Monday, February 16, 2015

Giao tranh diễn ra ác liệt tại Ukraine


  Giao tranh diễn ra ác liệt tại Ukraine
  • 14 tháng 2 2015

·         The Largest Aircraft Carrier in The World (full video)



image





Preview by Yahoo


Quân nổi dậy đang tiếp tục bao vây thị trấn Debaltseve

Tổng thống Ukraine cảnh báo thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột ở Đông Ukraine đang đối mặt với 'nguy hiểm', trong lúc giao tranh diễn ra ác liệt trước thềm lệnh ngừng bắn.
Ông Petro Poroshenko cáo buộc Nga "đẩy mạnh" các đợt tấn công, bất chấp thỏa thuận hòa bình vừa được ký kết tại Minsk hôm 12/2.
Hàng chục thường dân đã thiệt mạng trong các đợt pháo kích ngày 13/2.
Quân đội Ukraine và phe nổi dậy thân Nga cáo buộc lẫn nhau đã bắn vào các khu vực dân cư.
'Leo thang'
Các nhà quan sát nói dù lệnh ngừng bắn sắp chính thức có hiệu lực, giao tranh vẫn không có dấu hiệu giảm xuống.
Các vụ đụng độ ác liệt đang tập trung ở quanh Debaltseve, một thị trấn mang tính chiến lược nối giữa hai vùng do quân nổi dậy kiểm soát.
Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Petro Mekhed nói quân nổi dậy muốn "cắm cờ" tại Debaltseve và thành phố cảng Mariupol trước khi lệnh ngừng bắn chính thức phát huy hiệu lực.
"Ukraine dự đoán xung đột sẽ leo thang và sẽ tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để đáp trả," ông Mekhed nói với các phóng viên.
Quân đội chính phủ Ukraine cũng đã chiếm được nhiều làng gần thành phố cảng Mariupol

Các đợt pháo kích của quân nổi dậy vào ngày 13/2 đã giết chết hai người tại thị trấn Schastya, gần Luhansk, và một trẻ nhỏ tại thị trấn Artemivsk, gần Debaltseve, theo chính quyền địa phương.
Trong khi đó, quân nổi dậy cho biết ít nhất sáu người đã thiệt mạng do các đợt pháo kích nhằm vào thành phố Donetsk và thị trấn Horlivka mà họ nói là do quân chính phủ thực hiện.
"Sau những thành quả đạt được tại Minsk thì đây không chỉ là các đợt pháo kích nhằm vào thường dân và các khu vực dân cư của Ukraine - đây còn là đòn tấn công nhằm vào thỏa thuận tại Minsk mà không có bất cứ lời giải thích nào," Tổng thống Poroshenko nói.
"Nga đã đẩy mạnh các chiến dịch tiến công sau đàm phán tại Minsk," ông nói, đồng thời cho biết "chúng tôi tin rằng những thành quả tại Minsk đang đối mặt với nguy hiểm".
'Giao tranh ác liệt'
Các đợt giao tranh mới đang châm ngòi cho lo ngại rằng thảo thuận hòa bình được thống nhất tại thủ đô Belarus có thể đổ vỡ trước khi lệnh ngừng bắn phát huy hiệu lực.
Tuy nhiên, tổ chức chịu trách nhiệm giám sát việc thực thi lệnh ngừng bắn nói hy vọng vẫn chưa tắt, bất chấp 'giao tranh ác liệt'.
"Chúng tôi cho rằng thỏa thuận tại Minsk là lộ trình duy nhất nhằm đi đến một lệnh ngừng bắn bền vững," ông Michael Bociurkiw, phát ngôn viên của OSCE, nói với BBC.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cảnh báo lộ trình hòa bình đang đối mặt với nhiều thách thức, bất chấp thỏa thuận tại Minsk

Phe nổi dậy thân Nga cũng đã ký thỏa thuận hòa bình, nhưng các vấn đề quan trọng vẫn chưa được giải quyết, trong đó có tình hình tại thị trấn Debaltseve.
Các lãnh đạo châu Âu trước đó đã cảnh báo Nga có thể đối mặt với các lệnh trừng phạt mới nếu thỏa thuận tại Minsk không được thực thi trọn vẹn.
Thủ tướng Đức nói thỏa thuận này mang lại "một tia hy vọng", nhưng cũng cảnh báo "lời nói cần đi đôi với hành động".
Ukraine và phương Tây cáo buộc Nga chi viện khí tài và quân chính quy cho phe nổi dậy.
Hơn 5.400 người đã thiệt mạng kể từ khi xung đột nổ ra, nhưng Liên Hiệp Quốc ước tính con số này có thể cao hơn.
Số lượng thương vong đã tăng lên đáng kể trong những ngày gần đây, với 263 người thiệt mạng trong các khu vực đông dân từ ngày 31/1 đến 5/2.



EU cảnh báo Nga về lệnh trừng phạt mới
  • 13 tháng 2 2015
Xung đột vẫn đang tiếp diễn tại thị trấn Debaltseve, nơi phe nổi dậy tuyên bố đã bao vây quân chính phủ

Nga sẽ đối mặt với các lệnh trừng phạt mới từ EU nếu thỏa thuận chấm dứt xung đột tại Ukraine không được thực thi trọn vẹn, Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo.
Bà nói các lãnh đạo EU đã yêu cầu giới hữu trách chuẩn bị các lệnh trừng phạt mới trong trường hợp thỏa thuận ngừng bắn bị vi phạm.
Lãnh đạo các nước Nga, Ukraine, Đức, Pháp đã đi đến một thỏa thuận vào ngày 12/2, sau đàm phán tại Belarus.
Lệnh ngừng bắn sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 15/2, nhưng cả hai phía vẫn tỏ ra nghi ngờ về khả năng thỏa thuận này được tuân thủ.
Quân nổi dậy thân Nga đã ký vào thỏa thuận, vốn bao gồm việc rút lui vũ khí và trao đổi tù binh, nhưng các vấn đề trọng yếu vẫn chưa được giải quyết.
Giao tranh giữa quân đội chính phủ và phe nổi dậy tiếp tục diễn ra vào ngày 12/2, trong lúc một chỉ huy thân Nga nói các binh sỹ của ông sẽ không ngừng chiến đấu.
Hàng nghìn người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột kéo dài gần một năm qua.
Trong một diễn biến khác, trong thông cáo hôm 12/2, Ngân hàng Thế giới cho biết đã sẵn sàng cung cấp gói viện trợ tài chính trị giá 2 tỷ đôla cho Ukraine trong năm nay. Đây là một phần trong gói viện trợ từ quốc tế nhằm giúp Ukraine cải cách kinh tế.
Quân nổi dậy chôn cất các binh sỹ tử trận tại làng Mospino, gần thành phố Donetsk hôm 12/2

'Buổi sáng tốt lành'
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói việc thực thi thỏa thuận, vốn đã được lãnh đạo các nước nhất trí tại Belarus, sẽ rất khó khăn.
Một trong các điểm còn gây tranh cãi là Debaltseve, thị trấn trọng yếu đang nằm trong vòng vây của quân nổi dậy.
Các cuộc đối thoại về quyền tự trị của vùng Donetsk và Luhansk cũng sẽ được tiến hành.
Thỏa thuận mới nhất bao gồm các điều khoản:
  • Lệnh ngừng bắn có hiệu lực vào lúc 00:01 giờ địa phương ngày 15/2
  • Rút lui vũ khí hạng nặng, bắt đầu từ ngày 16/2 và hoàn tất trong hai tuần sau đó.
  • Trả tự do cho tất cả các tù binh, ân xá cho tất cả những ai tham gia xung đột
  • Rút lui toàn bộ quân đội và khí tài nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Ukraine. Giải giáp tất cả các nhóm vũ trang bất hợp pháp.
  • Chính quyền Ukraine phải dỡ bỏ các giới hạn hiện nay để cho phép người dân trong khu vực do quân nổi dậy kiểm soát quay về cuộc sống thường ngày.
  • Sửa đổi hiến pháp để cho Đông Ukraine quyền tự trị vào cuối năm 2015
  • Ukraine được phép kiểm soát vùng biên giới với Nga nếu các điều kiện cần thiết được đáp ứng trước cuối năm 2015.
Phát biểu sau cuộc đàm phán kéo dài 16 tiếng đồng hồ, ông Putin nói với truyền hình Nga: "Tôi đã trải qua một đêm dài, nhưng đã đón một buổi sáng tốt lành".

Thủ tướng Đức Angela Merkel nói thỏa thuận này mang lại "một tia hy vọng", trong lúc Tổng thống Pháp Francois Hollande nói "những diễn biến trong vài giờ tới sẽ mang tính quyết định".
Nhà Trắng hoan nghênh thỏa thuận mới, gọi đây "có thể là một bước tiến đáng kể", nhưng cũng bày tỏ quan ngại trước giao tranh hiện nay ở miền đông.

"Tất cả các bên cần kiềm chế trước khi lệnh ngừng bắn chính thức có hiệu lực vào Chủ Nhật. Quân đội Nga và phe nổi dậy cần ngưng các đợt tấn công nhằm vào Debatlseve và các thị trấn khác của Ukraine," Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói trong một thông cáo.
Các ngôi mộ không tên ở làng Mospino

Đe dọa trừng phạt
Cả ông Kerry và bà Merkel nói các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga chỉ được tháo dỡ khi thỏa thuận tại Minsk được tuân thủ.

Thủ tướng Đức cảnh báo: "Chúng tôi vẫn để ngỏ khả năng có hành động xa hơn nếu các thỏa thuận mới không được thực thi".
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cũng tuyên bố khối này sẽ "không ngần ngại tiến hành các biện pháp cần thiết" nếu thỏa thuận đổ vỡ.

Phía ly khai cũng chào đón thỏa thuận mới một cách thận trọng, tuy nhiên, thủ lĩnh phe ly khai ở vùng Donetsk, ông Alexander Zakharchenko, nói Kiev sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu thỏa thuận này đổ vỡ và cảnh báo khi đó sẽ "không có thêm cuộc họp hay thỏa thuận mới nào".
Ông Poroshenko, người cáo buộc phía Nga có những yêu cầu "không thể chấp nhận được" - cho biết quân nổi dậy đã mở đợt tiến công mới sau khi thỏa thuận tại Minsk được công bố.

Các đợt giao tranh mới nhất nổ ra giữa lúc quân đội Ukraine cho biết 50 xe tăng Nga cùng với xe bọc thép và xe phóng tên lửa đã tiến vào lãnh thổ Ukraine ngày 12/2.

Ukraine và phương Tây cáo buộc Nga chi viện vũ khí và quân chính quy cho phe nổi dậy. Điện Kremlin đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc này.
Hơn 5.400 người đã thiệt mạng từ khi xung đột nổ ra.
Số lượng thương vong đã tăng vọt trong những ngày gần đây, với 263 thường dân thiệt mạng tại các vùng đông dân cư từ ngày 31/1 đến 5/2.



Ukraine: chiến sự sôi động trước giờ ngưng bắn

RFA-14-02-2015


Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Chiến sự dữ dội vẫn diễn ra tại một số khu vực miền đông Ukraine đe dọa việc chấp hành thỏa ước ngưng bắn mà sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày mai 15 tháng 2, 2015
Chiến sự dữ dội vẫn diễn ra tại một số khu vực miền đông Ukraine đe dọa việc chấp hành thỏa ước ngưng bắn mà sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày mai 15 tháng 2, 2015
 AFP
Tại Ukraine, hôm nay chiến sự dữ dội vẫn diễn ra tại một số khu vực miền đông đe dọa việc thực thi thỏa ước ngưng bắn sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày mai.

Vào chiều tối hôm qua, tổng thống Ukraine Petro Poroshenko lên tiếng cho biết sau hội nghị bốn bên diễn ra tại thủ đô Minsk của Belarus vào thứ năm vừa qua, hoạt động phản công của Nga gia tăng một cách đáng kể. Tổng thống Ukraine đưa ra cảnh báo tình trạng pháo kích tiếp diễn khiến cho kế hoạch hòa bình đạt được tại Minsk đứng trước nguy cơ lớn trước khi được thi hành.

Tổng thống Petro Poroshenko cho rằng những vụ tấn công mới không chỉ nhắm vào thường dân Ukraine mà còn đánh vào kết quả của hội nghị Minsk.
Lệnh ngưng bắn sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 22 giờ GMT hôm nay, và đây là phép thử đầu tiên đối với cam kết của cả hai phía đối với kế hoạch hòa bình mới ký kết còn chưa ráo mực.
Vào ngày mai, Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc sẽ họp phiên khẩn cấp nhằm giúp các bên thực thi lệnh ngưng bắn đạt được tại hội nghị bốn bên ở Minsk.
Nguồn tin ngoại giao cho biết 15 quốc gia thành viên của Hội đồng Bảo An dự kiến sẽ thông qua nghị quyết do Nga soạn thảo với kêu gọi như vừa nêu.

Theo hãng thông tấn AFP thì Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon cũng có kêu gọi tương tự đôi với các bên nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài đã 10 tháng qua tại Ukraine.
Giao tranh giữa lực lượng quân đội Ukraine và các tay súng đòi ly khai thân Nga đã làm ít nhất 5300 người thiệt mạng và một triệu người phải đi lánh nạn.



Thỏa thuận ngưng bắn có hiệu lực tại Ukraine

Theo các điều khoản  của thỏa thuận do châu Âu làm trung gian, lực lượng Ukraine  và lực lượng của các phần tử đòi ly khai được Nga hậu thuẫn phải ngưng bắn.
Theo các điều khoản của thỏa thuận do châu Âu làm trung gian, lực lượng Ukraine và lực lượng của các phần tử đòi ly khai được Nga hậu thuẫn phải ngưng bắn.
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

Mỹ cáo buộc Nga vẫn tiếp tế cho thành phần ly khai ở Ukraine

Giao tranh tiếp tục diễn ra ác liệt ở miền đông Ukraine giữa lực lượng Ukraine và lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn, đặc biệt là xung quanh khu vực có tầm quan trọng chiến lược quanh thành phố Debaltseve

Giao tranh tiếp diễn ở Ukraine trước khi ngưng bắn bắt đầu có hiệu lực

Giao tranh giữa các lực lượng chính phủ Ukraine và các phần tử đòi ly khai thân Nga tiếp diễn hôm nay, chỉ vài giờ trước khi 1 cuộc ngưng bắn bắt đầu có hiệu lực.

Mỹ cảnh báo Nga về việc vi phạm thỏa thuận ngưng bắn

Các giới chức cao cấp Hoa Kỳ hoan nghênh thỏa thuận ngưng bắn mới nhằm chấm dứt chiến tranh tại miền đông Ukraine, nhưng cảnh báo Nga chớ có phá hoại thỏa thuận này.

Người tỵ nạn Ukraine vẫn chưa sẵn sàng trở về nhà

Nhiều người bỏ chạy đi lánh nạn nay sống nhờ các cơ quan từ thiện, và dù đã có thỏa thuận ngưng bắn, không mấy ai tin tưởng họ sẽ sớm quay trở về nhà.

Các học giả Mỹ hối thúc cung cấp viện trợ sát thương cho Ukraine

Các học giả về chính sách ngoại giao Mỹ đến thăm Ukraine hồi gần đây, nói đã đến lúc Mỹ nên cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine để đẩy lui 'sự xâm lăng của Nga'
15.02.2015
Một thỏa thuận ngưng bắn mong manh đã bắt đầu tại Ukraine vào nửa đêm ngày thứ Bảy (12 giờ sáng ngày Chủ Nhật giờ địa phương tức 10 giờ tối thứ Bảy giờ quốc tế) nhưng hiện chưa rõ tất cả các cuộc giao tranh tại miền đông Ukraine đã ngưng hay chưa.

Theo các điều khoản  của thỏa thuận do châu Âu làm trung gian, lực lượng Ukraine  và lực lượng của các phần tử đòi ly khai được Nga hậu thuẫn phải ngưng bắn. Nếu ngưng bắn được tôn trọng, cả hai bên bắt đầu rút các loại vũ khí nặng để thành lập một khu vực trái độn rộng lớn.

Trong một chương trình phát thanh nửa đêm, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ra lệnh cho các lực lượng vũ trang Ukraine ngưng bắn.

Trong một tuyên bố trước đó không lâu, Tổng thống Poroshenko bày tỏ quan ngại về những rủi ro đối với việc ngưng bắn do những cuộc giao tranh ác liệt xảy ra vào ngày thứ Bảy chung quanh Debaltseve, một trung tâm đường ray chiến lược do chính phủ Ukraine kiểm soát.
Sáng ngày thứ Bảy, Tổng thống Barack Obama nói chuyện bằng điện thoại với Tổng thống Petro Poroshenko và nhấn mạnh đến sự cần thiết là hai bên phải chấm dứt bạo động như dự trù. Ông cũng bày tỏ quan ngại về những cuộc giao tranh ác liệt xảy ra trong những giờ phút trước khi thỏa thuận ngưng bắn có hiệu lực. Tổng thống Mỹ cũng bày tỏ quan ngại tương tự khi điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, theo dự liệu, sẽ mở một phiên họp khẩn vào ngày Chủ Nhật để hậu thuẫn cho cuộc ngưng bắn. Các nhà ngoại giao ở Liên hiệp quốc nói rằng hội đồng gồm 15 thành viên sẽ biểu quyết về một nghị quyết do Nga soạn thảo để yêu cầu tất cả các bên thực thi hiệp định ngưng bắn.
Cũng vào ngày thứ Bảy, Đại sứ Mỹ ở Ukraine Geoffrey Pyatt đưa lên Twitter điều ông nói là những hình ảnh vệ tinh cho thấy những hệ thống pháo binh của Nga gần thị trấn Lomuvatka, cách Debaltseve 20 kilômét về phía đông bắc. Những hình ảnh này chưa thể được kiểm chứng ngay.
Nga phủ nhận việc gởi quân và vũ khí qua biên giới để giúp các phần tử đòi ly khai trong các cuộc giao tranh đã làm ít nhất 5.400 người thiệt mạng và hàng ngàn người khác bị thương kể từ khi các phần tử đòi ly khai nổi dậy cách đây 10 tháng.

Nga phủ nhận
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki tuyên bố trong một cuộc họp báo ngày thứ Sáu:
“Chúng tôi rất quan ngại về việc giao tranh đang tiếp diễn và vượt quá đường ranh tiếp xúc bao gồm cả những khu vực thường dân đông đúc và những tin tức về việc tái cung cấp xe tăng và những hệ thống phi đạn từ Nga qua biên giới trong vài ngày qua.
Quân đội Nga đã triển khai một lượng lớn pháo binh và các gìan phóng một lượt nhiều rốckết chung quanh Debaltseve để pháo kích vào các vị trí của Ukraine.”

Bà Jen Psaki nói thêm là Hoa Kỳ đã thu thập được nhiều tin tức.
“Chúng tôi tin là những loại vũ khí này là những hệ thống thuộc quân đội Nga chứ không phải của các phần tử đòi ly khai. Quân đội Nga cũng điều động những hệ thống phòng không gần Debaltseve. Chúng tôi cũng tin rằng những hệ thống này của quân đội Nga chứ không phải của các phần tử đòi ly khai.”

Bà Psaki nói: “Đây rõ ràng không phải là tinh thần của thỏa thuận trong tuần này.”
Bà kêu gọi hai bên tự chế trước khi ngưng bắn có hiệu lực.

Thỏa thuận kêu gọi ngưng bắn, hai bên rút vũ khí nặng, đối với Ukraine rút khỏi đường ranh tiếp xúc hiện tại, đối với các phần tử đòi ly khai được Nga hậu thuẫn thì phải rút đến đường ranh đã đồng ý trong thỏa thuận đạt được tại Minsk vào tháng 9 năm ngoái, và trao đổi tù binh.
Ukraine và các chính phủ Tây phương cáo buộc Moscow cung cấp cho phe nổi dậy tại miền đông Ukraine nói tiếng Nga với các loại vũ khí và chiến binh. Moscow liên tiếp phủ nhận việc yễm trợ trực tiếp cho phiến quân, và tuyên bố là các binh sĩ Nga được thấy chiến đấu cùng với các phiến quân là những người tình nguyện.



Ukraina cảnh giác sau khi ký thỏa thuận ngưng bắn
mediaQuân đội Ukraina triển khai gần Debaltseve, đông Ukraine, ngày 12/02/2015, nơi giao tranh ác liệt tring mấy ngày qua.REUTERS/Gleb Garanich
8 binh sĩ Ukraina và 3 thường dân tử thương tại đông Ukraina, 24 giờ sau khi thỏa thuận ngưng bắn ký kết tại Minsk ngày 12.02. Vài giờ trước đó, tổng thống Petro Porochenko tuyên bố « tiến trình thực hiện thỏa thuận » không phải dễ dàng. Kiev lo ngại nguy cơ xung đột tiếp diễn như đã xẩy ra sau thỏa thuận đầu tiên cũng tại thủ đô Belarus ngày 05.09.2014.

Từ Kiev, thông tín viên Régis Genté giải thích :
" Nhẹ nhõm nhưng bi quan. Đây có lẽ là tâm trạng chung của người dân Ukraina sau " hiệp ước Minks số 2 ".
Bi quan bởi vì tổng thống Nga không thực sự nhượng bộ. Thỏa thuận ký ngày hôm qua, dựa theo nội dung thỏa thuận đầu tiên tại Minks ngày 05.09.2014 không có điều khoản nào bảo đảm Matxcơva chấm dứt can thiệp gây bất ổn tại Ukraina qua trung gian phiến quân ly khai. Thành phần ly khai thân Nga này sẽ chẳng làm nên tích sự gì được nếu không có vũ khí, tiền bạc và nhân sự của Nga đưa sang giúp.

Nhưng tại Kiev, người dân cũng cảm thấy là vừa tránh được tình trạng xấu nhất. Một lệnh ngưng bắn đã được các bên đồng ý và nhất là tổng thống Putin không ép buộc được Ukraina phải thành lập một chế độ liên bang. Nhà chính trị học Olexyi Haran phân tích : Ý đồ của Vladimir Putin là làm sao chia cắt được lãnh thổ Ukraina thành hai vùng dưới hình thức một liên bang. Kế hoạch của ông ta là thành lập hai nước cộng hòa tự trị tại vùng Donbass, hạ lưu sông Don, và từ đó dùng chính sách chia để trị thao túng. Nói cách khác, Nga muốn biến Ukraina thành một quốc gia suy yếu và bất ổn.

Trước mắt, điều làm người dân Ukraina lo ngại nhất là chuyện gì sẽ xảy ra từ hôm nay cho đến đêm chủ nhật 15.02, thời điểm thỏa thuận ngưng bắn bắt đầu có hiệu lực. Liệu phe ly khai có lợi dụng thời cơ lấn chiếm thêm lãnh thổ tại Donbass ? Trong trường hợp này, máu sẽ tiếp tục đổ trong những giờ phút tới đây. "

Thỏa thuận 13 điểm
Hiệp định Minks « thứ hai », sau 16 giờ thương lượng gai go giữa lãnh đạo Pháp, Đức, Ukraina và Nga được đại diện chính phủ Kiev, hai phe ly khai Donetsk, Lougansk và tổ chức An Ninh và Hợp tác châu Âu ký vào trưa hôm qua 12.02.2015 gồm 13 điểm.
Nội dung chính vẫn là các phe xung đột phải tôn trọng lệnh « ngưng bắn » kể từ 12 giờ khuya ngày 15.02, triệt thoái vũ khí nặng trong vòng 14 ngày.

Thành lập vùng trái độn có chiều rộng từ 50 km đến 140 km. Phe ly khai rút vũ khí nặng ra khỏi chiến tuyến của tháng 9, còn quân chính phủ tính từ chiến tuyến hiện nay vì từ sau hiệp định 05.09.2014 tình hình chiến trường thay đổi bất lợi cho Kiev. Các vùng lãnh thổ bị phe ly khai lấn chiếm trong 6 tháng qua được tính chung là vùng trái độn.

Tất cả các nhóm võ trang « ngoại nhập », trang thiết bị quân sự và lính đánh thuê phải rút ra khỏi lãnh thổ Ukraina dưới sự giám sát của Tổ chức An ninh và Hộp tác châu Âu OSCE.
Cũng như thỏa thuận trước, văn bản lần này cũng quy định phát huy đối thoại, tổ chức bầu cử địa phương theo luật định của Ukraina để ấn định quy chế các tỉnh Donetsk và Lougansk, ân xá cho các chiến binh phiến quân, mở lại liên hệ kinh tế, tái lập hệ thống ngân hàng và kiểm soát biên giới. Nhiệm vụ này được giao cho quân đội Ukraina một khi đã bầu cử xong.

Thảo hiệp Minsk số hai cũng quy định Ukraina phải có một Hiến pháp mới vào cuối năm nay và ban hành chế độ « tản quyền » tại hai vùng ly khai hiện nay với sự đồng ý của đại diện của phe này.

Đan Mạch 'kinh hoàng' vì vụ xả súng làm một người chết

Đan Mạch đã được đặt trong tình trạng báo động cao và cảnh sát được triển khai trên toàn quốc.
Đan Mạch đã được đặt trong tình trạng báo động cao và cảnh sát được triển khai trên toàn quốc.
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

Đan Mạch: Nổ súng tại cuộc họp về tự do ngôn luận, 1 người chết

Các nhân chứng nói một người mang mặt nạ bắn nhiều phát súng vào một quán cà phê ở thủ đô Đan Mạch rồi sau đó tẩu thoát.

Charlie Hebdo, Biểu tượng của tinh thần bất khuất của người Pháp trước khủng bố

Tiến sĩ Lê Đình Thông giải thích về lịch sử hình thành tạp chí Charlie, và so sánh những cơn sóng gió mà tuần báo trào phúng này đã trải qua

Dân Pakistan biểu tình phản đối biếm họa Tiên tri Muhammad

Hàng ngàn người tụ tập tại các thành phố Lahore và Karachi của Pakistan để phản đối các bức biếm hoạ vẽ nhà tiên tri Muhammad

Tự do Báo chí 2014 bị sút giảm, nhiều ký giả bị bắt, bị giết

Giới hành nghề truyền thông tại các châu lục trên thế giới năm 2014 phải đương đầu với các mối đe dọa ngày càng gia tăng
15.02.2015
Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt gọi vụ nổ súng gây chết người vào một sinh hoạt về tự do ngôn luận tại Copenhagen ngày thứ Bảy là một vụ tấn công khủng bố.
Thủ tướng đưa ra một tuyên bố ít lâu sau khi có một người thiệt mạng trong một loạt súng bắn vào một quán cà phê nơi nhà hí hoạ Thuỵ Điển Lars Vilks nói chuyện.
Thủ tướng Thorning-Schmidt nói thêm là toàn thể Đan Mạch được đặt trong tình trạng báo động cao và cảnh sát được triển khai trên toàn quốc.

Ông Vilks  được biết đến vì những bức tranh khiêu khích trong đó có một bức hí hoạ vào năm 2007 vẽ nhà Tiên tri Muhammad với thân của một con chó.
Ông Vilks vô sự trong vụ nổ súng này, cũng như Đại sứ Pháp tại Đan Mạch Francois Zimeray, nhưng một nữ phát ngôn viên của ủy ban gọi vụ nổ súng này nhằm vào ông Vilks.
Các nhân chứng nói tay súng bắn nhiều phát, rồi tẩu thoát trên một chiếc xe màu đen. Cảnh sát sau đó tìm được chiếc xe bỏ không, nhưng nghi can ở đâu chưa được rõ.
Vụ nổ súng xảy ra tại một sinh hoạt về tự do ngôn luận được Ủy ban Lars Vilks tổ chức. Tổ chức này ủng hộ nhà hí hoạ người Thuỵ Điển Lars Vilks.

Ông Vilks được bảo vệ an ninh cẩn mật vì những việc làm gây nhiều tranh cãi của ông. Hoạ sĩ 68 tuổi đã sống sót sau một vài âm mưu tấn công ông và những lời dọa giết, trong đó có một âm mưu đưa đến hậu quả là một phụ nữ Mỹ bị kết án 10 năm tù giam.
Tại buổi sinh hoạt ngày thứ Bảy, Đại sứ Pháp Zimeray dự trù nói về ảnh hưởng của những vụ tấn công trong tháng qua tại Paris vào văn phòng của tạp chí châm biếm Charlie Hebd và một tiệm bán thực phẩm Do Thái.

Những cuộc tấn công của những phần tử cực đoan Hồi Giáo làm 20 người thiệt mạng, gồm cả những tên tấn công. Tạp chí Pháp được biết tiếng vì chế nhạo tôn giáo và đăng một vài bức hí hoạ về Tiên tri Muhammad.
Tổng thống Pháp Francois Hollande loan báo ông sẽ phái Bộ trưởng Nội vụ Bernard Cazeneuve đến Đan Mạch càng sớm càng tốt.


Thị trưởng Copenhagen Frank Jensen nói ông “quá đỗi kinh hoàng” vì vụ nổ súng. Ông nói hãy còn quá sớm để biết động cơ, nhưng ông cho biết thêm “tiếc thay đây có vẻ như là một cuộc tấn công vào tự do bày tỏ ý kiến.”

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày 13/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link