Saturday, July 2, 2016

Đểu giả, ngang ngược và rình chờ !!!


From: Toma Thien <
Date: 2016-07-01 9:53 GMT-04:00
Subject: Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận số 246 ra ngay 01-07-2016 

Kính gởi đến Quý Ân nhân, Quý Ủng hộ viên, Quý Thân hữu và Quý độc giả bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận số 246, ra ngày 01-07-2016. Xin cảm ơn Quý vị đã đón nhận và sẽ chuyển tiếp.
Ban Biên tập.
​​
Đểu giả, ngang ngược và rình chờ  !!!
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 246 (01-07-2016)
          

Sau gần 3 tháng quốc dân lẫn quốc tế chờ đợi câu trả lời chính thức về nguyên nhân và thủ phạm gây ra vụ biển nhiễm độc và hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung, chiều ngày 30-06-2016, Việt cộng đã tổ chức họp báo tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Bộ trưởng chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, có sự tham dự của quan chức nhiều bộ khác, với 2 nội dung: một là thông báo ban hành nhiều nghị định quy định chi tiết các Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp có hiệu lực từ 1 tháng 7; hai là công bố nguyên nhân cá chết bất thường như Chính phủ đã cam kết và sau công bố này là lời xin lỗi của tập đoàn Formosa Hà Tĩnh. Tuy nhiên, có rất nhiều điều để nói về cuộc họp báo mà ai có lương tâm và trách nhiệm với đất nước cũng ngóng chờ này.

          Đểu giả
          Trước hết, việc công bố nguyên nhân thảm họa về môi trường biển, khiến cả toàn xã hội điêu đứng, thậm chí thế giới phải quan tâm, đã được lồng ghép một cách khiên cưỡng, vô nguyên tắc, kiểu coi thường công luận, vào việc thông báo những nghị định liên quan đến hai Luật nói trên. Điều đó cho thấy đối với giới cầm quyền, thảm họa Formosa Hà Tĩnh chỉ là một cơn bão trong tách trà không hơn không kém.
          Với kiểu kể công, thông cáo báo chí của Văn phòng Chính phủ lên giọng: “Ngay sau khi có thông tin về sự cố, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trực tiếp và thường xuyên là Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo triển khai kịp thời các biện pháp hỗ trợ, ổn định cuộc sống của người dân vùng bị thiệt hại; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; bước đầu đánh giá thiệt hại về kinh tế, xã hội, môi trường. Đồng thời, đã chỉ đạo các bộ, ngành, các cơ quan khoa học, trên tinh thần thận trọng, khoa học, chính xác, khách quan và đúng pháp luật, xác định, làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây ra sự cố để có giải pháp xử lý”. Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cũng phụ họa: “Việc công bố hôm nay thể hiện chủ trương công khai của Đảng và Nhà nước. Ngay từ đầu những người đứng đầu Đảng, Nhà nước đã quyết liệt chỉ đạo yêu cầu điều tra nhanh chóng xác định nguyên nhân, thủ phạm gây ra, đánh giá hậu quả gây ra, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng…”.

          Thế nhưng, dù đao to búa lớn (“quyết liệt, quyết liệt”) như thế, nhà cầm quyền VC vẫn chỉ xử lý một cách chung chung: chẳng có “quan” nào phải từ chức, bị truy cứu trách nhiệm dân sự hay hình sự vì đã để xảy ra thảm hoạ. Thậm chí chẳng có “quan” nào đứng lên xin lỗi toàn dân và các nạn nhân, kể cả những kẻ đã từng nói rằng Formosa không liên quan đến vụ việc, rằng một trong những nguyên nhân là thủy triều đỏ, hoặc từng ra tay đàn áp tra tấn người bảo vệ môi trường.
          Trước ngày công bố, xuất hiện trên mạng xã hội và báo lề phải bức thư nhận lỗi của Formosa. Tại sao có sự trùng hợp về thời điểm như vậy trong hành động của công ty và Chính phủ? Điều tra nguyên nhân thảm hoạ môi trường là vấn đề kỹ thuật và pháp lý, lẽ ra kết quả phải công bố trước khi Formosa thừa nhận lỗi về mình. Chẳng lẽ Chính phủ chờ thuyết phục Formosa thừa nhận trước mới dám công bố nguyên nhân sau? Nói cách khác, phải chăng đã có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà cầm quyền với Formosa trong sự kiện nghiêm trọng này để đối phó dư luận? Vậy yêu cầu chính đáng của người dân cả nước, nạn nhân của thảm hoạ môi trường này, không đáng để Chính phủ ưu tiên quan tâm hơn thủ phạm sao? (Ý kiến của luật sư Lê Công Định).
          Rồi trước câu hỏi của báo chí “Cơ quan công an có khởi tố vụ án hình sự hay không?”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thản nhiên rả lời: “Việc đấu tranh tìm ra thủ phạm là thái độ cương quyết của Đảng, Chính phủ: xử nghiêm không loại trừ bất kỳ tổ chức, cá nhân nào… Nhưng vì Formosa đã nhận lỗi trước người dân VN, đưa ra 5 cam kết về bồi thường hỗ trợ, nên Chính phủ cũng có chính sách độ lượng: Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại”. Đểu giả! Về việc này, Ts Nguyễn Quang A bình luận: “Theo tôi phải tiến hành một vụ án, đánh giá đầy đủ thiệt hại và buộc Formosa phải bồi thường, chứ không thể coi việc 500 triệu đô [họ bảo là để đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu người bị ảnh hưởng] với vài lời hứa như thế này là xong và để chìm xuồng vụ việc”.

          Ngang ngược
          Về thái độ của tập đoàn Formosa, thì từ trước tới nay, người ta chỉ thấy sự ngang ngược Ngay khi xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, giám đốc đối ngoại Chu Xuân Phàm đã khẳng định: giữa cá tôm và nhà máy phải chọn một trong hai. Đến nay, khi tìm ra thủ phạm chính thức là chất kịch độc phenol và cyanur do Formosa xả thải, nó lại tiếp tục “đổ thừa” do mất điện trong vài ngày đầu tháng 4-2016. Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị lại gửi thư cho nhân viên với lời tuyên bố “sẽ giữ lại nhà máy hoạt động bằng bất kỳ giá nào và đặt quyền lợi của cán bộ, nhân viên lên hàng đầu” (không phải luật pháp, người dân và môi trường của VN!). Trong thư này bọn họ lại đưa ra một chủ thể khác mang tên “nhà thầu phụ” là thủ phạm gây thảm hoạ.

          Như thế, so với việc khắc phục những hậu quả hết sức tai hại như cá chết sạch sành sanh gần bờ, một thợ lặn đã tử vong và một số phải điều trị bệnh, hàng ngàn người dân ngộ độc do ăn hải sản trong thời gian qua, biển bị ô nhiễm về lâu dài đến cả nửa thế kỷ từ mặt nước cho tới các rặng san hô bên dưới, hàng triệu người nay đang thất nghiệp và đói khổ, nền kinh tế quốc dân, an ninh đất nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều thế hệ sẽ sinh ra với những dị tật do biến đổi gen vì cha mẹ dùng muối và nước mắm nhiễm kim loại nặng… Nói tóm, tác hại của thảm hoạ này –theo ý kiến của nhiều nhà khoa học– không khác chi một quả bom nguyên tử nổ dưới biển, với những di chứng để lại trong môi trường tới gần cả trăm năm, thì số tiền 500 triệu đôla bồi thường quả là nực cười, bèo bọt, chẳng thấm vào đâu, thậm chí mang tính cách lăng mạ.
          Hiện đang có một vụ kiện hãng xe Volkswagen ở Mỹ, buộc hãng này phải đền chừng 10 tỷ đô cho 475,000 chủ một loại xe của hãng vì đã trang bị một phần mềm lừa hệ thống kiểm định khí thải, 2,7 tỷ đô đền bù môi trường và 2 tỷ đô nữa cho việc nghiên cứu dòng xe bảo vệ môi trường tốt hơn trong tương lai. Rồi như một quán KFC cũng ở Mỹ đã phải bồi thường gần 10 triệu đô cho chỉ một cô bé mà sau khi ăn gà của hãng đã bị bại liệt. 

So với thiệt hại ở Mỹ thì thảm họa môi trường của Việt Nam lớn hơn nhiều. Thành ra 500 triệu đô không phải là tiền đền bù mà là một sự bố thí hay trò đấm mõm. Ấy vậy mà nhà cầm quyền Việt cộng đã vội vàng chấp nhận số tiền bèo bọt ấy. Nó giống như việc một kẻ lái ôtô ẩu, đâm chết người nhưng chỉ đưa tiền cho gia đình nạn nhân đủ mua một quan tài sau khi được chính quyền đứng ra dàn xếp như vậy. Với cái giá đó, Việt cộng đang bán rẻ hiện tại và tương lai dân tộc! Ngư dân nói riêng và đất nước nói chung cần một số tiền lớn hơn rất nhiều –50 tỷ đô– mới thoả đáng cho những thiệt hại vô cùng lớn lao mà Formosa đã và đang gây ra tại VN. 

Khốn nạn thay, đây lại là thoả thuận của riêng đám lãnh đạo VC với cái tập đoàn tai tiếng quốc tế ấy. Chẳng những thế, với kiểu “phạt cho tồn tại” như đã thấy lâu nay với nhiều công ty, xí nghiệp cũng gây ra thảm họa tương tự nhưng với tầm mức nhỏ hơn, Formosa sẽ tiếp tục hoạt động. Một tội phạm về môi trường lừng danh năm châu bốn bể, được nhận cả giải thưởng ô nhục “Hành tinh đen”, vẫn không bị một tòa án nào, quan tòa nào, bản án nào tại VN in dấu thêm vào lịch sử tội ác của nó. 

Dĩ nhiên là không! Bởi lẽ khi bộ máy tham nhũng (toàn bộ đảng và nhà cầm quyền Việt cộng) quyện chặt với một tập đoàn bất hảo như Formosa thì ta chớ nên trông chờ công lý được thực hiện. Tất cả đã được dàn dựng để biến quả núi thành ổ mối, con voi thành con chuột, với luận điệu nực cười: nào là Formosa thành tâm xin lỗi, bỏ ra 500 triệu để bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân, nào là dạy cho ngư dân nghề mới, xử lý môi trường biển, nào là xin hứa khắc phục, cam kết không tái phạm, vân vân và vân vân. Liệu một vụ nữa có xảy ra không? Có trời biết nhưng người cũng đoán được. Chỉ có những kẻ thiểu năng trí tuệ hoặc bị tẩy não nhồi sọ mới tin vào cam kết của một tập đoàn kinh tế đầy tai tiếng về môi trường như Formosa và của một tập đoàn chính trị đầy thành tích tham nhũng và cướp bóc, gian dối và bạo lực như đảng VC.

          Rình chờ.
          Chính vì thế, công luận đang có những phản ứng hết sức dữ dội. Cứ vào những trang hàng triệu độc giả mỗi ngày như Anh Ba Sàm hoặc Dân Làm Báo thì thấy. Đảng và nhà cầm quyền VC không phải không biết điều này. Nên từ trước ngày công bố nguyên nhân đại họa, nhân dân đã thấy có nhiều diễn biến “động binh” của bộ quốc phòng, như xe tăng, thiết giáp, pháo cao xạ… xuất hiện khắp nơi. Theo một số tin tức chưa kiểm chứng, việc vận chuyển các khí tài quân sự này đều có đích đến là Hà Tĩnh - nơi nhà máy Formosa trú đóng. 

Cận thời điểm công bố thủ phạm, tân bộ trưởng công an Tô Lâm đã ra lệnh cho lực lượng dưới quyền phải ngăn chặn các hoạt động biểu tình trong thời gian sắp tới. “Nhiệm vụ trọng tâm” này được ban ra trong một hội nghị tại Sài Gòn hôm 28-6-2016, có sự tham dự của Thủ tướng và lãnh đạo công an 63 tỉnh thành. Trước đó, kể từ đầu tháng 4, người dân đã chứng kiến việc công an bưng bít thông tin, ngăn chặn mọi nỗ lực điều tra độc lập, thẳng tay đàn áp mọi ý kiến phản biện, mọi nghi ngờ bất mãn, tấn công giam nhốt những người biểu tình, vu khống những ai xuống đường vì môi trường là do sự xúi giục của các lực lượng thù địch. Giờ phút này, lực lượng an ninh đang rất phấn khởi với thành tích đạt được, tức cuộc họp báo đã giúp dẹp yên dư luận, và sau cuộc họp báo này thì bất kỳ ai còn lên tiếng đòi minh bạch đều chỉ có thể là “phản động”, cần phải trấn áp mạnh mẽ, vì đó là một tai họa cho chế độ.

          Kết: Nhưng tai họa thực lúc này chính là Formosa. Với sự dung túng mọi mặt nhờ đã được ăn chia của hàng lãnh đạo VC, đó là một ổ độc chất lâu dài cho môi trường đất nước cũng như một nguy cơ tiềm tàng cho an ninh tổ quốc. Tuy nhiên, tai họa lớn hơn hết của Dân tộc vẫn là đảng VC. Bởi lẽ cái chết của biển cũng như của cá chỉ là ngọn của vấn đề, gốc chính là cái chết của lương tâm, của đạo đức, của lý trí và của chính trị nơi đám lãnh đạo vô tổ quốc lẫn vô dân tộc này. Thành thử toàn thể Đồng bào, các lực lượng quần chúng (sinh viên học sinh, nông dân, ngư dân, công nhân), các cộng đồng tôn giáo, các tổ chức xã hội dân sự độc lập cần tiếp tục xuống đường đông đảo, tỏ quyền lực nhân dân để khử cho được mối họa này!

          BAN BIÊN TẬP



--
Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam
_________________________________________________________


Friday, July 1, 2016

DÂN TỘC NỔI DÂY ĐẤU TRANH TỚI CÙNG: TỪ VŨNG ÁNG ĐẾN CHÔN VÙI CƠ CHẾ CSVN



TỪ CÁ CHẾT ĐẾN CHÔN VÙI CSVN
==================
DÂN TỘC NỔI DÂY ĐẤU TRANH TỚI CÙNG:
TỪ VŨNG ÁNG ĐẾN CHÔN VÙI CƠ CHẾ  CSVN

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 29.06.2016
Facebooks :  (1) Phuc Lien Nguyen  & (2) Tudan Tudodanchu


Đức Tổng Giám mục NGÔ QUANG KIỆT, người mà chúng tôi tin tưởng ở lòng cương trực và can đảm nói lên sự thực, đã đến thăm ngư dân đang bị hoạn nạn vì cá chết hàng loạt và thẳng thắn mô tả tai họa nhân tạo này như sau:

Từ lâu, tôi đã được tiếp xúc với bà con Giáo dân thuộc Giáo xứ Đông Yên ở Vũng Áng. Bà con bị giải tỏa đất để xây dựng công ty Formosa thì Giáo dân rất đau khổ và bức xúc, họ đã đi khiếu kiện ở các cấp lãnh đạo kể cả trung ương nhưng chưa có cấp thẩm quyền nào giải quyết thỏa đáng cho họ. Tôi rất là thương họ và không biết làm sao để giúp đỡ.

Tình cảnh của bà con Giáo dân quá đau khổ, xót quê hương, kể như họ rất cô đơn trên lối tối tăm thì họ bày tỏ một cảm xúc rất mãnh liệt cũng là một tình cảm quý mến. Đồng thời nói lên được một tình cảm họ được an ủi khi có người đến thăm bởi vì họ cảm thấy tủi, bị bỏ rơi, bị hắt hủi. Cho nên họ đã dành cho tôi một sự đón tiếp cảm động nhưng rất chân tình và tôi cũng hết sức cảm động khi gặp gỡ bà con Giáo dân.

Khi chứng kiến tất cả đời sống của họ cũng như đi thăm tất cả các bờ biển, tôi cảm thấy đau xót, có thể nói là một cảnh chết chóc. Tôi vào một nhà nghỉ khá lớn của Hà Tĩnh thấy khách vắng hoe, chả thấy khách đâu cả. Rồi đi ra bãi biển thấy thuyền nằm chất đống ở đó, có những con thuyền chỉ còn đậy những tấm vải y hệt như những thân thể bị liệt thì đúng là một cảnh chết chóc. Ở bờ biển không có một sinh vật nào cả, trên bãi cát không có một con dã tràng nào. Tôi thấy ở các bãi biển đều có những con vật nhỏ li ti như con dã tràng, con cua, con ốc thì bãi biển này hoàn toàn chết hết rồi, không còn một tí gì là sự sống nữa. Khi chúng tôi xuống biển, tất cả mọi người đều hết sức đề phòng để cho nước biển không được dính vào chân. Họ kéo thuyền thật cao trên bãi cát, xong rồi thì có thể bước lên bờ để chân mình khó có thể dính nước biển… Cả một sự chết chóc như vậy.

Trong làng trong xóm sự chết chóc đang dần mòn đi tại vì những người dân đánh cá đã ba tháng nay không ra biển thì chả còn thu nhập gì cả. Thành ra chúng tôi thấy sự chết dần mòn. Người ngư dân chết trực tiếp, cá chết thì người đánh cá cũng chết, những người làm nghề liên quan đến nghề cá như người bán xăng cho những tàu đánh cá cũng chết, những người làm chài lưới cũng chết, những người buôn bán hải sản cũng chết, những người chế biến hải sản cũng chết, ngành du lịch cũng chết, bao nhiêu sự chết kéo theo. Người ta đoán là có ít nhất là 5 triệu người bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết này. Hết sức là đau xót, xung quanh đó hết sức là hoang tàn, không còn sức sống, người ta ai cũng mệt mỏi, rã rời và buồn chán.

Tôi thấy cái chết của biển cũng như của cá nó chỉ là cái ngọn vấn đề, cái chính gây ra cái chết này là do cái chết của tâm hồn con người. Tôi thấy có ít nhất có bốn cái chết: cái chết của lương tâm, cái chết của luân lý, cái chết của lý trí, cái chết của chính trị.”

Mở đầu với những lời mô tả trung thực của Đức Tgm.NGÔ QUANG KIỆT như trên về thảm họa tại những tỉnh phía bắc Miền Trung, chúng tôi xin trình bầy trong Bài này những khía cạnh sau đây về Phong trào Dân tộc NỔI DẬY đấu tranh: Từ khởi điểm Vũng Áng phải kiên trì đi tới cùng, đó là đích điểm chôn vùi hẳn cái Cơ chế tội ác CSVN:

=>       Vũng Áng: Tội ác thường phạm chứ không phải chính trị
=>       Từ khởi điểm dân NỔI DẬY đấu tranh Vũng Áng
=>       Đến đích điểm toàn dân CHÔN VÙI hẳn Cơ chế tội ác CSVN
=>       Kết Luận: NỔI DẬY CHÔN VÙI Cơ chế CSVN càng sớm càng hay


Vũng Áng:
Tội ác thường phạm chứ không phải chính trị

Trước hết, phải minh định ngay rằng thảm họa mà Đức Tổng Giám mục NGÔ QUANG KIỆT mô tả trên đây không phải là từ lý do thiên tai mà là do nhân tạo. CSVN luôn luôn ngụy biện những lý do thiên tai về cá chết để chạy tội cho Formosa và cho chính tội ăn hối lộ của lãnh đạo CSVN. Formosa đút hối lộ cho lãnh đạo CSVN để có nhượng quyền đất biển như khu tự trị và có thể xả thải độc chất ra biển không bị kiểm soát khiến cá chết hàng loạt, đó là lý do nhân tạo chứ không phải là thiên tai.

Trong thời gian gần đây, chúng tôi phổ biến nhiều lần lời của Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI:"Người Công giáo tốt là người biết tham gia Chính trị". Trước đây, chúng tôi cũng thường nhắc câu tuyên bố của Cố Giáo Hoàng Gioan Phalô II: "Nếu Nga cho xe tăng xâm chiếm Ba Lan, tôi sẵn sàng cởi áo Giáo Hoàng để về Ba Lan cùng với dân tộc tôi chống lại xâm lăng Nga"

Sở dĩ chúng tôi nhắc ra lời của hai Đức Giáo Hoàng chính là vì có một số Lãnh đạo Tôn giáo, nhất là phía Hội thánh Tin Lành Miền Nam, thường đưa những chữ "Tôn Giáo không làm Chính trị" ra như tấm mền trùm lên để ăn ngon ngủ kỹ VÔ CẢM & VÔ TRÁCH NHIỆM ngay cả khi "giặc Tầu đã vào trong nhà Việt Nam" và ngay cả khi đám cướp đương quyền ăn hối lộ của nước ngoài để họ phá hoại môi trường sống, đe dọa diệt chủng người dân Viêt.

Thực ra hai vấn đề chính yếu mà chúng tôi kêu gọi đấu tranh không thuộc phạm vi Chính tri. Đó là những vấn đề thuộc quyền sống tối thượng của con người. Sinh ra trên Thế giới này, mỗi người có khoảnh đất để sống và người đó được quyền bảo vệ miếng đất khi người bên cạnh xâm phạm vào đất sống của mình. Con vật tự nhiên cũng có quyền bảo vệ vùng đất sống của nó. Câu nói "giặc đến nhà, đàn bà phải đánh" không có chính trị chính em gì trong đó mà một số Lãnh đạo Tôn giáo vì muốn ăn ngon ngủ kỹ yên thân nên phải ngụy biện như quân Pharisieu giả hình bị Chúa Giêsu trách mắng nặng nề. Giặc Tầu đã vào nhà Việt Nam xâm chiếm lãnh hải và lãnh thổ rồi, mọi người phải có bổn phận bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ và lãnh hải. Trốn tránh bảo vệ lãnh hải và lãnh thổ lúc này là sự ô nhục đáng bị khinh bỉ.

Cũng vậy, việc ngư dân các tỉnh phía bắc Miền Trung đang đói ăn vì bị cá chết hàng loạt. Họ đứng lên đấu tranh đòi biết nguyên nhân cá chết để biết đường sử sự, để biết thủ phạm diệt đường sống của họ mà tẩy trừ & tránh tái diễn trong tương lai, đồng thời bắt thủ phạm phải đền bù thiệt hại cho đời sống của họ. Việc đấu tranh này của những nạn nhân tại vùng cá chết bắc miền Trung không phải là hành động Chính trị. Chính Thông Cáo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, ký tên bởi TGM Bùi Văn Đọc, mới mang mầu sắc chính trị thân kẻ cầm quyền Chính trị hiện hành để cản mũi kỳ đà cuộc đấu tranh vô cùng chính đáng của người dân. Việc đấu tranh của người dân 4 tỉnh phía bắc Miền Trung là hoàn toàn chính đáng, buộc phải làm, chứ không mang mầu sắc Chính trị gì cả bởi lẽ họ đấu tranh đòi quyền sống thân xác của họ.

Đảng CSVN đang nắm quyền độc tài độc đảng toàn trị. Những kẻ đương quyền làm nguyên cớ cho xâm lăng của Tàu và liên hệ đến vụ cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh phía bắc Miền Trung đều bị dân chúng xét xử về tội phạm của ho. Nếu nguyên cớ để nhà đương quyền liên can đế việc Tầu xâm lăng và việc cá chết hàng loạt đe dọa diệt chủng là vì ham tiền bạc thì việc chống lại họ không phải là vì chính trị mà chỉ là việc phản đối lại một tội thường phạm, tội bất công làm thiệt hại sinh mạng người khác.

Thực vậy, từ thập niên 90(1990), đảng CSVN không còn là một đảng chính trị nữa, mà đã trở thành một đảng cướp bấu víu lấy quyền lực làm phương tiện vơ vét của chung thành của riêng, ăn cướp dân chúng đút vào túi riêng từng đảng viên. Chính cái lòng tham tiền bạc này mà đảng cướp CSVN đã phản quốc, bán nước cho Tầu. Tội phản quốc, bán nước vì tiền bạc không phải là tội phạm chính trị mà là thường phạm. Cũng vậy, vì ăn hối lộ tiền bạc của Formosa mà nhường khu đất biển rộng hơn Ma Cao với thời gian dài hơn 70 năm như một thuộc địa tự trị và bỏ ngơ việc kiểm soát xả thải kỹ nghệ phá hoại môi trương đe dọa diệt chủng, đó cũng là tội thường phạm chứ không phải là chính trị gì cả.

Chính những lãnh đạo đảng cướp CSVN cũng đều hiểu rõ rằng cái TỘI PHẢN QUỐC BÁN NƯỚC và cái TỘI ĂN HỐI LỘ DẪN ĐẾN HỌA DIỆT CHỦNG là những tội thường phạm chứ không phải là chính trị chính em gì cả.


Từ khởi điểm
dân NỔI DẬY đấu tranh Vũng Áng

Cuộc đấu tranh Vũng Áng đã bắt đầu. Đây là cuộc đấu tranh cho quyền sống của người dân chung quanh vùng Vũng Áng (4 tỉnh phía bắc Miền Trung), đấu tranh cho quyền sống còn của thân xác mình. Nguyên nhân gây ra cá chết hàng loạt là do Formosa xả thải nước kỹ nghệ có độc chất thủy ngân. Việc xả thải độc chất này có thể ngăn cấm được, nhưng nhà đương quyền đã ĂN HỐI LỘ để nhường đất biển như khu tự trị tới 70 năm và nhất là làm câm họng không dám kiểm soát việc xả thải độc chất của Formosa. Đây là tội ăn hối lộ để phá hoại môi sinh của dân và tạo nạn diệt chủng nhiều thế hệ. Đó là TỘI THƯỜNG PHẠM phải được xét xử nghiêm minh.

Thêm vào cái tội ăn hối lộ gây họa diệt chủng, còn cái tội cố tình tìm cách tung hỏa mù làm sai lạc thông tin, đồng thời còn cố chấp tránh né trách nhiệm việc làm sáng tỏ nguyên nhân cá chết, thậm chí còn từ chối việc Liên Hiệp Quốc, Hoa kỳ và Đài Loan muốn giúp mình tìm hiểu một cách khoa học nguyên nhân cá chết. Việc lần hồi không muốn tìm nguyên nhân cá chết này chúng tỏ sự gian xảo và cố chấp của nhà đương quyền trước đòi hỏi vô cùng chính đáng của dân chúng. Lý do của sự cô chấp này chính là vì đã ăn tiền hối lộ ngập họng.

Vũng Áng chỉ là một thí điểm để dân chúng thấy cái bản chất AN HỐI LỘ, THAM NHŨNG, VƠ VÉT TIỀN CỦA CHO CÁ NHÂN của những đảng viên CSVN. Cái bản chất này đã từ thập niên 90 (1990) khi mà đảng chính trị CSVN ham quyền hành nhằm cướp dựt của cải để rồi hoàn toàn trở thành một đảng cướp chứ không còn là một đảng chính trị làm cách mạng nữa. Nhóm cướp CSVN này hoàn toàn thay đổi chủ trương: không làm chính trị để phục vụ dân, mà ngược lại cướp của chung thành của riêng, cướp của dân cho từng đảng viên. Cái bản chất ĂN HỐI LỘ này là đại họa diệt chủng trên toàn lãnh thổ Việt Nam vì khắp nơi đều có những Công ty từ Chệt Cộng, không những xả thải độc chất kỹ nghệ của mình mà còn mang độc chất từ Tầu Cộng sang để xả thải trên đất Việt Nam do đút lót hối lộ cho những người có trách nhiệm kiểm soát. Toàn lãnh thổ Việt Nam sẽ thành một bãi rác quốc tế. Họa diệt chủng sẽ xẩy ra cho toàn Dân Tộc Việt.


Đến đích điểm
toàn dân CHÔN VÙI hẳn Cơ chế tội ác CSVN

Cuộc đấu tranh của dân 4 tỉnh phía bắc Miền Trung chỉ là bắt đầu. CSVN đang tìm đủ mọi cách để dân chúng quên đi vụ cá chết hàng loạt vì độc chất xả ra từ Formosa. Cũng có thể hiểu rằng Formosa đã đút hối lộ đầy họng đám lãnh đạo trung ương và địa phương Hà Tĩnh. Khi cá chết hàng loạt, thì tiền hối lộ nghẹt cổ họng đám CSVN như xương cá nhả ra không yên và nuốt vào cũng không xuôi. Chúng đành phải mặt dầy mày dạn tìm cách đánh trống lảng cho dân chúng quên đi mà không đấu tranh nữa.

Như trên đã trình bầy, việc ĂN HỐI LỘ, THAM NHŨNG trở thành bản chất của nhóm cướp CSVN từ thập niên 90 (1990). Vũng Áng là một thí điểm hiểm hoạ phá hoại môi trường và diệt chủng. Bản chất ĂN HỐI LỘ, THAM NHŨNG sẽ nhân lên nhiều thí điểm Vũng Áng trên toàn cõi Việt Nam. Cuộc đấu tranh của Vũng Áng phải tiếp tục đi tới cũng để làm gương cho tất cả những vùng khác trên toàn cõi Việt Nam.

ĂN HỐI LỘ, THAM NHŨNG là bản chất của đám cướp CSVN, nên việc đấu tranh của Vũng Áng không phải chỉ là để sửa sai cho một trường hợp xuất hiện lẻ tẻ mà phải tận diệt tận gốc cái bản chất ĂN HỐI LỘ, THAM NHŨNG của đảng cướp này.

Những Tập đoàn liên quốc gia đầu tư sản xuất tại Việt Nam. Họ chỉ cần cho đám cướp CSVN ăn hối lộ, vì họ biết "thuộc lòng" bản chất ĂN HỐI LỘ, THAM NHŨNG đám cướp này, để có thể làm bất cứ điều gì trên lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam: trả lương công nhân rẻ mạt, cưỡng ép lấy mặt bằng thả cửa, dành thời gian dài cho những khu tự trị và XẢ CHẤT THẢI ĐỘC HẠI KỸ NGHỆ MÀ KHÔNG BỊ KIỂM SOÁT. Hầu hết, những Tập đoàn liên quốc gia Tầu Cộng, Đại Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, Hông Kông, Tân Gia Ba, Mã Lai, Uc châu, Mỹ, Pháp…vân vân đều thích sử dụng một nhà cầm quyền độc tài mang "Bản chất ĂN HỐI LỘ, THAM NHŨNG” để thủ lợi riêng cho Tập đoàn của mình. Tệ hại hơn cả, nếu những Tập đoàn nước ngoài lại là từ Chệt Cộng, thì phía nhà cầm quyền Việt Nam còn sợ hãi về Chính trị nữa mà không còn dám kiểm soát việc phá hoại môi trường. Những Tập đoàn đến từ Chệt Cộng chắc chắn sẽ chuyển những chất độc từ Tầu sang Việt Nam để xả thải trên biển cả và sông ngòi của Quê Hương Việt Nam chúng ta. Việt Nam sẽ trở thành bãi rác của quốc tế, nhất là từ Chệt Cộng.


Kết Luận:
NỔI DẬY CHÔN VÙI Cơ chế CSVN càng sớm càng hay

Hai cái tội ác trầm trọng của đảng cướp CSVN là:

1)      Phản quốc, bán nước cho kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc Việt Nam. Quân xâm lăng Hán tộc đã vào nhà Việt Nam từ việc chiếm biển đảo, đến việc chiếm các khu tự trị như hình da báo trên toàn đất liền Việt Nam.

2)      Cướp đất đai của dân, Giao mặt bằng dài hạn cho nước ngoài, Không kiểm soát xả thải độc chất kỹ nghệ phá hoại môi trường đưa đến họa diệt chủng.

Lý do để làm hai tội ác trầm trọng này là vì tham tiền, "Bản chất ĂN HỐI LỘ, THAM NHŨNG". Như vậy cái nguyên nhân thúc đẩy phạm hai tội ác này là do tham tiền, thuộc về thường phạm chứ không thuộc về chính trị.

Người dân NỔI DẬY đấu tranh là chống lại và kết án TỘI ÁC THƯỜNG PHẠM, tội BẤT CÔNG, tội CƯỚP CỦA GIẾT NGƯỜI mà thôi.

Phải chôn vùi đi cái Cơ chế Tội ác CSVN càng sớm càng hay để Dân tộc Việt Nam mới có thể thăng tiến Xã Hội và phát triển Kinh Tế.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 29.06.2016
Facebooks :  (1) Phuc Lien Nguyen  & (2) Tudan Tudodanchu
Chú thích :Một số người vì phe nhóm, đã cố tình viết lệch lạc về Lý Lịch của tôi, nên tôi xin phép cho ở đây cái Link Lý Lịch NGUYỄN PHÚC LIÊN như sau :  http://www.viettudan.net/36984/index.html


