bác ái rộng mở đã là những ân nhân cứu tử mà người Việt chúng ta không thể nào quên.

Hôm nay, đất nước Philippines đang trải qua một tai ương thảm khốc của thế kỷ.

Với bản chất hào hiệp và tấm lòng biết ơn sẵn có của người dân Việt Nam nói chung và đặc biệt của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản đối với Philippines nói riêng, Ban Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Bắc California phối hợp với Liên Đoàn Cử Tri, Tổ Chức Lương Tâm Công Giáo, Khu Hội Cựu Tù Nhân Chánh Trị, Hội Phụ Nữ Việt Nam Hải Ngoại, Hội Phụ Nữ Thiện Nguyện Việt Mỹ, và đài phát thanh Việt Nam AM 1500 cùng phát động một chương trình quyên góp để cứu trợ nạn nhân cơn bão Haiyan ở Philippines trong thời gian một tháng kể từ ngày 15 tháng 11 đến 15 tháng 12 năm 2013.

Chúng tôi tha thiết kêu gọi quý Đồng Hương của ít lòng nhiều hưởng ứng chương trình cứu trợ này, để phần nào an ủi xoa dịu những đau đớn mất mát mà người bạn Phi, những ân nhân một thời của người tỵ nạn Việt Nam đang gánh chịu.

Mọi chi phiếu cứu trợ xin ghi:
Amerian Red Cross,
phần Memo xin đề: Cứu trợ Philippines
và gởi về địa chỉ Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Bắc Cali.
PO. Box 54296, San Jose, CA. 95154

San Jose ngày 15 tháng 11 năm 2013.
TM. BCĐNVQG/BCA
Chủ Tịch
Trương Thành Minh



Liên lạc:

*Bà Cao Thị Tình:
(408) 265-5752

*Ông Lê Lộc:
(408) 799-7672

*Cô Hạ Vân:
(408) 802-9938

 

Bão Haiyan, một cơ hội để đền ơn đất nước Philippines


 

 

On Saturday, 16 November 2013 12:10 PM, Truong Nhan <> wrote:

Bão Haiyan, một cơ hội để đền ơn đất nước Philippines
Trần Trung Đạo


 
Bão Haiyan, một cơ hội để đền ơn đất nước Philippines

Bataan là thành phố chính của đảo Luzon, Philippines, dân số khoảng trên 600 ngàn người. Lịch sử của thành phố chỉ hai biến cố được thế giới biết đến nhiều, một lần trong đệ nhị thế chiến và lần thứ hai trong làn sóng người tỵ nạn Cộng Sản vùng Đông Nam Á. Trong chiến tranh, trận phòng thủ Bataan là trận đánh cuối cùng trước khi liên quân Mỹ-Phi rút lui và trong làn sóng tỵ nạn, Bataan là nơi dừng chân của 300 ngàn người tỵ nạn, nhiều nhất đến từ Việt Nam. Ngoài ra, đảo Palawan với Làng Việt Nam nhiều huyền thoại cũng là nơi dừng chân của nhiều chục ngàn người Việt.

Đất nước chúng ta đang trải qua thời đen tối. Một thời, từ những cửa biển Đà Nẵng, Sài Gòn, Vũng Tàu, Cam Ranh, Nha Trang sau cơn bão lửa Cộng Sản 1975, hàng triệu người Việt Nam đã phải bỏ lại sau lưng những gì trân quý nhất để ra đi tìm tự do trên những chiếc thuyền gỗ nhỏ. Vùng biển Đông mênh mông trở thành một nấm mồ nước sâu thăm thẳm. Nơi đó, mẹ lạc cha, vợ xa chồng, anh mất em. Nơi đó, tiếng niệm Phật, lời cầu kinh cũng chẳng còn ai nghe thấy. Nơi đó, chỉ còn lại những thân thể trần truồng, máu me nhầy nhụa, chỉ có tiếng rên của những con chim nhỏ Việt Nam bất hạnh trước bầy điêu tặc. Nơi đó, chỉ có đói khát và lo âu, chỉ có những đứa bé hấp hối trong vòng tay thương yêu nhưng tuyệt vọng của mẹ.

Trong giờ phút đó, nếu không có chiếc ghe đánh cá người Phi dừng lại, không có Cap Anamur đang chờ ngoài vùng biển Philippines, không có tàu hải quân Phi từ vịnh Manila, hải quân Mỹ từ Subic Bay ra can thiệp, số phận của hàng trăm ngàn người Việt lênh đênh trên đường tìm tự do sẽ trôi dạt về đâu. Năm tháng trôi qua nhưng những địa danh Palawan, Bataan, Subic Bay sẽ không bao giờ phai mờ trong ký ức của những người Việt sống sót trên đường tìm tự do.

