Chúc
Tết và tâm tình của các bloggers, các nhà dân chủ, cựu TNLT và thi hào nhân sĩ
Mừng Xuân Ất Mùi 2015 : Chúc Tết và tâm tình của các
bloggers, các nhà dân chủ, cựu tù nhân lương tâm và thi hào nhân sĩ gửi quý
thính giả đài Chân Trời Mới.
·
Phạm Thành, blogger Bà Đầm Xòe
·
Cựu TNLT Hồ Văn Oanh
·
Trần Thị Nga, Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam
·
Nhà thơ Cao Nguyên
·
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoàng Đức
·
Cựu TNLT Nguyễn Bắc Truyển
·
Blogger Đinh Nhật Uy
·
Cựu TNLT Nguyễn Văn Duyệt
·
Ls Lê Thị Công Nhân
Amnesty kêu gọi bỏ quyền phủ quyết ở UN
Bản phúc trình thường niên của Amnesty nói phản ứng của thế giới
đối với các thảm hoạ trong năm 2014 là 'rất đáng hổ thẹn'
Tổ
chức Ân xá Quốc tế, Amnesty International, thúc giục năm nước thành viên thường
trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hãy từ bỏ quyền phủ quyết trong các trường
hợp xảy ra tình trạng tàn bạo rộng khắp.
Trong bản phúc trình
thường niên của mình, tổ chức chuyên về nhân quyền nói phản ứng toàn cầu đối
với một loạt các vụ thảm hoạ trong năm 2014 là rất đáng hổ thẹn.
Các nước giàu có tội
trong việc giữ quan điểm "đáng ghê tởm" với việc không đón nhận thêm
những người tị nạn, Amnesty nói.
Viễn cảnh trong năm 2015
là rất ảm đạm, nhóm này nói thêm.
Đánh giá rằng 2014 là
năm thảm hoạ cho những nạn nhân của các cuộc xung đột và tình trạng bạo lực,
Amnesty nói các lãnh đạo thế giới cần phải hành động ngay lập tức để đối phó
với tình trạng bản chất các cuộc xung đột có vũ trang bị thay đổi.
'Thất bại thảm hại'
Salil Shetty, tổng thư
ký của tổ chức này, nói trong một tuyên bố rằng Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo
an đã 'thất bại thảm hại' trong việc bảo vệ thường dân.
Thay vào đó, năm thành
viên thường trực của Hội đồng Bảo an, gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Hoa Kỳ,
đã dùng quyền phủ quyết của mình để "thúc đẩy lợi ích chính trị riêng hoặc
lợi ích địa chính trị của mình, đặt chúng lên trên việc bảo vệ dân
thường," ông Shetty nói.
Một phần giải pháp nên
có là các nước này hãy từ bỏ quyền phủ quyết của mình trong Hội đồng Bảo an
trong các vấn đề liên quan tới việc giết người hàng loạt hay diệt chủng,
Amnesty nói thêm.
Các chiến binh của nhóm Tổ chức Hồi giáo (IS) đã đứng đằng sau
nhiều vụ tàn bạo xảy ra trong năm 2014 Boko Haram gây tình trạng bất ổn trầm
trọng tại Tây Phi
Boko Haram gây tình trạng bất ổn trầm trọng tại Tây Phi
Tổ chức này nói rằng nếu
như việc sử dụng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an đã được hạn chế như vậy
thì thế giới rất có thể đã ngăn chặn được việc Nga dùng quyền này để chặn việc
Liên hợp quốc có hành động đối với tình trạng bạo lực tại Syria.
Điều đó có thể đã khiến
cho Tổng thống Bashar al-Assad bị đưa ra Toà án Tội phạm Quốc tế, đã giúp cho
các viện trợ nhân đạo cấp thiết được chuyển đi xa hơn, tới giúp đỡ được thường
dân nhiều hơn, theo phóng viên chuyên về các quan hệ quốc tế của BBC, Mike
Wooldridge.
Anh Quốc toàn tâm ủng hộ
cho nguyên tắc theo đó đòi Hội đồng Bảo an phải hành động nhằm chấm dứt các
cuộc tàn bạo diện rộng và các tội ác chống lại nhân loại Bộ Ngoại giao Anh
Chính phủ Anh vẫn chưa
có bình luận cụ thể gì về việc Anh quốc có ủng hộ cho việc tự nguyện từ bỏ
quyền phủ quyết hay không.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao
Anh đã có phản ứng về bản phúc trình của Amnesty: "Anh Quốc toàn tâm ủng
hộ cho nguyên tắc theo đó đòi Hội đồng Bảo an phải hành động nhằm chấm dứt các
cuộc tàn bạo diện rộng và các tội ác chống lại nhân loại."
"Chúng tôi không
thể dự đoán trước được là khi nào thì chúng tôi sẽ dùng quyền phủ quyết để chặn
hành động đó."
Bản phúc trình hàng năm
của Amnesty được soạn ra để người ta phải đọc, nghiên cứu một cách tỉnh táo,
bình tĩnh, phóng viên BBC nói.
Điều này không có gì
đáng ngạc nhiên, nếu ta nhìn vào những gì đã xảy ra tại Syria, Iraq, Nigeria,
Cộng hoà Trung Phi và nhiều nước khác nữa.
Bản phúc trình của
Amnesty nói rằng những gì xảy ra trong năm 2014 đã dẫn tới một trong những cuộc
khủng hoảng về người tỵ nạn tồi tệ nhất trong lịch sử, với bốn triệu người
Syria bị li tán nhà cửa do chiến tranh, và hàng ngàn người di cư đã phải bỏ
mạng trên Địa Trung Hải.
Thoả thuận về vũ khí
Amnesty chỉ trích phản
ứng của các lãnh đạo châu Âu đối với cuộc khủng hoảng.
Tổ chức này nói các nỗ
lực của các nước giàu trong việc không cho người tỵ nạn vào nước mình
"được ưu tiên hơn là các nỗ lực của họ nhằm giữ lấy mạng sống con
người".
Amnesty cũng dùng bản
phúc trình của mình để thúc giục chính phủ các nước hãy tuân thủ thoả thuận
toàn cầu về vũ khí.
Hiệp ước toàn cầu về
lĩnh vực này đã có hiệu lực hồi năm ngoái, nhằm mục đích quản lý ngành công
nghiệp vũ khí, kiểm soát tình trạng cung ứng vũ khí cho các nhóm tội phạm.
Tây bất bình với lập trường của Nga về tình hình ở Ukraine
Một người đàn ông võ trang đứng cạnh chiếc xe tải kéo một khẩu
trọng pháo trong khi phiến quân thuộc Đạo quân Cộng hòa Nhân dân của phe ly khai
rút khỏi Donetsk, Ukraine, 24/2/15
25.02.2015
Một cuộc họp giữa bộ
trưởng ngoại giao các nước Nga, Ukraine, Đức và Pháp hôm thứ Ba kết thúc trong
mối bất đồng về việc ai phải chịu trách nhiệm cho hành vi vi phạm lệnh ngừng
bắn ở miền đông Ukraine.
Các nhà ngoại giao hàng đầu hội kiến ở Paris trong bối cảnh thỏa thuận ngừng bắn, yêu cầu các bên rút vũ khí hạng nặng khỏi tiến tuyến, không chắc sẽ đứng vững.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết cuộc hội đàm diễn ra khó khăn.
Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin cho biết họ đồng ý về một số "khía cạnh kỹ thuật," bao gồm ủng hộ một sứ mạng giám sát của OSCE, nhưng không nhất trí về việc bên nào phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết cuộc thảo luận chủ yếu tập trung vào việc thực thi thỏa thuận hòa bình.
Phát biểu hôm thứ Ba trước một ủy ban Thượng viện Mỹ, Ngoại trưởng John Kerry cho biết Nga đã nhiều lần nói dối ông về hoạt động của nước này ở Ukraine:
"Nga đang ở trong một giai đoạn với chiến dịch tuyên truyền công khai và rộng rãi nhất mà tôi từng chứng kiến kể từ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh," ông Kerry nói "Họ hết lần này đến lần khác thể hiện một cách sai lạc - nói dối - quý vị muốn gọi là gì cũng được, thẳng vào mặt của tôi, vào mặt những người khác trong nhiều dịp khác, về những hoạt động của họ ở đó."
Ông Kerry cũng nói rằng trong nội bộ chính quyền Mỹ đang có cuộc thảo luận về việc có nên cung cấp vũ khí phòng vệ sát thương cho Ukraine hay không. Thủ tướng Anh David Cameron hôm thứ Ba nói rằng không thách thức được Nga về vấn đề Ukraine sẽ dẫn đến bất ổn ở Moldova và các nước vùng Biển Baltic.
Phát biểu trước một ủy ban nghị viện, ông Cameron cho biết Anh sẽ điều nhân viên quân sự đến Ukraine vào tháng sau để giúp huấn luyện quân đội Ukraine.
Một quan chức quân sự NATO hôm thứ Ba cũng cho biết "những hành động của quân ly khai thân Nga ở Debaltseve sau thỏa thuận ngừng bắn mới nhất khiến cho những tuyên bố của họ rất khó tin đối với bất cứ ai."
Các nhà ngoại giao hàng đầu hội kiến ở Paris trong bối cảnh thỏa thuận ngừng bắn, yêu cầu các bên rút vũ khí hạng nặng khỏi tiến tuyến, không chắc sẽ đứng vững.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết cuộc hội đàm diễn ra khó khăn.
Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin cho biết họ đồng ý về một số "khía cạnh kỹ thuật," bao gồm ủng hộ một sứ mạng giám sát của OSCE, nhưng không nhất trí về việc bên nào phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết cuộc thảo luận chủ yếu tập trung vào việc thực thi thỏa thuận hòa bình.
Phát biểu hôm thứ Ba trước một ủy ban Thượng viện Mỹ, Ngoại trưởng John Kerry cho biết Nga đã nhiều lần nói dối ông về hoạt động của nước này ở Ukraine:
"Nga đang ở trong một giai đoạn với chiến dịch tuyên truyền công khai và rộng rãi nhất mà tôi từng chứng kiến kể từ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh," ông Kerry nói "Họ hết lần này đến lần khác thể hiện một cách sai lạc - nói dối - quý vị muốn gọi là gì cũng được, thẳng vào mặt của tôi, vào mặt những người khác trong nhiều dịp khác, về những hoạt động của họ ở đó."
Ông Kerry cũng nói rằng trong nội bộ chính quyền Mỹ đang có cuộc thảo luận về việc có nên cung cấp vũ khí phòng vệ sát thương cho Ukraine hay không. Thủ tướng Anh David Cameron hôm thứ Ba nói rằng không thách thức được Nga về vấn đề Ukraine sẽ dẫn đến bất ổn ở Moldova và các nước vùng Biển Baltic.
Phát biểu trước một ủy ban nghị viện, ông Cameron cho biết Anh sẽ điều nhân viên quân sự đến Ukraine vào tháng sau để giúp huấn luyện quân đội Ukraine.
Một quan chức quân sự NATO hôm thứ Ba cũng cho biết "những hành động của quân ly khai thân Nga ở Debaltseve sau thỏa thuận ngừng bắn mới nhất khiến cho những tuyên bố của họ rất khó tin đối với bất cứ ai."
Nga cũng vẫn tiếp tục bí
mật hỗ trợ cho thành phần ly khai trong khi công khai kêu gọi hòa bình, quan
chức này nói, và nói thêm rằng điều quan trọng hiện giờ là hành động.
Theo một quan chức khác
của NATO, Nga đã cung cấp hơn 1.000 thiết bị quân sự bao gồm xe tăng, giàn
phóng tên lửa và hệ thống phòng không cho quân ly khai.
NATO tiếp tục kêu gọi
tất cả các bên tôn trọng những điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn đã nhất trí
ở Minsk.
Trong khi đó, quân nổi
dậy ở miền đông Ukraine bị chiến tranh tàn phá nói rằng họ đã bắt đầu rút vũ
khí hạng nặng khỏi tiền tuyến, theo thỏa thuận ngừng bắn mà quốc tế điều giải.
Các quan chức quân đội Ukraine chưa đáp lời, nhưng khẳng định họ sẽ không rút vũ khí khỏi tiền tuyến một khi chiến sự vẫn tiếp diễn.
Kiev cho biết những cuộc tấn công của phiến quân vẫn tiếp diễn hôm thứ Ba gần thành phố cảng Mariupol và gần Debaltseve, nơi mà quân ly khai được Nga hậu thuẫn đã chiếm giữ vào tuần trước.
Bạo lực đã làm nảy sinh nghi ngờ về việc liệu lệnh ngừng bắn, lẽ ra bắt đầu vào ngày 15 tháng 2, có thể chấm dứt được xung đột hay không. Chiến sự đã làm thiệt mạng hơn 5.600 người trong 10 tháng qua.
Các quan chức quân đội Ukraine chưa đáp lời, nhưng khẳng định họ sẽ không rút vũ khí khỏi tiền tuyến một khi chiến sự vẫn tiếp diễn.
Kiev cho biết những cuộc tấn công của phiến quân vẫn tiếp diễn hôm thứ Ba gần thành phố cảng Mariupol và gần Debaltseve, nơi mà quân ly khai được Nga hậu thuẫn đã chiếm giữ vào tuần trước.
Bạo lực đã làm nảy sinh nghi ngờ về việc liệu lệnh ngừng bắn, lẽ ra bắt đầu vào ngày 15 tháng 2, có thể chấm dứt được xung đột hay không. Chiến sự đã làm thiệt mạng hơn 5.600 người trong 10 tháng qua.
Tổng thống Nga Vladimir
Putin nói rằng chiến tranh với Ukraine sẽ là cuộc chiến tận thế. Trong khi đó
ra điều trần trước quốc hội Hoa Kỳ, Ngoại Trưởng John Kerry không ngần ngại gọi
chính phủ Nga là dối trá khi Matxcova nhất mực nói rằng không hề đưa quân và võ
khí vượt biên giới sang giúp cho lực lượng dân quân thân Nga ở miền Đông
Ukraine.
Putin:
From Russia With …Fear!
Hoàng Trường@S: -- DienDanCTM
Đây không phải là phim
trinh thám giải trí James Bond, mà là sự thật đáng sợ đang diễn ra ở Nga.
Với tình hình cực kỳ căng
thẳng ở Ukraine, với nguy cơ dẫn đến chiến tranh giữa các nước có vũ khí nguyên
tử, mà chính phủ của nhà độc tài Nga Vladimir Putin đang bị thế giới coi là
nguyên do và thủ phạm, người ta tự hỏi ông Putin đang muốn gì và người dân Nga
có thể làm được gì.
Những gì đang diễn ra ở
Ukraine và Nga hiện đang được các nhà quan sát thời cuộc ví như một trò chơi,
mà ông Putin đang bày ra với Tây Phương, có tên là "Game of the chicken"
(dịch bóng là "Ai là kẻ chết nhát") hay "Hawk-Dove Game"
("Diều Hâu và Bồ Câu"), một trò chơi mà cả hai phiá đều không muốn bỏ
cuộc; mà nếu không ai bỏ cuộc thì cả hai cùng chết; và nếu bên nào bỏ cuộc thì
sẽ bị gọi là … "chết nhát"!
Nhưng vì lý do gì mà ông Putin lại bày ra trò thách đố nguy hiểm
này? Phải chăng là vì ông Putin đã quá tuyệt vọng trong ý muốn giải quyết cuộc
khủng hoảng lớn của nước Nga do chính ông ta tạo ra?
Trong thập niên 2000, nhờ vào sự kiện giá dầu thô và khí đốt tăng
mạnh, mà nước Nga là quốc gia sản xuất dầu và khí đốt được hưởng nhiều lợi lộc,
đời sống của người dân Nga lên cao và tạo ra một không khí tương đối thoải mái
và phồn thịnh. Nhưng, một hậu quả tai hại mà tình trạng phồn thịnh này - một
phần giả tạo - gây ra là tình trạng đồng loã mặc nhiên giữa người dân Nga -
đang cảm thấy hạnh phúc - và giới lãnh đạo tham nhũng lợi dụng thời cơ để vơ
vét, làm giàu. Người dân Nga bất cần và chấp nhận tình trạng đó, ai ăn cắp mặc
ai, miễn họ đủ ăn đủ mặc và hạnh phúc là được.
Khổ nỗi, với tình trạng giá dầu hạ giảm khủng khiếp hiện nay (mất
một nửa giá trị trong vòng 6 tháng), và nước Nga không có nguồn lợi tức đáng kể
nào khác để thay thế nguồn lợi đến từ dầu hoả và khí đốt, những biện pháp trừng
phạt kinh tế của Tây Phương áp đặt lên nước Nga càng trở nên hiệu quả hơn và
làm cho nước Nga khốn đốn hơn.
Nỗi lo lắng được biểu hiện rõ rệt qua phát biểu của 3 nhân vật
lãnh đạo. Thủ Tướng Nga Dmitry Medvedev nói là nếu Tây Phương trừng phạt Nga
bằng cách cắt Nga đứt khỏi hệ thống chi trả quốc tế Swift thì sự đáp trả của
Nga sẽ "không có giới hạn". Ông Andrei Kostin, Chủ Tịch của ngân hàng
lớn thứ nhì của Nga là VTB nói rằng loại Nga ra khỏi Swift là "chiến
tranh". Cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga Igor Ivanov nói là cuộc đối đầu có
thể dẫn đến chiến tranh nguyên tử. Tuy giới quan sát quốc tế xem đó là những
câu nói khoác nhưng chúng vẫn phản ảnh sự lo lắng và bực tức lớn của giới lãnh
đạo Nga. Nhiều chế độ tại Nga đã đổ vì dân thiếu "bánh mì".
Thống kê cho thấy là hiện nay ở Nga, với dân số 43 triệu, chỉ
riêng 110 người, bao gồm ông Putin và những người thân thiết, đã nắm 35% tài
sản của quốc gia; và có tới 50% dân chúng mà tài sản không hơn $871 đô la.
Trong năm 2014, giá thực phẩm tăng 15,4%, và một việc làm biểu tỏ sự lo lắng và
bối rối của nhà nước Nga là đã hạ giá rượu Vodka bất chấp nhu cầu tài chánh của
công quỹ, một việc làm bị nhạo báng là nhà nước Nga dùng rượu để gây mê người
dân.
Nếu tình trạng này tiếp
tục thì có thể khiến nhiều người dân Nga nhìn về cuộc Cách Mạng Cam năm 2005
tại nước Ukraine và cho rằng một cuộc nổi dậy bất bạo động để thay đổi nhà nước
tham nhũng hiện nay có thể là giải pháp thích hợp. Và nỗi lo sợ này chính là lý
do khiến ông Putin gây nên cuộc chiến ở Ukraine.
Ngay lúc này, cuộc chiến tại miền Đông nước Ukraine, giữa lực
lượng nổi loạn với sự hỗ trợ và thúc đẩy của quân đội Nga (mà ông Putin vẫn
tiếp tục chối không liên can) với số lượng lên đến 52 ngàn binh sĩ đóng ở biên
giới, và ngay cả trong địa phận Ukraine, đang gây nên những thiệt hại to lớn về
cả vật chất và nhân mạng mà cho dù nhà nước Nga cố chối cãi và che đậy cũng
không còn có thể tiếp tục che đậy mãi được nữa.
Làm sao có thể tiếp tục giấu tin các binh sĩ Nga bị thương tích
hay thiệt mạng cũng như họ bị thương hay thiệt mạng ở đâu và với lý do gì đối
với thân nhân của họ khi số lượng này ngày một tăng dần? Đường dây điện thoại
nóng của Hội Các Bà Mẹ Binh Sĩ tại thành phố St Petersburg ở Nga đã nhận được
vô số những báo cáo đến từ nhiều nơi là con cái của họ đã bị buộc phải ký những
giao kèo cho phép nhà nước gửi họ tới Ukraine. Ông Lev Shlosberg, chủ tịch của
chi nhánh địa phương của đảng Yabloko tại Pskov, cho biết là tinh thần của binh
sĩ đang thay đổi đáng kể do những tổn thất đang diễn ra ở Ukraine, và rất nhiều
binh sĩ đã hủy các giao kèo, thậm chí chấm dứt luôn binh nghiệp của họ, vì
không muốn bị đưa đi chiến đấu ở Ukraine.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment