Cõi
về của một quan chức cấp Trung ương bị đầu độc
Ông Nguyễn Bá Thanh mạnh dạn phê bình sự yếu
kém cuả Đảng CSVN sau 25 năm
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Kông Kông (Danlambao) - Ông Nguyễn Bá Thanh đang ở cõi về, điều mà con người
không ai tránh khỏi. Nhưng hành trình về cõi của ông hoàn toàn không đơn giản.
Không đơn giản như một người bình thường, đã đành, nhưng cũng không đơn giản
như của một người yêu nước thương dân, cho dù có hàng ngàn người Đà Nẵng tiễn
đưa lần cuối. Một đám tang mà theo báo chí trong nước cho biết là lớn nhất ở Đà
Nẵng từ trước đến nay! [1]
“Lớn nhất” cũng chưa hẳn vì ông Nguyễn Bá
Thanh được yêu mến đến như thế, nhưng sự hiện diện của họ có thể cũng là một
cách bày tỏ thái độ với tình trạng chế độ tham nhũng vì đó là nguyên nhân chính
đưa đến cái chết của ông. Họ phẫn nộ về một ai đó đang đứng trong bóng tối ra
tay tàn độc. Ông là Trưởng ban Nội chính Trung ương đảng, có nhiệm vụ chống
tham nhũng, cho nên ai chủ trương hạ độc ông chắc không khó đoán lắm dù tên họ
cá nhân người ra tay thì phải chờ thời gian xác định. Vì thế con số hàng ngàn
người tiễn đưa nầy lại tiềm ẩn đầy bất trắc trong tương lai cho chế độ!
Ông Nguyễn Bá Thanh là cán bộ cấp Trung ương,
được đảng CSVN coi là một“đồng chí ưu tú”, “trung kiên”, “dám nói dám làm”,
“người có công lớn trong xây dựng, phát triển thành phố Đà Nẵng” và vô
số lời lẽ hoa mỹ sáo rỗng được xưng tụng trước quan tài. Cứ coi ông như là một
đảng viên mẫu mực! Vì thế Đà Nẵng trở thành một biểu tượng “thành công về mặt
cải tạo xã hội” của chế độ. Nhưng Đà Nẵng nhận được nhiều nguồn tài trợ từ nước
ngoài để xây dựng hạ tầng cơ sở với những điều kiện nào đó mà các thắng cảnh,
bãi biển, các nơi tốt đẹp nhất tại địa phương đều thuộc về quyền khai thác của
nước ngoài, cụ thể là các nhà thầu của Tàu cộng. Đến nỗi một họ Đạo lâu đời cả
trăm năm cũng bị xóa sổ! Hỏi có mấy ai biết rõ được chi tiết?
Họ Đạo Cồn Dầu đã có một bản sắc riêng của một
xóm Đạo truyền thống cũng bị cướp ngang! Phải dùng chữ cướp ngang, vì người dân
Cồn Dầu đã và đang sống yên bình giữa một xứ Đạo lâu đời thì mấy ai muốn bị di
dời (?) và họ đã sáng suốt kiên quyết không bị ông Bí thư thành phố Đà Nẵng mua
chuộc. Nhưng nghĩa trang của họ đã bị xóa, người xóm Đạo đã bị giết, còn người
cố bám lại thì phải căng bạt che mưa nắng trên căn nhà bị ủi sụp, bị hăm dọa
khủng bố ngày đêm. Có thể nói là tiếng gào thét kêu cứu vang đến tận trời xanh!
Nét đặc thù văn hóa trăm năm của Cồn Dầu bị
hủy diệt thì bản sắc văn hóa của dân tộc làm sao có thể tồn tại (?) điều mà báo
chí lề phải cũng mạnh mẽ lên án về tình trạng đang tha hóa của toàn xã hội.
Vì thế những quyết định của ông Nguyễn Bá
Thanh đã phản ảnh trung thực tính chất vô thần của cộng sản. Vật chất đẻ ra tôn
giáo. “Tôn giáo là thuốc phiện”.
