Thursday, November 14, 2013

Hy vọng gì khi VN là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ


 

Hy vọng gì khi VN là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ


Hòa Ái, phóng viên RFA
2013-11-13

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


11132013-nhanquyen-ha.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh

000_Hkg8933727-305.jpg

Một nhóm các tù nhân tại trại giam Hoàng Tiến ở Hải Dương hôm 30/8/2013, ảnh minh họa.

AFP photo

 

Sau thời gian tự ứng cử và thực hiện chiến dịch vận động tranh cử trên trường quốc tế để trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, VN đạt được kết quả như mong muốn vào hôm thứ Ba, 12/11/13.

Câu hỏi đặt ra là Đại hội đồng LHQ dựa vào những tiêu chuẩn nào để bầu chọn VN vào danh sách 14 thành viên mới cho nhiệm kỳ 3 trong khi những tổ chức đánh giá nhân quyền độc lập như Human Rights Watch (Theo dõi Nhân Quyền), Amnesty International (Ân xá Quốc Tế), RSF (Tổ chức Phóng viên Không biên giới)…liên tục tỏ ý quan ngại về tình hình vi phạm nhân quyền tại VN.

Phó Tổng Biên tập Báo SGGP, ông Kha Lương Ngãi, cho đài ACTD biết quan điểm của mình khi đón nhận tin VN vừa chính thức trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ:

Có lẽ người ta bầu vào không dựa theo tiêu chuẩn nào cả mà người ta bầu có ngụ ý là cho vào để buộc VN phải hòa nhập với thế giới văn minh tiến bộ. VN phải công nhận quyền tự do dân chủ của người dân.
- Ông Kha Lương Ngãi

Có lẽ người ta bầu vào không dựa theo tiêu chuẩn nào cả mà người ta bầu có ngụ ý là cho vào để buộc VN phải hòa nhập với thế giới văn minh tiến bộ. VN phải công nhận quyền tự do dân chủ của người dân”.

Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, cũng hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, nhà báo Lý Kiến Trúc cho rằng phong trào đòi hỏi nhân quyền và dân quyền ở VN đang dâng lên rất cao và xu thế tất yếu của cộng đồng ở nước ngoài đòi hỏi cho người dân trong nước là yếu tố quan trọng buộc chính quyền Hà Nội không có lựa chọn nào khác hơn phải chấp nhận chiều hướng tự do dân chủ cho VN. Tuy nhiên, sự kiện VN trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ không hẳn chỉ mang lại sự lạc quan. Nhà báo Lý Kiến Trúc nói:

“Đối với chúng tôi làm truyền thông nhận thấy điều đó có 1 phần lạc quan nhưng cũng có 1 phần rất bi quan. Lạc quan là chúng ta nhận thấy nhờ sự tranh đấu của người Việt hải ngoại và kể cả trong nước thì yếu tố nhân quyền bây giờ thì người Cộng Sản ở VN bắt buộc phải chấp nhận. Còn bi quan là khi họ đã vào chân trong LHQ, họ có thể lớn giọng và cao giọng nói rằng ‘Đây LHQ công nhận chúng tôi là nước có nhân quyền và dân quyền’. Bi quan này sẽ vẽ cho chúng ta thấy con đường sắp tới sẽ rất khó khăn trong công cuộc tranh đấu đòi hỏi thêm nữa về nhân quyền và dân quyền cho người dân VN của chúng ta”.

Lạc quan, vì sao?


nld.com-250.jpg

Đại diện các nước chúc mừng Việt Nam trúng cử với số phiếu bầu cao nhất. Photo courtesy of nld.com.vn

Tại Pháp, ông Nguyễn Gia Kiểng, một trong những người thành lập “Tập hợp Dân chủ Đa nguyên” lên tiếng Hội đồng nhân quyền LHQ không đặt nặng vấn đề chọn lựa thành viên, thì đây chỉ là 1 tổ chức tương đối mờ nhạt và còn kém hiệu lực so với cả các tổ chức nhân quyền độc lập, nhưng có thể hy vọng rằng VN một khi trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ sẽ bị chất vấn và sẽ bị đặt trước vấn đề nhân quyền 1 cách tích cực hơn. Ông Nguyễn Gia Kiểng lý luận:

“Tình hình đang thay đổi. Nghĩa là thế giới đang chứng kiến 1 trào lưu dân chủ mới, 1 làn sóng dân chủ mới. Các quốc gia dân chủ trên thế giới tỏ ra tích cực hơn về mặt nhân quyền. Ví dụ như chính quyền Mỹ mới đây cũng đã cảnh giác Hà Nội phải cải tiến 1 cách nhanh chóng về điều kiện nhân quyền. Có lẽ trong tâm lý mới, trong bối cảnh thế giới mới, mọi quốc gia nhưng trước hết là những thành viên của Hội đồng Nhân quyền phải chịu những áp lực lớn hơn”.

Hơn ai hết, những người dấn thân cho tự do dân chủ ở VN, những người đang cất lên tiếng nói yêu cầu Nhà nước phải tôn trọng các quyền cơ bản của con người mà trong đó bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp…đang gặp phải sự bắt bớ, sự đối xử hà khắc vì bị cho là vi pham pháp luật về tội tuyên truyền, kích động, lôi kéo người dân chống phá Nhà nước nói gì khi VN trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ. Anh Nguyễn Lân Thắng, người hoạt động tích cực cho tự do dân chủ trong nước chia sẻ:

Tôi phải nói là hết sức vui mừng khi VN trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền...Rất hy vọng chính quyền hiểu biết và sẽ hành xử xứng đáng với vị trí đã giành được trong kỳ bầu cử vừa qua.
- Anh Nguyễn Lân Thắng

Tôi phải nói là hết sức vui mừng khi VN trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền. Việc này nghe thực ra có vẻ sốc nhưng thực ra rất là vui cho những người hoạt động về nhân quyền, về tự do dân chủ. Bởi vì khi VN đặt ở vị thế Hội đồng Nhân quyền LHQ thì mọi hành xử của chính quyền sẽ được cộng đồng quốc tế cũng như các cơ quan thông tin ngôn luận sẽ chăm chú theo dõi rất kỹ. Điều đó sẽ đặt VN vào cái thế phải hành động đúng đối với các tiêu chuẩn nhân quyền mà không thể tự ý biện minh cho những việc xảy ra do các đặc thù ở VN. Tôi nghĩ VN quan trọng nhất bây giờ là phải đạt được sự tiến bộ, sự hiểu biết chung về vấn đề nhân quyền theo những giáo trình phổ quát của nhân loại. Rất hy vọng chính quyền hiểu biết và sẽ hành xử xứng đáng với vị trí đã giành được trong kỳ bầu cử vừa qua”.

Có phải những người đã và đang là nạn nhân của tình trạng vi phạm nhân quyền ngay nơi quê nhà sẽ tin tưởng vào 1 viễn ảnh lạc quan hơn qua những lời chia sẻ vừa rồi? Có phải người dân trong nước có đủ niềm tin về 1 ngày mai cuộc sống của họ được tốt đẹp hơn khi VN trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ. Đa số những người mà đài RFA tiếp xúc đều bày tỏ 1 niềm lạc quan trong hy vọng vì theo họ thể diện của 1 quốc gia không chỉ đơn thuần là những lời tuyên bố suông.

 

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ


Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-11-12

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


111213-unhcr-final-vh.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh

000_Was7417813-305.jpg

Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ

AFP photo

 

Sáng ngày 12/11, Đại hội đồng LHQ bỏ phiếu bầu bổ sung một số thành viên cho hội đồng nhân quyền LHQ, Việt Nam đã trúng cử với số phiếu 184/192.  Tuy nhiên, những ý kiến trái chiều của dư luận trong nước và quốc tế trên đường Việt Nam trở thành thành viên mới nhất vẫn là những đề tài nóng.

Sáng ngày 12/11, Đại hội đồng LHQ vừa bầu ra 14 thành viên mới vào Hội đồng Nhân quyền, đây là cơ quan theo dõi và kiểm soát tình trạng lạm dụng nhân quyền bằng cách ra các nghị quyết trong những trường hợp cần thiết. Việt Nam đã trúng cử với số phiếu cao nhất so với 13 nước còn lại, đạt 184/192 phiếu thuận.

Hội đồng nhân quyền LHQ được thành lập năm 2006 với vai trò là cơ quan quốc tế tối cao về quyền con người, chịu trách nhiệm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền con người trên khắp toàn cầu, hợp tác chặt chẽ và khuyến khích các quốc gia cải thiện nhân quyền.

Việt Nam cần phải đảm bảo rằng Việt Nam hoàn toàn tôn trọng quyền tự do ngôn luận. Vì vậy, giờ là lúc đòi hỏi Việt Nam cần phải tuyệt đối tôn trọng những nghĩa vụ về nhân quyền quốc tế.
- Bà Isabelle Arradon

Tiền thân của Hội đồng này là Ủy ban nhân quyền LHQ với mục tiêu là thúc đẩy và khuyến khích sự tôn rọng các quyền của con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo.”

Việt Nam đã tự ứng cử cả thành viên Hội đồng Nhân quyền cho nhiệm kỳ 3 năm 2014 – 2016. Ngay từ những ngày đầu tiên, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao thực hiện chiến dịch vận động tranh cử trên diện rộng cả trong nước và nước ngoài, cũng như luôn chủ trương khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội.

Gần đây nhất, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ ngoại giao VN ngày 7/11, người phát ngôn Lương Thanh Nghị khẳng định “Việt Nam tin tưởng vào khả năng của mình đảm đương vai trò thành viên Hội đồng nhân quyền và cam kết sẽ đóng góp tích cực vào công việc chung của Hội đồng để nâng cao tính hiệu quả, minh bạch, khách quan, cân bằng trên tinh thần đối thoại, hợp tác, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.”

Trên các phương tiện truyền thông “lề phải” Việt Nam vẫn luôn nhấn mạnh trong những năm qua, Việt Nam đạt được nhiều thành tự trong tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Quyền con người được phát huy và sự tham gia tích cực của người dân vào mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội của đất nước là nhân tố quan trọng của thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Việt Nam cũng đã hoàn thành một số mục tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ của LHQ trong đó có những mục tiêu quan trọng liên quan đến đảm bảo quyền con người như xóa đói giảm nghèo và bình đẳng giới.

Việt Nam cũng công nhận Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là giá trị phổ dụng, và ký cam kết tuân thủ Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như Công ước Quốc tế về các Quiyền Kinh tế. Xã hội và Văn hóa.

Những đánh giá khác biệt


Tuy nhiên, quyền con người, theo các tổ chức đánh giá nhân quyền độc lập không chỉ giới hạn ở những gì Việt Nam đã và đang đạt được mà theo tiêu chuẩn chung thì Việt Nam còn cần phải làm nhiều điều hơn nữa. Chính vì thế, những tổ chức độc lập như Human Rights Watch (Theo dõi Nhân Quyền), Amnesty International (Ân Xá Quốc Tế), RSF (Tổ chức Phóng viên Không biên Giới)… lại đưa ra những đánh giá khác biệt.

Cụ thể là mới đây, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á đưa ra nhận định của tổ chức này khi ngày càng có nhiều bloggers hơn tại Việt Nam bị bắt giữ:

Chính quyền Việt Nam đã làm cho tình trạng nhân quyền ở Việt Nam hiện nay suy thoái rất trầm trọng trong hai năm qua. Chúng ta thấy tòa án Việt nam càng ngày xử càng nhiều những bloggers, những người dân phản đối chính quyền chiếm đất đai, nhà cửa của họ, và những tín đồ tôn giáo. Nói chung là chính quyền đàn áp quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do hội họp của rất nhiều người thuộc mọi giới.

Tổ chức HRW chỉ ra con số những người phản đối ôn hòa bị chính quyền VN kết tội hình sự là lớn và không ngừng gia tăng. Theo thống kê, trong năm 2012, ít nhất 40 người được biết là đã bị kết tội và tuyên án tù trong các phiên tòa không đáp ứng đúng những quy trình và chuẩn mực quốc tế cũng như các tiêu chuẩn xét xử công bằng. HRW đưa ra con số báo động là chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã bắt giữ nhiều hơn con số của cả năm 2012.

Mới đây nhất, hôm 7/11 vừa qua, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế cho phổ biến một bản thông cáo báo chí với nội dung cơ bản là Việt Nam cần phải chấm dứt ngay việc đàn áp những tiếng nói đối kháng và ngay lập tức phải có những biện pháp bảo vệ các nhà đấu tranh khỏi sự sách nhiễu hay bỏ tù, chỉ bởi họ lên tiếng thực hiện quyền của mình. Bà Isabelle Arradon phó giám đốc của Ân Xá Quốc Tế phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nêu quan điểm của họ đối với chúng tôi:

Lý do mà chúng tôi phổ biến bản thông cáo này là vì chúng tôi rất quan ngại về tình hình tại Việt Nam vài năm qua khi ngày càng có nhiều nhà đấu tranh dân chủ, chính trị bị bắt giữ chỉ với nguyên nhân là họ có những ý kiến đối kháng… quan trọng hơn đây là thời điểm mà Việt Nam đang kiếm tìm một ghế trong Hội đồng Nhân quyền LHQ và cam kết thực hiện đầy đủ những điều luật quốc tế về nhân quyền.

Việt Nam cần phải đảm bảo rằng Việt Nam hoàn toàn tôn trọng quyền tự do ngôn luận. Vì vậy, giờ là lúc đòi hỏi Việt Nam cần phải tuyệt đối tôn trọng những nghĩa vụ về nhân quyền quốc tế.

Bà Isabelle cho biết tổ chức Ân Xá Quốc Tế có phần nói về “những tiếng nói bị dập tắt” mô tả việc hàng trăm người bị bắt giữ, sách nhiễu, giam cầm… theo đó, trong vòng vài năm qua, vì lên tiếng với những suy nghĩ khác biệt mà có đến 75 người ở Việt Nam bị bỏ tù, đơn giản là họ chỉ thể hiện quyền bày tỏ của mình một cách ôn hòa.

Nhân quyền là một trong những vấn đề nhạy cảm ở Việt Nam luôn có những ý kiến trái chiều giữa chính phủ Việt Nam và các tổ chức tranh đấu dân chủ ở nước ngoài, cũng như ngay giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Hàng năm, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ vẫn thường công bố về tình hình nhân quyền thế giới, trong đó có Việt Nam và Việt Nam vẫn nằm trong những quốc gia bị đánh giá là thiếu tự do về ngôn luận, tự do báo chí và internet dù rằng VN không còn nằm trong danh sách các nước cần phải quan tâm đặc biệt (CPC) vào năm 2006.

Chính quyền Việt Nam đã làm cho tình trạng nhân quyền ở Việt Nam hiện nay suy thoái rất trầm trọng trong hai năm qua.
- Ông Phil Robertson

Lên tiếng phản ứng về những cáo buộc mà Hoa Kỳ nêu lên rằng Việt Nam bắt bớ các bloggers hay ngày càng thắt chặt các quyền tự do ngôn luận, hội họp… những quyền cơ bản của con người, Việt Nam cho rằng những công dân đó đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận... để tuyên truyền, kích động, lôi kéo người dân và Việt Nam luôn khẳng định việc bắt giữ các công dân đó không phải vì họ sử dụng blog hay các trang mạng mà là xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

Chủ đề nhân quyền được đánh giá là một cuộc chiến kéo dài, không có hồi kết giữa các phe ủng hộ và phản đối. Với việc Việt Nam vừa thành công trở thành thành viên mới nhất của Hội đồng nhân quyền LHQ, hi vọng lời cam kết của phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Việt Nam rằng: Việt Nam sẽ đóng góp tích cực vào công việc chung của Hội đồng để nâng cao tính hiệu quả, minh bạch, khách quan bảo vệ các giá trị quyền con người không chỉ trên phạm vi toàn cầu mà còn ở ngay cả trong nước. Hẳn câu nói “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” trong Bình Ngô Đại Cáo vẫn giữ nguyên giá trị tự ngàn đời!

 


 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link