__._,_.___

Posted by: NGUYEN PHUC LIEN 





Thursday, June 30, 2016

Một đòn nặng nữa giáng xuống Liên Âu



 Một đòn nặng nữa giáng xuống Liên Âu
Lữ Giang
Khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý ngày 23.6.2016 về việc Anh tách rời khỏi Liên Minh Châu Âu được công bố, ông James Butterfill, Giám đốc nghiên cứu và là nhà chiến lược đầu tư tại ETF Securities chia sẻ trên Bloomberg: "Mọi thứ thật đáng sợ, tôi chưa từng chứng kiến điều gì giống thế này. Luồng tiền đang bị xáo trộn trên thị trường. Có rất nhiều nhà đầu tư bị "đánh bật" ra ngoài và nhiều người mất một khoản tiền lớn sau hôm nay".
Thị trường chứng khoán giảm khoảng từ 12 đến 15 % trong phiên giao dịch ngày 24.6.2016, mất khoảng 3.000 tỷ đôla, còn đồng Bảng Anh sụt giá 12% so với đồng USD và 18% so với đồng euro, tức xuống mức thấp nhất trong vòng 31 năm qua.
1_XCCJ
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói: “Chúng tôi ghi nhận quyết định của người dân Anh bằng một sự tiếc nuối. Rõ ràng đây là đòn giáng mạnh cho Châu Âu và cho quá trình thống nhất Liên Âu.” Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault nói ông "buồn cho Vương quốc Anh."
CHÂU ÂU KHÔNG NGỪNG NHẬN THẢM HỌA
Trong 10 năm qua, Liên Minh Châu Âu (gọi tắt là Liên Âu) đã bị nhiều đón rất nặng, phần lớn là từ Hoa Kỳ đưa tới. Trước hết là cuộc khủng hoảng kinh tế 2007 – 2009 ở Mỹ do sự gian lận của các ngân hàng địa ốc Hoa Kỳ. Châu Âu vốn có quan hệ kinh tế mật thiết với Hoa Kỳ nên đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều tổ chức tài chính ở Châu Âu đã bị phá sản đến mức trở thành khủng hoảng tài chính ở một số nước như Iceland. Các nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức và Ý rơi vào suy thoái; Anh, Pháp, Tây Ban Nha giảm tăng trưởng. Khu vực đồng euro rơi vào cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên kể từ ngày thành lập.
Khi kinh tế Châu Âu mới được phục hồi, Hoa Kỳ chơi một đòn thứ hai là áp dụng biện pháp “Nới lỏng Định lượng” (Quantative Easing - giới bình dân gọi là in bạc), tức bơm tiền và nền kinh tế, lúc đầu dự trù khoảng 3.000 tỷ USD, mỗi tháng 85 tỷ USD, để cứu vãn nền kinh Mỹ. Số tiền này về sau lên đến khoảng 5.000 tỷ USD. Đồng đô la bị giảm giá, còn đồng euro tăng lên khiến Châu Âu không còn xuất cảng được. Một số nước trong Liên Âu muốn tách ra và nới lỏng đồng tiền riêng của họ để cứu vãn nền kinh tế. Cuối cùng Liên Âu cũng phải bung ra khoảng 3.000 tỷ euro.
Hết chơi đòn kinh tế, Mỹ chơi đòn chính trị. Vào tháng 9 năm 2015, Hoa Kỳ muốn chiếm vùng phía Bắc Syria để cắt đứt trục lộ giao thông chính của Syria và lật đổ chế độ Assad. Một lực lượng có tên Ahrar al-Sham (Phong trào Hồi giáo của người Syria Tự do) do Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar thành lập, huấn luyện và trang bị với khoảng từ 10.000 đến 20.000 quân. Tháng 9 năm 2015, Thổ Nhĩ Kỳ đã mở biên giới giữa Thổ và Syria rồi cho các tổ chức buôn người lùa khoảng 3 triệu người ở Bắc Syria qua Châu Âu và cho Ahrar al-Sham chiếm vùng này để tiến tới lật đổ chế độ Assad. Nga thấy rõ âm mưu của Mỹ, nên ngày 30.9.2015 đã đổ quân vào Syria và ngăn chận âm mưu đó. Hậu quả là Liên Âu phải gánh chịu nạn di dân Hồi Giáo có thể kéo dài hàng chục năm với phí tổn và các tệ nạn xã hội rất nghiêm trọng. Người Anh không muốn dính líu đến thảm họa này nên đã tìm cách tách ra, đưa tới một thảm họa mới cho Liên Âu.
Vấn đề Liên Âu là một vấn đề khá phức tạp. Chúng tôi sẽ cố gắng tóm lược để giúp độc giả có một khái niệm về biến cố quan trọng này.
VÀI NÉT VỀ LIÊN HIỆP CHÂU ÂU
Liên minh châu Âu (European Union - EU), cũng được gọi là Khối Liên Âu, là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 28 quốc gia thành viên thuộc Châu Âu. Ban đầu, Liên Âu bao gồm 6 quốc gia thành viên là Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan. Đến năm 2007 Liên Âu có 27 thành viên và ngày 1.7.2013 Croatia trở thành thành viên thứ 28. Dân số Liên Âu khoảng 500 triệu. Thành viên có dân số lớn nhất là Đức với 82 triệu, ít nhất là Malta với 0,4 triệu.
BRUSSELS, BELGIUM - JULY 24, 2014: The European Parliament hemicycle (debating chamber) - stock photo
            Quốc hội Liên Âu
Liêm Âu được kết hợp do các hiệp ước sau đây: Hiệp ước Maastricht (1992), Hiệp ước Schengen (1990), Hiệp ước Amsterdam (1999), Hiệp ước Nice (2003) và Hiệp ước Lisbon (2009).
Hiệp ước Maastricht hay còn gọi là Hiệp ước Liên minh châu Âu (Treaty of European Union) là hiệp ước căn bản, được ký ngày 7.2.1992  tại Maastricht Hà Lan nhằm mục đích:
1.- Thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ: Có một đơn vị tiền tệ chung và một ngân hàng trung ương độc lập.
Kể từ ngày 1.1.2002 đồng euro đã chính thức được lưu hành. Hiện nay có 19 quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng euro) là Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha,  Bồ Đào Nha, v.v. Các nước đứng ngoài là Anh, Đan Mạch và Thuỵ Điển.
Liên Âu hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới, GDP năm 2011 đạt 17,57 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 22% GDP danh nghĩa của thế giới; Thu nhập bình quân đầu người toàn Liên Âu đạt 32.900 USD/năm.
2.- Thành lập một liên minh chính trị: Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp.
Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên. Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu Âu tại bất kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú. Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này.
Hiệp ước Schengen (Luxembourg) được ký kết ngày 19.6.1990 quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của 1 trong các nước thành viên là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Tính đến 19/12 năm 2011, tổng số quốc gia công nhận hoàn toàn hiệp ước này là 26 nước (22 quốc gia Liên Âu và 4 nước Đông Âu).
Các thể chế của Liên Âu: Các thể chế chính trị quan trọng của Liên Âu bao gồm Ủy ban Châu Âu, Nghị viện Châu Âu, Hội đồng Liên Âu, Hội đồng Châu Âu, Tòa án Công lý Liên Âu và Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Trụ sở đặt tại Brussels (Bỉ)
THUẬN LỢI VÀ BẤT LỢI CỦA LIÊN ÂU
Sau Thế Chiến Thứ 2, Liên Âu được thành lập để liên kết các quốc gia Châu Âu lại, tạo nên một siêu quốc gia gióng như Hoa Kỳ. Các quốc gia độc lập trong Châu Âu sẽ là những tiểu bang, mỗi quốc gia đều có luật pháp và chính phủ riêng. Còn chính phủ và quốc hội Liêm Âu sẽ là chính phủ liên bang (như Mỹ). Tuy nhiên, liên bang của Liên Âu khó phát triển như Hoa Kỳ được, vì mỗi quốc gia có văn hóa riêng, nhất là ngôn ngữ riêng, có chính sách kinh tế và tài chính riêng… Trong khi đó, Quốc Hội Liên Âu lại thông qua nhiều đạo luật và muốn các quốc gia trong Liên Âu phải tuân theo, làm xói mòn tính cách độc lâp của mỗi quốc gia, gây khó khăn cho họ trong việc ứng phó với tình hình của mỗi quốc gia. Biến cố mới nhất đang gây chia rẽ giữa các quốc gia thuộc Liên Âu, đó và việc đối phó với cuộc di dân của Hồi Giáo Trung Đông do sự thay đổi chiến lược của Hoa Kỳ đưa đưa tới, kèm theo là các cuộc khủng bố.
Vấn đề với đồng euro, đồng tiền chung của 19 quốc gia: Đó là những quốc gia độc lập, có quốc hội riêng, có chính phủ riêng, có chính sách kinh tế và ngân sách riêng. Để hoạt động hiệu quả, 19 quốc gia này phải có nền kinh tế tương đồng, nhưng trong thực tế thì chỉ có Đức, Pháp và Ý là đủ tầm và đủ mạnh. Các quốc gia còn lại quá nhỏ bé. Vì có sự chênh lệch giữa sức mạnh kinh tế, nên uy tín trái phiếu của mỗi quốc gia khác nhau. Đức và Pháp thì xếp hạng tốt, nên thường trả lãi suất thấp.
BẤT ĐỒNG GIỮA ANH VÀ LIÊN ÂU
Phần lớn phe muốn Anh rời khỏi  Liên Âu cho rằng làm thành viên Liên Âu không mang lại lợi ích gì, trái lại đã tước đi của họ quá nhiều quyền như quyền thành lập thỏa thuận thương mại với các nước khác, quyền sử dụng nguồn lực của Anh cho công dân Anh, hay quyền kiểm soát biên giới quốc gia. Đặc biệt, nguyên tắc cho phép tự do đi lại và làm việc giữa các nước thành viên đã khiến cho công dân từ các nước Liên Âu khác đổ xô đến Anh sinh sống và tìm việc làm, gây quá tải cho hệ thống trường học, bệnh viện và các dịch vụ công…, làm ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của họ.
Năm 2013, Thủ tướng David Cameron cho biết ông muốn thương lượng lại với Liên Âu về những điều kiện đang gây thất vọng của người dân Anh. Bốn đề xuất cải cách của Chính phủ Anh  như sau:
(1) Bảo vệ thị trường chung cho Anh và các nước thành viên Liên Âu khác nằm ngoài Khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone);
(2) Nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các nước thành viên Liên Âu;
(3) Mở rộng quyền hạn cho Quốc hội các nước thành viên trong quá trình xây dựng luật tại Nghị viện Châu Âu (EP) và
(4) Thắt chặt luật nhập cư bằng cách xóa bỏ trợ cấp xã hội cho người nhập cư châu Âu trong 4 năm đầu cư trú tại Anh, cấm người lao động châu Âu chuyển tiền trợ cấp ra nước ngoài.
Pháp và một số nước đã nhấn mạnh rằng họ đang cân nhắc đề xuất của Anh song sẽ không ủng hộ bất cứ giải pháp nào giới hạn hoặc có thành kiến liên quan đến sự dịch chuyển một số các giá trị cơ bản của Liên Âu. Bất đồng lớn nhất là yêu cầu giảm phúc lợi đối với người di cư. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker cho rằng sự nhượng bộ này sẽ đưa tới phân biệt đối xử giữa các công dân Liên Âu.
Phe muốn tách rời nói rằng nếu Anh ra khỏi Liên Âu, Anh sẽ tiết kiệm được khoảng 8 tỷ euro mỗi năm do không phải đóng góp vào ngân sách của Liên Âu, thoát khỏi chính sách nông nghiệp và các quy định tài chính Liên Âu. Ngoài ra, người Anh không thể nào tiếp tục chứng kiến đất nước họ bị tràn ngập bởi di dân Hồi Giáo.
Nhưng phe không muốn tách rời cho rằng nếu tách rời Anh cũng sẽ phải chịu thiệt thòi không ít. Giao dịch thương mại với thị trường Liên Âu chiếm một nửa kim ngạch xuất khẩu của Anh, nay nếu tách rời, giao dịch đó sẽ xấu đi. Anh sẽ bị loại ra khỏi các hiệp định tự do thương mại (FTA) mà Liên Âu ký với các nước khác như Canada, Mexico, Hàn Quốc. Liên Âu cũng đã ký kết Hiệp định ưu đãi thương mại với 52 nước, và đang đàm phán thỏa thuận này với 72 nước khác. Nay Anh sẽ phải thương lượng lại với hàng chục quốc gia trong vùng trong tư thế yếu hơn và vị trí của Anh trên trường quốc tế cũng sẽ giảm đáng kể. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Kinh tế London (LSE) dự đoán dòng vốn đầu tư vào Anh có thể giảm đến 22% do các công ty, trong đó có các doanh nghiệp Mỹ, chuyển hướng hoạt động sang địa bàn khác hoặc làm “đóng băng” các dự án sau khi Anh rời Liên Âu. Sự ra đi của Anh còn gây khó khăn cho những nỗ lực đoàn kết để chống khủng bố.
Nhưng người Anh chủ trương rút ra khỏi Liên Âu đã coi ngày 23.6.2016 là ngày họ lấy lại độc lập và quyền tự chủ, và “thà đau một lần rồi thôi, còn hơn phải đau một đời.”
DỰ TRÙ KỊCH BẢN XẤU NHẤT
Ông Donald Tusk, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, đã lên tiếng về kết quả trưng cầu dân ý tại Vương quốc Anh và khẳng định Liên Âu đã chuẩn bị trước cho "kịch bản xấu nhất". Ông cho rằng không có cách nào tiên liệu được hết những hệ quả chính trị từ sự kiện này, đặc biệt đối với Vương quốc Anh. Đây là một thời khắc lịch sử nhưng chắc chắn đây không phải lúc phản ứng hỗn loạn. Ông nói với người dân Liên Âu rằng chúng ta cũng đã chuẩn bị cho kịch bản xấu này.
Ông lạc quan chia sẻ: "Cuối cùng, có thể thấy những năm qua là những năm tháng khó khăn nhất trong lịch sử Liên Âu của chúng ta. Tuy vậy, tôi luôn nhớ tới câu nói cha tôi thường nói với tôi: Những thứ không thể giết chết được con thì sẽ làm cho con mạnh mẽ hơn".
Đồng bảng Anh mất giá đã đẩy đồng USD lên giá, buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải hoãn quyết định tăng lãi suất lâu hơn vì cần có thời gian để đánh giá tác động cũng như đàm phán các điều khoản liên quan đến việc Anh "ly dị" Liên Âu. Bà Janet Yellen, Chủ tịch FED, nói rằng quyết định này gây ra những tác động kinh tế lớn, nổi lên là việc giới đầu tư tìm đến các tài sản định giá bằng đồng USD như là nơi trú ẩn an toàn, khiến đồng USD tăng giá, làm suy yếu xuất khẩu của Mỹ.
Trong 10 năm qua, Hoa Kỳ đã giáng xuống Liên Âu ba đòn khá nặng, nay Anh giáng xuống Liên Âu một đòn thứ ba. Liệu giữa Anh và Liên Âu có tiến tới một giải pháp "ổn định" nhanh chóng được không?
Tổng thống Pháp nói: “Tiến trình Anh rút khỏi Liên hiệp Châu Âu cần phải được tiến hành sớm nhất có thể. Tôi không thể tưởng tượng ra khả năng chính phủ Anh không tôn trọng sự lựa chọn của người dân nước mình”. Còn Chủ tịch Ủy hội Châu Âu nói trước khi diễn ra một hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels: “Chúng ta không thể mãi ở trong tình trạng bất ổn định kéo dài”.
Ngày 30.6.2016
Lữ Giang






__._,_.___

Posted by: Lu Giang 

Cuộc đời chìm nổi của “người ngồi ăn bún chả với Tổng thống Obama”


Cuộc đời chìm nổi của “người ngồi ăn bún chả với Tổng thống Obama”

 Ngày 25/6 tới đây, đầu bếp danh tiếng người Mỹ Anthony Bourdain sẽ bước sang tuổi 60. Là một tên tuổi nổi danh của giới ẩm thực, Anthony những ngày này đang “ngập lụt” trong những lời chúc tụng. Ít ai nhớ rằng, Anthony đã từng suýt “bỏ mạng” vì tuổi trẻ ăn chơi.
 

alt
Trong giới ẩm thực, người ta đều biết rằng sức hấp dẫn của Anthony đối với công chúng không phải chỉ giới hạn ở những hiểu biết về ẩm thực.
Trong số những đầu bếp nổi tiếng nhất thế giới hiện nay, không thể bỏ quên cái tên Anthony Bourdain. Và trong số những đầu bếp kiếm bộn tiền nhờ các show truyền hình ẩm thực ăn khách, lại càng không thể thiếu Anthony.
Một sức hấp dẫn khó lý giải toát ra từ người đàn ông luống tuổi nhưng vẫn đầy sức hấp dẫn này, Anthony vừa có vẻ đẹp lịch lãm của quý ông vừa có chất bụi bặm của kẻ lang bạt…
Loạt chương trình truyền hình ăn khách về đề tài ẩm thực phát trên kênh CNN - “Parts Unknown” (Những nơi chưa biết tới) do Anthony dẫn dắt đã đi qua 7 mùa và vẫn chưa có dấu hiệu sụt giảm sức hút.
Mỗi khi Anthony xuất hiện trong một chương trình truyền hình, viết một bài báo, trả lời một bài phỏng vấn, hay cho ra một cuốn sách, công chúng như thể bị từng lời nói, câu chữ của ông cuốn hút. Đơn giản bởi đằng sau cuộc đời người đàn ông này thực sự có những câu chuyện hấp dẫn, vượt ra ngoài giới hạn của câu chuyện ẩm thực.
alt
Những thành tựu đáng nể mà Anthony đạt được hôm nay khiến nhiều người phải bất ngờ khi biết ông từng nghiện nặng ở tuổi 20. Vượt lên trên những năm tháng tuổi trẻ sa ngã, Anthony đã trở thành một đầu bếp, rồi trở thành bếp trưởng, rồi ra sách ẩm thực bán chạy, trở thành người dẫn chương trình truyền hình ăn khách, đi khắp thế giới với tốc độ và tần suất chóng mặt.
Phong cách thẳng thắn, chân thực, pha trộn giữa chất quý ông và kẻ lang bạt, tạo nên một sức hấp dẫn kỳ lạ ở người đàn ông có mái tóc bạch kim.
alt
Điều thú vị hơn thế, Anthony luôn thể hiện một sự giản dị, khiêm nhường rất thành thật, công chúng thích hình ảnh ông xắn gấu quần ngồi trên ghe ở chợ nổi Việt Nam ăn hủ tiếu, thích hình ảnh ông dân dã, bụi bặm ngồi nhậu với những người đàn ông bản địa ở một miền đất nào đó…
Anthony là người đàn ông đa diện, có thể hóa thân để phù hợp với bất cứ bối cảnh nào mà ông được đặt vào. Chính điều đó khiến công chúng hâm mộ Anthony, khiến ông trở thành người bạn gần gũi đối với bất cứ ai yêu văn hóa và ẩm thực, dù họ có thể chưa gặp gỡ quen biết ông.
alt
alt
Những hình ảnh từng gây bão trên mạng xã hội khiến cư dân mạng thế giới ghen tị với Anthony.
Những hình ảnh từng gây bão trên mạng xã hội khiến cư dân mạng thế giới ghen tị với Anthony.
Trong dịp ông chuẩn bị bước sang tuổi 60, rất nhiều tờ tạp chí chuyên về ẩm thực đã phỏng vấn ông, từ đây, những câu chuyện dung dị, chân thực, ít biết về cuộc đời Anthony Bourdain bắt đầu lộ diện.
Ông cho biết trước khi nghề bếp đưa ông tới với danh tiếng, cuộc sống của ông đã ngập chìm trong khó khăn, nợ nần liên miên, ông không có bảo hiểm sức khỏe, không có tiền nộp thuế, không thể trả tiền nhà, trong tay không có gì…
Cuộc sống đó là hậu quả của những năm tháng tuổi trẻ nghiện ngập. Không muốn kể lại chi tiết quá khứ đáng buồn của mình, Anthony tóm tắt: “Tất cả những gì tôi có thể kể cho các bạn, đó là tôi đã bỏ được ma túy vào thập niên 1980, khi đó tôi ngoài 20 tuổi. Có rất nhiều người bạn của tôi ngày ấy đã không thể đứng lên trở lại từ vũng lầy đó.
“Tôi đáng lẽ đã chết khi mới ngoài 20 tuổi. Thế rồi tôi tìm thấy thành công ở tuổi 40. Tôi làm cha ở tuổi 50. Những gì đã trải qua khiến tôi cảm thấy như thể mình đã đánh cắp một chiếc xe hơi, một chiếc xe thật đẹp, tôi lên xe và kể từ đó, tôi chỉ nhìn lại quá khứ từ gương chiếu hậu.
“Về cuốn ‘Kitchen Confidential’ (Bí mật căn bếp) - cuốn sách ẩm thực đầu tay đưa đến cho tôi danh tiếng bất ngờ, tôi đã viết cuốn sách đó mà không buồn quan tâm và cũng chẳng hề kỳ vọng về việc liệu có ai mua nó về đọc không và người ta sẽ nghĩ gì. Tôi không nghĩ sẽ có ai đọc cuốn sách đó, vậy thì có gì mà phải quan trọng. Tôi cứ viết thật chân thực…
alt
“Cuộc sống sau khi nổi tiếng đối với tôi chỉ đơn giản là tôi có cơ hội để trèo lên một đồi cát trong sa mạc Ai Cập, phóng tầm mắt đi thật xa khi trăng non mới ló, xung quanh tôi là bạn bè, đồng nghiệp, trong bụng chứa đầy những món ăn mà nhiều người khác chưa từng nếm thử. Đó chắc chắn là những khoảnh khắc để đời”.
Những năm tháng tuổi trẻ của Anthony Bourdain khiến ông chỉ muốn nhìn lại qua “gương chiếu hậu”, dù vậy, không nghi ngờ gì, hiện giờ, Anthony đã là một người đàn ông tốt hơn rất nhiều so với quá khứ.
Sau tuổi trẻ lầm lạc, Anthony đã phải trải qua 20 năm ròng vật lộn trong nghề bếp, với “Kitchen Confidential”, Anthony khiến những “kẻ ngoại đạo” hiểu rằng nghề bếp không đơn giản, đó là một thế giới riêng phức tạp, cạnh tranh dữ dội, trong cuốn hồi ký đưa lại danh tiếng cho Anthony Bourdain, ông đã khắc họa chân dung nghề bếp chân thực chưa từng thấy.
Với trải nghiệm của một đầu bếp chuyên nghiệp, Anthony khẳng định gian bếp của các nhà hàng danh tiếng là một nơi căng thẳng, không hề vui vẻ và đôi khi còn rất “hại não”.
Ông khẳng định đó không phải là nơi để dành cho những kẻ đang muốn dạo chơi, bởi họ sẽ sớm phải bỏ chạy vì sợ, nếu không có sự bạo liệt trong cá tính, sự tinh tế đến mức điên rồ trong cách thưởng thức, đánh giá một món ăn.
alt
Từ góc nhìn của người trong cuộc, Anthony chia sẻ cả về cách thức mà một nhà hàng vận hành, điều vốn, thu lời và cách để thực khách không bị nhà hàng “dắt mũi” khi gọi món.
Vậy là sau 20 năm làm bếp, với một cuốn sách đầu tay viết rất “amateur”, không kỳ vọng gì, danh tiếng bất ngờ mỉm cười với Anthony Bourdain. Kể từ đây, Anthony “lên như diều”, hàng loạt show truyền hình ẩm thực qua bàn tay dẫn dắt của ông đều trở nên ăn khách.
Giờ đây, khi chuẩn bị bước sang tuổi 60, Anthony lý giải sự yêu mến mà công chúng dành cho mình rằng: “Tôi chỉ cố gắng tìm kiếm niềm vui, thử thách bản thân và khám phá những điều hấp dẫn, nếu khán giả lựa chọn đồng hành với tôi, tôi muốn họ cũng được vui”.
Có lẽ sự hấp dẫn ở Anthony còn đến từ việc ông không hề cảm thấy khát khao danh tiếng. Ông đưa lại ấn tượng về một người đàn ông vô tình được danh tiếng ghé thăm, nhưng lại rất thờ ơ trong việc đón tiếp vị khách này. Anthony được xem là nhân vật nổi tiếng trên truyền hình sở hữu cá tính chân thực, góc nhìn có chiều sâu, không lợi dụng chiêu trò câu khách.
Cuộc gặp trước khi ông Obama rời Hà Nội.
Cuộc gặp trước khi ông Obama rời Hà Nội.
“Đối với rất nhiều người nổi tiếng xuất hiện trên truyền hình, nỗi sợ lớn nhất của họ là một ngày nào đó sẽ không còn hấp dẫn đủ để được xuất hiện trên truyền hình nữa. Và nỗi sợ đó điều khiển họ”, Anthony bình luận.
Loạt chương trình ăn khách “Parts Unknown” của Anthony đã lớn lên cùng với sự dẫn dắt của ông, để từ một show ban đầu chỉ hướng đến ẩm thực, giờ trở thành một show hướng đến những vấn đề rộng lớn hơn như văn hóa - con người - đất nước. Trong phần 8 sắp trở lại màn ảnh nhỏ vào tháng 9, có một tập khắc họa chuyến hành trình của ông tại Hà Nội cùng với ngài Obama.
Anthony tin rằng việc đi du lịch đã giúp ông thay đổi theo chiều hướng tốt hơn: “Tôi nhận ra rằng phần đông con người trên thế giới này đều rất tử tế, nhân hậu và đều đang cố gắng hết sức để sống tốt cuộc đời của họ. Không phải lúc nào tôi cũng nhìn nhận lạc quan như thế về bản chất con người.
alt
“Bạn càng đi nhiều, bạn sẽ càng khiêm tốn, nhún nhường, bởi bạn sẽ chứng kiến những điều khốn khổ xảy đến với những con người tốt bụng. Bạn sẽ thấy những con người bị đè nặng dưới bánh xe số phận hết lần này đến lần khác một cách không thương xót.
Và rồi chợt hiểu rằng những điều tồi tệ có thể dễ dàng xảy đến với bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào trong cuộc đời này. Và tôi ôm con gái mình chặt hơn một chút mỗi khi tôi trở về sau một chuyến đi.
“Có một hình xăm trên cánh tay tôi, viết bằng chữ Hy Lạp cổ đại, dịch ra có nghĩa là ‘Tôi chẳng là gì cả’. Nếu tôi cần phải tin vào một sự thật tối thượng nào, thì đó chính là điều tôi tin. Một sự hoài nghi tích cực, bởi tất cả những điều mà tôi biết hôm nay có thể đến một lúc nào đó hóa ra lại là sai, sự vô định đó mới chính là điều bất biến của cuộc đời”.
Với một cách nhìn tương đối “mông lung” (nhưng phải khẳng định là tích cực) về cuộc đời như vậy, tất cả những gì chúng ta có thể nói về cuộc đời Anthony Bourdain ở tuổi 60, đó là vẫn còn rất nhiều điều khó đoán ở người đàn ông đáng kinh ngạc này. Chúc mừng sinh nhật tuổi 60, Anthony Bourdain!











__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link