Saturday, October 5, 2013

Nếu Tôn Trọng Nhân Quyền, Đảng Cộng Sản Sẽ Tan

Nếu Tôn Trọng Nhân Quyền, Đảng Cộng Sản Sẽ Tan

Ngày 19/09/2013, trong cuộc họp báo nhân chuyến thăm viếng Đan Mạch nhằm nâng quan hệ hai nước lên mức đối tác toàn diện, ông chủ tịch Trương Tấn Sang đã bị các phóng viên cật vấn về vấn đề nhân quyền và han chế tự do báo chí, internet.
 
Trong bài báo (1) nhan đề “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Nhân quyền là vấn đề cả dân tộc chúng tôi đang quan tâm”(vừa đăng trên tờ Thanh niên và đã bị xóa, vì lý do gì thì chúng ta sẽ hiểu ngay), ông Sang đã trả lời như sau:
“Điều mà bạn quan tâm cũng là điều mà cả dân tộc chúng tôi đang quan tâm… Một đất nước đã quyết tâm giành độc lập tự do bằng một sự hy sinh rất to lớn như vậy thì không có lý do gì khi giành được độc lập rồi lại không lo lắng về cuộc sống tự do hạnh phúc của nhân dân mình.

Tôi không có ý định ca ngợi thể chế chính trị của chúng tôi cái gì cũng đều tuyệt vời, vẫn còn có nhược điểm. Nhưng mong các bạn cũng quan tâm những chỉ số có thể nói là dấu son lớn trên bản đồ chính trị của thế giới. Chúng tôi có 86 triệu dân, trong đó trên 30 TRIỆU NGƯỜI SỬ DỤNG INTERNET hằng ngày, tỷ lệ đó biến đổi hàng giờ, KHÔNG CÓ BẤT CỨ SỰ NGĂN CẤM NÀO (sic).
 
Ngoài ra Việt Nam có khoảng trên BỐN TRIỆU BLOGGER, RẤT TỰ DO (sic). Do vậy, ở ngoài thì đồn đại rất nhiều nhưng để hiểu Việt Nam nhiều hơn, hiểu về đời sống chính trị của Việt Nam thì xin mời các bạn hãy đến Việt Nam. Mặc dù chúng tôi còn nghèo nhưng cũng có trên dưới 200 KÊNH TRUYỀN HÌNH, 700 TỜ BÁO và không dưới 17.000 PHÓNG VIÊN… ” (sic).
Những lời tuyên bố lếu láo, coi thường trình độ của các phóng viên quốc tế là điều mà chúng ta phải quan tâm. Nếu nói thẳng, đúng là mặt ông Sang là “mặt dày”!
 
Ông Sang nói vấn đề nhân quyền đang được cả nước quan tâm thì đúng nhưng đảng cộng sản thì không, nếu không muốn nói là đàn áp.
 
Lần đầu tiên, ngày 5/5 và sau đó, một số bạn trẻ ở các thành phố Hà Nội, Nha Trang và Sài Gòn đã bị ngăn cản, đánh đập, tịch thu điện thoại, máy hình và các bản “Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền” mà họ mang đi phân phát ở công viên trong buổi “Dã ngoại nhân quyền”.
 
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã ký vào bản Tuyên ngôn QTNQ với điều 19 quy định “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt không bị cản trở…”. Thế mà điều 258 bộ luật Hình sự đã đẻ ra “tội lợi dụng các quyền trên xâm phạm lợi ích nhà nước” và cả điều 88 về “tuyên truyền chống phá nhà nước” để có cớ bắt giữ các công dân yêu nước phát biểu những ý kiến chống đối những việc làm sai trái của đảng cộng sản.
 
 Hiện nay, Tuyên bố 258 đã được Mạng lưới Blogger Việt Nam đến trao tận tay cho cơ quan Cao ủy LHQ về nhân quyền, một số Tòa đại sứ và rất nhiều tổ chức quốc tế về nhân quyền. Bản Tuyên bố kiên quyết đòi cộng sản Việt Nam phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng nhân quyền LHQ.
 
Ngày 20/9/2013, hàng trăm người đã đưa lên mạng xã hội một bản “Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị” (2) đòi chế độ độc tài đảng trị trả lại quyền tự do phát biểu, hội họp… cũng như bãi bỏ điều 4 Hiến pháp, thực hiện đa nguyên đa đa đảng (Kiến nghị 72 đã nhận được hàng ngàn chữ ký ủng hộ).
Ông Sang nói “không có bất cứ sự ngăn cấm nào đối với việc sử dụng internet” trong khi công an mạng đã sử dụng nhiều thủ đoạn như “bức tường lửa” để ngăn chặn hàng trăm trang mạng mà nhà cầm quyền lo ngại.
 
Theo phúc trình của Freedom in the world 2013, Việt Nam nằm trong 47 quốc gia không có tự do chính trị, dân sự. Việt Nam bị xem là nước không có tự do trong tất cả các bảng xếp hạng 2012 của tổ chức này bao gồm “Tự do Trên thế giới”, “Tự do Báo chí ”, và “Tự do trên mạng Internet ”. Ông Sang chắc là phải biết các thành tích này, sao dám nói với các phóng viên như vậy mà không biết ngượng!
Còn nói gì đến các blogger đang bị đánh tơi bời. Hết bắt bớ tra khả
o hàng trăm blogger trong đó có những blogger nổi tiếng như Điếu Cày, Phương Uyên, Trương Duy Nhất… khiến đưa đến Bản Tuyên bố 258, ông thủ tướng Dũng còn đưa ra độc chưởng là Nghị định 72 có hiệu lực từ 1/9/2013 để hạn chế quyền chia xẻ thông tin của các blogger. Quy định này không nước nào áp dụng, khiến Mỹ và nhiều quốc gia khác phải lên tiếng phản đối. Ông Sang đang sống ở đâu mà không biết nghị định 72!
 
Còn nói về phương tiện truyền thông, Việt Nam “tuy còn nghèo” mà lại có đến 200 kênh truyền hình, 700 tờ báo và 17.000 phóng viên. Vâng, nhiều lắm, nhiều trên cả bình thường với một nước “nghèo”, nhưng các phương tiện truyền thông đều là của “nhà nước” và người phục vụ là công nhân viên, tất cả dưới sự chỉ đạo sít sao của Bộ thông tin và ban tuyên huấn chứ đâu có cái nào của tư nhân và là tư nhân để thực thi quyền tự do phát biểu.
 
Mới đây, “sự kiện Lê Hiếu Đằng”, 45 tuổi đảng, với bài viết “Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh” (12/8) đăng trên Bauxite Việt Nam, kêu gọi các đảng viên bỏ đảng để tham gia một tổ chức mới đã là một đòn chí tử đánh vào thành lũy của đảng cộng sản Việt Nam.
 
