Saturday, April 1, 2017

Từ Bắc Vào Nam

Từ Bắc Vào Nam 
Nguyễn Thị Thanh Dương 
Image result for Từ Bắc Vào Nam
Sau ngày 30 tháng Tư cuộc sống của cả miền nam Việt Nam đã đổi đời, đổi từ sướng sang khổ, đổi từ tự do sang kềm kẹp, đâu đâu cũng là những cuộc sống dè dặt và khó khăn, gia đình chị Bông cũng nằm trong cảnh ấy.

Món tiền của cha mẹ chị dành dụm gởi trong ngân hàng Việt Nam Thương Tín kể như mất toi, món tiền của vợ chồng chị cũng gởi trong Việt Nam Thương Tín thì chị may mắn hơn, tháng 8 năm 1975 chị sinh thằng con thứ hai, chị đã viết đơn ra ủy ban phường xin xác nhận hoàn cảnh vừa mới sinh con nên ngân hàng Việt Nam Thương Tín lúc này do nhà nước quản lý đã cho chị lãnh 10 ngàn đồng.

Tiền của mình bỗng bị cướp trắng trợn, phải nằm trong diện khó khăn, ma chay, sinh đẻ hay hoạn nạn gì đó mới được nhà nước cứu xét trả lại 10 ngàn đồng cho dù tổng số tiền gởi là bao nhiêu và rồi số tiền còn lại chết yểu, chết oan ức không bao giờ trở về với chủ.

Vài năm sau khi chị Bông đi thăm chồng tù cải tạo tại trại Z30C rừng lá Hàm Tân Thuận Hải, chị gặp bà vợ ông Nguyễn Văn Mão giám đốc ngân hàng Việt Nam Thương Tín cũng đi thăm chồng, người nổi tiếng đi đến đâu ai cũng biết. Ông giám đốc ngân hàng còn sa cơ thê thảm thế kia thì xá chi món tiền nhỏ nhoi của mình.

Với chế độ mới người ta phải cẩn thận từng lời ăn tiếng nói kẻo bị tù oan. Một thằng bé hàng xóm chị Bông trong lúc chơi đùa với các bạn ngoài đường nó hát nhại câu hát trong bài ?Túp lều lý trưởng? là ?Từ ngày giải phóng vô đây mình khổ thật nhiềủ anh bộ đội đi đường nghe thấy, chẳng biết anh đang đi đâu vậy mà cũng mất thì giờ bắt nó đưa lên uỷ ban phường nhờ giáo dục lạị, bố mẹ nó phải làm giấy cam kết dạy dỗ con để bảo lãnh nó về, cũng may nó tuổi vị thành niên, nếu lớn hơn chắc đi tù cải tạo vì tội phản động, xuyên tạc chế độ.

Có hôm chị Bông đi chợ đang mua bó rau muống, bà bán rau người miền Nam thấy hai anh bộ đội xách giỏ đến gần bà đã vồn vã mời chào :

- Mời hai đồng chí mua raụmuống?.

Hai anh đã không mua mà khó chịu gắt gỏng:

- Ai đồng chí với bà, ăn nói phải cẩn thận nhé

- Bà đã đi bộ đội đã chiến đấu với chúng tôi ngày nào chưa mà gọi chúng tôi là đồng chí, hả?

Hai anh bộ đội mặc quân phục đội nón cối chân đi dép râu làm từ lốp xe chắc là ?anh nuôỉ lo việc bếp núc cho đơn vị hay cơ quan tập thể nào đó, hình ảnh các bộ đội mặc quân phục đi chợ, hai ống quần xắn lên khỏi mắt cá chân cho gọn thật khôi hài, thật ngứa mắt trông như người đi cày đi cấy nhưng nhìn mãi thành quen mắt không ai còn ngạc nhiên nữa.. Các anh đi chợ bằng xe đạp thồ, rau cỏ chất đầy, thời ấy bếp ăn tập thể hay tư nhân thì rau luôn là thức ăn chủ yếu.

Bà bán rau xưng hô hai từ ?đồng chí? với hai anh bộ đội là bày tỏ sự thân thiết, tưởng lấy lòng họ lại bị họ mắng...Khi hai anh bộ đội đi xa bà bán rau buông câu nói hậm hực:

- Bộ tao ham làm đồng chí với mày sao, tao chỉ muốn bán cho mày mấy bó rau thôi, đừng có chảnh nghe con.?

Người thắng cuộc miền Bắc vui mừng háo hức tràn vào miền Nam đủ mọi hình thức, làm việc, công tác, thăm thân nhân hay đi cho biết miền Nam, ngắm cảnh miền Nam để ăn mừng cho bao công lao của họ đã hi sinh chiến đấu.

Nhưng người dân miền Nam chẳng mấy ai muốn ra thủ đô Hà Nội của bên thắng cuộc cả.

Bố chị Bông cũng không có ý định về thăm quê cũ, ông không lạ gì Việt Cộng, thời buổi sau 1975 tranh tối tranh sáng, trong miền Nam cũng đã có kẻ thời cơ hại người rồi, bố chị đã bị công an đến nhà ?mờỉ lên ủy ban phường ?làm việc?, cả nhà rất lo ngại không biết chuyện gì đã xảy ra và sẽ xảy ra. Từ phường bố chị bị chuyển lên ủy ban huyện và biệt tăm biệt tích hơn 1 tháng mới được tha về.

Thì ra có kẻ hàng xóm nào đó đã tố với ủy ban quân quản bố chị là ?mật vụ chìm?của ?ngụy quân nguỵ quyền? trong khi ông chỉ là cảnh sát viên bình thường trong phủ thủ tướng ...

Trong Nam đã thế nói gì đến miền Bắc của phe chiến thắng, những người di cư 1954 nay trở về thăm miền Bắc sẽ bị để ý, bị ?nhân dân? khinh miệt trả thù.

Bố chị chỉ gởi cầu may một lá thư về quê cũ cho người em họ để hỏi thăm họ hàng quyến thuộc, gọi là ?cầu maỷ vì sau bao nhiêu năm ly tán kể từ 1954 chẳng biết thân nhân còn ở quê không. Thế mà lá thư vẫn có người nhận và người em họ của bố đã trả lời thư.

Ban đầu chị Bông không tin, một mực nói:

- Làm gì một lá thư không số nhà lại đến tay người nhận được? Có chắc đây là thư của chú Côi không?

Bố chị giải thích:

- Chú ấy đã kể về những họ hàng nội ngoại, bên nội và bên ngoại các con cùng quê mà, chú Côi còn kể về những kỷ niệm giữa bố và chú ngày xưa thì chính là chú còn ai vào đây nữa .. Ở phố thì bố không biết chứ ở quê thì cả làng cả xã ai cũng biết nhau, lá thư gởi tên người nào thì sẽ đến đúng tay người ấy, chẳng cần số nhà ngoài tên làng tên xã.

- Nhưng lạ ở chỗ cả một thời gian dài từ 1954 đến giờ mà họ vẫn không rời khỏi làng quể

- Vì tình quê cha đất tổ, vì luật lệ hành chính xã hội ràng buộc nên họ vẫn bám lấy làng quê. Biết đâu vài chục năm sau nữa chúng ta gởi thư về người thân ở làng quê này vẫn không cần số nhà, tên đường..

Sau lá thư của bố thì gia đình chị Bông nhận được những lá thư của các thân nhân khác, chắc chú Côi đã khoe thư của bố chị với mọi người. Thư viết trên trang giấy học trò, có thư chữ viết nắn nót, có thư chữ viết như gà bới nhưng thư nào cũng đầy ắp nhớ thương và không bao giờ thiếu câu mở đầu nghiêm chỉnh trên mỗi lá thư là :? Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam . Ðộc lập tự do hạnh phúc?, xong ?thủ tục? với nhà nước rồi nhân dân mới viết riêng tư gì thì viết.

Chị Bông đã ngạc nhiên hỏi bố:

- Thân nhân của bố viết thư như viết tờ đơn, họ làm việc cho chính quyền nên quen tay chăng?

Bố chị chép miệng:

- Họ là nông dân thôi, nhưng là ai thì cũng là người của miền Bắc bao nhiêu năm sống với xã hội chủ nghĩa.

Không ngờ chỉ một lá thư bố chị gởi về hỏi thăm những thân nhân nội ngoại ấy mà đã nhận lại những tình cảm qúa đổi thắm thiết, sau những thư từ là những người khách không mời đã lần lượt từ Bắc vào Nam thăm gia đình chị Bông..

Năm 1978 gia đình chị đón một khách đầu tiên từ miền Bắc vào. Lúc này xe lửa Thống Nhất Bắc Nam đã thông, gía vé bao cấp còn rẻ.

Một hai đứa trẻ con hàng xóm chạy xộc vào nhà chị Bông hí hửng báo tin:

- Chị Bông ơi, nhà chị có khách ngoài Bắc kìa. .Bà ấy gánh hai bao tải to lắm

. Chị Bông cũng vui mừng thông báo ngay với bố:

- Bố ơi khách Bắc này chắc giàu lắm, họ gánh hai bao tải qùa vào cho nhà mình.

Bà cô ruột của chị Bông đã gồng gánh từ Bắc vào Nam , bà hỏi thăm từ đầu đường đến cuối xóm nên cả khu xóm ai cũng biết nhà chị đang có khách Bắc.

Bố chị dặn dò:

- Ðây là em ruột của bố, chúng ta ?giấy rách phải giữ lấy lề? tiếp đãi cô hậu hĩ . Ngày xưa khi bố theo ông nội đi làm ăn xa quê cô Cam đã mấy lần dẫn mẹ các con từ làng quê đi Hà Nội đến Bắc Giang rồi Móng Cái thăm bố...

Thời điểm lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm đều phải mua bằng sổ hạn chế theo từng đầu người không đủ ăn đủ dùng nên bố chị đã cẩn thận dăn dò thế, kể lể ân tình thế để phòng xa vì đã từng có cảnh khách đến nhà người ta không muốn mời ăn ở sợ hao tốn. Miếng ăn cái mặc bỗng lên ngôi, gía trị tình cảm con người bị chà đạp xuống thấp.?

Vào đến nhà cô Cam đòi thắp hương cho ông nội chị và mẹ chị, cô nước mắt ngắn dài khóc thương người cha xa cách từ năm 1954 và bà chị dâu hiền lành vắn số.

Mấy đứa em háo hức thì thầm với chị Bông:

- Chị ơi, cô Cam mua những gì mà nhiều thế?

Chị Bông sốt ruột:

- Không biết, đợi cô thắp hương xong sẽ mở qùả

Các em và hai con chị Bông tò mò và nao nức chờ cô Cam cho qùa, không biết là những qùa gì trong hai cái bao tải to tướng bằng vải ấy. Cô mở cái tay nải nhỏ trước, lấy ra mấy quả chuối tiêu chín nẫu đã nhũn mềm và tiếc rẻ:

- Chưa kịp ăn thì nó chín cả rồi, trong Nam nắng nóng qúa, mấy qủa chuối này cô mua ăn lúc đi đường, vẫn còn ăn được các cháu ăn đỉ

Thấy chẳng đứa nào muốn nhận mấy qủa chuối thâm đen cô Cam lại moi trong tay nải ra mấy bịch bỏng, mỗi nắm bỏng to tròn bằng nắm tay, cô Cam hớn hở mời mọc::

- Ðây là qùa cô mua cho các cháu, bỏng ở làng quê ta trẻ con nào cũng thích, gạo rang thành bỏng trộn với đường mật và gừng thơm ngon lắm.

Ðứa em gái út của chị Bông thất vọng:

- Ở đây cũng có bỏng này, thế còn món gì trong hai cái bao kia hả cô?

Thằng Bi 3 tuổi con của chị Bông cũng bắt chước dì nó vòi vĩnh:

- Bi muốn cô mở cái bao to kia cho cháu qùả

- Này con, dì út gọi là cô Cam nhưng con phải gọi là bà Cam , từ từ bà Cam sẽ cho con qùa mà..

Chị Bông mắng con đừng nóng lòng mà lòng chị vẫn chờ mong hai bao tải kia được mở ngay ra.

Cô Cam trả lời con cháu út nhưng nhìn chị Bông để giải thích:

- Cái món này các cháu không ăn được, không phải qùa cháu ạ, đây là tỏi vườn cô thu hoạch, năm nay tỏi ở quê ta được mùa nên mất gía, bán rẻ như cho mà người ta còn chê không muốn mua, nhân thể chuyến đi cô mang vào Nam may ra bán khá hơn, thu đồng vốn nào hay đồng vốn ấy..

Tội nghiệp cô Cam đã mang cả gánh tỏi từ Bắc vào Nam .

Chị Bông thất vọng thì ít nhưng các em và hai con chị thất vọng thì nhiều, chúng đành nhận mấy nắm bỏng đặc sản của làng quê cô Cam còn hơn không có món gì.

.Cô Cam bảo chị:

- Mai cháu dẫn cô ra chợ bán tỏi nhé, ở đây cô xứ lạ quê người.

Chị Bông bùi ngùi thương cô:

- Vâng, cô muốn chợ gần chợ xa gì cũng được?

Cô Cam đã gánh tỏi ra chợ tìm các bạn hàng và bán sỉ cho họ với gía rẻ bèo nhưng cô bảo cũng đỡ hơn gía ở quê rồi cô buồn rầu kể:

- Những mùa bội thu lại là mùa mất tiền cháu ạ, công sức mình như đổ sông đổ biển, có năm thu hoạch khoai tây gía qúa rẻ, vừa bán đổ bán tháo vừa tranh thủ luộc khoai tây ăn trừ cơm ngao ngán đến tận cổ thế mà vẫn ăn không kịp, khoai tây mọc mầm tua tủả

Thấy cô Cam tiêu thụ được gánh tỏi bố chị rất vui, chỉ sợ cô em nghèo khổ phen này mất hết vốn liếng trồng trọt.

Những ngày cô ở chơi mấy chị em chị Bông đã đưa cô đi chơi Sài Gòn, đi sở thú và đến thăm vài nhà họ hàng hay người làng người nước, đến nơi nào cô Cam cũng thích. Cô cảm động nói:

- Cám ơn anh và các cháu đã cho em đi tham quan nhiều nơi, xưa nay em chỉ quanh quẩn bên ao làng, bên ruộng nương..Sao mà đường phố Sài Gòn hoành tráng thế cơ chứ.

Ðời cô Cam là một bể khổ, lấy phải người chồng vũ phu lại phụ bạc, ăn ở với vợ có 3 con rồi bỏ đi lấy vợ bé, cô làm lụng ruộng vườn quần quật mà nuôi con vẫn bữa đói bữa no. Ông chồng bệnh chết, người vợ bé hiền lành nhu nhược chẳng biết nương tựa ai mang 2 con về nhà vợ cả xin ở chung. Hai bà vợ của ông chồng qúa vãng cùng ở chung nhà thuận hòa như hai chị em ruột và nuôi 5 đứa con, nếu không biết thì chẳng ai phân biệt những đứa trẻ ấy là con bà nào vì hai bà đều thương yêu chúng như nhau, hai bà đều cật lực làm việc để nuôi chúng...

Ông chồng thật tốt số, lấy hai bà vợ cùng hiền lành phúc hậu, hai bà vợ góa cùng yên phận thờ chồng, ông tha hồ sung sướng yên nghỉ nơi chín suối..

Có lẽ giai đoạn cuộc đời cô Cam sống chung với ?tình địch? lại bình yên hạnh phúc hơn khi sống với người chồng.

Bà vợ bé cũng đoản mệnh như chồng, hiện 5 con vẫn sống với một bà mẹ là cô Cam ..

Ngày cô trở về Bắc bố chị đã mua vé tàu cho cô và tặng cô món tiền nhỏ, cô đã rưng rưng nước mắt trách anh trai từng xông pha theo cha buôn bán khắp phương Bắc, giỏi giang nhanh nhẹn thế mà cái ngày di cư cha và anh đi thoát sao không dẫn cô theo để đời cô bao nhiêu năm nghèo khổ cho đến bây giờ.?

Sau cô Cam những năm sau đó chị Bông không thể nhớ theo thứ tự những ai đã từ Bắc vào Nam thăm gia đình chị, họ hàng gần, họ hàng xa đều được bố chị tiếp đãi thân tình và cho tiền tàu xe lượt về quê, có người chỉ là người làng, họ đi buôn hàng vào Nam cũng ?quá cảnh? nhà chị để có chỗ tạm trú ăn ở không mất tiền và ít nhiều cũng có qùa mang về, những bộ ly tách đẹp ngày nào chị Bông đã mua trong các cửa hiệu trong thương xá Tax trưng bày trong tủ chè cũng mang ra tặng cho khách vì họ khen đẹp và khao khát được một bộ tách như thế, cả những tấm khăn lông to đẹp chị vẫn cất để dành trong tù chưa dám dùng đến cũng là món qùa tặng cho khách. để làm kỷ niệm. Cuối cùng tủ chè và tủ quần áo của nhà chị rỗng dần chẳng có gì đẹp hay đáng giá nữa.

Chị Bông lo xa::

- Bố ơi, nếu cứ cái đà này thì ?.cả làng sẽ vào thăm nhà mình, gạo mua theo sổ thì ít , gạo chợ đen thì đắt đỏ..?

Bố chị luôn an ủi:

- Người ta có qúy mình mới vào thăm, một giọt máu đào hơn ao nước lã?cao lắm mỗi người chỉ vào thăm một lần, đừng để bố mang tiếng cả đời.

Một hôm có chiếc xe xích lô máy đậu xịch ngay trước cửa nhà chị Bông, trên xe bước xuống là một bà Bắc kỳ mặc quần đen, ống quần ngắn lấc cấc, chân đi đôi dép nhựa màu trắng, tay xách một cái làn mây. Bà nhớn nhác nhìn số nhà chị rồi lao vào nhà gọi to:

- Anh ôi, các cháu ôỉ

Bố chị chạy ra ngỡ ngàng:

- - Chào chị, chị đây là ai nhỉ?..??

- Em là vợ Côi đây, Côi và anh hay chơi đùa với nhau ngày xưa ấy.. Nhà em kể rằng.hai anh em họ mà cứ thân thiết hơn cả anh em ruột.

Và thím Côi òa khóc như mưa :

- Ôi anh ôi, ối các cháu ôỉ!!

Bố chị luống cuống:

- A, thím Côi đây hả? nhưng chuyện gì thế thím Côi? Nhà quê có tin gì xấu chăng?? mong thím bình tĩnh kể tôi nghẻ

Chị Bông cũng ái ngại hỏi thăm:

- Hay thím vừa bị kẻ cắp móc túi ở bến xe ??

Thím vẫn nước mắt tuôn rơi::

- Ôi anh ôi, ôi các cháu ôi. Chẳng có việc gì xảy ra cả, em vào thăm anh và các cháu đây, chỉ vì cảm động quá khi găp nhau em không sao cầm được nước mắt?.

Thì ra thế. Một bà thím họ xa cách cả không gian và thời gian thậm chí chưa biết mặt các cháu sao mà tình cảm tha thiết đến thế, làm chị Bông cũng cảm động theo.

Thím Côi khác hẳn với cô Cam, thím mang cho các cháu nhiều qùa bánh và luôn âu yếm xoa đầu nắm tay các em chị Bông và hai con chị Bông làm như chúng từng quen thuộc với thím, từng ở trong vòng tay của thím. Thím còn móc túi lấy ra những đồng tiền lẻ cho các cháu để muốn mua gì thì mua, trẻ con thích thím Côi ra mặt.

Khách Bắc nào cũng được gia đình chị Bông tiếp đón tương tự, dẫn đi thăm chợ Bến Thành, đi chơi sở thú và đi thăm họ hàng làng nước.

Bố của bố chị và bố của chú Côi là hai anh em ruột, thím Côi đã tha thiết nói với bố chị:

- Anh cho em xin một tấm hình của ông để em mang về Bắc thờ cúng với ông em., bây giờ đất nước ta hòa bình nhà nhà đoàn tụ, hai anh em ông ấy cũng đoàn tụ trên bàn thờ hương khói anh nhá.

Thế là hình ông nội chị Bông được trao cho thím Côi, ông sẽ trở về quê cũ, ngồi trên bàn thờ với ông em ruột sau những thăng trầm bể dâu của thời cuộc, của cuộc đời.

Một tuần sau thím Côi bảo chị Bông:

- Thím vào Nam thăm gia đình cháu nhân thể muốn mua món đồ điện tử mang về nhà dùng, nghe nói hàng điện tử ở Sài Gòn có nhiều loại xịn lắm?

- Vậy thím muốn mua gì cháu sẽ dẫn thím ra đường Huỳnh Thúc Kháng bán đủ thứ hàng điện tử tha hồ cho thím chọn lựa.

- Chỉ còn 2 ngày nữa thím về Bắc mà còn bận đi thăm mấy người nhà bên thím ở Khánh Hội và đi mua sắm thêm nhiều món quần áo nên bận rộn lắm. Cháu là người thành phố rành rẽ hơn thím, cháu cứ mua hộ thím 1 cái đài cát sét loại nào hiện đại nhất là được, bao nhiêu tiền không thành vấn đề. Thế thôi, cháu nắm bắt được ý của thím chưa? Cháu quán triệt chưa?. .

- Vâng cháu hiểu rồỉ

Thím Côi rộng rãi và xài sang qúa, chị Bông ngầm nể nang thím. Như đọc được ý nghĩ của chị Bông, thím Côi khoe:

- Cháu ơi, nhà nước ta đang từng bước xóa đói giảm nghèo, chẳng mấy chốc mà ai cũng có điều kiện như thím mua đài nghe tin tức khỏi cần nghe loa từ uỷ ban thông tin văn hoá xã nữa. Loa đọc ra rả rát cả tai..

Chị Bông vui vẻ vì được thím tin cậy:

- Cháu sẽ mua 1 cái đài cát sét bảo đảm thím sẽ vừa ý.

Thím Côi nói xong không đưa tiền hay nói năng gì thêm, chắc là thím quên, chị Bông không dám nhắc sợ thím buồn thím giận người nhà không tin cậy nhau trong khi thím đến nhà chị đã bộc lộ bao nhiêu là tình cảm, đã xin hình ông nội chị để thờ cúng, đã móc túi cho các em chị cho con chị tiền mua quà vặt.

Chị Bông bàn với bố:

- Thím đi cả ngày thăm họ hàng bên thím mà ngày về quê cận kề hay là con cứ bỏ tiền ra mua cái radio cassette rồi về thím trả sau bố nhỉ?

Bố chị gật gù:

- Phải đấy, chắc thím ấy bận rộn nên quên chưa đưa tiền hoặc là thím chẳng biết gía cả bao nhiêu mà đưa nên đợi con mua hàng về thím mới trả tiền sau ...

Chị Bông đã đi đến mấy con đường nổi tiếng chuyên bán hàng điện tử để chọn mua 1 máy cassette ưng ý nhất giá tương đương 5 chỉ vàng, mang về nhà chị khoe thím món hàng đẹp nhưng thím chỉ nói cám ơn vẫn không đá động gì đến tiền bạc dù chị đã mấy lần nhấn mạnh cháu phải bán đi mấy chỉ vàng để mua cái máy này.

Ngày mai thím Côi sẽ ra ga Hòa Hưng về Bắc, chị Bông thấp tha thấp thỏm đợi chờ thím trả tiền từng giờ, từng phút, chị đã vờ nhắc nhở:

- Thím xem lại hành lý có quên gì không.?

- Ðủ cả cháu ạ?

Thím ngọt ngào như đường như mật :

- Các cháu có quên thím thì quên chứ thím chẳng bao giờ quên các cháu.

- Thế ?thế?cái máy cát sét thím lên tàu phải cẩn thận đề phòng kẻ cắp nhé, những 5 chỉ vàng đấỷ?

- Cháu vô tư đi, kẻ cắp nào dám đụng đến thím? Thím từng đi buôn mạn ngược rừng xanh núi đỏ thím còn không sợ nữa là?

Cuối cùng chị Bông chịu đựng hết nổi bèn ngượng ngùng nói::

- Thím ơi, còn tiền cái máy cát sét của cháu thím chưa đưả..

- Ấy chết thím quên chưa báo cáo với cháu là thím đã mua hàng hết tiền rồi, thím mua một mớ quần áo may sẵn về quê bán kiếm tí lời tí lãi bù lỗ tiền tiêu vặt chuyến đi này cháu ạ.

Chị Bông thót cả tim:

- Vậy là?.??

- Thím cháu mình đi đâu mà mất, về quê thím sẽ gom tiền gởi trả cháu ngay, cháu muốn tính tiền lời thím cũng trả.

- Cháu mua bao nhiêu thím trả bấy nhiêu là được rồi.

Năm chỉ vàng thời điểm này và trong hoàn cảnh của chị Bông thật lớn lao vậy mà thím đã khơi khơi mượn nợ chị một cách nhẹ nhàng và tài tình qúa.

Những gia đình Bắc kỳ di cư 1954 như gia đình chị Bông đều có khách từ Bắc vào thăm, phần nhiều chủ nhà đều phải tiếp đón và cho qùa tùy theo hoàn cảnh gia đình.

Nhà chị Mai bạn thân của chị Bông thì may mắn hơn, bà bác ở Hà Nội mang vào Nam rất nhiều qùa cho em và các cháu, bà mang vải hợp tác xã, bát đũa và cái phích nước Trung Quốc thịnh hành thời đó?

Vào đến Sài Gòn bà chị Hà Nội mới ngã ngửa khi thấy căn nhà 3 tầng lầu nguy nga của gia đình em ngay trên con đường lớn gần bệnh viện Từ Dũ

Bà Hà Nội nói với bà Sài Gòn::

- Chị nghe tuyên truyền trong miền Nam đói khổ thiếu ăn thiếu mặc nên chị đã mang vải và mua chợ đen mấy ký lương khô cho nhà em bồi dưỡng đây. Ai ngờ..

Bà em Sài Gòn thành thật:

- Vải hợp tác xã toàn mùi dầu mua về các con em không chịu may mặc em phải bán lại con buôn, còn lương khô thì có ngon lành gì đâu, ăn vào chỉ tổ khát nước.?

- Ừ, nhưng lương khô tổng hợp nhiều chất bột bổ dưỡng, bộ đội chiến trường nếu mất nguồn liên lạc có lương khô và nước thì vẫn sống và chiến đấu đấy em?.

Bà chị Hà Nội đi dạo khắp nhà và trầm trồ khen nhà em gái to lớn còn hơn cả cơ quan nhà nước ở Hà Nội. Bà bùi ngùi :

-.Chị cứ tưởng đời chị là yên ổn sung sướng hơn người, hai vợ chồng đều là cán bộ, chế độ tem phiếu đầy đủ, chính phủ cấp nhà ở ngay Hà Nội dù chật hẹp và chung hộ với gia đình khác nhưng khối kẻ mơ mà không có. Vào miền Nam thấy nhà em chị tủi thân qúạ, 3 tầng lầu có 3 cái chuồng xí, còn nhà chị phải dùng chuồng xí tập thể..?

Ðể đáp lễ bà chị, mẹ Mai đã tặng chị nhiều hàng hóa gía trị gấp mấy lần món qùa bà đã nhận.

Gia đình chị Bông đã sang Mỹ định cư, không còn ai ở lại Việt Nam dĩ nhiên không kể những thân nhân miền Bắc. Mối liên hệ tình cảm vẫn tiếp tục, những người khách không mời năm xưa vẫn nhận qùa mỗi cuối năm.

Bố chị nói đúng, cho tới bây giờ gia đình chị vẫn gởi thư về thân nhân miền bắc chỉ cần ghi tên người nhận và địa chỉ vẫn không có số nhà, vẫn là tên làng tên xã không hề thay đổi.. Thật bền bỉ đến kinh ngạc và thán phục khi hơn 3/4 thế kỷ mà người ta vẫn ở yên một chỗ nếu tính những người cùng trang lứa với bố chị sinh từ năm 1927 tại làng quê này.

Sau vụ biến cố September 11, 2001 gia đình chị Bông nhận được lá thư từ miền Bắc của chú Côi, chữ chú vẫn gà bới như xưa, phần đầu thư vẫn trịnh trọng tuyên truyền giùm nhà nước như xưa:

?Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .. Ðộc lập tự do hạnh phúc.

Anh kính nhớ và các cháu luyến nhớ, trước tiên em có lời hỏi thăm sức khỏe cả nhà, được tin cả nhà ta bên ấy bình an không bị ảnh hưởng gì trong vụ khủng bố chúng em bên này vui mừng lắm??

Và cuối thư chú Côi đã bày tỏ cảm tưởng:

?Nghe đài thấy vụ khủng bố toà nhà cao tầng ở Mỹ vào ngày mồng 11 tháng 9 chúng em cực kỳ kinh hãi. Em xin gởi lời chia buồn đến tất cả nhân dân Mỹ và chúc nhân dân Mỹ kiên cường phấn đấu vượt qua giai đoạn khó khăn nàỵ?.

Những câu văn này chắc là chú Côi bắt chước những bài viết trên báo, trên đài, sặc mùi nhà nước..

Bây giờ những thân nhân ngoài Bắc của gia đình chị Bông có muốn đến thăm nhà chị cũng không được, ai bán vé xe lửa cho họ từ Bắc?sang nước Mỹ như ngày nào họ mua vé xe lửa từ Bắc vào Nam.

Từ Bắc vào Nam năm 1975 những đoàn quân miền Bắc đã vơ vét bao nhiêu ?chiến lợi phẩm? nhà cửa, đất đai ruộng vườn, của cải của dân miền Nam bỏ lại hay bị cưỡng chế.

Từ Bắc vào Nam những người dân miền Bắc dù bất cứ thành phần nào, thăm thân nhân họ hàng sau bao nhiêu năm xa cách cũng nhặt nhạnh xin qùa, xin của mang về.

Người bên thua cuộc là kẻ cho và người bên thắng cuộc là người nhận. Ðiều nghịch lý lại là sự thật, thế nên trong thời điểm đó nhân gian miền Nam đã có câu ?Người miền Bắc thích ?cua bể? miền Nam.?.

* "Cua Bể" : Bê của
Nguyễn Thị Thanh Dương

__._,_.___

Posted by: Gia Cat

Friday, March 31, 2017

Kính mời nghe các You tube thời sự

MOT Y CHI CHONG CONG
               MOT LOI THE GIANH LAI QUE HUONG

 




Đồ Không Có Tổ Quốc

Huỳnh Quốc Bình Tiêu đề bài viết này do tôi lấy từ câu truyện của người khác. Truyện kể về người bạn này mắng ôn...

                                                                                                                                                                      
__._,_.___

Posted by: Hieu Doan 

Thursday, March 30, 2017

ĐIỂM BÁO PHÁP QUỐC NGÀY 30/03/2017 Brexit, giai đoạn khó khăn nhất mở màn



 

ĐIỂM BÁO PHÁP QUỐC NGÀY 30/03/2017

Brexit, giai đoạn khó khăn nhất mở màn

Thanh Hà
media
Cờ Liên Hiệp Châu Âu và tháp chuông đồng hồ Big Ben- Luân Đôn.Reuters

Brexit, giai đoạn khó khăn nhất bắt đầu mở ra. Toàn cảnh chính trị Pháp thêm rối ren : « Phát súng khai tử đảng Xã Hội ». Quan hệ Paris Bắc Kinh thêm căng thẳng sau vụ một công dân Trung Quốc bị cảnh sát Pháp bắn chết tại nhà.
29/03/2017, một ngày lịch sử đối với Liên Hiệp Âu Châu và nước Anh. Luân Đôn ký đơn xin ly dị, tựa trên báo La Croix. « Brexit sống ngày đầu tiên- Lá thư đoạn tuyệt » tựa trên báo Libération bên cạnh bức ảnh thủ tướng Theresa May rất nghiêm trang, ký vào bức thư gửi đến 27 thành viên còn lại trong Liên Hiệp Âu Châu, sau hơn 40 năm « chung sống ».
Trong lá thư « đoạn tuyệt » đó, nữ thủ tướng Anh mặc cả với Âu châu rằng Luân Đôn tiếp tục hợp tác với Bruxelles chống khủng bố với điều kiện phải đạt được một thỏa thuận có lợi cho thương mại của Anh. Tờ báo không ngần ngại chỉ trích bà May « bắt bí » Liên Âu. Le Figaro ghi nhận : Luân Đôn đem vấn đề an ninh ra để đổi lấy một thỏa thuận thương mại có lợi cho nước Anh.
Báo kinh tế Les Echos nói tới giọng điệu « vừa hòa hoãn vừa mang tính đe dọa » trong lá thư dài 6 trang thủ tướng Anh gửi đến lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu  và các đối tác.
Thực tế là nước Anh và Liên Âu có hai năm để đàm phán. Le Figaro cho rằng, trong 24 tháng, nước Anh có thể đạt được một thỏa thuận trên phương diện chính trị, nhưng về mặt kinh tế thì đó là điều không tưởng.
Le Monde : « hai năm là thời gian quá ngắn để hoàn tất thủ tục ly dị. Liên Hiệp Âu Châu đã ký hiệp định tự do mậu dịch song phương với Việt Nam trong thời gian ngắn kỷ lục là 4 năm vậy làm thế nào để trong vỏn vẹn 24 tháng Anh Quốc và 27 nước còn lại trong Liên Âu tìm ra đồng thuận trên hàng trăm, hàng ngàn lĩnh vực khác nhau » ?
Từ nay tới đó, từ ngành hàng không đến quản lý chất thải nguyên tử, từ các hoạt động tài chính đến ngoại giao giữa Luân Đôn và 27 nước còn lại trong Liên Hiệp Âu Châu  trở nên phức tạp hơn nhiều.
Chỉ riêng trong lĩnh vực hàng không, tờ báo nêu câu hỏi : Liệu hãng hàng không giá rẻ EasyJet có phải hủy các chuyến bay Paris- Lisboa hay Berlin-Athens hay không ? Bởi vì tới nay, nhờ thỏa thuận tự do không lưu hiện hành từ cuối những năm 1990 mà các hãng hàng không Anh Quốc được quyền mở tất cả các chuyến bay giữa hai nước trong Liên Hiệp Châu Âu. Với Brexit, thỏa thuận đó sẽ phải được xét lại. Hậu quả trực tiếp với EasyJet là tất cả các chuyến bay đều phải đáp qua một thành phố trên lãnh thổ Anh.
Một lĩnh vực khác đang lo ngại không kém là ngành  kỹ nghệ sản xuất xe hơi. Các hãng xe Anh đang trong chu kỳ thịnh vượng, gần bằng với thời đại hoàng kim những năm 1970. Thành tích đó có được chủ yếu nhờ thị trường rộng lớn của Liên Hiệp Âu Châu: một nửa số lượng xe ra lò từ vương quốc Anh là để bán cho 27 thành viên khác trong gia đình ; phụ tùng xe hơi phục vụ cho các nhà máy trên xứ sở của Churchill chủ yếu mua của các đối tác Âu Châu với thuế nhập khẩu rất nhẹ. Sau Brexit, mức thuế nhập khẩu đó lập tức quay lại mức 10 %. Đây là thiệt hại không nhỏ cho các hãng xe ở bên kia bờ biển Manche Ngược lại thì các hãng xe của Pháp, Đức cũng sẽ bị đánh thuế cao hơn khi xuất khẩu xe vào thị trường Anh.
Dù vậy trước mắt, kinh tế Anh kháng cự khá tốt sau cơn bão Brexit, nhưng Le Monde đặt câu hỏi : Hiện tượng này kéo dài được bao lâu ? Trên Les Echos, giáo sư, Robert Skidelsky, đại học Warwick – miền trung nước Anh, nhắc lại rằng, một trong những nét đặc thù của bộ môn kinh tế là các chuyên gia lỗi lạc nhất, những mô hình dự báo tinh vi nhất rất thường đoán sai.
Điều này đã được chứng minh trong trường hợp Brexit, ít ra là kể từ tháng 6/2016 tới nay : Kinh tế Anh không rơi vào vực thẳm như các viện nghiên cứu lo ngại. Trái lại các chỉ số từ tiêu thụ đến đầu tư tại quốc gia này có phần tươi sáng hơn. Riêng một điều các chuyên gia dự báo đúng : đó là đồng bảng Anh mất giá. Trong 9 tháng qua, điều đó có lợi cho khu vực xuất khẩu của Anh.
Chính trị Pháp : « Phát súng khai tử đảng Xã Hội »
Inline images 1

Ba tuần lễ trước bầu cử tổng thống Pháp vòng 1, bàn cơ chính trị Pháp được « sắp đặt lại » sau khi cựu thủ tướng Valls bỏ rơi ứng cử viên đảng Xã Hội, và dành lá phiếu cho ứng cử viên của phong trào Tiến Bước- En Marche. « Đâm sau lưng chiến sĩ », « sự phản bội », « Phát súng khai tử đảng Xã Hội”, sau khi tan vỡ, « đảng Xã Hội nổ tung » … là những cụm từ các tờ báo từ tả sang hữu đều dành để nói về sự kiện này.
Bức hý họa của Plantu trên báo Le Monde vẽ ứng cử viên đảng Xã Hội Benoit Hamon, lưng cắm đầy dao. Ở xa phía sau, là hình ảnh một Manuel Valls đang cầm một con dao khác, miệng lẩm bẩm : « Tặng cho Hamon nhát dao cuối cùng ».
Báo công giáo La Croix trong bài xã luận nói tới « đòn chí tử » đối với một đảng mà từ nhiều năm qua đã bị phân rẽ giữa hai cánh cải tổ và bảo thủ. Gương mặt tiêu biểu cho cánh bảo thủ đó trong hàng ngũ của đảng Xã Hội là ông Hamon.
Le Figaro thiên hữu hài lòng khi thấy đối lập chính của đảng Những Người Cộng Hòa trải qua « cuộc khủng hoảng chết người » vì cảnh « anh em cùng nhà giết nhau ». Cựu thủ tướng Valls từng cam kết ủng hộ Benoit Hamon, để rồi nuốt lời hứa. Tờ báo giải thích : thấy trước viễn cảnh thua to vì thất bại ê chề sau 5 năm đảng Xã Hội cầm quyền, cựu thủ tướng Pháp « tìm một lối thoát hiểm ».
Libération thiên tả nặng lời phê phán Manuel Valls khi cho rằng, cựu thủ tướng Pháp giờ đây thấy gió xoay chiều, thuận lợi cho ông Macron thì lại muốn bắt kịp con tàu của phong trào En Marche.
Nhà giàu Pháp lo ngại trước bầu cử tổng thống
Trong lúc các ứng cử viên tổng thống Pháp đang lao vào một cuộc chạy đua nước rút trước vòng 1 ngày 23/04/2017, Les Echos chú ý tới mối lo ngại của thành phần cử tri « có của ăn của để ».
Giới có tiền tiết kiệm sợ đảng cực hữu với chủ trương bài Âu châu đắc cử sẽ từ bỏ đồng euro, để quay lại với đồng Franc xưa kia. Khi đó tiết kiệm của họ bị mất giá. Bên cạnh đó là chính sách thuế khóa của các ứng cử viên cánh tả và cực tả muốn « đánh thuế nhà giàu » cũng là một tai họa. Còn hai ứng cử viên cánh hữu và độc lập có chương trình tranh cử « khả dĩ » nhất trong mắt giới chủ doanh nghiêp thì nhất, lại chẳng mấy quan tâm đến quyền lợi của những người có khả năng bơm tiền vào guồng máy kinh tế của Pháp.
Căng thẳng Paris – Bắc Kinh ?
Cộng đồng người Hoa tại Paris phẫn nộ sau cái chết của một người đàn ông 56 tuổi, ở quận 19 tối Chủ Nhật vừa qua. Hai tờ báo Pháp, Le Monde và La Croix cùng đặt câu hỏi, liệu có dẫn tới căng thẳng trong quan hệ giữa Paris với Bắc Kinh ?
Le Monde nói tới những điều « không rõ ràng » liên quan đến vụ một công dân Trung Quốc, Lưu Thiệu Nghiêu (Liu Shaoyao) bị cảnh sát Pháp xông vào nhà và bắn chết. Đó là căn cứ vào lời khai của gia đình nạn nhân. Còn theo cảnh sát Pháp, đương sự đã dùng kéo đả thương nhân viên an ninh trước khi bị bắn chết ngay trong căn nhà của ông ta.
Trong ba ngày qua, cộng đồng người Hoa ở Paris liên tục xuống đường đòi công lý. La Croix cũng có một bài báo ngắn về một cộng đồng vừa phẫn nộ vừa không hiểu lối   cư xử của nhân viên an ninh Pháp. Nhưng cái chính là sự việc này, đang làm xấu thêm hình ảnh của nước Pháp trong mắt  dưluận Trung Quốc.
Năm ngoái, một ông thợ may cũng người Hoa ở Aubervilliers, ngoại ô phía bắc Paris, thiệt mạng vì bị kẻ cướp tấn công, du khách Trung Quốc cũng nhiều lần bị cướp giật. Ngoài đe dọa khủng bố, an ninh là một trở ngại với nhiều người Hoa muốn sang Pháp chơi.
Gáo nước lạnh cho xã hội dân sự Trung Quốc

Rất xa Paris, tại xứ sở của  Tập Cận Bình, Bắc Kinh đang siết chặt gọng kềm với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài làm việc tại Trung Quốc. Thông tín viên của báo Libération tại chỗ ví von : ba tháng sau khi chính thức có hiệu lực, luật gia tăng kiểm soát các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đang « thổi một làn gió đại hàn » lên xã hội dân sự Trung Quốc. Chỉ còn 72 trong số khoảng 7.000 tổ chức được giấy phép hoạt động.
Tác giả bài báo lưu ý : về mặt chính thức các tổ chức phi chính phủ vẫn được giấy phép hoạt động, nhưng điều đó không cấm cản họ bị công an theo dõi, nhân viên nhà nước đến khám xét trụ sở văn phòng, tịch thu giấy tờ hay phong tỏa tài khoản ngân hàng …
Một người trong cuộc nói với phóng viên báo Libération : tất cả những hành vi đó nhằm phòng ngừa nổ ra một cuộc cách mạng trên quê hương Mao.
Galaxy S8 lá chủ bài của Samsung

Trong lĩnh vực  tin học tập đoàn Samsung trình làng điện thoại thông minh đời mới Galaxy S8. Như ghi nhận của tờ Le Figaro, Samsung hy vọng với thành công của Galaxy S8, mọi người sẽ quên đi thất bại ê chề với kiểu điện thoại Note 7 hồi năm ngoái.
Les Echos đăng ảnh lãnh đạo chi nhánh điện thoại thông minh của tập đoàn này tại New York, hai tay cầm hai chiếc S8 ở bên trên là hàng tựa : “ Samsung tô điểm lại hình ảnh với smartphone thế hệ mới ”. Vụ điện thoại Note 7 bị nổ chẳng những đã hủy hoại uy tín của tập đoàn Hàn Quốc này mà còn gây thiệt hại 5 tỷ euro cho Samsung. Tại Âu Châu , muốn sắm Galaxy S8 ta phải đợi đến cuối tháng Tư, giá mỗi chiếc bán ra là 809 euro.
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Monday, March 27, 2017

Đồ Không Có Tổ Quốc



Đồ Không Có Tổ Quốc

Huỳnh Quốc Bình

Tiêu đề bài viết này do tôi lấy từ câu truyện của người khác. Truyện kể về người bạn này mắng ông bạn kia rằng: “Mầy là đồ không có Tổ Quốc” Tại sao có lời mắng thậm tệ giữa hai người bạn với nhau, xin mời quý độc giả chịu khó đọc đến cuối bài thì sẽ rõ.


Liên quan đến bài viết, tôi hiểu về định nghĩa hai chữ “Tổ Quốc” trong tiếng Việt, có nghĩa là “đất nước” là dải giang sơn gắn liền với bao thế hệ ông cha, tổ tiên của mình. Cho nên kẻ nào đem quê Cha, đất Tổ dâng bán cho ngoại bang thì bị liệt vào thành phần phản quốc hay quân bán nước. 

Bọn VC ngày nay chính là quân bán nước cầu vinh.

Nếu độc giả nào đồng tình với định nghĩa về hai chữ “Tổ Quốc” và nhận xét trên của tôi thì xin mời đọc tiếp. Ai thấy lòng mình không có gì cần phải bận tâm về chuyện đất nước mình hoặc tổ quốc mình có còn hay đã mất… Thì đừng thèm đọc tiếp, bởi nếu quý vị đọc tiếp, chắc chắn quý vị sẽ bực bội hay thù ghét người viết bài này.

Tiếng Việt mình thật sâu sắc. Thí dụ, ai có những hành động gian ác, xằng bậy thì thiên hạ gọi là “thằng”, “con”, “tên” hay “kẻ”, hoặc “đồ”. Người tử tế lương thiện, dù là người ăn mày người ta cũng trân trọng gọi bằng “ông”. Tôi xin chứng minh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam có câu: “Chó đâu chó sủa lỗ không, không thằng ăn trộm cũng ông ăn mày”.

Ai muốn chứng tỏ mình là người “tu hành”, “đạo đức, thiêng liêng”, hay “hài hòa”, hoặc chống cộng theo kiểu “văn minh” thì cứ tự nhiên gọi đám VC bằng “ông” hay “bà”. Còn tôi thì căn cứ vào các hành động cướp của giết người của bọn chúng, tôi không ngần ngại gọi chúng nó là thằng hay con, để phân biệt giữa thiện và ác, hoặc giữa người tử tế với đám lưu manh
Cong an VC tra tan phu nu
Hình: mô tả cảnh công an VC tra tấn phụ nữ cho đến chết

Bọn VC đích thị là đồ gian ác. Chúng nó là những tên cướp ngày, là đồ không có Tổ Quốc. Tổ Quốc của chúng nó trước đây là Liên Xô, là của cái gọi là “cách mạng”. Chính Hồ Chí Minh đã khẳng định như thế, chứ không phải do tôi gán ép. Tổ Quốc của Hồ và cái đảng cướp của đương sự chính là “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Sau khi Liên Sô xụp đổ thì tổ quốc của đảng VC chính là “Tổ quốc Tàu cộng”…. Cho nên, nếu người dân Việt Nam nào có nghe bọn VC nói đến hai chữ “yêu nước” thì phải hiểu đó là chiêu bài của những kẻ mị dân.

Đứng trước tình trạng đất nước Việt Nam hiện nay, nếu những người dân Việt nào có điều kiện để lên tiếng hay hành động mà lại dửng dưng trước tiếng rên siết của đồng bào mình, chỉ lo hưởng thụ và tìm cách làm giàu trên nỗi khổ đau của dân mình, hoặc tiếp tục thờ ơ trước vận mệnh nước nhà bằng lối tuyên bố “tôi không chuyện chính trị”… Thì những người Việt Nam đó chẳng khác nào những kẻ không có tổ quốc, giống như đồ hại dân, hay quân VC bán nước.

VC man ro
Hình: VC cho xe ủi cán chết một phụ nữ biểu tình phản đối cưỡng chế đất ở Hải Dương

Thưa đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước! Nếu chúng ta sợ VC đến nỗi không dám nói, không dám làm gì cả, để mặc cho bọn VC dâng trọn đất nước mình cho bọn Tàu cộng, thì chúng ta tuy sống mà kể như đã chết. Người Việt Nam nào cũng từng có sự tự hào của một dân tộc anh hùng và có bốn ngàn năm văn hiến phải không? Một dân tộc anh hùng mà tại sao lại chọn sống nhục thay vì phải chết vinh? Tôi tin rằng bất cứ ai còn lương tri, cần phải quan tâm đến việc góp phần chấm dứt chế độ VC gian ác, hầu có thể dành lại đất Tổ của mình.

Nếu chúng ta nhận mình là người có học, có hiểu biết, và có đủ tin tức và bằng chứng là bọn lãnh tụ đảng VC bán nước cho tụi Tàu cướp nước, mà chúng ta lại cố tình lơ đi, không làm gì cả, hoặc chỉ giỏi chửi đổng bọn VC qua ly cà phê hay chén trà, và nói hay làm những điều có lợi cho VC thì chúng ta chính là “đồ không có Tổ Quốc”.

Nếu chúng ta nhận mình là người tỵ nạn VC mà lại thường xuyên mang đô la về Việt Nam tiếp máu cho bọn VC, bằng cách ra vào VN như đi chợ bởi những lý do không chính đáng, như du hí, tìm lạc thú, hát hò cho bọn VC nó thưởng thức qua các vỏ bọc “làm văn nghệ”, “văn hóa”, “vì chữ hiếu” “làm từ thiện”, “giảng đạo”… Mà bất chấp sự sống còn của đất nước và dân tộc mình, thì chúng ta chính là “đồ không có Tổ Quốc”.

Tôi xin kể hầu quý độc giả một câu chuyện thật mà tôi từng biết qua. Đầu Thập Niên 80, ông bạn thân của tôi, gặp lại người anh họ của ông tại Hoa Kỳ. Hai người thân nhau lắm. Có lần hai người kể nhau nghe chuyện cũ, ông anh họ của bạn tôi hết sức tự hào về thành tích làm giàu của ông trong thời chiến tranh Việt Nam. Ông ấy kể với bạn tôi rằng: – Chú biết không, hồi thời Quốc Gia đánh nhau với VC, đó là lúc gia đình tôi làm giàu thật nhanh chóng.

Bạn tôi hỏi ông ấy làm giàu bằng cách nào thì ông cho biết: – Lúc dân chúng tản cư ra chợ để lánh nạn VC. Gia đình tôi mang chiếc ghe chài gần 200 tấn neo giữa ngã ba sông, thuộc vùng có lính Quốc Gia trấn giữ. Tôi chờ cho dân tản cư đi qua, tôi lấy thực phẩm, và thuốc men bán cho họ. Tôi bán giá cao, họ vì không tiền nên phải bán đổ bán tháo các vật dụng của họ cho tôi, để lấy tiền mà mua thực phẩm hay các vật dụng khác từ gia đình tôi. Chỉ trong một mùa người ta tản cư, thì chúng tôi thu về số lợi thật to lớn… Nhờ có dịp làm ra tiền như thế nên gia đình tôi mới có khả năng chạy ra hải ngoại sau ngày 30-4-75. Nhờ có của chìm của nổi mà gia đình tôi mới giàu có cho đến sau này.

Ông kia còn kể tiếp rằng: – Chú biết không, lúc gia đình tôi đang mua bán rất thuận lợi, tiền vô như nước thì một thằng bạn thân của tôi tìm cách rủ rê tôi theo “cách mạng” để “đánh Mỹ cứu nước”, nhưng còn lâu tôi mới nghe nó. Ba tôi căn dặn tôi rằng “Tụi việt cộng rất gian ác, chúng nó luôn nói hai lời, đừng tin bọn chúng. Còn mấy ông Quốc Gia, thì mình cũng cần phải tránh xa mấy ổng để tụi VC không kết tội mình thân với Quốc Gia.

 Gia đình mình không nên dính dấp bên nào cả. Mình lo làm ăn thôi. Ai chống cộng mặc kệ họ. Kể cả mấy ông VC có mua gạo hay thuốc men thì mình cũng vừa bán, vừa cho để yên thân. Riêng mấy ông Quốc Gia thì mình cứ mua bán thả cửa vì mấy ổng có luật lệ chứ không giống mấy ông bên kia. Nhớ dò la tin tức cho kỹ, nếu biết khi nào mấy ông lính Quốc Gia được tăng tiền trợ cấp thì lập tức tăng giá thực phẩm lên cao.

Bạn tôi nói với tôi rằng, ông đã suýt văng tục với người anh họ của ông. Ông đè nén được để khỏi bật lên tiếng là vì ông còn nghĩ đến tình họ hàng, vả lại ông kia lớn hơn bạn tôi trên mười tuổi nên bạn tôi dành phải nhịn cho qua chuyện.

Vậy mà ông kia còn hùng hồn kể tiếp: – Chú biết không, vì tôi từ chối theo tụi VC để làm “cách mạng” nên thằng bạn của tôi cứ tìm đủ cách giải thích cho tôi, nào là tụi ngụy đang ôm chân tụi đế quốc Mỹ, cho nên mình cần làm cách mạng, đánh đuổi tụi nó… Tôi nghĩ trong lòng, đồ cái thằng dốt đặc cán mai, dốt bỏ m… mà đòi làm cách mạng. Vậy mà nó còn dám mắng tôi,”mầy đúng là đồ không có tổ quốc” chỉ vì tôi không chịu nghe lời nó chạy theo “cách mạng”.

Nghe ông anh họ kể về cái “khôn” và sự “thức thời” của gia đình ông, nên bạn tôi suy nghĩ một hồi rồi nói với ông anh họ của mình rằng:

– Em nghĩ ông bạn của anh nói đúng đó. Ông ta mắng anh là “đồ không có tổ quốc” đúng quá đi thôi. Ông ta dốt mà còn biết đi “đánh Mỹ cứu nước” dù cho rằng ông ta bị VC nó lừa. Còn hơn anh là người có học, có bằng chứng về sự gian manh của VC mà lại chọn thái độ an thân, không làm gì cả. Gia đình anh chỉ lo làm giàu trên nổi khổ đau của đồng bào mình… Thì ông kia mắng anh là “đồ không có tổ quốc” có gì là sai?

Bạn tôi cũng cho biết thêm là kể từ ngày đó cho đến hơn 30 năm sau, tức là cho đến khi ông anh họ của bạn tôi qua đời, hai người ít khi có dịp mặt nhau. Nếu phải gặp trong những trường hợp không thể tránh thì chỉ chào hỏi qua loa chứ không còn thân thiện như hơn 30 năm về trước.

Lời kết: Thật sự thì trong cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại, nhiều người trong chúng ta từng trải qua những năm tháng cùng cực, khổ đau, bị tù đày sau khi VC chiếm miền Nam. Từng chứng kiến và thù ghét sự gian ác của bọn cộng phỉ, từng mong đợi có ngày được “phục thù”, từng ôm ấp bao nhiêu hoài bão và lý tưởng cao đẹp, từng lo sợ mình phải trở thành những kẻ không có hay không còn tổ quốc, nhưng nay đã vội quên đi. 

Chúng ta chỉ thích tranh đua về danh lợi, tiền tài, mà không còn nhớ gì đến quê hương dân tộc. Có người còn bắt chước nhau hùng hồn tuyên bố “không làm chính trị” để dễ dàng bưng tai, bịt mắt trước tiếng rên siết của đồng bào bên quê nhà như đã nói. Có người dù biết bản thân mình là tỵ nạn cộng sản nhưng luôn tìm cách quên đi quá khứ để cố lăn sả vào đời sống mới, không cần biết đất nước Việt Nam hiện nay còn hay đã mất. Nếu đúng như thế, thì có phải chúng ta là đồ không có Tổ Quốc?

Huỳnh Quốc Bình

__._,_.___

Posted by: HungViet Bui 

Tổng Biểu tình tuần thứ 4: Lửa giới trẻ Sài Gòn bùng cháy sẽ không thể dập tắt! ,,,,,Tiếng Kêu Cứu Thống Thiết Của Người Dân MIền Trung Việt Nam GM. Nguyễn Thái Hợp và 228 Linh Mục Gửi Thỉnh Nguyện Thư




From:
Sent:
---------- Forwarded message ----------

Thưa Quý V,
Trước tình hình cp bách ca đt nước VN, theo cha Lý thì biu tình bt bo đng e rng quá tr, VN s tr thành Tây Tàng 2 vì hin ti tàu cng đã bt đu tràn vào VN tng khi lượng ln, và chúng nó thc hin chiến thut da beo trên toàn lãnh th VN , nghĩa là chúng nó chiếm ri rác tng vùng, mi nơi ch cn trăm thng tàu cng sng bình thường nhưng trong nhà ca chúng có trang b ngm đy đ vũ khí, khi thi đim đến,  chúng ra tay 1 lúc  giết đng bào ti ch chung quanh chúng, trong khi dân chúng không có gì đ t v và s chết ri rác tng vùng vì b chúng cô lâp, trò ly gián này ca tàu cng s làm cho dân chúng VN không th nào kết t li đ chng chúng nó được mà s chết tc tưởi... chúng ta hãy nhìn cách phá hoi ca tàu cng trên đt nước VN: đu đc thc ăn đ c nước bnh hon, min nam chúng phá vùng đng bng Cu Long làm hết lúa go, min trung có Formosa, min bc thì sát biên gii, chúng chy qua tn công quá d dàng cùng vi vic th cá trên sông Hng.

Như vy gii pháp bo đng cho hin ti là cn thiết nghĩa là phi đt sch, giết sch tàu cng.
1/ Phi đt sch tt c các h tng cơ s ca tàu cng trên lãnh th VN, ngay c các nhà tư nhân buôn bán trá hình ca tàu cng , chc chn trong nhà chúng nó trang b vũ khí , ch cn bùi nhùi tm xăng là xong ngay.
2/ Giết tng thng tàu cng, ám sát, th tiêu..
Không giết chúng nó bây gi thì chúng s giết dân mình, không th mang s đo dc gi này vào cuc chiến này dược.

Tây Tng đang b tàu cng công khai ra mt khng b, phá hy các cơ s tôn giáo ngàn năm ca Tây Tng, tàu cng đang th tiêu bt b giam cm các nhà  lãnh do ni tiếng ti Tây Tng , có quc gia nào lên tiếng can thip đem quân vào gii thoát Tây Tng không ? dù rng nhiều năm trời qua Đc Đt Ma đi chu du khp nơi  trên thế giới đ cu cu....
VN cũng vy, không ai giúp chúng ta hết , t chúng ta cu chúng ta mà thôi..

Xin cám ơn.


From:




Tổng Biểu tình tuần thứ 4: Lửa giới trẻ Sài Gòn bùng cháy sẽ không thể dập tắt!


(trich).....Kinh chuc quy vi bieu tinhThanh Cong va Lat do Chinh Phu cua DCSVN ! Love.


__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay





From:


Thưa quý vị,

Vì trang web:<www.thamhoaformosa.com> bị đánh phá liên tục, nên xin quý vị kiên nhẫn thử nhiều lần sẽ vào được. Khi vào được xin ký Thinh nhuyện thư thật nhanh trước khi bị kéo xuống.

Xin quý vị báo tin này cho thân hữu nếu quý vị chuyển tới họ. Hiện đã có trên 60,000 người ký tên và còn đang cần trên 14,000 chữ ký nữa.

Chân thành cám ơn quý vị


Tiếng Kêu Cứu Thống Thiết Của Người Dân MIền Trung Việt Nam
GM. Nguyễn Thái Hợp và 228 Linh Mục Gửi Thỉnh Nguyện Thư

(Giáo phận Vinh): Trên trang báo điện tử mới được thành lập qua địa chỉ: http://www.thamhoaformosa%20.com/ đăng tải bức thỉnh nguyện thư với lời lẽ khẩn thiết thỉnh cầu Tổng Thống, Chủ Tịnh Quốc Hội, Thủ Tướng Chính Phủ Đài Loan, Liên Hiệp Âu Châu, Ngân Hàng Phát Triển Thế Giới và  Á Châu, Các tổ chức Hiệp hội quốc tế bảo vệ môi trường và toàn thể những người yêu chuộng công lý và bảo vệ môi trường hãy lên tiếng bênh vực và tìm ra một giải pháp thiết thực để trợ giúp hàng trăm ngàn nạn nhân tại 4 tỉnh miền Trung Việt Nam của thảm họa môi trường do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh – một chi nhánh của Tập Đoàn Formosa Đài Loan- gây ra gần một năm qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của họ nhưng họ vẫn chưa được đền bù hoặc chưa được đền bù thỏa đáng. Đặc biệt là vùng biển bị ô nhiễm trầm trọng vẫn chưa được khắc phục.

Thỉnh nguyện thư đã trình bày những khốn khó của đời sống người dân sau khi phải hứng chịu thảm họa Formosa và bày tỏ sự thất vọng và hoang mang trước những giải quyết chậm chạp, không công minh của công ty Formosa và nhà cầm quyền Việt Nam trong việc đền bù cũng như việc tiếp tục xả thải chất rắn và khí độc vào trong đất và không khí gây bệnh tật hiện tại và lâu dài cho người dân.
Thỉnh nguyện thư được đồng ký tên bởi Các Nạn Nhân Trực Tiếp và Gián Tiếp, đứng đầu là chữ ký của Giám Mục Nguyễn Thái Hợp và tiếp theo là 228 Linh Mục thuộc địa phận Vinh, Hà Tĩnh. Hiện đã có gần 60,000 chữ ký hỗ trợ của người dân trong và ngoài nước. Còn cần tối thiểu khoảng trên 15,000 chữ ký nữa trước khi thỉnh nguyện thư mới được cứu xét.
Đáp lại tiếng kêu cứu của những đồng bào đang là  nạn nhân đau khổ của thảm họa diệt chủng này :
” Một mình tôi chưa làm được
Một mình bạn cũng chưa làm được
NHƯNG CHÚNG TA THÌ CHẮC LÀM ĐƯỢC”
Rất mong người Việt khắp nơi trên thế giới hãy lên trang nhà:www.thamhoaformosa.com ký vào Thỉnh nguyện thư để hỗ trợ cho họ đi tìm công lý.


·      Bản tin của Nhóm CÔNG LÝ CHO NẠN NHÂN FORMOSA
(Xin xem nguyên văn thỉnh nguyện thư dưới đây)
Kính gửi:
Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ Đài Loan
Chương Trình Môi Trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP)
Liên Hiệp Âu Châu
Ngân Hàng Thế Giới, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu
Các tổ chức, hiệp hội bảo vệ môi trường quốc tế
Những người yêu chuộng công lý và bảo vệ môi trường
Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, là nạn nhân trực tiếp và gián tiếp của thảm họa môi sinh do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh – một chi nhánh của Tập Đoàn Formosa Đài Loan – gây ra tại 4 tỉnh miền Trung Việt Nam, điều mà người dân Việt Nam chúng tôi gọi là “Thảm họa Formosa”.

Trước hết, chúng tôi tin tưởng các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, các ngân hàng quốc tế, Liên Hiệp Âu Châu, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, chính phủ và nhân dân Đài Loan là những người quan tâm sâu sắc đến ô nhiễm môi trường sống và hệ quả của nó lên con người. Vì thế, chúng tôi gửi thư này đến quý vị với mong muốn nhận được sự trợ giúp để giải quyết thảm họa Formosa.
Tháng 4/2016, Công ty Formosa đã thải một lượng lớn chất thải độc hại ra biển miền Trung Việt Nam gây ô nhiễm nghiêm trọng kéo dài hơn 250 km bờ biển làm sinh vật chết hàng loạt. Cá, tôm, san hô và nhiều loại thủy sản chết làm hệ sinh thái thềm lục địa miền Trung Việt Nam bị phá hủy, theo đánh giá phải mất hàng chục năm mới có thể khắc phục hậu quả này. Ngoài ra, độc tố từ chất thải công nghiệp đang tích tụ vào trầm tích đáy biển là hiểm họa có thể gây bệnh tật nguy hại cho tương lai lâu dài của người dân Việt Nam.

Thảm họa Formosa đã phá hủy nguồn thủy sản, là nguồn thực phẩm chính yếu, truyền thống của người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, thảm họa này đã cướp mất nghề nghiệp của hàng trăm ngàn lao động trong các ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá. Các nghề nghiệp liên quan như du lịch, khách sạn, nhà hàng… cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều gia đình lâm vào cảnh túng quẫn do thất nghiệp, nhiều người phải bỏ quê hương xứ sở đi mưu sinh ở những nơi xa. Nhiều trẻ em có nguy cơ rơi vào cảnh thất học do gia đình mất nguồn thu nhập.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn đối mặt với nguy cơ mắc các chứng bệnh nan y như ung thư, dị tật, quái thai, thần kinh… do ăn phải thực phẩm bị nhiễm độc tố kim loại nặng do Formosa thải ra tồn lưu trong biển. Kinh hoàng hơn nữa khi báo chí đã tiết lộ nhiều thông tin cho rằng, Formosa không chỉ xả thải ra biển mà còn chôn chất thải rắn nhiều nơi trên đất liền và cả nguồn khí thải cũng chứa nhiều độc tố. Chúng tôi thật sự rất hoang mang lo sợ cho sức khỏe, tính mạng của chúng tôi và tương lai giống nòi của chúng tôi.

Chính vì thế, chúng tôi rất cần sự hậu thuẫn của các cơ quan quốc tế, cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường lên tiếng bênh vực và có những hoạt động thiết thực để trợ giúp chúng tôi trong thảm họa này. Cách riêng, chúng tôi rất mong quí vị hữu trách trong Chính quyền Đài Loan sử dụng thẩm quyền của mình để buộc Formosa phải hành xử có trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất nước chúng tôi, tôn trọng môi trường sống của người dân Việt Nam, đồng thời đưa ra phương án cụ thể để khắc phục thảm họa, trả lại môi trường trong sạch và đền bù thỏa đáng cho các nạn nhân. Sau cùng, chúng tôi mong Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Âu Châu, Ngân Hàng Quốc Tế, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu cùng với các tổ chức môi trường giúp chúng tôi đưa ra phương án và yêu cầu chính phủ Việt Nam nỗ lực khắc phục môi trường và đời sống của nạn nhân.

Chúng tôi rất mong được sự trợ giúp từ quý vị.
Chân thành cảm ơn!
Các nạn nhân trực tiếp và gián tiếp đồng ký tên.

__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link