Saturday, March 23, 2013

NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA TẠI PARIS TRƯỚC NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA VIỆC TỔ CHỨC LỄ HỘI CARNAVAL MÙA HÈ 2013


 

NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA TẠI PARIS TRƯỚC NHỮNG KHÓ KHĂN

CỦA VIỆC TỔ CHỨC LỄ HỘI CARNAVAL MÙA HÈ 2013

 *  ĐINH LÂM THANH *

 

Tôi cố gắng viết dài, chi tiết và chính xác về những chuyện lớn nhỏ đã xảy ra trong lần diễn hành lễ hội Carnaval 2012 của người Việt Quốc Gia tại Paris, để từ đó, hy vọng rút ra những điểm mạnh điểm yếu cũng như thuận lợi và trở ngại nhằm tìm một giải pháp thích hợp cho việc tổ chức sắp đến, nếu có, trong mùa hè năm 2013 nầy. Trước hết, xin tuần tự đi qua từng điểm một :

 

A. Những khó khăn của người Việt Quốc Gia tại  thủ đô Paris :

 

Môi trường sinh hoạt chính trị của người Việt Quốc Gia tại Paris nói riêng, cũng như tại Pháp nói chung, thường gặp nhiều trở ngại lớn trong việc tranh đấu chống Việt gian cộng sản. Chung quanh là kẻ thù và đồng bọn đang rình rập đánh phá, do đó, những sinh hoạt có tính cách công cộng tại đây không dễ dàng và thuận lợi như các thành phố lớn có người Việt tại Mỹ và Úc…Tình hình phức tạp nầy bắt nguồn từ lý do định cư của người Việt tại Pháp. Đây là yếu tố đầu tiên, đã không đồng nhất mà còn nghi kỵ chống đối và đánh phá nhau về nhiều mặt. Vậy thử phân loạicái gốc định cư’ hoặc ‘lý do chạy ra nước ngoài’ để xác định phần nào khuynh hướng chính trị của họ :

 

- định cư theo đoàn quân viễn chinh của Pháp sau 1954.

- thành phần giàu có và ‘con ông cháu cha’ du học trước năm 1975.

- tỵ nạn cộng sản sau ngày mất nước.

- tỵ nạn kinh tế dưới nhiều hình thức.

- lao động xã hội chủ nghĩa được gài ở lại.

- du học sinh của chế độ cộng sản.

- gia đình cộng sản tìm nơi dung thân.   

- đoàn tụ theo chương trình hôn nhân.

- thành phần trẻ sinh trưởng và lớn lên bên nầy.

 

Với chín thành phần có những môi trường, tuổi tác, trình độ văn hóa, nếp sống, khuynh hướng chính trị và công ăn việc làm khác biệt là một vấn đề khó khăn trong việc ngồi chung lại với nhau. Nhưng điều đau đớn nhất, ngay trong số những người bỏ nước ra đi vì không chấp nhận chế độ cộng sản, có lẽ tay đã dính chàm hay vì đồng tiền nên đã chống lại tập thể người Việt Quốc Gia. Tóm lại, nhìn chung về phương diện chính trị, có thể xếp số người Việt tại Pháp vào ba thành phần : chống cộng, theo cộng và vô cảm an phận.

 

- A1 : Chống cộng.

 

Gồm đa số những người đã bỏ nước ra đi sau năm 1975, nhưng trong đó, một ít đã quên thân phận người tỵ nạn, chống lại hoạt động tranh đấu của cộng đồng dưới nhiều hình thức. Không rõ tình trạng tại các thành phố lớn khác, ở tại Paris tuy có nhiều hội đoàn nhưng hoạt động riêng rẽ, dưới hình thức đảng chính trị, hội văn hóa, hội ái hữu hoặc hội đồng hương hơn là tích cực ngồi lại với nhau, góp sức vào công cuộc tranh đấu chung. Còn lại, người Việt Quốc Gia thường xuyên tích cực tranh đấu, tuy là số nhỏ, hưng họ vẫn duy trì tinh thần chống cộng triệt để dưới nhiều hình thức theo khả năng và phương tiện. Đây chính là cái gai lớn mà Việt gian cộng sản tại Paris muốn nhổ đi bất cứ với giá nào, vì chúng đã hoàn toàn thất bại âm mưu nhuộm đỏ Paris cũng như qua nhiều lần đấu trí với các hội đoàn quốc gia hợp tác với Văn Phòng Liên Lạc, như trường hợp chúng thuê trung tâm thương mãi Casino Paris 13 của Pháp để treo cờ đỏ, quảng cáo hàng hóa và thực phẩm cách đây không lâu. Có thể nói rằng, trong thời gian vừa qua, Văn Phòng Liên Lạc và các hội đoàn chống cộng tại Paris không phản ứng kịp thời thì người Việt Quốc Gia đã ăn một cái Tết dưới hoàn toàn màu đỏ mà bọn nằm vùng ngày đêm liên tục dán bích chương đầy đường trong khu vực 13, cũng như chúng ta phải du xuân dưới một bầu trời đầy cờ máu treo chung quanh các siêu thị Tàu và Chệt cộng.

 

Một điều cần ghi nhận, Việt gian cộng sản đã điên đầu nhiều lần vì cờ đỏ của chúng đã bị cờ Vàng đánh bật ra khỏi những nơi công cộng Paris, giờ đây cờ máu chỉ còn thấy trong phạm vi ngoại giao của chúng mà thôi. Thời gian sau nầy mỗi khi người Việt có dịp xuất hiện công khai trên các đường chính Thủ Đô thì chỉ còn độc nhất một màu Vàng Ba Sọc Đỏ (Diễn hành của Hội Nhảy Dù, các dịp tuần hành, xuống đường của người Việt cũng như với các cộng đồng bạn, lễ hội Carnaval năm 2012). Quan trọng hơn nữa, người Pháp ngày nay, khi đề cập đến Việt Nam, thì đối với họ, hình ảnh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là biểu tượng chính thức cho dân tộc Việt Nam Tự Do. Đây là điều làm cho cộng sản Hà Nội điên tiết lên vì Paris là đất dụng võ của chúng, mà cờ máu chỉ còn được treo lên trong phạm vi các hang ổ ngoại giao. Đây là trọng điểm mà Việt gian cộng sản đang chuẩn bị kế hoạch để đương đầu với chúng ta trong năm 2013, là năm mà Pháp dành riêng để vinh danh Việt Nam cộng sản nhân dịp kỳ niệm 40 năm ký kết hiệp định Paris (Versailles) ngưng bắn năm 1972. Năm 2013 cũng là dịp chúng sẽ đánh trả lại khối người Việt Quốc Gia tại đây, chắc chắn sẽ bằng buổi lễ Carnaval mùa Hè năm nầy như chúng đã đã ra sức can thiệp với chính quyền Pháp ngăn chận người Việt Quốc Gia đặt tượng Trần Văn Bá trước khu chợ Tăng Frère của mấy năm về trước.

 

- A2 : Theo cộng.

 

Không tính thành phần cộng sản chính cống cũng như những liên hệ gia đình của chúng được bảo vệ bởi hệ thống ngoại giao và hàng ngàn công an nhập lậu dưới nhiều hình thức khác, thì người Việt theo cộng vẫn là đại đa số. Thành phần nầy có mặt trên đất Pháp gồm có các thành phần như du học trước năm 1975, tỵ nạn kinh tế, du học sinh sau ngày mất nước cũng như số người được cộng sản cài lại sau khi Đông-Âu đổi đời, và cuối cùng là toàn bộ gia đình cộng sản di dân tìm nơi an thân cũng như một số người chạy theo cái bánh vẽ của Hà Nội. Các thành phần nầy núp bóng trong các hội đoàn như Hòa Giải Hòa Hợp, Ái Hữu (Không Làm Chính Trị), Ái hữu Văn Hóa Việt-Pháp, Hội Văn Nghệ, Hội Người Việt Tại Pháp, Hội Sinh Viên, Hội Người Yêu Nước, Hội Việt Kiều Trí thức…do cơ quan ngoại giao việt cộng giật dây điều khiển.

 

- A3 : Vô cảm và an phận :

 

Những người mà tôi cho rằng vô cảm là thành phần mất gốc, no cơm rững mỡ nên đã quên hẳn quá khứ đau thương và tình đồng bào ruột thịt đang sống dưới gông cùm công sản tại quê nhà. Đối với hạng người nầy, quê hương Việt Nam bây giờ chỉ còn là một nơi để đi du lịch, du dâm và du hí rẻ tiền. Họ thuộc đại đa số nằm trong các nhóm định cư năm 1954, du học trước 1975, qua Pháp theo diện hôn nhân, và buồn nhất, phải nói đến là những người trước kia đã từng cầm súng phục vụ dưới cờ chính nghĩa Quốc Gia. Nếu làm một bài tính thì chúng ta sẽ thấy số người còn nhiệt tâm góp mặt trong các sinh hoạt tranh đấu chống tập đoàn cai trị Hà Nội tại Paris, tỷ số giỏi lắm là một phần năm trăm (1/500) so với 3 thành phần cộng sản, vô cảm và an phận tại đây. Đó là cái can đảm và nỗi cô đơn của người đứng trong hàng ngũ chống cộng tại Paris mà chúng ta phải nhìn nhận và vinh danh họ.  

 

B. Lướt qua về lễ hội carnaval mùa hè năm 2012.

 

Năm 2012, lần đầu tiên người Việt Quốc Gia tham gia lễ hội Carnaval mùa hè tại Paris, tôi viết lại theo những gì ghi nhận qua ống kính, video cũng như con số cung cấp từ ban tổ chức. Chính quyền Paris cho phép mỗi đoàn tham dự tối đa dưới 100, nhưng Việt Nam có 125 người tham gia góp mặt từ trong những hội văn hóa, hội ái hữu, các đoàn thể, cộng đoàn tại Paris cũng như các vùng phụ cận. Kết quả đoàn Việt Nam Quốc Gia có đông người tham gia nhất, tương đương với đoàn áo đỏ của người Tàu. Trên nguyên tắc, chính quyền Paris cấm cờ quốc gia xuất hiện trong các đoàn diễn hành nhưng ban tổ chức vẫn cố tạo bất ngờ vào phút chót bằng một số cờ Vàng Ba Sọc Đỏ cầm tay đi theo trong đoàn cũng như cho người xem hai bên lề đường. Ngoài ra, biểu tượng màu Vàng Sọc Đỏ được tổ chức và chuẩn bị chu đáo từ trước, khi khởi hành mọi người đồng loạt đeo lên trên cánh tay. Điều nầy đã nói lên quyết tâm biểu dương hình ảnh Cờ Quốc Gia mặc dù trước đó có nhiều hăm dọa sẽ cấm đoàn Việt Nam tham gia nếu không tuân hành. Một điều quan trọng cần ghi nhận, không có bóng dáng một lá cờ máu nào được trưng lên ngay trong đoàn biểu diễn cũng như ngoài phía người đi xem, và, không có tên cộng sản nào ngồi trên khán đài đặt tại ba vị trí theo suốt lộ trình buổi lễ.

