Saturday, February 28, 2015

Tình báo Mỹ lo ngại Trung Quốc mở rộng các đảo ở Biển Đông


Lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam tự trói tay trước sự xâm lược trắng trợn
cuả China.Dân tộc ta không thể tiếp tục dung túng lũ bán nước Việt Cộng
làm nội ứng cho bá quyền China!


Đăng ngày 27-02-2015 Sửa đổi ngày 27-02-2015 15:52

Tình báo Mỹ lo ngại Trung Quốc mở rộng các đảo ở Biển Đông

media
James Clapper, giám đốc cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ, ra điều trần trước Thượng viện Hoa Kỳ. Ảnh ngày 26/09/2013REUTERS

Lãnh đạo tình báo Mỹ cho rằng việc Trung Quốc mở rộng các « tiền đồn » ở Biển Đông là một phần của nỗ lực « hung hăng » nhằm xác quyết chủ quyền của nước này trên Biển Đông.

Giám đốc cơ quan Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper đã tuyên bố như trên ngày 26/02/2015, trong cuộc điều trần về các mối đe dọa toàn cầu trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ. Tuyên bố của ông Clapper phản ánh mối quan ngại của Washington về những hoạt động của Bắc Kinh bồi đắp các đảo trên Biển Đông, để có thể xây các bến đậu cho tàu thuyền hoặc các sân bay trên đó. Những hoạt động này, theo Hoa Kỳ có nguy cơ gây thêm căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.

Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ nói : « Mặc dù đang cố đạt đến mối quan hệ song phương ổn định với Hoa Kỳ, Trung Quốc lại không ngại gây ra những căng thẳng song phương và khu vực để theo đuổi lợi ích của họ, đặc biệt là trên các vấn đề chủ quyền biển ».

Ông Clapper mô tả đường 9 đoạn, còn gọi là đường « lưỡi bò », mà Bắc Kinh tự vẽ lên ở Biển Đông, bao phủ hơn 80 % diện tích vùng này, là « quá đáng ».

Tuy Hoa Kỳ không phải là quốc gia có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Washington tuyên bố có lợi ích quốc gia trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở khu vực có tính chất trọng yếu đối với thương mại thế giới này. Trung Quốc thì vẫn cho rằng chủ quyền của họ trên Biển Đông là « có cơ sở lịch sử » và vẫn phản đối điều mà Bắc Kinh cho là sự can thiệp của Mỹ.

Trong cuộc điều trần hôm 26/02/2015, chủ tịch ủy ban Quân vụ, thượng nghị sĩ John McCain đã đưa ra những hình ảnh vệ tinh thương mại cho thấy Trung Quốc tiến hành hoạt động mở rộng Đá Gaven, quần đảo Trường Sa trong năm qua. Ông cho biết đảo được mở rộng của Trung Quốc có thể cho phép Bắc Kinh triển khai các loại vũ khí, bao gồm vũ khí phòng không và các phương tiện quân sự khác.

Theo lời giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ Clapper, Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn xây dựng, nên hiện chưa rõ Bắc Kinh có thể triển khai vũ khí hoặc lực lượng nào đến khu vực này. Ông cho rằng hoạt động bồi đắp đảo của Trung Quốc

trong một năm rưỡi năm qua, kết hợp với việc hạ đặt giàn khoan gần các đảo tranh chấp là một « xu hướng đáng lo ngại ».
Đăng ngày 27-02-2015

Mỹ tung máy bay tuần thám hiện đại nhất ra Biển Đông

media
Máy bay P-8 Poseidon của Mỹ. Ảnh chụp ngày 16/04/2014.Reuters

Vào lúc mối quan ngại trước việc Trung Quốc tăng tốc bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông ngày càng tăng, Hoa Kỳ đã có phản ứng cụ thể. Một sĩ quan cao cấp của Hải quân Mỹ ngày 27/02/2015 tiết lộ : Hoa Kỳ đã bắt đầu cho loại trinh sát cơ tối tân nhất của mình là P-8A Poseidon đi tuần tra trên khu vực Biển Đông.

Đây là lần đầu tiên, sự tồn tại của các phi vụ trinh sát này được công khai xác nhận. Trong một thông báo, Hải quân Hoa Kỳ cho biết là các chiếc P-8A đã được triển khai tại Philippines trong ba tuần lễ từ đầu tháng Hai cho đến ngày 21/02/2015. Các chiếc phi cơ này đã thực hiện hơn 180 giờ bay trên vùng Biển Đông.
Trước đây, từ năm 2012, Mỹ từng dùng loại trinh sát cơ P-3C Orion cũng từ Philippines bay ra tuần tra vùng Biển Đông, nhưng đây là lần đầu tiên mà P-8A được sử dụng.
Trong tư cách là đồng minh của Philippines tại châu Á, Hoa Kỳ đã cam kết chia sẻ ngay cho Manila thông tin « tức thời » về những gì xảy ra trong vùng biển của Philippines mà các phi vụ trinh sát thu thập được. Các thông tin này rất quan trọng vào lúc Trung Quốc gia tăng các hoạt động bồi đắp đảo đá tại Biển Đông.

Trung Quốc đòi quyền sở hữu trên hầu như toàn bộ Biển Đông, bất chấp tuyên bố chủ quyền của 4 láng giềng Đông Nam Á (Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei) và Đài Loan. Hoa Kỳ luôn luôn xác định không thiên vị bên nào trong cuộc tranh chấp, nhưng thường xuyên kêu gọi các bên đừng xây cất gì thêm tại các vùng tranh chấp. ,  Trung Quốc phớt lờ trước những khuyến cáo của Washington.

Sự kiện Hải quân Mỹ tung phi cơ P-8A vào các phi vụ trinh sát tại Biển Đông đã rất được quân đội Philippines hoan nghênh. Theo hãng tin Anh Reuters, Đại tá Restituto Padilla, một phát ngôn viên của lực lượng vũ trang Philippines đã tỏ ý hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ cho triển khai nhiều phi cơ trinh sát hơn trong khu vực.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Hội Nhà báo Độc lập vận động cho Luật biểu tình


Hội Nhà báo Độc lập vận động cho Luật biểu tình

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2015-02-27
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
giaminh02272015.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
hnbdl0703.jpg
Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam chính thức ra mắt hoạt động vào ngày 4 tháng 7 năm 2014.
Courtesy HNBĐLVN
Biểu tình là quyền được qui định trong Hiến Pháp; tuy nhiên tại Việt Nam những cuộc biểu tình do chính người dân thực hiện bị cơ quan chức năng cho là bất hợp pháp với lý do chưa có luật về biểu tình.
Một tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam là Hội Nhà Báo Độc lập vào ngày 26 tháng 2 vừa qua cho công bố thư phát động cuộc vận động Luật Biểu tình, đồng thời đưa ra dự thảo luật này cho mọi người tham khảo để cùng ký tên hưởng ứng.

Yêu cầu

‘Nhiều biểu thị chính đáng của các giai tầng chịu thiệt thòi như công nhân, nông dân, tiểu thương, nạn nhân môi trường… dù tăng lên nhưng đã bị cô lập đến mức tối thiểu.’ Đây là một nhận định được đưa ra trong thư phát động cuộc vận động luật biểu tình do Hội Nhà báo Độc Lập Việt Nam khởi xướng.
Tôi nghĩ dân chúng phải giải quyết tất cả những vấn đề mà nhà nước không giải quyết được. Khi mà nhà nước không thể đưa ra được luật biểu tình thì nhu cầu của người dân là điều chính yếu nhất và người dân cần phải thúc đẩy nhà nước.
-Phạm Chí Dũng
Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, ông Phạm Chí Dũng cho biết lý do vào thời điểm này hoạt động này được đưa ra:
“Xuất phát từ tình huống cũng không mong muốn là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại một lần nữa đặt ra luật biểu tình, nhưng Bộ Công an để nghị lui thời hạn hoãn luật này. Trước tết nguyên đán thông tin từ báo chí nói Bộ Công an đề nghị ông Nguyễn Tấn Dũng cho hoãn luật biểu tình và ông Nguyễn Tấn Dũng nói điều này cần phải cân nhắc. Tôi cũng nghe một số thông tin ngoài lề và đánh giá đáng tin cậy cho rằng dù quốc hội cuối năm 2014 định đưa vào nghị trình tháng 5 trình ra quốc hội luật biểu tình và đến cuối năm 2015 sẽ thông qua; nhưng thông tin cho biết luật biểu tình có khả năng bị hoãn một lần nữa và có thể đến năm 2016, 2017; thậm chí có ý kiến tốt nhất đến năm 2020 mới cho ra luật biểu tình. Chính vì vậy tôi nghĩ dân chúng phải giải quyết tất cả những vấn đề mà nhà nước không giải quyết được. Khi mà nhà nước không thể đưa ra được luật biểu tình thì nhu cầu của người dân là điều chính yếu nhất và người dân cần phải thúc đẩy nhà nước và đó mới là tinh thần mà ông Nguyễn Tấn Dũng gọi là nhà nước kiến tạo và phát triển trong thông điệp đầu năm 2014 của ông. Tức có nghĩa nhà nước chỉ gợi mở thôi, còn người dân làm là chính. Tôi cho rằng đây là một trọng tâm mà xã hội dân sự phải làm được.

Ủng hộ

000_Hkg8090526-305.jpg
Công an Hà Nội ngăn cản người dân biểu tình chống Trung Quốc hôm 09/12/2012.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, một cựu tù nhân lương tâm và cũng là người trước khi bị tù từng có yêu cầu với chính quyền thành phố Hà Nội cho tiến hành biểu tình chống tăng giá ảnh hưởng đến đời sống người làm công ăn lương, cho biết ủng hộ của ông đối với cuộc vận động luật biểu tình do Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam khởi xướng với những lập luận như sau:
“Riêng về luật biểu tình này thì cách đây hơn 6 năm, tôi và cô Nghiên xin không được đã làm đơn kiện Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội không cho phép biểu tình. Tôi thấy, điều để chứng tỏ người dân có tất cả những quyền trong hiến pháp cũng như trong bản Công ước về các quyền dân sự và chính trị của Liên Hiệp Quốc mà chính quyền Việt Nam đã ký kết thì quyền biểu tình cực kỳ quan trọng. Vì một xã hội dân chủ, một trong những cái phải có đối với người dân là quyền biểu tình. Quyền này xác nhận việc được bày tỏ chính kiến ở nơi đông người và công khai để toàn nhân dân, toàn xã hội được biết ý kiến của mình. Thế nhưng chính quyền cộng sản mặc dù họ đã có xác nhận, đã có qui định trong hiến pháp và công ước ký kết, nhưng đâu có được. Tôi nghĩ bây giờ Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam ra một yêu sách như vậy thì hoàn toàn đúng, và cũng đúng thời điểm.”

Ý kiến không cần luật biểu tình

Trong khi đó một nhà hoạt động khác tại Sài Gòn thuộc Mạng lưới Blogger Việt Nam, cô Nguyễn Hoàng Vi thì cho rằng không cần thiết phải có luật biểu tình vì có thể nhà cầm quyền sẽ sử dụng luật do chính họ đưa ra để đàn áp những người biểu tình. Cô Nguyễn Hoàng Vi phát biểu:
Tôi không ủng hộ luật biểu tình vì trong hiến pháp đã công nhận biểu tình là quyền của công dân rồi mà ra luật biểu tình thì tôi nghĩ nếu ra luật sẽ hạn chế quyền của mình nên tôi không ủng hộ. Điều gì không cấm thì mình cứ làm.
-Nguyễn Hoàng Vi
“Tôi không ủng hộ luật biểu tình vì trong hiến pháp đã công nhận biểu tình là quyền của công dân rồi mà ra luật biểu tình thì tôi nghĩ nếu ra luật sẽ hạn chế quyền của mình nên tôi không ủng hộ. Điều gì không cấm thì mình cứ làm.
Thực ra lâu nay những cuộc biểu tình nổ ra là chống Trung Quốc nhiều, còn biểu tình để bày tỏ chính kiến về xã hội thì hình như vẫn còn là vấn đề nhạy cảm đối với số đông và Việt Nam; cho nên gần đây khi không có những cuộc biểu tình chống Trung Quốc thì những cuộc biểu tình khác ít diễn ra vì vấn đề nhân quyền thực sự vẫn còn là vấn đề nhạy cảm đối với xã hội Việt Nam.”

Mục tiêu

Nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết dự thảo luật biểu tình được đưa ra là do những luật sư, luật gia tại Việt Nam soạn thảo. Những người này cũng tham khảo luật của những quốc gia dân chủ như Hoa Kỳ và ở Châu Âu. Khi đưa ra dự thảo luật biểu tình như thế, những người tham gia có mong muốn như lời của nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết như sau:
“Chúng tôi dự kiến có một giai đoạn vận động, tổ chức, phối hợp, liên kết với các tổ chức dân sự của Việt Nam trong nước cũng như ở hải ngoại và với cả một số tổ chức phi chính phủ quốc tế. Cho đến khoảng tháng 5 năm 2015 là thời điểm chuẩn bị họp quốc hội và có thể đưa vào nghị trình của quốc hội một số dự luật nào đó; chúng tôi hy vọng tạo ra được một số tác động nhất định để ủy ban thường vụ quốc hội phải đưa dự luật biểu tình vào trong nghị trình làm việc của họ.
Trước mắt chúng tôi sẽ phối hợp với 24 tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam. Chúng tôi đã gửi thư mời đề nghị góp ý, viết bài, ký tên, tạo hiệu ứng truyền thông và chúng tôi cũng đang đề nghị sẽ có một số động tác phối hợp với một số tổ chức xã hội dân sự người Việt ở hải ngoại (lúc này cho phép tôi không nêu tên vì họ cũng đang nghiên cứu), và họ cũng đang nghiên cứu. Họ cũng sẽ làm một số động tác tích cực; có thể họ sẽ làm việc mà trong nước chúng tôi không làm được là ở mảng vận động quốc tế; đặc biệt vận động Liên minh Châu Âu và Quốc hội Hoa Kỳ.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng dù có luật hay không những người hoạt động đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam vẫn tiếp tục lên tiếng đòi hỏi cho những quyền căn bản của người dân phải được thực thi. Đó là những quyền như quyền biểu tình, hội họp, lập hội, quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo… được qui định trong hiến pháp Việt Nam từ trước đến nay và các công ước quốc tế mà Hà Nội tham gia ký kết.


VNTB - Dự thảo Luật Biểu tình

A+ A-
Email Print


Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 6, thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013; Quốc hội ban hành Luật Biểu tình;

Luật này quy định về tổ chức và hoạt động của quyền tự do biểu tình.

Chương I: Quy định chung

Điều 1. Biểu tình


Biểu tình là sự tập hợp giữa các cá nhân, dưới dạng đứng yên hoặc diễu hành nhằm biểu thị ý chí, nguyện vọng để gây sức ép đối với một vấn đề bất kỳ về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa nảy sinh trong và ngoài nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức công đoàn các cấp, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức dân sự - xã hội, công dân Việt Nam.

Điều 3. Phạm vi điều chỉnh

1. Công dân có quyền biểu tình ôn hòa; không lợi dụng cuộc biểu tình để gây rối an ninh công cộng; tuân thủ những quy định của địa phương về âm thanh, ánh sáng.

2. Nhà nước có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân được thực hiện quyền biểu tình. Mọi hành vi đe dọa, chia rẽ, gây cản trở hoặc ngăn cản cuộc biểu tình hợp pháp sẽ bị xử lý hình sự, hoặc xử phạt hành chính tùy theo tính chất, mức độ.

3. Quyền biểu tình của công dân chỉ có thể bị giới hạn bởi Điều 9 của Luật Biểu tình. Việc giới hạn cũng không làm mất đi bản chất của quyền này.

4. Việc đình công của các doanh nghiệp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quyền biểu tình: gắn với quyền con người, quyền tự do ngôn luận, quyền hội họp, quyền tự do đi lại, quyền tự do cư trú, quyền thân thể.

2. Quyền tự do ngôn luận: là sự tự do phát biểu mà không bị kiểm duyệt hoặc hạn chế. Tự do ngôn luận phải tuân thủ nguyên tắc không được xúc phạm, miệt thị nhằm hạ thấp một cá nhân hay nhóm người vì chủng tộc, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tôn giáo, định hướng tình dục, tật nguyền, khả năng ngôn ngữ, hệ tư tưởng, địa vị xã hội, nghề nghiệp, ngoại hình, khả năng tư duy hay bất cứ dị biệt nào...

3. Vũ khí: là những vật dụng được nêu tại Điều 3 Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30-06-2011 Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

4. Hung khí: là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt), hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm, hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công.

5. Nghĩa vụ thông báo: Trước khi diễn ra cuộc biểu tình, những người giữ vai trò tổ chức có trách nhiệm thông báo tất cả nội dung của cuộc biểu tình sẽ diễn ra đến cơ quan công quyền.

6. Ôn hòa: Không xâm phạm trái phép vào các tuyến giao thông, các tòa nhà hành chính, không phỉ báng, kích động bằng việc đốt cờ, hô khẩu hiệu tục tĩu trong quá trình biểu tình.

7. Kiểm soát biểu tình: là vẫn giữ được các cam kết như ban đầu giữa đoàn biểu tình và phía nhân viên công lực từ lúc bắt đầu, đến khi kết thúc.

Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền phải căn cứ vào những tiêu chuẩn định lượng của Luật Hiến pháp như: phải có đủ cơ sở pháp lý, có đủ bằng chứng thực tế xác minh, các biện pháp áp dụng phải tương xứng với hành vi vi phạm...

8. Giá trị tự do cơ bản: Những giá trị phổ quát về nhân quyền, dân chủ như: quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, quyền ứng cử, bầu cử,…

9. Công trình công ích nhà nước: Ở đây là các công trình công cộng liên quan trực tiếp đến lợi ích chung của quốc gia như: nhà máy thủy điện, nhà máy nước, nhà máy nguyên tử.

10. Các biện pháp giải tán biểu tình: Được sử dụng khi cuộc biểu tình có các hành vi bạo lực không kiểm soát được, diễn biến biểu tình khác xa thông báo.

10.1 Kêu gọi giải tán biểu tình bằng lời nói

10.2 Tiến hành bắt giữ cá nhân

10.3 Tiến hành bắt giữ một số cá nhân

10.4 Sử dụng các biện pháp hỗ trợ: Phun vòi rồng, dùng hơi cay…

Chương II: Tổ chức hoạt động biểu tình

Điều 5. Các trường hợp cấm biểu tình

1. Nhằm chống lại giá trị tự do, dân chủ cơ bản.

2. Nhằm mục đích kêu gọi Tòa án Hiến pháp tuyên bố giải tán một đảng chính trị nào đó (khi Việt Nam có Tòa án Hiến pháp).

3. Nhằm ủng hộ một đảng phái đã được Tòa án Hiến pháp tuyên bố là đảng vi hiến và bị cấm hoạt động (khi Việt Nam có Tòa án Hiến pháp).

4. Nhằm tụ họp những hội mà theo Luật về Hội đã bị cấm hoạt động (hiện nay Việt Nam chưa có Luật về Hội).

5. Nhằm gây rối trật tự công cộng, an ninh xã hội, gây cản trở giao thông, làm ảnh hưởng đến các dịch vụ công; tiến hành tấn công lực lượng an ninh, hoặc gây những nguy hiểm cho các cá nhân, cộng đồng.

6. Tiến hành biểu tình đồng thời với địa điểm đang diễn ra cuộc đình công của người lao động.

7. Tiến hành biểu tình khi có vũ khí, hung khí, vật liệu nổ, các loại phương tiện khác gây nguy hiểm đến cá nhân, tài sản công của Nhà nước.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của đoàn biểu tình

1. Quyền của đoàn biểu tình

a) Yêu cầu cảnh sát đảm bảo an ninh, trật tự trong quá trình tiến hành biểu tình. Trong đó, có đảm bảo tài sản công và tài sản cá nhân.

b) Chụp ảnh, quay video, nhằm thông tin hoặc tìm kiếm sự ủng hộ cho đoàn biểu tình.

c) Được giám sát bởi các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền, truyền thông, báo chí độc lập trong nước và quốc tế.

d) Phối hợp với cơ quan công quyền dừng hoạt động biểu tình bất kỳ lúc nào hoặc tiến hành tước quyền biểu tình với mọi đối tượng có hành vi gây rối trong đoàn.

2. Nghĩa vụ của đoàn biểu tình

a) Tùy vào yêu cầu mục đích nội dung biểu tình, thời gian thông báo gửi cơ quan quản lý trật tự trị an về văn bản công bố chi tiết, về nội dung biểu tình, từ 12 giờ đến tối đa là 48 giờ trước khi cuộc biểu tình diễn ra.

Nội dung văn bản bao gồm: thời gian bắt đầu và kết thúc, địa điểm bắt đầu và kết thúc (bao gồm tuyến đường tuần hành nếu có), số lượng người tham gia, mục đích của việc biểu tình, nội dung âm thanh và biểu ngữ, cường độ âm thanh.

b) Những người tổ chức biểu tình có nghĩa vụ tuân theo sự chỉ dẫn của cảnh sát nhằm đảm bảo diễn biến biểu tình theo hướng ôn hòa.

c) Những người tổ chức biểu tình có trách nhiệm theo dõi diễn tiến của việc biểu tình, chịu trách nhiệm về việc biểu tình phải diễn ra một cách ôn hòa.

d) Không sử dụng những hình ảnh, biểu tượng gây hiểu lầm về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi người, có tính chất thù địch về mặt chính trị trên trang phục, băng-rôn, khẩu hiệu.

e) Không mặc những trang phục, hoặc sử dụng những biểu tượng có tính chất kích động bạo lực hoặc kỳ thị.

f) Ban tổ chức cuộc biểu tình có nghĩa vụ tổ chức biểu tình đúng thời gian thông báo, số lượng người tham gia.

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan công quyền

1. Quyền của cơ quan công quyền

a) Có thể cấm biểu tình tại thời điểm chuẩn bị tiến hành biểu tình khi có những căn cứ rõ ràng cho thấy biểu tình không tuân thủ đầy đủ các quy định theo luật biểu tình. Thông báo điều này cho đoàn biểu tình tối thiểu 6 giờ trước khi biểu tình dự kiến diễn ra.

b) Có thể giải tán biểu tình trước thời điểm đăng ký khi có những căn cứ rõ ràng cho thấy quá trình biểu tình đã bị mất kiểm soát từ phía người tổ chức biểu tình. Thông báo điều này cho những người tổ chức biểu tình và yêu cầu được hợp tác.

c) Ngay khi tuyên bố giải tán biểu tình, tất cả các thành viên lập tức phải rời khỏi nơi biểu tình. Trong quá trình biểu tình, không chỉ những người tổ chức biểu tình mà cảnh sát cũng có thể yêu cầu người không tuân thủ các quy định về Luật Biểu tình ra khỏi đoàn biểu tình.

d) Tiến hành tạm giữ hành chính một cá nhân hay một vài cá nhân được cho là gây nguy hiểm trực tiếp cho “trật tự biểu tình”, và được phép yêu cầu cung cấp giấy tờ chứng minh nhân thân, thông qua sự đồng ý các quan điểm chung với những người tổ chức biểu tình.

e) Được phép sử dụng các biện pháp khác ngoài lời kêu gọi nhằm giải tán biểu tình, trong trường hợp lệnh giải tán được ban ra. Các biện pháp này phải nằm trong khuôn khổ pháp luật.

2. Nghĩa vụ của cơ quan công quyền

a) Thực hiện mọi biện pháp để tạo môi trường thuận lợi nhất cho đoàn biểu tình. Trong đó đảm bảo sự an toàn cho trẻ em, trẻ vị thành niên được bày tỏ quan điểm của mình. Đảm bảo tài sản cá nhân, tài sản công trong tiến trình giám sát biểu tình.

b) Loại bỏ hoặc tìm cách loại bỏ sự phân biệt đối xử trong quá trình biểu tình (sắc tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giới tính, thể trạng).

c) Bảo vệ đoàn biểu tình khỏi sự đe dọa hoặc quấy rối vật lý, các hành vi khiêu khích, bạo lực từ bên ngoài. Tạo điều kiện cho những tổ chức nhân quyền, báo chí giám sát, báo cáo về cuộc biểu tình ôn hòa.

Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.

2. Phân biệt đối xử hoặc có hành vi gây bất lợi đối với công dân vì lý do tham gia các cuộc biểu tình.

3. Tiến hành bắt giữ cá nhân, bắt giữ hàng loạt, sử dụng vũ lực trái phép, hình sự hóa các cuộc biểu tình, sử dụng các phương tiện khác nhằm ngăn chặn các cuộc biểu tình công khai, hợp pháp.

4. Sử dụng biện pháp kinh tế hoặc biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và người tham gia hoạt động biểu tình.

5. Trường hợp đã có tuyên bố cấm biểu tình hoặc có lệnh giải tán biểu tình đã được công bố, người nào tiếp tục tiến hành cuộc biểu tình, tùy thuộc vào mức độ và hậu quả gây ra mà sẽ bị xử tương ứng với các quy định tại Bộ Luật Hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ Luật Hình sự.

Điều 9. Giới hạn quyền biểu tình

1. Sử dụng quyền biểu tình nhằm mục đích chống đối lại xã hội bằng cách cổ vũ, tôn vinh chủ nghĩa khủng bố.

2. Sử dụng quyền biểu tình để bao vây và tấn công vào tòa nhà Quốc Hội, khu vực quân sự, các công trình công ích nhà nước.

3. Sử dụng quyền biểu tình để kích động hận thù, gây chia rẽ các sắc tộc, kỳ thị hoặc phỉ báng tôn giáo, vùng miền trong nước.

Chương III. Xử lý vi phạm

Điều 10. Xử lý vi phạm

1. Người nào đe dọa, chia rẽ, gây trở ngại hoặc ngăn cản cuộc biểu tình hợp pháp bằng các hành động bạo lực, hoặc đe dọa tinh thần người tham gia biểu tình ở trước, trong và sau cuộc biểu tình, sẽ căn cứ theo quy định tương ứng của Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác để xử lý.

2. Người nào sở hữu vũ khí hoặc chất nổ trong quá trình tham gia biểu tình sẽ chịu trách nhiệm tương ứng của Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác để xử lý.

3. Người nào ép buộc người khác tham gia vào cuộc biểu tình dưới mọi hình thức sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc xử lý hình sự

4. Sau khi đã có tuyên bố cấm biểu tình hoặc lệnh giải tán biểu tình đã được công bố, người nào tiếp tục chống đối bằng việc tiếp tục tiến hành biểu tình sẽ được xử lý theo các quy định tương ứng của Bộ Luật Hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác để xử lý.

5. Những người tổ chức biểu tình, người trợ giúp biểu tình, cơ quan công quyền mà sử dụng vũ khí hoặc công cụ bạo lực khác gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe cho người khác, hoặc gây thiệt hại về tài sản của người khác tại cuộc biểu tình, cũng như tại địa điểm diễn ra cuộc biểu tình, sẽ chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng với Bộ Luật Hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác để xử lý.

6. Việc xử phạt hành chính được dẫn chiếu, áp dụng điều khoản liên quan của Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự và Luật Xử phạt vi phạm hành chính, hoặc văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Chương IV. Điều khoản thi hành

Điều 11. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực từ…,

2. Việc thực hiện Luật này không chờ đợi vào văn bản hướng dẫn dưới luật, nếu như các văn bản này được ban hành không đồng thời với hiệu lực thi hành của Luật Biểu tình.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa …, kỳ họp thứ … thông qua ngày … tháng … năm 201...


* Bài viết và ý kiến góp ý cho dự luật Biểu tình xin gửi về địa chỉ: bancctc@gmail.com

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, February 27, 2015

Những con thú trong con người


Những con thú trong con người

cháu ngoan bác “rồ” thời đại mới


image





Giang H Dy Sóng ...cùng xem các n giang h thôn thanh toán nhau và màn mc c gay cn cùng bài hát "Mày Nghe Rõ Chưa" :v.. Hng trn 29 cái tát + 1...
Preview by Yahoo

















Trần Quốc Việt (Danlambao) - Sau khi làm “cách mạng” cướp chính quyền, họ bắt đầu tàn sát hàng triệu người qua chiến tranh và khủng bố. Người dân sợ họ vô cùng và gọi họ là những con cọp. 

Nắm quyền lực và thống trị tuyệt đối nhân dân rồi, họ bắt đầu ăn không từ một thứ gì để vơ vét và làm giàu. Người dân nguyền rủa họ không tiếc lời và gọi họ là những con lợn.

Tích lũy của cải khổng lồ xong, họ bắt đầu khoe nhà vàng, lầu ngọc một cách kệch cỡm của những kẻ vô học. Người dân ghê tởm họ và gọi họ là những con cóc.

Họ bắt đầu no cơm ấm cật rồi sướng quá hóa cuồng, tối ngày chỉ mơ chuyện chăn gối. Người dân cười họ và gọi họ là những con dê. 

Còn họ coi nhân dân là những con cừu gọi dạ bảo vâng. Và họ nghĩ những con cừu này là tầng lớp trâu bò nai sức ra cày để nuôi béo họ và gia đình. 

Họ từng tuyên bố: “Không con bò hay con lừa nào có thể ngăn cản tiến bộ của chủ nghĩa xã hội.” (1) 

Dưới mắt ta họ là những người hóa thú. Dưới mắt họ ta cũng là người thành thú. Cho nên xã hội ngày nay trở thành rừng rú nơi những con thú quyền thế cai trị và bóc lột những con thú nô lệ, và những con thú nô lệ cùng quẩn quay ra cắn xé lẫn nhau. 

Trách họ một thì trách ta mười. Mình phải như thế nào những con thú này mới coi mình là những con thú nô lệ được chúng chăn dắt để đi tìm chủ nghĩa xã hội hoàn thiện trên con đường hóa thú trăm năm chứ. 





Ngai vàng của phú Nông: chân dung cái con cụ-hồ của đảng















Vũ Đông Hà (Danlambao) - Ngai vàng của phú Nông được xuất hiện và bị hô biến là hình ảnh của con cụ-hồ lộ hàng sau nhiều năm cố gắng che chắn bởi miếng tã màu đỏ có in hàng chữ sống chiến đấu học tập theo gương Trần Dân Tiên. Nhưng bản chất của con tự do không thể mãi nằm yểu xìu trong bóng tối ẩm ướt, phải một ngày ngoi ra cho thiên hạ thấy được khát vọng vươn lên của nó. Nó ngoi ra được hơn 1 ngày và đảng đã phải nhanh chóng kéo phẹt-mơ-tuya lại, buộc nó phải trở về với hình dáng con giun, nằm im nhũn dưới cái quần lót ố vàng mang nhãn hiệu C.B. để mơ màng giấc mộng đỏ đế vương.

Đã nhiều năm, người dân Việt ai cũng "cảm nhận" rằng đằng sau cái quần lót Trần Dân Tiên, nấp kín sau những thứ gọi là cần kiệm liêm chính, đại diện cho giai cấp vô sản, lối sống thanh cao, chống xa hoa lãng phí... là một con-tự-do đầy khát dục, thèm muốn đủ thứ. Nó khát danh, khát vọng, mê tiền tài và vô cùng khát gái. Đằng sau hình ảnh của cái gọi là người cộng sản chân chính phơi mình bên bờ suối là một cái gì đó nhờn nhợn, núp ẩn trong hang, lỡ đụng vào phải đi rữa tay 30 lần.

Cái nhờn nhợn ra đời từ trong hang động đó từng là nhân vật số một nắm quyền lãnh đạo đất nước 90 triệu dân. Nó là biểu tượng của mọi biểu tượng mà đảng không-có-gì-quý-hơn-con-tự-do đã vẽ vời, trang điểm, thoa son, trét phấn qua nhiều năm tháng nạ dòng để nó có thể vỗ ngực tự xưng là kẻ có tư cách nhất, vinh quang nhất, xứng đáng nhất... trong việc đưa đường dẫn lối cho 90 triệu người rách nát đi về thiên đàng hạ giới.

Đầu xuân con Dê, từ cảm nhận thì người ta đã thấy. Người ta thấy nó, thấy được dương bản thật sự của nó. Nó: con cụ-hồ của đảng lần đầu tiên ló đầu ra dưới ánh sáng mặt trời. 

Nó không khác gì tên cha già vô thừa nhận của nó. Hoang dâm, ham muốn danh vọng, lừa đảo và đạo đức giả. Nhưng khác cha nó, kẻ biết giấu điếu thuốc ngoại thơm tho vào túi quần trước khi xắn ống quần bước xuống ruộng với dân đen để phì phà điếu thuốc nội, biết ra lệnh thủ tiêu người tình đã qua vài lần vùi hoa dập liễu và sau đó bình thản ngồi vẽ tiếp chân dung con C(ủa) B(ác) của mình là một con vật còn trinh nguyên... thì nó sẵn sàng trình làng cho thiên hạ thấy ước muốn của một tên Nông đua đòi làm Phú, một kẻ có tài cướp người tình của con trai và vượt qua cả cha nó là người từng chơi vợ của đồng chí mình. 

Nó, cái con cụ-hồ của đảng đã mừng đảng mừng xuân một cách hoành tráng, sáng loáng ngai vàng, óng ánh mộng đế vương. Nó chính là chân dung của đảng.

Nhưng hành động của đảng khi kéo phẹt-mơ-tuya bụm che con cụ-hồ vừa ngóc đầu ra thở mới nói lên được bản chất của đảng. Dẹp đi cái gọi là thông tin trung thực của con Ếch. Nó chỉ được trung thực 1 ngày như là một sự cố tai nạn quần áo - wardrobe malfunction. Sau đó, phải trở lại tính "trung thực kiểu đảng": con cụ-hồ phải luôn được nhìn như là một con vô sản, trinh nguyên, trong trắng, chỉ biết phục vụ gối chăn, nhưng trăm lần không, ngàn lần không: nó không thèm sướng và thề không được sướng!!!

Con cụ-hồ ló mặt trong một ngày xuân rồi biến, nhưng cũng đã đủ ghi dấu ngàn thu. Đã đủ để từ cái con tự do họ Nông tên Đờ Mờ này, những người "cộng sản chân chính" khi nằm ngủ còn mơ về một ngày xưa "làm tốt" nào đó hiểu được rằng: đằng sau cái mảnh khố màu hồng ấy, tất cả, tất cả từ thời của cụ cho đến thời của cu, chỉ là những con tự do nhờn nhợn, dơ bẩn, tràn trề dục tính, chỉ muốn mang sứ mệnh rất sướng và rất khoái: làm cha thiên hạ.






NĂM MỚI 2015 CÁC HÃNG MỸ SẼ Ồ ẠT THÁO CHẠY KHỎI TRUNG QUỐC ĐỂ TRỞ LẠI HOA KỲ.

Trung Quốc loan báo phát hiện trữ lượng cá dồi dào ở Biển Đông

·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

Trung Quốc dùng đảo nhân tạo để thể hiện sức mạnh ở Biển Đông

Dù viễn cảnh TQ có thể sử dụng các đảo nhân tạo để tiếp nhiên liệu cho máy bay trong bất kỳ cuộc xung đột nào, một số chuyên gia nêu bật những lợi ích phi quân sự đáng kể
25.02.2015
Trung Quốc loan báo một cuộc nghiên cứu mới phát hiện ra các trữ lượng cá dồi dào ở khu vực trung phần và ở phía Nam Biển Đông.
Press Trust of India ngày 25/2 thuật lời giới chức Viện nghiên cứu của Trung Quốc về Đánh bắt cá Biển Đông cho hay kết quả thăm dò cho thấy khu vực xung quanh quần đảo Trường Sa có trữ lượng cá khoảng 1,8 triệu tấn mà chừng nửa triệu tấn trong số này sẵn sàng để đánh bắt.
Cuộc khảo sát cũng cho biết hơn 20 loài cá trong vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa là quý hiếm và có giá trị kinh tế cao.
Trữ lượng cá ở vùng biển xung quanh quần đảo Trung và Tây Sa được ước tính là khoảng từ 73 tới 172 triệu tấn.
Bắc Kinh nói kể từ năm 2013, Viện nghiên cứu vừa kể đã thực hiện 8 chuyến khảo sát ra Biển Đông giàu tài nguyên bằng tàu khảo sát tân tiến đầu tiên do Trung Quốc sản xuất.

Nguồn: PTI, Xinhua

 NĂM MỚI 2015 CÁC HÃNG MỸ SẼ Ồ ẠT THÁO CHẠY KHỎI TRUNG QUỐC ĐỂ TRỞ LẠI HOA KỲ. 

VietPress USA (California – 31-12-2014): Ban Biên Tập vừa nhận được bài phân tích và phản ảnh tình hình Kinh Tế của Hoa Kỳ rất hay do Chuyên Gia Kinh Tế ANDY ÂN NGUYỄN hiện đang phụ trách về Điện Toán và dữ liệu cho một Đại Học tại San Jose, bắc California.

Anh Andy Ân Nguyễn cũng là một người rất thành công trong kinh doanh Network của Công ty Live Vantage tại vùng quận hạt Santa Clara.

Life Vantage hiện dẫn đầu thị trường tại Hoa Kỳ và thế giới về sản phẩm thuốc bổ Protandim có thể giúp trị được lối 200 loại bệnh khác nhau; trong đó có cả bệnh ung thư.

Mặc dầu bài không ghi tên tác giả; nhưng chúng tôi thấy thích hợp với đường lối của TT Barack Obama là chủ trương đưa các nhà sản xuất Hoa Kỳ trở lại nước Mỹ và biến Hoa Kỳ trở thành nơi cung ứng hàng phẩm chất cao nhất mà giá cả cạnh tranh nhất so với bất cứ nhà sản xuất nào trên thế giới. 

Hoa Kỳ vài năm trước là một quốc gia lệ thuộc vào Xăng Dầu do các nước Ả Rập sản xuất và thao túng giá cả. Nga là nước đã dùng xăng dầu làm vũ khí chiến lược kiềm chế Châu Âu. Vụ Nga cưỡng chiếm Cremia của Ukraine và tiếp tục hỗ trợ quân ly khai thân Nga chiếm Donetsk vàLuhansk ở miền đông để công bố ly khai với Ukraine mà Liên Âu vẫn không phản ứng mạnh mẽ vì Liên Âu phụ thuộc mua tới 40% nhu cầu khí đốt từ Nga! 

Nhưng nay sau khi Hoa Kỳ tung ra vũ khí xăng dầu, cho bán giá xăng dầu rẻ hơn cả giá gốc sản xuất của Nga nên đã làm cho Nga không còn ưu thế gì nữa! Nga không còn bán được xăng dầu và khí đốt thì không còn tiền để trả lương cho quân đội; đồng Rúp bị phá giá liên tục và nay chưa được một nửa giá tri so với đồng Mỹ Kim. OPEC cũng không thể tự tung tự tác để kiềm chế sản xuất xăng dầu theo ý muốn như lúc trước vì nếu OPEC ngưng sản xuất thì tất cả thị trường sẽ thuộc về Hoa Kỳ ngày nay trở đã trở thành nước đứng hàng đầu về sản xuất xăng dầu!

Sau khi chếm ưu thế về xăng dầu, Hoa Kỳ sẽ bắt đầu đánh lại mặt trận hàng hóa sản xuất để chiếm thế ưu tiên cho các sản phẩm mang nhãn hiện “Made In USA” theo chủ trương của TT Barack Obama. Việc các hãng của Mỹ đặt nhà máy tại Trung Quốc đã bị Trung Quốc chèn ép, gian lận và ăn cắp mẫu mã, công nghệ.

 Nay Hoa Kỳ đánh thuế cao đối với các hàng hóa của Mỹ sản xuất ở nước ngoài bằng biểu thuế cao để bảo vệ hàng hóa sản xuất nội địa.. Và như thế, so ra các hẵng sản xuất tại Trung Quốc không còn thấy lời nữa mà phải gánh thêm những thiệt hại hơn nên năm 2015 sẽ là năm các hãng Mỹ sẽ hồi hương từ Trung Quốc.

Chúng tôi cám ơn anh Andy Ân Nguyễn đã gởi bài giá trị và có thể nói thích hợp với những cải cách mới của chính sách mà TT Barack Obama đang chủ trương. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết nầy đến với quý đọc giả khắp nơi.
VietPress USA.
Trong làn sóng phục hưng hàng “made in USA”, các nhà sản xuất và phân phối Mỹ đang đẩy nhanh cuộc cạnh tranh về giá thành với hàng Trung Quốc.

Andy ÂN NGUYỄN.
Theo một cuộc thăm dò của Wall Street Journal gần đây, khoảng 76% người Mỹ được hỏi đã cho rằng thế hệ con cái của họ sẽ không có cuộc sống tốt hơn. Người Mỹ nhận thức nền kinh tế đang rủi ro hơn và có thể không bao giờ phục hồi trở lại.

Năm 2002, một trong hai người Mỹ hy vọng thu nhập của họ sẽ tăng trong 5 năm tiếp theo; vào năm 2013, con số này chỉ là một trong ba người. Thu nhập trung bình thực tế của người Mỹ không tăng trong 20 năm qua; thu nhập tổng thể cũng đã trở nên bất ổn định hơn.

Áp lực từ suy thoái kinh tế càng khiến Chính phủ Mỹ mạnh mẽ hơn trong các chính sách đẩy mạnh “sản xuất tại Mỹ” (made in USA). Tổng thống Obama năm 2013 thông qua Bộ Thương mại và Lao động đã đưa ra thách thức mang tên “made in USA”, với giải thưởng lên tới 40 triệu USD cho những ai có những đề xuất tốt nhất nhằm khuyến khích sản xuất trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài và tạo việc làm. Kèm theo đó là nhiều chính sách khuyến khích các công ty Mỹ đưa việc làm trở lại quê hương.

Với vai trò là kênh tiêu thụ hàng hoá lớn, Wal-Mart đã cam kết dành thêm 250 tỷ USD trong vòng 10 năm tới cho các sản phẩm sản xuất tại Mỹ. Theo dự báo của Công ty Tư vấn Boston Consulting, cam kết này sẽ tạo ra 1 triệu việc làm tại Mỹ trong cùng thời gian.
Hãng bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-Mart đang tạo ra xấp xỉ 500 tỷ USD doanh thu hằng năm, lớn hơn cả GDP của nước Áo, có số nhân viên bằng dân số thành phố Houston và phục vụ hơn 200 triệu khách hàng mỗi tuần. Nói cách khác, những con số kinh doanh của Wal-Mart có ảnh hưởng rất lớn đối với kinh tế Mỹ và chiến lược phục hưng hàng hóa “made in USA“.

Trong nhiều năm qua, Wal-Mart đã tìm nguồn cung ứng hàng hóa giá rẻ trên toàn cầu mà chủ yếu là từ Trung Quốc nhằm giảm giá thành bán ra và tăng lợi nhuận. Vì thế, tăng nguồn hàng sản xuất tại Mỹ buộc Wal-Mart phải tính toán rất kỹ nhằm giữ ưu thế cạnh tranh. Mặc dù hãng bán lẻ này mua từ Trung Quốc với giá đơn vị rất rẻ, nhưng nếu tính chung chi phí toàn hệ thống thì nó không còn quá rẻ nữa. Khi mua hàng từ Trung Quốc, Wal-Mart thường mua số lượng nhiều hơn nhu cầu vì thời gian giao hàng dài, vì thế chi phí tồn kho cũng rất cao.

Bill Simon, Chủ tịch hội đồng quản trị của Wal-Mart sẽ thực hiện nhiều cuộc diễn thuyết để kêu gọi nhiều nhà bán lẻ khác cùng đồng lòng thực hiện chương trình này. Bill cho biết: “Người Mỹ có thể rất yêu nước Mỹ, nhưng họ sẽ mua hàng Trung Quốc nếu chênh lệch giá hàng hóa Mỹ quá cao. 

Chúng tôi hy vọng các nhà phân phối khác cùng chung tay để tạo ra “giá trị Mỹ” thật sự cho người tiêu dung. Cũng với tính toán như Wal-Mart, hãng điện tử General Electric năm ngoái đã đưa công việc sản xuất máy giặt, tủ lạnh, và máy nước nóng từ Trung Quốc về tiểu bang Kentucky. Hãng này cũng đầu tư 1 tỷ USD trong hai năm 2013 – 2014 để khôi phục lại ngành điện tử gia dụng của Mỹ và hứa hẹn tạo ra 1.500 việc làm. 

Theo bảng xếp hạng chi phí sản xuất trên toàn thế giới của Boston Consulting Group mới đây, Mỹ hiện đang ở vị trí thứ 7, theo sát sau Trung Quốc. Khi chi phí sản xuất ở Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ… liên tục tăng trong một thập niên nay, chi phí tại Mỹ lại gần như không thay đổi nhờ mức lương lao động không tăng, chi phí năng lượng giảm và khoa học kỹ thuật hiện đại giúp tăng năng suất.

Tờ Business Week cho biết, mỗi USD chi phí sản xuất tại Mỹ hiện tương đương với 96 xu sản xuất ở Trung Quốc. Với mức chênh lệch không đáng kể này, sau khi cộng thêm chi phí vận chuyển hàng và nhiều yếu tố khác, đã có đến 300 doanh nghiệp Mỹ dời các công xưởng từ nước ngoài trở về Mỹ.

Con số này được Boston Consulting Group dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai gần. Có 37% những công ty với doanh số 1 tỷ USD đang cân nhắc đưa các dây chuyềnsản xuất từ Trung Quốc về lại Mỹ trong thời gian tới.


Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link