Saturday, May 30, 2015

Chiến tranh với Trung Quốc đang chờ Việt Nam ở Biển Đông



Chiến tranh với Trung Quốc đang chờ Việt Nam ở Biển Đông

QLB
Phạm Trần (Danlambao) - Lời người viết: Cường độ xung khích bằng lời nói giữa Việt Nam, Phi Luật Tân và Hoa Kỳ với quyết tâm bành trướng lãnh thổ mau chóng của Trung Quốc ở Biển Đông trong năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 đã gia tăng hiểm họa chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Lý do vì Trung Quốc đã đặt Hoa Kỳ vá các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt Việt Nam và Phi Luật Tân, vào “tình trạng đã rồi” qua việc họ tấp nập ngày đêm tân tạo các bãi đá ngầm thành đảo có phòng tuyến quân sự ở khu vực Trường Sa. Trung Quốc còn dự tính thiết lập mạng lưới “nhận diện phòng không” để kiểm soát không lưu ở Biển Đông, sau khi dựng 2 ngọn Hải Đăng ở Gạc Ma và Châu Viên.

Việc làm của Trung Quốc không chỉ nhằm chặn đường tiến của Việt Nam ra Biển Đông mà còn đe dọa an ninh hàng hải huyết mạch của Thế giới.

Vậy Việt Nam phải làm gì để bảo vệ chủ quyền?

Theo quan điểm của Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về Chính trị và Bang giao Quốc tế của Đại học George Mason thì “không ai, kể cả Mỹ, có thể đảo ngược tình thế trừ khi sẵn sàng chấp nhận chiến tranh với TQ”.

Trong cuộc Phỏng vấn riêng với chúng tôi (Phạm Trần), Giáo sư Hùng, một Học giả không thường trú của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quan hệ Quốc tế nổi tiếng ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn (CSIS, Center for Strategic&International Studies) còn thảo luận về mối quan hệ tay ba phức tạp trước tình hình Biển Đông giữa Việt Nam-Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Cuộc Phỏng vấn này được đài Truyền hình SBTN phát sóng trên toàn Bắc Mỹ vào lúc 11:00 PM tối Thứ Sáu, 29/05/2015, giờ miền Đông Hoa Kỳ, hay 8:00 PM giờ California.

Sau đây là toàn văn cuộc Phỏng vấn:

Biển đông căng thẳng

Hỏi: Thưa Giáo sư, là Nhà nghiên cứu, ông thấy sự gia tăng cường độ hiềm khích giữa Việt Nam và Trung Quốc về tình hình Biển Đông trong thời gian gần đây như thế nào?

Đáp: Rất căng thẳng và khó chịu, khởi đầu bằng việc Trung Quốc tuyên bố đường lưỡi bò năm 2009 đòi chủ quyền trên 80 phần 100 Biển Đông, và cao điểm là việc họ đem dàn khoang khổng lồ HD 981 vào thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của VN mùa Hè năm ngoái (từ ngày 02/05 đến 15/07/2014) dẫn đến các cuộc biểu tình bạo động chống các cơ sở thương mại của Trung Quốc tại Việt Nam.

Gần đây, họ gấp rút lấp biển, biến các đá ngầm thành các đảo nhân tạo có tiềm năng quân sự, tăng cường khả năng khống chế và kiểm soát của TQ trong một vùng quan yếu tại Biển Đông và chặn đường tiến của VN ra biển. Có người gọi việc làm này của TQ là việc xây dựng một “trường thành trên biển.”

Hỏi: Trong bối cảnh dân chúng Việt Nam nói với Quốc hội rằng họ rất bất bình trước việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trên 7 bãi đá mà họ chiếm được của Việt Nam trong khu vực Trường Sa năm 1988, và đề nghị Chính phủ có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. Theo ông thì Việt Nam có thể làm được gì vào lúc này?

Đáp: TQ biến các đá chìm thành đảo là việc đã rồi, không ai, kể cả Mỹ, có thể đảo ngược tình thế trừ khi sẵn sàng chấp nhận chiến tranh với TQ.

Riêng đối với Việt Nam, việc cần làm là cố giữ các đảo đã có, làm áp lực để TQ ngưng xây thêm, và ngăn cản không cho TQ độc quyền kiểm soát, tuần tra, và khai thác trong vùng biển tranh chấp.

Tất cà những việc này, Việt Nam không thể làm một mình có hiệu quả, mà cần có thêm sự phối hợp với các nước ASEAN có cùng quyền lợi, nhất là sự trơ giúp của các nước lớn như Mỹ, Nhật, Ấn. v.v…

Hỏi: Đại sứ Mỹ ở Hà Nội Ted Osius nói rằng chiến lược bành trướng lãnh thổ ở Biển Đông của Bắc Kinh trong thời gian gần đây đã khiến cho Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội xích lại gần nhau hơn, tiêu biểu là Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton (Ash) Carter sẽ thăm Việt Nam nay mai và sẽ có tới 5 Ủy viên Bộ Chính trị đảng CSVN sẽ thăm Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Tôi biết Giáo sư là người theo dõi các biến chuyển này rất chặt chẽ, vậy ông đánh giá các chuyến thăm cao cấp của hai nước Việt-Mỹ như thế nào và liệu Bắc Kinh có quan tâm không?

Đáp: Các nhà lãnh đạo Việt Nam, đặc biệt là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, thường kêu gọi hai bên phải xây dựng niềm tin chiến lược. Những hoạt đông mà ông vừa kể là cốt để gia tăng niềm tin ấy, đặt căn bản cho sự hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn giữa hai nước.

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ sau hội nghị Đối thoại Sanghri-La (tại Tân Gia Ba từ ngày 29 đến 31/5/2015), và của một phái đoàn các nhà lãnh đạo ủy ban quốc phòng của Thượng Viện Mỹ trước khi họ đi Sanghri-La chắc chắn là để chuẩn bị cho nội dung hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ trong chuyến thăm Mỹ sắp tới của Tổng Bí Thư (Nguyễn Phú)Trọng.