 

B1 : Dư luận : Sau ngày lễ hội năm 2012

 

Đề cập đến vấn đề dư luận của những người ở Paris, xin ghi ra đây hai chiều hướng :

 

- Ủng hộ : Đại đa số cho rằng người Việt Quốc Gia đã thành công, vì từ trước đến nay đây là lần đầu người Việt Quốc Gia tham dự Carnaval với màu sắc dân tộc. Đây cũng là cơ hội để giới thiệu với địa phương và Quốc tế sự hiện diện của cộng đồng người Việt Tỵ Nạn tại Pháp trên các đại lộ chính của thủ đô Paris tiếp theo sau các lần diễn hành của Hội Cựu Nhảy Dù Việt Nam tại đại lộ Champs Élysée.

 

- Chống đối của thành phần ở Paris : Một vài người chống đối tại Paris đã phổ biến trên net ngay sau lễ hội rằng :

 

a. Một đám người Việt múa may quay cuồng cho tên đại sứ ngồi trên khán đài thưởng ngoạn ! Sao gọi là múa may quay cuồng ? Đây là danh từ của những người đánh phá hạ cấp, thiếu giáo dục khi đem hình ảnh những người diễn hành trang nghiêm trong vai hai Bà Trưng Triệu, những người mặc quốc phục, các hình ảnh múa nón, múa quạt, múa kiến, một số người Pháp biểu diễn Võ Thuật Việt Nam, các bà biểu diễn các loại đàn cổ nhạc, ăn mặc theo phong tục lễ cưới Việt Nam ra để bôi bác gọi là múa may quay cuồng ? Có phải đây là lối hành văn của người thiếu văn hóa hay là nọc độc của thành phần nằm vùng ăn tiền đánh phá ? Với 235 bức hình tôi chụp tại chỗ, (trong đó của phái đoàn Việt Nam chừng trên dưới 100 tấm), tôi xác nhận cho nhóm người đánh phá rằng, không có tên cộng sản nào ngồi trên khán đài ngày hôm đó.

 

b. Trong đoàn diễn hành có thành phần cộng sản do Việt Nam gởi qua tham dự. Tôi cũng phóng lớn các hình chụp để xem và đã hỏi qua nhiều người. Có ai trong hình là thành phần cộng sản do Việt Nam gởi qua ? Nhìn thật kỷ thì cũng quanh đi quẩn lại cũng những khuôn mặt quen thuộc trong cộng đồng, tuy có người không hoặc ít sinh hoạt thường xuyên trong các hoạt động chính trị. Nhưng không phải vì thế để ghép họ thành cộng sản. Nếu có những khuôn mặt của vài bạn trẻ, thì họ cũng là con cháu của những gia đình bên nầy, hoặc (ví dụ) nếu có người lạ, thì cũng là thành phần có liên hệ với gia đình đang định cư tại Pháp sang nghỉ hè và có dịp tham dự. Nếu được vậy, đây là trường hợp đáng khích lệ hơn là nhắm mắt đội nón cối lên đầu người ta ! Tôi cũng hỏi ban tổ chức của Người Việt Quốc Gia, cho tôi biết ai là người cộng sản gởi qua để cùng đi trong đoàn chúng ta, nhưng được xác nhận một cách rõ ràng rằng không có ! Nếu vị nào khám phá ra thành phần cộng sản với đầy đủ hình ảnh chứng minh là việt cộng đã cài người vào thì xin cứ post hình ảnh lên các diễn đàn cho mọi người thấy. Bằng không, thì đừng ngậm máu phun người. Tôi đã theo và chụp hình cuộc diễn hành từ đầu đến cuối. Tổ chức đội hình của đoàn Việt Nam đẹp mắt, an ninh nội bộ làm việc đắc lực và hữu hiệu. Chính cá nhân tôi bị một đồng hương từ thành phố Troyes lên tham gia trong nhiệm vụ an ninh, có lẽ không biết mặt tôi, vì tôi không mang trên cánh tay băng vải ‘báo chí’ do ban tổ chức cấp tạm cho buổi lễ, nên nhân viên nầy đã theo dõi sát một bên canh chừng dù đã thấy hình và những hàng chữ trên thẻ Press tôi đang mang trước ngực.

 

c. Chống đối của một vài người ở xa : Đối với người ở tỉnh hay nước ngoài không hiểu hoàn cảnh, nội tình bên trong và cũng không nhìn kỷ hình ảnh qua các video mà chỉ nhắm mắt nghe theo thành phần phá hoại tại Paris rồi vội vã lên net đánh theo, thì đây là thái độ của những người chuyển tin thiếu kiến thức và vô trách nhiệm. Chính thành phần nầy đã góp tay đánh phá người Việt Quốc Gia và làm lợi cho kẻ thù là Việt gian cộng sản trên các hệ thống truyền thông.

 

B2 .Ưu, khuyết và những khó khăn bên trong của việc tổ chức Lễ Hội Carnaval 2012 :

 

Phải nói rằng không có một hành động tranh đấu chính trị nào cũng hoàn toàn thuận tiện và dễ dàng như những ai ngoài cuộc vẫn lầm tưởng, mà từ tổ chức đến những người đưa vai gánh vác đều phải sáng suốt, chịu đựng và chấp nhận mọi trở ngại để vượt qua những khó khăn. Nhìn chung, việc tham gia lễ hội Carnaval năm vừa qua thì những cái khó khăn và trở ngại đều quá tầm tay của những người đứng ra tổ chức : từ thời gian cũng như khả năng tài chánh để thực hiện xe hoa, may y phục, làm biểu ngữ, cờ…. Nhưng rồi cuối cùng cũng hoàn tất những gì đã đề ra. Đây là một vài ưu và khuyết điểm :

 

Ưu điểm trước tiên là tinh thần đoàn kết và hăng say làm việc của tất cả. Mọi người đều bắt tay vào việc, nhiều mạnh thường quân đóng góp tài chánh, và nhất là, các hội đoàn tham gia hăng hái thực hiện những phần trách nhiệm mà họ đã nhận với ban tổ chức để cho kịp thời gian. Kết quả, người Việt Quốc Gia tại Paris đã mang lại cho dân Paris cũng như du khách một ngạc nhiên lớn qua hình ảnh 125 người Việt Quốc Gia dầm mưa  suốt trên 3 tiếng đồng hồ để hoàn tất tốt đẹp cuộc diễn hành từ phút đầu cho đến cuối. (Mưa rất nặng hạt, tất cả mọi người đều ướt như bị nhúng nước)

 

Khuyết điểm, dàn âm thanh không đủ sức để phát các bài hát hoặc giải thích cho khách nghe về những hình ảnh mang tính cách văn hóa cổ truyền đang trình diễn trên suốt đoạn đường mấy cây số của thủ đô Paris. Tiếp theo là chúng ta thiếu dàn trống cần thiết cho lễ hội Carnaval (đoàn Việt Nam chỉ có một trống lớn so với hàng chục cái của các đoàn Nam Mỹ và Phi Châu), dàn kèn cần thiết để hoạt náo gây chú ý người xem như tất cả các đoàn khác. Tàu diễn hành với gần một trăm kèn đồng ! Và khuyết điểm cuối cùng là một chuyện đáng tiếc, khi người quay phim đưa lên youtupe, lên net cho mọi người xem, trong đó có vài giây chiếu về một hình ảnh ngoài lề, tuy không quan trọng, nhưng thiếu một chút trang nghiêm. Nếu người quay phim chịu cắt bớt đoạn nầy trước khi phổ biến thì sẽ giảm được một yếu tố nhỏ để những người chỉ trích dựa vào đây đánh phá.  

 

B3 : Những điều căng thẳng bên trong :

 

Được chấp thuận tham gia lễ hội Carnaval trước một thời hạn quá ngắn, tuy vậy VPLL cũng như các hội đoàn đã họp với nhau nhiều lần để tìm một giải pháp hòa đồng với nhau. Công việc không thông suốt như đa số người ngoài lầm tưởng mà thật gay cấn giữa hai ý kiến chung vây quanh vấn đề cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trong ngày lễ hội. Không thể tham dự nếu không có cờ, trong khi đó ban tổ chức của chính quyền Pháp ra lệnh rõ ràng sẽ cấm bất cứ cờ Quốc Gia nào xuất hiện trong dịp nầy. Đây chỉ là một vấn đề chính trị đối với Việt Nam qua can thiệp của cộng sản với thành phố Paris, vì thật sự đã có nhiều đoàn diễn hành với cờ của xứ họ từ những lần trước cũng như năm 2012.

 

Căng thẳng ngay từ lúc đầu là sự bất đồng nội bộ nhưng cuối cùng tất cả đều chọn một giải pháp là phải can đảm ra tay tổ chức dù không được chính thức dùng cờ Vàng lớn thì sẽ tìm mọi cách tung hình ảnh màu cờ Quốc Gia ra dưới những góc cạnh khác. Nếu quá khắt khe trong vấn đề nầy, không tham gia thì người Việt Quốc Gia tại Paris sẽ vuột mất cơ hội. Ông Phạm Văn Nghĩa (xem ở phần dưới) cho hay, nếu chúng ta không tổ chức thì Việt cộng sẽ nhảy vào thế chỗ. Vì điểm bất đồng nầy nên đã có vài vị đã rút ra vì sợ vướng vào bẫy của Việt cộng.

 

Khi đề cập đến hai lễ hội Carnaval mùa hè 2012 đã qua và 2013 sắp tới thì phải nói đến vai trò của Ông Phạm Văn Nghĩa, chính ông là đầu mối giúp VPLL có cơ hội tổ chức Carnaval 2012 cũng như chuẩn bị cho năm 2013. Ông Nghĩa đem đề nghị đến cho cộng đồng, đồng thời nhận lãnh vai trò trung gian giữa Văn Phòng Liên Lạc với ban tổ chứ lễ hội của thành phố Paris.

Tôi không biết ông Phạm Văn Nghĩa nhiều, chỉ gặp mặt vài lần trong các buổi họp củaVPLL để tổ chức lễ hội Carnaval. Nhiều người cho biết rằng Ông Nghĩa là một người du học trước đây, có nhiều liên hệ với chính quyền Pháp cũng như tòa đại sứ Việt cộng. Ông cũng là người được thành phố Paris tin cậy giao trách nhiệm tổ chức các lễ hội Carnaval của người Á Châu trong những năm về trước. Tôi cũng quan tâm về xu hướng chính trị của Ông Nghĩa, nhưng qua những lần tiếp xúc, tôi nghĩ rằng ông là người có lòng, vẫn còn cái gốc người Việt, và nhất là muốn đến để giúp cộng đồng người Việt Quốc Gia tham gia vào lễ hội mùa hè Carnaval hàng năm tổ chức tại Paris. Ẩn ý đàng sau của ông Nghĩa là gì đi nữa thì cũng không thể thuyết phục và qua mặt được toàn thể khối nguời Việt Quốc Gia tại Paris. Do đó tôi thấy không trở ngại khi nhờ ông Nghĩa làm trung gian với chính quyền Pháp vì chúng ta chưa có khả năng về vấn đề nầy. Theo tôi, việc trước mắt là điểm lợi cho cộng đồng, vì đây là cơ hội để người Việt Quốc Gia chúng ta công khai góp mặt với các cộng đồng khác xuống đường diễn hành, giới thiệu với người Pháp cũng như khách du lịch về nền văn hóa nhân bản cổ truyền của Việt Nam chúng ta. Vấn đề cờ bị cấm (tòa đại sứ Việt cộng can thiệp với chính quyền Pháp) trong khi diễn hành thì chúng ta cũng sẽ có phương cách khác để vinh danh cờ Vàng trước hàng chục ngàn người Pháp và du khách đi xem ngày đó. Và kết cuộc như quý vị đã thấy, hình ảnh màu vàng và băng vải cờ Quốc Gia được mang ở tay áo, quấn trên cổ cũng như trên dù đi mưa…bị cảnh sát can thiệp trước vài phút khỏi hành, nhưng rồi đâu cũng vào đó, hình ảnh cờ Vàng vẫn rõ ràng và đậm nét trong suốt thời gian diễn hành. Kết quả sau vụ nầy ông Phạm Văn Nghĩa bị thành phố Paris đạt giấy mời hỏi thăm sức khỏe vào ngày 15.3.2012. Trong lần họp kỳ trước ông Nghĩa cho biết, có thể thành phố Paris sẽ rút quyết định không cho phép ông tổ chức các cuộc diễn  hành Carnaval trong tương lai. Ngày 24.3.2013 sẽ có buổi họp hàng tháng, hy vọng ông Nghĩa cho VPLL biết quyết định của thành phố Paris.

 

Đến lượt Carnaval năm nầy (2013) Việt cộng sẽ can thiệp, tập thể người Việt Quốc Gia chắc chắn gặp khó khăn hoặc bị loại ra khỏi danh sách diễn hành vì kết quả và dư âm của cuộc diễn hành Carnaval năm vừa qua. Một khó khăn đang gặp phải nữa là, phu nhân ông Phạm Văn Nghĩa, trong dịp về Việt Nam ăn Tết, bà tỏ ra cảm động khi nghe tên Nguyễn Khóc Nhè bày tỏ tình cảm và ca ngợi cộng sản trong dịp họp mặt Việt kiều về thăm quê hương ! Đây là cơ hội để người ta phê bình và kết tội ông Nghĩa là cộng sản và lý do thầm kín bên trong là muốn ngăn chận khối người Việt Quốc Gia tổ chức lễ hội mùa Hè Carnaval vào tháng 7 năm 2013 nầy.  

 

C. Những trở ngại của Người Việt Quốc Gia tại Paris trong việc tổ chức lễ hội Carnaval 2013

 

 C1. Dự kiến những gì sẽ xảy ra trong năm 2013 qua vai trò đại sứ Việt gian cộng sản tại Paris :

 

Nhằm kỷ niệm 40 năm ngày ký hiệp định Paris năm 1972 về việc ngưng bắn tại Việt Nam, Pháp sẽ tổ chức 2013 là năm hợp tác với Việt Nam (VC). Do đó năm nầy sẽ có rất nhiều cơ hội để cho Việt gian cộng sản tổ chức đưa người từ trong nước qua biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, phô trương hoa hậu áo dài, vinh danh tưởng niệm già Hồ cũng như thành phần cộng sản và bọn nằm vùng. Lễ hội Carnaval là cơ hội lớn, thuận tiện để cộng sản phô trương ra quân. Dịp nầy đúng là lúc chúng sẽ tung cờ đỏ ra ngập đường phố và biễu dương lực lượng tối đa. Thành công của lễ hội Carnaval của người Việt Quốc Gia tại Paris năm vừa qua là một cái tát vào mặt bọn cộng sản thì chắc chắn năm nay, bọn chúng sẽ tận lực ra tay đánh chúng ta bằng cách xử dụng quyền ngoại giao để chính thức can thiệp với chính quyền Pháp ngăn chận cộng đồng người Việt Quốc gia tham gia lễ hội năm 2013.

 

C2. Công đồng người Việt Tự Do tại Paris đã dự trù giải pháp nào để đối phó ?

 

Hoàn cảnh của Pháp khác với Mỹ, Úc cũng như những quốc gia khác có người Việt Quốc Gia định cư. Paris thiếu thốn đủ mọi phương diện từ cơ sở vật chất đến khả năng tài chánh. Quan trọng hơn nữa, đâu cũng có kẻ thù, nhất là bọn ăn cơm quốc gia bưng bô việt cộng ngồi trong nhà rình rập bới lông tìm vết phá hoại, như vậy trước hết, chưa tổ chức nhưng đã gặp rất nhiều khó khăn từ nội bộ cho đến phía ngoài, nếu không can đảm và hy sinh thì rất khó vượt qua những trở ngại đang chờ sẵn.

 

C3. Chuẩn bị gì nếu được hay không có phép được tham dự lễ hội Carnaval mùa Hè năm 2013 ?

 

- Trường hợp thứ nhất : nếu chúng ta được ban tổ chức thành phố Paris cho phép tham gia lễ hội Carnaval với tư cách Cộng Đoàn người Việt tại Pháp độc lập (hay song song) với đoàn của Việt gian cộng sản (theo tôi, khó xảy ra) trong mùa hè năm 2013, thì chúng ta sẽ làm gì ? Tôi chờ ý kiến chung của toàn thể cộng đoàn do Văn Phòng Liên Lạc sẽ tổ chức họp trong cuối tháng nầy.

 

- Trường hợp thứ hai : chính quyền Paris đề nghị chúng ta diễn hành chung cùng đoàn với Việt gian cộng sản, tức là đi dưới sự điều động của Việt gian cộng sản hay dưới cờ đỏ, thì ý kiến của tôi là : Không bao giờ !  

 

- Trường hợp thứ ba : nếu Paris không cho phép người Việt Quốc Gia tham gia thì chúng ta phải có giải pháp nào ? Ý kiến của tôi là chúng ta không thể phản đối bằng hình thức biểu tình chống đối….mà sẽ tổ chức thành những đoàn người đi xem với một rừng cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Hành động nầy là một hình thức phản đối mà không ai có quyền cấm cản chúng ta được.

 

Trên đây là những ý kiến nhỏ gởi đến Anh Chị Em trong tập thể Người Việt Quốc Gia qua buổi họp lần tới ngày 24.3.2013. Nhân tiện đây xin mời những vị nào còn một chút tình đối với Quê Hương, Dân Tộc và Lý tuởng Tự Do, bỏ chút thời giờ đến họp mặt, với cùng chúng tôi thảo luận một vài phương cách tốt để tham gia tổ chức lễ hội Carnaval 2013, hoặc tìm cách đối phó trong trường hợp bị chính quyền Pháp từ chối.

 

Chúng tôi vinh dự và hân hạnh đón tiếp mọi người đến thảo luận đóng góp ý kiến. Nhưng nếu đến với mục đích chỉ trích vài ba câu, lên tiếng dạy đời xong rồi ra về …thì chúng tôi thấy không cần thiết !

 

Đinh Lâm Thanh

Paris, 21.3.2013

 

* Nguồn : Hội Văn Hóa Người Việt Tự Do – http://www.hvhnvtd.com

Trường Sa Dậy Sóng


 

 

Trường Sa Dậy Sóng

 

 Trần Khải

 

Bốn tàu của VNCH bị thiệt hại khi tham chiến. Ảnh: TL

Bốn tàu của VNCH bị thiệt hại khi tham chiến

 

Trung Quốc sẽ quậy thêm Trường Sa? Hay sẽ chuyển sức mạnh tập trung vào Biển Hoa Đông của Nhật Bản? Hay sẽ vừa lấn ép Việt Nam ở Biển Đông, vừa quấy rối đảo Senkaku của Nhật Bản?

Các nhà phân tích vẫn liên tục đặt ra các kịch bản, và hung hiểm vẫn không thể gạt bỏ.

Nhật báo Philippine Daily Inquirer hôm Thứ Năm 21-3-2013 cho biết một phái đoàn quân sự cấp cao Hoa Kỳ đã trấn an Philippines là Mỹ-Phi sẽ tăng cường tập trận quân sự trong khi TQ loan báo sẽ tập trận Hải Quân ở Biển Đông.

Báo Philippines nói rằng Thứ trưởng Ngoại Giao Albert del Rosario, người đã họp với Thứ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter, không bình luận về viêc TQ tập trận Hải quân, chỉ nói rằng ông chưa xác minh vị trí có phải TQ khi tập trận sẽ xâm phạm vùng Biển Tây Phi ở Trường Sa hay không.

Thông tấn Xinhua của TQ trước đó nói 4 tàu chiến TQ đã rời đảo Hải Nam để tập trận quanh Trường Sa.

Nhưng như thế, Hải Quân TQ có vào Biển Đông cuả VN tập trận hay không? Chúng ta chưa có thông tin chính xác, mà chỉ biết, theo Xinhua, 4 tàu chiến này là Jinggangshan, Lanzhou, Yulin và Hengshui đã xuất trận hôm 19-3-2013.

Xinhua nói tàu chiến Jinggangshan là tàu đổ bộ tối tân nhất của TQ.

Trong khi đó, báo Tuần Việt Nam trong một bài viết chuyển ngữ từ tờ Atimes, ghi lời Carly Thayer, một chuyên gia về Việt Nam của Đại học New South Wale ở Úc Châu, rằng “những việc như năm ngoái với sự tham gia của các tàu cá Trung Quốc và các vụ cắt cáp sẽ có nguy cơ tái diễn" đối với Việt Nam.

Tàu Trung Quốc sẽ cắt cáp tàu dầu Việt Nam lần nữa? Và khi trí thúức và thanh niên VN biểu tình phản đói, công an VN lại sẽ ngăn cản liên tục mãi?

Trong khi đó, bản tin VOA cho biết TQ lại quậy về mặt truyền thông. Đặc biệt là nguy hiểm vì Trung Quốc và Đài Loan lộ vẻ sẽ liên thủ để ép bức Việt Nam và Philippines.

Bản tin VOA cho biết:

“Chính quyền tỉnh Hải Nam của Trung Quốc cho biết trong năm nay họ sẽ thiết lập đài truyền hình vệ tinh Nam Hải và nhật báo Tam Sa, tên gọi của một đơn vị hành chánh mà Trung Quốc lập ra hồi năm ngoái để quản lý các quần đảo mà Việt Nam cũng tuyên bố có chủ quyền.

Bản tin hôm thứ hai của tờ Trung Quốc Nhật báo, ấn bản Anh ngữ, cho biết kênh truyền hình vệ tinh Nam Hải, vùng biển mà Việt Nam gọi là Biển Đông, sẽ đáp ứng nhu cầu của binh sĩ và dân chúng ở Tam Sa, với những tin tức về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở tỉnh Hải Nam.

Tờ Tam sa Nhật báo cũng sẽ được chính quyền Tam Sa lập ra để tường thuật những tiến bộ của thành phố trong các lãnh vực kiến thiết, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Cũng trong ngày thứ hai, tờ Hoàn cầu Thời báo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc cho đăng một bài viết về đề nghị xây dựng hải cảng và sân bay ở các hòn đảo có tranh chấp ở Biển Đông để phục vụ cho điều mà họ gọi là công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Bài báo trích lời ông Doãn Trác, Chủ nhiệm Uy ban Tư vấn Thông tin của Hải quân Trung Quốc, nói rằng Trung Quốc nên xây hải cảng và phi trường để thiết lập các căn cứ tìm kiếm cứu nạn ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei.

Ông Doãn nói thêm rằng Trung Quốc và Đài Loan có thể hợp tác trong các hoạt động tìm kiếm cứu nạn bằng cách mở cửa hải cảng và phi trường cho tàu bè và máy bay của nhau.

Khi loan tin về kênh truyền hình Biển Đông mà Trung Quốc định thành lập, báo Giáo dục Việt Nam cho biết Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động xây dựng trái phép cơ sở hạ tầng quân sự-dân sinh ngoài quần đảo Hoàng Sa (bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt năm 1974) và một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa (bị Trung Quốc chiếm năm 1988).

Bộ Ngoại giao Việt Nam trước đây cũng thường xuyên lên tiếng đả kích những hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông mà họ cho là xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam.

Một bản tin khác của VOA cũng cho biết, Việt Nam tìm được một đồng minh cùng lên tiếng cho Biển Đông: Miến Điện.

Bản tin VOA hôm Thứ Tư 20-3-3013 viết: “Việt Nam và Miến Điện nhất trí cần duy trì hòa bình, tự do hàng hải ở Biển Đông và rằng các tranh chấp nên được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.”

Trong khi đó, báo Kiến Thức từ Hà Nội trong bài viết tựa đề “Lý do công ty quốc phòng Nga đặt văn phòng tại Việt Nam?” đã hé lộ một số chi tiết, có vẻ như Nga sẽ giúp VN xây dựng kỹ nghệ đóng tàu.

Nhưng sẽ là đóng tàu chiến hay tàu dân sự? Còn các quả đấm thép Vinashin và Vinalines đâu rồi?

Bản tin báo Kiến Thức viết rằng Nga sẽ giúp VN xây dựng kỹ thuật hàng hải cả quân sự và dân sự:

“Tổ hợp Avrora (Nga) mở văn phòng đại diện Việt Nam ngoài lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự, còn quan tâm tới hợp tác doanh nghiệp đóng tàu dân sự.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ Nga, Tổ hợp công nghệ tàu biển Avrora (Rạng Đông) đang triển khai hợp tác với Bộ Quốc phòng Việt Nam trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật quốc phòng và an ninh. Tuần qua, tại Nha Trang (Khánh Hòa), Avrora đã khai trương văn phòng đại diện thứ hai của mình ở nước ngoài.”

Đặc biệt, công ty này sẽ giúp xây trung tâm huấn luyện kỹ thuật taù ngầm cho VN:

“- Vậy đâu là những phương hướng hoạt động chính của Tổ hợp Avrora tại Việt Nam?

Chúng tôi đã thiết kế xong dự án trung tâm huấn luyện thuỷ thủ tàu ngầm, thiết kế và sản xuất các phương tiện kỹ thuật để huấn luyện các thủy thủ, trong đó đáng kể là các mô hình mô phỏng hoạt động của tàu ngầm...”

Hẳn nhiên là, cụ thể là Trường Sa, và nói rộng là Biển Đông sẽ khó bình yên vậy. Hãy nhìn các chuyện cờ Tàu in trên sách học trẻ em VN là hiểu.

 

Trung Quốc Trục Lợi Tại Venezuela


 

 

 

Trung Quốc Trục Lợi Tại Venezuela

 

Nguyễn Xuân Nghĩa & Thanh Quang RFA

 

Cần xét lại những món nợ đáng tởm tại Venezuela và Việt Nam

Sau khi Tổng thống Hugo Chávez tạ thế hôm mùng năm vừa qua, ngày 14 tháng tới, Venezuela sẽ bầu Tổng thống và lãnh đạo mới phải đối mặt với rất nhiều khó khăn kinh tế. Nhân dịp này người ta mới chú ý đến vai trò của Trung Quốc với khoảng 40 tỷ đô la tín dụng và rất nhiều dự án cho một quốc gia nổi tiếng về các vụ vỡ nợ lịch sử. Qua phần trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa do Thanh Quang thực hiện, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về những động lực và rủi ro đằng sau sự bành trướng kinh tế của Trung Quốc vào xứ Venezuela.

Thanh Quang: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, sau 14 năm cầm quyền của Tổng thống Hugo Chávez, xứ Venezuela có thể sẽ qua một bước ngoặt sau khi ông Chávez tạ thế. Sở dĩ quốc tế nói đến bước ngoặt vì xứ này đang gặp nhiều bài toán kinh tế xuất phát từ chính sách lãnh đạo của ông Chávez, như lạm phát, khan hiếm thực phẩm và tình trạng suy sụp của hạ tầng vận chuyển và tiện ích công cộng trong khi tham nhũng, buôn lậu và tội ác của xã hội đen vẫn lan rộng.

- Tuy nhiên, người ta còn để ý đến một khía cạnh khác là Venezuela được Trung Quốc cho vay nhiều nhất trong các nước đang phát triển. Tại sao như vậy và tương lai các khoản nợ này ra sao là đề tài mà nhiều người muốn biết. Vì vậy, xin đề nghị ông tóm tắt bối cảnh vấn đề và phân tích các động lực của Trung Quốc khi tung tiền vào một quốc gia bất ổn như vậy.

Venezuela bất ổn

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta sẽ nói về chuyện bất ổn trước. Sau khi giành được nền độc lập từ Đế quốc Tây Ban Nha vào đầu thế kỷ 19, Venezuela có hai đặc sản là nạn độc tài và tài vỡ nợ. Trong phạm vi của chương trình kinh tế, ta hãy nói đến nạn vỡ nợ. Tính bình quân thì từ năm 1825 đến 1900, cứ 12 năm rưỡi lại vỡ nợ một lần. Trong ba chục gần đây thi đã bốn lần vỡ nợ, bình quân là bảy năm một lần, mới nhất là vào năm 2004. Tìm hiểu kỹ thì ta thấy ra một yếu tố là nạn hồ hởi sảng vì tài nguyên phong phú khiến giới đầu tư vay tiền và thổi lên bong bóng chẳng khác gì hiện tượng bể bọt trên ngọn sóng tại vùng biển Nam Mỹ nổi tiếng của Đế quốc Anh vào thế kỷ 18 mà người ta gọi là "South Sea Bubble".

- Qua thế kỷ 20, người ta lại hồ hởi nữa khi tìm ra dầu mỏ tại Venezuela từ năm 1922. Xứ này có trữ lượng khoảng 300 tỷ thùng dầu thô, đứng hàng thứ nhì thế giới, và trở thành cột trụ của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC mà cũng hoạn nạn vì nguồn tài nguyên đó.

- Nói vắn tắt thì vì ỷ vào dầu khí là nguồn thu chính, chế độ Chávez quốc hữu hóa khu vực năng lượng mà không phát triển các khu vực sản xuất khác nên kinh tế bị mất cân đối, phải nhập khẩu lương thực, bị lạm phát cao nhất thế giới mà công nghiệp dầu khí lại tụt hậu, mắc nợ vì chế độ bao cấp và lệ thuộc hơn vào Trung Quốc. Nói chung, Venezuela khó duy trì tình trạng này vì đã cạn tiền và thành phần nghèo khổ bắt đầu thất vọng. Đấy là một vấn đề rất đáng chú ý.

Ba mũi bành trướng của Trung Quốc

Thanh Quang: Chúng ta đi vào đề mục chính là sự lệ thuộc của Venezuela vào Trung Quốc. Thưa ông, diễn tiến của chuyện này là thế nào? Chẳng lẽ lãnh đạo Trung Quốc không học được bài học về nạn bể bọt đầu tư đã từng xảy ra tại Venezuela và nhiều xứ Nam Mỹ khác hay sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thật ra họ đã tiếp thu kinh nghiệm quốc tế và có bản lĩnh chứ không mơ hồ đâu. Chuyện này có đầy khúc mắc nên tôi xin từng bước giải thích.

- Về đại thể, Trung Quốc là một xứ đói ăn và khát dầu nên phải bảo đảm nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu và lương thực cho lâu dài, nếu không thì gặp loạn. Ưu tiên thứ hai là khi tiến hành việc đó, lãnh đạo xứ này quan tâm đến yêu cầu phát triển thế lực ngoại giao với các nước trên toàn cầu, bất kể tới bản chất của chế độ sở tại. Sở dĩ họ thi hành được là nhờ hệ thống tư bản nhà nước với sức huy động và phối hợp phương tiện mà các nền kinh tế tự do khó cạnh tranh nổi. Ta đã thấy khả năng huy động ấy qua bài Cộng Hoà "Dân Công" Trung Quốc cách nay hai tuần.

- Từ đó, Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng đến Á châu, Phi châu và Nam Mỹ qua hai mũi công là Ngân hàng Phát triển Quốc gia, được gọi tắt theo Anh ngữ là CDB, và doanh nghiệp nhà nước. Ngắn gọn thì ngân hàng CDB cho các nước có tài nguyên vay tiền để thực hiện các dự án do doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc tiến hành hầu bảo đảm nguồn tiếp vận tài nguyên và qua đó củng cố thế lực ngoại giao của Bắc Kinh với các nước đang phát triển, kể cả các nước độc tài, nhất là độc tài. Vài con số sau đây có thể cho thấy thế lực đó.

- Tính đến năm 2011, Ngân hàng Phát triển CDB có tài sản trị giá gần ngàn tỷ đô la, hơn gấp tám lần Ngân hàng Phát triển Á châu và gần gấp đôi Ngân hàng Thế giới. Nhờ đó, CDB cho vay ra gần chín ngàn tỷ đô la, gấp ba số tài trợ của hệ thống Ngân hàng Thế giới. Mà các tổ chức quốc tế còn quan tâm đến việc bảo vệ môi sinh và tình trạng lao động hay nhân quyền của các nước, chứ ngân hàng CDB của Trung Quốc thì không. Họ có đồng chí là các chế độ độc tài ở tại chỗ.

Trung Quốc là chủ nợ của Venezuela

Thanh Quang: Mấy con số này phải làm thính giả giật mình. Bây giờ ta mới nói đến cách tiếp cận của Bắc Kinh vào Venezuela. Thưa ông, các mũi nhọn của Trung Quốc đã vào đây như thế nào?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Bắc Kinh đã xây dựng quan hệ với chế độ Chávez tại Caracas từ lâu nhưng xâm nhập mạnh là từ năm 2008. Một phần ba các khoản tín dụng của ngân hàng CDB ra hải ngoại là trút vào Venezuela, nay lên tới hơn 40 tỷ đô la. Song song, doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc cũng được ngân hàng này cho vay để thực hiện các dự án gọi là "thuộc diện chính sách" của Bắc Kinh, trong đó nhiều dự án được hoàn thành tại xứ Venezuela. Nhờ tín dụng của ngân hàng CDB, Venezuela lại còn đầu tư ngược vào Trung Quốc làm người dân càng tin vào uy thế của ông Chávez trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa của ông ta.

- Năm 2007, sau khi quốc hữu hóa khu vực năng lượng và đuổi doanh nghiệp Âu Mỹ ra ngoài, ông Chavez tuyên bố rằng tài nguyên của Venezuela là tài sản của toàn dân. Nhưng thực chất thì tài nguyên này vẫn do nhà nước Trung Quốc thống nhất quản lý nhờ vai trò của ngân hàng và doanh nghiệp Trung Quốc. Đây là một điều mỉa mai mà truyền thông Venezuela hay quốc tế khó phanh phui vì ngần ấy nghiệp vụ là bí mật về an ninh của nhà nước Trung Quốc!

Thanh Quang: Ông nói đến chi tiết ly kỳ vì dường như ta đang thấy tái diễn chủ nghĩa thực dân kiểu mới, qua khẩu hiệu xây dựng xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Quốc. Nhưng trong nỗ lực này thì doanh nghiệp Trung Quốc có kiếm ra lời không và liệu có thể lại bị hiện tượng bể bọt đầu tư mà ông nhắc tới hồi nãy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng Bắc Kinh vẫn có thể nắm dao đằng chuôi. Trong quan hệ với các nước giàu tài nguyên, Trung Quốc nhấn mạnh đến khẩu hiệu "song doanh" theo lối nói "win-win" của giới kinh tế, nghĩa là đôi bên cùng có lợi. Thật ra, Bắc Kinh lời gấp đôi vì vừa nắm lấy nguồn cung cấp vừa tìm ra nhiều hợp đồng cho doanh nghiệp của mình.

- Venezuela đi vay mà trả bằng dầu, mỗi ngày phải có 430 ngàn thùng thì mới đủ. Nguồn dầu ấy lại do các tập đoàn dầu khí Trung Quốc như Sinopec hay CNPC khai thác để xuất khẩu ra ngoài. Một chi tiết ly kỳ là sự sai biệt giữa lượng dầu chở ra khỏi Venezuela để trả nợ so với số dầu nhập khẩu vào Trung Quốc, vốn là những số liệu được đôi bên giữ kín. Các chuyên gia quốc tế tìm mãi mới hiểu khúc mắc bên trong.

- Do đặc tính địa chất, dầu thô Venezuela thuộc loại "nặng" và "chua" chứ không "nhẹ" và "ngọt" như dầu của Á Rập Saudi, nên khó lọc thành xăng vì cần kỹ thuật khác mà Trung Quốc chưa có. Thứ hai, dù mua với giá rẻ thì việc chuyển vận từ Venezuela về Trung Quốc cũng thành tốn kém. Vì vậy, doanh nghiệp Trung Quốc lặng lẽ đem dầu Venezuela bán cho các xưởng lọc dầu châu Mỹ để kiếm lời ở giữa. Điều ấy mới giải thích vì sao thống kê của Hải quan về số dầu nhập vào Trung Quốc lại thấp hơn số dầu xuất khẩu từ Venezuela. Tức là nhờ Chávez, Trung Quốc trở thành một tay buôn dầu đáng kể trên các thị trường Bắc Mỹ!

Những Món Nợ Đáng Tởm

Thang Quang: Nếu như vậy thì liệu Trung Quốc có thắng lớn với chiến lược này hay không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ rằng họ lại bị rủi ro loại khác. Các dự án vĩ đại mà vô dụng như những thành phố ma đã được thực hiện tại Trung Quốc cho thấy nạn bong bóng địa ốc và núi nợ chất đống vì sự hoang tưởng, đấy là một rủi ro từ cái gốc, ở bên trong. Thứ hai, Venezuela đã có truyền thống bốc đồng vì dầu và nhờ dầu mà xây dựng chế độ chia chác quyền lợi nên mới gặp bất ổn chính trị. Đấy là một rủi ro thứ hai cho Trung Quốc, ở bên ngoài. Trường hợp ấy từng xảy ra tại các nước được Bắc Kinh viện trợ mà bị động loạn và nội chiến nên càng dễ xảy ra tại Venezuela. Thứ ba, người dân bản xứ chưa hẳn là đã tin vào thiện chí của Bắc Kinh và lề lối giao tế của các doanh nghiệp Trung Quốc. Nếu Venezuela thay đổi thì sẽ có ngày dân chúng xứ này nêu vấn đề về các "món nợ đáng tởm", là một điều mà chúng ta nên biết.

Thanh Quang: Chuyện các món nợ đáng tởm ấy là gì, ông có thể giải thích cho thính giả của chúng ta được không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trên thế giới đã có nhiều trường hợp mà quần chúng, phe đối lập hay chế độ mới đòi điều tra và hủy bỏ các món nợ do chế độ cũ đã cam kết với xứ khác. Người ta gọi đó là "món nợ đáng tởm" hay "odious debts"vì chế độ cũ nhân danh quốc gia đi vay nước khác để trục lợi riêng cho tay chân hay thân tộc rồi bắt người dân phải trả. Việc kiện tụng và hủy bỏ như vậy đã trở thành án lệ quốc tế hay tiền lệ về pháp lý. Gần đây là việc chính quyền Iraq đòi hủy các khoản nợ lên đến cả trăm tỷ đô la của chế độ Saddam Hussein ngày xưa khiến nhiều quốc gia đành phải xóa nợ, nghĩa là mất tiền.

- Tại Venezuela, chế độ do Hugo Chávez dựng lên đang phải thay đổi và dù có đắc cử tháng tới, Tổng thống xử lý hiện nay là ông Nicolás Maduro cũng không có thế mạnh như Chávez mà các nhóm bên trong chẳng còn nhất trí như trước. Trong khi ấy, phe đối lập cũng cố gắng xây dựng thành giải pháp thay thế và sẽ khai thác mọi kẽ hở trong các cam kết của Chávez với Trung Quốc để quần chúng thấy ra tính chất ghê tởm vì bất công của các món nợ cũ.

- Trường hợp ấy mà bùng nổ, ta sẽ thấy nhiều dự án với Trung Quốc được công khai hóa rồi người dân hiểu ra tính chất gọi là "song doanh", đôi bên cùng có lợi, là điều không hề có. Từ đó, nội tình bí mật bên trong càng bị phanh phui và Trung Quốc không chỉ mất tiền mà còn mất uy tín với thế giới và nhất là các nước đang phát triển đã từng được Bắc Kinh chiêu dụ.

- Về phần Việt Nam, hiển nhiên là người dân đã hoài nghi những cam kết của lãnh đạo ở Hà Nội với Bắc Kinh và đòi chính quyền giải trình các dự án với Trung Quốc. Nếu tìm cho kỹ thì người ta cũng có thể thấy ra nhiều "món nợ đáng tởm" đã được các luật gia quốc tế nói đến ở xứ khác.

Thanh Quang: Xin cảm tạ ông Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc trao đổi này và chắc rằng quý thính giả cũng nên suy ngẫm về ý kiến vừa được nêu ra.

 

KHI BẮC HÀN NỔI CƠN ĐIÊN ĐỂ SỐNG CÒN!



KHI BẮC HÀN NỔI CƠN ĐIÊN ĐỂ SỐNG CÒN! NGÔI SAO SÁNG CHAVEZ CHỐNG MỸ SẼ CÒN MÃI
HOA KỲ VẪN CÒN NGHĨ ĐẾN VNCH! Hà Nhân Văn









Đối với Việt Nam, ít nhất chính phủ Hoa Kỳ trong tháng này, gần kề 30-4-2013, có hai nghĩa cử đáng kể:


Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sàigòn, Mỹ gốc Việt, ông Lê Thành Ẩn và phái đoàn đến thăm nghĩa trang QLVNCH Biên Hòa, nay là Bình Dương, hôm 07-3-2013, thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ, nơi an táng 16,000 chiến binh thuộc các quân binh chủng. Trước đó 2 ngày, một Thứ trưởng Bộ ngoại giao CSVN đặc trách Việt kiều hải ngoại cũng đã dẫn thân đến thăm, làm tiền đạo mở đường cho Tổng lãnh sự Mỹ. Tin từ Sàigòn cho biết, tương đối sau hơn 30 năm bỏ phế, điêu tàn, nghĩa trang ngày nay đã được khai quang nhưng còn cần một thời gian khá dài để phục chế.

Nghĩa cử thứ hai, Bộ ngoại giao Mỹ chọn nữ chiến sĩ tự do Tạ Phong Tần để trao giải thưởng, "Những phụ nữ can đảm trên thế giới", trong một buổi lễ long trọng tại bộ ngoại giao Mỹ do Đệ nhất phu nhân Michelle Obama và Ngoại trưởng Kerry đồng chủ tọa. Sự kiện này nhiều ý nghĩa: Tạ Phong Tần là cựu đảng viên VNCS, bỏ đảng, cựu Trung úy công an CS tự thức tỉnh trở về với đại nghĩa dân tộc, dân chủ, nhân quyền.


Liệu rồi đây VNCS có dám trả tự do cho Tạ Phong Tần không? Liệu lãnh đạo VNCS có dám qua mặt Bắc Kinh nhượng bộ Mỹ không? Các nhà bình luận thời sự Mỹ - Việt đang chú mục vào điểm này. Khi lãnh đạo đảng CSVN cho một thứ trưởng bộ ngoại giao và phái đoàn đến thăm nghĩa trang liệt sĩ QĐVNCH thì rất có thể Hà Nội sẽ tiến xa hơn.

 Chắc hẳn lãnh đạo CSVN chưa đủ sức vỗ nợ Kerry đã dầy công bảo trợ CSVN hơn 20 năm qua từ khởi đầu vào lúc "sức cùng lực kiệt" rồi nay lại đang thụt lùi trở lại thời "lực kiệt sức cùng", vẫn chưa ngừng đấu đá nhau nội bộ.

Cựu Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, một lãnh chúa miền Trung, thăng lên Trưởng ban Nội chính TƯĐ (trên hàng bộ trưởng, thăng lương Phó Thủ tướng) - Nguyễn Bá Thanh đang "phùng mang trợn mắt" chống lại Nguyễn Tấn Dũng, phủ nhận cáo giác của Tổng thanh tra chính phủ, cho rằng Thủ tướng khiên cưỡng. Phản công lại, Phó TT chính phủ vừa ra quyết định chỉ có 22 dự án phát triển mà Đà Nẵng đã nuốt của công quỹ quốc gia 3,434 tỷ đồng (báo Pháp Luật số ra ngày 6-3-2013 tại Sàigòn). Đấu đá nhau càng ngày càng một mất một còn.


Các cựu cán bộ cao cấp của đảng CSVN đang ào ào nổi lên "đánh cả 3 phe Sang, Dũng, Trọng". Đại sứ lão thành Nguyễn Trung, cựu ủy viên TƯ Đảng, theo gương Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh, vừa lên tiếng quyết liệt yêu cầu "cả khóa Trung ương Đảng (Đại hội XI) hãy xin lỗi nhân dân, chịu án kỷ luật về nhà nghỉ hẳn, xin thôi chính trị vì đã phạm quá nhiều sai lầm tệ hại, không bị ra tòa án là may". Tất cả còn đợi Bắc Kinh.


Nguồn tin thông thạo từ Hà Nội sáng ngày 10-3 cho HNV biết rằng: Trong tình thế tương tranh đấu đá 3 phe mà cả 3 phe đều có "ân nghĩa" với Kerry và đang cần Kerry, có thể một số tù nhân cỡ Tạ Phong Tần sẽ được trả tự do sớm!

NÚI LỬA BẮC HÀN





Số báo kỳ trước, Hà Nhân Văn đặt tựa đề lớn "Bắc Hàn sẽ đổi thay, bỏ Tàu theo Mỹ?" Vậy mà tại sao Bắc Hàn càng lúc càng hiếu chiến hung hăng, dám dọa rằng, chẳng phải một Nam Hàn mà cả Hoa Thịnh Đốn, trái tim Hoa Kỳ, sẽ là biển lửa ăn bom nguyên tử của Bắc Hàn. Hoa Kỳ và thế giới đã quá quen tai với ngôn ngữ "đao to búa lớn" của Bắc Hàn xưa nay.

Lần này chàng trai trẻ Kim Jong-Un tiến xa rất nhiều, hủy bỏ hiệp ước đình chiến Nam - Bắc Hàn 1953, đóng cửa biên giới và Bàn Môn Điếm (vĩ tuyến 17), động binh, từ quân sĩ đến xe hỏa, xe tăng, pháo đều ngụy trang, cả nước trong tình trạng chiến tranh. Bình Nhưỡng làm náo động cả Nam - Bắc và Bắc Á. Hoa Kỳ phản ứng một cách nhẹ nhàng.


Đây là thông lệ, mỗi khi Nam Hàn có tân tổng thống thì Bắc Hàn đều ồn ào như thế. Ai cũng biết, chẳng qua Bắc Hàn chỉ đủ số uranium chế tạo vài ba quả bom nguyên tử. Quanh Bắc Hàn về phía Đông và Nam dầy đặc các giàn hỏa tiễn lá chắn của Hoa Kỳ, Nhật và Nam Hàn, chưa kể chiến tranh siêu khoa học. Hơn 10 năm trước, Bắc Hàn, kể cả Trung Cộng đã biết siêu chiến tranh của Mỹ như thế nào ở Iraq. Nhưng liều cứ liều, đây là bước đường cùng của Bắc Hàn.

BẮC HÀN CĂM HẬN AI?

Bình Nhưỡng căm hận ai nhất vào lúc này? Trước sau lại là Bắc Kinh, một bất ngờ, tự soạn thảo và đệ nạp HĐBA-LHQ nghị quyết trừng phạt Bắc Hàn "cứng rắn hơn so với các lần trước". HĐBA đã thông qua với đa số tuyệt đối. Bắc Hàn lồng lộn lên như con thú hoang bị trúng thương mà mũi lao cắm phập không ai khác hơn là đồng minh, đồng chí thân cận nhất. Trung Cộng có 4 cái nhất đối với Bắc Hàn: là nước cung cấp nhiều nhiên liệu nhất cho Bắc Hàn, đầu tư nhiều nhất ở Bắc Hàn, cho Bắc Hàn vay nhiều nhất với lãi suất nhẹ và ân hạn, viện trợ kinh tế và quân sự cho Bắc Hàn nhiều nhất.

Tại sao Bắc Kinh lại xoay tới 180 độ như vậy? Trước hết đó là vấn đề sĩ diện quốc thể. Đối với Tàu, xưa nay, sĩ diện và thể thống quốc gia vẫn là hàng đầu. Dân gian Việt Nam ví sĩ diện Tàu như loài cà cuống "chết đến lỗ trôn vẫn còn cay". Huống chi ngày nay đã lên đến hàng đệ nhị đại cường toàn cầu.


Bắc Kinh áp lực và hơn một lần yêu cầu Bình Nhưỡng không được thử bom nguyên tử, mấy ông lãnh tụ coi Bắc Kinh như số không, vẫn cứ ngoan cường hành động. Nay thì Bắc Kinh cho chú em út biết mặt ông Cả. Còn một khía cạnh sâu thẳm khác, số báo trước HNV đã trình bày nhân số chủ đề của báo Economist "Change in North Korea" (Feb. 9, 2013). Báo Economist đã biết rõ, hẳn Bắc Kinh phải biết tường tận hơn.

Qua sao được con mắt cú vọ tình báo Bắc Kinh! Bình Nhưỡng đã và đang đổi mới theo mô hình TC nhưng lại hướng về Miến Điện, định làm liều thêm một cú lớn về kinh tế để sinh tồn. Liệu chiến tranh Nam - Bắc Hàn có bộc phát không?

Chắc là chỉ dọa nhau chơi cho biết. Nhưng với một tập đoàn liều như Bình Nhưỡng thì bấm nút không phải là chuyện không thể xảy ra.

 Dù không xảy ra, với nghị quyết cấm vận Bắc Hàn lần này do chính Bắc Kinh soạn thảo và đệ nạp, Bắc Hàn chỉ còn một con đường qui hàng và tê liệt hẳn. Nhiên liệu kiếm ở đâu?

Thực phẩm nuôi dân kiếm ở đâu vào đúng mùa giáp hạt, vài triệu nông dân đã bắt đầu đói. LHQ sẽ thắt chặt, tăng cường bao vây mặt biển, đi và đến Bắc Hàn, chỉ còn mặt biên giới Đông và Bắc, chắc TC và Nga sẽ tuân hành LHQ. Không phải vì LHQ mà vì thế đại cường, anh Cả Bắc Kinh hy sinh chú em.

Mỹ, Nhật, kể cả Nga Sô và TC đã nhìn thấy rõ ý đồ của mấy tay lãnh tụ quân phiệt Bắc Hàn, cho nổ bom nguyên tử, xé bỏ hiệp ước ngưng chiến Nam Bắc 1953 để tạo thế mạnh trổi vượt, để mở một con đường mới, đồng thời dọa nạt nữ Tổng thống Nam Hàn đang trong giai đoạn chuyển tiếp chính trị. Nam Hàn đâu có vừa.


Quân đội Nam Hàn và Mỹ tập trận bắn đạn thật và bắn hỏa tiễn chùm hôm 15-2, và đầu tuần qua là trực tiếp cảnh cáo Bắc Hàn. Cùng thời phía Tây bán cầu, ngôi sao Tả phái chống Mỹ Chavez đã lặn, Cuba sẽ điêu đứng vì nhiên liệu và viện trợ đầy hào hiệp của Chavez. Anh liều Bắc Hàn sẽ còn tồn tại bao lâu nữa?

NGÔI SAO TẢ PHÁI NAM MỸ ĐÃ LẶN!





Như độc giả đã biết qua báo chí và truyền thông, Tổng thống Hugo Chavez, nước Venezuela đã qua đời vì bệnh ung thư phổi sau 14 năm cầm quyền theo hướng đi xã hội chủ nghĩa dân chủ Tân Tả (The New Left), cũng là 14 năm Chavez chống Mỹ kịch liệt, có cơ hội là chửi Mỹ, nguyền rủa Mỹ.


Trước đại hội đồng LHQ ở New York, TT Bush trẻ hiện diện hôm trước, hôm sau Chavez đăng đàn tố cáo Mỹ, nêu đích danh ông Bush trẻ mà Chavez gọi là "tên ma quỷ" (devil). Hiếm xảy ra sự chửi bới sỗ sàng nào như vậy trước một diễn đàn quốc tế như đại hội đồng LHQ.

Chavez cũng không tha ông Barack Obama, thường châm biếm, giá họa. Sau Fidel Castro, Hugo Chavez là người thứ 2 quán quân chửi Mỹ với những thậm từ nặng nề. Mỹ là kẻ thù không đội trời chung của Chavez, kể cả Cộng Hòa lẫn Dân Chủ. 

 Hẳn công luận Mỹ phải ngỡ ngàng, nếu không muốn nói kinh ngạc, hàng triệu dân Venezuela khóc thương, xếp hàng từ 3 giờ sáng dài 7 km để được nhìn thấy di hài người anh hùng của đất nước họ lần cuối. Hàng trăm ngàn người đổ xuống đường phố cùng rước quan tài Chavez từ quân y viện đến học viện sĩ quan nơi Chavez xuất thân là một Thiếu úy bộ binh rồi gia nhập nhảy dù lên đến Trung tá.

Chavez thường cáo buộc Hoa Kỳ từng âm mưu ám sát ông ta. Chavez xuất thân con nhà nghèo, từ khi còn là sinh viên sĩ quan ông đã ấp ủ những thần tượng như Fidel Castro, đại tá bạo chúa Gaddafi Libya, Mao Trạch Đông, nhất là trùm Tả phái CS Nam Mỹ, Ché Guevara, đồng chí số một của Fidel Castro (Ché Guevara bị CIA phục kích giết chết ở Nam Mỹ).

Khi lên cầm quyền năm 1999, Chavez không theo hướng quân phiệt mà đi hẳn về xã hội chủ nghĩa Tân Tả, vốn phát xuất từ Paris, Pháp quốc, vào năm 1948 do văn hào Jean Paul Sartre đề xướng.

Thế hệ sinh viên VN thập niên 1950, 60, 70 không mấy ai không biết phong trào Hiện sinh chủ nghĩa với cặp bài trùng Sartre vô thần và người vợ không bao giờ cưới Simon de Beauvoir cùng tiểu thuyết gia Pháp Francoise Sagan rất phổ biến ở VN như "Một nụ cười nào đó" (Un sourire certaine), "Trong một tháng, một năm" Dans un mois, dans un an). Jean Paul Sartre cũng như Tân Tả, gọi Mỹ là Đế quốc Tân thực dân (Néo-colonialisme), tạo được một phong trào văn học nghệ thuật vô thần "Thượng đế đã chết". Trong Công giáo ở Nam Mỹ thì nấp dưới các nhà thần học thiên Tả, đưa ra phong trào "Thần học giải phóng".

Cộng sản đã cướp được chính quyền ở Chile (1972) và ở Nicaragua. Thiên tài hành động và tư duy Ché Guevara bị giết, Tân Tả Nam Mỹ tàn lụi do thiếu lãnh đạo nhưng cũng đã dựng được các phong trào võ trang giải phóng ở một số nước như Colombia, láng giềng của Venezuela.

Đã hơn một lần chúng tôi trình bày về phong trào Tân Tả trên mục này. Xuất phát từ triết gia chủ nghĩa Hiện sinh J. Paul Sartre nên tự nó đầy không tưởng và ảo tưởng, chỉ có một mục tiêu chống Mỹ và Tân Thực dân là sống động, ảnh hưởng sâu đậm trong các phong trào phản chiến Mỹ và ở Âu châu.

 Sản phẩm cặn bã của nó ở VN tập trung qua các tiêu biểu như Trương Bá Cần (Linh mục Đỏ), Phan Khắc Từ, Chân Tín (báo Đối Diện, tờ báo gây tác hại không phải là nhỏ đối với miền Nam Tự do).

Cánh Tả phản chiến ở miền Nam VN xuất phát từ một số sinh viên thiên Tả du học ở Pháp và đại học Louvain Bỉ như Lý Chánh Trung v.v... Cánh Tân Tả VN thân hẳn CS và dùng cụm từ mới Tân Thực Dân để chống Mỹ và chiến tranh VN.

Về Tả phái Nam Mỹ, sau khi Ché Guevara chết, Fidel Castro trực tiếp lãnh đạo và mật vụ Liên Xô KGB tài trợ, không thành công vì bị CIA chặn đứng. Fidel Castro sai lầm nghiêm trọng khi đưa Cuba vào quỹ đạo Liên Xô vô thần, chống lại Giáo hội Công giáo, vốn là đa số chủ thể ở Nam Mỹ.

Tân Tả phái Âu châu (Pháp, Anh) không thích hợp với xã hội Nam Mỹ mà văn minh Thiên Chúa giáo là gốc rễ và là truyền thống Nam Mỹ. Thần học giải phóng bị Vatican lên án, bị đánh bật khỏi các đại chủng viện Công giáo Nam Mỹ.

Thế lực nhà thờ bao trùm Nam Mỹ. Tân Tả, xin lập lại, chỉ vang vọng trong cao trào chống "đế quốc tư bản Mỹ" (xem: Francois Bandy, "Jean Paul Sartre in the New Left, N.Y. 1971, pp. 51-83).
Giai cấp ở Nam Mỹ không phức tạp nhưng giàu nghèo quá cách biệt, một hố thẳm.

Thực ra, không có cái gọi là chủ nghĩa tư bản. Các-Mác dựng lên Tư bản chủ nghĩa qua bộ Tư bản luận mà mấy ai hiểu nổi nếu không có Lênin.

Nhưng rõ rệt thập niên 1960-70-80, Tư bản trở thành như là một chủ nghĩa, không lý thuyết, không giáo điều, chỉ có tiền và lời là trên hết, khai thác và khai thác bất cần công bằng, đạo lý, bác ái.

Bất hạnh tư bản lại gắn liền với Mỹ và chống Cộng, chia ra 3 khối rõ rệt: Tây phương đứng đầu là Mỹ, "Đông phương" mà Lênin - Stalin mạo nhận danh nghĩa và khối thứ III, Á Phi "phi liên kết". Tây phương tức Mỹ liên minh gắn bó với các chế độ độc tài và tham nhũng ở Nam Mỹ.

 Mặc nhiên tư bản và Mỹ trở thành đối tượng thù nghịch của đại đa số trí thức và nông dân thợ thuyền Nam Mỹ. Fidel Castro quán quân chửi Mỹ trở thành một "đại tài tử chính trị". Hugo Chavez lớn lên trong bối cảnh và tinh thần đó.

Bốn năm đầu cầm quyền, ông ta đi theo Fidel Castro chống lại Giáo Hội Công Giáo, đi hẳn vào cuộc tranh đấu giai cấp. Chavez thấm đòn, chàng đủ thông minh để hòa hoãn với giáo hội, chỉ hướng về dân nghèo, bỏ hẳn đấu tranh giai cấp nhưng chống Mỹ, chửi Mỹ vẫn là chủ đề ăn khách nhất. Qua nhiệm kỳ 3, ảnh hưởng từ anh em Fidel Castro "trở lại với Đức Tin Kitô", Chavez hướng hẳn về đạo, câu đầu môi vẫn là "Amen, lạy Chúa".

Chavez biến bác ái và công bằng Công giáo để dẫn đưa xã hội chủ nghĩa Tân Tả. Trong 14 năm cầm quyền, Chavez đã sử dụng 1000 tỷ đô la lợi tức dầu hỏa để cải thiện đời sống dân nghèo về y tế, giáo dục và dân sinh. Điều kiện căn bản là Chavez không duy vật vô thần, ông ta thanh liêm, trong sạch trong đời sống.

Hơn 30 nguyên thủ quốc gia hầu hết là Nam Mỹ đã đến dự tang lễ Chavez. Tạp chí Ngoại giao số mới nhất, với chủ đề lớn: Capitalism and Inequality - What's the Right and the Left wrong (chủ nghĩa tư bản và sự bất công - Cái gì Hữu phái và Tả phái sai?) bay Jerry Z. Miller, Giáo sư Sử học Đại học Công giáo Mỹ - CUA, vol. 92, no. 2, March & April 2013).

Tôi sẽ trình bày về Tư bản và Tả phái Chavez riêng một số.

Đám tang huy hoàng của Chavez với hàng triệu dân của ông và cả Nam Mỹ khóc thương ông, kính yêu ông. Đó là bài học rất lớn cho Hoa Kỳ để biết rõ rằng Tư bản chủ nghĩa là điều rất khó thương! Chính nó hơn một thế kỷ đã đồng tình với Cộng Sản.

Riêng VN, CS còn tồn tại đến nay do đâu? Do tư bản Nhật, do các ngân hàng quốc tế mà Ngân Hàng Phát Triển Á Châu dẫn đầu tức ADB. Tư bản phải đổi thay để CS như VN và Tàu phải sụp đổ hẳn. Không thì tư bản cũng sụp đổ!


 Chavez đang lên, dù ông phạm phải nhiều lỗi lầm về kinh tế. Giờ phút cuối đời Chavez còn tha thiết: "Cứu tôi! Cứu tôi!" "Tôi còn muốn sống". Tránh sao khỏi số trời! Nhưng ngôi sao Tả phái không phải là bạo chúa và tôn trọng tự do dân chủ vẫn còn mãi trong lòng dân của ông và cả Nam Mỹ.

 Ông chống Mỹ có lý do chính đáng của ông. Uncle Sam hãy trả lời câu hỏi mà báo The Economist đặt thành vấn đề: Các chủ nhân tư bản cướp đoạt của dân thọ thuế 20 ức (trillion) hay 20,000 tỷ đô là trốn thuế? (Economist, Feb. 10, 2013).



HÀ NHÂN VĂN


Chủ Chứa Ở Nga: Các Quan Chức Việt Ngậm Miệng Ăn Tiền



Thân chuyển >>>>>>>>>>>>>>
Lúa 9

 

Gesendet: 6:24 Donnerstag, 21.März 2013
Betreff: Chủ Chứa Ở Nga: Các Quan Chức Việt Ngậm Miệng Ăn Tiền

 


http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2620Nội tình của ổ buôn người ở Nga



Chủ Chứa Ở Nga: Các Quan Chức Việt Ngậm Miệng Ăn Tiền

Mạch Sống, ngày 20/03/2013

Một nguồn tin kín đáo bắt đầu hé lộ chứng cớ về hệ thống ô dù đã và tiếp tục bao che cho đường dây buôn người của Bà Nguyễn Thuý An, chủ ổ mãi dâm đã hoạt động bình chân như vại ở Nga trên 20 năm nay.

Bà ta là một chủ chứa thuần tuý mà còn là kẻ đứng đầu đường dây buôn người từ Việt Nam sang đến Nga. Bà ta đã lừa néo nhiều chục cô gái trẻ, từ Kiên Giang đến Thủ Đức, từ Sài Gòn ra đến Hà Nội, sang Nga lao động để rồi khống chế họ và dùng bạo lực ép họ phải làm gái mãi dâm.

Tiền bà ta thu được từ sự dày vò thân xác của các cô gái lên đến trên nửa triệu Mỹ kim mỗi năm. Bà ta lại dùng nó để cho các người Việt buôn bán nhỏ vay nặng lãi. Hàng ngày bà ta lái xe Mercedes đến khu “Chợ Liu” của người Việt, ở Trung Tâm Thương Mại Mátxcơva ,để thu tiền lãi. Bà ta dùng “phia” (tiếng lóng của từ mafia) để khủng bố các con nợ. Người gốc Nghệ An, bà ta đã tậu mua nhiều bất động sản ở trong nước, từ bắc vào nam.

Lẽ sống của người đàn bà có một không hai này là sẵn sàng tung tiền để mua ô dù bao che và cũng sẵn sàng trả thù nạn nhân nào dám tỏ thái độ bất hợp tác: “Ơn một trả mười. Thù một trả mười.”

Bà ta cho biết là nhờ nắm pháp luật trong tay nên mới dám làm “nghề” này và đã “làm rất lâu rồi, nắm được pháp luật rất rõ.”

Bà ta tuyên bố: “Chính vì như vậy làm không bao giờ ảnh hưởng đến mình cả… Đ.M. ảnh hưởng bây giờ tất cả liên quan đến Đ.M. con cháu người ta cả chứ không liên quan gì đến mình.”

Cẩn thận: Đoạn ghi âm các lời phát biểu của Bà Nguyễn Thuý An sau đây mang nhiều từ ngữ thô tục. http://youtu.be/tcTpr0I9Ygk

 

Bà ta ngang nhiên lộng hành vì đã tung tiền mua chuộc các người có “chức vụ rất là to” để che chở cho việc làm ăn của bà ta.

Theo tin của Đài Á Châu Tự Do, người chồng hờ  của bà chủ chứa mà cũng là “quản gia” của ổ mãi dâm là Ông Nguyễn Anh Huy có quen biết lớn ở Toà Đại Sứ Việt Nam ở Nga:  “Ông Tuấn Anh là anh của Ông Huy… còn vợ của Ông Tuấn Anh, làm ở bên đại diện cộng đồng người Việt Nam…, là cháu ruột của Ông Nguyễn Đông Triều.”

Trên thực tế, bà ta chỉ sử dụng người chồng hờ để thắt chặt quan hệ ô dù, chứ thường xuyên mắng nhiếc ông ta không tiếc lời: “Im đi… Mẹ nhà mày… Đ.M. mày, làm sao có loại đàn ông như thế, có trên đời này.”

Ông Nguyễn Đông Triều là Tham Tán Công Sứ Liên Bang Nga ở Toà Đại Sứ. Ông là người mà bốn nạn nhân trốn thoát được hồi đầu tháng 2 đã gọi đến để cầu cứu và chỉ ít lâu sau thì chính Bà An đã đưa Ông
“quản gia” Huy và một thành phần “phia” đến tận nơi ẩn náu mà chỉ có Ông Triều biết để bắt cả bốn cô về. Bà ta đánh đập và tra tấn bốn cô gái khốn khổ này không nương tay.

Điều bà ta không ngờ là trong thời gian ngắn ngủi trốn thoát được, các nạn nhân đã gọi về cho gia đình cầu cứu. Thân nhân của họ ở ngoại quốc lên tiếng mạnh mẽ và truyền thông ở hải ngoại, kể cả báo chí Mỹ, làm lớn chuyện.  Rồi các dân biểu Hoa Kỳ và Canada nhập cuộc và cảnh sát liên bang Nga tiến hành điều tra.

“Thật ra còn cái gì để nói nữa. Chuyện nó bét nhè như thế này rồi,” Bà An than thở với một người thân tín. “…liên quan đến rất là nhiều người… cả một đoàn người luôn… một đống người luôn.”

Bà ta cáo buộc các đài phát thanh, các tờ báo đăng tải tin tức về vụ giải cứu 15 cô gái Việt nạn nhân của bà ta là báo phản động:  “Báo …ở bên Mỹ làm là báo chống lại người Việt Nam… luôn luôn đi moi móc ba cái tin để phóng một thành mười” và “ở Việt Nam không bao giờ có những tờ báo này để mà đọc cả.”

Quả vậy, không một tờ báo nào ở Việt Nam chạy một mẩu tin nào về vụ buôn người có ô dù bao che lộ liễu này.

Bà ta chửi rủa các báo, các mạng này là đã gây xáo trộn trong “nhà” -- tức là nhà chứa – làm cho các nạn nhân xôn xao: “Bọn chó ấy ở trong nhà nó nghe nói chuyện báo báo chí chí mạng mạng là nó cứ loạn [lên] xin về.”

Nhưng rồi bà ta khoe là có ng ười bạn “rất là thân”, “chức vụ rất là to” trước đây công cán ở Nga, rồi về nước và bây giờ đã được cử sang Hoa Kỳ. Bà ta đang nhờ người này giải độc ở Hoa Kỳ và Canada.

Bà ta mô tả cách hoạt động ô dù này: “Phong bì cho người ta, phong bì theo kiểu kín đáo” và muốn “người ta ngậm miệng thì người ta phải ăn tiền.”

Cuối tuần đầu của tháng 3, chính phủ Việt Nam cử phái đoàn 20 công an Interpol từ Hà Nội gởi sang Nga để điều tra, do sự lên tiếng của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ -- và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thì phải trả lời ngày càng nhiều các vị dân cử liên bang đã lên tiếng.

