Monday, February 23, 2015

Bồi đắp đảo nhân tạo tại Trường Sa : Ba ý đồ của Trung Quốc

 

Báo Nga dự định cho đăng tài liệu liên quan đến vụ xâm lăng Ukraine

10 Richest Countries



image





Preview by Yahoo


Nhật báo Novaya Gazeta
Nhật báo Novaya Gazeta
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

Anh: Nga là mối nguy ‘thực sự và hiện hữu’ cho các nước Baltic

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon nói rằng căng thẳng giữa Moscow và NATO đã nóng lên và NATO phải sẵn sàng đẩy lùi hành động gây hấn đe dọa Estonia, Latvia và Lithuania
23.02.2015
Biên tập viên của một nhật báo độc lập hàng đầu của Nga nói rằng ông dự định sẽ ấn hành bài báo được cho là văn kiện chiến lược chính thức của Điện Kremli phác thảo cuộc xâm lăng Ukraine năm 2014.
Biên tập viên Dmitri Muratov của báo Novaya Gazeta nói rằng tài liệu này dường như đã được chuẩn bị mấy tuần trước khi tổng thống thân Nga Victor Yanukovych bị mất chức hồi tháng 2 năm 2014 tiếp sau các cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài nhiều tuần lễ trong thủ đô Kyiv.
Ông Muratov tiết lộ tin này trong một cuộc phỏng vấn do đài phát thanh Ekho Moskvy của Moscow thực hiện. Ông không cho biết làm thế nào ông có được tài liệu này, nhưng nói ông tin rằng đây là văn kiện xác thật.

Ông Muratov trích dẫn tài liệu năm 2014 nói rằng Moscow buộc phải can thiệp ở Ukraine để bảo vệ việc có thể bị mất thị trường khí đốt của Nga ở Ukraine. Ông nói tài liệu cũng ghi nhận những rủi ro đối với kinh tế Nga và các giới tiêu dùng Tây Âu, nếu Nga mất các đường ống dẫn khí đốt xuyên qua Ukraine đến các thị trường phương Tây.
Ông cũng nói rằng các bằng chứng cho thấy văn kiện chiến lược này được chuẩn bị trong thời gian giữa ngày 4 tháng 2 và 15 tháng 2 năm 2014. Đến 22 tháng 2 ông Yanukovych mới từ bỏ chức vụ tổng thống và chạy trốn sang Nga. 

Báo Novaya Gazeta, do nhà cựu lãnh đạo Xô viết Mikhail Gorbachev sáng lập, nổi tiếng với các vụ điều tra năng nổ về tình trạng tham nhũng trong điện Kremli và đã được đề cử Giải Nobel Hòa bình năm 2015. Từ 2001 đến nay đã có 6 ký giả của báo này bị giết, trong số này có bà Anna Politskovskaya, một người lên tiếng chỉ trích điện Kremli. Bà bị bắn chết ở cự ly gần vào năm 2006 sau khi cho đăng các bài báo chỉ trích điện Kremli về các hành động của quân đội Nga ở Chechnya.