Điều mà giới lãnh đạo cộng sản đau nhất là việc “tính sổ” với đảng cùng những nhận định như: lý tưởng của đẳng đã bị phản bội, “Thật sự là Miền Nam đã giải phóng Miền Bắc trên tất cả các lĩnh vực nhất là kinh tế, văn hóa, tư tưởng…”, “Tôi không biết với chế độ gọi là “ưu việt” hiện nay có người tù nào đã được cho ra khỏi nhà tù để đi thi như chúng tôi hay không? ” Ông đã biện luận rõ ràng tại sao phải bỏ điều 4 hiến pháp 1999 và thực hiện đa nguyên đa đảng. Tất nhiên, với những điều đã trình bày của ông Đằng, ông biết rõ sẽ có “cơn lên đồng tập thể” của các báo đài của đảng để mạ lỵ, bôi xấu. Điều mà ông Đằng yêu cầu là phải đăng tải bài viết của ông để độc giả có thể tự do phê phán, đối chiếu. Nhưng ở Việt Nam hiện nay không có tự do báo chí. Chấm hết.
 
Hiện nay, đảng cộng sản Việt Nam đang ở giai đoạn thoái trào như đảng cộng sản Liên Xô vào những năm 1989,1990 mà “hiện tượng Lê Hiếu Đằng” và một dấu hiệu mở đầu cho sự tan rã. Nếu không ai có thể ngờ được sự tan rã của khối Sô viết thì bài học đó đang sắp ứng với trường hợp cộng sản Việt Nam hiện nay. Mặt khác, nếu người dân có chút nhân quyền và được tự do báo chí, đảng cộng sản sẽ không thể tiếp tục dối gạt người dân, những sự thật của tình hình áp bức trong nước và nhiều sự thật lịch sử sẽ được phơi bày và đảng sẽ tan dù lực lượng công an đông đảo.
Cái gì phải tới nó sẽ tới.
 
Rennes 23/9/2013
Tiến Hồng
www.vietthuc.org

Mầm Móng Nổi Dậy Ở Trung Cộng và Việt Cộng

Mầm Móng Nổi Dậy Ở Trung Cộng và Việt Cộng


October 1, 2013
0 Bình Luận
Mầm móng nổi dậy của người dân chống nhà cầm quyền CS ở Trung Quốc và Việt Nam trên không gian tin học đã bắt đầu. Nó đang đâm chồi nẩy lộc trong lòng dân chúng và phát triễn trong xã hội như truyền thông, thương mại qua mạng, như chiến tranh điện tử, máy bay không người lái, v.v… của thời đại tin hoc hiện giờ. Các chế độ độc tài đảng trị toàn diện như CS rất lo sợ, họ tìm đủ mọi cách chống đỡ – nhưng rất vô vọng trước đà tiến hoá của Con Người và tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật.
Báo Le Monde của Pháp ngày 19/9/’13, trong một bài xã luận nói Chủ Tịch Đảng Nhà Nước và Quân Uỷ Trung Ương của Trung Công là Tập Cận Bình lo sợ những «mầm móng nổi dậy» của người dân bị trị sinh sôi nẩy nở trên Internet. Nên Ông huy động Đảng Nhà Nước và guồng máy truyền thông là vũ khí tuyên truyền của Đảng Nhà Nước chống blogger. Và thầy sao trò vậy, TT Nguyễn tấn Dũng của Việt Cộng cũng lo sợ cuộc nổ bùng và nổ chụp xảy ra cho chế độ CSVN độc tài đảng trị toàn diện xuất phát từ Phong trào blogger VN yêu nước thương dân sử dụng vũ khí của thời đại như blog trên Internet; nên Nguyễn tấn Dũng ra Nghị Định 72 toan bịt miệng người dân Việt, trên không gian tin học.
Tập Cận Bình ở TC tuyên chiến với blogger vì sau cuộc thử nghiệm để cho bloggers tiếp tay phanh phui tham nhũng thấy blogs là một vũ khí vô cùng lợi hại. Tiến bộ khoa học kỹ thuật này giúp cho những nhà báo công dân, những người trí thức, những người yêu nước thương dân đem ánh sáng sự thật, ánh sáng của tự do, dân chủ, và quyền sống lại cho dân chúng và kết hợp quần chúng thành lực lượng. Điều đó làm cho tuyên truyền dối gạt của Đảng bị bể và làm cho dân hết sợ đòn khủng bố của CS để củng cố tuyên truyền của Đảng. Nếu đà nầy tiếp diễn chắc chắn sẽ có một vận động chiến, một cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện của người dân chống đảng, nhà nước CS trên không gian tin học, châm ngòi cho thùng thuốc súng bất mãn của người dân bùng nổ trong không gian thực là xã hội Trung Quốc.
Tập Cận Bình nhận thấy làng dân báo, lực lượng bloggers của TQ làm việc rất hữu hiệu, đã phanh phui ra nhiều vụ tham nhũng, nhiều vụ bê bối của cán bộ, đảng viên CS khiến dân chúng công phẩn, công khai đòi hỏi, biểu tình đấu tranh, tạo áp lực làm cho Đảng Nhà Nước không trừng trị không được, như một bài báo Le Figaro nhận định trong thời điểm báo Le Monde ra xã luận noi trên.
Vì lẽ đó Đảng lo sợ, Nhà Nước cảm thấy bị nguy hiểm, ra tay ngăn chận. Một mặt trong nước, TC và VC trấn áp, bắt bớ hàng mấy chục bloggers chỉ trong mùa hè năm 2013, và ra lịnh cho ‘báo đài” của Đảng Nhà Nước tập trung chống «tung tin đồn thất thiệt». Mặt khác đối với quốc ngoại, Đảng Nhà Nước CS đổ tội cho lực lượng thù địch và một số cơ quan truyền thông Tây Phương không muốn nhìn thấy Trung Quốc phát triễn thịnh vượng nên đã điều khiển từ xa các tin đồn thất thiệt nhầm gây bất ổn cho Trung Quốc, như giám đốc của thông tấn xã của Đảng Nhà Nước TC là Tân Hoa Xã đã rêu rao.
Chưa đủ TC còn dùng những biện pháp hành chánh độc đoán, triệt để để triệt tiêu lực lượng blog của dân chúng, khỏi không gian tin học, khỏi môi trường tự do tin hoc trên Internet mà giới blogger đã lần lượt xây dựng. Đảng Nhà Nước ra “pháp lịnh” phạt tù 3 năm nếu ai trên mạng có một trang nhựt ký với thông tin nghị luận được hơn 5.000 người xem hay hơn 500 lần tweet. Đây là một hình thức kiểm soát và trừng phạt những ý kiến khác hay chống CS.
Về phương diện kỹ thuật, TC sử dụng hệ thống «Tencent’ (tiếng Hoa là “Đằng Tấn”) để kiểm soát, kiểm duyệt thường xuyên bloggers từng phút, từng giờ. Đảng Nhà Nước bắt các tổ công tác của Tencent phải gắn những phương tiện kiểm duyệt vào các ứng dụng hay diễn đàn thảo luận mà họ phát triển. Đây là điều kiện để công ty có thể khai thác được thị trường 591 triệu khách hàng internet ở TC. Tencent và các nhà mạng khổng lồ bị TC ép buộc ở TQ “năng nổ” kiểm duyệt ngay trong trứng nước những ý kiến của người sử dụng, phải loại bỏ các bài đăng trên blog của những người dám tỏ ra chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc, lịch sử sóng gió của Đảng này hay những nhà lãnh đạo.
Còn ở VN, đệ tử của TC, phương tiện và kiến thức của Đảng Nhà Nước không được dồi dào như của TC. TT Nguyễn tấn Dũng của Việt Cộng ngày 15 tháng 7 rồi ký Nghị Định 72, ngày 01/09/2013 có hiệu lực. Cấm blog không được “đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp”.
Những trương chủ trên các trang mạng xã hội như Facebook sẽ “chỉ được đăng thông tin của riêng cá nhân đó mà thôi, không được dẫn thông tin tổng hợp, tức là không được trích dẫn thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang web của cơ quan nhà nước”. Nghị định cũng cấm luôn các công ty cung ứng dich vụ internet không được cho những điều mà Đảng Nhà Nước coi là “[thông tin] phá hoại an ninh quốc gia, trật tự xã hội và đoàn kết dân tộc, hoặc xuyên tạc thông tin, vu khống và bôi nhọ uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.”
Nghị định đòi hỏi các trang web lưu trữ nội dung để cung cấp các địa chỉ IP của người sử dụng vi phạm pháp luật của VNCS. Nó buộc Facebook và Google, muốn làm ăn ở VN phải theo điều kiện của nhà cầm quyền CSVN.
Cũng như quyết định của Tập cận Bình, nghị định của Nguyễn tấn Dũng bị cả thế giới phản đối. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF «yêu cầu toàn thể cộng đồng quốc tế lên án một cách nghiêm khắc Việt Nam, nếu chính quyền Việt Nam thực thi nghị định 72.” Tổ chức Human Rights Watch chỉ trích Nghị định 72 của Việt Nam là nhằm tăng cường trấn áp bất đồng tại quốc gia cộng sản độc đảng.
Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam ra thông cáo có câu “Nghị định 72 dường như trái với nghĩa vụ của Việt Nam trong Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị, cũng như những cam kết của Việt Nam trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Về Nhân Quyền”..
Hãng tin CNN dẫn lời ông Phil Robertson từ Human Rights Watch gọi Nghị định 72 là cái “vòng kim cô mà Việt Nam đặt lên đầu đám đông trong vấn đề kiểm duyệt internet”.
Giới blogger Việt Nam lập thành tổ chức Mạng lưới Blogger Việt Nam, ra Tuyên bố 258 về nhân quyền Việt Nam, chống lại điều 258 Luật Hình Sự của VNCS. Tổ chức này đã cử người qua tận Thái Lan vào văn phòng đại diện Liên Hiệp Quốc và vào toà đại sứ Thụy Điển tại Hà Nội để trao. Đây là một hiện tượng dấu tranh mới, lần đầu tiên những người dân Việt dùng blog, facebook, Twiter kết họp lại chống CS qua một tổ chức quốc tế vận.
Trừ những người CS đang ở trong Bộ Chánh Trị như ban hội tề đầu óc bình vôi, ngồi trong đình làng luỹ tre bao bọc, nghĩ là có thể dùng một cái nghị định phản tiến hoá, phản nhân quyền để siết Internet, siết blog như cá nước chim trời. Chớ con người của thời đại tin học, kinh tế toàn cầu, dân chủ hoàn vũ, không ai tin như thế cả.
Những hành động và lịnh lạc của TC và VC cho thấy mầm mống nổi dậy của dân chúng đang sinh sôi nẩy nở như “cái quay búng sẵn trên trời”, còn CS thì như “mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm” trong Cung Oán Ngâm Khúc trong văn học Việt Nam.

Vì người ta cần ánh mặt trời


 

http://www.cleargreen.com/wp-content/uploads/2013/07/Essence-Leadership.jpg

Vì người ta cần ánh mặt trời

Nguyễn Đắc Kiên

 

 

Hội Pháp Việt Tương Trợ (Association France Vietnam d’Entraide AFVE)
xin hân hạnh thông báo, bài
“Vì người ta cần ánh mặt trời” của nhà thơ Nguyễn Đắc Kiên đã đoạt Giải Nguyễn Chí Thiện 2013.

 

Vì người ta cần ánh mặt trời

Nguyễn Đắc Kiên

 

Tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
bốn ngàn năm, giờ lại ngót trăm năm.
Hết phong kiến độc tài, đến lũ bạch tuộc thực dân,
hết quân, hết vương, đến lũ tượng thần chủ nghĩa.

Bao thế hệ siết rên trong gọng kềm nô lệ.
chuyên chế dã man đục rỗng chí con người.
Cha tôi, ông tôi, bao thế hệ ngủ vùi.
Tôi chưa thấy một đêm nào dài thế.

Không ánh mặt trời, bóng tối chí tôn,
lũ quỷ ám thừa cơ toàn trị,
khủng bố dã man, reo rắc những kinh hoàng,
biến lẽ sống thành châm ngôn “mày phải sợ”.

Mày phải sợ mày ơi mày phải sợ,
sợ nữa đi có sợ mãi được không,
cốt tủy mục rỗng rồi trí óc cũng tối đen,
mày lại đẻ ra lũ cháu con “biết sợ”.

Bao thế hệ đã ngậm ngùi mắc nợ,
lũ chúng ta lẽ nào lại mắc nợ mai sau,
còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,
sống cho xứng danh xưng con người trên mặt đất.

Tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
cũng chưa thấy có ngày mai nào không thể.
vì người ta cần ánh mặt trời,
tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi!

NĐK
Hà Nội, 25.2.2012

 

Chỉ cần bốn câu :

Tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,

cũng chưa thấy có ngày mai nào không thể.

Vì người ta cần ánh mặt trời,

tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi.

Nguyễn Đắc Kiên cũng cho chúng ta thấy, “một ngày mai, có thể, một Nguyễn Chí Thiện”.

 

Ban Tham Vấn

Thụy Khuê

Nguyễn Thế Anh

Trần Phong Vũ

Phạm Hữu Trác

Nguyễn Hữu Tấn Đức

Bùi Hạnh Nghi

Đỗ Mạnh Tri

Hoàng Thúy Phượng

Nguyễn Thu Sương

Bùi Đình Đại

Bùi Xuân Quang

Hội chúng tôi rất hân hạnh được lòng tin cậy và sự ủng hộ của các vị trong Ban Tham Vấn, những vị xa gần đã  gởi điện thư để nhắc nhở những tác phẩm đáng được lưu ý, và nhất là Thi Sĩ Nguyễn Đắc Kiên đã vui lòng tham dự với bài Vì Người Ta Cần Ánh Mặt Trời và hân hoan nhận Giải Nguyễn Chí Thiện đầu tiên 2013.

Chúng tôi rất mong Giải Nguyễn Chí Thiện có thể là đường dây hướng các thi sĩ, các nhạc sĩ trẻ tuổi tìm lại tinh thần sáng tác và bất khuất của Nguyễn Chí Thiện.

 

T.M. Ban tổ chức

Bùi Xuân Quang





Chửi bọn Công An cộng sản  


 

Trọng Lú từ chức vì nói không đúng sự thật...

 

Trọng Lú không đáp ứng nguyện vọng của Dân
Đa số Dân ủng hộ sửa đổi Hiến pháp nhưng Trọng Lú nói không
Đã hai lần Trọng Lú thất bại tại hai kỳ Hội nghị Trung ương liên tiếp khi các đề xuất của ông đưa ra đều bị đa số các ủy viên Trung ương bác bỏ
Trọng Lú không được Trung ương tín nhiệm
Trung ương sẽ nghe Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Hội nghị lần này sẽ không có tác động gì đối với tình hình đất nước
Vẫn y như xưa vẫn y như cũ

Chủ nghĩa xã hội đã chết trong lòng Dân Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ còn trên danh nghĩa chứ không còn trong lòng Dân Việt Nam
Tự do và Dân Chủ lành mạnh đòi hỏi sự tham dự của tòan Dân trong và ngoài nước Việt Nam
Tự do và Dân Chủ đòi hỏi nỗ lực và hy sinh đóng góp
Cơ Hội Tự do và Dân Chủ Cho Việt Nam đang ở trong tay tất cả mọi người
Vai trò lịch sử của cả dân tộc Việt Nam không một ai có thể bỏ qua






 


bọn công an cộng sản bỉ ổi,

chúng nó chặn xe ô tô giữa đường không cho người dân đi lại,
nói tử tế nó vênh mặt thách thức.

Khi chửi thì chúng nó lập tức ra đẩy xe

 Đốt nhà bọn chúng






Hoa Kỳ lạc quan về tiến triển của dự án TPP với Châu Á Thái Bình Dương


 

KINH TẾ - 

Bài đăng : Thứ bảy 05 Tháng Mười 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 05 Tháng Mười 2013

Hoa Kỳ lạc quan về tiến triển của dự án TPP với Châu Á Thái Bình Dương


Đại diện thương mại Mỹ, Michael Froman,phát biểu trên diễn đàn APEC tại Bali, Indonesia ngày 5/10/2013.

Đại diện thương mại Mỹ, Michael Froman,phát biểu trên diễn đàn APEC tại Bali, Indonesia ngày 5/10/2013.

REUTERS/Beawiharta

Thanh Hà  RFI


Trả lời báo chí từ Indonesia, ngày 05/10/2013, đại diện thương mại Mỹ, Michael Froman, đánh giá đàm phán về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang tiến triển tốt và các bên đã có những tiến bộ kể cả trên những hồ sơ nhậy cảm.


 Đang dự cuộc họp tại Bali cùng với đại diện của 11 quốc gia tham gia tiến trình đàm phán về hiệp định TPP, đại diện thương mại Mỹ cho biết trong tuần này, các bên đã thảo luận ráo riết để nhanh chóng hoàn tất các vòng thương thuyết và tất cả các bên đều bày tỏ quyết tâm muốn kết thúc đàm phán vào cuối năm nay. Vẫn theo lời ông Froman, 12 nước tham dự cuộc họp đã đạt được một số « tiến bộ quan trọng » trên những hồ sơ còn gây bất đồng, như là vấn đề của các doanh nghiệp nhà nước, hay sở hữu trí tuệ …

Hiệp định TPP một khi đi vào hoạt động cho phép xóa bỏ đến 90 % các hàng rào quan thuế giữa các thành viên. Đây cũng sẽ là một vùng tự do mậu dịch, với 40 % tổng kim ngạch thương mại toàn cầu.

Tổng thống Obama đề ra mục tiêu hoàn tất quá trình đàm phán nội trong năm nay, nhưng theo giới quan sát, do còn có quá nhiều bất đồng giữa 12 thành viên tham dự, các bên sẽ khó tìm ra đồng thuận trước cuối năm 2013.

Hiện nay 12 quốc gia đang tham gia đàm phán TPP gồm

Mỹ, Úc, New Zealand,

Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Brunei, Việt Nam,

Chi Lê, Canada, Mêhicô và Peru .

 

http://www.elciudadano.cl/wp-content/uploads/2012/09/TPP.jpg

 

Trung Quốc - Đông Nam Á: phát triển không cân xứng trong Tiểu vùng Mekong mở rộng


 

Trung Quốc - Đông Nam Á: phát triển không cân xứng trong Tiểu vùng Mekong mở rộng


Xiangming Chen & Curtis Stone - Việt-Long dịch thuật
2013-10-04

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


mekong-river

Sông Mekong đoạn chảy qua Amphoe Khong Chiam, Thái Lan

Photo courtesy Wilipedia Commones

Hoà nhập với Đông Nam Á là kế họach thiết yếu của sách lược Trung Quốc "khu vực hoá bằng nhiều gọng kìm" xung quanh biên giới Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh tiếp tục thi hành chiến lược bành trướng ảnh hưởng trên thế giới.

Trong bài đăng trên các tạp chí European Financial Review và East Asia Forum, giáo sư Xiangming Cheng của đại học Trinity, Connecticut và Fudan, Thượng Hải, cùng với cố vấn Văn phòng sưu tập và thông dịch Bắc Kinh Curtis Stone nghiên cứu về tham vọng của chiến lược "Tiến ra Tây nam" của Trung Quốc để bành trướng quyền lợi kinh tế và ảnh hưởng sang khu vực Đông Nam Á.

Các tác giả cũng khảo sát vấn đề quyết tâm "hoà nhập khu vực" của Bắc Kinh tăng cường ra sao cho sách lược rộng lớn hơn nhằm điều chỉnh về lãnh thổ trong bối cảnh quốc tế gia tăng toàn cầu hoá. Các tác giả sẽ cho thấy bằng cách nào mà các chính sách toàn cầu hoá và khu vực hoá mở màn một tiến trình song đôi trong đó kế sách xoá mờ biên giới tiến song song với kế sách tái tạo biên giới.

Ở khu vực này vai trò hàng rào truyền thống của các đường biên giới đang nhường chỗ thêm nữa cho vai trò của những chiếc cầu, vào khi những thị trấn và thành phố nhỏ nơi những vùng biên giới xa xôi trở nên những trung tâm thương mại và du lịch lớn chưa từng có ở những nơi đó.

Bài báo khảo sát nỗ lực của Trung Quốc để gây ảnh hưởng bao trùm vùng Đông Nam Á, xem xét những dấu chân của Bắc Kinh ở bên trong và ngoài những thành phố thuộc Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS). Quan hệ mậu dịch tầm cỡ quốc gia và khu vực cung cấp khởi điểm để nghiên cứu tầm mở rộng sự hoà nhập kinh tế trong Tiểu vùng này, đồng thời xem xét công cuộc phát triển bất cân xứng nơi đây.

Tây nam tiến


Trong một quán cà phê ở trung tâm thủ đô Vientiane, một ngày nóng bức mùa hè 2012, hai doanh gia trẻ người Trung Quốc, đến từ vùng tây bắc nước họ, nhấm nháp ly latte đá lạnh, nói chuyện về viễn tượng một vụ đầu tư mới để khai thác kim loại đồng trong vùng núi bắc Lào :"Mình kiếm được 100 đô la trong khi người Lào kiếm 5 đô la mỗi ngày là đủ cho họ sung sướng rồi!".