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, mỗi thuyền tỵ nạn trong hải trình từ Việt Nam vào vịnh Thái Lan đã bị hải tặc tấn công trung bình 3.2 lần. Cao Ủy Liên Hiệp Quốc ghi nhận 881 vụ hãm hiếp. Đồng bào đến các trại Phi là những người may mắn. Trong khi bãi san hô Koh Kra trở thành vết đen trong lòng nhân ái của dân tộc Thái, chúng ta có thể không nghe một tình trạng hải tặc cướp bóc hay hãm hiếp do các tàu đánh cá người Phi gây ra. Và khi hầu hết các trại tỵ nạn Đông Nam Á đã trở thành lịch sử, mãi cho đến năm 2012 vẫn còn dấu chân người Việt Nam tỵ nạn ở Phi. Đất nước bao dung này đã đối xử với chúng ta như một người chị, một người em ruột thịt không khác gì truyền thống chị ngã em nâng của văn hóa Việt.

Ngoài ra, trước hiểm họa bành trướng của Trung Cộng, hai dân tộc Việt Nam và Philippines, trong tương lai chắn chắn sẽ kề vai, sát cánh nhau để bảo vệ chủ quyền của hai đất nước, bảo vệ quyền tự do hàng hải trên biển Đông và sẽ chứng tỏ cho bá quyền Trung Cộng biết một nước nghèo không có nghĩa là một nước nhược tiểu và một nước nhỏ không có nghĩa là một nước chỉ biết cúi đầu.

Như một con người tỵ nạn đã từng sống trong các trại tỵ nạn Philippines, như một người Việt Nam tỵ nạn dù không ở các trại Phi và như một người Việt Nam có lòng nhân ái, chúng ta mắc nợ đất nước Philippines một nón nợ vô cùng to lớn. Nhiều trong số chúng ta vẫn mong có cơ hội để đền đáp, có dịp để tỏ bày lòng biết ơn đến người dân Phi, những người đã đến với chúng ta trong giờ phút khó khăn nhất, hay nói như nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, họ là tin vui giữa giờ tuyệt vọng của một đời người Việt Nam tỵ nạn.

Hôm nay, như chúng ta đều biết, theo ước lượng của các cơ quan thiện nguyện quốc tế nhiều chục ngàn người dân Phi tại các đảo miền trung Philippines đã chết do cơn bão Haiyan gây ra. Chỉ riêng đảo Leyte Island đã có 10 ngàn người chết. Theo ước lượng của cơ quan National Disaster Risk Reduction and Management Council (NDRRMC) thuộc chính phủ Phi, khoảng 9.5 triệu người bị ảnh hưởng và hiện có 630 ngàn người đang lâm cảnh màn trời chiếu đất. Với sức gió 175 dặm một giờ số thiệt hại nhân mạng và tài sản cuối cùng sẽ còn cao hơn ước tính rất nhiều.

Trong điêu tàn đổ nát do siêu bão Haiyan gây ra những hạt giống tình thương đang được gieo trồng. Hàng trăm tổ chức từ thiện khắp thế giới đang đổ về Philippines không chỉ với thuốc men, áo quần, thực phẩm mà cả nhân lực để góp phần hàn gắn vết thương.

Đối với người Việt chúng ta đây là một cơ hội để trả ơn. Một cơ hội để chính phủ Philippines biết dù hôm nay đang sống trong tự do no ấm chúng ta vẫn không quên những mái lá đơn sơ ở trại tỵ nạn, cơ hội để góp phần xoa dịu nỗi khó khăn của hàng triệu nạn nhân cơn bão Haiyan và ngoài ra cũng là cơ hội để giúp chính chúng ta vơi đi mặc cảm quên ơn vốn từ lâu đè nặng trong lòng.

Trần Trung Đạo
Thuyền nhân trại tỵ nạn Palawan 1981

http://www.thegioimoionline.com/tm.php?recordID=4781


 

 

Ân xá Quốc tế tổ chức cuộc đua vinh danh Nguyễn Tiến Trung


 

Tin tức / Việt Nam


Ân xá Quốc tế tổ chức cuộc đua vinh danh Nguyễn Tiến Trung



Nguyễn Tiến Trung sinh năm 1983 được mọi người biết đến qua các hoạt động cổ xúy dân chủ, đa đảng tại Việt Nam trong và sau khi anh du học từ Pháp về

Nguyễn Tiến Trung sinh năm 1983 được mọi người biết đến qua các hoạt động cổ xúy dân chủ, đa đảng tại Việt Nam trong và sau khi anh du học từ Pháp về