Tiến trình này chắc chắn buộc TQ phải quan tâm.

(Chú thích: Trước khi đến dự Hội nghị Sanghri-La, Phái đoàn Nghị sỹ Cộng hòa John McCain (Arizona), Chủ tịch Ủy ban Quân viện Thượng nghị Viện và thành viên cao cấp của Ủy ban, Nghị sỹ Dân chủ Jack Reed (Rhode Island) và 2 Nghĩ sỹ Cộng Hòa Earnst (Iowa) và Dan Sullivan (Alska) đã gặp Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội ngày 27/5/2015.


Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam,) viết tại cuộc họp này: “Thượng Nghị sỹ John McCain và Đoàn bày tỏ quan tâm đặc biệt đến vấn đề an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở khu vực nói chung và những diễn biến gần đây ở Biển Đông nói riêng; khẳng định ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp ngoại giao, hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.”

Về phía ông Trọng, VOV cho biết: “Về tình hình Biển Đông, Tổng Bí thư khẳng định lập trường kiên định của Việt Nam bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, trước hết bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật biển năm 1982; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), tiến tới Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở biển Đông (COC); phản đối mọi hành vi coi thường luật pháp quốc tế, phá vỡ hiện trạng, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực.”

DOC hay Declaration of Conduct là Thỏa hiệp không có tính ràng buộc pháp lý giữa Trung Quốc với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ký tại Nam Vang (Kampuchia) năm 2002. Trung Quốc đã công khai vi phạn để dành phần thắng về cho mình ở Biển Đông. Và từ năm 2012, ASEAN và Trung Quốc đã họp nhiều lần để thảo luận đi đến ký kết Thỏa hiệp COC (Code of Conduct) có ràng buộc pháp lý, nước nào vi phạm sẽ bị trừng phạt. Nhưng Trung Quốc đã tìm mọi lý do để trì hoãn, kể cả thi hành mánh khóe gây chia rẽ trong nội bộ ASEAN và lập luận rằng tranh chấp trên Biển Đông là chuyện riêng giữa Trung Quốc với các nước có tranh chấp mà không liên hệ đến cả tập thể 10 nước ASEAN, hay các nước ngoài khu vực, ám chỉ Hoa Kỳ.

Chiến tranh - Nguyễn Phú Trọng

Hỏi: Thưa Giáo sư, phần trên ông có nói đến tình hình "căng thẳng rất khó chịu" do những hoạt động xây dựng đảo của Trung Quốc ở Biển Đông và vị thế khó xử của Việt Nam và Hoa Kỳ, vậy ông có lo ngại sẽ xẩy một cuộc chiến tranh không?"

Đáp: “Những đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây cất một cách gấp rút ở cách bờ biển TQ 600 hải lý (trên 1,000 cây số), nằm giữa Việt Nam, Phi Luật Tân, Brunei, Mã Lai Á, và Nam Dương. Hoa Kỳ quan tâm đến việc Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo ở đây sẽ tăng cường mạnh mẽ khả năng của Trung Quốc kiểm soát và chế ngự một tuyến giao thông quan trọng ngay giữa Biển Đông, đe dọa trầm trọng tư do hang hải và quyền lợi của Mỹ.

Hơn nữa, theo luật quốc tế, không nước nào có chủ quyền trên đá chìm khi thủy triều lên, nếu chúng nằm ngoài lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế. Những đảo nhân tạo mà TQ đang xây nằm rất xa ngoài vùng đặc quyền kinh tế của TQ. Khi biến đá ngầm thành đảo, TQ đã thay đổi nguyên trạng một cách trầm trọng, áp đặt chủ quyền và nới rộng vùng kiểm soát của mình trên vùng biển tranh chấp. Nếu không bị chặn lại, TQ có thể dần dần biến toàn thể vùng biển ở trong khu vực đương lưỡi bò thành vùng biển của riêng mình.

Vì thế, Mỹ phản ứng bằng cách nêu rõ quan tâm của mình với TQ trong chuyến thăm TQ của Ngoại trương John Kerry, đồng thời cho phi cơ tuần thám hải quân P-8A Poseidon bay qua đảo nhân tạo của TQ, bất kể cảnh báo của TQ, để chứng tỏ Mỹ không công nhận chủ quyền của TQ trên những đảo ấy. Mặt khác, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ còn tuyên bố Mỹ dự tính gửi tầu hải quân đi sâu vào trong vùng 12 hải lý quanh đảo để xác định lập trường của mình.

Trước thái độ ấy, TQ đã chính thức đưa văn thư phản đối đòi Mỹ phải tôn trọng chủ quyền của TQ và tránh những hành động “khiêu khích.” Ngoại trương TQ Vương Nghị còn xác quyết “Quyết tâm bảo vệ chủ quyền và vẹn toàn lãnh thổ của TQ vững như đá và không thể lay chuyển.”

Hai lập trường đối nghịch này khi còn trong trạng thái các tuyên bố và cảnh báo cũng đủ gây căng thẳng, nhưng nếu được thực hiên bằng hành động nó sẽ tạo ra thế đối đầu quân sự ở trên không cũng như trên biển với rất nhiều rủi ro đi quá đà và dẫn đến xung đột. Chính vì thê mà Cựu Phó Giám Đốc Trung Ương Tinh Báo Mỹ, ông Mike Morell, cho rằng tình trạng đôi đầu này rất nguy hiểm và có thể dẫn đến chiến tranh Trung-Mỹ trong tương lai.

Hỏi: Cũng nhân tiện nói về các cuộc thăm nhau hữu nghị giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, tôi muốn biết sự thẩm định của Giáo sư về chuyến thăm lịch sử lần đầu tiên đến Hoa Kỳ sắp tới của Tổng Bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng có thể nào được coi như “một canh bạc ngoại giao và an ninh chính trị” của đảng CSVN, sau khi ông Trọng đã gặp Chủ tịch Nhà nước-Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình hồi đầu tháng 4 vừa qua hay không?