Toà Đại Sứ Việt Nam ở Nga thết đãi phái đoàn công an Interpol hậu hĩ. Chưa kịp tiếp xúc và phỏng vấn một nạn nhân nào, họ đã nhanh chóng quay về nước với kết luận là không có gì để phải can thiệp.

 Bà An than thở là đã phải tốn 50 nghìn Mỹ kim cho việc khoản đãi phái đoàn này.

“Người ta nhận những cái khoản tiền quà cáp của mình lớn thì người ta có trách nhiệm. Nôm na là vậy”, bà ta kể lể. “Tiền nong bao nhiêu cũng phải giải quyết hết, để làm sao cho câu chuyện nó nhẹ đi đã.”

Đứng trước mối nguy cận kề sẽ bị bắt bởi cảnh sát liên bang Nga, kế hoạch của bà ta là mua chuộc giới chức ở Nga, ở Mỹ, ở Canada và ở Việt Nam: “Năm ba triệu không vấn đề gì cả… 5 triệu, 50 triệu không giá trị gì luôn… 500 triệu không giá trị gì luôn…”

Theo nguồn tin đáng tin cậy từ Nga, đầu tháng 3 cảnh sát liên bang Nga đã phá cửa sổ xông vào căn chung cư ở trên tầng lầu 16, nơi giam giữ các nạn nhân, nhưng chỉ thấy căn phòng trống rỗng với nhiều vali ngổn ngang. Trước đó mấy tiếng đồng hồ, Bà An đã được một cú điện thoại từ Toà Đại Sứ Việt Nam báo động nên kịp thời đưa tất cả các cô gái đi dấu ở một nơi khác.

Cũng theo nguồn tin này, lượng thông tin thu thập được về hoạt động chân rết của ổ buôn người của Bà An khá nhiều và đang được đãi lọc để tuần tự phổ biến để sao không ảnh hưởng đến cuộc giải cứu 10 nạn nhân mà tính mạng vẫn nằm trong tay của ổ buôn người và ô dù của chúng.

Nắm sẵn trong mình nhiều hộ chiếu giả của nhiều quốc gia, Bà An cho biết là đã sẵn kế hoạch cao chạy xa bay để làm ăn ở một thành phố khác, nước khác: “Tao không thiếu gì cách. Hết.”

Posted on Thursday, March 21 @ 00:47:16 EDT by ngochuynh

Friday, March 22, 2013

Sửa đổi hiến pháp và những động thái bất thường


 


Sửa đổi hiến pháp và những động thái bất thường


 

Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-03-20

 

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


Sua_doi_HP_va_nhung_dong_thai_bat_thuong_GM.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

14826_2734116169767_13750215_305.jpg

Giáo dân ký kiến nghị đòi hủy điều 4 hiến pháp 1992 tại nhà thờ Thái Hà.

Courtesy Huỳnh Ngọc Chên Blog

 

Cuộc lấy ý kiến góp ý cho dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 tiếp tục diễn ra. Có nhiều ý kiến và động thái cho thấy có những bất thường hiện nay.

Những con số


Sau khi Ủy ban Dự thảo Sửa đối Hiến pháp năm 1992 lên tiếng kêu gọi người dân góp ý và không có vùng cấm nào trong đợt góp ý hiện nay. Sau đó đã xuất hiện những bản kiến nghị được phổ biến công khai trên những mạng và qua các mạng xã hội nhiều người tham gia ký tên.

Nổi bật là bản kiến nghị góp ý sửa đổi dự thảo hiến pháp năm 1992 do 72 nhân sĩ, trí thức khởi xướng. Đại diện của nhóm này vào ngày 4 tháng 2 đã đến văn phòng Quốc hội phụ trách về vấn đề sửa đổi hiến pháp để chính thức gửi bản kiến nghị đó.

Cho đến thời điểm giữa tháng 3 con số người ký tên ủng hộ bản kiến nghị do 72 nhân sĩ, trí thức khởi xướng đó được cho biết đã đến con số 10 ngàn người.

Một bản kiến nghị khác đến lúc này cũng có số chữ ký ở mức chục ngàn người là bản nhận định và góp ý của Hội đồng Giám mục Việt Nam cho dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992. Văn bản này cũng được người đại diện của Hội đồng Giám Mục Việt Nam đích thân đến trao cho Ủy ban dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992.

Đến nay cũng có gần 8.000 ngàn người ký tên vào tuyên bố của nhóm Công dân mạng Tự do với những ý kiến mạnh mẽ không những đòi hỏi bãi bỏ điều 4 về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà cần phải tổ chức Hội nghị Lập hiến, thiết lập một Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam.

Phản kích từ chính quyền


Nhiều người cho biết bản dự thảo này do công an và hội đoàn địa phương đem đến tận nhà, yêu cầu người ta ký tên trước đi. Nếu không có thời gian thì từ từ đọc sau.
Ô. Trương Minh Đức

Trong một động thái được cho là khá hiếm hoi, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 đã có công văn trả lời cho nhóm 72 nhân sĩ, trí thức mà đại diện là cựu bộ trưởng Tư Pháp Nguyễn Đình Lộc. Tuy nhiên trả lời đó cho rằng những kiến nghị được đưa ra chưa đúng qui định của luật pháp Việt Nam.

Tiếp theo là lên tiếng của những vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và chính phủ đối với những kiến nghị của các tầng lớp người dân, nhất là đối với kiến nghị hủy bỏ điều 4 trong hiến pháp qui định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cô Phạm Thanh Nghiên, một cựu tù nhân lương tâm hiện bị quản chế tại Hải Phòng phát biểu về ý kiến của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, khi chỉ trích những người kiến nghị hủy bỏ điều 4 là suy thoái tư tưởng, đạo đức; cũng như những ý kiến phản hồi đối với phát biểu đó của ông Nguyễn Phú Trọng:

“Tôi và những người quan tâm đến tình hình Việt Nam đều còn nhớ lời của ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu với tư cách là tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Tôi cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng đang có mặc cảm, tự ti chính trị nên mới lên truyền hình để mà rêu rao, nói về sự lãnh đạo của Đảng… Nếu như ông không có mặc cảm tự ti chính trị, thì ông không nhất thiết phải nói như vậy. Đảng Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu, đã ly khai khỏi lợi ích quốc gia dân tộc.

kysuadoihp-250.jpg

Sinh viên công giáo ở giáo phận Vinh, ký kiến nghị đòi hủy điều 4 hiến pháp 1992. Courtesy Nuvuongcongly.

Lời của ông Nguyễn Phú Trọng ngay lập tức có rất nhiều lời phản biện. Chúng ta có thể thấy được rằng hiện nay và trong thời gian tới khi mà việc góp ý sửa đổi hiến pháp chưa chấm dứt thì cả hệ thống truyền thông của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ vẫn cứ vận hành. Gần như có sự đối lập giữa hệ thống truyền thông trong nước và những dân cư mạng, đặc biệt trên facebook và báo lề trái.”

Ngoài phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng, còn có ý kiến của chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, phó thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, liên quan chuyện kiến nghị phải xóa bỏ điều 4, phải phi chính trị hóa quân đội, phải có tam quyền phân lập… Hầu như ý kiến của những vị lãnh đạo Đảng và Nhà Nước đều bác bỏ các kiến nghị được nêu ra cho rằng có thế lực lợi dụng đợt góp ý sửa đổi dự thảo hiến pháp 1992 lần này để phá Đảng…

Hệ thống truyền thông chính thức của Nhà Nước vào cuộc với những tuyên truyền cho vai trò lãnh đạo của Đảng, công ơn của Đảng… Thậm chí như tờ Đại Đoàn Kết còn đăng bài cho rằng trong những người ký tên vào kiến nghị do 72 nhân sĩ, trí thức đưa ra có những chữ ký nông dân giả mạo…

Một biện pháp nữa được chính quyền tiến hành là lấy chữ ký của người dân về góp ý sửa đổi dự thảo hiến pháp 1992 từ cấp cơ sở xã phường. cán bộ tổ dân phố mang những tài liệu đến giao cho từng hộ và yêu cầu chủ hộ ký tên đồng ý với những điểm được in ra trong tài liệu đó.

Tôi cho rằng đâu là sự thật thì hãy trưng cầu ý dân và yêu cầu quốc tế giám sát, đó mới là minh bạch.
Ô. Trương Minh Đức

Ông Trương Minh Đức, một người ký tên không đồng ý với văn bản do công an đưa đến nói về cách làm tại địa phương của ông như sau:

“Về phía người dân, tôi được nhiều người cho biết bản dự thảo này do công an và hội đoàn địa phương đem đến tận nhà, yêu cầu người ta ký tên trước đi. Nếu không có thời gian thì từ từ đọc sau. Hôm qua tôi cũng đi một ‘đám’, người ta cũng than phiền là bị người ta mang đến và hối thúc ký, bảo cứ ký đi rồi đọc sau. Người dân nói sao ký liền được, vì 16 chương như thế mà đọc bao nhiêu ngày mới hết, người ta không hiểu. Nhưng cứ ép thôi thì cứ ký vào đi, để người ta còn làm nhiệm vụ. Nhiều người dân phản ảnh : vấn đề này là buộc người ta ký.”

“Gậy ông đập lưng ông”


Không phải chỉ riêng ông Trương Minh Đức, mà một số người khác cũng cùng ghi rõ ý kiến của họ không đồng ý với văn bản được đưa đến cho họ như thế.

Ông Hồ Ngọc Nhuận, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, hồi ngày 18 tháng 3 có bài viết đăng trên trang Bauxite Việt Nam tựa đề “Trò Trẻ con”. Theo ông Hồ Ngọc Nhuận thì có hai điều không nghiêm túc vì trong phiếu lấy ý kiến có ghi Ban chỉ đạo nhưng Ban chỉ đạo là ai thì không thấy. Thứ hai “Nội dung góp ý” có đến hai chữ “đồng ý”: đồng ý với toàn văn dự thảo và “đồng ý với những nội dung khác trong dự thảo”.

Ông Trương Minh Đức có ý kiến tiếp:

“Bây giờ cứ mỗi tối, trên kênh VTV người ta đả phá, họ cho rằng kiến nghị 72, hay một số người lợi dụng góp ý sửa đổi hiến pháp này là chống lại Đảng. Theo tôi trong vấn đề này, họ nói một vế của họ thôi. Nhưng bây giờ người dân Việt Nam có quyền đóng góp: thuận chiều cũng như trái chiều. Tôi cho rằng đâu là sự thật thì hãy trưng cầu ý dân và yêu cầu quốc tế giám sát. Đó mới là minh bạch, chứ bây giờ họ đưa một nhóm người hoặc vài ba người lên TV hằng đêm với hình thức đe dọa, yêu cầu người dân ký.”

Đối với nhiều người vấn đề sửa đổi hiến pháp là một việc làm hệ trọng của cả nước. Khi được kêu gọi lấy ý kiến, nhiều người nhất là các vị nhân sĩ, trí thức với trách nhiệm ‘quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách’ đã có những kiến nghị tâm huyết để có được một hiến pháp thật tốt. Trong khi đó cách làm của phía chính quyền thì theo nhiều người vẫn muốn duy trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mà trong thực tế suốt những năm qua đã bộc lộ rất nhiều khuyết điểm, gây hại cho nhiều người dân và cản trở sự phát triển của quốc gia trong thế giới ngày nay.

 

 

 

 

 

 

Tin, bài liên quan



 

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link