Nơi vùng ngoại ô thủ phủ Vân Nam của tỉnh Côn Minh (tỉnh giáp giới Việt Nam, Lào, Miến Điện,) toạ lạc phi trường quốc tế Trường Thuỷ, lớn hàng thứ tư của Trung Quốc, sau Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu, và cũng xếp hàng thứ năm về diện tích trong các phi trường quốc tế. Khánh thành ầm ĩ vào tháng 6, 2012, phi trường này được dự kiến sẽ chuyên chở 38 triệu hành khách vào năm 2020 và 65 triệu người vào 2040. Tuy có vẻ xa cách về thời gian, hai con số nghe như giai thoại ấy vẫn cho thấy tham vọng của chiến lược Tây Nam Tiến của Trung Quốc để bàn trướng quyền lợi và ảnh hưởng về kinh tế vào Đông Nam Á.

Hoà nhập với Đông Nam Á là thành tố cốt yếu của chính sách khu vực hoá của bằng nhiều gọng kềm quanh đường biên giới của Trung Quốc, cùng lúc với sách lược tăng tiến vị thế trên toàn cầu. Sự quả quyết của Bắc Kinh trong vấn đề khu vực củng cố cho khuynh hướng rộng lớn hơn về điều chỉnh không gian hoạt động cố hữu là yếu tố vẫn góp phần trong chính sách toàn cầu hoá do Trung Quốc lèo lái. Hai chính sách khu vực hoá và toàn cầu hoá song hành mở ra một tiến trình song đôi: xoá nhoà biên giới và ấn định lại đường biên giới, nơi mà vai trò hàng rào truyền thống của các đường biên giới đang lùi bước để nhường chỗ thêm nữa cho vai trò của những chiếc cầu, vào khi những thị trấn và thành phố nhỏ nơi những vùng biên giới xa xôi trở nên những trung tâm thương mại và du lịch rộng lớn và sinh động, cùng những nguồn hàng hoá, du khách, đổ về. Nỗ lực dấn mình can dự vào Đông Nam Á của Trung Quốc để lại nhiều dấu chân bên trong và vượt khỏi những thành phố của Tiểu vùng Mekông mở rộng do Ngân hàng phát triển châu Á hoạch định với mục đích tiện ích hoá từ năm 1992.  Tiểu vùng, gọi tắt là GMS (Greater Mekong Sub-region) bao gồm tình Vân Nam, về sau thêm vùng tự trị Choang của tỉnh Quảng Tây, và Campuchia, Lào, Muanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Hoạt động thương mại giữa các nước GMS


Công cuộc thương mại giữa các quốc gia và các khu vực tạo ra khởi điểm để giám định sự mở rộng phạm vi hoà nhập kinh tế trong Tiểu vùng cùng với sự phát triển không cân xứng của nó. Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với từng quốc gia trong GMS đã tăng tiến từ 1990, nhanh nhất là vào năm 2000. Dựa vào tầm vóc

chart

Kin ngạch thương mại giữa Trung Quốc với 5 quốc gia GMS

của nền kinh tế, Thái Lan dẫn đầu những nước nhỏ hơn của Tiểu vùng trong hoạt động mậu dịch với Trung Quốc, kế tiếp là Việt Nam. Tuy nhiên tổng khối lượng mậu dịch Trung Quốc-Myanmar đã gia tăng gần 6 tỉ đô la trong khoảng thời gian từ k2001 đến 2011, trong cùng thời gian kim ngạch giữa Trung Quốc với Lào tăng 1,2 tỉ đô la . Nhiều phần gia tăng mậu dịch giữa Trung Quốc với từng nước Myanmar và Lào đã diễn ra qua sự hợp tác xuyên biên giới quốc tế.

Vai trò của tỉnh Vân Nam và thủ phủ Côn Minh trong nền thương mại Trung Quốc-GMS không thể bị đánh giá nhẹ hơn. Tổng sản lượng quốc dân của tỉnh Vân Nam từ 33 tỉ đô la năm 2000 đã vọt thẳng lên 160 tỉ vào 2012.  Chưa hết, Vân Nam đặt mục tiêu tăng gấp đôi GDP lên 320 tỉ đô la trong 4 năm nữa, dựa vào hoạt động thương mại biên giới gia tăng thêm nữa. Thành phố Côn Minh giữ vai trò nguồn gốc và then chốt của các hoạt động kinh tế mở rộng đến tận biên giới Trung Quốc với Lào, Myanmar, Việt Nam và xa hơn nữa.

Tổng lực không đồng đều- Phát triển không cân xứng


Nền mậu dịch Trung Quốc-Đông Nam Á phát triển, nhưng Trung Quốc tạo nên một ảnh hưởng mạnh mẽ trong khu vực GMS qua căn cứ địa kinh tế Vân nam. Trung Quốc cũng thực hiện một chính sách khu vực tạo nên những hậu quả của phát triển qua biên giới.

Tháng 5 năm 2011, Quốc vụ viện Trung Hoa ban hành một tài liệu quan trọng, gọi là "Yểm trợ tăng tốc độ kiến tạo Vân Nam thành tiền đồn quan trọng cho vùng Tây Nam". Kế hoạch này nhằm xây dựng thủ phủ Côn Minh thành trung tâm của vùng tây nam Trung Quốc đối diện Tiểu Vùng Mekong mở rộng GMS. Như biểu tượng, cao ốc cao nhất của tỉnh Vân Nam mọc lên tại quận Bàn Long ở phía đông bắc Côn Minh, nhằm cung cấp dịch vụ tài chính và thương mại cho các công ty Trung Quốc các công ty đa quốc gia mở rộng trong khu vực.

yunnan

Tỉnh Vân Nam cùng các thành phố kinh tế vệ tinh, điếm xuất phát mạng lưới kinh tế xuống GMS

Thi hành chính sách "Côn Minh làm tiền đồn quốc tế", các chính quyền Vân Nam và Côn Minh đã khởi động nhiều chính sách và dự án khác nhau. Trước hết là việc kiến tạo vòng đai  kinh tế khu vực trung tâm Vân Nam, với bốn thành phố. thị xã gồm Khúc Tĩnh, Ngọc Khê, Sở Hùng và Côn Minh, với Côn Minh làm nòng cốt. Tháng 5 2012, tỉnh Vân Nam chấp thuận việc thiết lập sáu khu vực hợp tác kinh tế biên giới, gồm một khu vực quanh huyện Đằng Xung (của thành phố Bảo Sơn).

Sáng kiến này của tỉnh Vân Nam khiến chính phủ Trung Ương chấp thuận mở thêm ba khu vực hợp tác kinh tế biên giới nữa ở các thành phố Thụy Lệ (tên cũ là Mãnh Mão, sát Myanmar), Vãn Đình (giáp ranh Myanmar, thuộc phạm vi hành chánh của Thuỵ Lệ, nhưng tự trị), và Hà Khẩu năm 1992. Thụy Lệ và Hà Khẩu trở thành hai cửa khẩu biên giới lớn nhất và nhì về ngoại thương của tỉnh Vân Nam. Trong khi đó Myanmar là đối tác thương mại lớn nhất của Vân Nam, và Thụy Lê chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn quốc với Myanmar và hơn 605 kim ngạch ngoại thương của tỉnh Vân Nam với xứ này.

Để hoàn tất kế hoạch mở rộng không gian hoạt động của các khu vực kinh tế mới và thúc đẩy hoạt động kinh tế cho sinh động , tỉnh Vân Nam đã thiết lập những mối quan hệ về định chế và văn hóa với các quốc gia GMS. Trung Quốcc vừa thiết lập các văn phòng đại diện thương mại tại Singapore và Campuchia, đồng thời có kế hoạch tăng thêm số lượng và mở rộng hoạt động của những Viện Khổng Tử và trung tâm Hoa ngữ đã có tại các nước GMS, nhằm tăng cường "quyền lực mềm" cho Bắc Kinh. Thêm nhiều chuyên viên Trung Quốc thông thạo tiếng Thái, Miến Điện, và Việt Nam được đào tạo. Con số sinh viên quốc tế ở Vân Nam tăng từ 760 vào năm 2001 lên tới 10 ngàn vào năm 2007, rồi vọt lên gấp đôi, 20 ngàn, vào năm 2011.  80% số sinh viên này đến từ các quốc gia Đông Nam Á.

Hai thị trấn biên giới Muse và Namkham của Myanmar đã nhập khẩu hàng Trung Quốc như vải vóc và điện tử, số lượng chiếm tới tám chin mươi phần trăm thị trường địa phương ở bắc Miến Điện. Ở Lashio, thị trấn xa xôi nhưng là thị trường quan trọng, cách Mandalay gần 200 km, thuộc bang Shan ở miền bắc, hằng đoàn xe tải chất đầy hàng tiêu thụ của Trung Quốc lăn bánh qua thị trấn để đến thành phố Mandalay đang phát triển mạnh. Dân số Lashio gồm 50% người Hoa. Mandalay là chiếc nôi văn hóa của Myanmar, có 20% dân số là người Vân Nam. Ảnh hưởng của những người Hoa mọc rễ ở địa phương như vậy đã lót đường cho cao vọng của Trung Quốc , cũng là của tỉnh Vân Nam, muốn tiến ra Ấn Độ dương xuyên qua lộ trình đường bộ Lashio-Mandalay.

Quay lại Thụy Lệ ở biên giới của Vân Nam, vói dân số di dân rất lưu động, mối quan hệ Trung Quốc-Myanmar chạy hai chiều. Sự hiện diện của người Miến Điện địa phương tăng mạnh hơn. Theo thống kê chính thức, ước lượng khoảng 30 ngàn người Miến ở Thụy Lệ theo hai cách, hoặc qua lại biên giới hằng ngày, hoặc cư trú lâu dài tại nơi này.  Nhân số đó tương đương khoảng 17% tổng dân số thành phố hơn 180 ngàn dân vào năm ngoái 2012, tuy nhiên con số đoán chừng đó chỉ  bao gồm những người đi lại hợp pháp qua đường biên giới hầu như không được kiểm soát, có khi như là không biên giới. Nói chuyện với hai thiếu nữ Miến Điện đến từ Muse, làm việc ở hai tiệm sách ở Thụy Lệ, được biết hai cô đều là người gốc Hoa, đều vui vẻ đi lại mỗi ngày qua một trong ba cửa khẩu để làm việc bên phía Trung Quốc. Cùng lúc, nhiều người từ Myanmar đã trở thành cư dân Thụy Lệ thường xuyên hơn, hình thành một cộng đồng địa phương đặc biệt với tiệm tạp hóa riêng, cũng như những quán cà phê, tiệm tóc, dịch vụ điện thoại viễn liên riêng. Hầu hết những người Miến được tiếp chuyện đều làm ăn trong thị trường đá quý.

Trung Quốc còn cung cấp điện lực và dịch vụ điện thoại di động cho tỉnh Muse, giúp người Miến ở Thụy Lệ liên lạc với gia đình và họ hàng bên Muse giống như gọi điện thoại địa phương.

Nối kết và tăng cường để phát triển


Để tạo dễ dàng và tăng tiến mậu dịch dọc biên giới và xa khỏi biên giới thiên lý với Myanmar, Lào, Việt Nam, Trung Quốc đã bung ra mạng lưới hạ tầng cơ sở giao thông như những vòi bạch tuộc vươn ra muôn hướng về phía các quốc gia GMS.

Trung Quốc đạt được thỏa thuận với Myanmar để kiến thiết đường sắt nối biên giới Miền Trung với duyên hải phía tây, trông ra vịnh Bengal.

Con đường sắt này sẽ chạy từ thị trấn biên giới Muse của bang Shan, trải dài 800 km ngang xứ sở Myanmar tới thành phố cảng Kyaukphyu của bang Rakhine, bờ cảng nhìn ra vịnh Bengal. Dự án được dự kiến hoàn tất trong 5 năm, ước tính tốn phí 20 tỉ đô la , sẽ do Trung Quốc đảm trách dựa trên thể thức BOT (kiến thiết-vận hành-chuyển giao) trong 50 năm. Khi hoàn tất, thiết lộ này sẽ cho tàu điện cao tốc chạy với tốc độ tối đa 200 km/ giờ, chuyên chở 4 ngàn tấn hàng hóa.

Trên bình diện chiến lược, đường sắt sẽ đưa hàng xuất nhập khẩu của Trung Quốc đi và đến cảng Kyaukphyu trên bờ Ấn Độ Dương thông qua Thủy Lệ và Côn Minh, bỏ được nhu cầu tàu bè chở hàng đi xuyên qua eo biển Malacca chật hẹp.

Dưới sự thúc đẩy của Trung Quốc, chính phủ Lào mới chấp thuận đề nghị của Trung Quốc về việc kiến tạo một tuyến đường sắt xuyên biên giới nối thủ đô Vientiane với tỉnh Luang Namtha sát biên giới Trung Quốc, đoạn nối dài chạy qua tới Côn Minh, tổng chiều dài 420 km. Dự án này theo kế hoạch sẽ  hoản tất vào năm 2018, có 76 hầm, 154 cầu lớn, phí tổn dự kiến trên 7 tỉ đô la. Trung Quốc đã đề nghị gia hạn món nợ 7,2 tỉ đô la  từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc cho Lào vay.

Thoạt đầu được thỏa thuận là một vụ đầu tư liên doanh Trung Quốc–Lào, nhưng dự án lại đảo lại, đòi Lào giao những dải đất rộng lớn cho nhà thầu Trung Quốc. Nay dự án do chính phủ Lào sở hữu 100%. Là xứ không biết biển là gì, Lào sẵn sàng nhượng bộ phần chính cho xứ láng giềng hùng mạnh ở phía bắc, nỗ lực tự xoay sở thành một nước có đường sắt kết nối toàn quốc.

map

Mạng lưới đường sắt, đường ống dẫn và đập thủy điện trong GMS

Trung Quốc cũng gia tăng những nỗ lực trên nhiều hướng để bảo đảm cho mình nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú trong khu vực. Trung Quốc đã gây tranh cãi, chỉ trích khi tìm cách sản xuất thêm thủy điện lực, xây dựng một số đập thủy điện trên sông Lan Thương ở Vân Nam., hình thành các nhánh thượng lưu của sông Mekong (xem bản đồ 2). Trong số 4 con đập đang vận hành và đập Nọa Trát Độ sắp hoàn tất sang năm, 2014, đập Tiểu Loan và đập Nọa Trát độ, với dung tích động lần lượt 9 triệu 800 ngàn và 12 triệu 400 ngàn mét khối. có thể tái phân phối một lượng nước đáng kể từ mùa mưa sang mùa khô và làm giảm lượng phù sa lưu chuyển trong dòng chính sông Mekong. Sự tái pân phối này có thể giúp bình ổn mực nước giữa nhiều đoạn con sông nằm ở các nước. Tuy nhiên những đập thủy điện ở thượng lưu có thể gây hại cho các khối cá di cư thường cung cấp 40 tới 80% lượng protêin sinh vật cho bữa ăn hằng ngày của 70 triệu người dân sinh sống quanh lưu vực con sông ngàn dặm này.

Trung Quốc thực ra không đơn độc trong việc xây đập trên sông Mekong. Lào cũng nổi bật lên trong các quốc gia GMS như một xứ đang lợi dụng tối đa nguồn nước phong phú của sông Mekong để tăng tốc độ phát triển bằng cách bán điện cho Thái Lan và Trung Quốc. Trung Quốc là nước kiểm soát 32% các dự án thủy điện của Lào. Tuy nhiên Vientiane cũng biết lo âu trước tác động môi trường quá to lớn của các dự án thủy điện ấy. Tác động đó buộc Lào phải đình hoãn đề nghị dự án gây tranh cãi nhất, là xây đập Xayaburi trị giá 3,8 tỉ đô la . Các quốc gia GMS sẽ phải tiếp tục đối diện thách đố trong việc giải quyết thỏa đáng những mối cạnh tranh về mục tiêu và quyền  lợi phát triển ràng buộc với nhau do con sông dài quốc tế.

Một khu vực đang vươn tới


Khi vòng tay kinh tế của Trung Quốc vươn tới không gian hoạt động rộng mở qua Tiểu vùng Mekong GMS, Trung Quốc cũng bắt đầu trải rộng phạm vi ảnh hưởng chính trị. Sau khi mất mười mấy thủy thủ trên con tàu hàng chạy đường sông Mekong, Trung Quốc thúc đẩy Thái Lan, Myanmar và Lào giúp săn lùng một tay trùm ma túy nổi tiếng bi coi là kẻ chủ mưu vụ thảm sát đó.  Trung Quốc làm việc sát với cảnh sát Miến Điện và Lào để bắt Naw Kham, một công dân Miến Điện, ở vùng bắc Lào, và sau đó dẫn độ Kham về Trung Quốc. Hình ảnh tay trùm ma túy lúc đưa về Trung Quốc được chiếu lên truyền hình, và Kham bị xử tử bằng thuốc độc chích vào mạch máu vào tháng ba, 2013.

Đường ống chuyển dầu khí từ cảng Kyaukpyu ở bờ biển phía tây Myanmar chạy về thành phố Thủy Lệ ở biên giới Trung Quốc đã gặp phải sự chống đối của những nông dân ở bắc Myanmar sinh sống gần những nơi đường ống chạy qua. Sư nghi ngại và lo âu của công chúng Miến Điện trước ưu thế áp đảo của Bắc Kinh về kinh tế và chính trị đã bùng lên cao vào tháng 7, là lúc đường ống bắt đầu đem khí đốt về cho Trung Quốc. Tuy nhiên công trình này vẫn được dự kiến hoàn tất và hoạt động toàn phần trong năm nay. Công trình được thiết kế để chuyển vận 22 triệu tấn dầu thô và 12 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm từ vùng duyên hải phía tây Myanmar về Côn Minh để được một nhà máy lọc dầu lớn mới thiết lập xong chế biến thành nhiên liệu. Kế hoạch này cung cấp nhiên liệu tối cần thiết cho công cuộc phát triển miền tây nam Trung Quốc, để rồi sự phát triển đó lại mở rộng thêm qua khỏi biên giới, hướng đến các nước GMS ở phía nam.

Một số công cuộc phát triển trong thời gian gần đây ở (ngoài biên giới) phía nam tỉnh Vân Nam có thể đi ngược lại hay giải tỏa ảnh hưởng của Trung Quốc. Các nước Đông Nam Á vẫn tự tìm đường tiếp tục kết hợp với nhau. Ngân hàng Phát triển Châu Á đã cấp tổng cộng 220 triệu đô la để phát triển các thành phố nhỏ của Lào, Campuchia và Việt Nam dọc theo "Hành lang Kinh tế Đông tây", cho phép cả những bà bán hàng rong ở ba thành phố nhỏ được dự phần vào một dự án cấp vốn nhỏ bằng khoản viện trợ 2 triệu rưởi đô la, không hoàn lại, do Quỹ Giảm Nghèo của Nhật tài trợ.

Tiền lương lao động và giá đất ở Trung Quốc cao hơn ở Lào, Campuchia, Myanmar,  và cả Việt Nam, đã khiến một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều công nhân nhất (như những xí nghiệp da giày, dệt may) chuyển cơ sở xuống Đông Nam Á.

Năm 2012 Campuchia nhận lượng đầu tư nước ngoài bình quân trên đầu người nhiều hơn đầu tư từ Trung Quốc, lần đầu tiên kể từ thập niên 1970. Lào kiến thiết Vùng Kinh tế Đặc biệt Savan-Seno  ở thành phố Savannakhet để thu hút thêm những ngành sản xuất cần nhiều nhân công, bằng cách nối kết Thái Lan với Trung Quốc và Thái Lan với Việt Nam, nỗ lực để bắt kịp và học hỏi kinh nghiệm cũng như đường hướng phát triển của Trung Quốc (Chú thích của người dịch: "nối Thái Lan với Trung Quốc" là xa lộ Côn Minh-Bangkok, đoạn Côn Minh- Chiang Khong khánh thành hôm 31 tháng 3, 2008, ; nối Thái Lan với Việt Nam là xa lộ "Hành lang kinh tế Đông Tây" dài 1450 km, sử dụng từ tháng 12, 2006, khởi từ hải cảng Mawlamyine của Miến Điện là  đầu phía tây, chạy qua Kayin của Miến Điện, 7 tỉnh của Thái Lan, Savanakhet của Lào, và Quảng Trị, Thừa thiên-Huế, kết thúc ở Đà Nẵng là đầu phía đông.)

Các quốc gia GMS sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp dù có hay không có mối đầu tư của Trung Quốc, dựa vào mối quan hệ kinh tế và vị trí địa lý khăng khít với xứ láng giêng phương bắc. Cả sáu nước thành viên của Tiểu vùng Mekong mở rộng, không riêng gì Trung Quốc, là tác nhân quyết định hai khu vực, Trung Quốc và Tiểu vùng Mekong, sẽ tranh đua đồng thời hợp tác các nào để thành tựu mức phát triển bền vững mạnh mẽ hơn. Nếu mối quan hệ tốt đẹp giữa Trung Quốc với Tiểu vùng Mekong chẳng những được duy trì mà còn phát triển sâu rộng hơn, bối cảnh kinh tế và chính trị của khu vực Mekong sẽ chuyển đổi định hình mãi mãi.

Tin, bài liên quan



__._,_.___

Chạy trường và tham nhũng trong giáo dục


 

Chạy trường và tham nhũng trong giáo dục


Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-10-04

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


kinhhoa10042013.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh

000_Hkg421319-305.jpg

Học sinh tiểu học tại một trường ở Hà Nội, ảnh chụp trước đây.

AFP

 

Truyền thông Việt nam lại lên tiếng về vấn nạn chạy trường lớp và tham nhũng trong giáo dục. Kính Hòa có cuộc trò chuyện với ông Trần Hữu Dũng, nguyên Giáo sư kinh tế Đại Học Dayton, Ohio, Hoa Kỳ về vấn đề này. Giáo sư Trần Hữu Dũng có trang thông tin Viet-studies dẫn nhiều tin tức về tình hình kinh tế xã hội Việt Nam. Vừa qua Giáo sư cũng có tham gia một cuộc thảo luận về xã hội hóa giáo dục do thời báo kinh tế Sài gòn tổ chức.

Quá ít trường tốt


Kính Hòa: Thưa Giáo sư, vừa qua truyền thông Việt Nam có đưa tin là để có thể vào một trường tiểu học danh tiếng thì phải tốn khoảng 3.000 đô la. Câu hỏi đầu tiên xin đặt ra cho Giáo sư là Giáo sư là hình như vấn đề này đã được đặt ra từ rất lâu nhưng chưa thấy có lối ra, một người quan tâm nhiều đến giáo dục Việt Nam có nhận định gì về việc này?

Vì cha mẹ thì ai cũng muốn con mình học trường tốt, mà trường tốt thì ít quá, nên phải chạy, đứng về mặt xã hội thì nó không công bình nhưng mà cá nhân thì nó như thế.
-GS Trần Hữu Dũng

GS Trần Hữu Dũng: Tôi nghĩ đó là một chuyện bình thường trong xã hội như Việt Nam vì cha mẹ thì ai cũng muốn con mình học trường tốt, mà trường tốt thì ít quá, nên phải chạy, đứng về mặt xã hội thì nó không công bình nhưng mà cá nhân thì nó như thế. Nếu tôi mà ở Việt Nam thì chắc tôi cũng chạy. Đứng về phương diện cá nhân thì không thể trách họ làm như vậy được.

Kính Hòa: Thưa Giáo sư khi chúng ta nhìn trên toàn xã hội thì nó sinh ra nhiều vấn đề như vấn đề về đạo đức, rồi sự xáo trộn trong cách tổ chức trường lớp… công luận cũng như từ phía nhà nước Việt Nam cũng nói rằng đây là vấn đề cần phải giải quyết nhưng tại sao không thể giải quyết được trong chừng ấy năm?

GS Trần Hữu Dũng: Nó ngày càng tệ hơn, cái nguyên nhân nó là cả một thể chế chứ không phải duy nhất giáo dục, nhìn trên toàn xã hội có cả các vấn đề giao thông, rồi y tế… Giáo dục chỉ là một mảnh của xã hội thôi, nó không thể tránh được. Thực trạng là như thế.

000_Hkg2799216-250.jpg

Hội chợ giáo dục Đại học Hoa Kỳ tại Hà Nội vào ngày 28 tháng 9 năm 2009. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam.

Kính Hòa: Cũng có ý kiến cho rằng do cái mà ở Việt nam hay gọi là bệnh thành tích, tạo nên một sự hiếm hoi các trường tốt, thưa giáo sư?

GS Trần Hữu Dũng: Nếu mình dùng luật cung cầu của kinh tế thì nếu mà tăng số trường tốt lên thì giá nó sẽ giảm xuống thôi. Cái lỗi cụ thể của nhà nước là có quá ít trường tốt, còn thì là tệ và quá tệ.

Kính Hòa: Vậy thì câu hỏi kế tiếp sẽ là làm cách nào để tăng số trường tốt lên thưa Giáo sư?

GS Trần Hữu Dũng: Tôi nghĩ là chế độ hiện giờ thì mặc dù họ nói quan tâm đến giáo dục nhưng họ chỉ quan tâm đến cá nhân chức vụ thôi. Nếu họ thực tâm dẹp bỏ lợi ích cá nhân của mình thì có thể khá hơn.

Cần một cuộc cách mạng


Kính Hòa: Thưa nhà nước Việt Nam mang tên là xã hội chủ nghĩa, tức là về nguyên tắc phải tạo phúc lợi cho số đông, nhưng do cơ chế thế nào đó mà rõ ràng là giáo dục không phải là phúc lợi cho số đông phải không thưa giáo sư?

GS Trần Hữu Dũng: Vâng tôi nghĩ như vậy. Ai thì cũng nói hay, mà tôi cho là họ cũng thực sự tin rằng họ đang làm điều lợi cho xã hội, nhưng thực tế không phải như vậy. Mà tôi cũng có nói nhiều lần, con cái họ đưa ra nước ngoài học cả, thì đâu quan tâm đến con cái những người thấp cổ bé miệng nữa.

Phải có sự thay đổi toàn diện, phải có một sự sáng suốt, một sự can đảm. Nếu một hay hai người cấp trên thì cũng không làm gì được, vì cả tập thể là như vậy.
-GS Trần Hữu Dũng

Kính Hòa: Vậy thì phải chăng là phải có một cải cách sâu rộng liên quan đến nền tảng của xã hội, đến thể chế?

GS Trần Hữu Dũng: Vâng tôi nghĩ như vậy, từ trên xuống dưới, vì tất cả dính liền với nhau. Cái tư duy của những người lãnh đạo, nói người lãnh đạo thì có vẻ hẹp hòi quá, mà là thành phần ưu tú ngày càng tư lợi.

Kính Hòa: Vậy thì có phải chăng là, nếu ta có thể nói, sự suy thoái của thành phần ưu tú là do cái thể chế chính trị không tạo điều kiện cho một sự cạnh tranh để quần chúng bên dưới tuyển chọn cho mình những thành phần ưu tú?

GS Trần Hữu Dũng: Cũng có thể nghĩ như vậy. Ưu tiên của họ là nắm quyền càng lâu càng tốt, mà họ cũng thực tâm nghĩ là chỉ có họ mới cứu vãn được nước Việt nam thôi. Họ nghĩ rằng họ là cứu tinh của dân tộc, đó là cách biện minh của họ.

Kính Hòa: Như vậy thì vấn đề chạy trường chạy lớp mà chúng ta cứ khơi lại mỗi năm tựu chung lại cũng chỉ là vấn đề thể chế, mà phải cần có một cải cách một quyết tâm chính trị sâu sắc để có thể làm thay đổi?

GS Trần Hữu Dũng: Đúng rồi đó, tôi muốn dùng từ cách mạng dù cái từ cách mạng nó bị lạm dụng nhiều quá, nhưng mà phải có sự thay đổi toàn diện. Phải có một sự sáng suốt, một sự can đảm. Nếu một hay hai người cấp trên thì cũng không làm gì được, vì cả tập thể là như vậy, cho nên tôi không đổ lỗi cho ông nào cả, giả sử như tôi có làm Bộ trưởng thì tôi cũng chẳng làm gì được.

Kính Hòa: Xin cám ơn Giáo sư đã dành thì giờ cho buổi trao đổi ngày hôm nay.

Tin, bài liên quan


Philippines: Người dân lại biểu tình chống tham nhũng

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link