Friday, August 23, 2013

KHI VIỆT CỘNG BỊ DỒN VÀO ĐƯỜNG CÙNG THƯỜNG DÙNG THỦ ĐOẠN LÙI MỘT TIẾN HAI



Video PHƯƠNG UYÊN VÀ GIA ĐINH

 

http://www.youtube.com/watch?v=aF_nKXpk3EQ&list=TLz_53IAvVxXU

 

 

KHI VIỆT CỘNG BỊ DỒN VÀO ĐƯỜNG CÙNG

THƯỜNG DÙNG THỦ ĐOẠN LÙI MỘT TIẾN HAI

 

Những người từng có kinh nghiệm về Cộngsản, đều nhận ra rằng, mỗi khi cộng sản bị dồn vào thế kẹt, họ thường dùng phương pháp “Lùi một bước, để Tiến hai bước”. Ấy thế mà thiên hạ vẫn không sao tránh khỏi rơi vào bẫy của Cộngsản.
 
 Trong đó kể cả bậc đại cao thủ về mưu lược chính trị là Hoakỳ. Không biết Hoakỳ có biết hay không về những thủ đoạn gian xảo này của bọn Cộngsản ? Nhưng dù có biết, thì vì mục tiêu chiến lược dài hạn, họ vẫn cứ “thả dây dài, câu cá lớn”. Cho nên Liênxô mới bị gục ngã bởi chiến lược “chạy đua võ trang” “dùng cộng diệt cộng” của Mỹ.
 
Trungcộng mới được tồn tại bởi kế hoạch cố tình vỗ béo của Mỹ để dùng trong chiến lược lâu dài hiện nay.  Chính vì chiến lược dài lâu đó, nên trong nhất thời, dư luận thường cho Mỹ là một tay mơ đối với Cộngsản.
 
Chẳng hạn như với bọn ranh con Việtcộng, năm 2005-2006, khi cần xin được vào Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới – WTO, thì Mỹ muốn gì chúng cũng chiều hết. Tự Do Tôn Giáo ư? 
 
Thả Lm Nguyễn Văn Lý, người đòi: “Tự Do Tôn Giáo hay là chết!” ra khỏi nhà tù để thành lập Đảng Thăng Tiến. Mời Ts Thích Nhất Hạnh về nước thuyết pháp và cho lập Làng Tu Học. Dễ dãi cho phép ông Hoàng Minh Chính đi Mỹ để công bố “Giải Pháp Ba Bên” và phục hồi Đảng Dân Chủ…

Năm 2006, chính quyền Mỹ, George W. Bush, rút tên Việtnam ra khỏi danh sách “Các Nước Cần Quan Tâm Đặc Biệt về Tự Do Tôn Giáo – CPC”, tạo điều kiện cho Việtnam gia nhập WTO năm 2007. Khi đã yên vị trong tổ chức quốc tế này. Việtcộng liền xuống tay, bắt lại Lm Nguyễn Văn Lý, bỏ tù các thành viên lãnh đạo của Đảng Thăng Tiến. Đánh phá, giải tán tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng của Ts Nhất Hạnh. Bao vây, triệt hạ lãnh tụ đảng Dân Chủ, Gs Hoàng Minh Chính. Thẳng tay đàn áp Giới Trí Thức Trẻ lên tiếng đòi Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền cho Việtnam.
 
Còn bọn Việt gian cộng sản do Nông Đức Mạnh cầm đầu, tiếp tục ngoan ngoãn làm tay sai cho Bắckinh, tiến hành cuộc Hán Hóa Việt Nam. Rước người Tàu vào khai thác Bauxite ở Tây Nguyên. Cho người Tàu thuê rừng đầu nguồn. Để cho công ty Tàu trúng thầu xây cất các nhà máy, và lập làng, lập phố Tàu ở khắp nơi. Mở cửa biên giới cho hàng hóa của Tàu tràn ngập thị trường. Đầu độc người dân Việtnam.
 
Làm teo tóp các ngành sàn xuất nội địa…Trong khi đó Hoakỳ thản nhiên tiến hành chương trình đầu tư nhập nội Việtnam, nhằm “vỗ béo” cho Việtcộng qua tay chính quyền Hànội.

Chính quyền Nguyễn Tấn Dũng dựa vào tiền vay và việc làm ăn với quốc tế để làm chủ nguồn tài chánh nhà nước, và nắm trọn quyền làm kinh tế Việtnam. Dù làm ăn bậy bạ, lập nhiều tổng công ty quốc doanh hữu danh vô thực, đẻ ra nhiều công ty ma, rút vốn nhà nước, làm giầu các “Nhóm Lợi Ích” tư bản đỏ. Buộc Bộ Chính Trị phải trao rộng quyền đối ngoại, kinh tế, an ninh, và chống tham nhũng cho chính phủ. Từ đó, thế Chính Quyền vượt qua mặt Đảng Quyền. Đưa tới việc tranh chấp quyền lực giữa Chính Quyền Tham Nhũng, Nguyễn Tấn Dũng và Đảng Quyền Thân Tàu, Nguyễn Phú Trọng.
 
Thế rồi như mọi người trong và ngoài nước đểu đã rõ, cuộc đấu đá giữa phe Đảng Quyền Nguyễn Phú Trọng với phe Chính Quyền Nguyễn Tấn Dũng đã kéo dài từ đầu năm 2012 đến giữa năm 2013, qua 4 cuộc Hội Nghị Trung Ương Đảng. Cuối cùng phe Chính Quyền Tham Nhũng Nguyễn Tấn Dũng vẫn đứng vững, vì Dũng đã được Bắckinh thu dụng.

Cũng vì chủ trương hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng, nên Đảng ra lệnh cho Quốc Hội sửa đổi Hiến Pháp 1992, nhằm tăng quyền Chủ Tịch Nước lên, giảm quyền Thủ Tướng xuống. Chính vì vậy mới tạo ra vụ lấy ý kiến toàn dân. Đây là cơ hội cho Phong Trào Góp Ý nở rộ.
 