Đáp: Chuyến thăm Mỹ sắp tới của Tổng Bí Thư Đảng CSVN có tính cách lịch sử vì đây là lần đầu tiên một TBT ĐCSVN, công du Mỹ. Nó càng có tính cách lịch sử hơn nếu ông Trọng được ông Obama tiếp như lời nói úp mở của Thứ Trưởng Ngoại Giao Mỹ hôm 19/5 tại Hà Nội rằng “TT Obama mong được tiếp TBT Trọng” ở Washington, DC, vì đây sẽ là lần đầu tiên người lãnh đạo quốc gia Mỹ tiếp người lãnh đạo một đảng của nước nhỏ, một biệt lệ trong nghi lễ ngoại giao của Mỹ.

Trong bối cảnh hiện nay tại Biển Đông và những cuộc viếng thăm Việt Nam dồn dập của các nhà lãnh đạo quốc phòng Mỹ --cả hành pháp lẫn lập pháp-- chuyến đi của ông Trọng sẽ bị coi là một thất bại nếu ông không tạo được bước tiến quyết liệt trong quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ.

Nếu ông thành công, thì việc mà Việt Nam rất mong muốn là chuyến công du Việt Nam của TT Obama cuối năm nay sẽ dễ thành sự thật.

TPP và Nhân quyền - Công đoàn

Hỏi: Thưa Giáo sư, như ông biết là 12 nước, kể cả Hoa Kỳ và Việt Nam, đang cố gắng kết thúc đàm phán về Hiệp ước Thương mại xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, TPP), nhưng có một số Dân biểu và Nghị sỹ trong Quốc hội Mỹ cho biết họ chưa sẵn sàng bỏ phiếu tán thành chừng nào Việt Nam còn tiếp tục đàn áp phi pháp người dân, chưa thả tù chính trị và chưa đồng ý cho phép công nhân được thành lập nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi.

Ông có nghĩ rằng Hiệp ước TPP đang gặp những khó khăn chính trị khó vượt qua giữa Mỹ và Việt Nam không?

Đáp: Tình trạng nhân quyền ở VN là một nguyên nhân chống đối, nhưng nguyên nhân ấy không quan trọng bằng quyền lơi kinh tế của nghiệp đoàn lao động, một nguồn phiếu và tài chính quan trọng của các chính trị gia thuộc đảng Dân chủ.

TPP không phải chỉ là một vấn đề thuần kinh tế mà nó có tầm quan trọng chiến lược lơn đối với Mỹ. Thất bại trong việc hoàn tất hiệp ước TPP sẽ là một thất bại của nước Mỹ trong cuộc tranh giành ảnh hưởng kinh tế và chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc ở Á châu-Thái binh dương với hậu quả biến Mỹ thành một cường quốc hạng hai ở một khu vực có tầm quan trọng kinh tế và chiến lược bậc nhất thế giới hiện nay và trong tương lai.

Tôi nghĩ rằng cuối cùng các chính trị gia Mỹ dù thiển cận, ích kỷ, và chịu áp lực của nhóm lơi ích đến đâu cũng nhận ra đâu là quyền lợi quốc gia quan trọng của nước Mỹ mà bỏ phiếu thông qua thủ tục phê chuẩn nhanh TPA (Trade Promotion Authority) và hiệp ước TPP.

Hỏi: Câu hỏi cuối cùng của chúng tôi với Giáo sư là vào tháng 9 tới đây, Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Hoa Kỳ, vậy ông kỳ vọng gì về chuyến đi này trong bối cảnh Hoa Kỳ đã công khai khó chịu trước kế hoạch trang bị quân sự mới và bành trướng Quốc phòng của Bắc Kinh ở Á Châu và Thái Bình Dương?

Đáp: Nếu không có biến cố gì làm chuyến đi bị hủy hay trì hoãn, TQ sẽ tìm cách xoa dịu và ru ngủ Mỹ và hai bên sẽ tìm cách đạt được một số thỏa thuận trong khung cảnh xây dựng một “quan hệ đại cường kiểu mới.”

Quốc hội CSVN sẽ họp phiên đặc biệt vào ngày 5/6/2015 để nghe Chính phủ tường trình về tình hình Biển Đông. Tuy nhiên, nếu chỉ nói để cho Quốc hội nghe mà không có thảo luận và không công khai thì có họp cũng như không.

Chuyện họp kín về tình hình Biển Đông đã xảy ra vài lần tại Quốc hội trong quá khứ, cũng như chuyện Quốc hội không dám đưa ra Nghị quyết lên án Trung Quốc khi nước này đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tháng 5/2014 đã gây bất bình trong số đông Đại biểu Quốc hội và người dân.

Vậy liệu người dân có nên kỳ vọng gì vào phiên họp ngày 5/6 sắp tới của Quốc hội hay cứ tiếp tục cắn răng mà nghe Bộ Trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói rằng: “Trung Quốc đang tiến hành xây dựng đảo nhân tạo cần thiết trong khu vực chủ quyền và điều này không gây ảnh hưởng đến ai… Chúng tôi không giống như một số quốc gia khác tiến hành xây dựng trái phép trong khu vực của người khác. Chúng tôi chỉ xây dựng đảo ngay trên sân nhà của chúng tôi”?

(Trích phát biểu ngày 08/03/1015 tại Bắc Kinh)

Vào cuộc bằng nước bọt

Chính phủ CSVN đã không có “ăn miếng trả miếng” với tuyên bố của Vương Nghị mà để cho một số báo và cá nhân lên tiếng chống lại quan điểm tiếm nhận chủ quyền trắng trợn của họ Vương.

Mãi cho đến chiều ngày 27/5/ (2015), trong cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ, mới thấy Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn lên tiếng xác nhận: “Hiện nay Trung Quốc đang công khai và ráo riết triển khai các hoạt động lấn biển, thi công các công trình với quy mô rất lớn trên tất cả các cấu trúc mà Trung Quốc đang chiếm đóng bất hợp pháp ở Trường Sa của Việt Nam.”

Theo ông Tuấn: “Đặc biệt hiện nay các hoạt động này diễn ra nhiều tại 5 địa điểm, cụ thể là Gaven khoảng 15 héc-ta, Gạc Ma khoảng 13,2 héc-ta, Châu Viên khoảng 24 héc-ta; Huy Gơ khoảng 9,2 héc-ta và lớn nhất là chữ Thập khoảng 180 héc-ta.

“Tất cả các đoàn đi Trường Sa thì đều phát hiện điều đó. Ba cấu trúc mà Trung Quốc xây dựng thành đảo là Gaven, Huy Gơ và Gạc Ma. Hiện nay hầu hết ở các điểm đó hầu hết họ tạo các luồng lạch để cho tàu đi vào.

Ở một số đảo họ xây công trình cao tầng, thí dụ như ở Huy Gơ và Gạc Ma có công trình cao bảy, tám tầng. Ngoài ra, họ xây dựng các công trình cao như đèn biển hoặc trung tâm hướng dẫn bay”.

Những tiết lộ của ông Tuấn không mới vì đã được một số báo chuyên về Quốc phòng của nước ngoài tiết lộ rồi.

Có khác chăng là Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã vào cuộc lên án việc làm của Trung Quốc mà đảng và nhà nước CSVN từ lâu vẫn ca ngợi “vừa là đồng chí vừa là anh em”, hay “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”!

Thứ trưởng Tuấn nói: “Các hành vi xâm lấn trái phép biển đảo của Việt Nam do phía Trung Quốc thực hiện đã diễn ra trong nhiều năm nay. Thứ trưởng Trương Minh Tuấn khắng định: “Việc làm của Trung Quốc là bất chấp phản ứng của ta và cộng đồng quốc tế.

Có thể nói tình hình Biển Đông chưa có xảy ra đụng độ, nhưng việc làm đó là một bước đi chiến lược của Trung Quốc để nhằm hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò, không loại trừ khống chế và kiểm soát toàn bộ phía Nam của Biển Đông. Thí dụ như vừa rồi họ ra lệnh cấm đánh bắt cá và cũng không loại trừ trường hợp họ tuyên bố vùng nhận dạng phòng không”. (Trích báo Giáo dục Việt Nam, 27/05/2015)

Vậy Việt Nam sẽ làm gì để lấy lại niềm tin trong dân và sự tin cậy của các nước trong khu vực hay Hà Nội cứ tiếp tục “nói cho qua cầu” với hy vọng áp lực của Quốc tế sẽ ngăn chận các bước đi tiếp theo của Bắc Kinh?

Nên biết Trung Cộng đã chiếm Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974 và đánh chiếm 8 bãi đã ở Trường Sa từ năm 1988 mà đảng CSVN chưa làm gì để chiếm lại hay ít ra ngăn chận Trung Cộng không thể biến bãi thành đảo như đang diễn ra ở vùng Trường Sa.

Vì lãnh đạo Việt Nam đã không làm gì cả nên biển đảo Việt Nam cứ mất dần vào tay Trung Quốc như ai cũng đã thấy.

Bằng chứng, như chuyên gia Nguyễn Mạnh Hùng cảnh giác về việc Trung Quốc hình thành các đảo nhân tạo “không ai, kể cả Mỹ, có thể đảo ngược tình thế trừ khi sẵn sàng chấp nhận chiến tranh với TQ", mà Thứ trưởng Trương Minh Tuấn vẫn cứ đề nghị hoang tưởng: “Trong thời gian tới chúng tôi rất mong muốn các cơ quan báo chí tiếp tục tuyên truyền về chiến lược biển của Việt Nam đến năm 2020, tuyên truyền về mô hình phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền trên biển.”

Ông nói: “Tôi rất mong các cơ quan báo chí có những tin bài sắc bén, có lý lẽ và thuyết phục để đấu tranh với Trung Quốc trước những hoạt động lấn biển vi phạm DOC và Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển 1982”. (trích báo Giáo dục Việt Nam, 27/05/2015)

Đề nghị của ông Tuấn sẽ như khua trống thùng rỗng chỉ đủ nghe cho Bộ Thông tin và Truyền Thông và Ban Tuyên giáo đảng. Nhà nước “bành trướng và bá quyền” Bắc Kinh ở cách xa thủ đô Hà Nội tới 2,322 cây số, và phải mất 4 giờ bay thẳng mới tới nơi thì làm sao Lãnh tụ Tập Cận Bình nghe thấu?

Rõ là chuyện chỉ biết “nói cho xong chuyện” mà quên rằng kẻ thù đã đến sau lưng.

28/05/2012


Phạm Trần
 


__._,_.___

Posted by:

Đảng CSVN hiện nay cô đơn và lo sợ hơn bao giờ hết



 

Monday, May 25, 2015

Đảng CSVN hiện nay cô đơn và lo sợ hơn bao giờ hết

Nguyên Thạch (Quanlambao) - Những tháng ngày xa xưa với những lời hiệu triệu làm nức lòng người dân với bầu nhiệt huyết yêu Tổ Quốc, yêu đất nước, nhất là đồng bào miền Bắc. Hồ Chí Minh cùng đám đồ đệ đã lợi dụng sự nhiệt tình của quần chúng nhân dân này, đã rất khéo che đậy ý đồ làm tay sai cho cộng sản quốc tế để bành trướng chủ nghĩa cực đoan và hoang tưởng ở Việt Nam và Đông Dương, một khu vực có lượng dân số tuy đông nhưng hãy còn rất lạc hậu về kinh tế, kỹ thuật lẫn trình độ dân trí. Sự hồ hởi phấn khởi ấy đã dần dà bị soi mòn, bị lột trần để phơi bày những sự thật của các thứ gian dối mụ mị ra trước ánh sáng. Người cộng sản đã tự hại mình qua vô vàn những lời nói trí trá nhưng hoàn toàn đi ngược lại với hành động thực tế, điều đó đã làm cho đảng CSVN đi từ thất bại này đến thất bại khác một cách ê chề nhục nhã khiến họ đã đánh mất đi niền tin từ nhân dân. Ôi buổi vàng son của một thời tung hoành nay còn đâu!

Cổ nhân đã dạy: "Chiếm được thành đã khó, giữ được thành càng khó hơn". Trong Tôn Tử binh pháp cũng khẳng định "Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng". Thái độ kiêu căng hung hãn là biểu hiện của kẻ thất phu, người cộng sản VN được xem là thuộc hạng hữu dõng đa mưu, nhưng chỉ là mớ mưu cùn. Với thái độ hãnh tiến, họ đã rất chủ quan và luôn say sưa trên thành tích "chiến thắng", họ vô cùng ngạo mạn, xem trời bằng vung và coi thường tất cả các tầng lớp nhân dân, kể cả giai cấp công nhân vô sản, cái tầng lớp mà họ luôn đề cao và tôn vinh là giai cấp tiền phong lãnh đạo. Vì làm dữ nên luôn lo xa, người cộng sản lúc nào cũng mang những ảo giác xem mọi người chung quanh đều là phản động, từ nhận thức sai lầm này, họ đã luôn nghi ngờ những mối quan tâm của cộng đồng thế giới nhất là các quốc gia Dân hủ, Tự do, tiên tiến muốn giúp đỡ cho một xã hội tụt hậu, xuống cấp, kém nhân quyền... như Anh, Pháp, Úc, Mỹ là những "thế lực thù địch với âm mưu diễn biến hòa bình".
 

Từ não trạng không tự tin mà tận trong thầm kín họ mang đầy mặc cảm tự ti cho nên họ đã chẳng những nghi ngờ các quốc gia có thiện chí mà nghi ngờ cả khối dân tộc mà họ đang trực tiếp cầm nắm vận mệnh cùng sự cai trị. Khi ngồi lại với nhau, họ luôn cường điệu để thổi phồng sự kiện, để quan trọng hóa vấn đề rồi đưa ra những điều luật chứa đầy tính đao to búa lớn như điều 4-HP, 79, 88, 258 trong Bộ luật hình sự cũng như những điều luật vô lý khác.

Qua 40 năm dài sau khi chấm dứt chiến tranh, tuy trong hòa bình nhưng họ đã không lập nên được thành tích gì đáng kể, chẳng những không phát triển được khoa học kỹ thuật (vốn dĩ đã có cơ sở nền tảng trên đà phát triển sẵn có của miền Nam, của "Hòn Ngọc Viễn Đông" mà ngay như Lý Quang Diệu vào thời đó cũng đã từng mơ ước cho đất nước của ông ta) mà họ còm phá nát cả một đất nước do những sai lầm triền miên, sai rồi sửa, sửa vẫn sai, sửa đâu sai đấy. Họ phá banh kinh tế, họ hủy diệt đạo lý luân thường, họ thui chột cả niềm tin, tạo ra một xã hội bát nháo, thiển cận, dối gian, lừa đảo, dân trí thấp... trong một nhà nước cực kỳ tham nhũng như một cơn dịch trầm kha.

Thái độ trịnh thượng, ác với dân hèn với giặc, coi dân như cỏ rác, muốn bắt là bắt, muốn giết là giết từ bọn côn đồ côn an được mệnh danh là lực lượng lá chắn bảo vệ đảng đã không ít gây vô vàn phẫn nộ từ mọi tầng lớp trong xã hội, bất luận là dân thường, trí thức, tiểu doanh hay sinh viên học sinh. Một chế độ không trọng dân, không xem dân ra gì là một chế độ tự sát, đó là lô-gic. Thế mới biết giữ được lòng dân mới là chuyện khó.

Dưới thể chế hiện hành, nguồn tài nguyên của quốc gia đang ngày càng cạn kiệt, bao tiềm năng của cải vật chất đã bị các tham quan chuyển tải ra nước ngoài nhằm mục đích phòng cho hậu sự. Bao tiềm năng về trí tuệ, chất xám đã theo dòng trôi của con nước đục chảy ra các xứ sở khác, phục vụ hữu hiệu cho các quốc gia khác. Những nhân tố thông minh, tài cán còn lưu lại trong nước thì phải đối mặt với tù đày, nghi kỵ và dìm hãm từ các những cái đầu đầy ích kỷ, ngu muội và hẹp hòi. Vận hành một đất nước như vậy thì sự thất bại về mọi mặt là lẽ đương nhiên.

Sự mở rộng của thông tin toàn cầu, dần dà đã thức tỉnh được nhận thức của khối dân mê muội sau bao năm đã bị đảng cố tình che mắt bịt mồm, những sự thật được khám phá là những loại vũ khí ngấm ngầm mà đảng cùng tổ chức của nó là guồng máy cầm quyền ví như là những con thuyền trên đại dương bao la đang phải chực chờ đối diện với vô số cơn sóng ngầm sẵn sàng trào dâng vây bủa để cuốn trôi đi những rác rưởi đang làm ô nhiễm biển cả mà Thượng Đế đã dày công tạo ra.

Ngoài những khuyết điểm tệ hại xuyên suốt thời gian cầm nắm quyền hành cai trị để rồi hôm nay lại lòi ra sự nham nhở của những bộ mặt phản quốc từ một đảng nô Tàu, một nhà nước thuộc Hán, cái tê hại nhất của mọi sự tệ hại. Đảng CSVN đã tự mình mê muội tách hẳn ra khỏi khối dân tộc bất luận là quốc nội hay hải ngoại. Đảng CSVN chủ quan nghĩ rằng với sự bảo kê của thiên triều đại Hán, họ sẽ là những Thái thú cùng đoàn quân khuyển được trang bị tận răng những vũ khí đàn áp và nhà tù cùng khắp. Nhưng vũ khí nào mạnh bằng bạo lực của toàn dân? Nhà tù vĩ đại nào có thể nhốt được cả 90 triệu con người với lòng căm thù mất nước?

Với "Chiến dịch trật tự cho một thế giới mới" mang tính toàn cầu, bản thân và vận mệnh "Thiên triều" đang trên đà bị lung lay, không còn cơ may có đất sống thì sá chi bọn lục chốt lâu la hàng tôi tớ. Với tứ bề thọ địch, đảng CSVN hôm nay cô đơn hơn bao giờ hết.

Tác giả xin mượn bài thơ "Nhớ rừng" nổi tiếng của thi nhân Thế Lữ để tạm kết thúc bài viết.


Nhớ rừng

Tặng Nguyễn Tường Tam 
(Lời con Hổ ở vườn Bách thú) 

Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt, 
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua. 
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, 
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm 
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm 
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi. 
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, 
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự. 

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ, 
Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa. 
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già, 
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi, 
Với khi thét khúc trường ca dữ dội 
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, 
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng, 
Vờn bóng âm-thầm, lá gai, cỏ sắc. 
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc 
Là khiến cho mọi vật đều im hơi. 
Ta biết ta chúa tể muôn của loài 
Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi. 

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối, 
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? 
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn 
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới? 
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội 
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? 
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng 
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt 
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? 
Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu? 

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu 
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi, 
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối: 
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng; 
Giải nước đen giả suối, chẳng thông dòng 
Len dưới nách những mô gò thấp kém; 
Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm 
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu 
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u. 

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ! 
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị, 
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa 
Nơi ta không còn được thấy bao giờ! 
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán 
Ta đang theo giấc mộng ngàn to lớn 
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi 
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! 

1936 
THẾ LỮ 

26.05.2015

 

__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Ai bảo vệ Việt Nam?


 

Thursday, May 28, 2015

Ai bảo vệ Việt Nam?

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Khi mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 27/5 tuyên bố tái cam kết bảo vệ Philippines và kêu gọi Trung Quốc dừng ngay lại việc cải tạo các bãi đá ở Biển Đông. Ông Carter đã nhắc lại thỏa thuận an ninh mà Mỹ và Philippines đã ký tại Manila năm 2013 khẳng định “quyết tâm sắt đá” của Mỹ trong việc bảo vệ Philippines (trước Trung Quốc).(VOV-28/5)

Ngược lại thì trước đó Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tuyên bố với Quốc Hội/VN rằng:…. (voatiengviet.02-04-2015)


BT/QP Phùng Quang Thanh

Trong khi mới nhất, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 27.5, trả lời báo chí về đánh giá tình hình tại Trường Sa sau chuyến đi trực tiếp kiểm tra thực địa, Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn nói:

“Trung Quốc đang công khai và ráo riết thực hiện các hoạt động lấn biển, thi công công trình với quy mô rất lớn ở trên tất cả cấu trúc mà Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam ở Trường Sa, đặc biệt ở 5 điểm Ga Ven, Huy Gơ, Gạc Ma, Châu Viên, Chữ Thập, trong đó công trình ở Chữ Thập lớn nhất. Việc làm của Trung Quốc bất chấp phản đối của ta. Đó là bước đi chiến lược của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò, không loại trừ tiến tới khống chế và kiểm soát toàn bộ phía nam biển Đông. Vừa rồi họ ra lệnh cấm đánh bắt cá là cũng không loại trừ sẽ tuyên bố vùng nhận dạng phòng công và chính hành động này của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng tuyên bố DOC, đe dọa an ninh trên biển Đông”, (VNExpress‎)

Trước sự việc diễn ra công khai không còn che đậy như vậy thì 450.000 anh em trong lực lượng quân đội của nhân dân Việt Nam ngày hôm nay phải hiểu như thế nào về một nhận định nhất quán trong đánh giá kẻ thù truyền kiếp của dân tộc? Khi mà ông tướng họ Phùng người chỉ huy cao nhất của mình (bộ trưởng quốc phòng) công khai như một kẻ nội gián mà kẻ thù cài cắm trong lòng quân đội? (lưu ý rằng ông Phùng Quang Thanh phát biểu trước Quốc Hội mang tiếng là cơ quan quyền lực cao nhất của toàn dân). 

Chúng ta, toàn dân toàn quân hãy nhìn xem cái tư duy “cảnh giác với kẻ thù, làm gương cho quân đội và trung thành với nhân dân” được thể hiện như thế này (lời của Phùng Quang Thanh trước Quốc Hội):

- “Tôi thấy lo lắng lắm… Không biết tuyên truyền như thế nào”? chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại? 

Bọn bành trướng Trung Quốc đang công khai hoành hành trên biển Đông, không riêng Việt Nam mà thế giới cũng đứng ngồi không yên đồng loạt lên án thì Phùng Quang Thanh lại “lo”… một cái lo rất khốn nạn (xin lỗi bạn đọc) là lo: Người dân Việt Nam không “thương” Trung Quốc!? Không chịu nói “tích cực” về Trung Quốc!?. 

Hỡi ơi, trời cao đất dày ngó xuống mà coi, bọn đầu trâu mặt ngựa “đồng chí” của đảng CSVN nó ăn cướp tài sản ngay trong chính ngôi nhà Việt Nam mình mà lại bảo người Việt Nam trong nhà hãy “thương” nó, tích cực ngợi khen tung hô nó!? 

Đã vậy Phùng Quang Thanh lại còn đe dọa, nếu toàn dân toàn quân Việt Nam không chịu “thương” không chịu nói “tích cực” về Trung Quốc thì: “cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”!?.

Trời hỡi! Một người tướng cầm quân chưa đánh mà đã thay mặt kẻ thù hù dọa quân mình, ru ngủ toàn dân, tâng bốc kẻ thù… Trong khi đó thì sự căm ghét Trung Quốc là một “xu thế” rất phổ biến, “từ trẻ con đến người già” tại Việt Nam hiện nay.

Nói về tư cách Bộ trưởng Quốc phòng, chúng ta điểm qua vài gương mặt mà chuẩn mực của họ trong vấn đề Biển Đông khác rất xa với tư cách của Bộ trưởng QP/Việt Nam Phùng Quang Thanh.
Ngày 27/6/14, trong chuyến thăm 2 ngày tới Manila, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera khẳng định Nhật Bản sẽ sát cánh với Philippines bảo vệ các vùng lãnh thổ tranh chấp trên Biển Đông. Trong chuyến thăm xã giao này, ông Onodera đã cam kết với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin rằng Nhật Bản sẽ hợp tác với Philippines để giải quyết các tranh chấp trên biển với Trung Quốc.

Nhật Bản sẽ sát cánh với Philippines bảo vệ các vùng lãnh thổ tranh chấp trên Biển Đông

Bộ trưởng QP Mỹ -Phi - “quyết tâm sắt đá” của Mỹ trong việc bảo vệ Philippines (trước Trung Quốc).(VOV-28/5)

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein đề xuất thành lập lực lượng gìn giữ hòa bình của Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Còn đây là tư cách BT/QP Việt Nam: “Tôi thấy lo lắng lắm… Không biết tuyên truyền như thế nào? chứ từ trẻ con đến người già Việt Nam đều có xu thế ghét Trung Quốc, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc (!?) - (Bộ trưởng- Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng QP/TQ- Thường Vạn Toàn -15/5 tại Lào Cai mới đây).
Thường thì ngay cả con chó nó vẫn rất trung thành với chủ dù nuôi bằng cơm cặn canh thừa để lo giữ nhà – Hiếm khi có con chó nào ve vẩy đuôi với loài trộm cướp phá cửa vào nhà, trừ khi đó là loài chó điên phản chủ.

28/05/2015

__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

“Cán bộ 2Đ”: mới mà cũ!


 “Cán bộ 2Đ”: mới mà cũ!

Đoàn Khắc Xuyên Thứ Sáu,  29/5/2015, 05:44 (GMT+7) Phóng to

Thu nhỏ

Add to Favorites

In bài

Gửi cho bạn bè
(TBKTSG) - “Bây giờ phần lớn cán bộ là cán bộ 2Đ (đất + đô la). Nhiều người dân không còn tin vào đội ngũ cán bộ. Đời sống khá lên nhưng niềm tin đang bị mất đi”, một cử tri đã cay đắng đặt vấn đề như vậy trong cuộc tiếp xúc với cử tri quận 1 và 3 của đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM trước kỳ họp Quốc hội. Trả lời cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thừa nhận cán bộ “2Đ” là một thực trạng có thật.

Dư luận được dịp nóng lên trước “thuật ngữ” mới này. Tuy nhiên, về bản chất, cái mà “thuật ngữ” ấy chỉ, tức thực trạng tham nhũng, là không hề mới, thậm chí tồn tại đã lâu, đã rất cũ mà chưa tìm ra giải pháp khắc phục.

Và trong các loại tham nhũng, ai cũng thấy tham nhũng đất đai là một trong những loại phổ biến nhất với khoảng 70% các vụ khiếu kiện liên quan tới đất. Từ đất chuyển hóa thành đô la, hoặc ngược lại, từ ăn hối lộ bằng tiền, bằng đô la chuyển hóa thành đất, rồi lại thành tiền. Đó là một “thực trạng có thật”, như Chủ tịch nước thừa nhận. Văn kiện chính thức của Đảng qua nhiều thời kỳ cũng từng gọi tên đó là “bộ phận không nhỏ thoái hóa, biến chất”.

Nhưng câu chuyện dường như dừng lại ở đó. Thêm một dịp “xả xú páp” cho cử tri, người dân bức xúc trước thực trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ giàu lên nhanh chóng trong khi nhiều người dân ở các vùng sâu, vùng xa còn đói ăn, dân nghèo ngay ở đô thị nhiều người còn túng quẫn; khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng..., 
trong khi giải pháp căn cơ cho thực trạng đã được báo động từ lâu thì dường như vẫn còn mịt mù, chưa đủ sức thuyết phục. 

Thậm chí ngăn không cho những kẻ thoái hóa biến chất, những “cán bộ 2Đ” vào cấp ủy... không phải mới được thực hiện hôm qua, nhưng hiệu quả đến đâu, có lẽ ai cũng thấy. Một số vụ án tham nhũng lớn cũng đã được xử “làm điểm” nhưng chưa tạo được niềm tin trong dân về khả năng, triển vọng đánh thắng loại giặc nội xâm này.

Nhiều cuộc điều tra đã chỉ ra rằng tham nhũng đất đai là tham nhũng khá phổ biến. Một điều tra các hộ nông nghiệp trên 12 tỉnh từ năm 2002-2014 của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) và Viện Khoa học lao động và xã hội (ILSSA) phối hợp thực hiện đã cho thấy tỷ lệ người giàu là đảng viên cao hơn mức trung bình của xã hội. Và thường phải là đảng viên mới có thể nắm giữ những chức vụ có điều kiện để tham nhũng trong bộ máy nhà nước.

Trong khi Hiến pháp, thể chế kinh tế quy định đất đai thuộc “sở hữu toàn dân” thì chỉ một bộ phận nhỏ trong bộ máy lãnh đạo cấp ủy và chính quyền các cấp mới có thực quyền trao quyền sử dụng đất cho tổ chức hoặc cá nhân nào đó, và trong điều kiện không có cơ chế giám sát kiểm soát hữu hiệu, thì đó chính là nguồn gốc của tham nhũng. Muốn loại trừ được tham nhũng đất đai thì không thể không xem xét, giải quyết cái gốc đó.

Với tham nhũng đô la, hay tiền nói chung, cái gốc cũng vẫn là thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực khi quyền có thể dùng để đẻ ra tiền. Nhiều quốc gia phát triển đã tổng kết bài học về giải pháp toàn diện để chống tham nhũng quyền lực là: phải làm cho cán bộ công chức không muốn, không thể và không dám tham nhũng.

Nhưng ở ta, với đồng lương danh nghĩa không đủ sống và cải cách tiền lương bị trì hoãn vô hạn định; với việc kê khai tài sản cán bộ công chức làm hình thức và không được công khai rộng rãi, minh bạch; với việc điều tra chậm chạp, kéo dài và án phạt dành cho tham nhũng không đủ sức răn đe (thậm chí dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi còn đưa ra đề xuất kẻ tham nhũng chỉ cần nộp lại một nửa số tiền tham nhũng là có thể thoát án tử hình), cả ba giải pháp đồng bộ chống tham nhũng coi như vô hiệu.

Khác với bí quyết công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật mà mỗi quốc gia thường tìm cách giữ kín để thủ lợi lâu dài, túi khôn của loài người trong quản trị xã hội, quản trị nhà nước thường bày ra hết cả. Chỉ là người đi sau có muốn học hỏi hay không thôi. Chúng ta đã, đang và sẽ còn hội nhập sâu hơn với thế giới, chẳng lẽ những bài học thành công trong chống tham nhũng của thiên hạ chúng ta lại khước từ? Bằng cứ loay hoay với những giải pháp nửa vời, thiếu căn cơ, mối nguy nội xâm ngày càng lớn, ngày càng đục khoét sâu vào cơ thể, e rằng sẽ đến lúc đánh mất nốt “của tin còn lại chút này” nơi người dân.
Mời xem thêm

 Tham nhũng có “ổn định” không?

Thời báo Kinh tế Sài Gòn Thứ Năm,  23/4/2015, 10:13 (GMT+7) Phóng to

Thu nhỏ

Add to Favorites

In bài

Gửi cho bạn bè

Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (PCI) 2014 có những phân tích cho thấy tham nhũng đang gia tăng.
(TBKTSG) - Khi một quan chức cao cấp ngành thanh tra cho rằng tham nhũng ở Việt Nam trong ba năm qua (2012-2014) là ổn định, có lẽ ý ông muốn nói tình hình tham nhũng ở nước ta trong thời gian qua là không tăng, không giảm, thể hiện qua Chỉ số cảm nhận tham nhũng do Tổ chức Minh bạch quốc tế công bố đối với Việt Nam là không thay đổi trong ba năm gần đây.

Đúng là khó có những đo lường chính xác mức độ tham nhũng tăng hay giảm. Về mặt số liệu thống kê, chỉ có thể biết số vụ tham nhũng bị phát hiện hàng năm tăng hay giảm nhưng đó là các vụ bị đưa ra ánh sáng. Còn dòng chảy ngầm tham nhũng thì không thể định lượng mức tăng giảm thành con số phần trăm được. 

Thế nhưng những đo lường gián tiếp cũng cho ta một bức tranh về tình hình tham nhũng nếu khảo sát từ phía nạn nhân của tham nhũng.

Tuần trước báo chí chú ý nhiều đến thứ hạng của các tỉnh thành trong báo cáo về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (PCI) trong khi báo cáo năm nay có những phân tích rất đáng quan tâm liên quan đến tham nhũng, cho thấy tham nhũng đang tăng chứ không phải đứng yên. Báo cáo viết: “Doanh nghiệp cho biết tình trạng và tần suất chi trả chi phí không chính thức trong mọi hoạt động từ xin cấp phép đầu tư đến quá trình đấu thầu, làm thủ tục tại cảng khi xuất khẩu nhập khẩu và giải quyết tranh chấp ở tòa án ngày càng tăng”.

Cụ thể theo báo cáo, số doanh nghiệp cho biết có tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp tăng từ 41% năm 2013 lên tới 66% năm 2014. Trong điều tra với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngoại trừ lĩnh vực bôi trơn khi xin phép đầu tư có giảm (từ 19,7% năm 2013 xuống còn 17,2% năm 2014) còn ở các lĩnh vực khác, dấu hiệu tham nhũng đều tăng. Ví dụ, năm 2013 chỉ có 10,3% doanh nghiệp thừa nhận có trả hoa hồng khi tham gia đấu thầu thì tỷ lệ này đã tăng vọt lên 31,4% năm 2014. Như thế hối lộ trong quá trình ký kết giành hợp đồng tăng cao đáng ngạc nhiên - gấp ba lần số điểm ghi nhận trong năm trước đó.


Ở đây phải lường đến khả năng những doanh nghiệp tham gia khảo sát có thể nói giảm đi mức độ tham nhũng vì họ phải chịu trách nhiệm pháp lý tại nước họ nếu họ có hành vi hối lộ tại Việt Nam. Nhưng bức tranh khảo sát cũng đã cho thấy tham nhũng đâu có “ổn định” - tham nhũng đang ngày càng tăng và lan qua cả khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Tham nhũng dẫn tới nhiều hệ lụy xấu cho xã hội là điều ai cũng biết nhưng ở đây chỉ cần nhấn mạnh một điểm cũng đủ thấy tác hại của tham nhũng. Một khi ngày càng có nhiều nhà thầu sẵn sàng hối lộ để giành lấy hợp đồng, rõ ràng những nhà thầu tốt, đầy đủ năng lực sẽ không được chọn. Ngược lại nhà thầu bỏ tiền ra hối lộ sẽ tìm mọi cách để thu vén về lại cho mình bằng chất lượng công trình thấp, bằng ăn gian vật tư nguyên liệu. Chính tham nhũng đã đẻ ra các thanh tre thay vì cốt thép trong các cột bê tông; chính tham nhũng làm cho đường mới hoàn thành đã hỏng, cầu mới xây đã bong tróc.

Chính vì thế xã hội không bao giờ chấp nhận tình trạng tham nhũng “ổn định” bởi tham nhũng “ổn định” thì xã hội sẽ đi xuống.

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-18/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link