Friday, March 22, 2013

Huỳnh Ngọc Chênh là ai?


Date: Wed, 20 Mar 2013 03:01:06 -0700
Subject: [ChinhNghiaViet] Huỳnh Ngọc Chênh là ai?

 


 

 

Huỳnh Ngọc Chênh là ai?

 

-Bài 1-

 

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

 

 

Là một sinh viên đã từng hoạt động rất đắc lực trong “phong trào phản chiến”. Nhưng điều cần phải nói là suốt trong thời gian trước ngày 30/4/1975 Huỳnh Ngọc Chênh đã từng sát cánh, kề vai với Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Hữu Thái v…v… để hô hào “chống Mỹ,” chống chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, đòi Mỹ phải rút quân…

 

Và, trước khi viết tiếp, thì người viết tự thấy, cũng cần phải nhắc lại: Những giải thưởng đã từng được trao cho nhiều người, trong đó, có giải Nobel Hòa Bình, vốn là một giải cao quý theo như nguyện vọng ghi trong di chúc của Alfred Nobel. Giải Nobel Hòa Bình được trao “cho người đã có đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia, trong việc giải trừ hoặc hạn chế các lực lượng vũ trang và trong việc tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hòa bình”. Có nhiều người cho rằng Nobel đã lập ra giải thưởng này trong di chúc như một cách đền bù cho các loại chất nổ của ông đã phát minh vốn được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh như dynamite hay ballistite. Thực tế thì ngoại trừ ballistite, không một loại chất nổ nào của Nobel được sử dụng trong chiến tranh khi ông còn sống.

 

Giải Nobel Hòa bình được trao hàng năm vào ngày 10 tháng 12, ngày mất của Alfred Nobel tại thủ đô Oslo của Na Uy.

 

Thế nhưng, sau khi  Alfred Nobel mất, rồi sau đó, giải Nobel Hòa Bình đã “biến thể” để chỉ còn là một loại giải dành cho những “điều kiện - mặc cả”; như trước đây, người ta đã thấy Giải Nobel Hòa Bình đã được trao cho những người không hề mang lại một phút hòa bình nào cho chính dân tộc của họ. Trường hợp của Lê Đức Thọ, đã được trao giải, (mặc dù Lê ĐứcThọ không nhận) nhưng là một điển hình.

 

Như đã nói, cho đến ngày hôm nay, giải Nobel Hòa Bình đã “biến thể” để trở thành như thế, thì thử hỏi, những loại “giải thưởng” khác có còn chăng những ý nghĩa và giá trị như lúc ban đầu. Và cũng cần phải biết rằng: Đối với những người Việt Nam, đã được các tổ chức của ngoại quốc trao những giải khác nhau, là do sự “vận động” của các “tổ chức tranh đấu” của người Việt tại hải ngoại, chứ các “hội đồng trao giải” không biết gì về người được trao giải cả, trong đó, có Huỳnh Ngọc Chênh.

 

Vậy, đây là một Huỳnh Ngọc Chênh, bằng những dòng của chính Chênh đã viết, qua bài: “Bất An” và đã được các báo trong nước giới thiệu như sau:

 

“Huỳnh Ngọc Chênh (SN 1952) hiện sống tại Việt Nam, xuất thân là một giáo viên mãi đến 1992 ông mới vào nghề báo, từng là cựu Thư ký tòa soạn báo Đảng, Thanh Niên Chủ Nhật.

 

Trước 75, ngay khi sống trong thời chiến, tôi vẫn luôn cảm thấy an lành. Những năm chiến tranh ác liệt ấy, gia đình tôi tách ra làm hai. Ba tôi xuống thành phố, còn mẹ tôi vẫn ở lại quê bám trụ. Tôi đi đi về về cả hai nơi. Đêm ngủ ở quê, thường xuyên nghe tiếng đại bác nổ ven rìa làng do lính Mỹ bắn cầm canh từ phi trường Đà Nẵng. Thỉnh thoảng cũng có vài quả đại bác bay lạc vào nhà dân gây ra cảnh tang thương chết chóc thế nhưng không hiểu vì sao tôi vẫn không cảm thấy bất an”.

 

“Sinh năm 1952”, như vậy, cho đến ngày 30/4/1975, Huỳnh Ngọc Chênh 23 tuổi. Và chính ngày này, Huỳnh Ngọc Chênh đã cùng với Trịnh Công Sơn và Nguyễn Hữu Thái  “Chủ tịch Sinh viên Sài Gòn” và cũng là người đã từng đứng trong “Mặt trận Giải phóng miền Nam” là một trong những tổ chức ngoại vi của đảng Cộng sản Hà Nội, và thêm một số sinh viên “phản chiến” nữa. Tất cả đã lên Đài Phát Thanh Sài Gòn để cùng nhau hát bài: “Nối vòng tay lớn”, như một trích đoạn của Nguyễn Hữu Thái đã được BBC Tiếng Việt đăng tải vào lúc 14 h 14 GMT, ngày 19 tháng 5 năm 2005 như sau:

 

19 Tháng 5 - 2005 - Cập nhật 14h14 GMT

“Trích đoạn cuốn: Những điều chưa nói hết về 30-4-1975:

“Đó là một cuốn sách rất mỏng với nội dung liên quan cuộc chiến Việt Nam, chưa đầy 50 trang giấy.

 

Tác giả cuốn sách không phải là người ở phía bên kia, mà đã từng tham gia phong trào đấu tranh sinh viên ở Sài Gòn, ở lại Việt Nam cho đến năm 1990. Ông vẫn giữ quan hệ với người ở trong nước và thường viết bài cho các báo ở Việt Nam

 

Tuy vậy, khi gửi về Việt Nam để in, bản thảo chỉ nhận sự im lặng và theo tác giả, cuốn sách ‘hơi tế nhị và nhạy cảm trong giai đoạn này’ vì không đúng với một số văn bản chính thức trong nước.

 

Tác giả, ông Nguyễn Hữu Thái, nói với đài BBC rằng trong sách, ông mô tả lại từ góc độ nhân chứng về diễn biến của ngày 30-4-1975 ở Sài Gòn.

 

Ông nói với đài BBC rằng ông vẫn để dành bản thảo để chờ một ngày in trong nước vì đối tượng độc giả ông nhắm đến là người ở Việt Nam và vì trong thời chiến, ông là người có cảm tình và hoạt động trong phong trào cách mạng chứ không phải đứng ở bên ngoài.

 

“...Giáo sư Vũ Văn Mẫu phát biểu tiếp theo:

 

“Trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôi, giáo sư Vũ Văn Mẫu, thủ tướng, kêu gọi tất cả các tầng lớp đồng bào hãy vui vẻ chào mừng ngày hòa bình của dân tộc, và trở lại sinh hoạt bình thường. Nhân viên của các cơ quan hành chính quay trở về vị trí cũ dưới sự hướng dẫn của chính quyền cách mạng”.

 

Và cuối cùng là lời chấp nhận đầu hàng của chính ủy Bùi Văn Tùng:

 

“Chúng tôi đại diện lực lượng quân Giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố Thành phố Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của ông Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn”.

 

Và Thái tiếp tục nói: “…Quân Giải phóng đã tiến vào dinh Độc Lập và đã làm chủ hoàn toàn các điểm chốt quân sự cũng như dân sự của vùng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định…”

 

Phải chăng những khoảnh khắc, những tuyên bố đó đã chấn động lòng người, làm nước mắt trào ra từ nhiều đường rừng, mặt trận và cả ở miền Bắc nước ta. Người ta mừng rỡ, hồi hộp và lắng nghe từ xa.

 

Sáng 30/4, trong chiến khu miền Đông, nhà báo Đinh Phong không dám rời chiếc radio nhỏ đeo bên mình. Các anh em đã xuất quân hết vào sáng 29/4. Trước khi đi anh Hai Khuynh (Nguyễn Huy Khánh) trong ban biên tập báo Giải Phóng nói nhỏ với anh: “Phải bám chặt đất Sài Gòn suốt đêm ngày”. Gần trưa đài phát thanh Sài Gòn mất sóng. Anh nghĩ thầm: Chắc là có chuyện rồi. Hồi Tết Mậu Thân năm 1968, mình cũng chờ mãi như thế. Thì ra ta đã chiếm được đài phát thanh Sài Gòn rồi nhưng không vận hành được!

 

Gần trưa thì có tiếng rọt rẹt. Tất cả anh em đều bỏ ăn cơm ngồi bên chiếc radio chờ đợi. Bỗng có tiếng nói, giọng nam còn trẻ: “Chúng tôi là những người đại diện cho Ủy ban nhân dân cách mạng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định… Chúng tôi là giáo sư Huỳnh Văn Tòng và cựu chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn Nguyễn Hữu Thái…” Tiếp đó là lời đầu hàng của tướng Dương Văn Minh.

 

Cả cơ quan reo hò tung chén dĩa, mũ nón. Biết tôi là người theo dõi phong trào đô thị, anh em quây lại hỏi:

 

- Huỳnh Văn Tòng và Nguyễn Hữu Thái là ai?

 

Nhà báo Đinh Phong chỉ biết tên Nguyễn Hữu Thái qua phong trào học sinh sinh viên Sài Gòn, biết anh là chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn khóa 1963-64. Vì vậy, anh bèn nói với anh em:

 

- Nhất định đó là ‘người của ta’ rồi, người của ta chiếm đài phát thanh mới cho đọc lời đầu hàng của Dương Văn Minh…

 

Xong việc, hai chỉ huy bộ đội đưa đoàn tướng Minh về lại dinh Độc lập. Chính ủy Bùi Văn Tùng tuy đã thực hiện được một công tác cấp bách và cần thiết phát đi được lời đầu hàng của tướng Minh, nhưng ông vẫn bị cấp trên rầy rà cho đó là một việc làm mạo hiểm. Nếu có mệnh hệ nào cho tướng Minh thì rất khó ăn nói cho phía cách mạng đối với dư luận trong và ngoài nước.

 

Thái đích thân đứng ra điều hành buổi phát thanh ấy, đọc thêm bảng công bố của Cách mạng đối với vùng mới giải phóng, mượn của một chính trị viên.

 

Thái và Tòng cố tình xưng tên tuổi mình là nhắm tạo tâm lý trấn an nhân dân Sài Gòn. Gần đây, nhân dân phía Nam từng bị guồng máy tâm lý chiến của Mỹ và Sài Gòn ra rả tung tin thất thiệt, mô tã nào cảnh tắm máu khi bộ đội đến miền Trung làm dân Sài Gòn sợ điếng hồn. Mọi người thực sự đang kinh hoàng, chỉ mong tìm đường tháo chạy thoát thân với bất cứ giá nào! Hy vọng khi nghe được tên tuổi Thái, Tòng họ sẽ nghĩ: “À, nếu mấy tên tư sản kiểu như Tòng, Thái mà còn đó thì chắc cũng không đến nỗi nào!”. Về sau nghe nói có nhiều người lấy tàu chạy ra biển xa đã quay lại và bị bắt đi học tập hoặc bị giam giữ đã trách cứ Thái, Tòng lừa gạt họ!

 

Nhóm sinh viên chủ động tự biên tự diễn chương trình phát thanh, chủ yếu làm sao đưa ra được lời tuyên bố đầu hàng của tướng Minh, thông báo chính sách của chính quyền cách mạng lâm thời về vùng mới giải phóng và trấn an dư luận dân chúng Sài Gòn, vùng Đồng bằng sông Cữu Long, các hải đảo. Xen kẽ vào các lời ghi âm sẳn phát đi phát lại nêu trên, họ tranh thủ kêu gọi đại diện đồng bào các giới đến lên tiếng trên làn sóng phát thanh.

 

Thấy trong đám đông ùa đến đài có nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, sinh viên Huỳnh Ngọc Chênh đưa anh vào và tất cả cùng anh hát vang bài “Nối vòng tay lớn”.

 

***********

 

Trên đây, là những dòng của Nguyễn Hữu Thái đã cho biết vào ngày 30/4/1975, đã có mặt cả Huỳnh Ngọc Chênh và Nguyễn Hữu Thái, Trịnh Công Sơn tại Đài Phát Thanh Sài Gòn. Những điều này, người viết sẽ nói đến ở bài sau. Còn bây giờ, người viết cần phải nhắc lại những điều mà chính Huỳnh Ngọc Chênh đã viết trong bài: “Bất An” như sau:

 

“Trước 75, ngay khi sống trong thời chiến, tôi vẫn luôn cảm thấy an lành. Những năm chiến tranh ác liệt ấy, gia đình tôi tách ra làm hai. Ba tôi xuống thành phố, còn mẹ tôi vẫn ở lại quê bám trụ. Tôi đi đi về về cả hai nơi. Đêm ngủ ở quê, thường xuyên nghe tiếng đại bác nổ ven rìa làng do lính Mỹ bắn cầm canh từ phi trường Đà Nẵng. Thỉnh thoảng cũng có vài quả đại bác bay lạc vào nhà dân gây ra cảnh tang thương chết chóc thế nhưng không hiểu vì sao tôi vẫn không cảm thấy bất an.”

 

Nên biết, ngày 30/4/1975, tất cả những thanh thiều niên từ mười hai tuổi trở lên, không phân biệt nam, nữ, sinh viên, học sinh, kể cả dốt chữ đều bị Việt cộng bắt hết, đem lên rừng, để làm du kích, “nữ cứu thương” cho “bộ đội” hoặc “du kích bác Hồ”, nếu lỡ đi lọt vào những vùng mất an ninh, mà người dân thường gọi là “vùng xôi đậu”. Nghĩa là, những nơi ấy, cứ ban ngày có thể có bóng dáng của các Chiến Sĩ Địa Phương Quân- Nghĩa Quân VNCH, còn ban đêm, thì Việt cộng hoàn toàn kiểm soát, mà cũng có khi Việt cộng kiểm soát cả ngày lẫn đêm.

 

Những điều đã nói ở trên, là hoàn toàn đúng với sự thật, vì chính gia đình của người viết đã từng bị du kích Việt cộng bắt, rồi đem giam dưới hầm đất, bất kể nắng mưa trước khi được cứu thoát. Vì thế, nên những đêm mưa, Mẹ của người viết phải ngồi canh, thức trắng, để tát nước trước miệng hầm, vì sợ các con của mình phải chết vì hầm ngập nước. Huỳnh Ngọc Chênh hãy thôi, đừng lừa gạt mọi người nữa.

 

Trở lại với những lời của Huỳnh Ngọc Chênh, mặc dù không cho biết “mẹ tôi vẫn ở lại quê bám trụ”,“bám trụ” ở quận, thôn, xã nào gần thành phố Đà Nẵng. Nhưng, không một ai không biết rằng: Một khi đã quyết định “ở lại quê bám trụ”, là chính người đó, đã chấp nhận sống chung với Việt cộng, và ngược lại Việt cộng cũng chấp nhận họ được ở lại, trong khi chồng tức là cha của Huỳnh Ngọc Chênh lại xuống sống tại Đà Nẵng. Điều này, dễ hiểu, vì có “đôi bên cùng có lợi”.

 

Riêng Huỳnh Ngọc Chênh một sinh viên đã trưởng thành mà “vẫn cứ đi đi về cả hai nơi mà vẫn không cảm thấy bất an”. Nghĩa là Việt cộng chấp nhận cho Huỳnh Ngọc Chênh được “cứ đi đi về về” mà không bắt bớ, không hề làm khó dễ gì đối với cha mẹ vả cả Huỳnh Ngọc Chênh hết. Nhưng còn nữa, cho dù Huỳnh Ngọc Chênh không nói, song ai cũng biết, “gia đình tôi tách làm hai. Ba tôi xuống thành phố, còn mẹ tôi vẫn ở lại quê bám trụ” thì chắc chắn, không riêng Huỳnh Ngọc Chênh mà cả cha của Huỳnh Ngọc Chênh cũng được Việt cộng cho tự do “cứ đi đi về về” để thăm vợ con nữa, chưa nói đến những hành vi khác trong bóng tối của cả gia đình này...

 

Huỳnh Ngọc Chênh viết tiếp:

 

“Đêm ngủ ở quê, thường xuyên nghe tiếng đại bác nổ ven rìa làng do lính Mỹ bắn cầm canh từ phi trường Đà Nẵng. Thỉnh thoảng cũng có vài quả đại bác bay lạc vào nhà dân gây ra cảnh tang thương chết chóc thế nhưng không hiểu vì sao tôi vẫn không cảm thấy bất an”.

 

“Đêm ngủ ở quê” là ở quê nào, mà “thường xuyên nghe tiếng đại bác nổ ven bìa làng do lính Mỹ bắn cầm canh từ phi trường Đà nẵng”???

 

Huỳnh Ngọc Chênh cần phải biết: Lính Mỹ hay Không quân Việt Nam Cộng Hòa ở phi trường Đà Nẵng chỉ có dội bom vào những vùng đất đã bị Việt cộng hoàn toàn kiểm soát, còn “đại bác”, thì do Binh chủng Pháo Binh bắn vào, nhưng cũng chỉ bắn vào những nơi đã bị Việt cộng kiểm soát, có thể là cái vùng quê, mà cha mẹ của Huỳnh Ngọc Chênh đã chấp nhận sống cùng với Việt cộng, chứ Pháo Binh không bao giờ bắn “đại bác” vào những khu dân cư ở những vùng Quốc Gia kiểm soát.

 

Ngoài ra, Huỳnh Ngọc Chênh đã viết:  “cứ đi đi về về”. Vậy, khoảng thời gian ấy là bao lâu, vì quê của Huỳnh Ngọc Chênh phải ở gần thành phố Đà Nẵng, thì mới di chuyển như thế được. Bởi vì, nếu cái “làng” của Huỳnh Ngọc Chênh ở quá xa phi trường Đà Nẵng, thì “đại bác” không bắn tới, mà ở gần quá, thì Phi trường Đà Nẵng, với tầm đạn của “đại bác” cũng không trực xạ “cầm canh” được.

 

Huỳnh Ngọc Chênh cần phải biết hai điều:

 

1 - Cho dù là loại “đại bác” 155 ly, 175 ly, thì cũng chỉ bắn ở tầm xa cỡ 10 đến 13 km mà thôi.

 

2- Ngày xưa, trước năm 1975, cha mẹ của Huỳnh Ngọc Chênh đã “bám trụ”“đi đi về về” ở các quận nào nằm quanh thành phố Đà Nẵng như: Hòa Vang, Hiếu Đức, Hậu Đức, Thượng Đức, Khâm Đức, Quế Sơn, Tiên Phước, Thăng Bình, Tam Kỳ Hương An... hay Hiên, Giằng, Phú Túc, Ái Nghĩa, Túy Loan, Hòa Khánh, Phước Tường...? Nên biết, ở những nơi ấy, đều có những Trại Lực Lượng Đặc Biệt - Biệt Kích, (sau này, đã “cải tuyển” thành những Tiểu đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng) và mỗi trại đều có một Pháo Đội Pháo Binh của Mỹ, để đêm đêm thì bắn hỏa châu soi sáng cả một vùng đồi núi, để các anh chiến sĩ ngồi trên những vọng gác dễ dàng theo dõi những di chuyển của địch quân, và nếu phát hiện ra, thì các anh sẽ gọi về căn cứ, để pháo binh kịp thời chôn xác địch bằng những quả “đại bác” cỡ 155 ly, 175 ly, chứ không cần đến “đại bác” của phi trường Đà Nẵng, mà chỉ cần những quả bom của Không đoàn tại Phi trường Đà Nẵng nổ chụp xuống những vùng đất địch để tiêu diệt Cộng quân.

 

Và ngoài các Trại Lực Lượng Đặc Biệt - Biệt Kích ấy, còn có một trong số 58 Tiểu Đoàn Pháo Binh đều luôn luôn tăng phái một Pháo đội đến các vùng mất an ninh, để yểm trợ cho các đơn vị Địa Phương Quân, Nghĩa Quân... mà tại Quảng Nam - Đà Nẵng Tiểu Đoàn 22 Pháo Binh: KBC 4869, và Tiểu Đoàn 34 Pháo binh: KBC 4451/31/C/HQ. Hai Tiểu đoàn này, luôn luôn thay phiên tăng phái những Pháo Đội Pháo Binh đến đóng trên những tiền đồn ở những vùng xa xôi ấy, và lúc nào cũng sẵn sàng chấm tọa độ một cách chính xác, để tiêu diệt địch quân.

 

Nói tóm lại: Huỳnh Ngọc Chênh đã viết những điều hoàn toàn LÁO, vì không bao giờ có cái chuyện “thường xuyên nghe tiếng đại bác nổ ven rìa làng do lính Mỹ bắn cầm canh từ phi trường Đà Nẵng. Thỉnh thoảng cũng có vài quả đại bác bay lạc vào nhà dân gây ra cảnh tang thương chết chóc”.

 

Xin mọi người đừng quên: Ngày xưa, Thích Nhất Hạnh và Võ Văn Ái đã lừa bịp được cả Mỹ, Pháp và nhiều nước nữa, với những câu chuyện hoàn toàn bịa đặt, láo khoét trong cuốn Ngụy thư: “Hoa Sen Trong Biển Lửa”, thì ngày nay, Huỳnh Ngọc Chênh đã bịa đặt ra những câu chuyện trong bài viết: “Bất An” thì không có gì là lạ. Bởi vì, tất cả đều ở trong cái lò “phản chiến” mà ra cả đấy thôi.

 

Và hôm nay, Huỳnh Ngọc Chênh hiện đang có mặt tại nước Pháp, Huỳnh Ngọc Chênh hãy trả lời những điều mà người viết đã nêu ra như trên. Còn rất nhiều những điều khác, người viết sẽ nói đến trong bài kế tiếp.

 

 

Paris, 19/03/2013

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

----------------------------------------------------------

 

 
 

 

Ông Huỳnh Ngọc Chênh
Huỳnh Ngọc Chênh (SN 1952) hiện sống tại Việt Nam, xuất thân là một giáo viên mãi đến 1992 ông mới vào nghề báo, từng là cựu Thư ký tòa soạn báo đảng, Thanh Niên Chủ Nhật.
Ông thường viết về những bất công xã hội và kêu gọi dân chủ hoá Việt Nam cũng như lên tiếng phê phán chế độ độc tài đảng trị, nhũng lạm và đang làm tình làm tội nhân dân ta.
***
Trước 75, ngay khi sống trong thời chiến, tôi vẫn luôn cảm thấy an lành. Những năm chiến tranh ác liệt ấy, gia đình tôi tách ra làm hai. Ba tôi xuống thành phố, còn mẹ tôi vẫn ở lại quê bám trụ. Tôi đi đi về về cả hai nơi. Đêm ngủ ở quê, thường xuyên nghe tiếng đại bác nổ ven rìa làng do lính Mỹ bắn cầm canh từ phi trường Đà Nẵng. Thỉnh thoảng cũng có vài quả đại bác bay lạc vào nhà dân gây ra cảnh tang thương chết chóc thế nhưng không hiểu vì sao tôi vẫn không cảm thấy bất an. Đêm ngủ ở Đà Nẵng thỉnh thoảng lại nghe hú còi báo động có pháo kích của Việt Cộng bắn về thành phố, nhiều người phải chạy vào nấp dưới hầm, riêng tôi vẫn nằm tỉnh queo trên giường, không chút lo sợ.
Bây giờ sống trong hòa bình, mà hòa bình đã gần 40 năm rồi sao trong lòng cứ thắc thỏm bất an. Do tuổi già ư? Không phải như vậy.
 
Làm sao mà yên ổn được khi bước ra đường phải lo sợ trước bao nhiêu điều hiểm nguy đang rình rập. kẹt xe, khói bụi ô nhiễm, tai nạn giao thông, đinh tặc, cướp giật, va quẹt xe đưa đến bị hành hung, cây đổ, dây điện đứt, sụp hố cống.... Một ngày ở thành phố lớn như Sài Gòn, xảy ra không biết bao nhiêu vụ tai nạn giao thông, bao nhiêu vụ cướp giật, hành hung, đâm chém...thấy tận mắt hoặc đọc báo, nghe đài mà oải cả người.
 
Hầu như mọi thứ thức ăn đều có nguy cơ chứa chất độc hại do dư lượng thuốc trừ sâu, dư lượng kháng sinh, do chất kích thích hoặc do làm ra gian dối. Không thể nào yên tâm với thức ăn ở các hàng quán. Cà phê hóa chất, phở ngâm formol, dầu ăn từ cống rãnh, chế biến thức ăn bên cạnh nhà vệ sinh... Thực phẩm mua ở chợ về tự chế biến cũng hoàn toàn không yên tâm. Rau, giá, trái cây đầy rẫy chất kích thích cực độc (nhất là trái cây Trung cộng), cá thì bị ướp hàn the, thịt thì không kiểm định hoặc thịt bị dùng chất tăng trưởng độc hại. Bất an với món ăn ở hàng quán nhưng cũng không thể nào an tâm với bửa ăn tự nấu nướng ở nhà.
Tình trạng ô nhiểm thì kinh hồn. Đường xá thì khí thải và bụi bẩn bay mù mịt, cống rãnh và kênh rạch thì đen ngòm vì chất thải bẩn. Rồi ô nhiểm âm thanh mới kinh hồn.
Trong công việc mưu sinh, bất an khắp mọi nơi. Vật giá liên tục leo thang, quá nhiều công ty nợ nần phá sản, chiếm dụng vốn và lừa đảo khắp mọi nơi. Khuyến mãi lừa đảo, bán hàng đa cấp lừa đảo, thế chấp vay lừa đảo... Sự bất an do suy thoái kinh tế làm người có vốn không dám bỏ tiền ra đầu tư, người làm công cứ thắc thỏm lo mất việc từng ngày.
Khi bị ngã bệnh, phải đến bệnh viện thì người dân hoàn toàn không yên tâm. Chỗ nằm thiếu, phương tiện y tế lạc hậu, tay nghề cũng như lương tâm thấp kém của y bác sĩ có thể làm cho bệnh nhân không những không được cứu chữa thích đáng mà còn gây ra tử vong vô lý nữa. Biết bao nhiêu cái chết oan khiên được nêu ra và không được nêu ra do sự tắc trách của bệnh viện.

Hành chính thì nhũng nhiễu, thường gây ra sự phiền hà cho dân để công chức ăn hối lộ thay vì tận tụy phục vụ dân. Có việc đến cơ quan công quyền như thuế vụ, hải quan, nhà đất, ủy ban các cấp, công an...người dân phải khúm núm quỵ lụy và lo lót thì sự việc mới trơn tru. Có lỗi bị tạm giữ trong đồn công an, người bị tạm giữ hoàn toàn không yên tâm. Chuyện bị chết trong đồn công an đã trở nên quá phổ biến.
Chuyện an ninh quốc phòng thì được nghe nói đã có đảng và nhà nước lo nhưng người dân hoàn toàn thấy bất an. Ngư dân ra khơi là bị Trung cộng đuổi bắt hoặc đâm chìm tàu. Tàu chiến, tàu hải giám, tàu cá của Trung Cộng hầu như đã chiếm lĩnh toàn bộ biển Đông. Trong đất liền thì chỗ nào, lãnh vực nào cũng có mặt người Tàu.
Cơ quan chức năng và ban bệ rất nhiều, người dân phải è lưng ra đóng thuế để nuôi một bộ máy nhà nước vô cùng cồng kềnh, nhưng bộ máy ấy hoàn toàn không làm cho người dân an tâm.Bất ngờ đau ốm không dễ dàng có xe cấp cứu đến, bị cướp bóc trấn lột không dễ gì gọi được công an. Thức ăn nhiểm bẩn hầu như không có cơ quan nào quan tâm.... Người dân cảm thấy bị bơ vơ đơn độc giữa cuộc đời.
Một nhà nước yếu kém, bất lực và vô trách nhiệm như vậy mà sao vẫn tồn tại lâu vậy nhỉ? Đây có lẽ là nỗi bất an lớn nhất mà người dân phải mang nặng trong lòng.

--------------------------------------------

 

Trịnh Công Sơn và tôi


Nguyễn Hữu Thái. Viết nhân ngày 30/4 năm 2010.


 

Tác giả bài viết là người cùng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (TCS) hát bài “Nối vòng tay lớn” tại đài phát thanh Sài Gòn vào trưa ngày 30/4/1975. Anh nguyên là chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963-64), từng là bạn học với TCS ở Huế và cũng là một nhân chứng trong ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.  


Tôi và TCS cùng học năm tú tài I niên khoá 1956-57 tại trường Thiên Hựu (Providence) ở Huế. Cuộc chiến đã đẩy chúng tôi mỗi người một ngã. Và thật kỳ lạ, chỉ sau 18 năm chúng tôi mới gặp lại nhau tại đài phát thanh Sài Gòn vào trưa ngày lịch sử 30/4/1975 và cùng nhau hát vang bài “Nối vòng tay lớn” nói lên khát vọng hòa bình và thống nhất đất nước. Sau ngày đó anh đã quyết tâm ở lại đất nước, từng kinh qua nhiều bước thăng trầm, nhưng vẫn tiếp tục sáng tác những ca khúc hóa giải hận thù, hòa giải dân tộc nhắm sớm làm lành vết thương chiến tranh...

 

Vào cái ngày lịch sử trọng đại ấy


Huỳnh Ngọc Chênh khi đó thuộc nhóm sinh viên tranh đấu Sài Gòn viết lại trên báo Thanh Niên:

“Sáng sớm 30-4, các sinh viên Hà Thúc Huy và Nguyễn Tân, Huỳnh Ngọc Chênh cùng một nhóm anh em tập trung ở đại học Vạn Hạnh. Họ đã gặp giáo sư Huỳnh Văn Tòng và Nguyễn Hữu Thái, một lãnh tụ sinh viên tranh đấu và được phân công xuống trường đại học Nông lâm súc đối diện đài truyền hình Sài Gòn để tiếp thu đài. Thấy nhiều người hôi của lục lọi phá phách, họ phân công một nửa số sinh viên ở lại canh giữ. Huy dẫn nhóm còn lại ra cổng Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai) để chuẩn bị sang tiếp thu đài phát thanh (ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm). Đang lúc đó thì xe tăng giải phóng ầm ầm kéo vào, theo đường Hồng Thập Tự tiến vào dinh Độc Lập. Họ mừng rỡ chạy theo xe tăng để hoan hô. Đến ngã tư Đinh Tiên Hoàng-Hồng Thập Tự (Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay) thì gặp một xe tải quân sự chở đầy bộ đội dừng lại hỏi đường đến đài phát thanh. Họ nhảy lên xe quân sự này để dẫn đường. Khi đến nơi, đài bỏ trống. Đơn vị bộ đội triển khai canh giữ chung quanh. Họ ùa vào đài để tìm cách mở máy nhưng thất bại vì không ai rành kỹ thuật. Và không ai biết mình sẽ phát đi lời gì...”

Chênh ghi tiếp:

“Sinh viên và bộ đội đang loay hoay chưa biết làm gì thì bỗng dưng có hai chiếc xe jeep chở đầy người chạy vào khuôn viên đài phát thanh. Rất nhiều bộ đội cùng dân sự bước xuống và họ nhận ra ngay hai ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu, tổng thống và thủ tướng mới nhậm chức của chính quyền Sài Gòn. Một trong hai người chỉ huy yêu cầu sinh viên tìm cách cho tướng Minh đọc lời đầu hàng trên đài phát thanh. Ông nói xong, kéo cả đoàn người mới đến lên lầu một, vào phòng khách theo hướng dẫn của sinh viên. Trong lúc đó, một sinh viên chạy đi tìm nhân viên đài. Tại phòng khách, ngoài hai ông Minh-Mẫu, hai chỉ huy bộ đội (sau này họ mới biết là trung tá chính ủy lữ đoàn xe tăng 203 Bùi Văn Tùng và đại úy bộ binh Phạm Xuân Thệ) và vài anh bộ đội còn có hai người dân sự nữa là anh Nguyễn Hữu Thái và một nhà báo nước ngoài (nhà báo Tây Đức Borries Gallasch của đài truyền hình Đức)”.


 


Trưa 30/4/1975 tại đài phát thanh Sài Gòn, tác giả cầm tập giấy trắng

 

Tôi đích thân đứng ra điều hành buổi phát thanh ấy, giúp tổ chức ghi âm và giới thiệu lời đầu hàng của tổng thống cuối cùng Việt Nam Cộng hòa đại tướng Dương Văn Minh cùng lời chấp nhận đầu hàng của chính uỷ Bùi Văn Tùng.


 

Cùng hát vang “Nối vòng tay lớn”


 

Nhóm sinh viên chủ động tự biên tự diễn chương trình phát thanh, chủ yếu làm sao đưa ra được lời tuyên bố đầu hàng của tướng Minh, thông báo chính sách của chính quyền cách mạng đối với vùng mới giải phóng nhằm trấn an dư luận dân chúng Sài Gòn, vùng Đồng bằng sông Cữu Long, các hải đảo. Xen kẻ vào các lời ghi âm sẳn phát đi phát lại nêu trên, chúng tôi tranh thủ kêu gọi đại diện đồng bào các giới đến lên tiếng trên làn sóng phát thanh.

Về phía nghệ sĩ thì nhạc sĩ Nguyễn Đức là người lên tiếng đầu tiên chào mừng thắng lợi vĩ đại của dân tộc và kêu gọi anh chị em nghệ sĩ yên tâm hợp tác với chính quyền cách mạng. Có lẽ do nghe tiếng nói những người quen như tôi và Nguyễn Đức mà TCS mạnh dạn xuất hiện. Thấy trong đám đông ùa đến đài có nhạc sĩ TCS, anh em sinh viên đưa anh vào và tất cả cùng anh hát bài Nối vòng tay lớn. Không có đàn trống, chúng tôi vổ tay, khỏ nhịp lên bàn cùng nhau hát vang:

Rừng núi dang tay nối lại biển xa
Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà
Mặt đất bao la anh em ta về
Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng
Trời rộng bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam
........
Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay
Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi
Vượt thác cheo leo tay ta vượt đèo
Từ quê nghèo lên phố lớn
Nắm tay nối liền biển xanh sông gấm nối liền một vòng tử sinh.

Bài hát ra đời từ mấy năm trước, nói lên giấc mơ của dân tộc nay mới trở thành hiện thực. Đây là bài hát đầu tiên được phát lên sóng của đài phát thanh Sài Gòn ngày giải phóng. Phải gần 20 năm sau tôi mới gặp lại người bạn học cũ, gặp nhau trong ngày trọng đại này.

Bài hát này xuất hiện cùng với Huế Sàigòn Hà Nội, Ta phải thấy mặt trời, Việt Nam ơi hãy vùng lên, Đồng dao hòa bình... vào các năm 1968-69 cổ vũ cho tinh thần hòa hợp, hòa giải dân tộc, nói lên khát vọng hòa bình, thống nhất đất nước. Ngày 30-4-1975, chiến tranh chấm dứt tại Sài Gòn mà không đổ máu, ước mơ trong các bài hát của TCS đã trở thành hiện thực. Có hạnh phúc nào bằng? Vinh dự biết bao! Thế hệ chúng tôi tự hào có TCS phát lên tiếng gọi hòa hợp hòa giải dân tộc đầu tiên ngay sau khi chấm dứt chiến tranh. Làm một người nghệ sĩ, TCS chỉ cần sự kiện sáng tác Nối vòng tay lớn, hát Nối vòng tay lớn như thế là đã có tên trong bảng đồng bia đá rồi.


 


Trịnh Công Sơn và Nguyễn Hữu Thái - 1980


 

Sau này khi được nghe tiếng nói thật lòng thân thương của anh bộ đội Nguyễn Văn Thọ thì tôi càng thấy hết ý nghĩa cần thiết của tiếng hát TCS và bạn bè vào giờ phút lịch sử ấy:

“Bài hát đã có tác động làm chùng tay súng. Một ngày, một giờ mà sinh mệnh của hàng triệu con người nằm trên đường tơ kẽ tóc, một sự kiện như thế thật quá trọng đại !” Đó là cảm giác ghi lại của anh bộ đội Nguyễn Văn Thọ khi tiến vào Sài Gòn trên chiếc xe Jeep Mỹ từ phía Củ Chi. Anh viết tiếp :

“Mặt đất bao la anh em ta về gặp nhau trong bão lớn quay cuồng trời rộng...”

Lời ca không phải là tiếng thách thức tử thủ. Lời ca không phải là tiếng bể máu như kết cục thường của chiến cuộc, lời ca khi ấy làm chùng xuống không khí thù hận và hằn học. Chúng tôi tiến vào Sài Gòn... Chiến tranh nào bao giờ chẳng có mặt trái, nhưng tiếng hát kia, bản nhạc ấy, mở ra cho cả hai bên nghe như một liều thuốc vô hình đã làm chùng xuống một thời khắc dễ nổi cáu và nổi dóa”. 

Cảm nhận của những người trẻ ngày nay cũng không mấy khác. Nhân kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Sài Gòn, một em viết rằng:

“Khi Trịnh Công Sơn viết bài hát Nối vòng tay lớn, ắt hẳn anh đã vô cùng thiết tha mong mỏi cái ngày mà Trời rộng, bàn tay ta nắm, nối trọn một vòng VN.

Thuở ấy, từ những năm cuối thập niên 1960, phải chăng Nối vòng tay lớn đã trở thành một trong các bài hát phổ biến trong sinh hoạt tập thể SVHS ở miền Nam. Thuở ấy, Nối vòng tay lớn đã được tuổi trẻ hát lên với tất cả niềm hân hoan nhiệt thành. TCS đã viết Nối vòng tay lớn cho khắp cả miền Nam cùng hát, thế nhưng ít ai có dịp nghe anh hát. Vậy mà có một ngày, cái ngày trọng đại của thành phố Sài Gòn và cũng là của cả nước, 30-4-1975, người dân Sài Gòn bỗng được nghe TCS hát Nối vòng tay lớn.

Chiều 30-4-1975, phần lớn người dân Sài Gòn đều túa ra đường để được tận hưởng bầu không khí hân hoan, phấn khởi của ngày thành phố được giải phóng. Chính vào lúc ấy, những người dân ở nhà mở radio nghe tin tức qua Đài phát thanh Sài Gòn đột nhiên có cảm giác khác lạ khi chương trình chợt lặng đi một chút và tiếp ngay đó là tiếng của TCS: “Tôi là Trịnh Công Sơn...”, rồi anh cất tiếng hát bài Nối vòng tay lớn.

Mặc dù lúc đó TCS chỉ hát “chay” nhưng người nghe cảm thấy xúc động dâng trào khi nghe anh hát trong giờ phút lịch sử ấy của dân tộc. Bài hát thể hiện lòng mong ước của tuổi trẻ sinh viên học sinh, của toàn dân tộc Việt Nam nay đã trở thành hiện thực.

Giờ đây, đã 30 năm qua. Trong phút giây thiêng liêng kỷ niệm 30 năm lịch sử này, sao cứ tưởng như vẫn còn nghe đâu đây tiếng hát của anh: Trời rộng, bàn tay ta nắm, nối trọn một vòng Việt am...”

Vậy mà sự kiện này cũng có không ít người xuyên tạc. TCS buồn và đắng cay cho cái bi kịch cuộc đời trước những ấu trĩ đó. Anh tâm sự với một người bạn từng hiểu và giúp đỡ tinh thần anh nhiều. Người này khuyên TCS: “Đừng buồn nữa vì dù sao tiếng hát Sơn cũng đã đi vào lịch sử, mà lịch sử thì đâu có chờ đợi ai!”   

Không phải chỉ có TCS, mà chính bản thân tôi một thời gian dài sau 30/4/1975 cũng từng bị gán cho là “cướp công cách mạng”, dám có mặt tại Dinh Độc Lập giúp bộ đội kéo cờ lên nóc Dinh Độc Lập và giới thiệu lời đầu hàng của tướng Dương Văn Minh tại đài phát thanh Sài Gòn.


 

Tiếng hát hóa giải hận thù, hòa giải dân tộc


 

Lần đầu tiên tôi nghe những bài hát phản chiến của TCS khi ở tù ra bị đưa thẳng vào quân trường Quang Trung đi lính vào cuối năm 1967. Người bạn học cũ bấy giờ đang sáng tác nhạc, xuất sắc nhất là loạt bài Ca khúc da vàng. “Tôi có người yêu chết trận Pleime. Tôi có người yêu ở chiến khu Đ chết trận Đồng Xoài...” Những lời ca bi thảm của ca sĩ Khánh Ly trong những đêm quân trường vang lên rờn rợn như từ nhà mồ làm tình cảnh những người như chúng tôi càng thê lương và rã rời hơn.

Cùng học với nhau một năm thì Sơn thi rớt tú tài và biến đâu mất. Tôi còn giữ tấm hình lưu niệm nhỏ trao đổi nhau khi rời ghế nhà trường năm ấy. Một thanh niên điển trai, khỏe mạnh lạc quan nhìn về tương lai. Khác với hình ảnh hiện nay của Sơn, gầy ốm, tiều tụy. Nghe nói bấy giờ anh cũng đang trốn lính, sống phiêu bạt và đói rách lắm! Tôi không ngờ người bạn học thời trung học nay lại sáng tác được những lời ca làm xúc động lòng người đến như vậy. Trước khi vào tù, tôi có thoáng nghe mấy bài tình ca của anh, nhưng lại không để ý lắm vì tôi đã từ bỏ những ca khúc yêu đương lãng mạn và tìm về những bài ca gây sự phấn khích đấu tranh. Trong những năm chiến tranh, các băng cát xét hàng loạt bài nói về tình yêu, chiến tranh và thân phận con người của TCS đã thực sự có mặt khắp hang cùng ngõ hẻm miền Nam và có tác dụng gây ý thức chán ghét chiến tranh.

Tuy vậy, nội dung nhiều ca từ cũng gợi lên hình ảnh nội chiến không được phía Giải phóng tán đồng. “Một nghìn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày”. Tuy vậy, tôi vẫn nghĩ có lẽ chưa có ai ở miền Nam lại nói lên được thân phận của lớp thanh niên chúng tôi bằng TCS qua những ca khúc ngày càng mang tính chống chiến tranh, chống ngoại xâm. Tôi chưa gặp lại TCS trong những năm này, nhưng vợ tôi Trần Tuyết Hoa khi còn sinh viên lại chơi thân với anh do hoạt động trong phong trào hòa bình và thúc đẩy anh sáng tác ca khúc phản chiến, tổ chức cho anh trình diễn trong tập thể sinh viên. Cuộc chiến đã đẩy chúng tôi mỗi người một ngã, không biết ngày mai sẽ ra sao đây?

Giòng nhạc của TCS sau 30/4/1975 lại gây tranh luận, nhất l trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Anh phải chăng là “một kẻ phản bội chính nghĩa Quốc gia” (đối với người chống Cộng ở nước ngoài) hay “một kẻ lừng chừng không có lập trường rõ rệt” (đối với chính quyền cách mạng trong nước)?

Đối với TCS, văn hóa luôn đứng trên chính trị, cho nên anh chỉ đơn giản là hiện thân của tâm hồn Việt Nam sống sót sau chiến tranh, nhất định không rời bỏ quê hương và đồng bào mình, không muốn phân biệt đối xử với ai. Anh luơn sng tc với một tấm lòng mong muốn mọi người nhanh chóng vượt qua khó khăn và những chấn thương chiến tranh, tìm ra được tiếng nói hòa giải lẫn nhau giữa những con người Việt để cùng bảo vệ cái ‘Hồn dân tộc’ vẫn mãi tồn tại sau chiến tranh.

Những nhà nghiên cứu về TCS ở nước ngoài hoặc đã cố tình bỏ qua một mảng sáng tác rất quan trọng này của TCS hoặc có làm thì cũng chưa nhận thức rõ chúng một cách khách quan. Có lẽ do họ không sâu sát được tình hình trong nước sau chiến tranh. Riêng anh đã xác định thế đứng của mình là không ra đi khi nói với cc nh bo Php rằng: “Trong các bài hát tôi đều kêu gọi hòa bình, thống nhất. Làm sao tôi có thể nghĩ đến chuyện ra đi !” Và cũng xác định quan niệm đứng trên mãnh đất quê hương để sáng tác: “Nếu tôi ra nước ngoài, tôi không viết được. Không thể trồng một cây Việt Nam trên đất Mỹ hay Pháp được!

Thật vậy, những ca khúc TCS sáng tác sau chiến tranh đã nói lên thân phận con người sống sót sau chấn thương chiến tranh, tình yêu quê hương và ý hướng hòa giải dân tộc: Em còn nhớ hay em đã quên, Huyền thoại mẹ, Đời gọi em biết bao lần, Chiều trên quê hương tôi, Em ở nông trường em ra biên giới, Chiếc lá thu phai, và cả Nhớ mùa thu Hà Nội, Thành phố mùa xuân, Tình khúc Ơ bai, Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui,...

Vào thời điểm khó khăn sau chiến tranh đó mà TCS vẫn rất nhân bản khi nói về con người Việt: “Văn hóa Việt Nam vẫn tồn tại. Chiến tranh cùng những hậu quả chỉ làm đổ vở vật chất. Nhưng linh hồn vẫn sống...” Và anh xác định tính cách nhân ái của người mình: “Người Việt Nam dễ tha thứ. Họ thừa khả năng quên đi những kỷ kiệm không hay...” Điều đó thực hiện ngay nơi chính bản thân anh, một người Việt: “Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi”(Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui).

Di hại của chấn thương chiến tranh thật ghê gớm, kéo dài hàng mấy thập kỷ sau ngày ngưng tiếng súng. Ngoài nước, người Mỹ vẫn thù hận, tiếp tục dựng lên cả một chiến dịch quân sự lẫn chính trị quốc tế bao vây và làm tổn hại Việt Nam suốt hai thập kỷ. Người Việt chống Cộng bên ngoài thì tiếp tay với các thế lực thù địch quốc tế điên cuồng chống phá quê hương... Ở trong nước, xuất hiện không ít ấu trĩ của giai đoạn đầu của chế độ cách mạng khiến hàng vạn người Việt Nam tiếp tục bỏ nước ra đi, tạo sự phân biệt đối xử với người còn ở lại. Nhưng nhân dân Việt Nam dù đứng trong phía nào của các phe đối nghịch nhau đây đó trong và ngoài nước đều cất tiếng hát TCS để được “ru dỗ” mình trong những cơn hoảng loạn tinh thần, bế tắc của giai đoạn khó khăn đó.

Đây là một sự kiện lạ lùng có một không hai trong lịch sử Việt Nam lẫn của cả thế giới. Dần dần tiếng hát đó đã có tác dụng tạo được một nhịp cầu nối liền những người Việt ở các phía đối nghịch xích lại gần nhau. Một quá trình hóa giải hận thù, hòa giải hòa hợp đang hình thành và vẫn còn tiếp diễn...


 

TCS đã là một phần trong cuộc sống của chúng tôi rồi...


 

Sau ngày giải phóng, chúng tôi gặp gỡ nhau thường xuyên hơn do gắn bó với nhau qua phong trào “Ca khúc chính trị” của Hội trí thức yêu nước. Anh cùng Phạm Trọng Cầu, Trương Thìn, Trần Long Ẩn, Hoàng Hiệp, Thanh Hải, Miên Đức Thắng... là những cái đinh trong phong trào văn nghệ sôi nổi này.

Vào đầu những năm ’90 của thế kỷ trước khi TCS sang Canada, cả nhà tôi đều gặp mặt anh, riêng tôi không gặp để đỡ gây phiền toái cho anh đối với những người chống Cộng còn quá hận thù Việt Nam. Nhưng từ khi về nước làm việc sau 1995, tôi thường gặp lại anh, cùng nhau ngồi ôn lại thời học cũ, nói với nhau về những người bạn chung, nay ở đâu, ai còn ai mất. Và nhất là nghe con trai tôi Thái Hoà cùng Jennifer Thomas hát những ca khúc mới của anh.

TCS vẫn quyết tâm ở lại đất nước sau năm 1975, tuy bị đố kỵ không ít suốt từ Huế đến Sài Gòn. Nhưng rõ ràng là tài năng lẫn lòng yêu nước của anh đã được khẳng định. Tôi nhớ mãi sau ngày giải phóng, loạt ca khúc chính trị của anh dẫu tích cực cách mấy cũng bị xuyên tạc và phê phán nghiệt ngã, cuối cùng người ta mới hiểu ra. Con trai và con gái tôi là Thái Hoà và Thiên Nga về nước lại thân thiết với anh hơn tôi vì họ cùng chơi nhạc với nhau.

Lần cuối gặp gỡ TCS khi tôi cùng giáo sư Trần Văn Khê đến thăm anh ở nhà đường Duy Tân cũ năm 1998. Họ đều nhiều bệnh và mãi tâm sự nói với nhau về căn bệnh chung là tiểu đường. Sơn đã gầy yếu quá và chỉ mấy năm sau là anh vĩnh viễn ra đi, để lại một gia tài âm nhạc thật to lớn. Không ai ngờ người bạn bình thường ngày nào đó là một tài năng văn nghệ mà có lẽ hàng trăm năm đất nước mới sản sinh được một người. Chúng tôi vẫn gọi TCS là Nguyễn Du của thế kỷ 20.

 


Tác giả với Trịnh Công Sơn tại nhà  - 1998

 

Mối tâm giao giữa TCS cùng tôi và gia đình chúng tôi khởi đầu từ tình bạn thời học sinh, sinh viên rồi kinh qua những năm thao thức và trăn trở thời tuổi trẻ đấu tranh Sài Gòn. Nhưng trên hết có lẽ là tác động của âm nhạc TCS, nó đã trở thành một phần trong cuộc sống và hoạt động của chúng tôi rồi...

Riêng đối với tôi, sự kiện cùng TCS hát bài Nối vòng tay lớn vào trưa ngày 30/4/1975 tại đài phát thanh Sài Gòn không những có một ý nghĩa đặc biệt đón chào ngày hòa bình thống nhất đất nước mà cũng đánh dấu bước khởi đầu cuộc hành trình mới sau chiến tranh của thế hệ chúng tôi trong công cuộc làm lành vết thương chiến tranh, hòa giải dân tộc.


 

Nguyễn Hữu Thái
Viết nhân ngày 30/4 năm 2010.

 

 

2 comments:

  1. Thật ghê sợ cho những tư tưởng hận thù và hẹp hòi khi cố đọc bài trên!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mấy thằng chó Bắc kỳ CS hận thù còn ghê gớm hơn sao chú mày không thấy ?...Hay bị ăn phân HCM rồi ?

      Delete

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link