Khi người tố cáo tiêu cực gặp rắc
rối
Vũ
Hoàng, phóng viên RFA
2013-10-02
2013-10-02
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Bệnh viện Mắt Hà Nội
Courtesy VTC
Cuộc chiến không cân sức
Trong khi một bộ phận
không nhỏ trong xã hội chạy theo tiền bạc và danh vọng, thì vẫn có những cá
nhân dám đứng lên phanh phui, tố cáo các vụ việc mờ ám, tiêu cực của các quan
chức… Hành trình tìm lại công lý của họ ra sao? Liệu họ có đơn độc trong cuộc
chiến không cân sức?
Câu chuyện bác sĩ Nguyễn
Thu Thủy tố cáo vụ tráo đổi thủy tinh thể ở bệnh viện Mắt Hà Nội và của chị
Hoàng Thị Nguyệt tố cáo giả mạo kết quả xét nghiệm ở Bệnh viện đa khoa Hoài Đức
chưa kịp lắng xuống, thì sự vụ dược sĩ Trần Kiều Oanh đứng lên tố chuyện ăn
tiền hối lộ tại phòng Giám Định Y Khoa, Sở Y tế Bình Phước và bị đuổi việc,
khiến dư luận hết sức quan tâm.
Điểm chung của những vụ
lùm xùm này đều bắt nguồn từ lĩnh vực y tế, nghề nghiệp được coi là “lương y từ
mẫu” của Việt Nam, cũng có lẽ vì thế, mà những gian lận hay tiêu cực ở đây càng
khiến dư luận thêm dạy sóng.
Tôi nghĩ rằng xã hội
cũng nên quan tâm, chính quyền Nhà nước cũng phải vào cuộc để cùng bác sĩ Thủy
làm rõ vấn đề này.
-Bà Hồng Hạnh
-Bà Hồng Hạnh
Dư luận đặt ra câu hỏi,
liệu những cá nhân dám đứng lên nói sự thật, đi ngược lại lợi ích của giới chức
quyền thế thì cuộc sống của họ sẽ ra sao? Chế độ bảo vệ và khen thưởng họ thế
nào? Vì tiền bạc mà những cán bộ được xem là “y đức” đó xem thường sức khỏe,
tính mạng của người bệnh, họ sẽ bị xử lý ra sao?
Dân gian có câu “đấu
tranh, tránh đâu” hàm ý những người can đảm, đứng lên nói sự thật sẽ bị
lãnh đạo trù úm, thậm chí bị đuổi việc. Nhưng động cơ nào khiến họ vẫn không
ngại ngần phơi bày ra ánh sáng những việc làm nhơ nhuốc và đầy tiêu cực của
những cán bộ hám tiền. Phải chăng những người chống tham nhũng cần tiền thưởng?
Hẳn là không! Điều họ mong muốn là niềm tin vào một xã hội vẫn tồn tại sự công
bằng, minh bạch, ở đó, tiếng nói thẳng thật của họ được trân trọng và bảo
vệ…cây ngay không sợ chết đứng!
Bệnh nhân chờ khám và
điều trị bệnh tại Bệnh viện Mắt Hà Nội, ảnh chụp hôm 02/10/2013. Coutesy NLD.
Lật lại vụ việc tại bệnh
viện Mắt Hà Nội, hôm 24/9, tại buổi tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu TP Hà
Nội, bác sĩ Nguyễn Thu Thủy đã tố cáo những việc sai trái trong việc thay thủy
tinh thể tại bệnh viện này. Theo đó, bệnh viện nói thay thủy tinh thể của Mỹ
cho bệnh nhân với giá 6,5 triệu đồng, nhưng thực tế, thủy tinh thể bệnh nhân
nhận được là của nước khác và có giá chỉ bằng 1/10, và cũng theo lời bác sĩ
Thủy thì giám đốc Bệnh viện Mắt này đã lừa khoảng 3.000 bệnh nhân với số tiền
lên tới hàng tỷ đồng.
Trao đổi với chúng tôi,
bà Hồng Hạnh tại Hà Nội có người nhà chuẩn bị thay thủy tinh thể tại bệnh viện
này bức xúc chia sẻ:
“Gia đình nhà tôi có bà
bác ở dưới quê muốn lên thay thủy tinh thể, nhưng nghe vụ tiêu cực ở bệnh viện
Mắt Hà Nội thì chúng tôi cũng đang rất phân vân. Vì thực tế, khi chúng tôi mất
tiền, mà thay thủy tinh xong lại không đảm bảo có loại thủy tinh thể chất
lượng, rồi mổ xong mà mắt lại mờ đi, không đảm bảo sức khỏe, điều này khiến
chúng tôi rất bất bình. Những sự việc lùm xùm như vậy trong thời gian vừa rồi
có nhiều người lên án, trong đó, có bác sĩ Thu Thủy người đã đề cập đến vấn đề này,
muốn phanh phui vụ việc này. Tôi nghĩ rằng xã hội cũng nên quan tâm, chính
quyền Nhà nước cũng phải vào cuộc để cùng bác sĩ Thủy làm rõ vấn đề này.
Những góc khuất trong xã hội
Lời chia sẻ “chính
quyền Nhà nước cũng phải vào cuộc cùng bác sĩ Thủy làm rõ vấn đề này” hẳn
không chỉ là suy nghĩ của bà Hồng Hạnh nói riêng, mà cũng là bức xúc của công
luận nói chung khi cho rằng những kẻ quyền thế, vì đồng tiền mờ mắt mà phớt lờ sức
khỏe bệnh nhân sẽ phải bị trừng phạt đích đáng.
