Friday, February 27, 2015

Nga đả kích việc Tây phương dọa áp dụng thêm chế tài


Nga đả kích việc Tây phương dọa áp dụng thêm chế tài

America Future Secrets Military Weapons #Mind Blow (Full Documentary)



image





Preview by Yahoo


Phiến quân đòi ly khai thân Nga tại một tòa nhà bị phá hủy ở Donetsk.
Phiến quân đòi ly khai thân Nga tại một tòa nhà bị phá hủy ở Donetsk.
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

26.02.2015
Nga cảnh báo các nước Tây phương chớ áp đặt thêm các biện pháp chế tài chống lại Moscow và cho rằng sự đe dọa như vậy chứng tỏ Tây phương không muốn theo đuổi cuộc hưu chiến ở miền đông Ukraine.

Hoa Kỳ và một số các nhà lãnh đạo Âu Châu đã dọa áp đặt các biện pháp chế tài nghiêm ngặt hơn nếu Moscow không ngưng hỗ trợ cho các phiến quân đòi ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine.

Hôm nay Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng những đe dọa đó là một mưu toan nhằm “đánh lạc hướng chú ý” đối với việc cần phải tuân thủ các qui định của thỏa thuận ngưng bắn mà mãi cho tới hồi gần đây mới bắt đầu được tuân hành.

Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Lavrov nói rằng “Đàng sau những lời hô hào này là một sự thiếu thốn nguyện vọng của các tác nhân này – các nước tiếp xúc, các tổ chức, Hoa Kỳ, Liên hiệp Âu Châu, để đạt được những gì được ghi rõ trong hiệp định Minsk.”

Quân đội Ukraine báo cáo có sự giảm thiểu của những vụ tấn công của phiến quân trong 3 ngày qua, nhưng hôm nay họ lại cảnh báo là phiến quân đòi ly khai tiếp tục tấn công các mục tiêu của chính phủ, kể cả  những mục tiêu ở ngoại ô thành phố cảng Mariupol.



Trung Quốc đã vượt Mỹ về số lượng tàu ngầm
media

Tàu ngầm và chiến hạm Trung Quốc tham gia cuộc thao diễn hải quân quốc tế ngày 24/04/2009 ngoài khơi Thanh Đảo, nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hải quân Trung Quốc.REUTERS/Guang Niu

Trung Quốc hiện có nhiều tàu ngầm thông thường và tầu ngầm nguyên tử hơn Mỹ, và đang tiếp tục đóng thêm nhiều tàu mới. Hải quân Hoa Kỳ ngày 25/02/2015 đã lên tiếng báo động về tình hình trên nhân một cuộc điều trần tại Hạ viện Mỹ.
Trước Tiểu ban Hải quân, thuộc Ủy ban Quân sự Hạ viện, Phó Đô đốc Joseph Mulloy, một Phó Tư lệnh chuyên trách năng lực và tiềm lực của Hải quân Mỹ tuy nhiên đã cho rằng, về chất lượng thì tàu ngầm Trung Quốc vẫn thua kém nhiều so với tàu ngầm Mỹ.

Số lượng cụ thể của tàu ngầm Trung Quốc không được rõ, nhưng bản báo vào năm ngoái 2014 của Bộ Quốc phòng Mỹ gởi đến Quốc hội, đã ước tính rằng Trung Quốc có đến 77 chiến hạm chính, hơn 60 chiếc tàu ngầm, 55 tàu đổ bộ cỡ lớn và cỡ trung bình, cùng với 85 tàu nhỏ có trang bị tên lửa dẫn đường.

Điều đáng lo ngại hơn, theo Phó Đô đốc Mulloy, là Bắc Kinh đang ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động của hạm đội tàu ngầm Trung Quốc, với thời gian hoạt động được kéo dài thêm. Một cách cụ thể, Trung Quốc đã cho tiến hành ba vụ triển khai tại Ấn Độ Dương, và thời gian hoạt động ngoài khơi của loại tàu ngầm chiến lược trang bị tên lửa đạn đạo đã được kéo dài lên thành 95 ngày.

Từ nhiều tháng nay, giới chức lãnh đạo quân đội Mỹ thường xuyên lên tiếng cảnh báo về tình trạng Trung Quốc đang chạy đua vũ trang, và nhấn mạnh sự cần thiết đối với Hoa Kỳ là phải duy trì thế mạnh công nghệ quân sự của mình đối với các nước như Trung Quốc hay Nga.
Về phần mình, Washington cũng phê phán Bắc Kinh về việc dùng sức mạnh quân sự để thúc ép các nước láng giềng trong các vụ tranh chấp chủ quyền.


Nguyên nhân thất bại của chính sách tái lập quan hệ Mỹ-Nga
mediaHai nguyên thủ Nga-Mỹ, Vladimir Putin và Barack Obama, Los Cabos, Mehico, 18/06/2012, bên lề thượng đỉnh G20.REUTERS/Jason Reed

Để lý giải xung đột tại Ukraina và căng thẳng hiện nay giữa Nga và Phương Tây, báo Le Monde có bài phân tích đáng chú ý của thông tín viên Gilles Paris, từ Washington, với tựa đề « Thất bại của chính sách tái lập quan hệ Mỹ-Nga » (L’échec du « reset » américano-russe).

Gilles Paris nhận định « cuộc tấn công của Nga tại Ukraina là đỉnh cao thất bại » của sáng kiến hòa giải Mỹ, mà « một phần lớn nguyên nhân là do các phân tích sai lầm của ngoại giao Hoa Kỳ ». Nội dung chính của bài viết dựa trên cuốn sách về Tổng thống Nga Vladimir Putin, mà đồng tác giả là chuyên gia về Nga Fiona Hill. Tác phẩm « Mr Putin, Operative in Kremlin » (tạm dịch « Ông Putin. Tay gián điệp tại Kremlin »), vừa được tái bản với nhiều bổ sung.
Fiona Hill phụ trách ban Châu Âu tại viện tư vấn Brookings, bà từng là cố vấn về Nga và khối Âu-Á cho Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ.

Theo Fiona Hill, ngay trước thời Tổng thống Obama, Hoa Kỳ dưới chính quyền Bush đã thực sự mong muốn cải thiện quan hệ với Nga. Tuy nhiên, một trong những sai lầm lớn được Fiona Hill nhắc đến trong cuốn sách là người Nga « cảm thấy bị sỉ nhục với việc người Mỹ không ngừng nhắc lại với họ rằng biện pháp này (tức hệ thống lá chắn tên lửa mà Hoa Kỳ muốn xây dựng tại Châu Âu để chống lại các lực lượng thù địch) không nhằm vào Nga ». Chuyên gia về Nga giải thích, điều này tương đương với việc cho rằng Nga không được coi trọng, ngược lại với Trung Quốc, « quốc gia vừa được coi là mối đe dọa, vừa là một đối tác kinh tế không thể bỏ qua ».

Theo chuyên gia Mỹ, trong một thời kỳ rất dài cho đến gần đây, Hoa Kỳ vẫn nhìn nhận nước Nga của Putin giống như dưới thời Boris Eltsin, với nền kinh tế kém phát triển, trong khi đó trên thực tế, Nga đã bước sang một giai đoạn thịnh vượng dưới thời Putin. Và bên cạnh đó Washington cũng không thấy được rằng Vladimir Putin đã tập trung quyền lực chưa từng có trong tay, kể cả về chính trị, kinh tế và quân sự, ngay khi còn đảm nhiệm chức Thủ tướng (giữa hai nhiệm kỳ Tổng thống).

Chuyên gia Fiona Hill nhận xét chính sách của Mỹ với Nga khiến hai nước như « sống trong các thế giới hoàn toàn khác biệt ». Có thể thấy được điều này qua hình ảnh cuộc hội kiến đầu tiên giữa hai nguyên thủ năm 2012, tại Los Cabos, Mehico. Một hình ảnh không toát lên mối liên hệ nào giữa hai bên.
Cuốn sách của Fiona Hill hẳn mang lại nhiều thông tin thú vị về quan hệ ngoại giao Nga-Mỹ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để hiểu đúng mối quan hệ này, cuốn sách cần được đối chiếu thêm với các tiếp cận khác. 

Donbass : « Nhà hát múa bóng » của các thủ lĩnh ly khai
Trong khi Libération giới thiệu kế hoạch làm tan hoang Ukraina của Tổng thống Nga cách nay một năm (qua bài « Ukraina : một cuộc xâm lăng được Kremlin tính toán kỹ »), được một tờ báo đối lập tại Nga công bố, Le Figaro có bài « Nhà hát múa bóng của các thủ lĩnh ly khai ». Bài do đặc phái viên Regis Gente gửi về từ Donetsk vạch rõ bàn tay nước Nga đằng sau các hoạt động của phe ly khai miền Donbass. Nhà báo Le Figaro đặc biệt chú ý đến sự kiện lãnh đạo phe ly khai quyết định lấy ngày 23/02 hàng năm làm ngày lễ chính thức của « nước cộng hòa tự phong ». 23/02 là ngày thành lập Hồng quân Liên Xô (năm 1918). Nghi thức được cử hành trên nền nhạc Xô viết và các biểu tượng của đạo Chính thống

Le Figaro dẫn lời chuyên gia chính trị học Ukraina, gốc Donbass, ông Alexandre Nikonorov, theo đó, cuộc nổi dậy vũ trang tại miền đông Ukraina thoạt tiên do các thủ lĩnh người Nga chỉ huy, như A. Borodai, người từng làm thủ tướng nước Cộng hòa tự phong Donestk. Khó có thể khẳng định ông ta làm việc trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Nga, nhưng việc thủ lĩnh này và nhiều người khác đã từng làm việc cho các cơ quan gián điệp Nga cho phép khẳng định mối ngờ vực.

Một đoạn camera quay được ngày 11/02 tại Minsk cho thấy lãnh đạo ly khai Ukraina đi cùng xe hơi với ông Vladislav Sourkov - cố vấn thân cận của Tổng thống Nga – bị tình nghi nhúng tay vào vụ hạ sát nhiều người biểu tình tại quảng trường Maidan. Một lãnh đạo phe nổi dậy biện minh, phe ly khai có quyền trao đổi với « những người bạn Nga », giống như phía Ukraina với người Mỹ. Vẫn theo nhà chính trị học Alexandre Nikonorov, chính quyền Nga đã có rất nhiều nỗ lực tuyên truyền để làm mọi người tin rằng các thủ lĩnh Donbass thực sự là những nhà cầm quân.

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link