Saturday, March 23, 2013

Trường Sa Dậy Sóng


 

 

Trường Sa Dậy Sóng

 

 Trần Khải

 

Bốn tàu của VNCH bị thiệt hại khi tham chiến. Ảnh: TL

Bốn tàu của VNCH bị thiệt hại khi tham chiến

 

Trung Quốc sẽ quậy thêm Trường Sa? Hay sẽ chuyển sức mạnh tập trung vào Biển Hoa Đông của Nhật Bản? Hay sẽ vừa lấn ép Việt Nam ở Biển Đông, vừa quấy rối đảo Senkaku của Nhật Bản?

Các nhà phân tích vẫn liên tục đặt ra các kịch bản, và hung hiểm vẫn không thể gạt bỏ.

Nhật báo Philippine Daily Inquirer hôm Thứ Năm 21-3-2013 cho biết một phái đoàn quân sự cấp cao Hoa Kỳ đã trấn an Philippines là Mỹ-Phi sẽ tăng cường tập trận quân sự trong khi TQ loan báo sẽ tập trận Hải Quân ở Biển Đông.

Báo Philippines nói rằng Thứ trưởng Ngoại Giao Albert del Rosario, người đã họp với Thứ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter, không bình luận về viêc TQ tập trận Hải quân, chỉ nói rằng ông chưa xác minh vị trí có phải TQ khi tập trận sẽ xâm phạm vùng Biển Tây Phi ở Trường Sa hay không.

Thông tấn Xinhua của TQ trước đó nói 4 tàu chiến TQ đã rời đảo Hải Nam để tập trận quanh Trường Sa.

Nhưng như thế, Hải Quân TQ có vào Biển Đông cuả VN tập trận hay không? Chúng ta chưa có thông tin chính xác, mà chỉ biết, theo Xinhua, 4 tàu chiến này là Jinggangshan, Lanzhou, Yulin và Hengshui đã xuất trận hôm 19-3-2013.

Xinhua nói tàu chiến Jinggangshan là tàu đổ bộ tối tân nhất của TQ.

Trong khi đó, báo Tuần Việt Nam trong một bài viết chuyển ngữ từ tờ Atimes, ghi lời Carly Thayer, một chuyên gia về Việt Nam của Đại học New South Wale ở Úc Châu, rằng “những việc như năm ngoái với sự tham gia của các tàu cá Trung Quốc và các vụ cắt cáp sẽ có nguy cơ tái diễn" đối với Việt Nam.

Tàu Trung Quốc sẽ cắt cáp tàu dầu Việt Nam lần nữa? Và khi trí thúức và thanh niên VN biểu tình phản đói, công an VN lại sẽ ngăn cản liên tục mãi?

Trong khi đó, bản tin VOA cho biết TQ lại quậy về mặt truyền thông. Đặc biệt là nguy hiểm vì Trung Quốc và Đài Loan lộ vẻ sẽ liên thủ để ép bức Việt Nam và Philippines.

Bản tin VOA cho biết:

“Chính quyền tỉnh Hải Nam của Trung Quốc cho biết trong năm nay họ sẽ thiết lập đài truyền hình vệ tinh Nam Hải và nhật báo Tam Sa, tên gọi của một đơn vị hành chánh mà Trung Quốc lập ra hồi năm ngoái để quản lý các quần đảo mà Việt Nam cũng tuyên bố có chủ quyền.

Bản tin hôm thứ hai của tờ Trung Quốc Nhật báo, ấn bản Anh ngữ, cho biết kênh truyền hình vệ tinh Nam Hải, vùng biển mà Việt Nam gọi là Biển Đông, sẽ đáp ứng nhu cầu của binh sĩ và dân chúng ở Tam Sa, với những tin tức về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở tỉnh Hải Nam.

Tờ Tam sa Nhật báo cũng sẽ được chính quyền Tam Sa lập ra để tường thuật những tiến bộ của thành phố trong các lãnh vực kiến thiết, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Cũng trong ngày thứ hai, tờ Hoàn cầu Thời báo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc cho đăng một bài viết về đề nghị xây dựng hải cảng và sân bay ở các hòn đảo có tranh chấp ở Biển Đông để phục vụ cho điều mà họ gọi là công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Bài báo trích lời ông Doãn Trác, Chủ nhiệm Uy ban Tư vấn Thông tin của Hải quân Trung Quốc, nói rằng Trung Quốc nên xây hải cảng và phi trường để thiết lập các căn cứ tìm kiếm cứu nạn ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei.

Ông Doãn nói thêm rằng Trung Quốc và Đài Loan có thể hợp tác trong các hoạt động tìm kiếm cứu nạn bằng cách mở cửa hải cảng và phi trường cho tàu bè và máy bay của nhau.

Khi loan tin về kênh truyền hình Biển Đông mà Trung Quốc định thành lập, báo Giáo dục Việt Nam cho biết Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động xây dựng trái phép cơ sở hạ tầng quân sự-dân sinh ngoài quần đảo Hoàng Sa (bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt năm 1974) và một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa (bị Trung Quốc chiếm năm 1988).

Bộ Ngoại giao Việt Nam trước đây cũng thường xuyên lên tiếng đả kích những hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông mà họ cho là xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam.

Một bản tin khác của VOA cũng cho biết, Việt Nam tìm được một đồng minh cùng lên tiếng cho Biển Đông: Miến Điện.

Bản tin VOA hôm Thứ Tư 20-3-3013 viết: “Việt Nam và Miến Điện nhất trí cần duy trì hòa bình, tự do hàng hải ở Biển Đông và rằng các tranh chấp nên được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.”

Trong khi đó, báo Kiến Thức từ Hà Nội trong bài viết tựa đề “Lý do công ty quốc phòng Nga đặt văn phòng tại Việt Nam?” đã hé lộ một số chi tiết, có vẻ như Nga sẽ giúp VN xây dựng kỹ nghệ đóng tàu.

Nhưng sẽ là đóng tàu chiến hay tàu dân sự? Còn các quả đấm thép Vinashin và Vinalines đâu rồi?

Bản tin báo Kiến Thức viết rằng Nga sẽ giúp VN xây dựng kỹ thuật hàng hải cả quân sự và dân sự:

“Tổ hợp Avrora (Nga) mở văn phòng đại diện Việt Nam ngoài lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự, còn quan tâm tới hợp tác doanh nghiệp đóng tàu dân sự.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ Nga, Tổ hợp công nghệ tàu biển Avrora (Rạng Đông) đang triển khai hợp tác với Bộ Quốc phòng Việt Nam trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật quốc phòng và an ninh. Tuần qua, tại Nha Trang (Khánh Hòa), Avrora đã khai trương văn phòng đại diện thứ hai của mình ở nước ngoài.”

Đặc biệt, công ty này sẽ giúp xây trung tâm huấn luyện kỹ thuật taù ngầm cho VN:

“- Vậy đâu là những phương hướng hoạt động chính của Tổ hợp Avrora tại Việt Nam?

Chúng tôi đã thiết kế xong dự án trung tâm huấn luyện thuỷ thủ tàu ngầm, thiết kế và sản xuất các phương tiện kỹ thuật để huấn luyện các thủy thủ, trong đó đáng kể là các mô hình mô phỏng hoạt động của tàu ngầm...”

Hẳn nhiên là, cụ thể là Trường Sa, và nói rộng là Biển Đông sẽ khó bình yên vậy. Hãy nhìn các chuyện cờ Tàu in trên sách học trẻ em VN là hiểu.

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-21/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link