Yếu tố Nhóm Lợi Ích cũng là một nguyên nhân
ông bị hạ độc thủ! Vì khi nhận chức Trưởng ban Nội chính Trung ương lo về bài
trừ tham nhũng đương nhiên ông Nguyễn Bá Thanh phải nắm trong tay mọi hồ sơ và
biết đường đi nước bước của các nhóm tham nhũng. Khi mới rời “vương quốc” Đà
Nẵng ra Hà Nội, ông đã bộc trực, đậm đặc chất Quảng Nam, qua câu nói ngắn gọn: “bắt
hết, hốt liền”, nên vây cánh Mafia Đỏ Hà Nội phải ra tay! Trùm Mafia Đỏ là
trùm của chế độ! Và, bên trên Trùm chế độ không ai khác hơn là Tàu cộng, vì họ
đã mai phục, mua chuộc và sai khiến nhóm chóp bu lãnh đạo CSVN phục vụ cho lợi
ích của họ nên 90% các dự án lớn của Việt Nam đều rơi vào tay các nhà thầu Tàu
cộng! Như vậy thì nguyên do ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc cũng không khó đoán.
Sự về cõi của ông Nguyễn Bá Thanh cũng chứng
minh sự bất lực trong vai trò Tổng Bí thư! Vì với cương vị Tổng Bí thư, ông
Nguyễn Phú Trọng muốn tìm cách hạn chế bớt tham nhũng trong nội bộ đảng nhưng
thế và lực của ông quá yếu trước cả một hệ thống tham nhũng dày đặc nên nhân
vật được ông trọng dụng mới trở thành nạn nhân! Mối căm hận nầy thì gia đình
ông Nguyễn Bá Thanh không bao giờ quên! Hãy nhìn vào ánh mắt của bà quả phụ
Nguyễn Bá Thanh lúc ông Nguyễn Phú Trọng trực tiếp chia buồn!
Nhìn lại toàn bộ sự kiện tang lễ của ông
Nguyễn Bá Thanh, ngoài phần nghi thức trang trọng có sự thăm viếng, chia buồn
của đủ các cấp trong đảng, từ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng đến Phó Thủ
tướng... thì lúc cử hành an táng tại nghĩa trang gia đình trái ngược hẳn! Phô
trương hình thức, thuộc về đảng. An phận, thuộc về gia đình. Câu chữ băng rôn
lúc an táng không hề thấy các chữ “đồng chí” hay “đảng” hoặc chức vụ của người
chết theo lẽ thường tình mà chỉ trơ trọi cái tên Nguyễn Bá Thanh, như một thường
dân, trong lòng người dân Đà Nẵng! Vì thế phải hiểu là có một khoảng cách rõ
rệt giữa đảng và người Đà Nẵng! Thử xem một số hình ảnh mà báo chí chính thống
đưa tin, từ ánh mắt của bà quả phụ Nguyễn Bá Thanh đến cung cách con cháu và
thân nhân đều có một sự lạnh lùng khó tả. Cử chỉ và từng động tác con trai ông
Nguyễn Bá Thanh cũng thế. Sự lạnh lùng nầy đã có từ lúc tin tức về ông Nguyễn
Bá Thanh lâm trọng bệnh bị rò rỉ ra ngoài cho đến tận lúc an táng tại nghĩa
trang. Mọi sự đều bao trùm trong bí mật!
Một xã hội tôn trọng luật pháp như Hoa Kỳ,
giai đoạn lúc Tổng thống Kennedy bị ám sát, thì gia đình Kennedy cũng bị rơi
vào tình trạng nguy hiểm không kém. Và sau đó là những cái chết. Còn Việt Nam
hiện tại, dưới một chế độ độc tài toàn trị, bất chấp luật pháp, thì sẽ ra sao?
Bây giờ liệu ông Nguyễn Bá Cảnh, con trai ông Nguyễn Bá Thanh và gia đình có
dám công bố sự thật là họ nghi ngờ ai đó là thủ phạm và nguyên nhân đưa đến cái
chết, cũng như bạch hóa mọi tư liệu về bệnh lý của ông Nguyễn Bá Thanh do các
bệnh viện cung cấp để yêu cầu được mở rộng điều tra?
Đó là lý do tại sao gia đình nạn nhân phải
hoàn toàn im tiếng từ đầu đến cuối, chịu giao độc quyền tuyên bố một số chi
tiết về cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh theo ý đồ của đảng, đấy không phải là
sự bất thường sao?
Đến câu viết trong sổ tang của ông Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng cũng không ổn! Ông viết “Đồng chí Nguyễn Bá Thanh” cộc
lốc mà không đi kèm theo chức vụ sau cùng của người chết là điều bất kính.
