Friday, June 14, 2013

Cộng sản vẫn man rợ như ngày nào!

From: at sisomphou <
To: antony lymanikham <
Sent: Friday, 14 June 2013 10:44 AM
Subject: Vẫn man rợ như ngày nào!


Cộng sản vẫn man rợ như ngày nào!

Nguyễn hoài Nam
                     
                   
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên
Chưa có mt giống người nào, một dân tộc nào, một thế lực nào trên thế giới này lại tước đi cặp kính cận của một người cận thị, dù họ bị tội gì, ngoại trử cộng sản ngu dốt, man rợ và dã man khi trả thù kẻ địch của mình một cách đê tiện mà thôi.
Hôm nay vào BBC nghe tin, tình cờ tôi được nghe một tin làm tôi choáng váng mặt mày: Theo buổi phỏng vấn, Luật sư Hà Huy Sơn cho biết sinh viên Nguyễn Phương Uyên (21 tuổi), người bị khởi tố tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN, đã bị bắt từ tháng 10 năm ngoái hiện đang bị yếu sức và thường xuyên đau đầu do bị cấm đeo kiếng (cận). Tội nghiệp em quá. Mới chừng ấy tuổi mà đã bị đọa đày vì thương dân, yêu nước.
Việc đám man rợ này cấm không cho em đeo kiếng làm tôi nhớ lại tất cả những gì tôi đã trải qua và chứng kiến sau năm 1975 tại Miền Nam Việt Nam và nghe tin về Cam-Bốt: Cộng sản xem việc mang kiếng là dấu hiu của trí thức, là có ăn học và là kẻ thù của “cách mng”, của giai cấp bần cố nông và công nhân. Do vậy, việc đầu tiên khi chúng bắt một người là bắt họ tháo kiếng ra, hoặc thậm chí chụp ngay cặp kiếng trên mặt họ, ném mạnh xuống đất và chà đạp lên nó một cách thô bạo. Khi chúng bắt các tù binh Mỹ ngoài Bắc cũng thế. Mục đích của chúng không phải là vô hiệu hóa kẻ thù, làm cho họ không thấy đường để dễ bề điều khiển, không chạy thoát được, vì người bị bắt đã bị trói chặt.
 Hành động tước kiếng và đạp nát kiếng của người bị bắt cho thấy mặc cảm sâu xa của những người vô học, luôn luôn căm thù những người có học. Tôi còn nhớ sau 1975 lúc chúng mới vào Sài Gòn. Vì không đi Mỹ, tôi ở lại và về quê làm rẫy. Vào một buổi tối, tôi ngồi chơi với bạn gái của tôi trước sân nhà nàng thì một tên du kích trong xã đi qua, thấy chúng tôi ngồi trước sân, hắn bước vào, hất hàm hỏi chúng tôi: “Anh chị làm gì mà ngồi đây?” Thấy kỳ lạ và vô lý, tôi đứng dậy, vừa đứng lên vửa giải thích “Đây là nhà của chúng tôi và chúng tôi đang ngồi ngay trong sân nhà”. Tên du kích lên đạn cái rắc, bảo tôi gỡ kiếng ra! Nếu kiếng mát đen thì tôi còn hiểu được. Đàng này nó là đôi kiếng cận nhẹ tròng trắng. Tôi định giải thích thì hắn lùi lại và đưa súng thẳng vào tôi, định bóp cò! Tôi hoảng hốt và hiểu ngay tôi không thể nói phải trái với một thằng ngu, nên đứng im. Nếu tôi cố ăn thua với hắn, hắn đã bắn chết tôi rồi và hôm nay sẽ không còn tôi ngồi đây để vạch tội chúng nữa.
Nhưng như thế cũng không thấm thía gì so với những cực hình mà toàn bộ các viên chức và sĩ quan quân đôi VNCH đã phải gánh chịu khi chúng tước bỏ và đạp nát những cặp kiếng cận mà các anh em phải đeo để thấy đường, vì cực hình này kéo dài có khi cả chục năm!
Đối với cán bộ cộng sản, cặp kiếng cận là một biểu hiện của học thức, của lý luận, của ăn học…của tất cả những gì chúng thiếu thốn và căm ghét. Nhưng chúng đã được giải phóng gần 40 năm rồi và trong nước đã có nhiều tiến bộ, phần lớn chúng đã phải hoặc “biết” đeo kiếng cận, nhiều đứa đã du học và công cán tại nước ngoài và đã thấy được cặp kiếng cận là một vật bất khả ly thân của người bị cận thị, là một vật mà việc đeo nó là một quyền tối thiểu của con người – một nhân quyền – dù người đó có là một phạm nhân, phạm bất cứ tội gì, kể cả các tội hình sự, giết người và sắp phải ra pháp trường, thì họ vẫn phải được mang cái kiếng cận của họ. Nếu không thì cũng như chúng đã bịt mắt họ lại hoặc móc mắt của họ. Ngay cả tên dồng chí X, Trọng lú và vô số tên khác , và con em chúng đều đã mang kiếng cận hoặc lão, đã biết diện những bộ đồ tây và thắt những chiếc cà vạt lòe loẹt và ngồi trong những chiếc xế hộp sang trọng, đắt tiền, thì tại sao chúng vẫn còn cướp đi cặp kiếng cần thiết của một em sinh viên bé bỏng? Hay quản ngục tại nơi giam giữ Uyên chưa bao giờ được mở mắt nhìn đời? Nếu vậy thì cha con đồng chí X và Trọng lú đâu, sao không chỉ dạy cho đám này biết thế nào là cặp kiếng cận thị?
Chưa có một giống người nào, một dân tộc nào, một thế lực nào trên thế giới này lại tước đi cặp kính cận của một người cận thị, dù họ bị tội gì, ngoại trử cộng sản ngu dốt, man rợ và dã man khi trả thù kẻ địch của mình một cách đê tiện mà thôi.
Xét vì lẽ đó, tôi để nghị anh em bạn bè khắp bốn phương hãy tìm mọi cách, kể cả việc liên lạc với các tổ chức nhân quyền, các tòa đại sứ của các nước…nhờ gây áp lực buộc cộng sản trả lại cặp kiếng cận cho em Phuong Uyên. Việc này nghe có vẻ nhỏ, nhưng không nhỏ đâu!

Tiếng Gọi Công Dân kính mời đọc bài mới thứ sáu 14-6-2013


 

 

 


 


 

Rồi Hết Chiến Tranh


 

 

                                                          Rồi Hết Chiến Tranh  

                                                               Tưởng Năng Tiến - Thứ tư, 08.5.2013

 

                                      

 

"Khi đất nuớc tôi không còn chiến tranh, trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đường." - T.C. S

Hơn bốn mươi năm trước, khi cuộc chiến ở Việt Nam còn đang ở giai đoạn khốc liệt, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã mường tượng ra một viễn ảnh thanh bình làm say đắm lòng nguời: "Khi đất nuớc tôi không còn chiến tranh, trẻ thơ đi hát đồng dao ngoài đường."

Sau cuộc chiến, quả nhiên, trẻ con có la cà và tụm năm tụm ba hơi nhiều trên đường phố. Chỉ có điều là tuyệt nhiên không nghe một đứa nào hát đồng dao; đã thế, phần lớn tụi nhỏ đều tham dự tích cực vào nhiều sinh hoạt không thích hợp cho lắm với tuổi thơ: bới rác, móc túi, ăn mày, bán cần sa, và nài nỉ mời khách mua... dâm – với một thứ ngôn ngữ sỗ sàng và sống sượng đến độ có thể làm đỏ mặt một người da đen hay da đỏ: “Chú ơi, chú chơi cháu đi…” (Hoàng Hữu Quýnh– Tôi Bỏ Đảng, Tập I: Bản Cáo Trạng Chế Độ Hà Nội, trang 140, 1989, trích từ Phản Tỉnh Phản Kháng Thực Hay Hư của Minh Võ, Thông Vũ xuất bản năm 1999).

Đó là những chuyện chỉ có tính cách “hiện tượng,’’ xẩy ra mấy thập niên về trước, khi hòa bình mới đuợc vãn hồi, và xã hội còn nhiều tệ đoan do tàn tích của chiến tranh và xã hội cũ để lại. Với thời gian, bản chất của chế độ cộng sản Việt Nam mỗi lúc được nhận biết rõ ràng hơn.

Từ Hà Nội, ký giả Huw Watkin tường thuật rằng “cứ năm đứa bé đang lê trên vỉa hè của ba mươi sáu phố phường là có một đứa... ăn xin. Bốn đứa còn lại, xem chừng, cũng bận: đánh giầy, năn nỉ người đi đường mua vé số, dắt mối, bán ma túy...”(“VIETNAM: CHILDREN SOLD INTO BEGGING, PIMPING AND DRUG DEALING”).

Cũng vẫn theo y như lời Huw Watkin thì lực lượng trẻ con đi ăn mày, làm ma cô và bán ma túy... ở Việt Nam đang dần được đưa vào tổ chức (“... recent media reports that children are being increasingly used by organized begging gangs, pimps and drug dealers”).

Chuyện này thì thằng chả nói hơi... thừa! Ở một xứ sở mà nhà nước bao biện mọi chuyện, và lãnh đạo khắp nơi – kể cả chùa chiền, giáo đuờng hay thánh thất... – làm sao để cho trẻ em (những mầm non tương lai của tổ quốc) sống vô tổ chức được, cha nội?

Trong tương lai gần, lũ trẻ thơ bụi đời ở Việt Nam (dám) sẽ được đoàn ngũ hoá – và cho thắt khăn quàng có màu sắc khác nhau – để dễ điều phối. Đại loại như, khăn quàng xanh: đánh giầy; khăn quàng tím: dắt mối; khăn quàng trắng: ma túy; khăn quàng hồng: mãi dâm; khăn quàng nâu: ăn mày; khăn quàng đỏ: thu thuế và theo dõi hoạt động, cũng như tư tưởng, của những loại khăn quàng khác!

Chiến tranh Việt Nam kết thúc cũng chấm dứt luôn sự chia cách giữa hai miền Nam - Bắc. Viễn tượng thống nhất (cũng) đã được hình dung bởi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trước đó, và cũng là một hình ảnh khiến cho không ít kẻ phải ước mơ: “Một đoàn tầu đi tỏa khói trắng hai bên đường...’’

Một lần nữa nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lại đúng, dù vẫn chưa đúng hết. Sau cuộc chiến, quả nhiên là có đoàn tầu Thống Nhất xuôi ngược Bắc - Nam. Điều đáng tiếc là hành khách lại luôn luôn ở tâm trạng bất an. Kẻ lo bị móc túi, nếu có tí tiền. Người lo bị công an xét hỏi và tịch thu hàng hoá, nếu là dân buôn lậu. Và tất cả đều lo sợ bị ném đá vỡ đầu. Những hòn đá xanh, to bằng nắm tay, được trẻ con dọc hai bên đuờng – đợi xe lửa đi qua – thi nhau ném vun vút vào cửa sổ!

Do vậy, tầu Thống Nhất được “cải tiến” bằng cách rào kín mọi khung cửa bởi dây kẽm theo hình mắt cáo. Từ đó, nó trông y như những toa xe dùng để chở tù. Những đoàn tầu như thế mà đi phom phom, hớn hở hú còi, và hân hoan thơ thới, sung sướng ’’toả khói trắng hai bên đuờng’’ thì trông (e) hơi mỉa mai và (có phần) lố bịch!

Trịnh Công Sơn chỉ gần hoàn toàn đúng khi mô tả thảm cảnh sau đây: “Khi đất nước tôi không còn chiến tranh, mẹ già lên núi tìm xương con mình...’’ Nói là “chỉ gần hoàn toàn đúng” vì cuộc chiến đã tàn từ lâu. Thế hệ của những “mẹ già lên núi tìm xương’’ đã qua nhưng chuyện đào bới hài cốt vẫn được tiếp tục bởi anh chị em, hay bạn đồng đội của những người đã khuất –  theo như tường thuật của Rajiv Chandrasekaran, trên The Washington Post: ’’Vietnamese Families Seek Their MIAs.”

                                                    

                                                         Tổ Quốc Ghi Công. Nguồn ảnh: tranhung09

Bài báo mở đầu bằng một câu chuyện thương tâm. Ông Nguyễn Dinh Duy tử trận ngày 29 tháng 3 năm 1975. Suốt mấy mươi năm qua, chị của ông ta (Bà Thắm) vẫn không ngừng đi tìm kiếm xác em trong... vô vọng. Ông Duy chỉ là một trong 300.000 lính Bắc Việt chết trận mất xác – và kể như là mất luôn (Duy is one of about 300,000 North Vietnamese soldiers killed in the war whose remains have not been located - and likely never will be).

Tiếp theo là một câu chuyện cảm động về tình đồng đội: “Mỗi tuần một lần, ông Ban thức dậy lúc 5 giờ sáng, leo lên chiếc xe gắn máy màu xanh lá cây đã cũ, đi đến những nơi mà ông còn nhớ khi còn là một y tá trong quân đội. Trí nhớ của ông quả tốt; mười năm qua, ông tuyên bố, đã đào được 2.000 xác chết và đã nhận diện được một nửa trong số này...’’  Vẫn theo lời ông Ban: “Là kẻ sống sót, tôi tự thấy mình phải có bổn phận với những nguời đã chết (Being still alive, I feel responsible for the dead people).

Quan niệm sống của ông Ban, tiếc thay, không được chia sẻ bởi những người hiện đang nắm quyền bính ở Việt Nam – dù họ đều là những kẻ sống sót sau cuộc chiến vừa rồi. Khi bị chất vấn về thái độ vô trách nhiệm này, giới chức có thẩm quyền của Hà Nội, ông tướng Trần Bạch Đằng nào đó đã giải thích với phóng viên Rajiv Chandrasekaran như sau: ’’...tìm kiếm những binh sĩ quá tốn kém mà tiền thì phải dùng vào việc chăm lo cho cho những kẻ còn sống sót.’’(Dang said the cost of searching for missing soldiers must be weighed against the need to care for the survivors of the war).

Vì đảng viên Cộng Sản Việt Nam là những nguời theo chủ thuyết duy vật nên không quan tâm đến những việc làm có tính cách duy tâm chăng? Nói vậy e không được ổn. Nhìn cái cách họ ’’thờ’’ ông Hồ Chí Minh thì biết. Họ có cả một Bộ Tư Lệnh để bảo vệ lăng ông ta mà. Họ đâu phải là những kẻ vô tâm và lo tốn kém.

Họ ướp xác ông Hồ và bảo trì cũng như bảo vệ nó tới cùng chỉ vì nó có giá trị như một thứ môn bài (patent) cho phép họ tiếp tục hành nghề cách mạng –  hay ít nhất thì họ cũng tưởng hoặc mong như thế; còn 300.000 ngàn bộ xuơng của đám binh sĩ chết dấm chết dúi đâu đó, trong cuộc chiến vừa rồi, đâu còn một chút giá trị thực tiễn nào nữa khiến họ phải quan tâm.

Rõ ràng họ không phải là những người duy vật, cũng không phải là những kẻ duy tâm mà là những tên duy... lợi ! Hãy nhìn vào thực tế, xem cô nhi quả phụ hay bố mẹ của những kẻ đã hy sinh được “chăm lo’’ ra sao – từ nửa thế kỷ qua ?

‘’Lúc ấy người ta sợ nhất là nhìn thấy người phát thơ. Hàng ngày hàng trăm cái thơ báo tử để trong xắc cốt nguời cán bộ xã. Anh ta đi đến nhà nào là mang đau thương tang tóc đến nhà đó... họ sợ nhất là sau cái ’lễ truy điệu trọng thể để ’Tổ Quốc ghi công’ là họ bị đẩy ra lề xã hội, không ai nuôi dưỡng.’’ (sđd trang 136 -138).

“’Lúc ấy’’, qua đoạn văn vừa dẫn, là hình ảnh của xã hội miền Bắc vào thập niên 60 và đầu 70 - khi mà Đảng Cộng Sản Việt Nam còn cần động viên xương máu người dân cho chinh chiến. Cuộc chiến đã tàn. Bây giờ thì họ còn cần gì đến ai nữa? (Nói chi đến mộ phần của những tên “lính ngụy” ở Nghĩa Trang Quân Đội!)

                                         

                                                              Phế binh: Nguồn ảnh: tranhung09

Do đó, khi thấy một phế nhân lê la xin ăn trên hè phố Sài Gòn hôm nay đừng vội nghĩ đó là thương binh của quân đội miền Nam. Không nhất thiết như thế đâu. Bây giờ ăn mày là một cơ hội đồng đều (equal opportunity), không phân biệt tuổi tác, giới tính hay thành phần xã hội.

Ranh giới giữa kẻ thắng và người bại đã bị xoá nhòa từ lâu ở đất nước này. Nơi đây – trước đói rách, khủng bố và mọi bất công xã hội – tất cả đều bình đẳng. Việt Nam hôm nay chỉ còn một nhóm người thu tóm hết quyền bính, đất đai, cũng như sở hữu mọi tài sản xã hội, và cả một dân tộc bị trị vì đã bị lừa gạt trắng trợn - thế thôi. 

Bài báo của Rajiv Chandrasekaran kết thúc bằng một tâm sự não lòng: “Tháng 4 năm nay khi cả nước đang chuẩn bị kỷ niệm 25 năm sau ngày ’giải phóng miền Nam’ và thống nhất đất nước nhiều gia đình đã đến nghĩa trang để thăm mộ thân nhân. Riêng bà Thắm thì có cảm tưởng mình bị bỏ rơi. Theo bà ta thì ’em tôi đáng lẽ phải nằm trong nghĩa trang liệt sĩ chứ đâu phải ở rừng sâu.’(My brother belongs in the Martyrs’ Cementery,’’ Tham said, ’’not out in the jungle’’).

Người ta có thể hiểu được tình thương yêu vô hạn của bà Thắm đối với người em vắn số nhưng thực khó mà chia sẻ với bà ta cái ảo tưởng rằng ông Nguyễn Dinh Duy là liệt sĩ. Cùng với hàng triệu người khác nữa, sự hy sinh của ông Duy – chung cuộc – chỉ đẩy cả một dân tộc vào cảnh lầm than và băng hoại.

Bà Thắm vẫn chưa nhận ra được rằng cái được mệnh danh là cuộc chiến “chống xâm lược’’ và  “giải phóng miền Nam’’ vừa qua chỉ là những canh bạc bịp. Nhờ vào gian manh, thủ đoạn và tất cả những mánh khoé lường gạt cần thiết nên Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thắng. Còn nhân dân thì thua trắng tay.

Họ mất ráo mọi thứ, kể cả xương cốt của người thân, để đổi lấy... những bảng ghi công: Liệt Sĩ, Gia Đình Có Công Với Cách Mạng, Mẹ Việt Nam Anh Hùng... Hoặc giản dị hơn nữa là một cái bãi đất mênh mông (chi chít bia mộ) với bốn chữ  “Nghĩa Trang Liệt Sĩ" treo ở cổng vào, và chấm hết.

Chỉ có thế thôi mà bà Thắm vẫn bị đứng ngoài. Bà ta có lý do để buồn, dù đó một nỗi buồn “không lấy gì làm chính đáng.’’ Buồn hơn nữa là gần một phần hai thế kỷ sau khi chiến tranh chấm dứt, một số nguời Việt ở hải ngoại –  những kẻ có nhiều cơ hội để nhìn vấn đề một cách khách quan hơn – vẫn tiếp tục tranh cãi và xỉ vả lẫn nhau về những chuyện rất không cần thiết và cũng chả chính đáng tí nào.

Họ giống như những nguời đàn bà nhà quê đi chợ bằng xe lam. Trên xe bị một thằng lưu manh dụ chơi bài ba lá, lột hết tiền, và đuổi xuống xe. Thay vì xúm nhau, túm cổ thằng khốn nạn, vả cho nó rụng hết răng rồi lấy lại tiền thì họ quay ra xa xả đổ thừa lỗi lầm cho kẻ này người nọ; sau đó, họ cãi vã và xỉa xói lẫn nhau – bằng những ngôn từ nặng nề và thô tục đến độ khó ngờ.

~~~~~~~~~~~~~~~~~


 

] Đảng cướp việt cộng cướp đất cuả dân

] Đảng cướp việt cộng cướp đất cuả dân
 

Video: Cưỡng chế mặt bằng thôn La Dương, Hà Đông



 

Dân Văn Giang, Hưng Yến kể vụ cưỡng chế: Nghe mà rớt nước mắt



 

Nông dân Hưng Yên chống trả quyết liệt bọn Cộng sản Cướp Đất 24-4-2



 

Công An cưỡng chế đất tại Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh nhiều dân bị th



 

Cuộc cưỡng chế long trời tại Văn Giang Hưng Yên 24/4/2012.



 

Cưỡng chế đất ở Nam Định



 

Chính Quyền VN cướp đất của anh Đoàn Văn Vươn



 

GIa dinh Doan Van Vươn tố cáo bị CA tra tấn bắt nhận tội, ký giấy trắng.



 

Đảng đi đường đảng, dân đường dân


 

Thứ sáu, 14/06/2013



Blog / Bùi Tín


Đảng đi đường đảng, dân đường dân




  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ



CỠ CHỮ 


13.06.2013

Việc sửa đổi Hiến pháp được lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam coi là sự việc hệ trọng nhất trong năm nay. Họ dự định phiên họp đầu năm đưa ra bản dự thảo đầu tiên, phiên họp giữa năm - hiện đang diễn ra - bổ sung thành một bản dự thảo mới, và cuối năm vào tháng 10 sẽ thông qua bản dự án cuối cùng, thành bản Hiến pháp mới.

Hà Nội long trọng tuyên bố Hiến pháp là đạo luật gốc của quốc gia, rằng ý chí của nhân dân có ý nghĩa quyết định, rằng sẽ lấy ý kiến của toàn dân và những ý kiến xác đáng của nhân dân sẽ được tiếp thu trong bản Hiến pháp mới, theo tinh thần lấy dân làm gốc.

Cho đến nay, ai cũng có thể thấy rõ là họ nói vậy nhưng không mảy may làm như họ nói. Việc lấy ý kiến của nhân dân chỉ là hình thức, có thể nói trắng ra là «vờ vịt». Trên thực tế, mọi sự đều phải theo ý kiến của Bộ Chính trị, không được trệch ra ngoài một ly. Các cuộc thảo luận ở Quốc hội chỉ là trò độc diễn nhạt nhẽo, những màn kịch vụng về, thách thức trí tuệ của mọi công dân đã trưỏng thành, am hiểu tình hình.

Đã có nhiều lập luận kỳ khôi. Có đại biểu muốn giữ nguyên tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), biện luận rằng danh xưng như thế đã quá quen thuộc với nhân dân ta và nhân dân thế giới hơn 30 năm rồi, biết bao ký kết với quốc tế, với Liên Hiệp Quốc đã dùng danh xưng ấy rồi, nên không nên xáo trộn nữa. Hơn nữa đây là định hướng cho tương lai cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội tiến bộ, dân chủ bình đẳng, văn minh, không nên bỏ đi. Lại có đại biểu viện cớ là thay danh xưng của nước ta sẽ dẫn đến phải thay trong biết bao danh xưng khác, trên công văn, giấy tờ, bảng hiệu ở khắp mọi nơi, mọi cấp, mọi ngành, chi phí hành chính sẽ vô cùng tốn kém.

Toàn là những điều ngụy biện, không mảy may có giá trị, trước lập luận vững vàng rằng CNXH chưa ai hình dung nổi hình thù ra sao, bao giờ đạt đến, lại đã phá sản hoàn toàn trong các thể nghiệm ở hàng chục nước, bị coi là tội ác, không có một lý do gì để giữ lại.

Còn 2 cái cớ là «đã quen» và «tốn kém» rất dễ bị bẻ gẫy. Tại sao trước kia danh xưng VN Dân chủ Cộng hòa tồn tại hơn 35 năm, với nhiều hội nghị và ký kết với quốc tế, với Liên Hiệp Quốc, đã quen với Việt Nam và thế giới, khi cần vẫn phải thay bởi danh xưng CHXHCNVN vào năm 1980? Lúc ấy sao lại bỏ qua cái cớ «đã quen» và «tốn kém» để thay tên nước? Hóa ra họ muốn nói xuôi hay nói ngược đều được, rất tùy tiện.

Còn việc chi phí hành chính quá lớn, cần tiết kiệm, cũng là lý sự cùn. Chi phí hành chính cần thiết có thấm vào đâu so với lãng phí hàng ngàn tỷ đồng ở Dung Quất, hàng mấy chục ngàn tỷ cho Vinashin, với cái núi nợ của các tổng công ty quốc doanh lên đến mấy trăm nghìn tỷ đồng nữa, có đại biểu nào dám ngăn ngừa trước?

Cuộc thảo luận về sửa đổi Hiến pháp là sự kiện nổi bật về tình trạng «anh đi đường anh, tôi đường tôi». Nói rõ ra là « đảng đi đường đảng, dân đường dân». Dân muốn thay đổi vài điều cơ bản cần thiết rất hợp với thực tế, còn đảng muốn thay hàng trăm chỗ lặt vặt nhưng không đổi một điều nào có thể gọi là đổi.

Hiện nay các vấn đề cơ bản nhất đều đối lập triệt để như vậy.

Bộ Chính trị của đảng muốn duy trì tên nước là CHXHCNVN, muốn giữ tên đảng là đảng Cộng sản, mà không lý giải nổi thế nào là CNXH, thế nào là chủ nghĩa CS, bao giờ thì có CNXH và CNCS, trong khi đại bộ phận nhân dân, nông dân, lao động, trí thức, doanh nhân đều muốn từ bỏ những danh xưng cổ lỗ, giáo điều, ảo tưởng, không thực tế ấy.

Bộ Chính trị muốn duy trị bằng mọi giá nền độc quyền đảng trị thể hiện trong Điều 4, trong khi một tỷ lệ lớn nhân dân, trí thức, nông dân, lao động muốn bỏ, cho rằng niềm tin phải tự nó tồn tại và luôn biến đổi không thể áp đặt và bất biến. Dân nhìn rất rõ độc đảng là phản dân chủ, là nuôi dưỡng tệ chuyên quyền, quan liêu, tham nhũng, là phá hoại đất nước.

Để cố áp đặt bằng mọi giá, kể cả bằng cái giá trơ mặt trước sự lật tẩy thái độ giả dối, ăn gian của Bộ Chính trị do những công dân bình thường thực hiện, lãnh đạo đã tỏ rõ thêm thái độ khinh dân, xa dân, một mực đối lập với dân, trái ngược với phương châm họ vừa đưa ra ở Hội nghị Trung ương 7 vừa qua là «trọng dân, gần dân, hiểu dân và tin dân».

Việc gì mà Bộ Chính trị phải ra lệnh bắt khẩn cấp blogger Trương Duy Nhất, vội đóng blog Một góc nhìn khác của nhà báo này, khi ông Nhất vừa làm một cuộc thăm dò của riêng mình về mức độ tín nhiệm của một số uỷ viên Bộ Chính trị và các viên chức cao cấp nhất trong chính phủ và Quốc hội, ngay trước khi Quốc hội lấy (thăm dò) phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm 49 nhân vật.

Họ bị chạm nọc. Vì những con số họ đưa ra là đã có 26 triệu ý kiến góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp, rồi trên 70% ý kiến muốn giữ nguyên danh xưng của nước hiện nay…đều là ngụy tạo, bịa đặt, vô lý, dựng đứng tùy hứng, không có ai kiểm tra. Việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm sắp diễn ra cũng sẽ là những trò hề được biết trước như thế.

Nhà báo Trương Duy Nhất bộc trực, ngay thẳng, tuy không thuộc tổ chức nào, đảng phái nào, đã thực hiện việc thăm dò dư luận của riêng mình, và đưa ra những tỷ lệ ngược với những con số do bộ máy đảng sắp đưa ra. Nhà báo này đã không chịu đi theo con đường của đảng, dứt khoát đi vào con đường ngay thật, phản ánh đúng sự thật của lòng dân.

Cũng chính vì những lý do tương tự mà Bộ Chính trị đã giải thể trên thực tế Viện điều tra dư luận xã hội được lập ra ngay sau khi Việt Nam hội nhập với thế giới. Lúc này là dịp tốt để các chiến sỹ dân chủ và các blog tự do lập ra một cơ quan điều tra dư luận xã hội một cách công bằng, công khai, vô tư như ở nhiều nước dân chủ văn minh.

Điện thoại đã phổ cập, điện thoại cầm tay không còn hiếm, máy tính điện tử cũng được dùng rộng rãi, nhân dân sẽ rất hoan nghênh khi cơ quan điều tra dư luận xã hội định kỳ công bố kết quả điều tra của mình về sự kiện này, nhân vật nọ, theo nhiều mẫu người, độ tuổi, nghề nghiệp, địa phương trong xã hội (như trong chừng 1.000 người). Đây sẽ là một công cụ có hiệu quả và đáng tin cậy để phản ánh lòng dân một cách trung thực.

Lúc ấy cái hiện tượng «đảng đi đường đảng, dân đường dân» sẽ rõ rệt, không ai còn có thể nhập nhằng «lòng đảng là ý dân» được nữa. Lúc ấy các đại biểu Quốc hội sẽ phải suy nghĩ mình đại biểu cho ai đây, cho đảng hay cho đa số nhân dân.

Sự chia tay này sẽ là tất yếu, vì khi Bộ Chính trị đã coi dân là thù để đàn áp, đa số đảng viên CS ở cơ sở sẽ ngả về phía nhân dân . Lúc này còn có đảng viên CS nào tin rằng 16 ủy viên Bộ Chính trị nắm trọn quyền lực hiện nay đang đặt quyền lợi của toàn dân lên trên hết. Vì sự thật đã rõ ràng là họ đang đặt quyền lợi riêng tư của phe nhóm lên trên hết.

 

Vì sao Việt Nam đàn áp người biểu tình chống TQ?


 



https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgOJXOHNdbvJVYAgDH-bAxaUSp6p3adoNGlv1DFE0lS0Ca1qGWFj6Erak3gptfAjuDajT6W9kAXYFHk1rMm8bDJGJ0VLzn7GS9sGctEuOugYPKkjpxklFwSVIeLPGfRwJdArOXFEdxQzQ_n/s1600/Babui-Bao+cao+Ni+ngay+mai+co+bieu+tinh-danlambao.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgS9FozO1RwiR8_QbhZ7NTbll5GIrJ0bgRQ0JVafcFDYrtD4whl9hKS7yg-hqFkadJbOU3P87NYxQiElBgomJvbewTPX7ECyCnSZDaJDboO1P4t_X77UVU-EPBRKiV2hnYJglMeZuafc4k/s1600/phan+cong+xhcn.jpg

Vì sao Việt Nam đàn áp người biểu tình chống TQ?

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-06-12
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg8650241-305.jpg
Người dân biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm Chủ nhật 02/06/2013.
AFP
 
Trong thời gian gần đây, cung cách nặng tay và tích cực ngày càng khó hiểu mà giới cầm quyền VN dùng để ứng phó với người dân biểu tình yêu nước, chống TQ xâm lược khiến công luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm và đặt nhiều nghi vấn.

Xâm phạm lợi ích nhà nước?

Giữa lúc người dân Việt trong nước tiếp tục bị đàn áp, đánh đập, giam giữ, bị sách nhiễu kiểu “tru di tam tộc”… ngày càng đáng ngại chỉ vì họ bày tỏ lòng yêu nước chống TQ xâm lược, thì nhà văn, họa sĩ người gốc TQ, tên Rose Tang, đang cư ngụ tại New York, Hoa Kỳ tự hỏi “vì sao chính quyền Việt Nam huy động công an đánh đập, bắt giam hàng chục người biểu tình… phản đối việc Trung Quốc tranh chấp chủ quyền biển đảo với Việt Nam trên Biển Đông”. Và nhà văn Rose Tang thắc mắc tiếp rằng “Không lẽ các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở Hà Nội không học được gì từ ông anh lớn của họ ở Bắc Kinh?”.
Khi được hỏi về tình trạng công an cùng xã hội đen tiếp tục đàn áp thô bạo những người biểu tình yêu nước, TS Jonathan Daniel London, chuyên gia từng làm việc dài lâu ở VN, “thấy rất buồn”, như ông lên tiếng mới đây với Đài ACTD:
“Sự kiện vừa qua rất đáng buồn. Một lần nữa người dân Việt Nam đã biểu tình đưa quan điểm của mình đối với hành vi phi lý của Trung Quốc. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng cho Việt Nam mà những người đi biểu tình phải đối phó với hành vi thô bạo của công an thì tôi thấy rất buồn.”
Tân Hoa Xã hôm mùng 3 tháng 6 vừa rồi rằng Công an Hà Nội đã ra tay bắt người biểu tình, đồng thời nhanh chóng tống nhốt họ vào xe cảnh sát, những người khác xông ra thì bị công an bao vây”. Vẫn theo Tân Hoa Xã thì “Cuộc biểu tình mới nhất này nhấn mạnh cung cách Chính phủ Việt Nam trong việc xử lý mối quan hệ với Trung Quốc khi đối mặt với áp lực trong nước”.
000_Hkg8650243-305.jpg
Công an, an ninh trấn áp người biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm Chủ nhật 02/06/2013.
Nhà báo Đinh Tấn Lực từ trong nước nêu ngay câu hỏi rằng “cung cách ứng xử với người yêu nước ấy là như thế nào?”. Theo nhà báo Đinh Tấn Lực thì đó là bước tiến của cái cung cách xã hội đen sẵn sàng tung chân đạp vào mặt nhân dân cho đến hè nhau lôi nạn nhân vào hàng rào để “tẩn hội đồng”; Đó là bước tiến của cái cung cách gọi là “thi hành công vụ” nhưng lại siết cổ người yêu nước quẳng lên xe, đập còng vào đỉnh hộp sọ cho nạn nhân ngất xỉu; Đó là bước tiến của cái cung cách mà blogger Đinh Tấn Lực gọi là “ăn thịt truyền thông”, từ đập ống kính vào gáy phóng viên AP cho tới “nhà báo hả, tao đánh chết… mày luôn!” ở Văn Giang vừa qua, hay sẵn sàng thực hiện điều gọi là “di lý” các nữ phóng viên AFP về trại cải tạo gái mại dâm; Đó là bước tiến của cái cung cách gọi là “phục hồi nhân phẩm” đến mức xuất hiện khẩu hiệu “Lộc Hà – điểm hẹn của người yêu nước”.
Vẫn theo nhà báo Đinh Tấn Lực, đó là cái cung cách lục soát bằng tay khắp người những phụ nữ bị bắt vào đồn công an; Đó là cái cung cách chuẩn bị sẵn danh sách những người cần bắt giam và lên sẵn phương án bắt nóng/bắt cóc/bắt nguội; lên sẵn danh sách những người cần bỏ tù, rồi áp đặt họ với những bản án tù dài lâu với những tội danh rất đỗi mơ hồ, từ “tuyên truyền chống nhà nước” cho đến “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”; Đó cũng là bước tiến của cái cung cách hành hung người yêu nước đang trong vòng lao lý…

“Bênh vực” cho phương Bắc

Những cung cách như vậy hoàn toàn tương phản với những gì mà Thủ tướng VN, ông Nguyễn Tấn Dũng, lên tiếng mới đây tại diễn đàn Shangri-La ở Singapore, khiến GS Nguyễn Hưng Quốc bên Úc lưu ý rằng “nhiều nhà báo và blogger Việt Nam liên hệ ngay đến các vụ đàn áp hoặc tuyên truyền giả dối của chính quyền Việt Nam ở trong nước: Trên diễn đàn quốc tế, Thủ tướng kêu gọi tôn trọng các giá trị và chuẩn mực chung mà mọi người trong ‘thời đại văn minh’ đều tôn trọng thì ở trong nước, chính phủ của ông ta lại bắt bớ, đánh đập, bắt bỏ tù vô số người dân vô tội chỉ vì họ lên tiếng chống lại Trung Quốc hoặc đòi hỏi những quyền làm người căn bản nhất”.
Khi được hỏi về cung cách cư xử của giới cầm quyền đối với người dân biểu tình yêu nước, chống TQ xâm lược chứ không phải chống chính quyền, nhưng họ vẫn bị ngăn chận, đàn áp thô bạo khiến công luận nghĩ là giới cầm quyền “bênh vực” cho phương Bắc, nhà văn Thuỳ Linh cho biết:
Người ta sẽ chuyển cái lòng căm hận với giặc ngoại xâm thành lòng căm hận với chính quyền! Đó là điều chắc chắn, và hiện nay đang là như thế.”
Và nhà văn Thuỳ Linh nhân tiện cảnh báo rằng thực tế cuộc sống hiện nay cho thấy rằng người dân trong nước càng ngày càng không sợ chính quyền, mà ngược lại, họ còn chống đối rất quyết liệt -  kể cả bằng bạo lực.
 
 
 

Các Dân Biểu Hoa Kỳ: Không Cho Cộng Sản Việt Nam Vào TPP


From: Thuy Huong <
To:
Sent: Thursday, 13 June 2013 6:24 PM
Subject:  VC se khong duoc gia nhap TPP

 

 

 

Các Dân Biểu Hoa Kỳ: Không Cho Cộng Sản Việt Nam Vào TPP

 

(06/07/2013) (Xem: 1147)

Tác giả : Mạch Sống

 

Ngày Vận Động Cho Việt Nam 4 tháng 6 với sự tham gia của 800 đồng hương đổ về Hoa Thịnh Đốn từ 30 tiểu bang đã gặt hái được nhiều thành quả, kể cả một số tác động ngay ngày hôm sau.
 
Do đã được cập nhật thông tin chính xác từ các nhà vận động Mỹ gốc Việt, các vị dân tiểu tham dự buổi điều trần về “Quan Hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam” vào ngày hôm sau, 5 tháng 6, đã đặt các câu hỏi rất rốt ráo và cặn kẽ làm cho hai giới chức Bộ Ngoại Giao nhiều phen bị lúng túng.
 
Đáng kể nhất là hết vị dân biểu này đến vị dân biểu khác, kể cả bên Cộng Hoà lẫn Dân Chủ, đã cảnh cáo rằng họ sẽ loại Việt Nam ra khỏi thương ước mậu dịch Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) khi được Tổng Thống Obama đưa để lấy biểu quyết của lưỡng viện Quốc Hội nếu như không có những cải thiện đáng kể và thực sự về nhân quyền.
 
 Ông Joseph Yun, Quyền Phụ Tá Thứ Trưởng Đặc Trách Đông Á và Thái Bình, và Ts. Daniel Baer, Quyền Phụ Tá Thứ Trưởng đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động, đại diện Bộ Ngoại Giao tại buổi điều trần. Ngay phần mở đầu, vị chủ toạ buổi điều trần là DB biểu Steve Chabot, Chủ Tịch Tiểu Ban Đông Á và Thái Bình Dương của Hạ Viện, cho biết là ngày hôm trước Ông và nhiều đồng viện đã lắng nghe tiếng nói của 800 công dân Mỹ gốc Việt về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
 
DB Chabot là một diễn giả tại buổi họp khoáng đại của Ngày Vận Động Cho Việt Nam. DB Chabot cho biết là có mời vị Quyền Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ nhưng vị này đã từ chối không ra điều trần.
 
Sau phần điều trần của hai giới chức Bộ Ngoại Giao, trên một chục vị dân biểu thuộc cả hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ luân phiên chỉ trích Hành Pháp đã nói nhiều hơn là hành động và cho biết rằng tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn sẽ là chướng ngại vật ngăn không cho Việt Nam tham gia TPP.
 
DB Christopher Smith (Cộng Hoà, CA), người chủ toạ buổi điều trần của ngày hôm trước với đề tài “Cuộc Đàn Áp Tiếp Diễn Bởi Chính Quyền Việt Nam”, liệt kê những vụ đàn áp vừa mới xẩy ra và trưng hình của sinh viên Nguyễn Phương Uyên.
 
DB Ed Royce (Cộng Hoà, CA) cũng đã nêu. Chướng ngại vật thứ hai là tình trạng chính quyền Việt Nam cướp trắng tài sản của cơ man công dân Hoa Kỳ.
 
 DB Smith và DB Chabot cùng nêu lên vấn đề tài sản của người Mỹ gốc Việt đã bị chính quyền Việt Nam tước đoạt và chỉ trích Bộ Ngoại Giao đã không can thiệp cho quyền lợi công dân mà lại bảo họ mướn luật sư ở Việt Nam để giải quyết theo luật Việt Nam, điều mà Ông cho là không thể chấp nhận được.
 
Trích dẫn bản điều trần của Ts Nguyễn Đình Thắng ngày hôm trước, cả hai vị dân biểu giải thích rằng năm 2003 Quốc Hội Việt Nam đã thông qua nghị định không hoàn trả các tài sản của người bỏ nước ra đi mà họ đang nắm giữ; do đó mướn luật sư chỉ là việc phí tiền vô ích.
 
 Trước câu hỏi bất ngờ này, cả hai giới chức Bộ Ngoại Giao không có câu trả lời và hứa sẽ phải quay về hội ý với Bộ Ngoại Giao để sẽ có văn thư trả lời sau.
 
 Chướng ngại vật thứ ba là sự thiếu vắng cơ chế để bảo đảm cho sự công bằng trong mậu dịch.
 
Ba vị dân biểu cùng nêu lên vấn đề này ở ba khía cạnh khác nhau.
 
DB Sherman (Dân Chủ, CA) cho biết là theo nghiên cứu cứ mỗi 1 tỉ Mỹ kim thâm thủng mậu dịch sẽ dẫn đến 10,000 công dân Hoa Kỳ bị mất công ăn việc làm; theo Bộ Ngoạig Giao, hiện nay thâm thủng mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là 10 tỉ Mỹ kim.
 
DB Sherman cho biết là nới rộng mậu dịch với Việt Nam sẽ chỉ làm tăng thêm thâm thủng mậu dịch. DB Doug Collins (Cộng Hoà, GA) xoáy vào sự cạnh tranh bất công của Việt Nam về các mặt hàng may mặc xuất cảng vào Hoa Kỳ.
 
 Hiện nay Việt Nam xuất cảng 7 tỉ Mỹ kim hàng may mặc hàng năm vào Hoa Kỳ.
 
Theo một cuộc nghiên cứu, cho Việt Nam vào TPP trong tình trạng hiện nay sẽ dẫn đến thâm thủng mậu dịch thêm 4 tỉ Mỹ kim trong 8 năm và sẽ mất nửa triệu công ăn việc làm mỗi năm. Nhắc lại lời phát biểu của Ts. Baer rằng Việt Nam áp dụng luật pháp một cách tuỳ tiện và ngành tư pháp không độc lập như là hai yếu tố góp phần vào tình trạng vi phạm nhân quyền, DB Dana Rohrabacher (Cộng Hoà, CA) chỉ ra rằng các công ty Hoa Kỳ không thể nào đầu tư an toàn vào một quốc gia điều bị hành bởi những “tay anh chị” (gangsters).
 
Song song với mục đích ngăn chặn không cho Việt Nam vào TPP và thúc đẩy Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam, một mục tiêu nữa của Ngày Vận Động Cho Việt Nam là áp lực Bộ Ngoại Giao chấp hành các điều luật chế tài hiện hành Trích dẫn Cô Danh Hui và Ts. Nguyễn Đình Thắng tại hai buổi điều trần trong tháng 4, DB Smith kêu gọi Bộ Ngoại Giao xếp Việt Nam vào Hạng 3 về buôn người và đưa Việt Nam vào danh sách CPC vì đàn áp tôn giáo một cách trầm trọng.
 
Đại biểu cho American Samoa, Ông Eni Faleomavaega là người duy nhất bênh vực cho Việt Nam nhưng cuối cùng cũng kêu gọi Việt Nam phải cải thiện tình trạng nhân quyền.
 
DB Chabot, chủ toạ buổi điều trần, kêu gọi Bộ Ngoại Giao tiếp xúc với các nạn nhân của đàn áp tôn giáo đã định cư ở Hoa Kỳ và các đại diện của những giáo hội bị đàn áp để nắm được thông tin chính xác cho các bản phúc trình trong tương lai.
 
Quyền Phụ tá Ngoại Trưởng Daniel Baer hứa sẽ thực hiện điều này.
 
Có mặt tại buổi điều trần, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của BPSOS, sau đó đã giới thiệu với Ts. Baer một phái đoàn của Liên Hiệp Ban Trị Sự Cao Đài với với Ts. Baer và nhận giúp sắp xếp buổi họp trong tương lai gần.
 
Theo Ts. Thắng, Ngày Vận Động Cho Việt Nam đạt nhiều thành quả và thành quả ngay tức thì là sự lên tiếng rất mạnh mẽ và dứt khoát của các vị dân biểu có ảnh hưởng trực tiếp đến số phận của thương ước TPP vào cuối năm nay.
 
Theo dõi video toàn bộ cuộc điều trần ngày 4 tháng 6:

 


 

Mạch Sống, ngày 06/06/2013

 

 

 


 
MhImage

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link