Ngày 25/02/2013, 72 nhà Trí Thức từng góp công sức cho chế độ, đã đưa kiến nghị đòi bỏ quốc hiệu Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trở lại Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Đòi bỏ lời nói đầu Hiến Pháp, nhằm tuyên dương chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
 
Đòi Quyền Con Người. Đòi đất đai thuộc sở hữu tư nhân. Đòi tổ chức nhà nước phải Tam Quyền Phân Lập. Đòi bỏ quy định lực lượng võ trang phải trung thành với Đảng… Nguyễn Phú Trọng lập tức lên tiếng cho đó là “biểu hiệu suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống”. Ký giả trẻ  Nguyễn Đắc Kiên viết bài trên báo Gia Đình và Xã Hội của Đảng, phản bác nảy lửa, đòi triệt để thay đổi chế độ, gây xúc động lớn cho cư dân trên mạng và giới trẻ.
 
Ngày 28/02/2013 họ lấy bài viết đó làm Lời Tuyên Bố của Công Dân Tự Do. Cả 2 bản Kiến Nghị của 72 nhà trí thức và tuyên bố Công Dân Tự  Do đã được hàng vạn người minh danh ký tên tham gia.
 
Phong trào ngày càng lên cao khi Hội Đồng Giám Mục của Thiên Chúa Giáo Việtnam và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nhập cuộc. Thế là cuộc Góp Ý sửa đổi Hiến Pháp 1992 bị gác lại.

Sau cuộc gặp Trương Tấn Sang với Tập Cận Bình ở Bắckinh, từ ngày19 đến 21/06/13. Việtnam hoàn toàn bị thất thế, mất hết chủ quyền, buộc phải nằm gọn trong vòng đai chiến lược của Trungcộng. Việtcộng phải cho Trương Tấn Sang gấp rút qua Mỹ, gặp tổng thống Barack Obama, nhằm quân bằng thế đứng.
 
Nhưng vì Việtnam còn vi phạm nhân quyền trầm trọng, nên Mỹ không thể nâng cao quan hệ Việt Mỹ lên hàng Hợp Tác Chiến Lược Toàn Diện, mà chỉ mới đến mức Đối Tác Toàn Diện.
 
Về nước Trương Tấn Sang cố gắng chứng tỏ là Việtnam có nới lỏng Nhân Quyền, nên đã buộc Toà Án Phúc Thẩm Long An, nơi quê quán của ông, giảm án cho hai sinh viên trẻ đầy nhiệt huyết và hiên ngang, đã nhìn nhận chỉ chống Đảng chứ không chống đất nước, dân tộc, được giảm từ 10 xuống 4 năm cho Đinh Nguyên Kha. Giảm án cho Nguyễn Phương Uyên từ 6 năm xuống 3 tù treo, được tha ngay tại tòa. Việc này làm sửng sốt mọi người.

Hoakỳ và các nước thành viên trong chương trình Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP sẻ  kết thúc đàm phán với nhau, về vấn đề khu vực Mậu Dịch Tự Do vào cuối năm nay. Nhưng Việtnam chưa có tự do lập hội, chưa có công đoàn lao động tự do, chưa có cơ chế kinh tế thị trường. Nhất là vấn đề tôn trong Nhân Quyền mà Việtnam cần phải thực hiện ngay mới được Quốc Hội Mỹ thông qua. Do vậy, Viêtnam muốn trở thành hội viên của TPP, để cứu nguy cho nền kinh tế sắp sụp đổ, thì Việtnam phải kịp thời thay đổi Hiến Pháp, Dân Chủ Hóa chế độ, để thành hội viên của Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương.
 
Có lẽ chính vì vậy, mà Luât gia Lê Hiếu Đằng đã đưa ra lời kêu gọi đảng viên cộng sản, trả thẻ đảng, để gia nhập đảng Dân Chủ Xã Hội.
 
Đây có thể là thủ đoạn “Lùi Một Bước,Tiến Hai Bước” của Việtcộng. Nhưng cộng sản đâu còn lý tưởng để giữ nhau nữa, chia hai là chia luôn. Nhất là ngày nay, đa số thanh niên trí thức đều đã trở thành Công Dân Mạng, họ có nhiều thông tin để lựa chọn.
 
Cho nên, chống đối việc người cộng sản lập đảng Dân Chủ Xã Hội là sai nguyên tắc “Dùng Cộng Diệt Cộng”. Đứng vào hàng ngũ của bất cứ phe nào, cũng từ thua tới thua.
 
Mà phải nhân cơ dịp này, để Khởi Thế Cứu Nguy Đất Nước, vận động sức mạnh toàn dân, phối hợp với sự hỗ trợ của thế giới, xây đựng cho bằng được chế độ Dân Chủ Trọng Pháp, mới là đúng với Lòng Dân và Thế Nước của Việtnam ta. 
 
 LÝ ĐẠI NGUYÊN  - Little Saigon ngày 20/08/2013.

-- 

Ô.Thái Văn Cầu: Đảng Cộng sản VN nên chấp nhận cạnh tranh chính trị




REUTERS/Kham

Thụy My RFI


Bài viết của luật gia Lê Hiếu Đằng mang tựa đề « Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh », cũng như phần trả lời phỏng vấn RFI ngày 12/08/2013 với tựa đề « Cần cho lập thêm các đảng đối lập với đảng Cộng sản Việt Nam » đặt ra vấn đề đa đảng một cách thẳng thắn, đã được dư luận trong và ngoài nước hết sức chú ý.


Từ Hoa Kỳ, chuyên gia khoa học không gian Thái Văn Cầu đã có nhã ý góp thêm tiếng nói của trí thức Việt Nam ở nước ngoài, trên làn sóng của đài RFI.

Chuyên gia Thái Văn Cầu - Hoa Kỳ
 
20/08/2013
by Thụy My
 
Nghe (11:39)

 
 

RFI Kính chào ông Thái Văn Cầu, chuyên gia khoa học không gian, rất cám ơn ông đã vui lòng tham gia chương trình hôm nay. Được biết ông cũng có một số suy nghĩ về ý kiến gần đây của luật gia Lê Hiếu Đằng ?

Chuyên gia Thái Văn Cầu: Xin chào chị Thụy My. Sau khi đọc bài viết và bài phỏng vấn luật gia Lê Hiếu Đằng về cuộc chiến tranh Việt Nam, về tình hình hiện nay và về con đường đi tới cho dân tộc, tôi trân trọng ý kiến ông đưa ra và xin chia sẻ vài suy nghĩ cá nhân.

Cuộc chiến tranh vừa qua là đề tài nghiên cứu thảo luận sôi nổi trong hơn ba mươi năm nay. Tìm hiểu sự thật, học hỏi lịch sử là một quá trình không ngừng nghỉ, để mỗi thế hệ tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ, không để chỉ trích lên án. Nhất là khi sự chỉ trích dẫn đến mất đoàn kết – một điều rất cần phải có để giải quyết các vấn đề cực kỳ khó khăn của đất nước.

Tôi trích dẫn một câu nói trong bài viết của luật gia Lê Hiếu Đằng từ một bí thư đảng ủy. Ông nói rằng: « Chúng ta chiến đấu, xét đến cùng là vì con người ». Câu nói này cho thấy cuộc chiến đấu của luật gia Lê Hiếu Đằng, của những người cùng lý tưởng, cùng thế hệ với ông sẽ được tiếp tục một cách kiên quyết và mãnh liệt.

RFI : Nhưng thưa ông, những nhà hoạt động dân chủ hiện nay xuất thân có khác nhau, và tuy ông Lê Hiếu Đằng kêu gọi đoàn kết, nhưng vẫn còn những ý kiến săm soi những người đến từ “bên này” hay “bên kia”...

Về vấn đề yếu tố lịch sử, thì trong bao nhiêu năm nay đã có nhiều bài viết, nhiều thảo luận về công, tội của Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Hồ Chí Minh…Khi được bạn bè hỏi ý kiến, tôi cho biết tôi tin tưởng là thế hệ 2075, tức là đúng 100 năm sau khi đất nước thống nhất, sẽ có đánh giá đúng đắn hơn về vai trò của những người lãnh đạo đất nước trong hai cuộc chiến vừa qua.

Trong giai đoạn hiện nay, vì tương lai của con cháu, chúng ta phải tập trung giải quyết các nan đề của đất nước. Bằng không, tôi nghĩ là sẽ không có một ngày 30 tháng Tư năm 2075 trên quê hương Việt Nam cho con cháu chúng ta để mà nhìn lại.

Một đề tài nữa tôi muốn nói hôm nay là về quan hệ Việt-Trung. Có ý kiến cho rằng Việt Nam là nước nhỏ, ở sát bên Trung Quốc hùng mạnh, to lớn, lại đầy tham vọng bá quyền bành trướng. Do không di chuyển đi nơi khác được, Việt Nam cần khéo léo, nhún nhường, tránh mất lòng Trung Quốc để Việt Nam có được hòa bình, thúc đẩy phát triển.

Các điểm sau đây cho thấy ý kiến trên thiếu tính khách quan hoặc không phản ánh thực tế. Trước hết, trong 14 nước láng giềng với Trung Quốc, về dân số Việt Nam đứng hàng thứ tư, và về thu nhập bình quân đầu người thì Việt Nam đứng thứ sáu, dựa vào ước tính năm 2011.

Kế đến, với bờ biển dài hơn 3.000 km, với hơn 10 triệu hecta rừng, Việt Nam có lợi thế thiên nhiên hơn nhiều nước láng giềng của Trung Quốc. Nói một cách khác, Việt Nam không là nước nhỏ!

Lấy một trường hợp điển hình thôi là nước Mông Cổ. So sánh về dân số, về tài nguyên thiên nhiên, Mông Cổ thua Việt Nam rất xa, nhưng vẫn có lối đi độc lập. Gần đây có Miến Điện, cũng phụ thuộc, cũng có mối quan hệ lâu dài với Trung Quốc. Thế nhưng một khi lãnh đạo Miến Điện thấy rằng đã đến lúc cần phải đặt quyền lợi của đất nước lên trên hết, thì họ vẫn sẵn sàng có những hành động độc lập với ý muốn của Trung Quốc.

Do đó lập luận trên chỉ là ngụy biện, che chở cho sự thiếu hiểu biết, hèn yếu của một số người.

RFIVề Mông Cổ và Miến Điện thì đã rõ rồi, nhưng có lẽ còn một yếu tố nữa là chẳng may Việt Nam nằm ở vị trí chặn mất đường ra đại dương của Trung Quốc?

Việt Nam nằm ở vị thế chiến lược, Trung Quốc nhiều năm qua tìm cách khuynh đảo Việt Nam là vì vậy. Nhưng không vì thế mà chúng ta sẵn sàng chịu bó tay khi đối đầu với Trung Quốc.

Việt Nam phải ở trong tình trạng hiện nay vì lãnh đạo đa số không có tâm, không có tầm. Họ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của họ mà thôi, không đặt quyền lợi đất nước lên trên hết. Nếu họ có tài năng, có bản lĩnh thì cũng sẽ làm được như một số nước khác mà thôi.

Như luật gia Lê Hiếu Đằng nói, đã đến lúc cần đa nguyên đa đảng, cần phải có một xã hội dân sự, để đảng Cộng sản Việt Nam không còn là tổ chức duy nhất quyết định tất cả mọi điều, mà không được kiểm soát bởi các tổ chức khác.

Trong hàng ngàn năm, quá trình dựng nước và giữ nước của Việt Nam sáng ngời với tấm gương của Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…chống kẻ thù phương Bắc. Ngày nay đối chiếu với bài học Bạch Đằng Giang, ải Chi Lăng, gò Đống Đa…mà tiền nhân đã dạy cho phong kiến Trung Quốc, là câu nói quenthuộc của một blogger : « Tàu thì lạ, sự hèn hạ thì quen ».

Thật ra tranh chấp Biển Đông chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, phản ánh mối đe dọa mới của phương Bắc. Có nhiều bài viết, bài phỏng vấn phân tích mối đe dọa của Trung Quốc, mà buổi nói chuyện hôm nay không cho phép chúng ta đi vào chi tiết. Lịch sử thế giới nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng cho thấy sự yếu kém của lãnh đạo và sự thoái hóa trong xã hội của một nước, là yếu tố mời gọi ngoại bang xâm phạm chủ quyền, thôn tính lãnh thổ.

Hơn bao giờ hêt, lãnh đạo Việt Nam cần thể hiện mọi quyết tâm để đối phó với hiểm họa ngoại bang. Cần đánh giá, chấn chỉnh lại toàn bộ quan hệ Việt-Trung. Quan hệ này phải được xây dựng dựa trên quyền lợi của đất nước, không trên quyền lợi của bất cứ đảng chính trị nào.

RFI : Có những lãnh tụ bản lãnh, khôn khéo thì có thể người láng giềng Trung Quốc không dễ làm mưa làm gió như hiện nay…

Tôi nghĩ rằng Việt Nam không thiếu người tài. Ngay trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam, tôi nghĩ cũng có người có tâm, có tầm trong đấy.

Trước ý kiến cho rằng các đại biểu tốt không nên ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam mà phải ở lại để làm cho đảng chuyển hóa, tôi đồng ý với luật gia Lê Hiếu Đằng là khả năng đấy không còn. Nếu còn, thì Việt Nam không rơi vào tình trạng phí phạm hay xuống cấp nghiêm trọng trong quản lý kinh tế, đạo đức xã hội, giáo dục học đường, y tế an sinh, kiến trúc xây dựng v.v… như mọi người chứng kiến.

Một đảng chính trị phải dùng trấn áp, dùng bắt bớ, giam cầm để đối phó với người khác chính kiến là một đảng chính trị không có tương lai, không dựa vào nhân dân để tồn tại.

Cạnh tranh là điều tốt, nó thúc đẩy phát triển theo chiều hướng tích cực trên mọi lãnh vực. Những người có bản lĩnh, có tài năng, biết đặt quyền lợi Tổ quốc, quyền lợi nhân dân lên trên hết trong hàng ngũ lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam không nên lo sợ cạnh tranh chính trị.

Vì vậy mà tôi ủng hộ lời kêu gọi của luật gia Lê Hiếu Đằng. Những người yêu nước trong đảng Cộng sản Việt Nam, một khi thấy đảng không còn là môi trường tốt để cho họ đóng góp, nên công khai tuyên bố rời đảng, để tham gia thành lập đảng chính trị mới – đảng Dân chủ Xã hội.

RFI : Thưa ông, cũng có ý kiến cho rằng không có cơ sở pháp lý để thành lập các đảng chính trị mới ở Việt Nam, ông nghĩ thế nào?

Dưới Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã có đảng Dân chủ và đảng Xã hội hoạt động công khai bên cạnh đảng Cộng sản Việt Nam trong một thời gian dài. Hai đảng này tuyên bố tự giải tán năm 1988.

Một khi Việt Nam là Nhà nước pháp quyền thì không có một cá nhân, một phe nhóm, một đảng chính trị nào được đứng trên luật hay đứng ngoài luật. Sự hiện hữu song song của đảng Cộng sản Việt Nam, đảng Dân chủ và đảng Xã hội trong hơn 40 năm đã chứng minh được rằng Hiến pháp Việt Nam không ngăn cấm thành lập đảng chính trị.

Trong tuyên bố chung Việt-Mỹ vào tháng trước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama cũng long trọng cam kết trước nhân dân hai nước và trước quốc tế, là lãnh đạo hai nước tuân thủ Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, tôn trọng các quyền tự do phát biểu, tự do biểu tình, tự do thành lập hội đoàn v.v…như được quy định trong Tuyên ngôn.

RFI : Ông hình dung một đảng Dân chủ Xã hội sẽ như thế nào?

Khác với đảng Dân chủ và đảng Xã hội trước đây không dựa vào nhân dân, tôi nghĩ là đảng Dân chủ Xã hội sẽ có điểm tựa là nhân dân. Độc lập, nhưng không nhất thiết là đối lập với đảng Cộng sản Việt Nam, một khi cả hai đảng cùng đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi đảng phái, quyền lợi phe nhóm.

Đảng Dân chủ Xã hội sẽ công khai cạnh tranh với đảng Cộng sản Việt Nam trong các cuộc bầu cử công bằng và tự do, hai đảng cử đại diện có tâm và có tầm ra tranh cử để được nhân dân cả nước chọn lựa vào chức vụ lãnh đạo.

Người Việt ở trong nước và ngoài nước nên chúc mừng người thắng cử, bất kể người thắng thuộc đảng phái nào. Thành phần lãnh đạo mới sẽ kết hợp tín nhiệm của nhân dân cùng với bản lĩnh và tài năng của họ để thúc đẩy sự hình thành một xã hội dân sự, một Nhà nước tam quyền phân lập, nhằm sớm đưa Việt Nam ra khỏi bế tắc hiện nay.

Tôi không thể không đề cập đến vai trò của tuổi trẻ Việt Nam, người lãnh đạo tương lai của đất nước. So với thế hệ của luật gia Lê Hiếu Đằng, tuổi trẻ ngày nay gặp không ít khó khăn, nhưng cũng có nhiều quyền lợi. Khó khăn lớn nhất của tuổi trẻ là niềm tin vào lãnh đạo đã bị đánh mất, họ không còn tin cậy những người đó. Tuổi trẻ chứng kiến sự thống trị của lừa dối trong mọi góc cạnh của xã hội, khiến họ cảm thấy lạc lõng và nghi ngờ tất cả.

Nhưng bên cạnh khó khăn là thuận lợi. Trong một nước có hơn 90 triệu người, với khoảng 60% dân số ở lứa tuổi 30 trở xuống, thì Việt Nam là một nước trẻ, có nhiều năng lực, nhiều ước mơ. Với hơn 35% dân số Việt Nam sử dụng internet, tỉ lệ này cao hơn cả Phi Luật Tân hay Thái Lan. Do đó việc tuổi trẻ tiếp cận thông tin, tìm hiểu sự thật không còn là một vấn đề như các thế hệ trước đã gặp phải.

RFI Theo ông thì tuổi trẻ Việt Nam nên chọn con đường nào?

Có hai con đường trước mắt cho tuổi trẻ Việt Nam. Con đường thứ nhất là tiếp tục giữ thái độ tiêu cực, thụ động, theo chủ nghĩa « mặc kệ nó », không có phản ứng trước các chính sách, các quyết định sai lầm nghiêm trọng của lãnh đạo gây thiệt hại lâu dài, to lớn cho đất nước như đã xảy ra trong 30 năm qua. Con đường này dứt khoát sẽ dẫn tuổi trẻ Việt Nam đến một tương lai ảm đạm, u tối, không sánh được với tương lai của các nước láng giềng hay trên thế giới.

Con đường thứ hai là kiên quyết khẳng định vị thế của tuổi trẻ Việt Nam, tiếp nối lịch sử đấu tranh bất khuất, hào hùng của tiền nhân, vì Tổ quốc, vì dân tộc, như lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam – ông Võ Văn Kiệt tuyên bố ngày nào, tôi xin được trích dẫn ở đây : “Tổ quốc là của mình, dân tộc, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng người cộng sản, hay của bất cứ tôn giáo, phe phái nào cả”.

Việc chọn lựa con đường nào cho tuổi trẻ Việt Nam trở nên rõ ràng hơn, trở nên thôi thúc hơn qua suy nghĩ từ giường bịnh của một người yêu nước.

Một số người trong hàng ngũ lãnh đạo có thể bất tài, hèn yếu, nhưng tuổi trẻ Việt Nam không bất tài, không hèn yếu. Đã đến lúc tuổi trẻ Việt Nam kết hợp lòng can đảm, tính sáng tạo cùng với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chứng minh điều này bằng hành động cụ thể, khi đối diện với đe dọa, đối diện với thách thức ở trong nước hay từ ngoại bang phương Bắc.

RFI : RFI Việt ngữ xin rất cảm ơn chuyên gia khoa học không gian Thái Văn Cầu ở Hoa Kỳ.

Xin cám ơn Thụy My đã cho tôi có cơ hội chia sẻ. 

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130820-dang-cong-san-viet-nam-nen-chap-nhan-canh-tranh- 

 

Đừng giết đi cơ hội của chính mình?

 

H.B.M

Tác giả gửi tới Dân Luận

 

Dân chủ ở Việt Nam ư? E rằng còn xa vời lắm. Sự xa vời không chỉ do Đảng Cộng Sản mà còn do chính chúng ta nữa.

Chuyện ông Lê Hiếu Đằng có ý định thành lập đảng Dân Chủ Xã Hội những tưởng rằng sẽ được phong trào dân chủ xã hội ủng hộ. Cho dù có là ve sầu thoát xác hay là cơ hội đi nữa thì đây cũng là một hành động dũng cảm, táo bạo, đột phá, nó thổi một làn gió mới vào không khí chính trị u ám độc đoán do Đảng Cộng Sản tạo ra hàng chục năm nay. Rõ ràng nó đem lại hy vọng tạo ra lực lượng cạnh tranh với Đảng Cộng Sản, tạo ra sự thay đổi chính trị, cái mà người dân VN đã khát khao hàng chục năm nay, nó đặt bước đi hy vọng đầu tiên cho nền dân chủ nước nhà. Vậy nhưng lại thấy có rất nhiều sự phản đối, dèm pha, đả kích không chỉ ở phe Đảng Cộng Sản mà ở ngay những người cùng chí hướng với ông Lê Hiếu Đằng, những người khát khao dân chủ. Tại sao lại có sự phản đối này?

Phải chăng những người thuộc phong trào của nhân dân trong nước không muốn ông ý thành công vì sợ bị cướp mất công sức, hy sinh của mình bao năm nay. Họ không muốn những người chỉ ngồi một chỗ chờ cơ hội nhảy ra hưởng lợi trên thành quả của họ. Nhưng nên nhớ rằng các bạn có tâm huyết nhưng các bạn không đủ thực lực, các bạn có thể là người xếp một vài viên gạch nhưng các bạn không có khả năng xây một bức tường, không nên vì khả năng hạn chế của mình mà kìm chân người khác tiến lên. Họ có thể là người đi sau nhưng họ lại có khả năng thay đổi thì ta nên ủng hộ họ, hãy làm vì mục tiêu dân chủ chung chứ không phải để tranh giành quyền lực hay công lao. Đất nước này đã quá khát dân chủ rồi, đừng để phải chết khát chỉ vì sợ ai đó tìm ra nước trước mình.

Còn những tổ chức ở nước ngoài có thể họ phản đối vì họ không muốn những người xuất thân Cộng Sản lại tiếp tục nắm quyền sau khi Cộng Sản sụp đổ, cho dù đó là những người Cộng Sản tiến bộ hay không. Đối với phần lớn trong số họ thì cái gì gắn với hai chữ Cộng Sản đều là xấu xa và cần phải thay thế. Nhưng xin thưa là đất nước này đã trải qua hàng chục năm dưới sự thống trị của Cộng Sản, chế độ này lại nằm dưới sự chi phối và thao túng của thằng Tàu khựa hùng mạnh ngay bên cạnh, vì thế sự thay đổi, thay thế là không hề dễ dàng. Sẽ không hy vọng có một cuộc cách mạng nhung, mùa xuân ả rập hay cách mạng hoa nhài đâu. Nếu không phải là có một cuộc chiến tranh nồi da nấu thịt thì đừng hy vọng các bạn sẽ là những người thay đổi đất nước. Sự thay đổi đấy chỉ có thể xuất phát từ mâu thuẫn nội bộ kẻ nắm quyền hay từ thiện chí của họ dưới sức ép của phong trào đấu tranh trong và ngoài nước cùng với sự trợ giúp của quốc tế mà thôi.

Các bạn có nhận thấy việc ông Lê Hiếu Đằng thành lập đảng DCXH một phần là do thành quả đấu tranh của chính các bạn không? Tại sao đấu tranh bao lâu giờ có chút thành quả lại muốn tiêu diệt nó? Các bạn có thấy việc phản đối thế này có thể giết đi cơ hội thay đổi chính trị cho đất nước, và cơ hội cho chính chúng ta không?

Nếu thật sự có tâm huyết với đất nước các bạn hãy để ông ý vác búa phá những viên gạch đầu tiên của bức tường bê tông, rồi các bạn sẽ có cơ hội đập bể bức tường đấy mà tràn lên. Phải chăng các bạn lo sợ ông ý sẽ thành công trong khi mình sẽ mất cơ hội? Mặc dù các bạn nói rằng ông ý chỉ tuyên bố mồm vớ vẩn, chẳng có cương lĩnh hay điều lệ gì, sẽ chẳng làm được gì, nhưng nhìn vào cách phản đối của các bạn cũng có thể thấy các bạn đánh giá rất cao cơ hội của ông ý, rõ ràng người ta không cần phải mất công sức chống phá cái gì mà không có khả năng thành công. Các bạn có thể lấy lý do lo ngại đây là kế ve sầu thoát xác, nhưng rõ ràng rằng nó cũng tạo ra cơ hội phát triển lớn mạnh cho các bạn, cái cơ hội mà không nhờ họ thì sẽ không biết bao giờ mới đến với các bạn. Việc họ có thoát xác thành công hay không cũng còn phụ thuộc một phần vào các bạn nữa, các bạn cũng có khả năng cho phép người ta thành công hay không kia mà.

Chúng ta nên khôn ngoan hơn, HÃY BIẾT TÌM RA CƠ HỘI CỦA MÌNH TRONG HÀNH ĐỘNG CỦA NGƯỜI KHÁC. Đừng chống phá một cách mù quáng mà giết đi cơ hội của chính mình.

http://danluan.org/tin-tuc/20130820/dung-giet-di-co-hoi-cua-chinh-minh

 

ĐẢNG CỦA NHỮNG NGƯỜI BỎ ĐẢNG

 


Ông Lê Hiếu Đằng trong lần tham gia biểu tình với các bạn trẻ

 

Đảng bịnh nặng lắm rồi. Hai vị đứng đầu của đảng là bác Tư Sang và bác Trọng Lú đã công khai công nhận điều đó. Nhiều bịnh lắm nhưng bịnh có tính quyết định cho sự sống còn của đảng là bịnh tham nhũng. Ở đây xin đi lạc đề để bàn chữ “lú” một tí chứ có người chưa biết chuyện lại hiểu nhầm ý tốt của tôi. Gắn chữ lú vào bên cạnh tên bác Trọng, theo như bài báo chính thức trên lề đảng là tỏ ý ca tụng bác là người cực kỳ trong sạch chứ không phải chê bai bác là lú lẫn. Theo bài báo ấy vì bác quá sức trong sạch, trong sạch một cách kỳ lạ, dân gian không còn từ gì để ngợi ca nên phải sáng tạo ra từ mới là "lú" để dùng. Lú nầy đồng âm với lú kia nhưng dị nghĩa.

Qua đó thấy rằng bác Trọng rất rất trong sạch. Bác Tư cũng được xem là trong sạch. Hai bác đều trong sạch nên rất mạnh khỏe. Mạnh khỏe nên chưa nhuốm bịnh dù đang sống trong một môi trường rất bịnh. Do vậy không còn ai xứng đáng hơn hai bác ấy trong việc đứng lên phất cao ngọn cờ chống bịnh, đặc biệt là bịnh tham, là căn bịnh trầm kha đang đến hồi phát tác khủng khiếp.

Hai bác ấy rất có tâm, có lòng với đảng, rất nhiệt tình lo chữa trị cho đảng nhưng khổ nỗi hai bác ấy lại dùng các phương thuốc quá cũ để chữa trị. Cái bịnh tham bây giờ nó biện chứng phát triển đến mức siêu việt theo sự phát triển của thời đại rồi. Mỗi lần nó ăn là ăn đến hàng trăm, hàng ngàn tỉ. Và cách ăn của nó cũng rất ...công khai minh bạch. Ăn qua chính sách, ăn qua cách ra nghị định và thông tư, ăn qua dự án, ăn qua nhóm lợi ích, ăn qua các công ty sân sau, ăn qua các ngân hang, ăn qua đấu thầu công khai…nghĩa là có muôn trùng cách ăn và ăn rất dễ dàng là nhờ vào chính cơ chế vận hành để sinh tồn của đảng.

Vậy mà hai bác trong sạch lại dung liều thuốc phê và tự phê, là cái bài thuốc của ông lang Mao du nhập vào VN cách đây hơn nửa thế kỷ chỉ dùng để bôi ngoài da cho các vết lở gây ra bởi bệnh tham lúc còn sơ khai cho đỡ ngứa tạm thời chứ không dứt được căn nguyên. Ngay với cái bệnh tham thời sơ khai chỉ ăn vài cân thóc, vài lạng thịt, vài tờ tem phiếu thì liềuthuốc ấy cũng không chữa dứt được, huống chi là chữa cái bịnh tham đã tiến hóa lên đến mức siêu việt như ngày nay cùng những biến chứng tinh vi của nó.
Để chữa bịnh tham, thế giới đã có bài
 thuốc mà hầu hết quốc gia tiên tiến đang sử dụng rất hiệu nghiệm. Một nhà nước pháp quyền với tam quyền phân lập, một xã hội dân sự, một nền kinh tế thị trường minh bạch là thang thu
ốc cực tốt để đẩy lùi bịnh tham.
Thật ra bác Lê Hiếu Đằng không phải là một thang 
thuốc, nhưng những bước đi của bác đang cùng mọi người góp phần đấu tranh cho sự hình thành một thang thuốc hiện đại để chữa bịnh cho cả quốc gia.

Từ lâu, nhiều đảng viên đã nhìn thấy căn bịnh của đảng đang phát tác và lây lan khắp nơi nên tự cứu mình bằng cách bỏ đảng chạy ra ngoài. Số lượng đảng viên bỏ đảng chưa có thống kê chính thức, nhưng tính từ năm 75  nghe đồn cứ lai rai gộp lai đến bây giờ cũng ra một con số không nhỏ. Hiện nay theo như bác Đằng nói thì có khá nhiều người đang muốn ra và dường như họ muốn rủ rê nhau cùng công khai tuyên bố ra một lúc vào một ngày đẹp trời nào đó.


Hai ông Huỳnh Nhật Tấn và Huỳnh Nhật Hải là hai đảng viên bỏ đảng rất sớm
 
Ra rồi thì có thể cứu được bản thân mình. Nhưng còn đảng và dân chúng thì sao. Căn bịnh của đảng không chỉ lây lan trong đảng mà còn di căn ra ngoài xã hội. Xã hội hiện nay cũng bịnh quá rồi. Đâm, chém, cướp, hiếp, lừa đảo, mại dâm, ma túy... tràn lan khắp nơi. Các bác ra khỏi đảng nhưng còn thấy mình có trách nhiệm với đảng và quan trọng là với xã hội và đất nước. Phải chăng vì vậy mà các bác ấy muốn làm cái gì đó để cứu đảng, cứu nước, cứu dân?
 
Vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, những năm cuối cùng của chế độ cộng sản Xô Viết, một nhà văn nào đó của Liên Xô dấy lên chuyện lập đảng cho những người không đảng. Tôi không còn nhớ rõ, đại khái ông nói rằng đất nước Xô Viết với hơn 400 triệu dân mà chỉ có một đảng dành riêng cho 20 triệu đảng viên vì vậy nên có một đảng dành cho những người không đảng còn lại để nhằm vào mục tiêu cứu nước Liên Xô vĩ đại. Nhưng đảng ấy chưa kịp lập ra thì chế độ Xô Viết đã ngã ra đột tử vì bịnh đã quá nặng, hết phương cứu chữa.
 
Bây giờ thì bác Đằng và bác Nhuận hô hào lập đảng từ những người bỏ đảng. Khi chuyện nầy nổ ra đã tạo nên những phản ứng đa chiều trong dư luận.
Ủng hộ, công kích, nghi ngờ…thôi thì đủ kiểu suy diễn. Có vài chiều ý kiến từ chính những người đã bỏ đảng hoặc chuẩn bị bỏ đảng đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Theo một luồng ý kiến thì thời cơ chưa chín mùi để ra đời một cái đảng như vậy (nhưng không biết khi nào thì chin mùi?). Một luồng ý kiến khác thì cho rằng liệu pháp của hai bác Đằng- Nhuận là quá sốc đối với một cơ thể đã quá già nua và đang bịnh nặng. Gộp từ hai luồng ý kiến đó đã phát sinh ra một luồng ý kiến nữa là nên chăng đưa ra một liệu pháp ít sốc hơn là thay vì lập đảng thì lập một phong trào rộng rãi gì đó để vận động nhiều người tham gia để cùng nhau cứu nước, cứu dân.
 
Theo Hiến Pháp thì mọi công dân đều có quyền tự do lập đảng, lập hội, lập nhóm. Tuy nhiên từ sau năm 75 đến nay chỉ thấy hai đảng chính trị hợp pháp là đảng Dân Chủ và đảng Xã Hội bị giải tán chứ chưa thấy một tổ chức chính trị nào có đường lối độc lập với đường lối của đảng CSVN được ra đời hợp pháp. Nhiều tổ chức nhen nhóm ra đời đã nhanh chóng bị dập tắt. Từ đảng Dân Chủ phục hoạt của cụ Hoàng Minh Chính đến nhóm 8406... thậm chí đến một câu lạc bộ ngành nghề như câu lạc bộ Báo chí Tự do cũng không thể nào được phép hoạt động và những người khởi xướng là Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba Sài Gòn đều đang bị nằm tù như mọi người đã biết.
Từ đó dư luận không tin rằng tổ chức chính trị mà hai bác Đằng- Nhuận hô hào khởi xướng sẽ ra đời được.
Tuy nhiên cũng có một luồng dư luận nhỏ hơn cho rằng, tình hình đang càng ngày càng 
thu
ận lợi, có vài tín hiệu cho thấy đã đến lúc phải tỏ ra cởi mở và thay đổi. Miến Điện đã làm được và không gây ra xáo trộn gì, sự xuất hiện của phe đối lập không những không làm cho phe cầm quyền ngã lăn ra đột tử mà còn làm cho họ tăng thêm uy tín trong dân và dưới mắt bạn bè thế giới. Miến Điện làm được thì lý gì Việt Nam anh hùng tài giõi hơn lại không làm được.

Nhưng dù cho đảng của những người bỏ đảng ấy không lập ra được vì lý do nào đó thì tiếng hô hào của họ cũng giúp đánh tan được phần nào nỗi sợ hãi đang bao trùm, cũng là góp tiếp những bước đi cho sự hình thành xã hội dân sự.
 
http://huynhngocchenh.blogspot.de/2013/08/ang-cua-nguoi-bo-ang.html#more
 

PHẢN BIỆN BÀI VIẾT TRÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN - Bài 2

 
 
Đôi điều với tác giả của "Đôi điều với tác giả ..."
 
Vũ Thị Phương Anh 
Lời dẫn của tác giả: Bài viết này tôi vừa viết một mạch và đăng trên facebook sau khi đọc bài trên báo Quân đội Nhân dân, nhưng thấy nội dung khá nghiêm túc và muốn chia sẻ rộng rãi hơn như một lời đóng góp thực sự nên đưa lên đây để rộng đường dư luận. Mong được những người có liên quan và có trách nhiệm đọc và trao đổi. 
Thưa ông/bà Trọng Đức,
 
Tình cờ tôi đọc được bài của ông/bà Trọng Đức viết "Đôi điều với tác giả 'viết trên giường bệnh'". Ai chưa đọc, xin đọc ở đây: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/5/5/5/257875/Default.aspx.
 
Đọc xong bài của ông/bà, tôi thấy mình cũng cần phải có đôi điều với ông/bà, và phải viết ngay trước khi bài của ông/bà được phổ biến rộng rãi đến nhiều người. Vì theo tôi hiểu, ông/bà viết đôi điều với ông Lê Hiếu Đằng, tác giả của 'viết trên giường bệnh' là để tranh luận với ông LHĐ nhằm "làm thất bại diễn biến hòa bình" như tên gọi của cột báo nơi đăng bài của ông/bà. Nhưng với cách viết của ông/bà thì tôi e rằng nó sẽ có tác dụng ngược, vì những điểm ông/bà nêu ra để phản biện không những không "đập tan được luận điệu ..." như báo chí, truyền thông của Đảng và Nhà nước ta thường nói, mà e rằng nó lại càng củng cố thêm "luận điệu" của họ.
 
Tôi xin đưa một vài ví dụ.
 
1. Ý đầu tiên trong bài viết của ông liên quan đến việc đối xử với tù nhân ở chế độ ta và các chế độ (phản động, thù địch?) khác. Ông LHĐ kể lại một kinh nghiệm cá nhân của ông ấy, rằng ở chế độ cũ, ông ta đang bị tù mà vẫn được chính quyền thời đó tạm trả tự do để đi thi, và đặt câu hỏi là chế độ ta, là chế độ tự do, dân chủ gấp vạn lần các nước tư bản, có cho phép điều ấy không?
 
Câu trả lời của ông/bà, xin được phép trích nguyên văn, là như sau:
 
Thực tế, với tuổi đời như ông Đằng, chắc ông cũng thừa hiểu, trong thế giới hiện nay, hầu như chẳng có nước nào, kể cả những nước đang tự vỗ ngực là dân chủ và muốn áp đặt kiểu dân chủ của mình làm “khuôn vàng, thước ngọc” cho toàn thế giới, cho phép tù nhân đang thụ án ra tù để đi thi đại học. Ở Việt Nam cũng vậy.
 
Thực sự tôi chưa hiểu rõ ý ông/bà ở đây. Ông LĐH đã đưa ra một ví dụ cụ thể về trường hợp của chính ông ấy được tạm trả tự do trong thời gian ở tù để đi thi (tất nhiên phải có người bảo lãnh). Như thế tức là việc ấy có tồn tại, ít ra là ở một nước (VN trong chế độ cũ). Vậy tại sao ông lại khẳng định khơi khơi rằng "hầu như chẳng có nước nào [...] cho phép tù nhân đang thụ án ra tù để đi thi đại học"? Ông đọc không kỹ, hay đọc mà không hiểu?
 
Hay ông cho rằng LHĐ nói dối? Nếu vậy, xin ông tập trung vào chất vấn ông LHĐ, đòi ông ấy đưa ra chứng cứ nhiều hơn để ông tin, chứ sao lại đưa ra những nhận định khái quát khơi khơi vậy? Ngoài ra, tôi e rằng để chứng minh rằng ông đã nói sai thì không khó lắm đâu. Tôi nhớ từ đầu thập niên 1990 khi sang Thái Lan, tôi có được đến thăm Viện Đại học Mở của nước này, và họ khoe là trường của họ hãnh diện là đã giúp nhiều tù nhân lấy được tấm bằng đại học trong thời gian ở trong tù. Thời ấy, mạng Internet chưa tồn tại (lúc ấy là năm 1993), tù nhân còn phải học hàm thụ, và đến kỳ thi học kỳ hoặc tốt nghiệp thì họ phải có mặt để thi. Như vậy, hẳn là những tù nhân ấy phải được phép tạm trả tự do để đi thi thì họ mới có thể lấy được tấm bằng đại học trong thời gian ở trong tù chứ ạ? Nếu ông/bà cũng không tin điều này, xin ông/bà thử tìm trên mạng Internet, tôi tin là những thông tin này ngày nay đầy rẫy ở trên mạng đấy ông/bà ạ.
 
Và để giúp ông/bà, tôi cũng thử tìm. Tôi dùng cụm từ "prisoners allowed to study for degrees" (tù nhân được phép học để lấy bằng đại học), và ngay lập tức tìm ra mẩu tin này (đăng trên tờ The Guardian của Anh vào năm 2011, ở đây: http://www.theguardian.com/education/2011/apr/25/prisoners-law-degrees): Tù nhân đăng ký học ngành Luật! Nếu ông/bà đọc được tiếng Anh (tôi hy vọng thế) thì ông/bà sẽ thấy, các tù nhân của Anh rất thích học Luật, vì họ không hài lòng với hệ thống pháp luật hiện hành của nước họ. Ví dụ người trong mẩu tin này cảm thấy mình đã bị xử không đúng, lẽ ra phải xử tội ngộ sát chứ không phải là tội cố sát như mức án mà anh ta đang phải chịu. Việc này phổ biến đến nỗi bài báo còn đang đặt câu hỏi là "những người này [sau khi có bằng đại học Luật] liệu có được cho phép làm luật sư không?" - tất nhiên là sau khi họ đã thụ án xong và dược trả tự do.
 
Ngoài mẩu tin đó ra, còn có rất nhiều mẩu tin tương tự khác, có tên tuổi cụ thể, nhưng ta hãy tạm quên những tên tuổi ấy. Tôi chú ý đến một khía cạnh khác rất đáng quan tâm, đó là: Tài liệu hướng dẫn học tập dành cho đối tượng tù nhân của Viện Đại học Mở (The Open University) của Anh. Xin lưu ý rằng The Open University của Anh được thế giới đánh giá rất cao về chất lượng. Xem ở đây: http://labspace.open.ac.uk/file.php/3427/Studying_with_the_OU_-_a_guide_for_learners_in_prison.pdf.
 
Có tài liệu hướng dẫn riêng cho đối tượng tù nhân thì điều ấy có nghĩa là đối tượng này phải khá nhiều. Phải chăng đây là một cách làm thực sự khôn ngoan và nhân văn, giúp cho những tù nhân dễ dàng hội nhập với xã hội sau khi ra tù? Tôi nghĩ, có lẽ ông/bà Trọng Đức nên đọc kỹ và tham mưu cho Đảng và Nhà nước ta, như thế có lẽ sẽ chống diễn biến hòa bình một cách hiệu quả hơn là những bài viết khơi khơi thiếu lý lẽ và dẫn chứng cụ thể [chỗ in đậm là góp ý của anh Phùng Hoài Ngọc] trên cột báo có đăng bài của ông/bà đấy ạ.
 
Đấy, thực tế của các nước mà ông/bà mỉa mai gọi là "đang tự vỗ ngực là dân chủ và muốn áp đặt kiểu dân chủ của mình làm 'khuôn vàng, thước ngọc' cho toàn thế giới" là như thế đấy ạ. Tất nhiên họ có thể nói dối, nói quá, thổi phồng vv, nhưng nếu vậy xin ông/bà hãy chứng minh là họ nói dối. Hoặc ngược lại, ông/bà hãy tìm ra một vài ví dụ tương tự trong chế độ ta, và trưng ra (cứ thổi phồng lên, tô hồng lên vv nhiều nữa cũng được) cho ông LHĐ và thế giới thấy, thì mới hy vọng "đập tan luận điệu dối trá, xuyên tạc" vv của những kẻ đang âm mưu diễn biến hòa bình được chứ, phải không ông/bà Trọng Đức? Mong ông/bà xem xét và trả lời giúp.
 
Bài của ông/bà khá dài, nên tôi xin phép viết dần làm 3, 4 Notes khác nhau để trả lời từng điểm của ông/bà nhé. Xin hẹn ông/bà Trọng Đức trong Note sau của tôi.
 
V.T.P.A.
 
Nguồn: bloganhvu.blogspot.com

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link