Thủ tướng Ấn thăm vùng biên giới, Bắc Kinh tức tối phản đối
mediaThủ tướng Ấn Narendra Modi đến bang Arunachal Pradesh để khánh thành cơ sở đường sắt và năng lượng - Reuters /Pawan Kumar
Hôm qua, 21/02/2015, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đã triệu mời Đại sứ Ấn Độ tại Bắc Kinh để bày tỏ thái độ « cực lực bất bình » và « kiên quyết phản đối » việc Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vừa đi thăm một bang ở vùng biên giới dưới quyền kiểm soát của Ấn Độ, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền.
Hãng tin Pháp AFP trích dẫn một bản tin Tân Hoa Xã công bố vào khuya hôm qua cho biết là Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin) đã nhận định rằng hành động của Thủ tướng Ấn Độ đã « phương hại đến chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi của Trung Quốc ». 
Bắc Kinh đã phản đối tức tối và gay gắt như trên sau sự kiện Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, vào hôm thứ Sáu 20/02 đã đến thăm bang Arunachal Pradesh để khánh thành một số hạ tầng cơ sở đường sắt và năng lượng. 
Đối với Bắc Kinh, các hành động của lãnh đạo Ấn Độ đã « làm trầm trọng thêm một cách giả tạo các tranh chấp biên giới, và đi ngược lại với sự đồng thuận (giữa hai nước) về sự cần thiết phải xử lý thỏa đáng vấn đề này ». 
Và như thông lệ, ông Lưu Chấn Dân tái khẳng định quan điểm của Trung Quốc là « chưa bao giờ công nhận cái gọi là ‘bang Arunachal Pradesh’ do Ấn Độ đơn phương thành lập ». 
Cho đến nay, Ấn Độ và Trung Quốc vấn bất đồng với nhau về việc phân định biên giới tại hai khu vực cụ thể, trong đó có bang Arunachal Pradesh đã được sáp nhập vào lãnh thổ Ấn Độ từ thời Anh Quốc chiếm đóng Ấn Độ, nhưng đã bị Trung Quốc kiên quyết đòi lại. Tranh chấp bang này là nguyên nhân dẫn đến một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu vào năm 1962. Tuy bị thua, nhưng Ấn Độ vẫn giữa được quyền kiểm soát bang Arunachal Pradesh sau khi lực lượng Trung Quốc rút lui. 
Bắc Kinh "giận cá chém thớt" ? 
Chuyện Bắc Kinh phản đối New Delhi về vấn đề biên giới không phải là điều hiếm hoi, nhưng phản ứng lần này đặc biệt gay gắt, thể hiện qua việc triệu mời Đại sứ lên bộ Ngoại Giao. 
Một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đã « giận các chém thớt », muốn nhân dịp này để biểu lộ thái độ bực tức trước kết quả chuyến thăm Ấn Độ vào tháng trước của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Nhân chuyến công du đó, Hoa Kỳ và Ấn Độ đã ký kết một bản tuyên bố chung về hợp tác liên quan đến toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. 
Bắc Kinh đặc biệt khó chịu khi văn bản này nêu rõ sự quan ngại của Mỹ và Ấn Độ về tình hình an ninh ở Biển Đông.

Ukraina : Mặt trận mới trong cuộc chiến khí đốt
mediaMột trạm dẫn khí đốt của Ukraina. Ảnh chụp ngày 21/05/2014.Reuters/路透社
Nguyên thủ hai nước Đức và Pháp bận tâm tới vấn đề hòa bình tại khu vực biên giới và miền đông Ukraina. Báo Le Figaro thông tin : « Hollande và Merkel liên kết trên vấn đề Ukraina » và « Mặt trận mới trong cuộc chiến khí đốt ». Thế nhưng, từ khi thỏa hiệp ngừng bắn được thông qua, chưa bên tham chiến nào tôn trọng. Tờ Le Nouvel Observateur đánh giá rằng : « Vừa mới kí đã bị quên lãng, hiệp định hòa bình « Minsk 2 » dường như chỉ là thời gian tạm nghỉ trước khi một cuộc leo thang mới nổ ra ».
Từ đêm dài thỏa hiệp tại Minsk, hai nguyên thủ quốc gia không ngừng trao đổi, đặc biệt là từ khi lệnh ngừng bắn đã nhiều lần bị vi phạm. Dù thế, họ vẫn đang chờ đợi những điều khoản của thỏa hiệp được thực hiện, như việc rút vũ khí nặng ra khỏi mặt trận hay trao đổi tù binh. Thế nhưng, theo Le Nouvel Observateur, cả hai phe ly khai và chính phủ đều kêu gọi nhau tôn trọng hiệp định và tuyên bố chỉ rút quân khi phe kia rút trước.
Thỏa thuận trên đã mở đường cho Nga, thông qua tập đoàn Gazprom, trực tiếp cung cấp khí đốt cho phe ly khai tại vùng Donbass mà không phải nhờ tới đường ống do Kiev kiểm soát. Thông tin này được Le Figaro đăng trong bài : « Mặt trận mới trong cuộc chiến khí đốt ». Với thành tích này, phe ly khai đã tiến một bước mới trong việc tách khỏi Ukraina và đảm bảo việc cung cấp khí đốt cho người dân tại vùng ly khai này.
Trước đó, tập đoàn Gazprom của Nga đã yêu cầu tập đoàn Naftogaz của Ukraina thanh toán hóa đơn cung cấp khí đốt cho vùng Donbass mà Ukraina không đặt hàng. Một chuyên gia đánh giá : « Vai trò của Gazprom không rõ ràng. Về mặt thương mại, tình trạng hiện nay rất vô lý và người ta không biết ai phải trả dự trữ khí đốt trên, vì cả hai nước cộng hòa tự xưng không có tiền thanh toán ».
Trong khi đó, Matxcơva chỉ trích « chiêu » khó hiểu của Kiev lấy cớ chiến đấu để ngừng cung cấp khí đốt cho khu vực ly khai. Ngoài đòn trừng phạt này của Ukraina, còn phải kể tới việc phong tỏa ngân hàng và hạn chế đi lại trong khu vực. Thế nhưng, thứ Sáu ngày 20/02/2015 vừa qua, các thủ lĩnh ly khai phủ nhận nối lại việc cung cấp khí đốt từ phía Ukraina. Phải chăng đây là cách để kêu gọi sự cứu trợ từ Matxcơva và tiếp tục chơi trò nói dối ?
Hy Lạp và Châu Âu đạt được một thỏa thuận có điều kiện
Đây là thông tin được Le Figaro đưa trên trang nhất. Tối hôm qua, sau nhiều cuộc thương lượng gay cấn, hai bên đã tìm được một thỏa thuận cho phép kéo dài thêm 4 tháng chương trình giúp đỡ quốc tế mà hiện Athènes đang nhận được. Để đổi lại, tối thứ Hai 23/02/2015 tới, Hy Lạp phải trình bày những cải cách cơ cấu của mình. Một đội ngũ chuyên gia sẽ phân tích những cải cách này trước khi gửi cho Eurogroupe xem xét.
Đánh giá kết quả của cuộc thương lượng này, Les Echos cho rằng « Hy Lạp co mình dưới sức ép của nước Đức » và « Giữa Berlin và Athènes, lòng tin cậy ‘nát thành cám’ ». Dù nhận được sự giúp đỡ của Châu Âu, phục hồi kinh tế tại Hy Lạp vẫn còn rất mong manh. Vì nước này có tới 25,8% dân thất nghiệp và 30% các khoản tiền mà ngân hàng cho các gia đình vay là những khoản rủi ro tín dụng.

Nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên: 'Bình Nhưỡng sẽ không tôn trọng thỏa thuận nhân quyền'

Đặc sứ Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền Bắc Triều Tiên Robert King, một trong các diễn giả tại hội nghị về nhân quyền do Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tổ chức trong thủ đô Washington
Đặc sứ Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền Bắc Triều Tiên Robert King, một trong các diễn giả tại hội nghị về nhân quyền do Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược tổ chức trong thủ đô Washington
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

NSA xác định Bắc Triều Tiên đứng sau vụ tấn công Sony Pictures

Giám đốc NSA Michael Rogers nói rằng những nguy cơ trên mạng khác với những mối đe dọa ngoài đời thực vì chúng vượt ra ngoài ranh giới địa lý
23.02.2015
Sungwon Baik
Một nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên tuyên bố nước ông sẽ không tôn trọng các thỏa thuận quốc tế về nhân quyền nữa.
Nhân vật ngoại giao ở New York này, yêu cầu không nêu danh tính, nói với đài VOA, ban tiếng Triều Tiên, hôm Thứ sáu rằng các hiệp định về nhân quyền ở Bắc Triều Tiên đã “không còn giá trị”, ý ông muốn đề cập đến các hành động Bình Nhưỡng hứa sẽ thực hiện hồi năm ngoái.
Vào tháng 5 năm 2014, chính phủ Cộng sản này đã đồng ý xem xét một số khuyến nghị của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Các khuyến nghị Bắc Triều Tiên thảo thuận xem xét bao gồm lời kêu gọi phê chuẩn các Hiệp ước Nhân quyền Liên hiệp quốc. Sau đó Bình Nhưỡng đề nghị thảo luận về nhân quyền với Liên hiệp Âu châu.

Nhà ngoại giao này nói rằng Hoa Kỳ đang sử dụng vấn đề nhân quyền như cái cớ để phá đổ hệ thống xã hội và chính trị của Bắc Triều Tiên.
Các tuyên bố của nhà ngoại giao này nhằm đáp trả một hội nghị về vấn đề nhân quyền Bắc Triều Tiên diễn ra ở Washington trước đây trong tuần. Hội nghị do Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, một nhóm nghiên cứu tư, tổ chức trong thủ đô Washington, và các diễn giả trong đó có ông Robert King, Đặc sứ Hoa Kỳ về các vấn đề nhân quyền Bắc Triều Tiên, Trước đó, phó đại sứ tại Liên hiệp quốc của Bắc Triều Tiên ở New York cảnh báo rằng Bình Nhưỡng sẽ đáp ứng “rất mạnh”đối với hội nghị này.  
Đầu năm ngoái, một ban chuyên viên của Liên hiệp quốc đã cho công bố bản phúc trình chỉ trích các điều kiện nhân quyền ở Bắc Triều Tiên, cáo buộc nước này phạm tội ác chống nhân loại. Phúc trình dẫn đến việc Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua một nghị quyết cứng rắn nhất nhắm vào Bình Nhưỡng về hồ sơ nhân quyền. Nghị quyết, được Liên hiệp Âu châu vận động, yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc xem xét đưa vấn đề nhân quyền của Bắc Triều Tiên ra Tòa án Hình sự Quốc tế.
Gần đây, một số nước Âu châu, kể cả những nước có các quan hệ thân cận với Bình Nhưỡng tham gia lời kêu gọi Liên hiệp quốc. Một viên chức tại Tòa Đại sứ Czech ở Washington nói với ban tiếng Triều Tiên đài VOA trong tuần này rằng chính phủ đã nêu vấn đề nhân quyền với ông Kim Pyong Il, em cùng cha khác mẹ của cố lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Il. Ông Kim nhậm chức Đại sứ Bắc Triều Tiên ở nước Cộng Hòa Czech hồi tháng trước.
Tham tán Công sứ Jaroslav Zajicek tại Tòa Đại sứ của Cộng hòa Czech ở Washington nói, “Tôi có thể bảo đảm với quý vị rằng điều này (vấn đề nhân quyền Bắc Triều Tiên) đã được nói đến trong một số cuộc họp đầu tiên của ông ấy tại Bộ Ngoại giao,”
Ông Zajicek nói thêm rằng đại sứ Bắc Triều Tiên không muốn thảo luận các vấn đề nhân quyền và muốn thảo luận các vấn đề kinh tế hơn.

Bồi đắp đảo nhân tạo tại Trường Sa : Ba ý đồ của Trung Quốc
mediaCông trình bồi đắp bãi ngầm Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef) của Trung Quốc đang hoàn thiện. Nguồn : Chinatopix.com
 Bất chấp các tuyên bố mang tính trấn an của giới lãnh đạo, Trung Quốc vẫn tiếp tục kế hoạch khống chế Biển Đông mà chủ bài quan trọng vừa bị ảnh vệ tinh phương Tây lật ngửa : Thiết lập chuỗi đảo nhân tạo tại vùng quần đảo Trường Sa, làm căn cứ trú quân kiểm soát toàn vùng. Ngay sau khi chuyên san quốc phòng Jane’s Defense công bố loạt ảnh mới về các công trình xây dựng của Trung Quốc tại Trường Sa vào hôm 15/02/2015, giới chuyên gia quốc tế đã nhất loạt nêu bật các ý đồ bành trướng của Bắc Kinh.
Một cách cụ thể, với các công trình đang trên đường được hoàn thành tại nơi trước đây là bãi ngầm Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), Trung Quốc đã nâng thành 7 đơn vị, số đảo nhân tạo mà họ bồi đắp trên cơ sở các bãi đá hay rạn san hô mà họ đã cưỡng chiếm của Việt Nam hay Philippines.
Ngoài Đá Tư Nghĩa, Trung Quốc cũng đã bồi đắp, cải tạo và mở rộng các « đảo » như Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), Đá Ga Ven (Gaven Reef), Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Đá Châu Viên (Cuarteron Reef), Đá Én Đất (Eldad Reef) và Đá Vành khăn (Mischief Reef).
Căn cứ vào các thông tin mà Jane’s Defense tiết lộ, một nhà ngoại giao phương Tây đã phải công nhận rằng các công trình do Trung Quốc thực hiện mang quy mô to lớn hơn rất nhiều so với tưởng tượng trước đây, với hệ quả trước mắt là đối phó với các tham vọng của Trung Quốc « sẽ đặc biệt khó khăn » nếu đà này tiếp tục.
Câu hỏi mà nhiều người đặt ra Trung Quốc có thể sử dụng các đảo nhân tạo mà họ xây dựng trên Biển Đông vào mục đích gì ?
Dựa trên các công trình mà Bắc Kinh đã và đang cho xây dựng trên các đảo đó, ý đồ đầu tiên hết được cho là liên quan đến lãnh vực quân sự. Một chuyên gia phân tích đã không ngần ngại gọi mỗi đảo nhân tạo đó là một « tàu sân bay không thể đánh chìm ».
Đá Tư Nghĩa chẳng hạn, đã được thiết kế như một pháo đài, vừa có bãi đáp trực thăng, vừa có cầu tàu cho chiến hạm cập bến. Kiến trúc tương tự cũng được ghi nhận trên các đảo khác.
Chuyên gia phân tích của Jane’s Defense đã không ngần ngại gọi các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp là một chuỗi pháo đài giúp Bắc Kinh tăng cường năng lực khống chế toàn khu vực, cả trên không lẫn trên biển. Một chuyên gia phân tích tại Hồng Kông cho rằng các đảo nhân tạo sẽ cho phép Trung Quốc dễ dàng sử dụng đội trực thắng của họ, rất hữu dụng trong công việc săn tìm tầu ngầm.
Ngay cả khi không sử dụng các đảo nhân tạo này vào mục tiêu quân sự chính thống, Bắc Kinh cũng có thể dùng chúng làm chỗ dựa cho lực lượng tàu bán quân sự và tàu dân sự từng được Trung Quốc dùng làm phương tiện áp đặt chủ quyền trên Biển Đông.
Theo chuyên gia Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, đảo nhân tạo tại Biển Đông sẽ không chỉ là kho tiếp tế nhiên liệu cho các chiến hạm Trung Quốc, mà còn là một nơi cung cấp hậu cần và điểm dừng cho các tàu đánh cá hay tàu cảnh sát biển Trung Quốc.
Ý đồ thứ ba được các chuyên gia nghĩ đến là khả năng Trung Quốc sẽ cho tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông sau khi các cơ sở quân sự, đặc biệt là phi đạo và radar trên các đảo nhân tạo này được hoàn tất và đi vào hoạt động.
Một trong những yếu tố khiến Bắc Kinh cho đến nay còn ngần ngại trong việc thiết lập vùng phòng không trên Biển Đông, chính là vì họ chưa đủ thực lực để buộc nước khác tôn trọng vùng này khi cần thiết.

Ngoại trưởng Mỹ: Nga có thái độ ‘trắng trợn và bất chấp đạo lý’ ở Ukraine

Ngoại trưởng Anh Phillip Hammond (trái) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại 1 cuộc họp báo ở London, 21/2/2015.
Ngoại trưởng Anh Phillip Hammond (trái) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại 1 cuộc họp báo ở London, 21/2/2015.
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

Hình ảnh/Video

Video

Ukraine: Quân chính phủ rút khỏi thành phố Debaltseve (VOA60)

Video

Ukraine: Thỏa thuận ngừng bắn bị vi phạm (VOA60)

21.02.2015
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng cộng đồng quốc tế hiện thảo luận về các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga vì các vụ cướp đất ở Ukraine. 
Ông Kerry nói thêm rằng Nga đã có “hành động hết sức trắng trợn và bất chấp đạo lý” trong những ngày vừa qua. 
Phát biểu tại London trước khi hội đàm với Ngoại trưởng Anh Philip Hammond, ông Kerry cho biết Hoa Kỳ và các đồng minh không chấp nhận điều ông gọi là “thái độ không thể chấp nhận được” của Nga. 
Ông Kerry cũng nhắc tới việc Nga tìm cách tại Liên Hiệp Quốc, quy trách nhiệm cho chính quyền Ukraine đã gây ra tình trạng bất ổn ở miền đông Ukraine, trong khi tiếp tục điều ông Kerry gọi là hành động “cướp đất” tại vùng đó. 
Ông Kerry nói rằng trong thời đại hiện nay thì không thể giấu được chuyện Nga hỗ trợ các phần tử ly khai.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm qua cáo buộc Điện Kremlin dính líu trực tiếp trong những vụ người biểu tình chống Nga thiệt mạng vì bắn tỉa hồi năm ngoái tại Quảng trường Maidan ở Kiev.
Ông đưa ra cáo buộc này vào dịp kỷ niệm năm đầu tiên sau vụ sát hại, nói rằng cơ quan an ninh của Ukraine nắm giữ bằng chứng.
Bộ Ngoại giao Nga gọi cáo buộc này "nhảm nhí" và "điên rồ."
Quân ly khai và chính phủ Ukraine đã cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn, trong đó có việc phiến quân chiếm thành phố đầu mối đường sắt quan trọng Debaltseve trong tuần này.


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link