Tuy nhiên, những “thế
lực đen tối” ấy có bị xử lý hay không là một câu chuyện khác, nhưng chỉ biết
rằng, mới đây, sự việc dược sĩ Trần Kiều Oanh tố cáo Trưởng phòng Giám định Y
khoa, sở Y tế Bình Phước và một số nhân viên khác tại đây nhận tiền hối lộ để
giám định bệnh nhân hưởng chế độ chất độc hóa học, thương bệnh binh, tai nạn
lao động… đã bị đánh bầm giập, phải đi cấp cứu. Chưa kể, sau đó dược sĩ Oanh bị
mất việc, mặc dù bản thân chị được Đài truyền hình Việt Nam vinh danh tới 3 lần
vì đã dám đứng lên tố cáo những sai phạm.
Báo chí trong nước trích
đăng, đến thời điểm này, chị Oanh vẫn bị khủng hoảng nặng nề, phải đối mặt với
biết bao khốn khổ cả về tinh thần và thể chất, chị nói rằng sự vô cảm trong xã
hội còn rất nhiều, chị cũng không biết số phận của mình sắp tới sẽ ra sao, khi
mà chị bị họ quyết tâm “diệt” bằng được, thậm chí người ta còn thách thức chị “cứ
vinh danh đi, cứ lên báo chí đi, rồi sẽ phải trả giá.”
Tình hình VN trong thời
gian vừa qua, rất nhiều lãnh đạo các ban ngành đều kêu gọi người dân chống tham
nhũng, tiêu cực. Thế nhưng họ kêu một đàng nhưng lại làm một nẻo.
-Trần Đăng Khoa
-Trần Đăng Khoa
Lời thách thức trên của
những kẻ có quyền thế nhắm vào những người đơn độc lên tiếng chống lại tiêu cực
đã phần nào cho thấy sự lũng đoạn và trắng trợn của những kẻ nằm quyền sinh,
quyền sát trong xã hội. Chính vị Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh
thiếu niên và nhi đồng Lê Như Tiến thẳng thắn xác nhận ông đã từng bị đe dọa “đừng
dây vào địa hạt” của những kẻ chức quyền. Ông phát biểu trên truyền thông
trong nước rằng xã hội đang phổ biến tâm lý vô cảm, “ngậm miệng ăn tiền” cho
nên phát hiện, tố cáo tham nhũng, người thua thiệt nhất lại chính là người tố
cáo. Những kẻ tham nhũng thường là những người có địa vị, chức quyền… trong khi
người đi tố cáo thường lại yếu thế, khó chống lại các nhóm thế lực có khả năng
kiềm tỏa, vì thế, tâm lý không muốn tố cáo cũng phổ biến trong xã hội, chỉ khi
“cực chẳng đã” những người tố cáo mới lên tiếng.
Ngoài ra, ông Lê Như
Tiến còn lấy thêm nhiều thí dụ khác như những người dũng cảm tố cáo tham nhũng
họ bị trù dập, uy hiếp tính mạng không chỉ bản thân mà cả gia đình, người thân
bị liên lụy, thậm chí có trường hợp nhà bị phóng hủy, bị xã hội đen dằn mặt,
bắt cóc con cái để trả thù…
Vậy không lẽ xã hội cứ
làm ngơ với những tiêu cực, làm thế nào để khuyến khích những cá nhân dũng cảm
dám nói lên sự thật?
Thầy giáo Trần Đăng
Khoa, người từng đối mặt với nhiều đe dọa khi dám thẳng thắn tố cáo tiêu cực
trong hệ thống giáo dục Việt Nam chia sẻ rằng muốn nhân dân chống tiêu cực thực
sự thì phải nói thật, chứ đừng cho mọi người ăn “bánh vẽ” nữa. Ông cho
biết:
“Tình hình VN mình trong
thời gian vừa qua, rất nhiều lãnh đạo các ban ngành đều kêu gọi người dân chống
tham nhũng, tiêu cực. Thế nhưng họ kêu một đàng nhưng lại làm một nẻo. Nhiều
việc rất là mâu thuẫn. Ví dụ như trường hợp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu
gọi người dân cương quyết đấu tranh với tham nhũng nhưng ông Trọng lại trả lời
trên báo chí là không kỷ luật người sai phạm vì kỷ luật sẽ sinh ra thù oán.”
Về phương diện pháp lý,
luật Tố Cáo năm 2011 quy định: tố cáo là quyền của công dân, là một hình thức
biểu hiện của dân chủ xã hội. Tố cáo là thể hiện sự bất bình của người này đối
với hành vi của người khác và báo cho cơ quan, tổ chức và người khác biết để có
thái độ, biện pháp giải quyết.
Rõ ràng câu chuyện của
chị Oanh, chị Thủy, chị Nguyệt, những người phụ nữ dũng cảm lên tiếng đòi hỏi
sự công bằng, minh bạch vẫn chỉ là số nhỏ, nhưng qua đó, nó cho thấy những góc
khuất và mặt trái lớn hơn trong xã hội, đó là việc tiếp nhận, giải quyết khiếu
nại, tố cáo còn rất nhiều hạn chế và cơ chế bảo vệ những người tố cáo còn chưa
thực sự hiệu quả và thiếu nghiêm túc.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment