Saturday, August 24, 2013

Đảng CS VN dưới mắt 2 nữ sinh, một giáo sư


 

Đảng CS VN

             dưới mắt 2 nữ sinh, một giáo sư

 

Em sinh viên Nguyễn Phương Uyên có tư duy chính trị độc đáo. Em có lối suy nghĩ và cách nói không giống ai. Một nhân cách quý hiếm từ tuổi 20.

Bước ra khỏi nhà tù, em chỉ có 3 từ : « We are One ! » - Chúng ta là Một.

Thật rõ, xúc tích. Chúng ta là ai ? Đủ cả. Mẹ em, em em, bạn em, cũ và mới, đang có mặt. Cả những người vắng mặt ủng hộ em, khắp cả nước; rồi bạn bè, tổ chức quốc tế bênh vực em, cả tổng thống B. Obama nữa. Tất cả mọi người có lập trường tôn trọng quyền con người sống trên trái đất này là Một. Tách ra khỏi khối này là những kẻ chà đạp có hệ thống quyền con người. Có 3 từ mà em sinh viên nói lên đủ cả, ta thuộc khối vô tận, có chính nghĩa, có sức mạnh, tất thắng !

 

Với cách nói của riêng em, em lấy máu em làm mực, viết những dòng chẳng giống ai : « Tầu khựa cút khỏi biển Đông! », với đảng cộng sản, em cũng có cách nói rõ nhưng lạ: « Đi chết đi! », nghĩa là hãy biến đi cho dân nhờ. Như đảng CS Liên Xô đã chết không kịp giẫy vào cuối tháng 8 năm 1991, như một loạt đảng cộng sản ở Ba lan, Tiệp, Đức, Rumania, Bulgaria, Nam Tư, Albania, Latvia, Litva, Estonia một thời hét ra lửa, bỗng như chết dịch hàng loạt, theo chân nhau bò vào nghĩa địa sau khi bức tường Berlin sụp đổ do ý chí của nhân dân. Em không rủa đảng CS, em chỉ nói lên một mong mỏi, một nguyện vọng chính đáng thầm kín của số đông nhân dân rất mẫn cảm về chính trị lúc này. Thì ông Hồ Chí Minh chẳng nói rõ rằng:« Nếu chính phủ làm hại dân thì dân hãy đạp đổ chính phủ đó đi » trong cuốn Đường Cách Mệnh là gì ?

« Chớ đánh đồng ! »,lại một cách nói riêng của Phương Uyên, đảng CS không được phép nhận vơ, ta là nhân dân, ta là dân tộc, ta là đất nước. Không được ăn gian. Tờ báo của đảng CS lại mang tên Nhân Dân.

 

Ở Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy, Đỗ Thị Minh Hạnh, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Thảo Chi, Nguyễn Nữ Phương Dung, Nguyễn Thu Trang … chúng ta thấy cả một cuộc dấn thân mới mẻ hàng loạt của tuổi trẻ yêu nước, đang lên đường tiếp nhận bó đuốc sáng của thế hệ đàn anh, đàn chị. Phương Uyên dấn thân đúng ngày sinh nhật tuổi 20. Ra tù, em trả lời phỏng vấn nhanh gọn, xúc tích, vẫn cách nói riêng của mình, không giống ai. Em nhẹ nhàng, khảng khái, không xin khoan hồng, không nhận một tội gì, không nhờ luật sư;  mặc cho án treo, em tuyên bố không ngừng nghỉ cuộc đấu tranh yêu nước.

Thật là : «  với những con người mang đủ tố chất người, giá trị không hề chờ số tuổi » - « Aux âmes bien nées, la valeur n’attend point le nombre des années  » (Le Cid, Corneille).  Cũng là hậu sinh khả úy vậy.

 

Ngay sau khi Phương Uyên được tự do, vấn đề lập những đảng mới để ganh đua, cạnh tranh hợp pháp với đảng CS đặt ra cấp bách, gây tranh luận sôi nổi, vang lên tiếng nói của một em sinh viên trường luật, cũng ở lứa tuổi đôi mươi, có nhiều ý tưởng xác đáng, già dặn, lập luận chặt chẽ.

Đó là em Đỗ Thúy Hường, có bài trên mạng từ 4 năm trước với đầu đề là « Tôi nghiên cứu Luật đất đai ». Em phê phán mạnh dạn quan điểm không giống ai, « đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước của đảng thay mặt quản lý », thế là bao nhiêu đất đai chỉ một tích tắc thuộc tuốt về đảng CS, không qua một gịot mồ hôi khai phá, lao động nào. Từ đó sinh ra các khái niệm khủng khiếp với nông dân : thu hồi, đền bù, cưỡng chế, tai họa kinh hoàng mang nhãn hiệu Việt Nam. Hiện nay em là nhà luật học bảo vệ quyền sống của bà con nông dân ta mạnh mẽ nhất, hăng say có lý lẽ nhất, đòi việc sửa đổi luật đất đai sắp đến phải khôi phục nhiều hình thức sở hữu đất đai, từ sở hữu cá nhân, sở hữu tập thể, đến sở hữu công về ruộng đất, khôi phục các loại ruộng Công, ruộng Tư, ruộng Hợp tác xã, ruộng Nông trường quốc doanh, ruộng của gìòng họ, của hội Ái hữu, Từ thiện, Học điền (để khuyến khích học sinh giỏi), Tự điền (để cúng lễ)… như xưa kia vốn có.

Trong bài «Đảng mới phải xuất hiện cái đã, nhưng thời cơ chín chưa ? », em Đỗ Thúy Hướng đưa ra một số ý tưởng già dặn. Lập đảng mới là cần, nhưng phải chuẩn bị tốt. Không để cho đảng CS bóp chết khi mới xuất hiện. Chuẩn bị để khi ra mắt có ngay từ 500 đến 1 ngàn đảng viên có tên tuổi, uy tín, những trí thức dân tộc, từng hay chưa là đảng viên CS. Đạt mức đó thì không thể bị đảng CS thủ tiêu. Trước mắt, qua các cuộc thảo luận về sửa Hiến pháp, sửa Luật Đất đai, thời cơ đang chín. Đảng mới ngoài cơ sở lý luận, học thuyết, cần chăm lo quyền lợi thực tế của các tầng lớp dân cư, từ dân nghèo thành thị, công nhân, lao động, tiểu thương, dân thất nghiệp, nhà kinh doanh vừa và nhỏ, tầng lớp trung lưu tiểu tư sản, phụ nữ, các tôn giáo …

Em nêu ý  đảng mới không chống đảng CS, nhưng đảng CS buộc phải thay đổi căn bản, chịu ganh đua với đảng mới. «Nếu nó không chịu thay đổi, đó là nó muốn tự sát. Thế thì mặc … mẹ nó chết đi, ai mà cứu nổi nó ». Cũng như em Phương Uyên, em Thúy Hắng cùng mong « đảng CS chết đi », nếu nó vẫn tệ bạc với nông dân, nó vẫn ươn hèn với bọn bành trướng. Một cách nói bỗ bã, nhưng thẳng thắn thật lòng, với lập luận chặt chẽ.

