Tuesday, October 1, 2013

'Việt Nam vẫn nên đòi chủ quyền'


 

'Việt Nam vẫn nên đòi chủ quyền'


Cập nhật: 11:25 GMT - thứ hai, 30 tháng 9, 2013


Cựu Đại sứ Anh ở VN Derek Tonkin

Ông Derek Tonkin là Đại sứ Anh tại Việt Nam từ năm 1980-1982

Mặc dù tranh chấp chủ quyền trên biển Đông là phức tạp, không dễ giải quyết ngày một, ngày hai, Việt Nam vẫn nên đòi chủ quyền của mình, theo lời khuyên của cựu Đại sứ Anh từng làm việc tại Việt Nam trong giai đoạn 1980-1982.

Cựu Đại sứ Derek Tonkin cho rằng Anh quốc không ủng hộ bất cứ hành động quân sự hoặc xâm lược nào mà một quốc gia tranh chấp chủ quyền tiến hành với quốc gia khác.

"Nó có chiều hướng làm tăng nhiệt căng thẳng và có xu thế dẫn tới có thêm các cuộc giao tranh và các cuộc xung đột vũ trang đẫm máu", nhà ngoại giao bình luận về cuộc cưỡng chiếm của Trung Quốc đối với Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa năm 1974.

Về con đường cải tổ dân chủ của Việt Nam hiện nay, cựu Đại sứ Anh cho rằng mọi việc hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của nhân dân Việt Nam, vì theo ông mỗi quốc gia cần tự tìm kiếm một giải phảp riêng.

"Phần lớn những quy ước quốc tế, tôi nghĩ Việt Nam đều đã tham gia, nhưng điều mà tôi đặc biệt quan ngại là về tự do tôn giáo và tự do ngôn luận," ông Tonkin nói.

"Tôi nhớ là đã được thông báo rằng tôi cần luôn chuẩn bị để rời tòa đại sứ trong vòng 24 tiếng đồng hồ... trong trường hợp quân đội Trung Quốc tràn xuống"

Trao đổi với BBC nhân dịp đánh dấu 40 năm thiết lập quan hệ giữa London và Hà Nội, cựu Đại sứ Anh cũng thuật lại kinh nghiệm của mình với tư cách nhà ngoại giao khi đặt chân tới Việt Nam vào thời điểm nước này vừa chịu cuộc tấn công của Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới phía Bắc vào năm 1979.

Ông cũng đưa ra nhận xét cá nhân về một số một số chính trị gia, nhà ngoại giao hàng đầu của Việt Nam ở đầu thập niên 1980 như các ông Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyễn Giáp, Nguyễn Cơ Thạch...

Derek Tonkin: Tôi là đại sứ thứ năm của Anh quốc tại Việt Nam sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ vào năm 1973. Vài đồng nghiệp của tôi trước đó chỉ đảm nhiệm 6 tháng. Nhưng một đồng nghiệp khác của tôi đã ở đó trong 2 năm, nên tôi quyết định là tôi cũng sẽ ở lại trong hai năm.

Tất nhiên tôi tới Việt Nam trong một giai đoạn đặc biệt khó khăn, những năm của thập niên 1980. Lúc đó Việt Nam đã chiếm đóng Campuchia với lý do mà tôi nghĩ là tôi hiểu rất rõ, dù có thể ở phương Tây một số người đã chưa rõ lắm.

Chiến tranh biên giới Trung - Việt 1979

Ông Tonkin tới Việt Nam vào lúc Trung Quốc vừa tiến hành chiến tranh ở biên giới phía Bắc

Trung Quốc như quý vị biết trong năm 1979 đã tấn công Việt Nam, họ gọi đó là sự trừng phạt, nhưng đúng ra có thể coi là một cuộc tấn công xâm lược, dù Trung Quốc có giải thích theo cách khác được hiểu như là chiến thuật quân sự của họ.

Khi tôi tới nơi, một trong những điều đầu tiên tôi nhớ là đã được thông báo rằng tôi cần luôn chuẩn bị để rời tòa đại sứ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, và thông báo này cũng đã được đưa ra cho những người nước ngoài ở Việt Nam, trong trường hợp quân đội Trung Quốc tràn xuống.

Tôi đã rất vui để nói rằng việc đó đã không xảy ra, thế nhưng ít nhất nó lại làm cho tôi ngay lập tức liên hệ với vấn đề mà Việt Nam khi đó đang đối diện.

Và vấn đề Campuchia đã thực sự bao trùm nhiệm kỳ hai năm của tôi ở Việt Nam, lúc đó có rất ít quan hệ thương mại song phương. Tôi cũng gặp rất ít khách thăm.

Nhưng ít nhất Anh quốc đã không tham gia ở phe của người Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Chúng tôi đã luôn cố gắng giữ một mức độ độc lập có thể được, mặc dù cũng có bằng chứng rằng một vài cá nhân người Anh có thể đã tham dự ở phía của người Mỹ.

 

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-20/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link