  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ


  • Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
  • Đinh Nhật Uy: Bản án của tôi là cảnh báo của chính quyền với cộng đồng Facebook VN
  • Nguyễn Lân Thắng muốn thay đổi xã hội VN bằng hoạt động 'ngay trong nước'
  • Video Giới chức Việt Nam bị cáo buộc dính líu tới buôn bán phụ nữ, trẻ em
  • Việt Nam thắng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
  • Ân xá Quốc Tế: Hàng chục nhân vật bất đồng vẫn bị giam cầm vì đã lên tiếng

Hình ảnh/Video



Video

Hai cựu lãnh đạo ngành ngân hàng Việt Nam đối mặt án tử hình



Video

Người Việt ở Philippines cầu nguyện cho đồng hương chịu siêu bão


CỠ CHỮ 


15.11.2013

Chúng tôi tổ chức sự kiện này không chỉ để gây quỹ mà còn để đánh động sự quan tâm của công luận về nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung bị tù đày chỉ vì bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa. Chúng tôi muốn nêu bật trường hợp của Trung qua cuộc chạy bộ để thấy rõ sự tương phản một bên là được tự do chạy nhảy ngoài trời và một bên là bị nhốt giam trong ngục tù vì thực thi quyền tự do ngôn luận

Claudia Vandermade

Ân xá Quốc tế có trụ sở tại thủ đô Hoa Kỳ vừa tổ chức cuộc chạy đua vinh danh một nhà đấu tranh dân chủ trẻ đang bị Việt Nam cầm tù với bản án 7 năm về tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.

Cuộc chạy bộ vì nhân quyền RunforRights hôm 12/10 ở thành phố Arlington, bang Virginia, được dành tặng cho nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung, thu hút sự tham gia của khoảng 100 cư dân thủ đô DC và hai bang phụ cận là Virginia và Maryland.

Bà Claudia Vandermade và một thành viên trong cuộc đuaBà Claudia Vandermade và một thành viên trong cuộc đua


Người đứng ra tổ chức sự kiện, điều phối viên Mạng lưới Hành động của Ân xá Quốc tế chuyên trách về Đông Nam Á, bà Claudia Vandermade, nói về mục đích của cuộc đua:

“Chúng tôi tổ chức sự kiện này không chỉ để gây quỹ mà còn để đánh động sự quan tâm của công luận về nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung bị tù đày chỉ vì bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa. Chúng tôi muốn nêu bật trường hợp của Trung qua cuộc chạy bộ để thấy rõ sự tương phản một bên là được tự do chạy nhảy ngoài trời và một bên là bị nhốt giam trong ngục tù vì thực thi quyền tự do ngôn luận.”

Bà Vandermade cho biết sở dĩ Ân xá Quốc tế chọn Tiến Trung trong số nhiều nhà hoạt động ở Việt Nam để vinh danh trong sự kiện này là vì Trung là một trong hai trường hợp Ân xá Quốc tế vừa nhận bảo trợ, cùng với nhà dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thọ án 16 năm tù về cùng tội danh với Trung.

Một thành viên trong cuộc đua RunforRights vì Nguyễn Tiến Trung, bà Kate Fink, cho biết cảm nghĩ khi tham gia sự kiện này:

“Người dân Mỹ quan tâm về quyền tự do ngôn luận và các tù nhân lương tâm trên khắp thế giới và cuộc chạy đua là cơ hội tốt để chúng tôi thể hiện điều này. Tôi nghĩ mọi người chúng ta cần phải lan truyền rộng rãi thông tin về các trường hợp tù đày chỉ vì bày tỏ chính kiến như Tiến Trung tại Việt Nam cho càng nhiều người biết càng tốt và tăng thêm áp lực với Hà Nội rằng họ cần phải ngừng tay, không thể bỏ tù người ta chỉ vì họ nói lên những điều chính phủ không thích nghe.”

Cuộc chạy đua Run for RightsCuộc chạy đua Run for Rights


Một vận động viên khác góp mặt trong cuộc chạy bộ cho nhân quyền được Ân xá Quốc tế dành tặng Tiến Trung, bà Beckly Farrar, nói:

“Đây là điển hình những hoạt động của chúng tôi trong công cuộc vận động cho tù nhân lương tâm trên thế giới. Trung bị tù chỉ vì thể hiện quan điểm cá nhân, quyền tự do ngôn luận của công dân. Cho nên tôi ủng hộ anh ấy.”

Ân xá Quốc tế tổ chức cuộc đua vinh danh Nguyễn Tiến Trung



Thân phụ Nguyễn Tiến Trung nói những sự ủng hộ và vận động cho Trung như thế này Trung không được biết vì theo quy định trại giam, các buổi thăm nuôi hằng tháng của gia đình chỉ giới hạn trong phạm vi thăm hỏi sức khỏe và tình trạng gia đình mà thôi.

Sau cuộc thăm gặp Trung gần đây nhất hôm 2/11 tại số 4 Phan Đăng Lưu, Sài Gòn, ông Nguyễn Tự Tu cho hay:

“Tuy bị biệt giam, nhưng Trung vận động tập thể dục nhiều nên sức khỏe tốt. Tinh thần vẫn vui vẻ, lạc quan. Chỉ mong sao Trung sớm được trả tự do. Trung cũng có hy vọng trước ngày 2/9 vừa rồi, nhưng thất vọng. Trại giam cũng đề nghị giảm án cho Trung nhưng lên trên người ta không đồng ý. Điều kiện giảm án là Trung cải tạo tốt trong tù, chấp hành nội quy, quy định tốt. Gia đình chúng tôi rất cảm ơn các tổ chức vận động đòi trả tự do cho Trung. Gia đình rất cảm kích.”

Ân xá Quốc tế nói họ hết sức quan ngại trước thực trạng Hà Nội tiếp tục cầm tù các nhà bất đồng chính kiến, hệ thống luật pháp Việt Nam xét xử dựa vào các bản án được chỉ định trước từ cấp trên, và sự tồn tại của các điều luật bao quát về an ninh quốc gia như điều 79 ‘âm mưu lật đổ chính quyền’, những rào cản trấn áp quyền tự do ngôn luận và quyền tự do lập hội của công dân.

Để hỗ trợ các tù nhân lương tâm tại Việt Nam, bà Verdermade nói, một trong những phương cách hiệu quả là gửi thư liên tục cho giới lãnh đạo Việt Nam, dù rằng không bao giờ được hồi đáp, để cho nhà cầm quyền Hà Nội biết  rằng rất nhiều người trên thế giới đang quan tâm đến tình hình nhân quyền Việt Nam:

“Trong quá trình suốt hơn 50 năm nay, Ân xá Quốc tế chúng tôi luôn tin tưởng và cũng nhận thấy rằng phương pháp này có mang lại hiệu quả. Chúng tôi đã chứng minh rằng có tác dụng và hữu ích khi để cho nhà cầm quyền thấy là thế giới biết rõ và đang theo dõi các hành động vi phạm nhân quyền của họ. Hà Nội ít bao giờ hồi đáp thư kêu gọi của quốc tế. Thế nhưng, chúng tôi không cho rằng họ không hồi đáp nghĩa là họ không lưu tâm tới vấn đề. Chúng tôi đoan chắc là họ có chú ý. Cho dù họ không công khai tỏ ra là họ lưu tâm, nhưng họ không thể khước từ những gì đang nghe được từ cộng đồng thế giới.”

Tuy nhiên, Ân xá Quốc tế nói sự vận động nhắm vào chính phủ Hà Nội thôi không đủ, mà cần phải có những áp lực từ các nước có ảnh hưởng quan trọng với Việt Nam như Hoa Kỳ, chẳng hạn.

Bà Vandermade tiếp lời:

“Chúng tôi cũng không ngừng vận động giới lập pháp, hành pháp Mỹ để vấn đề nhân quyền Việt Nam luôn được đặt trong nghị trình làm việc mỗi khi chính phủ Hoa Kỳ thương thảo các vấn đề với Việt Nam. Chúng tôi có những buổi tiếp xúc với Bộ Ngoại giao, làm việc với những viên chức trong Bộ đặc trách về Việt Nam để nêu trực tiếp những vấn đề chúng tôi quan tâm. Theo tôi, quan trọng là cần phải nêu lên các trường hợp cụ thể thay vì chỉ nói suông với Hà Nội rằng Washington quan ngại về nhân quyền ở Việt Nam. Vì vậy, chiến dịch vận động của Ân xá Quốc tế luôn nêu lên các trường hợp cá nhân cụ thể. Khi chúng tôi nhận bảo trợ cho Duy Thức và Tiến Trung chẳng hạn, chúng tôi phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng. Qua hai bản án này, chúng tôi muốn đánh động sự quan tâm của công luận về vấn đề nhân quyền lớn hơn tại Việt Nam.”

Nhóm Hành động của Liên hiệp quốc Chống giam giữ tùy tiện đã kết luận rằng Trần Huỳnh Duy Thức bị giam giữ tùy tiện và yêu cầu Việt Nam phải cải sửa điều này. Bà Vandermade nói Ân xá Quốc tế hân hạnh là một phần trong phong trào lớn hơn trên quốc tế kêu gọi phóng thích Duy Thức và Tiến Trung.

Tháng 3 năm nay, lần đầu tiên một đại diện của Ân xá Quốc tế đến thăm Việt Nam kể từ thập niên 1970. Bà Vandermade cho hay chuyến đi ngắn ngày của ông Frank Jannuzi, Phó giám đốc văn phòng Ân xá Quốc tế tại Hoa Kỳ, tới Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tuy chưa phải là chuyến thăm chính thức và chưa được tiếp xúc với giới chức cấp cao của Hà Nội, nhưng cũng là một tín hiệu lạc quan mở đường cho  các kênh đối thoại nhân quyền giữa Ân xá Quốc tế với chính quyền Việt Nam.

Nguyễn Tiến Trung sinh năm 1983 được mọi người biết đến qua các hoạt động cổ xúy dân chủ, đa đảng tại Việt Nam trong và sau khi anh du học từ Pháp về.

Trung khởi xướng Tập hợp Thanh niên Dân chủ vào năm 2006 với mục đích kêu gọi dân chủ hóa đất nước. Một trong những sinh hoạt nổi bật của Tập hợp này là Chương trình “Marathon Nối Vòng Tay Lớn” thu thập chữ ký gửi tới lãnh đạo các nước tới Việt Nam tham dự APEC 2006 đề nghị thúc đẩy Việt Nam cải thiện dân chủ-nhân quyền.

Khi về nước, Nguyễn Tiến Trung gia nhập đảng Dân Chủ Việt Nam do Giáo sư Hoàng Minh Chính là Tổng Thư Ký. Năm 2009, Nguyễn Tiến Trung bị khởi tố và bị bắt giam cùng với 3 nhà hoạt động Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, và Lê Thăng Long.

__._,_.___

Nếu tôn trọng nhân quyền, đảng cộng sản sẽ tan


 

Nếu tôn trọng nhân quyền, đảng cộng sản sẽ tan


 


 

 

Tiến Hồng (Danlambao) - Ngày 19/09/2013, trong cuộc họp báo nhân chuyến thăm viếng Đan Mạch nhằm nâng quan hệ hai nước lên mức đối tác toàn diện, ông chủ tịch Trương Tấn Sang đã bị các phóng viên cật vấn về vấn đề nhân quyền và han chế tự do báo chí, internet.

 

Trong bài báo (1) nhan đề “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Nhân quyền là vấn đề cả dân tộc chúng tôi đang quan tâm”(vừa đăng trên tờ Thanh niên và đã bị xóa, vì lý do gì thì chúng ta sẽ hiểu ngay), ông Sang đã trả lời như sau:

 

“Điều mà bạn quan tâm cũng là điều mà cả dân tộc chúng tôi đang quan tâm... Một đất nước đã quyết tâm giành độc lập tự do bằng một sự hy sinh rất to lớn như vậy thì không có lý do gì khi giành được độc lập rồi lại không lo lắng về cuộc sống tự do hạnh phúc của nhân dân mình.

Tôi không có ý định ca ngợi thể chế chính trị của chúng tôi cái gì cũng đều tuyệt vời, vẫn còn có nhược điểm. Nhưng mong các bạn cũng quan tâm những chỉ số có thể nói là dấu son lớn trên bản đồ chính trị của thế giới. Chúng tôi có 86 triệu dân, trong đó trên 30 TRIỆU NGƯỜI SỬ DỤNG INTERNET hằng ngày, tỷ lệ đó biến đổi hàng giờ, KHÔNG CÓ BẤT CỨ SỰ NGĂN CẤM NÀO (sic).

 

Ngoài ra Việt Nam có khoảng trên BỐN TRIỆU BLOGGER, RẤT TỰ DO (sic). Do vậy, ở ngoài thì đồn đại rất nhiều nhưng để hiểu Việt Nam nhiều hơn, hiểu về đời sống chính trị của Việt Nam thì xin mời các bạn hãy đến Việt Nam. Mặc dù chúng tôi còn nghèo nhưng cũng có trên dưới 200 KÊNH TRUYỀN HÌNH, 700 TỜ BÁO và không dưới 17.000 PHÓNG VIÊN... ” (sic).

 

Những lời tuyên bố lếu láo, coi thường trình độ của các phóng viên quốc tế là điều mà chúng ta phải quan tâm. Nếu nói thẳng, đúng là mặt ông Sang là “mặt dày”!

 

Ông Sang nói vấn đề nhân quyền đang được cả nước quan tâm thì đúng nhưng đảng cộng sản thì không, nếu không muốn nói là đàn áp. 

 

Lần đầu tiên, ngày 5/5 và sau đó, một số bạn trẻ ở các thành phố Hà Nội, Nha Trang và Sài Gòn đã bị ngăn cản, đánh đập, tịch thu điện thoại, máy hình và các bản “Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền” mà họ mang đi phân phát ở công viên trong buổi “Dã ngoại nhân quyền”

 

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã ký vào bản Tuyên ngôn QTNQ với điều 19 quy định “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt không bị cản trở...”. Thế mà điều 258 bộ luật Hình sự đã đẻ ra “tội lợi dụng các quyền trên xâm phạm lợi ích nhà nước” và cả điều 88 về “tuyên truyền chống phá nhà nước” để có cớ bắt giữ các công dân yêu nước phát biểu những ý kiến chống đối những việc làm sai trái của đảng cộng sản. Hiện nay, Tuyên bố 258 đã đượcMạng lưới Blogger Việt Nam đến trao tận tay cho cơ quan Cao ủy LHQ về nhân quyền, một số Tòa đại sứ và rất nhiều tổ chức quốc tế về nhân quyền. Bản Tuyên bố kiên quyết đòi cộng sản Việt Nam phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng nhân quyền LHQ. 

 

Ngày 20/9/2013, hàng trăm người đã đưa lên mạng xã hội một bản “Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị” (2) đòi chế độ độc tài đảng trị trả lại quyền tự do phát biểu, hội họp... cũng như bãi bỏ điều 4 Hiến pháp, thực hiện đa nguyên đa đa đảng (Kiến nghị 72 đã nhận được hàng ngàn chữ ký ủng hộ).

 

Ông Sang nói “không có bất cứ sự ngăn cấm nào đối với việc sử dụng internet” trong khi công an mạng đã sử dụng nhiều thủ đoạn như “bức tường lửa” để ngăn chặn hàng trăm trang mạng mà nhà cầm quyền lo ngại. Theo phúc trình của Freedom in the world 2013, Việt Nam nằm trong 47 quốc gia không có tự do chính trị, dân sự.
 
Việt Nam bị xem là nước không có tự do trong tất cả các bảng xếp hạng 2012 của tổ chức này bao gồm “Tự do Trên thế giới”, “Tự do Báo chí ”, và “Tự do trên mạng Internet ”. Ông Sang chắc là phải biết các thành tích này, sao dám nói với các phóng viên như vậy mà không biết ngượng!

 

Còn nói gì đến các blogger đang bị đánh tơi bời. Hết bắt bớ tra khảo hàng trăm blogger trong đó có những blogger nổi tiếng như Điếu Cày, Phương Uyên, Trương Duy Nhất... khiến đưa đến Bản Tuyên bố 258, ông thủ tướng Dũng còn đưa ra độc chưởng là Nghị định 72 có hiệu lực từ 1/9/2013 để hạn chế quyền chia xẻ thông tin của các blogger. Quy định này không nước nào áp dụng, khiến Mỹ và nhiều quốc gia khác phải lên tiếng phản đối. Ông Sang đang sống ở đâu mà không biết nghị định 72!

 

Còn nói về phương tiện truyền thông, Việt Nam “tuy còn nghèo” mà lại có đến 200 kênh truyền hình, 700 tờ báo và 17.000 phóng viên. Vâng, nhiều lắm, nhiều trên cả bình thường với một nước “nghèo”, nhưng các phương tiện truyền thông đều là của “nhà nước” và người phục vụ là công nhân viên, tất cả dưới sự chỉ đạo sít sao của Bộ thông tin và ban tuyên huấn chứ đâu có cái nào của tư nhân và là tư nhân để thực thi quyền tự do phát biểu. 

 

Mới đây, “sự kiện Lê Hiếu Đằng”, 45 tuổi đảng, với bài viết “Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh” (12/8) đăng trên Bauxite Việt Nam, kêu gọi các đảng viên bỏ đảng để tham gia một tổ chức mới đã là một đòn chí tử đánh vào thành lũy của đảng cộng sản Việt Nam.
 
Điều mà giới lãnh đạo cộng sản đau nhất là việc “tính sổ” với đảng cùng những nhận định như: lý tưởng của đẳng đã bị phản bội, “Thật sự là Miền Nam đã giải phóng Miền Bắc trên tất cả các lĩnh vực nhất là kinh tế, văn hóa, tư tưởng...”, “Tôi không biết với chế độ gọi là “ưu việt” hiện nay có người tù nào đã được cho ra khỏi nhà tù để đi thi như chúng tôi hay không? ” Ông đã biện luận rõ ràng tại sao phải bỏ điều 4 hiến pháp 1999 và thực hiện đa nguyên đa đảng.
 
Tất nhiên, với những điều đã trình bày của ông Đằng, ông biết rõ sẽ có “cơn lên đồng tập thể” của các báo đài của đảng để mạ lỵ, bôi xấu. Điều mà ông Đằng yêu cầu là phải đăng tải bài viết của ông để độc giả có thể tự do phê phán, đối chiếu. Nhưng ở Việt Nam hiện nay không có tự do báo chí. Chấm hết.

 

Hiện nay, đảng cộng sản Việt Nam đang ở giai đoạn thoái trào như đảng cộng sản Liên Xô vào những năm 1989,1990 mà “hiện tượng Lê Hiếu Đằng” và một dấu hiệu mở đầu cho sự tan rã. Nếu không ai có thể ngờ được sự tan rã của khối Sô viết thì bài học đó đang sắp ứng với trường hợp cộng sản Việt Nam hiện nay.
 
Mặt khác, nếu người dân có chút nhân quyền và được tự do báo chí, đảng cộng sản sẽ không thể tiếp tục dối gạt người dân, những sự thật của tình hình áp bức trong nước và nhiều sự thật lịch sử sẽ được phơi bày và đảng sẽ tan dù lực lượng công an đông đảo.

 

Cái gì phải tới nó sẽ tới.

 

Rennes 23/9/2013

 

 




 

Trực tiếp: Hàng trăm người dân Phường Phúc Đồng biểu tình bao vây UBND


 

http://www.rfavietnam.com/node/1847


Trực tiếp: Hàng trăm người dân Phường Phúc Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội tiếp tục biểu tình bao vây UBND xã đòi điều tra tội ác.



Ngày hôm qua, 13/11/2013, hàng trăm người dân đã bao vây UBND Phường Phúc Đồng để đòi cơ quan công quyền phải điều tra tội ác do một nhóm côn đồ thực hiện khi bà con đang tiến hành tang lễ tại nghĩa trang của họ. Theo thông tin cho biết, nghĩa trang này đang thuộc diện sẽ phải  "thu hồi" cho dự án của Wincom.

Trong khi bà con đang tiến hành lễ tang, một nhóm người đã ngang nhiên đánh đập người dân làm hành loạt người bị thương. Đặc biệt là tội ác được thực hiện công khai giữa ban ngày, có những người thuộc cơ quan công quyền chứng kiến nhưng tội ác vẫn diễn ra. Trước những bức xúc đó, chiều qua, hàng trăm người dân đã taoạ trung bao vây UBND Phường nhưng vẫn không được trả lời thỏa đáng theo chức năng của cơ quan công quyền.

Quá bức xúc trước những hành động lộng hành coi thường pháp luật, xâm phạm tính mạng sức khỏe người dân, chiều nay khoảng 500 người dân đã tiếp tục bao vây UBND Phường Phúc Đồng.

Một số hình ảnh chiều nay tại UBND Phường Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội.

Lúc 15h30:
















 









16h:


Lộng giả thành chân


 

 

 

 

Lng gi thành chân


Tue, 11/12/2013 - 15:49 — VietTuSaiGon Tôi nh, thi bao cp, chuyn nhn mt lít du la tem phiếu cho đúng đnh lượng là mt chuyn hết sc khó khăn.

Hu như khi nhn v 1 lít du, nếu người nhn đ s du y vào chiếc can 1 lít ca thi trước năm 1975 thì nó ch còn chng 80% đến 85% can. Nhiu người thc mc, mang can chun lên đ so sánh thì b bà lương thc qu mng, nói rng đó là can không chun, can đu, ch có can ca hp tác xã, can ca nhà nước (XHCN) mi chun.

Dn dn, người ta quên dn cái chun cũ, da theo chun nhà nước. Khái nim đo lường (quc tế) cũng dn dà không có ý nghĩa gì… Cái đó gi là lng gi thành chân. Và câu chuyn ca ông Nguyn Thanh Chn b oan, báo chí đưa tin sut my ngày gn đây khiến tôi thy lo cho ông, biết đâu, mt trò lng gi thành chân khác s xut hin?!

Hin ti, hu như nhng điu tra viên v v ông Chn, hoc là được thông báo đã chết, hoc là thuyên chuyn sang mt đa bàn khác làm vic, và có mt chi tiết đáng s nht là mt ông sếp ngành công an tuyên b thng vi báo chí (trong nước) rng ông không bênh cho nhân viên ca ông thì bênh cho ai.
 
Điu này được nói ra khi báo chí đt câu hi có liên quan đến vn đ chm tr đưa ti ca các nhân viên thuc cp ông ta trong v ông Chn ra ánh sáng.
Đến đây thì đã rõ!

Hơn na, khi mi chi tiết được bch hóa, trình t điu tra v án ông Chn (cũng do các báo trong nước đăng) đc đi đc li nó ch cho thy rng k đưa tin đã c tình chng minh các điu tra viên đã làm đúng th tc, trình t điu tra và nếu có sai là do sơ xut nào đó mà h chưa tìm ra nguyên nhân. Và nhng chi tiết trên đó đu cho thy rng ông Chn là k phm ti.

Như vy, khi mt k th ba xut hin, đu thú, nhn mi ti li v mình, đương nhiên là tòa án, vin kim sát bt buc phi tr t do và xin li, đn bù thit hi cho ông Chn. Nhưng! Phi cn thn, đng đ s vic rơi vào ch nguy him. Vì sau v ông Chn, hàng lot án oan sai khác được phanh phui, vch trn và kêu gi tr t do, xét x li cho người b oan. Tt c nhng trường hp này đu nm trong hiu ng domino ca trường hp ông Chn.
Và điu này bt li cho nhà nước CSVN, vô hình trung làm h b mt t nhiu khía cnh.
 
Mt mt phơi ra cho thế gii thy b mt tht ca ngành an ninh CSVN, mt khác, nó tăng thêm nghi vn và li buc ti ca các nhà đu tranh nhân quyn Vit Nam cũng như các t chc bo v nhân quyn quc tế.

Rt có th, v án oan ca ông Chn tr thành đim khi đu ca mt cuc đu tranh mi Vit Nam và là tiêu đ nóng đ các nhà bình lun quc tế xếp Vit Nam vào tình trng báo đng đ v nhân quyn. Ch by nhiêu thôi, mi tham vng ca nhà nước CS trên chính trường quc tế có th b tiêu tan.

Và không chng, s v này li đy nhà nước CS vào mt th đon mi: Bng mi giá phi ghép ti ông Chn tr li! Điu này rt có th xãy ra, vì ba lý do căn bn: Đe nt các tù nhân án oan sai đang có ý đnh kêu oan; Làm gim nhit trong nhân dân; Cng c ch đng vn được xây dng trên nn tng nói láo ca nhà nước.
Cũng xin nói thêm rng s người chết trong tay điu tra viên công an Vit Nam không phi là ít, t l đánh đp, ép cung trong quá trình điu tra hoàn toàn không thp chút nào, và nhng người b chết trong tay công an, sau đó được phù phép thành nhng hành vi t t, điên lon dn đến chết, coi như hết, chng kin tng gì được ai!

Bây gi, trong tình hình my ngày gn đây, tiếng kêu oan dy lên khp nơi, ông Chn được th thì hàng ngàn người hy vng mình cũng được th. Và nếu như hàng ngàn người được th vì oan sai, ngành điu tra công an Vit Nam ch còn nước trn khi mt đt.
 
Như vy hoàn toàn bt li cho nhà nước. Và mt khi mi nơi, mi ngóc ngách đu có dân kêu oan, đó s là bước tích nhit cc mnh cho mi s bùng n phía sau.

Rt có th, đó cũng là nguy cơ nhà nước b vch trn mi ti li và th ti li y được lan truyn rt nhanh trong nhân dân, mi tuyên truyn nhà nước trước đó hoàn toàn b sp đ. Không có th nguy cơ nào ln hơn nguy cơ này.

Chính vì thế, bây gi, trong tình hình hin ti, s có mt la chn ngm ngm trong ngành an ninh và tòa án CSVN: hoc là chp nhn thí ông Chn (và thí Lý Nguyn Chung), hoc là đ b, thí hàng ngàn điu tra viên cũng như uy tín (o) xây dng được my chc năm nay.

La chn như thế nào, chc ai cũng nhìn thy. Nhưng hành đng như thế nào thì khó mà d đoán. Th đt ra vài gi đnh: Chng minh qui trình điu tra là đúng, bt ông Chn tr li và minh oan cho các nhân viên điu tra; Chng minh k va đu thú b bnh tâm thn, không làm ch được hành đng.

Hai gi đnh này tuy hai mà mt, có trình t trước – sau hn hoi. Vic đu tiên là phi hp thc hóa h sơ, chng minh quá trình điu tra là đúng và công b nó trên phương tin truyn thông (hình như h đang làm như thế!), sau đó, đy Lý Nguyn Chung vào bnh vin tâm thn, cho bit giam đó, và đưa ra nhng chng c đ cho thy k phm ti hoàn toàn vng mt lúc xãy ra v án.

Ch cn hai thao tác này, tình thế thay đi hoàn toàn. Đương nhiên, vi lương tri con người, không ai làm thế. Nhưng vi tham vng bá quyn trên nn tng nói láo và vi mt h thng chính tr không có lương tri, mi chuyn đu có th xãy ra, min sao có li cho nhà cm quyn. Lng gi thành chân, ông Chn nên cn thn!

Đương nhiên, nói thế, vô hình trung người viết đng lõa vi cái ác, đi hù da mt người va được minh oan. Nhưng không, đây là gi đnh mà ông Chn cn phi nhìn thy và bình tĩnh vượt qua mi cm by, nhng người làm vic bo v công lý cn phi đng hành vi ông Chn, cũng như nhiu người oan sai khác cũng nên đ phòng!
 
Đó là bài viết này chưa mun đưa ra tiếp mt gi đnh khác: Liu Lý Nguyn Chung – thanh niên đu thú – có thc s giết người hay đng sau s đu thú này còn mt bc màn khác?

 

 

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link