 

Giữa lúc 2 em nữ sinh viên tỏ rõ chính kiến đối với đảng CS, giáo sư toán học Hoàng Xuân Phú, nhà nghiên cứu cốt cán của Viện Toán học VN viết bài trên blog riêng của ông, chỉ rõ 2 tử huyệt của đảng CS là quyền lãnh đạo tự phong của đảng  - Điều 4 trong hiến pháp -  và cái quan điểm sở hữu toàn dân về đất đai kỳ quặc đã nói trên đây, để cướp đất của nông dân, không thể nói khác được..

Mới đây nhất giáo sư Hoàng Xuân Phú lại có một khám phà động trời. Trên blog Quê Choa, ông khẳng định đảng CS đã vi phạm  luật lệ do chính mình đề ra,  suốt 68 năm nắm chính quyền,  là một đảng chính trị, đảng CS chưa hề có giấy xin phép, đăng ký hoạt động, cũng chưa được chính quyền cấp giấy khai sinh và quy định thể lệ hoạt động cho nó. Cả khi nó tự giải thể (giả vờ) và đổi tên gọi, -  đảng CS Đông Dương, đảng Lao Động VN, rồi đảng CS VN -  nó cũng không xin phép, đăng ký với chính quyền, có nghĩa là nó chưa hề thực thi thủ tục luật pháp. Nó là một tổ chức không hợp lệ.

Trên thực tế và theo quan điểm luật học, đảng CS vẫn là một đảng phi pháp, không chính danh. Ngay Điều 4 của Hiến pháp, tự khẳng định vai trò lãnh đạo của mình, cũng do quốc hội của đảng, hơn 90% đại biểu là đảng viên giơ tay thông qua, một kiểu ăn gian dân chủ, không hề qua trưng cầu dân ý, sau lưng xã hội, công dân không có tiếng nói, không một ai bàn luận, cũng là phi pháp, vô giá trị.

Ông giải thích rằng mỗi điều khỏan trọng yếu của hiến pháp phải được hướng dẫn thi hành bằng một hay nhiều đạo Luật tương ứng. Điều 4 chưa hề được một đạo Luật nào hướng dẫn thi hành trong cuộc sống của xã hội.

Nó vẫn chưa có giá trị vận hành trong cuộc sống.

 

Vậy thì ngay lúc này ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải làm bản tường trình khai sinh ra đảng CS để tận tay mang nộp tại các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận : Tòa án Tối cao, Viện Kiểm Sát Tối cao, Bộ Nội Vụ, Bộ Công An, Bộ Thông tin Truyền thông, Ban Thanh tra Chính phủ, Tòa soạn Công báo VN… để bổ xung hồ sơ của đảng CS VN cho hợp lệ. Xin nhớ lấy biên lai tiếp nhận. Một cụ già sanh ra từ năm 1930, nay đã hơn 83 tuổi, mang đủ thứ bệnh hiểm nghèo nhất, chống gậy đi xin làm giấy khai sinh.

Có chuyện nào lạ kỳ, ngộ nghĩnh hơn.

 

Bùi Tín      Paris   27/6/2013

Friday, August 23, 2013

CSVN Với Được Nga


 

 
CSVN mà Với Được Nga thì bọn Tàu fù kũng chẵng koai bọn VC vào dâu !!
Vì Nga kũng như Mỹ, sẽ không dánh zặc thuê cho bọn VC !!
Dó là diều bão dãm !!
 
Matthew Trần:
 
Vấn dề VC mua vũ khí cũa Nga, mua tàu ngầm kũa Nga hay dược Nga huấn luyện quân sự chẵng có một ý-nghĩa quan trọng nào dối với Chệt.
 
Sự kiện chúng ta dã chứng kiến và sẽ chứng kiến là: CSVN kó zám dối dầu với CS Chệt hay không dó mới là yếu tố dáng bàn tới.
 
Theo sự nhận dịnh kũa tôi -- như tôi dã tuyên bố trong mấy năm qua -- thì vụ mua tàu ngầm cũa Nga chĩ là một hành dộng bề ngoài và sẽ mang kái bình fong zã tạo dễ làm trò kười cho bọn Chệt kũng như người Việt khắp nơi mà thôi.
 
Dễ cho bọn Chệt nễ nang, CSVN sẽ fãi thay dỗi thái dộ từ "kong duôi chạy zài khi thấy tàu Chệt" .. bất kễ to nhõ ..thành thái dộ thách thức như hãi quân Nhật Bãn hiện dang áp zụng dối với tàu Chệt thì may ra.
 
CSVN Với Được Nga
 
(03/16/2013)
Tác giả : Vi Anh
Tin đáng chú ý. Báo Russia Today cho biết sau cuộc họp kín với Bộ Trưởng Quốc Phòng VNCS Phùng Quang Thanh trong chuyến công du Việt Nam, ngày 6-3-2013, Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Sergey Shoigu, tuyên bố Nga sẽ chuyển giao cho VN một hạm đội tàu lặn trong năm nay. Nga còn huấn luyện thêm các chuyên gia cho phía Việt Nam và sẽ bàn việc dùng căn cứ hải quân Cam Ranh trong tương lai gần. Báo của Đảng Nhà Nước CSVN đi tin này như tin chấn động một người sắp chết đuối với được phao cứu sinh.

Thực vậy, vấn đề Biển Đông làm CSVN chưa bao giờ cô đơn như bây giờ. Cô đơn ngay trong lòng dân tộc VN. Người dân Việt coi Đảng Nhà Nước CSVN quá nhu nhược như thông đồng với giặc Tàu để mãi quốc cầu an. Cô đơn trong bang giao. Mỹ trở lại Á châu ngăn đà bánh trướng của TC, VN bị TC xâm lấn nhiều nhứt, cần lá chắn của Mỹ, nhưng Mỹ dù là tay lái bán súng nhứt nhì hoàn cầu cũng không bàn, không giúp vì hồ sơ vi phạm nhân quyền của CSVN quá đen, trái với chính sách cổ võ nhân quyền của Mỹ. Trong hoàn cảnh cô đơn tận cùng cây số đó, may cho CSVN, Nga cũng bắt đầu chuyển trục sang Á châu. “Vợ chồng cũ không rủ cũng đến”. VNCS tập trung nổ lực nhờ Nga để phá thế chiếu bí của Trung Cộng trong vấn đề Biển Đông và gỡ thế kẹt của CS Hà nội đối với Mỹ vì vấn đề nhân quyền chưa cải thiện Mỹ không bán vũ khí cho Việt Nam được. VNCS dùng tiền nối lại mối duyên xưa, mua vũ khí của Nga, nhiều đến nổi các nhà phân tích quốc tế lượng định số tiền Hà nội mua vũ khí của Nga sẽ lớn hơn của TC. VNCS cũng yên tâm, Nga tạo cho CSVN nước cờ hoá giải thế bí đối với TC và thế kẹt đối với Mỹ mà không sợ mất đất, mất biển vì cả Nga lẫn Mỹ hai nước hoàn toàn khác với TC không có tham vọng đất đai.

Thời cơ đang thuận lợi cho VNCS trong việc phá thế bị của TC. Tuy trong Chiến Tranh VN, CS Hà nội vì nhu cầu tuyên truyền dân vận, Hà nội tố Mỹ là “sen đầm quốc tế”, là “thực dân kiểu mới”, nhưng chính CS Hà nội cũng thấy trong lịch sử thế giới cận đại Mỹ không có tham vọng đất đai, không lấn chiếm đất của nước nào.

Bây giờ giữa lúc TC lấn chiếm nhiều quần đảo và 80% Biển Đông của VN, Mỹ lại chuyển trục quân lực và 60% hải lực sang Á châu Thái bình Dương để bảo vệ tự do hàng hải mà Mỹ tuyên bố là quyền lợi cốt lõi của quốc gia mình. Chiến lược này của Mỹ mặc thị ngăn trở đà bánh trướng trên biển của TC, Mỹ không nói nhưng tạo một vòng vây TC về quân sự. Lần đầu Mỹ đổ quân ở Úc – khoảng 2500 thủy quân lục chiến. Về kinh tế, Mỹ còn mở thêm một vòng vây TC nữa, thành lập hiệp ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) qui tụ 12 nước trên bờ đông và bờ tây của Thái Bình Dương. Trong đó có VN theo chế độ CS mà không có Trung Cộng; Hành Pháp đang trình Quốc Hội TPP sẽ hoàn thành trong năm 2013.

Nhưng VN bị kẹt một trở ngại trung tâm, không thể mua vũ khí của Mỹ dù Thủ Tướng chánh phủ, Bộ Trưởng Quốc Phòng VNCS, bày tỏ mong muốn mua vũ khí của Mỹ. Từ Ngoại Trưởng Hillary, Bộ Trưởng Quốc Phòng Panetta, đến TNS McCain đều từ chối khéo, yêu cầu VN phải cải thiện nhân quyền thì mới bán đựơc.

Trong khi đó Nga, nước cầm đầu của Liên bang Xô viết CS, từng là đồng minh “chí cốt” với CS Bắc Việt cũng bắt đầu chiến lược tăng cường tái hiện diện quân sự ở Á châu Thái Bình Dương. Nên không có gì ngạc nhiên khi thấy cuộc gặp gỡ của hai Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga và VNCS tại Hà nội tạo thành một khúc quanh rất quan trọng cho Hà nội. Việc mua bán vũ khí, giao kết hỗ trợ an ninh quốc phòng quá lớn chưa từng thấy Hà nội làm với nước nào nhiều như thế. Nhiều lần hơn mua của Liên Âu, tiêu biểu là Pháp nước còn một số ảnh hưởng văn hoá ở VN. Lớn đến đổi các nhà quan sát tin rằng tiềm năng mua vũ khí quốc phòng của VNCS đối với Nga trong tương lai gần sẽ vượt qua TC.

Chỉ trong cuộc gặp gỡ này, theo tin của RFI của Pháp, VOA của Mỹ, thông tấn xã RIA Novosti của Nga, sau cuộc hội đàm 6/3/2013, của hai Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, hai bên cho biết Nga sẽ giúp Việt Nam thành lập hạm đội tàu lặn và chiếc đầu tiên sẽ được giao trong năm nay. Xin nhấn mạnh một hạm đội chớ không phải ít. Giúp ở đây có nghĩa là VN mua, chớ không phải Nga cho VN.

Chính Bộ Trưởng Nga nói «Năm nay sẽ mở ra một trang mới cho lịch sử hải quân Việt Nam, họ sẽ có một hạm đội tàu ngầm». Các quân trường của Nga sẽ mở cửa đón nhận đào tạo các chuyên gia quân sự cho Việt Nam. Việt Nam là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga.

Còn Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói rõ hơn: «Chúng tôi đã xem xét các vấn đề liên quan đến đào tạo sĩ quan Việt Nam tại Nga cũng như hợp tác quân sự và kỹ thuật giữa hai nước. Việt Nam đang hợp tác chặt chẽ với Nga trong lĩnh vực này và sẽ tiếp tục mua vũ khí khí tài của Nga».

Hà nội cũng đồng ý cho cho Nga sử dụng căn cứ quân sự Cam Ranh. Như vậy là VNCS tạo biệt lệ cho Nga, phá lệ với quốc tế. Vì VNCS đã công bố Sách Trắng về Quốc phòng năm 2009: «Việt Nam luôn chủ trương không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào, không cho nước khác đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để tiến hành các hoạt động quân sự chống lại nước khác».

Theo một số nguồn tin bán chánh thức ẩn danh vì cuộc họp kín, bên cạnh những gì hai bộ trưởng công bố như trên, hai bộ trưởng quốc phòng CNCS và Nga còn mật đàm những đơn VN đặt hàng trong tương lai, bao gồm việc mua 24 máy bay tiêm kích SU-30MK2, các hệ thống hoả tiễn phòng không S-300 cải tiến, trực thăng quân sự và 2 khu trục tàng hình Gepard.

TC cho đến bây giờ là nước mua nhiều nhứt vũ khí quân sự của Nga. Nhưng TC là một bạn hàng không phải như VN. TC hay tái chế, tự sản xuất để xài hay bán lại cho các nước khác, giá rẻ hơn Nga. Còn bán cho VNCS, Nga yên tâm hơn không bị qua mặt, chặt cua như đối với TC.

Thêm vào đó đa số vũ khí của VNCS xài bây giờ là của Liên xô, nội việc VNCS mua cơ phận thay thế, bảo dưỡng, tu trì thì số tiền mua cũng đã lớn rồi.

Còn về con người, tướng tá của VNCS đa số học tham muu, lãnh đạo, chỉ huy chiến thuật, chiến lược của Nga nên dĩ nhiên thích trang thiết bị của Nga.

Thêm vào đó, TC mua vũ khí của Nga, VNCS cũng mua của Nga thì TC không thể than phiền gì VNCS được.

Kết thân lại được với Nga, VNCS cũng núp được bóng của Nga trong vấn đề Biễn Đông. Nga trở lại Á châu, tàu chiến Nga xuất hiện nhiều ở Á châu Thái Bình Dương, cộng với sư hiện diện của Mỹ thì TC khó mà độc bá quyền hành, tự tung tư tác trong vùng này được. Cũng như Mỹ, Nga sẽ phản ứng nếu TC gây trở ngại đối với quyền tư do hàng hải, nhứt là đường hàng hải huyết mạch từ Nam Thái Bình Dương, Ân độ Dương qua eo biền Mã Lai lên Đông Bắc Thái Bình Dương. Nga là một nước hơn phân nửa lãnh thồ năm ở Á châu, bờ biển của Nga trên Thái Bình Dương rất dài và rất quan trong kinh tế Á châu. Nga Mỹ không thể để yên cho TC dùng Biển Đông làm tiền đồn kiểm soát và không chế hải lộ huyết mạch này.

Chiến lược trở lại Á châu của Nga không đụng chạm với Mỹ vì Nga Mỹ đều có quyền lợi chung là bảo vệ tự do hàng hải và không có tham vọng đất đai như TC trên vùng biễn này. Với được Nga, CS Hà nội mừng là phải./.(Vi Anh)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Trung Quốc 'khôn nhưng chưa ngoan'


 


Không ai ưa lưu manh.

Trung Quốc 'khôn nhưng chưa ngoan'

Cập nhật: 12:40 GMT - thứ năm, 21 tháng 3, 2013
Trung Quốc
Trung Quốc đổ hàng tỷ đô la mỗi năm vào các chiến dịch tuyên truyền quốc tế, nhưng vẫn nhiều tai tiếng trên toàn cầu. BBC tiếng Việt xin được giới thiệu bài phân tích về hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới của tác giả David Shambaugh đăng trên New York Times.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Vào lúc Trung Quốc trở thành cường quốc mới của thế giới, quốc gia này bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của hình ảnh của mình trên toàn cầu, và thấy mình cần tăng cường “sức mạnh mềm”.
Trung Quốc tìm hiểu dư luận trên khắp thế giới về mình và đầu tư lớn vào mở rộng dấu ấn văn hóa, “củng cố tuyên truyền ra bên ngoài” và ngoại giao với công chúng. Thật không may, như thế vẫn không đủ.
Trong khi trên thế giới này chỉ có một nhúm người nhìn Trung Quốc một cách lạc quan, thăm dò ý kiến từ Dự án Thái độ toàn cầu của Trung Tâm Nghiên cứu Pew và BBC cho thấy, hình ảnh của Trung Quốc được liệt vào dạng nghèo nàn và có điểm hay điểm dở.
Và cách nhìn tiêu cực ngày càng rộng hơn: trong suốt gần một thập niên, thái độ người dân châu Âu đối với Trung Quốc vẫn là tiêu cực nhất trên thế giới, nhưng giờ đây cả châu Mỹ và châu Á cũng vậy.
Một số dấu hiệu đang tăng dần ở Nga cho thấy: trên bề mặt, có mối quan tâm đáng kể và khá tích cực đối với Trung Quốc, nhưng bên dưới đó vẫn có những nghi ngờ do lịch sử, các mối va chạm trong thương mại, vấn đề trong buôn bán vũ khí từ Nga sang Trung Quốc, rồi tranh cãi về nhập cư và ganh đua mới nổi lên với vùng Trung Á.
"Kết quả của việc Trung Quốc dần trở nên xấu xí là chủ tịch mới Tập Cận Bình và nhóm làm chính sách ngoại giao mới của ông phải đối mặt với ngày càng nhiều thách thức và khó khăn về chính sách ngoại giao, cả trên diện nhận thức và chính sách lâu dài."
Danh tiếng của Trung Quốc cũng bị hoen ố dần ở Trung Đông trong khối Ả Rập, do ủng hộ chế độ Syria và Iran và các hành động ngược đãi người thiểu số theo Hồi giáo ở vùng viễn Tây Trung Quốc, chính sách này cũng khiến hình ảnh của Trung Quốc bị hạ thấp ở Trung Á.
Thậm chí ở châu Phi – nơi mối quan hệ nhìn chung vẫn tích cực – hình ảnh của Trung Quốc bị xấu đi trong vòng ba năm qua, do sự đổ bộ ồ ạt của các doanh nhân Trung Quốc, lòng tham khai thác dầu khí và tài nguyên tự nhiên khác, cùng với những dự án cứu trợ mà có vẻ làm lợi cho các công ty xây dựng Trung Quốc cũng như chính phủ các nước được nhận trợ giúp, và việc Trung Quốc ủng hộ một số chính phủ không lấy gì làm tốt đẹp lắm. Với trường hợp của châu Mỹ Latinh cũng tương tự.
Và cuối cùng, mối quan hệ quan trọng nhất của Trung Quốc – với Hoa Kỳ - cũng khá rắc rối. Nó kết hợp giữa sự phụ thuộc lẫn nhau, đôi khi có hợp tác, và ganh đua tăng trưởng và mối quan hệ có nhiều nghi kỵ.
Với cả hai bên, vấn đề cốt lõi là làm sao để quản lý một mối quan hệ thiếu tin tưởng và cạnh tranh nhau cao độ, mà không để nói trở thành mối quan hệ thù địch toàn diện.
Cả hai bên đều chưa có kinh nghiệm xử lý cuộc cạnh tranh chiến lược nào mà phụ thuộc lẫn nhau tới mức này, mặc dù chúng ta có thể hy vọng rằng thực trạng phụ thuộc lẫn nhau sẽ làm giảm nhẹ việc cạnh tranh.

Vì sao Trung Quốc xấu đi

Trong khi hình ảnh của Trung Quốc ngày càng sút giảm trên toàn cầu, lý do lại khác nhau ở mỗi vùng.
"Việc Trung Quốc hiện đại hóa quân đội và các động thái lên gân ở châu Á làm hoen ố tiếng tăm của họ với láng giềng."
Thặng dư mậu dịch khổng lồ của Trung Quốc đóng góp một cách trực tiếp và gián tiếp vào tình trạng mất việc làm trên khắp thế giới, nhưng ảnh hưởng tới hình ảnh của quốc gia này nổi trội nhất ở châu Âu, châu Mỹ Latinh và Hoa Kỳ, nơi Trung Quốc nổi lên như là mối đe dọa về kinh tế.
Trong khi đó, việc Trung Quốc hiện đại hóa quân đội và các động thái lên gân ở châu Á làm hoen ố uy tín của Bắc Kinh với các nước láng giềng.
Các vụ tấn công tin tặc chưa có tiền lệ đã được đưa vào nghị trình hội đàm Trung-Mỹ trong những tuần gần đây, còn tình hình nhân quyền nội bộ từ lâu vẫn là mối quan ngại của phương Tây.
Nổi bật nhất trong những phàn nàn về Trung Quốc là việc người ta nói tới hệ thống chính trị toàn trị và cách làm ăn kinh doanh của nước này, thể hiện ở thực trạng mù mờ và tham nhũng hoành hành mọi nơi.
Trong khi nỗ lực mở rộng kinh doanh, các công ty đa quốc gia của Trung Quốc thường gặp phải những khó khăn cơ bản như thiết lập vị trí của mình ở nước ngoài và chiếm thị phần.
Trung Quốc không có bất kỳ tập đoàn nào có trong danh sách 100 tập đoàn nổi bật nhất hàng năm của Businessweek/Interbrandglobal rankings.
Theo như tốc độ tăng trưởng như của Trung Quốc hiện nay, thì hình ảnh không phải là vấn đề quá lớn. Nhưng thực chất nó rất quan trọng.
Kết quả của việc Trung Quốc dần trở nên xấu xí là việc tân chủ tịch Tập Cận Bình và nhóm làm chính sách ngoại giao mới của ông, đang phải đối mặt với ngày càng nhiều thách thức và khó khăn về chính sách ngoại giao, cả trên phương diện nhận thức và chính sách lâu dài.

Giải pháp

"Về chính sách ngoại giao, Trung Quốc nên đưa mình vào cuộc thương lượng đa quốc gia về Công ước Luật Biển để giải quyết tranh chấp trên biển Đông, thương lượng với Nhật Bản về vùng đảo tranh chấp."
Tạo ra nghi ngại và gia tăng va chạm là cái giá trong gói sức mạnh mới nổi toàn cầu. Nhưng Trung Quốc nên tìm cách đối thoại triệt để với các chỉ trích từ nước ngoài thay vì lờ đi hoặc đối đáp bằng các chiến dịch quan hệ công chúng thiếu thuyết phục.
Có rất nhều cách mà Trung Quốc có thể thực hiện ngay lập tức. Họ phải nỗ lực ngừng các vụ tấn công tin tặc.
Trung Quốc nên mở rộng thị trường rộng và giảm mức thặng dư mậu dịch, trong khi hạn chế trợ giá cho đầu tư nước ngoài và hoạt động xuất khẩu.
Họ nên bảo vệ quyền tác giả bằng cách thông qua và gắn với Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền Con người và Quyền Chính trị, công ước bảo vệ tự do cá nhân.
Về chính sách ngoại giao, Trung Quốc nên đưa mình vào cuộc thương lượng đa quốc gia về Công ước Luật Biển để giải quyết tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), thương thuyết với Nhật Bản về vùng đảo có tranh chấp; gây sức ép lên Bắc Hàn và Iran để ngưng chương trình hạt nhân.
Trung Quốc nên cố gắng chứng tỏ sự minh bạch của mình trong các chương trình viện trợ nước ngoài và ngân sách quân sự, và cũng nên tôn trọng hơn các nước đang phát triển mà Trung Quốc đang khai thác tài nguyên ở đó.
Thực hiện các bước này sẽ khiến hình ảnh Trung Quốc trên thế giới được cải thiện rất nhiều, hơn là bơm hàng tỷ đô la vào các chiến dịch tuyên truyền thiếu thuyết phục ở nước ngoài như hiện nay.
Tác giả David Shambaugh hiện giảng dạy môn khoa học chính trị và ngoại giao quốc tế ở trường Đại học George Washington, đồng thời đang làm nghiên cứu tại viện Brookings. Ông cũng là tác giả cuốn sách “China Goes Global: The Partial Power.”

__._,_.___

CÓ CÒN CHỐN NÀO ĐỂ DUNG THÂN CHO NHÀ DÂN CHỦ PHẠM NGỌC THẠCH?


 

CÓ CÒN CHỐN NÀO ĐỂ DUNG THÂN CHO NHÀ DÂN CHỦ PHẠM NGỌC THẠCH?


Nguyễn Thu Trâm, 8406

 

Đối với hầu hết người Việt trong và ngoài nước đang đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam, không ai còn xa lạ gì với Mục Sư Phạm Ngọc Thạch, một chiến sỹ dân chủ kiên cường, một người luôn đi trước, đứng đầu trong những lần đối mặt với các lực lượng an ninh, để che chở, bảo vệ cho những người dân oan khiếu kiện, thấp cổ bé họng đang bị sự đàn áp, khủng bố của những kẻ chỉ biết còn đảng, còn mình.

 

 Là một trong 118 thành viên đầu tiên công bố Bản Tuyên Ngôn Tự Do, Dân Chủ 2006 cho Việt Nam vào ngày 08 tháng 4 năm 2006, mà theo đó, một tổ chức chính trị , Khối 8406, cũng được thành lập, nhằm kêu gọi tự do dân chủ cho Việt Nam, cùng đấu tranh, kêu gọi giải thể chế độ độc tài đảng trị và xây dựng một thể chế chính trị dân chủ đa nguyên với một chính phủ tam quyền phân lập thực sự của dân do dân và vì dân. Nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất sự chuyênquyền, chuyên chế hầu bảo vệ sự tự do và công bằng pháp luật.


 

Tuy nhiên, không phải chỉ sau khi trở thành một trong 118 đồng sáng lập viên của Khối 8406 và trở thành ban đại diện Khối 8406 tại khu vực phía Nam, Mục sư Phạm Ngọc Thạch mới bị sự đàn áp, khủng bố từ phía nhà cầm quyền CSVN mà ngay từ năm 1998 cho đến năm 2003 Truyền Đạo Phạm Ngọc Thạch cũng đã nhiều lần bị bắt bớ, đánh đập vì những hoạt động tôn giáo và nhân quyền của mình. Đặc biệt nghiêm trọng là vào năm 2004, Mục sư Phạm Ngọc Thạch đã bị bắt giam cùng với các Mục Sư Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Thành Nhân và  cô Lê Thị Hồng Liên và đã kết án 2 năm tù vì tội truyền đạo trái phép ngoài phạm vi nhà thờ. Rồi từ sau khi ra tù từ năm 2006 cho đến nay Mục Sư Phạm Ngọc Thạch liên tục bị hành hung, bị bắt giam bởi ông vẫn tích cực trong công cuộc đấu tranh dân chủ hóa Việt Nam và trợ giúp cho dân oan khiếu kiện bởi nhà cửa ruộng vườn và tài sản của họ bị cường quyền tham nhũng trấn cướp.

 Xin được tóm tắt những lần Mục Sư Phạm Ngọc Thạch bị hành hung bởi cớ đức tin cũng như những hoạt động dân chủ nhân quyền như sau:

 

 -         Tháng 8 năm 2006 công an phường Bình Khánh, Quận 2 Sài gòn đánh Mục Sư Phạm Ngọc Thạch vỡ đầu khi Mục sư Thạch ngăn chặn hành động cưỡng chế phá hủy Trung Tâm Mục Vụ Mennonite tại số 2 đường Trần Não, Quận 2, Sài gòn.

 

 -         Ngày 31 tháng 10 năm 2008, khi chụp hình những dân oan khiếu kiện trước Trụ Sở Làm Việc của Trung Ương Đảng, số 87 Trần Quốc Thảo, Phường 7, Quận 3, và trước Trụ Sở Tiếp Công Dân, số 210 Võ Thị Sáu, Phường 7, Quận 3,  Mục Sư Phạm Ngọc Thạch đã bị công an và “côn đồ tự phát” vây đánh hội đồng phải nhập viện để điều trị thương tích đầy người.

 

 -         Ngày 25 tháng 6 năm 2011 Mục Sư Phạm Ngọc Thạch bị công an thuộc cục A 42 bắt giữ trấn dã man suốt 10 ngày vì Mục Sư Thạch dám dán các khẩu hiệu HOÀNG SA – TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM trên các cột đèn đường tại Sài gòn.

 

 -         Ngày 6 tháng 8 năm 2012 Mục Sư Phạm Ngọc Thạch cùng vợ  đang mang thai 8 tháng và con nhỏ 3 tuổi bị công an phường Bình An, Quận 2 Sài gòn bắt giam và tra tấn dã man, khi cả gia đình đang trên đường đến Chùa Liên Trì để cùng Hòa Thượng Thích Không Tánh chăm sóc và phát quà cho các thương binh của Quân Lực VNC, các cựu tù lương tâm và các bệnh nhân ung bướu, nghèo. Tại cơ quan công an, kẻ hành hung Mục Sư Phạm Ngọc Thạch đã tự xưng là con trai của Bộ Trưởng Công An, nên muốn bắt bớ, hành hung bất cứ ai cũng được!

 

 -        Ngày 25 tháng 10 năm 2012 trong khi đang thông công với các Giáo Sỹ Tin Lành Indonesia tại một điểm nhóm thuộc phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, Mục Sư Phạm Ngọc Thạch cũng lại bị bắt bớ hành hung.

 

 

Cùng với việc trục xuất các Giáo Sỹ Indonesia, cục an ninh tôn giáo của CSVN cũng gây áp lực với chính quyền địa phương, buộc trục xuất Mục Sư Phạm Ngọc Thạch ra khỏi địa bàn thành phố. Hậu quả là không có bất cứ nhà trọ nào thuộc các địa bàn thành phố Sài gòn cũng nư Bình Dương dám cho gia đình Mục Sư Phạm Ngọc Thạch lưu trú, nên Mục sư Thạch và gia đình đã phải hồi cư về quê vợ tại thôn 17 xã Hòa Khánh, ngoại ô thành phố Buôn Ma Thuột.

 

 

 


 

Nhưng ngay tại vùng quê này, Mục Sư Phạm Ngọc Thạch cũng bị mọi sự kiềm tỏa của các cơ quan an ninh địa phương, cấm tuyệt đối mọi hoạt động tôn giáo cũng như bất cứ công việc nào để mưu sinh, đến nỗi, gần đây các con của Mục Sư Phạm Ngọc Thạch bị nhiễm bệnh chân tay miệng, là một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm đối với nhũ nhi và trẻ em, nhưng do bởi chính sách bao vây của các cơ quan an ninh, nên gia đình Mục Sư Phạm Ngọc Thạch cũng lâm cảnh túng quẫn không có điều kiện để điều trị bệnh cho các con, và ngay cả khi bệnh trở nặng, cần phải được nhập việc để điều trị, và được sự trợ giúp của gia đình nội ngoại để đưa các cháu về Bệnh Viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn để điều trị, thì cũng bị phía cơ quan an ninh ngăn chặn, rồi đeo bám theo dõi trong suốt cả thời gian Mục Sư Phạm Ngọc Thạch chăm sóc các con ở Sài Gòn. Gần đây cơ quan an ninh địa phương lại tiếp tục sách nhiễu và đang có kế hoạch trục xuất Mục Sư Phạm Ngọc Thạch và gia đình ra khỏi địa bàn tỉnh Dak Lak nữa.

 

 

 

Nghĩa là ngay trong tình cảnh quẫn bách này của gia đình Mục Sư Phạm Ngọc Thạch, nhà cầm quyền CSVN vẫn chưa chịu buông tha, mà vẫn tiếp tục truy cùng diệt tận, thì chúng tôi xin được hỏi rằng đảng và nhà nước CSVN đang vận động để ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016 sắp tới đây có xứng hợp và chính đáng hay không? Chúng tôi cũng xin được hỏi rằng có nơi nào trên thế gian này con người phải sống lưu vong trên chính tổ quốc của mình như hiện trạng của đất nước Việt Nam hiện nay hay không? Sự việc ngày 25 tháng 01 năm 2006, tại thành phố Strasburg Pháp Quốc, Hội đồng châu Âu ra nghị quyết 4181 với các điều khoản lên án chủ nghĩa cộng sản và đồng nhất chủ nghĩa này với tội ác chống lại loài người thì có gì oan sai đối với đảng và nhà nước CSVN hay không? Và với cách hành xử đó của nhà cầm quyền CSVN với các nhà dân chủ và bất đồng chính kiến thì việc thông qua Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam HR 1897 đề ra các biện pháp thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam bằng cách ngăn chính phủ Mỹ viện trợ không vì mục đích nhân đạo cho Việt Nam trừ phi Hà Nội có những tiến bộ nghiêm túc và đáng kể trong lĩnh vực nhân quyền, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế thì có gì là không đúng đắn đối với chính sách cai trị sắt máu và độc tài toàn trị của đảng và nước CSVN hiên nay hay không?

 

 

 Chúng tôi xin chuyển đến quý cơ quan truyền thông, các cá nhân và tổ chức ủng hộ phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ xin hãy quan tâm đến một chiến sỹ dân chủ đang đấu tranh không khoan nhượng với tà quyền cộng sản Việt Nam, Mục Sư Phạm Ngọc Thạch, đang đối mặt với sự truy cùng diệt tận của nhà cầm quyền CSVN, Chúng tôi cũng xin được trích đăng dưới đây phát ngôn của Dân biểu Chris Smith tại buổi lễ thông qua Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam HR 1897 vào hôm 31 tháng 7 vừa qua:  “Chúng ta đã thấy xu hướng ngày càng tồi tệ của nhân quyền Việt Nam. Đã tới lúc chúng ta phải đứng về phía những người bị đàn áp, những người đang khao khát được tự do tại Việt Nam và để chống lại độc tài...”

 

 Vâng, kính mong tất cả chúng ta hãy đứng về phía những người bị đàn áp, những người đang khao khát được tự do tại Việt Nam và để chống lại độc tài.

 

 Mong lắm thay!

 Ngày 23 tháng 8 năm 2013

 

 Nguyễn Thu Trâm, 8406

 

 

 

Thông tin liên lạc với Mục Sư Phạm Ngọc Thạch:
Điện Thoại (+84) 988 751 936

 

Tâm thư thân Nhân Các Thanh Niên Yêu Nước Gửi Chủ Tịch Nước


 

 


Tâm thư thân Nhân Các Thanh Niên Yêu Nước Gửi Chủ Tịch Nước

Thân nhân các thanh niên yêu nước

Gởi Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang 

Bản Lên Tiếng và Tâm Thư

TH.
 
TNCG - 24.3.2013: Việc nhà cầm quyền VN thực hiện một loạt bắt bớ theo lối bắt cóc các thanh niên yêu nước, giam giữ bất hợp pháp gần 2 năm và đem ra xét xử bất công tại tòa án Nghệ An ngày 8,9 tháng 1 năm 2013 với những bản án nặng nề trong khi không đưa ra được bất cứ hành động nào của 14 TNYN này để gọi họ là những tội phạm. Việc làm mờ ám này đã làm cho dư luận trong nước và quốc tế lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ trước sự coi thường luật pháp quốc tế, vi phạm nghiêm trọng nhân quyền của nhà cầm quyền VN. Trong số những phản ứng và chỉ trích đó, phải kể đến Bản Lên Tiếng của các gia đình của 14 thanh niên yêu nước (TNYN) này. 

Sau khi phiên xử kết thúc với những cáo buộc hết sức vô lí, ngày 27 tháng 1 năm 2013, các gia đình của 14 TNYN đã phản đối phiên tòa bằng cách kêu gọi mọi người kí tên ủng hộ Bản Lên Tiếng để đòi nhà cầm quyền VN trả tự do cho thân nhân của họ. Sau gần 3 tháng kêu gọi, đã có 28.480 ký tên ủng hộ. Đây là một việc ít thấy trong chế độ cai trị độc ác của đảng cộng sản VN. Sau khi kết thúc thời gian kêu gọi, ngày 14/3/2013 vừa qua, các thân nhân của 14 TNYN đã tìm đến các đại sứ quán như Mỹ, Anh, Úc, Thụy Sỹ, Na Uy cùng các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc và Liên minh Châu Âu để gửi danh sách 28.480 chữ ký ủng hộ Bản Lên Tiếng của các gia đình kêu gọi trả tự do cho thân nhân của họ. Đại diện các đại sứ quán đã bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc trước sự không mệt mỏi của các gia đình trước vụ án bất công này. Đại diện các đại sứ quán cũng nhấn mạnh rằng, nhân quyền mang tính phổ quát và chính quyền VN cũng đã ký kết việc đó trong công ước quốc tế. Như vậy, việc chính quyền VN dùng bản án vô lí để bỏ tù 14 TNYN là họ đã hoàn toàn đi ngược lại với luật pháp quốc tế. 
 
Xuất phát từ quyền và nghĩa vụ của công dân, chiều cùng ngày thân nhân của 14 TNYN cũng đã tìm đến Văn phòng Chủ tịch nước để gửi gắm tâm tình, một chút hy vọng và danh sách 28.480 chữ ký của Bản Lên Tiếng lên vị đứng đầu đất nước. Nhưng khi thân nhân của 14 TNYN này tìm đến được địa chỉ số 1A - Hùng Vương - Quận Ba Đình - Hà Nội thì những mong muốn nhỏ bé này đã bị phía An ninh và những viên gác cổng dập tắt bằng cách xua đuổi cũng những lời trịch thượng. Mặc dầu vậy, các thân nhân của 14 TNYN vẫn không bỏ cuộc, vẫn kiên trì bằng cách cử đại diện ở lại Hà Nội để tìm hiểu nhằm chuyển đến tận tay vị Chủ tịch nước Bản Lên Tiếng này. Tuy nhiên, điều chờ đợi đó vẫn mịt mù bởi khi tìm đến Phòng tiếp dân tại địa chỉ số 1 Ngô Thì Nhậm thì các nhân viên ở đây đã yêu cầu đủ thứ hết sức vô lí như việc phải có ủy quyền của các nạn nhân; giấy giới thiệu của chính quyền địa phương…trong khi các thân nhân này là anh chị em ruột của 14 TNYN. (Đính kèm là biên nhận gởi Bản Lên Tiếng).
 

 Chúng ta cùng hướng về những bước chân của các thân nhân của 14 TNYN này, hãy cùng họ hướng về phiên xử phúc thẩm tại tòa án Nghệ An sắp tới.

-------------------------------------------
 
Tâm Thư Gởi Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang
  
Kính gửi: Ông Trương Tấn Sang 
Chủ Tịch Nước 


Thưa ông 

Chúng tôi là thân nhân của 14 thanh niên đã bị Tòa án Tỉnh Nghệ An đưa ra tòa xét xử về tội“hoạt động nhằm lật đổ chế độ” theo điều 79 Bộ luật hình sự Việt Nam vào hai ngày 8 và 9 tháng 1 năm 2013 mà không đưa ra được bất cứ bằng chứng phạm tội nào, các thanh niên này gồm: Hồ Đức Hòa, Nông Hùng Anh, Lê Văn Sơn, Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Duyệt, Hồ Văn Oanh, Thái Văn Dung, Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Xuân Anh, Trần Minh Nhật. 

Tất cả 14 thanh niên này đều là những công dân hiền lành, đầy nhiệt huyết, tận tâm phục vụ con người và xã hội, nhất là tình yêu đối với đất nước. 

Việc Bộ Công an đã bắt bớ trái pháp luật và tòa án Tỉnh Nghệ An đã kết án nặng nề khi không có bằng chứng để kết tội đối với những công dân yêu nước này đã bị dư luận trong nước và quốc tế lên tiếng phản đối mạnh mẽ trong suốt thời gian vừa qua. 

Là những bậc làm cha làm mẹ, là công dân của một đất nước ngàn năm văn hiến. Chúng tôi rất bất bình trước sự kết án vô đạo đức, vô pháp luật của tòa án tỉnh Nghệ An tại phiên tòa sơ thẩm ngày 8 và 9 tháng 1 năm 2013 vừa qua. Đặc biệt, chúng tôi đã mở cuộc vận động kêu gọi ký tên để phản đối bản án và yêu cầu chính quyền Việt Nam cần thả ngay vô điều kiện đối với 14 thanh niên này. 

Đến nay, đã có hơn 27 ngàn chữ ký của các vị lãnh đạo các tôn giáo, đại diện các đoàn thể xã hội, nhân sĩ và đồng bào khắp nơi ký tên ủng hộ. Điều này cho thấy, dư luận chung rất bất bình trước việc bộ máy Công an đã bắt giữ trái phép và xét xử, kết án khi không có bất cứ luận chứng thuyết phục nào của tòa án. 

Kính thưa ông Chủ Tịch 

Cũng là bậc làm cha làm mẹ chắc ông cũng hiểu được nỗi đau buồn khi con cái, người thân của mình bị xét xử oan sai? Hơn nữa, ông là một người đứng đầu của một đất nước, chắc ông hiểu rõ thế nào là công, thế nào là tội, thế nào là kỷ cương phép nước? Xuất phát từ những trăn trở này, chúng tôi xin trình bày đến Chủ Tịch Nước một số điều sau đây để mong ông công tâm suy xét và giúp đỡ. 

Thứ nhất là Bộ Công an đã vi phạm luật pháp một cách trắng trợn khi bắt người không theo qui định của luật pháp. Công an chỉ dựa trên sự nghi ngờ vì 14 thanh niên này đã tham gia khóa học đấu tranh bất bạo động do đảng Việt Tân tổ chức để cáo buộc 14 thanh niên này là đảng viên đảng Việt Tân mà không hề có một bằng chứng nào. Hơn nữa, trong hệ thống luật pháp của Việt Nam cũng không có văn bản nào cấm đảng Việt Tân hoạt động tại Việt Nam cũng như không có văn bản nào cấm việc người dân không được liên hệ với đảng Việt Tân thế mà công an Việt Nam lại quy chụp rằng liên hệ với đảng Việt Tân là “hoạt động lật đổ chế độ”. 

Thứ hai: Công an điều tra đã dựng lên những kịch bản theo sự tưởng tượng của họ và ép buộc các thanh niên nói trên phải nhận tội. Điều này không chỉ vi phạm nhân quyền mà còn đi ngược lại đạo lý của con người. 

Thứ ba: 14 thanh niên này là những công dân tốt. Họ đã tham gia rất nhiều những sinh hoạt về tôn giáo, xã hội và nhất là giúp đỡ những bà con có những hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh… Với cuộc sống lương thiện và có nhiều đóng góp xây dựng một xã hội nhân bản như vậy chắc chắn họ không thể là người xấu. Trái lại, việc chính quyền quy chụp tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chế độ nhân dân” và đã kết án nặng nề không chỉ làm hại sự dấn thân của các thanh niên này mà còn đi ngược lại sự tiến bộ của nhân loại nói chung và xã hội Viêt Nam nói riêng. 

Thứ tư: 14 thanh niên này là những công dân đầy lòng yêu nước. Họ đã từng bày tỏ lập trường phản đối các hành động gây hấn và bành trướng của Trung Quốc đối với lãnh thổ và thềm lục địa của Việt Nam. Chúng tôi thiết nghĩ rằng, chính quyền cần phải trân quý những tấm lòng yêu nước của họ vì chính họ là rường cột của quốc gia, dân tộc. 

Thứ năm và cũng là điều sau cùng, chúng tôi yêu cầu Chủ Tịch Nước, với tư cách là người đứng đầu đất nước ra lệnh chấm dứt mọi cuộc điều tra và ngưng ngay bản án đối với 14 thanh niên yêu nước này và chỉ có như vậy mới có thể nhanh chóng hàn gắn lại những gì mà Bộ Công an, An ninh, Tòa án đã gây ra đau thương đối với các thanh niên này. 

Chúng tôi đang trông chờ vào sự công minh, sáng suốt và giúp đỡ của Chủ Tịch. 

Trân trọng kính chào Chủ Tịch Nước. 

Đại diện gia đình ký tên:
 
 

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày-23/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link