Nhưng phía dưới cùng lại ghi chức vụ của chính ông. “Thủ tướng CP” (CP
là chính phủ, bị viết tắt!) Tệ hơn nữa, còn viết sai tên người quá cố rồi sửa
lại! Đây là điều tối kỵ trong giao tế bình thường huống gì của một ông Thủ
tướng với tang gia?
Câu, chữ phân ưu của đương kiêm Thủ tướng là
như thế thì đã quá đủ để tự đặt câu hỏi và câu trả lời về cái chết của ông
Nguyễn Bá Thanh.
Mới nhất là một vài hình ảnh do báo Tiền Phong
online phổ biến hôm mồng Một Tết, dịp Ban Bí thư T.Ư Đoàn Thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh đến chúc Xuân tại tư gia cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, cho thấy
mặt thật đời sống xa hoa lộng lẫy của riêng họ chẳng khác gì Hoàng cung thời
phong kiến với Ngai vàng Điện ngọc. (Ghi chú ngày 21/2/2015: báo Tiền
Phong đã gỡ bỏ 3 tấm ảnh dẫn chứng Ngai vàng Điện ngọc tại tư dinh ông Nông Đức
Mạnh sau khi bị dư luận lên án mạnh mẽ) Như vậy thì những lời nói
trong dịp Tết Ất Mùi của đương kim Tổng Bí thư hay của Chủ tịch nước, kêu gọi “đẩy
mạnh công tác xây dựng Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị trong sạch vững
mạnh; đấu tranh mạnh mẽ ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan liêu và
sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng
viên, công chức” (Trích thư của ông Trương Tấn Sang) thực sự đều là
những lời dối trá đến bịp bợm! [2]
Ông Nguyễn Bá Thanh dẫu gì cũng đã về cõi, cầu
xin ông được yên nghỉ. Nhưng tên ông sẽ còn được nhắc đến nhiều vì cái chết của
ông gắn chặt với giặc tham nhũng của chế độ cộng sản Việt Nam, một đảng mà ông
hết lòng phục vụ. Cũng là đảng đã được Tàu cộng khai sinh, giáo dục và nuôi
dưỡng trong chiến lược Tầm Thực Việt Nam. Ông phải gánh phần trách
nhiệm việc phản bội đất nước và dân tộc dù bị gục ngã trước những âm mưu đen
tối nội bộ trong đó không thể không có bàn tay của Tàu cộng phương Bắc xâm
lược!
Nguyễn Bá Cảnh hỗ trợ em gái chuyển thông điệp "đời phụ
ba"
Bạn đọc
Danlambao -
Trong bài viết cho cha là Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Bá Cảnh đã đăng lại toàn bài
thơ (1) của em gái Nguyễn Hoài An. Một bài thơ dài rất nhưng Nguyễn Bá Cảnh đặc
biệt chỉ trích ra một câu duy nhất để bày tỏ với người cha về cảm nghĩ của mình
đối với em gái: “Đời phụ Ba nhưng Ba hưởng được lòng dân”.
Nguyễn Bá Cảnh đã viết: “Câu thơ “Đời phụ Ba nhưng
Ba hưởng được lòng dân” của
em An quả thật rất hay và ý
nghĩa phải không Ba? Chắc hẳn rằng ở cõi vĩnh hằng, Ba cũng cảm thấy ấm lòng với
những tình cảm trọn vẹn ấy.”(1)
Cảnh cũng đã viết về Nguyễn Hoài An khi giới
thiệu bài thơ như sau: “Còn với
bé An, phận làm anh mà con chưa lo cho em gái được gì nhiều. Nhưng con thật sự
thấy mừng vì em con đã ngày càng trưởng thành và sâu sắc. Đêm hôm
trước, con đã rất xúc động khi đọc những dòng thơ của em viết tặng cho Ba. Ba
hãy lắng nghe Ba nhé...”
Cũng xin được nhắc lại là vào đầu tháng 8,
2014, trước khi ông Nguyễn Bá Thanh sang Hoa Kỳ chữa bệnh, Nguyễn Bá Cảnh đã
được sắp xếp cho ngồi vào Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng. Nhìn lại chúng ta
có thể thấy rằng đây là một sự sắp xếp mang tính chiêu dụ gia đình phải phục
tùng ý muốn và mệnh lệnh của thế lực đen tối trong đảng.
Trong tình trạng bị khủng bố và có thể nguy
hiểm đến sự sống còn, những thông điệp ẩn ý gửi đến dư luận để soi vào màn đêm
của những âm mưu đen tối là những gì mà con cái của Nguyễn Bá Thanh có thể làm
được sau cái chết của ông Thanh.
Con gái Nguyễn Bá Thanh hé lộ cái chết của cha
Lê Nam Khoa
(Danlambao) -
Trong bài thơ viết cho cha, cô Nguyễn Hoài
An đã có những câu thơ mà qua đó người ta có thể hiểu được Nguyễn Bá Thanh -
cha của cô - đã bị đảng ám hại và ông ta đã chết trước ngày Thứ Sáu 13 tháng 2,
2015. Mặc dù đã có nhiều bài viết trên báo lề Dân với nhiều dữ kiện và phân
tích cho thấy ông Thanh chết không bình thường và ngày giờ chết không đúng như
tin của nhà nước đưa ra, nhưng những gì từ chính con gái của ông Thanh
- một người trong cuộc - sẽ có sức thuyết phục mạnh cho nghi án động trời này.
Nguyễn Bá Thanh chết
lúc nào?
Hoài An đã mở đầu bài thơ bằng 2 câu:
Còn mươi hôm là ngày
con sinh ra
Mà ba đi chưa kịp lời
tiễn biệt
Câu sau cho thấy lúc ông Thanh chết đã không
có một lời trăn trối với gia đình, con cái. Vậy lần cuối mà Hoài An còn nói
chuyện được với cha của cô là lúc nào? Không có một câu nào trong bài thơ cho
thấy ông Thanh nói chuyện với con gái lúc ông trở về lại Việt Nam và "điều
trị trong bệnh viện Đà Nẵng". Chỉ có những câu này, thời điểm từ mấy tháng
trước, lúc ông Nguyễn Bá Thanh còn điều trị bên Mỹ, và lúc đó "hy vọng
mong manh" lắm rồi:
Ba hãy ra đi thanh
thản nhé ba
Như lời ba nói với con
vài tháng trước
Ba nói rằng ba cũng
không nuối tiếc
Đà Nẵng chừ đẹp, hai
con cũng trưởng thành.
Lúc con khóc vì hy
vọng mong manh
Những chi tiết này làm cho chúng ta nhìn lại
thời điểm lúc chuyên cơ mang ông Thanh từ Mỹ về để thấy rõ hơn một điều: trong
khi bao nhiêu người dân được đăng tải là đi đón ông Thanh, nhiều cán bộ nói gặp
ông Thanh để có những câu "tau có chi mô" thì tuyệt nhiên không thấy
hình ảnh nào của gia đình ông Thanh đón ông. Một lời tuyên bố từ gia đình rằng
ông Thanh khỏe hay yếu cũng không có.
Đó là một điều bất thường.
Điều bất thường này chỉ có thể giải thích là
gia đình bị cô lập và đứng ngoài cuốn phim dàn dựng của đảng và gia đình đã
biết số phận của ông Thanh lúc đó ra sao.
Ai đã giết Nguyễn Bá
Thanh
Nếu ông Thanh chết vì
bị bệnh, chết tự nhiên - thuần túy là ung thư thì không thể nào có câu thơ này
từ Hoài Anh:
Dù đời phụ ba,
nhưng ba được hưởng
lòng dân.
(Tạm thời xin bạn đọc đừng bị dính vào câu "ba
được hưởng lòng dân" để chúng ta lạc vấn đề vào chuyện ông Thanh
có hưởng lòng dân hay không - đó là đề tài thảo luận khác. Tội ác của ông
Nguyễn Bá Thanh đối với giáo dân Cồn Dầu, ông ta đã dùng những công trình xây
dựng Đà Nẵng để rút tiền bỏ túi, tình trạng phố Tàu ở Đà Nẵng... nhiều người
biết rõ. Nhưng cùng lúc, với những tuyên truyền và những hình ảnh phồn thịnh
của Đà Nẵng, cộng thêm cá tính của ông Thanh, thực tế là cũng có nhiều người
yêu mến ông Thanh. Và một cô con gái làm thơ cho cha của mình, với tình cảm cha
con, đương nhiên sẽ theo hướng suy nghĩ "ba được hưởng lòng dân").
Trở lại vế đầu 4 chữ "dù đời
phụ ba". Tại sao là "đời"? Nếu "lòng
dân" / người dân trong vế sau đã ủng hộ ông Thanh thì họ chính là "đời"
rồi!? Vậy tại sao Hoài An lại mâu thuẫn giữa vế đầu là "đời
phụ" với vế sau là "hưởng lòng dân" trong
cùng một câu thơ?
Do đó trong câu này, hàm ý của Hoài An thì
"Đời" phải là một thực thể khác. Nếu vậy thực thể này là gì trong khi
theo nghĩa thông thường nó là con người, là dư luận, là người đời?
Chỉ còn một cách hiểu về chữ "đời" của
Hoài An: Đó là "đảng". Nó được hiểu theo nghĩa cha
của cô đã cống hiến cuộc đời của ông cho đảng, đời của ông là đảng. Và "đời phụ
ba" tức là "đảng phụ ba".
Tại sao Hoài An không thể viết thẳng ra là đảng?
Điều này dễ hiểu nếu chúng ta mường tượng ra tình trạng của gia đình Nguyễn Bá
Thanh như thế nào với giả thuyết ông ta bị giết và đảng đang phải giàn dựng một
cuốn phim lừa đảo và điều gì sẽ xảy ra cho gia đình nếu họ công bố thẳng thừng
những điều mà các thế lực đen tối đang muốn che giấu.
Tại sao là "phụ"?
Và ai "phụ" cha của Hoài An?
Trước hết phải là những người đã đưa Nguyễn Bá
Thanh vào vai trò Trưởng ban nội chính TƯ làm tên xung kích chống tham nhũng.
Kẻ đó là Nguyễn Phú Trọng. Khi Nguyễn Bá Thanh bị ám hại, Nguyễn Phú Trọng đã
tìm cách dìm xuồng mọi chuyện vì không muốn đàn em trong phe nhóm hoảng sợ và
xé rào.
Kế đó "phụ" cũng là phía giết Nguyễn
Bá Thanh. Cả 2 phe giết và phe che giấu cái chết dù đối nghịch nhau nhưng cộng
lại chính là đảng. Và đảng chính là "đời" của Nguyễn Bá Thanh. Cái
"đời" cộng sản này đã phụ ông Thanh bằng hành động hạ thủ tàn độc và
sau đó cũng không được chết như một cái chết bình thường.
Chỉ một câu thơ 10 chữ nằm lẫn trong những lời
ca tụng cha mình, Nguyễn Hoài An - người trong cuộc -
đã khéo léo gián tiếp cho dư luận biết từ đâu đã dẫn đến cái chết của Trưởng
ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh.
Quán Khóc
Danlambao - Trong bóng đêm độc tài, đằng sau bức màn tre đen tối của
bưng bít thông tin và tuyên truyền định hướng toàn diện, internet còn mấy chục
năm sau mới ra đời... lúc ấy Quán Khóc đã có mặt - Quán Khóc Hồ Chí
Minh:
Nhiều thập niên sau, trong thời đại tin học,
đứng từ vùng ánh sáng của internet, có những người nhìn những khuôn mặt mếu máo
mà dân Bắc Hàn dành cho "lãnh tụ kính yêu" của một
đất nước vẫn còn bao phủ trong màn đêm bưng bít và nhớ lại quán khóc một thời
trên đất nước. Nhớ lại để thấy hình ảnh của những thiếu nữ, những người đàn
ông, những em bé choàng khăn đỏ... là chân dung của họ ngày xưa dành cho "cha
già dân tộc". Hình ảnh của một Quán Khóc khác, không cùng thời đại
nhưng thức uống vẫn mặn chát như nhau - Quán Khóc Kim Jong-il:
Nhưng chợ trời internet và vùng ánh sáng của
thông tin vẫn không đóng cửa được những Quán Khóc. Vẫn còn đó những Quán Khóc dập
dìu kẻ bán người mua quay quần xung quanh cái bàn được làm bằng cỗ quan tài.
Trong những Quán Khóc ấy, bản nhạc ngày xưa tưởng đã chết vẫn được tiếp tục sập
xình nức nở:
...
Hỡi ơi, Ông mất! đất
trời có không?
Thương cha, thương mẹ,
thương chồng
Thương mình thương
một, thương Ông thương mười... (Tố
Hữu - Đời đời nhớ ông).
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment