Pháp, Đức cảnh
báo trừng phạt nếu không tôn trọng thỏa thuận Minsk
TOP 10
NAVIES IN THE WORLD 2014-2015
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Các phần tử ly khai thân Nga ở thành phố Uglegorsk, cách
Debaltseve 6 kilomet về hướng tây nam, chận một người dân để kiểm tra, 19/2/15
·
·
·
Tin liên hệ
21.02.2015
Pháp và Đức một lần nữa hối thúc tôn trọng lệnh ngừng bắn ở miền
đông Ukraine và rút vũ khí hạng nặng.
Phát biểu với báo giới hôm thứ Sáu ở Paris, Tổng thống Pháp François Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo những biện pháp trừng phạt có thể được áp dụng nếu những thỏa thuận Minsk nhằm ổn định tình hình ở Ukraine không được thực thi đầy đủ và lệnh ngừng bắn không được tôn trọng.
Nước nào không tôn trọng các thỏa thuận Minsk có nguy cơ chịu trừng phạt, ông Hollande nói.
Hai nguyên thủ Pháp, Đức cùng các nhà lãnh đạo của Ukraine và Nga đã ký kết những thỏa thuận này vào ngày 12 tháng 2 để mang lại hòa bình và ổn định ở miền đông Ukraine, bắt đầu bằng một lệnh ngừng bắn bền vững.
Lệnh ngừng bắn, có hiệu lực từ 5 ngày trước, đã bị vi phạm. Các bên quy trách cho nhau về những vi phạm này. Ukraine nói phiến quân đã vi phạm 50 lần. Phiến quân phủ nhận và nói rằng quân đội Ukraine đã vi phạm thỏa thuận ngừng bắn 20 lần trong 24 giờ qua.
Một phát ngôn viên quân đội Ukraine nói quân ly khai thân Nga đã bắn vào những vị trí của Ukraine nhiều lần qua đêm, bất chấp lệnh ngừng bắn.
Ông Anatoliy Stelmakh hôm thứ Sáu cho biết phiến quân đã tập trung tấn công trong vùng lân cận của thành phố Donetsk, pháo kích làng Kurakhove về phía tây. Ông cũng cho biết làng Berdyansk, gần thành phố cảng Mariupol, bị trúng đạn pháo và đạn súng cối trong đêm.
Ông Stelmakh cũng nói Nga vẫn đưa thiết bị quân sự vào Ukraine, gồm xe tăng đang trên đường hướng tới thành phố Novoazovsk, một thành phố do phiến quân chiếm giữ gần Mariupol.
Quân ly khai thân Nga vừa mới giành chiến thắng trước lực lượng Ukraine tại đầu mối đường sắt Debaltseve.
Phát biểu với báo giới hôm thứ Sáu ở Paris, Tổng thống Pháp François Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo những biện pháp trừng phạt có thể được áp dụng nếu những thỏa thuận Minsk nhằm ổn định tình hình ở Ukraine không được thực thi đầy đủ và lệnh ngừng bắn không được tôn trọng.
Nước nào không tôn trọng các thỏa thuận Minsk có nguy cơ chịu trừng phạt, ông Hollande nói.
Hai nguyên thủ Pháp, Đức cùng các nhà lãnh đạo của Ukraine và Nga đã ký kết những thỏa thuận này vào ngày 12 tháng 2 để mang lại hòa bình và ổn định ở miền đông Ukraine, bắt đầu bằng một lệnh ngừng bắn bền vững.
Lệnh ngừng bắn, có hiệu lực từ 5 ngày trước, đã bị vi phạm. Các bên quy trách cho nhau về những vi phạm này. Ukraine nói phiến quân đã vi phạm 50 lần. Phiến quân phủ nhận và nói rằng quân đội Ukraine đã vi phạm thỏa thuận ngừng bắn 20 lần trong 24 giờ qua.
Một phát ngôn viên quân đội Ukraine nói quân ly khai thân Nga đã bắn vào những vị trí của Ukraine nhiều lần qua đêm, bất chấp lệnh ngừng bắn.
Ông Anatoliy Stelmakh hôm thứ Sáu cho biết phiến quân đã tập trung tấn công trong vùng lân cận của thành phố Donetsk, pháo kích làng Kurakhove về phía tây. Ông cũng cho biết làng Berdyansk, gần thành phố cảng Mariupol, bị trúng đạn pháo và đạn súng cối trong đêm.
Ông Stelmakh cũng nói Nga vẫn đưa thiết bị quân sự vào Ukraine, gồm xe tăng đang trên đường hướng tới thành phố Novoazovsk, một thành phố do phiến quân chiếm giữ gần Mariupol.
Quân ly khai thân Nga vừa mới giành chiến thắng trước lực lượng Ukraine tại đầu mối đường sắt Debaltseve.
Quân ly khai, bao gồm nhiều chiến binh Cossack, hôm thứ Năm ăn
mừng việc quân đội Ukraine rút lui, trong khi giới chức quân sự Ukraine cho
biết ít nhất 134 binh sĩ thiệt mạng khi đang trên đường rút lui.
Nhà chức trách cho biết hơn 90 người khác bị bắt và hàng chục người khác chưa rõ tung tích.
Giới chức Tòa Bạch Ốc ở Washington hôm thứ Tư nói rằng "rõ ràng" là Nga và lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine đã không thực hiện đúng thỏa thuận ngừng bắn, và cảnh báo điều này khiến họ "có nguy cơ chịu những hậu quả lớn hơn."
Nhà chức trách cho biết hơn 90 người khác bị bắt và hàng chục người khác chưa rõ tung tích.
Giới chức Tòa Bạch Ốc ở Washington hôm thứ Tư nói rằng "rõ ràng" là Nga và lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine đã không thực hiện đúng thỏa thuận ngừng bắn, và cảnh báo điều này khiến họ "có nguy cơ chịu những hậu quả lớn hơn."
Mỹ tố cáo Nga và
quân ly khai Ukraina chà đạp lệnh ngừng bắn
Chiến binh ly khai tại Vuhlehirsk, gần
Debaltseve, ngày 18/02/2015.REUTERS/Baz Ratner
Vào hôm qua, 19/02/2015, Hoa Kỳ đã lên tiếng cáo buộc quân nổi
dậy ở miền đông Ukraina và Nga đã « chà đạp » lệnh ngừng bắn với « hơn 250 lần
» vi phạm kể từ khi lệnh này có hiệu lực vào 15/02 vừa qua. Tuyên bố của Bộ
Ngoại giao Mỹ đã trích thông tin do chính quyền Kiev loan báo.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jen Psaki xác định rằng Hoa
Kỳ « lên án các cuộc
tấn công tiếp diễn với sự hỗ trợ của Nga bên trong và xung quanh thành phố
Debaltseve, Marioupol và tại các nơi khác ở miền đông Ukraina, vi phạm lệnh
ngưng bắn và coi thường Thỏa thuận Minsk » được ký kết vào
tháng Chín năm 2014 và ngày 12/02 vừa qua.
Hố sơ Ukraina cũng sẽ được Tổng thống Pháp François Hollande và
Thủ tướng Đức Angela Markel thảo luận vào hôm nay, nhân một cuộc tiếp xúc tại
Paris. Cho dù thành phố Debaltseve đã thất thủ vào tay lực lượng nổi dậy
Ukraina, cả hai lãnh đạo Pháp Đức đều nhấn mạnh trên sự cần thiết phải triết để
áp dụng Thỏa thuận Minsk.
Trên hiện trường, đặc phái viên RFI Regis Gente tại miền Đông
Ukraina tiếp tục ghi nhận nhiều vụ vi phạm công khai lệnh ngừng bắn :
« Các vụ pháo kích vẫn tiếp tục chung
quanh Debaltseve. Tôi đã tận mắt chứng kiến một đội pháo binh bắn về phía quân
chính phủ. Có lẽ đây là một đơn vị chưa triệt thoái được ra khỏi vùng chiến sự.
Một phát ngôn viên quân đội Ukraina vào hôm qua xác nhận là tính
đến hôm Thứ tư 18/02, chỉ mới có 90% lực lượng Ukraina trong vùng Debaltseve là
đã rút ra khỏi nơi này.
Lệnh ngừng bắn cũng không được tôn trọng ở những nơi khác trong
vùng Donbass, kể cả tại Donetsk, thành phố lớn trong khu vực. Suốt đêm qua, thứ
năm, nhiều tiếng nổ lớn vẫn được nghe thấy. Nhiều vụ chạm súng đã xẩy ra ở khu
vực phía bắc Donetsk, đặc biệt là ở phía sân bay và thành phố công nghiệp
Avdiievka.
Hai bên cũng đấu pháo với nhau tại khu vực dọc theo biển Azov,
tại làng Chirokine, gần cảng Mariupol, vẫn nằm trong tay lực lượng chính phủ
Ukraina.
Các cuộc giao tranh là nhằm củng cố biên giới của một lãnh thổ
mới chinh phục được, hay là dấu hiệu cho thấy quyết tâm đi chinh phục những
phần khác của vùng Donbass ? Đây là một trong những câu hỏi hiện đang được đặt
ra. »
Châu Âu phạm sai
lầm tai hại tại Ukraina
Tổng thống Ukraina Petro Porochenko (T) và Chủ
tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk, Bruxelles, 12/02/2015.REUTERS/Eric Vidal
Bruxelles và Luân Đôn đã phạm những « sai lầm thảm khốc » trong
chính sách trợ giúp Ukraina và quan hệ với Nga. Thay vì nhận định tình thế một
cách sáng suốt, Tây Âu đã lao vào cuộc cờ địa chiến lược như những « kẻ mộng du
». Trên đây là nhận xét nghiêm khắc của Ủy ban quốc hội Anh đặc trách châu Âu
sự vụ vừa được tiết lộ, hôm nay 20/02/2015, trong bối cảnh lực lượng thân Nga
chiến thắng liên tục tại miền đông Ukraina và các nước Baltic đề phòng một kịch
bản tương tự.
Chiều hôm qua, bộ trưởng quốc phòng Anh Michael Fallon tuyên bố
: tổng thống Nga Putin «là
mối hiểm nguy hiện tại và thật sự cho ba nước Baltic », Litva,
Estonia và Latvia. Trên hai nhật báo lớn của Anh The Times và Daily Telegraph,
người đứng đầu quân lực Hoàng gia Anh không loại trừ khả năng chủ nhân điện
Kremli, sau khi thực hiện thành công chiến thuật chiếm quần đảo Crimée và miền
đông của Ukraina, sẽ « mở
những cuộc tấn công khuynh đảo ba nước Baltic » trước đây
thuộc Liên Xô cũ, nay là thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây dương Nato. Đây
cũng là quan điểm của Ngoại trưởng Litva, Linas Linkevicius.
Bộ trưởng quốc phòng Anh đưa ra nhận định này vào lúc quân đội
Ukraina bỏ thành phố chiến lược Debaltseve trước áp lực của phiến quân thân Nga
mà theo Kiev, do hàng chục ngàn quân Nga yểm trợ, nhưng Matxcơva phủ nhận.
Câu hỏi đặt ra là do đâu Vladimir Putin có thể thực hiện một
cách hiệu quả chiến lược nới rộng vòng đai biên giới của Nga, xem Liên Hiệp
Châu Âu, đồng minh của Kiev, có cũng như không ?
Câu trả lời nằm ngay trong bản báo cáo của Ủy ban châu Âu sự vụ
của Quốc hội Anh được các hãng thông tấn loan tải trong ngày hôm nay.
Ủy ban ngoại giao nhận định « toàn thể Liên Hiệp Châu Âu, kể cả Anh Quốc, thiếu khả
năng phân tích chính xác tình hình, do vậy đã lượng định tình thế tiền khủng
hoảng Ukraina một cách sai lầm ». Hệ quả là Liên Hiệp Châu Âu
nhúng tay vào tranh chấp tại Ukraina như những « kẻ mộng du ».
Sai lầm nghiêm trọng của Bruxelles là từ lâu nay, chính sách
quan hệ với Nga vẫn đặt trên «định
đề lạc quan ». Nói cách khác, không cần chứng minh, không cần
xem xét thực tế, Châu Âu tin tưởng nước Nga dấn thân vào con đường cải cách dân
chủ.
Chính do yếu kém về khả năng phân tích chuyên môn trong bộ ngoại
giao Anh và ở các đồng nghiệp trong Liên Hiệp Châu Âu, mà Bruxelles không đưa
ra được một phản ứng có uy thế làm Nga phải chùn tay.
Theo AFP, bản báo cáo của Ủy ban Quốc hội Anh là đòn chí tử đánh
vào chính quyền David Cameron, sau khi chính sách ngoại giao của Luân Đôn bị
tướng Richard Shirref, nguyên là tư lệnh lực lượng Anh trong khối Nato phê phán
là thiếu « bén nhạy ».
Đáp lại những công kích này, bộ ngoại giáo Anh lý giải là Anh
Quốc đóng vai trò then chốt trong nỗ lực ủng hộ Ukraina quyền tự quyết và cùng
với Liên Hiệp Châu Âu trừng phạt chính quyền Nga bằng những biện pháp nghiêm
khắc. Bộ ngoại giao Anh khẳng định là đã « củng cố việc giám định » chính sách
đối với Nga và khu vực, để phối hợp với châu Âu « đáp trả một cách mạnh mẽ » chính
sách xâm lấn của Matxcơva.
Trong khi Kiev mất quyền kiểm soát hàng loạt tỉnh miền đông thì
ba nước Baltic, qua tuyên bố của Ngoại trưởng Litva, Linas Linkevicius, thẩm
định mục tiêu của Nga rất rộng không phải chỉ giới hạn ở đông Ukraina. Thái độ
của Nga càng ngày càng « hung
hăng », đe dọa phần đất còn lại của Ukraina, Moldavia, các
nước Baltic và những quốc gia khác nữa.
Thứ tư vừa qua, chiến đấu cơ Anh đã phải ngăn chận và kèm hai
chiến đấu cơ Nga tiến gần bờ biển Anh.
Đích thân thủ tướng Anh tuyên bố sẽ « phản ứng nhanh »
không để cho Nga có cơ hội chiếm thượng phong.
Nato đã quyết định thành lập 5 bộ chỉ huy tiền phương « phản ứng nhanh » ở
ba nước ở Baltic, Bungari, Rumani và một Tổng hành dinh đặt tại Ba Lan.
Thượng định quốc tế
chống khủng bố không đạt kết quả cụ thể
Tổng thống Obama phát biểu tại hội nghị,
Washington, ngày 19/02/2015.REUTERS/Joshua Roberts
Hôm qua, 20/02/2015, tổng thống Mỹ Barack Obama và Ngoại trưởng
John Kerry đã bế mạc hội nghị thượng đỉnh thế giới chống khủng bố, diễn ra
trong ba ngày qua tại Washington. Nhưng hội nghị này đã không đưa ra một biện
pháp cụ thể nào. Thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio tường trình từ
Washington :
« Nhận định của những người phát biểu, bất kể từ nước nào, đều
nhấn mạnh một điểm chung : Việc tuyển mộ các phần tử khủng bố đã được tiến hành
dựa trên sự phân rã của các xã hội. Về điểm này, Ngoại trưởng Jordani nhắc lại
rằng rất nhiều nạn nhân của khủng bố là người theo đạo Hồi. Ông Nasser Judeh
cũng thông báo một sáng kiến sắp tới của khối các nước Ả Rập, mà tiếng nói của
họ, theo ông, vốn không có trọng lượng đáng kể trong việc chống khủng bố.
Ngoại trưởng Nasser Judeh tuyên bố : ''Trong
bao nhiêu lâu nữa, thế giới chúng ta còn để cho hiện tượng này ngày càng mở
rộng vượt ngoài tầm kiểm soát ? Bạo lực cực đoan không phải là không có liên hệ
với những gì diễn ra tại Syria, Irak, Palestine, Yemen, Libya hay những nơi
khác. Những điều kiện kinh tế chính là mảnh đất tốt cho tư tưởng cực đoan
truyền bá. Gốc rễ của vấn đề là giáo dục, giáo dục và giáo dục''.
Những vấn đề liên quan đến xung đột hay các cộng đồng trong cảnh
ngộ khó khăn không phải là những vấn đề quan trọng duy nhất được đề cập trong
hội nghị. Một nhận định chủ yếu khác : mạng Internet bị các mạng lưới cực đoan
sử dụng. Nhà nghiên cứu Anh Quốc Peter Neumann giải thích rằng mạng Internet và
các mạng xã hội gần như bị bỏ rơi cho các lực lượng khủng bố và chính quyền các
nước không có biện pháp tương xứng để đối phó.
Một số người cũng lên tiếng phê phán một cuộc họp thượng đỉnh
không mang lại một điều gì mới mẻ cho việc hiểu biết về hiện tượng khủng bố.
Nhà Trắng đáp lại rằng, đã có nhiều liên hệ được nối kết giữa các quốc gia, để
chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài. Theo những người nắm rõ hồ sơ này, cuộc
chiến này sẽ là di sản cho thế hệ tiếp nối. Đây là điểm mà không ai phản bác. »
NSA xác định Bắc Triều
Tiên đứng sau vụ tấn công Sony Pictures
Giám đốc NSA Michael Roger nói rằng những nguy cơ trên mạng khác
với những mối đe dọa ngoài đời thực vì chúng vượt ra ngoài ranh giới địa lý
·
·
·
Tin liên hệ
21.02.2015
Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) xác định Bắc Triều Tiên chính là
nguồn gốc của vụ tấn công mạng hồi gần đây nhắm vào hãng phim Sony Pictures
Entertainment sau khi phân tích phần mềm được sử dụng trong vụ xâm nhập, giám
đốc NSA Michael Rogers cho biết hôm thứ Năm (19/2).
Phát biểu tại một hội nghị an ninh ở Canada, ông Rogers giải thích rằng việc phát hiện là một phần trong nỗ lực của cơ quan phát triển phần mềm ngăn chặn những vụ tấn công mạng.
Mạng máy tính của Sony đã bị tin tặc tấn công hồi tháng 11 năm ngoái khi hãng phim này chuẩn bị phát hành phim "The Interview," một bộ phim hài về âm mưu ám sát hư cấu nhắm vào lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.
Vụ tấn công theo sau bởi những vụ rò rỉ trên mạng những bộ phim chưa phát hành và những email khiến ban giám đốc điều hành và nhân vật Hollywood mất mặt. Bắc Triều Tiên đã mô tả những lời cáo buộc là "vu khống vô căn cứ."
Ông Rogers nói rằng những nguy cơ trên mạng khác với những mối đe dọa ngoài đời thực vì chúng vượt ra ngoài ranh giới địa lý. Ông cho biết những nguy cơ trên mạng cũng đang làm mờ ranh giới giữa khu vực công và tư.
Phát biểu tại một hội nghị an ninh ở Canada, ông Rogers giải thích rằng việc phát hiện là một phần trong nỗ lực của cơ quan phát triển phần mềm ngăn chặn những vụ tấn công mạng.
Mạng máy tính của Sony đã bị tin tặc tấn công hồi tháng 11 năm ngoái khi hãng phim này chuẩn bị phát hành phim "The Interview," một bộ phim hài về âm mưu ám sát hư cấu nhắm vào lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.
Vụ tấn công theo sau bởi những vụ rò rỉ trên mạng những bộ phim chưa phát hành và những email khiến ban giám đốc điều hành và nhân vật Hollywood mất mặt. Bắc Triều Tiên đã mô tả những lời cáo buộc là "vu khống vô căn cứ."
Ông Rogers nói rằng những nguy cơ trên mạng khác với những mối đe dọa ngoài đời thực vì chúng vượt ra ngoài ranh giới địa lý. Ông cho biết những nguy cơ trên mạng cũng đang làm mờ ranh giới giữa khu vực công và tư.
Reuters