Nghe
Xem
Tin tức / Việt Nam
VN cần chứng minh bằng
hành động sau khi ký Công ước LHQ Chống Tra tấn
Lien Khuc - Toi Muon
Tin liên hệ
- Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA
hoặc Facebook nếu bị chặn
- Ai chịu trách nhiệm pháp lý về 10 năm tù oan của ông Nguyễn Thanh
Chấn?
- Nhà nghiên cứu Mỹ: Việt Nam cấm chia sẻ tin trên
mạng là 'điên rồ'
- Ân xá Quốc Tế: Hàng chục nhân vật bất đồng vẫn bị giam
cầm vì đã lên tiếng
- 'Truyền thông xã hội là sức mạnh của dân chống
lại đàn áp'
- Quốc tế phản ứng về việc Việt Nam vào Hội đồng
Nhân quyền LHQ
Hình ảnh/Video
Video
Truyền hình vệ tinh VOA Asia 9/11/2013
Video
Truyền hình vệ tinh VOA Asia 12/11/2013
Video
Truyền hình vệ tinh VOA Asia 14/11/2013
CỠ CHỮ
15.11.2013
Chúng tôi dĩ nhiên rất quan ngại về nạn tra tấn nhục hình
tại Việt Nam. Có những báo cáo rất đáng tin cậy cho thấy thật sự có các vấn đề
hết sức nghiêm trọng ở Việt Nam được tiếp tay bởi nạn công an bắt bớ tùy tiện,
người bị bắt không được tiếp cận đầy đủ với luật sư.
Gerald Staberock
Việt Nam ngày 7/11 ký Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn, hình
phạt hoặc đối xử tàn ác, hạ nhục nhân cách (gọi tắt là UNCAT).
Trong số những điều bôi đen thành tích nhân quyền của Việt Nam lâu nay không thể không kể đến nạn công an gây chết người và tình trạng tra tấn, nhục hình, bức cung. Một ví dụ điển hình gần nhất là vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, người vừa được tuyên bố vô tội sau 10 năm ngồi tù, tố cáo bị tra tấn ép cung dẫn tới bản án chung thân về tội danh ‘giết người’ oan trái.
Đại sứ Thường trực của Việt Nam tại Liên hiệp quốc Lê Hoài Trung nói qua việc trở thành thành viên mới nhất của Công ước, Việt Nam tái khẳng định ‘cam kết bất di bất dịch’ ngăn chặn bất cứ hành động tàn ác hay đối xử vô nhân đạo và bảo vệ tốt hơn nhân quyền căn bản.
Trong cuộc phỏng vấn với VOA Việt Ngữ, Tổng Thư ký Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn OMCT, ông Gerald Staberock, nói cộng đồng quốc tế cần Hà Nội cần chứng tỏ trách nhiệm và thiện chí bảo vệ nhân quyền bằng hành động cụ thể hơn là những lời tuyên bố khoa trương.
Trong số những điều bôi đen thành tích nhân quyền của Việt Nam lâu nay không thể không kể đến nạn công an gây chết người và tình trạng tra tấn, nhục hình, bức cung. Một ví dụ điển hình gần nhất là vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, người vừa được tuyên bố vô tội sau 10 năm ngồi tù, tố cáo bị tra tấn ép cung dẫn tới bản án chung thân về tội danh ‘giết người’ oan trái.
Đại sứ Thường trực của Việt Nam tại Liên hiệp quốc Lê Hoài Trung nói qua việc trở thành thành viên mới nhất của Công ước, Việt Nam tái khẳng định ‘cam kết bất di bất dịch’ ngăn chặn bất cứ hành động tàn ác hay đối xử vô nhân đạo và bảo vệ tốt hơn nhân quyền căn bản.
Trong cuộc phỏng vấn với VOA Việt Ngữ, Tổng Thư ký Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn OMCT, ông Gerald Staberock, nói cộng đồng quốc tế cần Hà Nội cần chứng tỏ trách nhiệm và thiện chí bảo vệ nhân quyền bằng hành động cụ thể hơn là những lời tuyên bố khoa trương.
Bấm vào nghe cuộc
phỏng vấn về Việt Nam ký công ước LHQ chống tra tấn
- Danh mục
- Tải
Ông Gerald Staberock: Bất cứ nước nào phê chuẩn Công ước Liên hiệp
quốc Chống tra tấn, vốn là văn kiện của toàn cầu ngăn chặn tra tấn, đều đáng
được hoan nghênh vì đó là một tín hiệu hứa hẹn. Tuy nhiên, điều đáng nói là sau
khi phê chuẩn họ phải thực thi những điều ký kết, phải có những sự thay đổi
thật sự.
VOA: Làm thế nào để đảm bảo rằng những nước phê chuẩn Công ước áp dụng những điều ký kết vào thực tế, thưa ông?
Ông Gerald Staberock: Trước tiên, đây là một Công ước pháp lý của Liên hiệp quốc chứ không phải là một bản tuyên bố về ý nguyện hay dự định. Công ước chỉ ra các phương pháp phải tiến hành để thực thi vào thực tế bảo vệ người dân tránh tình trạng bị tra tấn. Cho nên, ký Công ước là một nghĩa vụ pháp lý chứ không phải là một cam kết chính trị và nó có cơ cấu cưỡng hành. Công ước mang tính ràng buộc pháp lý. Phê chuẩn Công ước, Việt Nam có nghĩa vụ pháp lý với quốc tế phải hình sự hóa tội tra tấn theo đúng định nghĩa trong Công ước, cần lập ra một hệ thống hữu hiệu chống tra tấn chẳng hạn như cho phép bị can được tiếp cận với luật sư ngay sau khi họ bị bắt, rà soát lại hệ thống giam giữ, và phải có luật bồi thường cho các nạn nhân bị tra tấn. Tóm lại, Công ước Chống Tra tấn cung cấp khung pháp lý rất chặt chẽ nhưng điều quan trọng là nước phê chuẩn phải áp dụng vào thực tiễn.
VOA: Nếu những điều được ký kết không được thực thi trong thực tế, có biện pháp chế tài nào đối với các nước phê chuẩn Công ước nói mà không làm không?
VOA: Làm thế nào để đảm bảo rằng những nước phê chuẩn Công ước áp dụng những điều ký kết vào thực tế, thưa ông?
Ông Gerald Staberock: Trước tiên, đây là một Công ước pháp lý của Liên hiệp quốc chứ không phải là một bản tuyên bố về ý nguyện hay dự định. Công ước chỉ ra các phương pháp phải tiến hành để thực thi vào thực tế bảo vệ người dân tránh tình trạng bị tra tấn. Cho nên, ký Công ước là một nghĩa vụ pháp lý chứ không phải là một cam kết chính trị và nó có cơ cấu cưỡng hành. Công ước mang tính ràng buộc pháp lý. Phê chuẩn Công ước, Việt Nam có nghĩa vụ pháp lý với quốc tế phải hình sự hóa tội tra tấn theo đúng định nghĩa trong Công ước, cần lập ra một hệ thống hữu hiệu chống tra tấn chẳng hạn như cho phép bị can được tiếp cận với luật sư ngay sau khi họ bị bắt, rà soát lại hệ thống giam giữ, và phải có luật bồi thường cho các nạn nhân bị tra tấn. Tóm lại, Công ước Chống Tra tấn cung cấp khung pháp lý rất chặt chẽ nhưng điều quan trọng là nước phê chuẩn phải áp dụng vào thực tiễn.
VOA: Nếu những điều được ký kết không được thực thi trong thực tế, có biện pháp chế tài nào đối với các nước phê chuẩn Công ước nói mà không làm không?
Đây là một Công ước pháp lý của Liên hiệp quốc chứ không
phải là một bản tuyên bố về ý nguyện hay dự định. Công ước chỉ ra các phương
pháp phải tiến hành để thực thi vào thực tế bảo vệ người dân tránh tình trạng
bị tra tấn. Cho nên, ký Công ước là một nghĩa vụ pháp lý chứ không phải là một
cam kết chính trị và nó có cơ cấu cưỡng hành. Công ước mang tính ràng buộc pháp
lý.
Gerald Staberock
Ông Gerald Staberock: Trước tiên, tôi nghĩ các nước phê chuẩn Công ước
có một nghĩa vụ như cung cấp các báo cáo thường xuyên cho Ủy ban của Liên hiệp
quốc Chống Tra Tấn, cơ quan độc lập gồm các chuyên gia trong lĩnh vực chống tra
tấn, về những biện pháp áp dụng để tuân thủ Công ước. Trong vòng 3-4 năm sau
khi phê chuẩn Công ước, Việt Nam có nghĩa vụ phải đưa ra các báo cáo này. Tuy
nhiên, trước nay chúng ta thấy rằng với các hiệp ước quốc tế khác mà Việt Nam
từng phê chuẩn, họ rất trì trệ trong việc này. Dù không có lực lượng thanh sát
quốc tế tới tận nơi kiểm tra và ngăn chặn tra tấn, nhưng có cơ chế thực thi mà
Việt Nam phải tuân thủ.
VOA: OMCT đánh giá tình trạng tra tấn và chống tra tấn tại Việt Nam như thế nào?
Ông Gerald Staberock: Chúng tôi dĩ nhiên rất quan ngại về nạn tra tấn nhục hình tại Việt Nam. Có những báo cáo rất đáng tin cậy cho thấy thật sự có các vấn đề hết sức nghiêm trọng ở Việt Nam được tiếp tay bởi nạn công an bắt bớ tùy tiện, người bị bắt không được tiếp cận đầy đủ với luật sư. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền khác cũng đã nêu lên các quan ngại trầm trọng về nạn bắt bớ, ngược đãi những người bị giam giữ kể cả những người bị đưa vào các trung tâm cai nghiện ma túy hay phục hồi nhân phẩm..v.v..Đáng quan ngại là nạn tra tấn ở Việt Nam thường được bưng kín và rất khó đưa ra ánh sáng. Quan ngại của chúng tôi đối với tình trạng tra tấn ở Việt Nam là nếu không có một xã hội dân sự độc lập có thể vào những nơi giam giữ để theo dõi, lập hồ sơ báo cáo thì chúng ta không bao giờ biết hết được bức tranh toàn cảnh thật sự như thế nào.
VOA: Việt Nam lâu nay bị chỉ trích rằng tham gia nhiều Công ước quốc tế nhưng thực thi thì yếu kém. Làm thế nào thúc đẩy hữu hiệu để Việt Nam tuân thủ những điều ký kết với quốc tế ngoài những lời tố cáo hay kêu gọi?
Ông Gerald Staberock: Điều đáng nói ở đây là chúng ta cần một sự cam kết thực sự từ chính phủ Hà Nội, cho phép giới bảo vệ nhân quyền được hoạt động và có biện pháp cụ thể bài trừ tra tấn. Lúc đó mới có thể thấy được một sự thay đổi thật sự chứ không phải chỉ là những lời hoa mỹ khi ký kết Công ước. Việc mà Việt Nam cần làm để chứng tỏ thiện chí và nhiệt tâm chống tra tấn là cho phép các báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc trong lĩnh vực chống tra tấn đến Việt Nam quan sát. Các chuyên gia độc lập này trước nay từng yêu cầu được đến mục kích sở thị tại Việt Nam để giúp đưa ra các đánh giá xem cần phải có những thay đổi thế nào, nhưng yêu cầu của họ chưa được Hà Nội đáp ứng. Những gì chúng ta được biết đáng báo động, nhưng những gì chúng ta chưa được biết hết có lẽ còn đáng báo động hơn. Để chống tra tấn, chúng ta cần có một hệ thống giam giữ minh bạch nhưng Việt Nam thì gần như không hề minh bạch trong lĩnh vực này. Các nước giữ kín những chuyện này cho thấy họ có gì đó để che giấu. Chúng tôi kêu gọi một cách đáp ứng khác tích cực từ chính phủ Việt Nam đối với các vấn đề nhân quyền đáng báo động bị quốc tế lưu ý, trong đó có tình trạng tra tấn và bạc đãi tù nhân.
VOA: Xin chân thành cảm ơn Tổng Thư ký Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn, ông Gerald Staberock, đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
VOA: OMCT đánh giá tình trạng tra tấn và chống tra tấn tại Việt Nam như thế nào?
Ông Gerald Staberock: Chúng tôi dĩ nhiên rất quan ngại về nạn tra tấn nhục hình tại Việt Nam. Có những báo cáo rất đáng tin cậy cho thấy thật sự có các vấn đề hết sức nghiêm trọng ở Việt Nam được tiếp tay bởi nạn công an bắt bớ tùy tiện, người bị bắt không được tiếp cận đầy đủ với luật sư. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền khác cũng đã nêu lên các quan ngại trầm trọng về nạn bắt bớ, ngược đãi những người bị giam giữ kể cả những người bị đưa vào các trung tâm cai nghiện ma túy hay phục hồi nhân phẩm..v.v..Đáng quan ngại là nạn tra tấn ở Việt Nam thường được bưng kín và rất khó đưa ra ánh sáng. Quan ngại của chúng tôi đối với tình trạng tra tấn ở Việt Nam là nếu không có một xã hội dân sự độc lập có thể vào những nơi giam giữ để theo dõi, lập hồ sơ báo cáo thì chúng ta không bao giờ biết hết được bức tranh toàn cảnh thật sự như thế nào.
VOA: Việt Nam lâu nay bị chỉ trích rằng tham gia nhiều Công ước quốc tế nhưng thực thi thì yếu kém. Làm thế nào thúc đẩy hữu hiệu để Việt Nam tuân thủ những điều ký kết với quốc tế ngoài những lời tố cáo hay kêu gọi?
Ông Gerald Staberock: Điều đáng nói ở đây là chúng ta cần một sự cam kết thực sự từ chính phủ Hà Nội, cho phép giới bảo vệ nhân quyền được hoạt động và có biện pháp cụ thể bài trừ tra tấn. Lúc đó mới có thể thấy được một sự thay đổi thật sự chứ không phải chỉ là những lời hoa mỹ khi ký kết Công ước. Việc mà Việt Nam cần làm để chứng tỏ thiện chí và nhiệt tâm chống tra tấn là cho phép các báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc trong lĩnh vực chống tra tấn đến Việt Nam quan sát. Các chuyên gia độc lập này trước nay từng yêu cầu được đến mục kích sở thị tại Việt Nam để giúp đưa ra các đánh giá xem cần phải có những thay đổi thế nào, nhưng yêu cầu của họ chưa được Hà Nội đáp ứng. Những gì chúng ta được biết đáng báo động, nhưng những gì chúng ta chưa được biết hết có lẽ còn đáng báo động hơn. Để chống tra tấn, chúng ta cần có một hệ thống giam giữ minh bạch nhưng Việt Nam thì gần như không hề minh bạch trong lĩnh vực này. Các nước giữ kín những chuyện này cho thấy họ có gì đó để che giấu. Chúng tôi kêu gọi một cách đáp ứng khác tích cực từ chính phủ Việt Nam đối với các vấn đề nhân quyền đáng báo động bị quốc tế lưu ý, trong đó có tình trạng tra tấn và bạc đãi tù nhân.
VOA: Xin chân thành cảm ơn Tổng Thư ký Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn, ông Gerald Staberock, đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment