Vietnam
===
=====
lisa pham mới nhất [khai dân trí số>
https://www.youtube.com/results?search_query=lisa+pham+m%E1%BB%9Bi+nh%E1%BA%A5t+%5Bkhai+d%C3%A2n+tr%C3%AD+s%E1%BB%91
===
====================
Biểu tình 5/3/2017
https://www.youtube.com/results?sp=EgIIAg%253D%253D&q=bi%E1%BB%83u+t%C3%ACnh+2017
Friday, June 14, 2013
Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng
Labels:
CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI
THỨ TƯ 12 THÁNG SÁU 2013
Việt Nam: Khi người cày không còn ruộng
Nghe (17:26)
Thêm vào danh mục của tôi
Tải về
Embed
Nông dân Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đang gặt lúa (REUTERS /Mua Xuan)
Thụy My
Tại Việt Nam, khoảng 70% trong tổng số đơn thư khiếu tố thuộc về lĩnh vực đất đai. Thái độ và bản lĩnh trong việc sẵn sàng đối đầu với chính quyền của những người dân mất đất đang có chiều hướng bùng phát, bởi cho tới nay, hình như vẫn chưa có gì thay đổi đáng kể sau vụ Tiên Lãng.
Tạp chí cộng đồng hôm nay được thực hiện với sự tham gia của Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đệ, Phó trưởng khoa Phát triển Nông thôn trường đại học Cần Thơ ; kỹ sư Nguyễn Thể Hà, chuyên gia về cơ giới hóa nông nghiệp ở Long An và ông Đàm Văn Đồng, nông dân ở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.
Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII khẳng định mục tiêu của Đảng và Nhà nước là xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam phát triển toàn diện và bền vững, giữ vững an ninh lương thực quốc gia, cải thiện đời sống người nông dân, đổi mới bộ mặt nông thôn…
Thế nhưng vào cuối tháng 5/2013 và cùng thời gian với cuộc họp Quốc hội, báo Nông nghiệp Việt Nam viết về tình cảnh phân hóa trong các gia đình nông dân với bài “Vỡ làng”. Bài báo cho biết xã Tam Cường (huyện Tam Nông, Phú Thọ) là một điển hình cho sự “vỡ làng” đau đớn ấy. Do phản đối chính sách lấy đất ruộng, 20 đảng viên bị khai trừ hoặc cảnh cáo, một số người bị cách chức, thậm chí bị giam trên huyện. Có người đi bệnh viện huyện cũng bị bác sĩ hỏi đã ký bán ruộng chưa. Loa phóng thanh ra rả suốt ngày rằng những người không ký bán ruộng là kẻ xấu, là thoái hóa biến chất, là lầm đường lạc lối…
Người cày phải có ruộng
Đầu năm 2012, vụ ông Đoàn Văn Vươn và gia đình ở Tiên Lãng, Hải Phòng bị cưỡng chế đất đai đã gây xôn xao trên cả nước. Hiện tượng người dân khiếu kiện tập thể về đẩt đai diễn ra khắp nơi. Các chủ đầu tư mua chuộc chính quyền địa phương để chèn ép người dân, có khi sử dụng cả công an và quân đội để cưỡng chế, thậm chí cả bọn côn đồ để hăm dọa, hành hung người dân, như trường hợp ở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.
Ông Đàm Văn Đồng, nông dân Văn Giang cho biết sơ qua tình hình tại chỗ hiện nay :
Bà con ở Văn Giang thì lúc này cũng đang trên đường đi khiếu kiện, đến các cơ quan chức năng ở trung ương nhưng chưa thấy một cơ quan nào hồi âm cả. Thứ hai là bà con đã giành lại được số ruộng đã cấy được hai vụ lúa, trong lúc này bà con vừa phải thu hoạch, vừa phải đi gởi đơn lên các cơ quan chức năng.
Vừa rồi chúng tôi mới thu hoạch có hơn một buổi thôi, giành lại được một tí đất mà được hơn chục tấn thóc. Ruộng nương ở đây rất phù hợp. Chúng tôi tìm lại được cái băng hình ngày khởi công năm 1958 đào sông Văn Hải đến mức độ như thế nào thì đến bây giờ dòng sông Văn Hải nó phục vụ cho cánh đồng của ba xã chúng tôi rất là màu mỡ, thuận tiện.
Đất của chúng tôi không phải là đất ngập úng mà đất rất là đẹp, chính vì thế mà chúng tôi lúc nào cũng tâm niệm rằng với người nông dân thì người dân phải có ruộng cày.Cho nên chúng tôi vẫn tiếp tục yêu cầu các cấp chính quyền giải quyết trả lại ruộng cho chúng tôi. Thứ hai là việc thực hiện dự án đô thị thương mại du lịch Ecopark này là trái hoàn toàn pháp luật.
Dân không có đất thì không sống được, mà cái đất này làm ra rất nhiều của cải vật chất cho chúng tôi. Nói chung là trồng lúa tốt mà trồng cây cảnh, trồng cây ăn quả cũng tốt. Như gia đình tôi có hơn 900 mét vuông đấy, kể cả tôi không làm, tôi cho họ thuê trồng cây cảnh một năm tôi cũng được mấy chục triệu. Phải bán cho nhà đầu tư được có 43 nghìn đồng một mét vuông, mà mất trắng. Họ chỉ lợi dụng kẽ hở của luật pháp nhà nước mà họ lấy đất của dân một cách trắng trợn như thế này.
Một sào của chúng tôi ở đây là 360 mét vuông, thì một năm riêng 360 mét vuông này nếu trồng cây cảnh là phải làm ra tới mấy trăm triệu trên một sào. Năm trăm triệu trên một sào.
Bán cho họ thì nếu tính về tiền đất thì mới được có 20 triệu. Vì đến bây giờ đấu tranh như thế họ mới giả lên tới 75 nghìn đồng một mét, mà nhân với 360 mét. Quá rẻ mạt ! Một mét vuông mới mua được một cái quần đùi. Thì bảy nhăm nghìn đồng một mét. Trong khi đó, khi họ lấy được của dân họ bán được bao nhiêu triệu một mét.
Thôn quê và thành thị : Quá cách biệt
Còn ở miền Tây, Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đệ, Phó trưởng khoa Phát triển Nông thôn trường đại học Cần Thơ trước hết có nhận xét chung về đời sống của người nông dân :
Cùng với đà phát triển kinh tế chung của đất nước thì đời sống có được cải thiện hơn so với những năm trước đây. Tuy nhiên so với các thành phần kinh tế khác, và so với mức đóng góp của nông dân mình với sự phát triển kinh tế chung của đất nước, thì quá chậm. Có thể nói là đời sống người nông dân ở nông thôn thua kém rất là nhiều thành phần khác. Cơ bản là vì lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp quá thấp.
Theo số liệu mới đây, trong sản xuất lúa của nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong gần hai thập niên vừa qua, tính trên tỉ lệ lời so với tiền vốn người ta bỏ ra, thì nó không thay đổi. Vả lại diện tích đất cho mỗi hộ nông dân càng ngày càng thu hẹp, do tỉ lệ gia tăng dân số ngày càng lớn. Cho nên tính ra thu nhập bình quân trên hộ ở nông thôn rất là thấp.
Đặc biệt trong những năm gần đây, tình hình tiêu thụ nông sản hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu là ở thị trường đầu ra, khâu điều tiết, xuất khẩu hoặc là phân phối trong nội địa chưa được tốt. Thành thử giá cả nông sản rất bấp bênh, nhiều trường hợp là lỗ. Thí dụ như lúa năm nay cho tới thời điểm này, cái giá nông dân bán ra dưới giá thành người ta sản xuất.
Tỉ lệ đất đai bình quân trên đầu người hoặc trên hộ ở nông thôn ngày càng đã thu hẹp rồi, tại vì dân số ngày càng nở ra, mà đất thì nó không nở. Trong khi kèm với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa thì một số lượng lớn diện tích bị chuyển sang làm khu công nghiệp hoặc đô thị. Thành thử diện tích đất phục vụ cho nông nghiệp cũng thu hẹp nữa.
Mà nguy hiểm hơn nữa là những vùng đất phì nhiêu ven sông, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp thì lại bị đô thị hóa với công nghiệp hóa đẩy vô những vùng sâu khó khăn hơn. Do đó sức sản xuất của đất cũng bị sút giảm, tại vì vô những vùng phèn, trũng hoặc là ngập úng…làm cho năng suất có phần sút giảm.
Tất cả những yếu tố đó cộng lại làm cho thu nhập của người nông dân ở nông thôn rất là khó khăn. Thêm nữa, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, thủy lợi, điện và những phương tiện sinh hoạt kém rất xa so với thành thị. Cho nên vấn đề tiếp cận với thị trường, tiếp cận với thông tin cũng là yếu tố giới hạn cho sự vươn lên làm giàu của người nông dân.
Nỗi khổ của người nông dân mất đất
Mảnh đất là nơi sinh nhai của người nông dân, một khi mất đất, họ sinh sống như thế nào ? Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đệ cho biết :
Thông thường những người bị mất đất thì Nhà nước cũng có đền bù theo quy định. Kèm theo đó Nhà nước cũng có chánh sách tái định cư cho người ta. Nhưng mà có cái khó là nông dân hồi trước tới giờ chỉ biết làm ruộng, vườn, rẫy thôi. Bây giờ đất mất rồi, có chỗ ở khác thì lại không có phương tiện sản xuất. Họ chuyển đổi nghề nghiệp cũng gặp khó, tại vì người ta chưa hề có kinh nghiệm trong kinh doanh hoặc làm dịch vụ các thứ.
Vả lại cái cơ hội để mà họ chen vào những thị trường kinh doanh, dịch vụ này rất là khó khăn. Tại vì cái lượng lao động dôi ra ở các khu cư dân tập trung tái định cư thì phương tiện, điều kiện sinh sống của người ta không được bảo đảm. Mặc dầu họ có nhận được phần tiền đền bù về đất đai, nhưng dần dần một thời gian sau thì không có chuyện gì làm, cho nên ăn vô đó, rồi cuối cùng cũng trở nên trắng tay hà. Phần lớn rất là khó khăn.
Nhà nước cũng có đưa ra chương trình dạy nghề kèm theo. Nhưng mà dạy nghề xong rồi là chưa hết. Học nghề thì ai cũng học, nhưng mà đâu phải là ai cũng có thể tổ chức cuộc sống mình theo cái ngành nghề đó được. Tại vì số lao động dư thừa hiện có đã lớn rồi, bây giờ mình lại gia nhập vô cái đội quân đó, với tư cách là lính mới ngơ ngác thì làm sao mà cạnh tranh lại được với những cơ sở, những người đã có nghề nghiệp ổn định rồi ?
Cho nên vô vàn khó khăn cho những nông dân bị mất đất đó.
Ông Đàm Văn Đồng cũng nói lên một thực tế :
Đất đã nuôi sống bao nhiêu đời, từ xưa đến nay những người nông dân như chúng tôi và kể cả mãi mãi sau này đời con em chúng tôi cũng phải sống bằng đất. Bây giờ thực tế cứ nói là đô thị hóa rồi công nghiệp nhưng con em chúng tôi bây giờ không có tiền thì không xin được việc. Vì cái chế độ bây giờ xin đâu cũng phải tiền. Thế mà những kẻ dốt nát lại là con nhà giàu, nó có tiền thì nó lại được vào làm. Con em như chúng tôi có trình độ mà không có tiền cũng không làm gì được, cho nên là rất bất công ! Đành vẫn phải tiếp tục giữ ruộng để làm.
Khi làm dự án người ta có nói song song đó sẽ tạo công ăn việc làm cho bà con không ?
Đấy là trò lừa bịp của các cơ quan và các nhà đầu tư thôi. Chứ khi thu hồi ruộng của dân xong, con em chúng tôi có vào làm đi chăng nữa thì dăm bữa nửa tháng họ sẽ thải hồi, cho là không có trình độ. Lúc đầu chưa lấy được ruộng thì họ lừa bịp dân như thế thôi.
Vùng đất Văn Giang của chúng tôi trước kia chưa có dự án, sống bằng đồng đất thì dân chúng tôi rất giàu có. Bất cứ ai về đến đất Văn Giang cũng phải thấy rằng làng mạc của chúng tôi rất trù phú. Toàn nhà cao tầng, mà từ đất mà lên. Chính từ những năm có dự án đến bây giờ đã làm xáo trộn cuộc sống của nhân dân, mất an ninh trật tự, xã hội đen thì mỗi ngày nhiều lên, con em nghiện ngập lại càng nhiều, giai gái đĩ điếm.
Tất cả là do dự án mang đến hết. Chứ còn trước kia, những năm chưa có dự án là đất chúng tôi rất yên bình. Nhiều người lạ tới, chính bản thân họ cũng phải dùng đến lực lượng xã hội đen này để dằn mặt những người cương quyết đấu tranh để giữ lại đất.
Thanh niên làng bây giờ là không công ăn việc làm. Những hộ đã lấy tiền đền bù ruộng rồi bây giờ không việc làm cũng chỉ nhong nhóng đi chơi thôi. Mất ruộng rồi là không công ăn việc làm duy nhất bây giờ còn những gia đình chưa thực hiện dự án giành giật lại được ít ruộng cấy để chúng tôi lấy hạt thóc ăn thôi.
Tự dưng mắc nợ !
Đất nông nghiệp bị tịch thu cho những dự án kinh tế và công nghiệp, nhưng bên cạnh đó lại có một nghịch lý là khi người nông dân cần một diện tích đất để sấy và tồn trữ lúa, tránh tổn thất sau thu hoạch, thì lại phải đóng một số tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất rất lớn. Kỹ sưNguyễn Thể Hà, nhà khoa học độc lập chuyên nghiên cứu về cơ giới hóa nông nghiệp cho đây là vấn đề phi lý :
Tức là nông dân thì làm lúa, nhưng mà người nông dân thì trồng lúa thôi, còn đất để cho nông dân tồn trữ lúa và sấy lúa không phải là đất nông nghiệp. Nông dân không có để làm kho tồn trữ lúa và để máy sấy lúa, bởi vì làm cái đó thì Nhà nước gọi là đất dịch vụ, đất khác, không phải đất nông nghiệp. Mà muốn làm đất công nghiệp thì phải chuyển đổi mục đích. Phải đóng một số tiền rất lớn, mà nông dân thì không có tiền để đóng.
Tôi thì cũng có miếng đất như vậy, cũng bốn, năm công gì đó. Đất hồi đó ở cũng mấy trăm năm nay rồi. Cả mấy chục năm nay không trồng lúa được, nhưng mà Nhà nước quy định đất lúa. Khi mà không trồng lúa được, Nhà nước mới kiểm tra lại thì nói đất này là đất thổ cư. Nếu mà tôi nhận sổ đỏ về thì tôi phải đóng mấy trăm triệu đấy.
Thế là cả xóm tôi không ai dám nhận cả. Đất của mình ở, tự nhiên giao cho mình cái sổ đỏ rồi mình mắc nợ. Tự nhiên mình mắc nợ, kỳ vậy ? Tôi cũng là người kháng chiến, đi mấy năm về rồi tự nhiên mình thiếu nợ Nhà nước, rồi tiền đâu tụi tôi trả ?
Nông dân cũng vậy. Nếu họ chuyển đổi đất để làm nơi sấy lúa, tồn trữ lúa thì họ phải đóng thêm số tiền rất lớn. Cái này không hợp lý trong chánh sách đất đai. Đất của mình hồi đó tới giờ vậy rồi không trồng lúa được thì họ chuyển thành đất thổ. Bây giờ nếu mình nhận số đỏ thì mình chịu lãi, 0,5%/ ngày, nghe người ta tính là 18%/năm. Thì có nhiều người ở Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều nơi họ không dám nhận giấy tờ quyền sử dụng đất, bởi vì họ sợ rằng tự nhiên mắc nợ.
Mà đất của mình mình ở. Nhà tôi ở đó hằng 300 năm rồi, từ trước khi Gia Long vào đây lận, tới đời tôi là đời thứ sáu, thứ bảy rồi. Mà nếu tôi nhận sổ đỏ về thì tôi lại phải thiếu nợ tới mấy trăm triệu. Không nhận, có nghĩa là chúng tôi không tán thành chánh sách đất đai như vậy. Đóng tiền thì cũng có khả năng đóng được, nhưng không thể đóng bởi vì đất này của mình, tự nhiên mình mắc nợ sao được !
Bây giờ thì nông dân cũng rất cần đất để sấy lúa và tồn trữ lúa. Nông dân mình hiện nay thì ở nhà cũng đơn chiếc lắm. Người nông dân thì lớn tuổi rồi, không thể chở lúa từ ở ngoài ruộng rồi về nhà, làm khô ở nhà rồi mới chở tới nhà máy xay lúa. Thành ra phải chở tập trung lại một cái chỗ để làm khô, xong rồi mới xay xát. Có những người nông dân không có kho chứa lúa.
Sản lượng lúa mình tăng nhanh. Một người một hecta họ có thể làm được một vụ tới sáu, bảy tấn ; ba vụ họ làm được 20 tấn thì nhà họ đâu có chỗ chứa. Họ phải bán lúa ngay tại ruộng. Bán lúa tại ruộng là lúa tươi, về phải sấy ngay để cho nó không có sinh nhiệt. Cái đó cần có chỗ sấy và chỗ chứa công nghiệp.
Và tôi nghĩ rằng ý dân là ý trời mà, thì cũng không cản được dân đâu. Người dân Nam Bộ sẽ dùng đất của mình để sấy lúa và tồn trữ lúa, điều này chắc chắn sẽ thực hiện được. Không thể cản trở được nông dân giành lại chủ quyền đất của mình đâu. Tôi nghĩ rằng tới đây nông dân làm lúa tốt hơn, thì đời sống sẽ khá hơn thôi.
Hãy cứu lấy lũy tre và cánh đồng…
Từ việc tổ chức phi chính phủ Global Witness tháng vừa rồi cáo buộc Hoàng Anh Gia Lai và Tổng công ty Cao su Việt Nam, liệu có thể nghĩ đến việc có những tổ chức phi chính phủ Việt Nam chuyên hỗ trợ khiếu tố đất đai, có mối liên kết với các tổ chức phi chính phủ quốc tế hay không ? Trả lời RFI Việt ngữ qua email, bà Josie Cohen, phụ trách vấn đề đất đai của Global Witness cho biết, do nhân sự hạn chế nên tổ chức này chỉ chọn lựa những quốc gia họ hiểu biết nhiều như Cam Bốt để tác động. Nhưng bên cạnh đó cũng có những tổ chức khác có hoạt động liên quan đến đất đai ở Việt Nam như Land Nature, Oxfam.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt, trả lời phỏng vấn báo Nông nghiệp Việt Nam đã lo lắng:
“Tôi không biết các nhà lãnh đạo nghĩ thế nào, nhưng tôi nghĩ nông thôn là vấn đề chính trị quan trọng nhất. Nếu xử lý không tốt thì chúng ta sẽ nhổ rễ dân tộc chúng ta ra khỏi nền văn hóa của nó, biến dân tộc mình thành một cái chợ và bán tất. Trong đó việc bán đầu tiên là bán con người.
Mất lũy tre, mất cánh đồng, mất con cò, mất tiếng ru, mất cả tiếng dế. Bây giờ Tô Hoài có bỗng nhiên trẻ lại cũng chẳng cách gì có thể viết lại “Dế mèn phiêu lưu ký”.
Chúng ta bảo chúng ta yêu tiếng chim hót véo von, nhưng chúng ta sẵn sàng ăn trứng chim và phá tổ chim. Văn hóa của chúng ta là tiếng hót của con chim, mà nông thôn là cái tổ. Hãy để ý đến nông thôn, hãy cứu lấy nền văn hóa của chúng ta. Hãy cứu lấy cái tổ chim để duy trì tương lai của giọng hót”.
Khi luật pháp làm ngơ
Còn ông Đàm Văn Đồng nói lên quyết tâm của người nông dân chiến đấu để giữ đất :
Chủ đầu tư hiện nay thì vẫn cứ thuê côn đồ để đứng trông nom san lấp mặt bằng. Nhưng dân chúng tôi cương quyết giữ, vẫn đuổi được lũ côn đồ đi ra khỏi khu ruộng chúng tôi cấy. Chúng tôi giành được độ năm bảy chục mẫu rồi.
Bây giờ chúng tôi không nhận tiền đền bù thì trước tiên là tạm thời dân tập trung cấy cày trên thửa ruộng chúng tôi giành lại đó. Và như vụ này là được gần 20 tấn thóc, thì ý định của chúng tôi là chia cho các gia đình khó khăn, nhưng mà các gia đình đã đồng tình là bán đi để lấy tiền tái đầu tư cho vụ tới. Hiện nay chúng tôi đã sắm được máy làm ruộng, máy tuốt thóc…nói chung là chúng tôi đã sắm để trở thành một hợp tác xã nông nghiệp thực sự. Và chúng tôi có ý định sẽ thành lập hợp tác xã.
Trong giai đoạn này thì chúng tôi vẫn cứ đưa đơn khởi kiện ra tòa thì tòa huyện Văn Giang không dám giải quyết. Đưa đơn lên Quốc hội thì Quốc hội cũng làm ngơ, đưa lên chính phủ cũng thế. Cho nên chúng tôi bây giờ buộc phải giành lại đất, buộc phải một mất một còn với họ thôi.
Bản thân tôi bị đánh bao nhiêu lần đấy thì về pháp luật cũng đã trừng trị những kẻ gây án. Nhưng hực tế nó che mắt thế gian thôi, chứ chưa phải là xử đúng tội, còn bỏ sót nhiều tội.
Thậm chí nghị quyết của Tỉnh ủy là Đảng còn nói là những kẻ cầm đầu như chúng tôi là có những thế lực xúi giục đứng đằng sau. Nhưng thực chất chúng tôi là những người có một chút hiểu biết pháp luật. Khi hiểu biết luật thì chúng tôi làm theo luật, thì các cơ quan chính quyền lại làm ngơ, không dám giải quyết với chúng tôi bằng luật pháp, mà phải dùng xã hội đen để giải quyết với nhau. Thì chính bây giờ cũng buộc chúng tôi phải trở thành ngược lại, và chúng tôi cũng dám cầm vũ khí, để chúng tôi sẽ đánh !
RFI xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đệ, Phó trưởng khoa Phát triển Nông thôn trường đại học Cần Thơ ; kỹ sư Nguyễn Thể Hà, chuyên gia về cơ giới hóa nông nghiệp ở Long An, và ông Đàm Văn Đồng, nông dân ở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên đã vui lòng tham gia chương trình hôm nay của chúng tôi.
__._,_.___
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Featured Post
Popular Posts
-
CXN_120612_1976_Sau Tết 2013, bọn UBGSTCQG sẽ liếm lại bãi đờm chúng vừa nhổ ra ngày hôm nay: Kinh tế Việt Nam được nhận định đã thoát đ...
-
Vụ Đặng Chí Hùng bị bắt và tình hình thực tế trong tù IDC của Thái Lan Hai viên chức an ninh CSVN mang thẻ đỏ (qua đ...
Popular Posts
-
Vaclav Havel - Chờ Tự Do Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Lời người dịch: Tên vở kịch nổi tiếng nhất của nhà viết ...
-
Phát biểu của Tổng thống Obama tại Đại học YANGON Ngườ...
-
Duoi day la 33 truyen ngan cua Tieu Tu ma mot so truyen qui vi da doc qua that tham thia.Xin chia se voi qui vi.Thiet nghi nhung vi nao chu...
-
PHILIPPINES - TRUNG QUỐC - Bài đăng : Thứ tư 20 Tháng Hai 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ t...
-
On Thursday, May 11, 2017 4:31 PM, Ông Sư này tên là Vĩnh Tánh, (thuộc giòng họ ông Vĩnh Thụy tức Bảo Đại) trước đây tu ở Chùa Thiên Đồ...
-
CHIỆT ĐƯỜNG THU, KẸP NGẢ CHI ĂN CẮP Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 29.11.2012 W...
-
Lão Th ầ y B ó i Gi à Đ inh V ũ Ho à ng Nguy ê n Trong giới văn nghệ sĩ Việt Nam chưa khi nào có một tác giả chưa từng có...
-
Vụ Đặng Chí Hùng bị bắt và tình hình thực tế trong tù IDC của Thái Lan Hai viên chức an ninh CSVN mang thẻ đỏ (qua đ...
LISA PHẠM - Khai Dân Trí Số https://www.youtube.com/results?search_query=LISA+PH%E1%BA%A0M+-+Khai+D%C3%A2n+Tr%C3%AD+S%E1%BB%91+
Popular Posts
-
Danh Mục Audio Truyện Nghe Trực Tiếp (online) Không Donwload Chân Thành Cảm Ơn Chú8 Hà, Đông Hà, Trái Táo, Yên Như, Biển Và Em, Mai Vân ...
-
From: Mai G. Pham < Subject: Sự thật về ác tăng thích Thích Chân Quang Date: Tuesday, April 23, 2013, 3:17 AM Giới thiệu ph...
-
Cái chết của Cha ruột Nguyễn Tấn Dũng , Tướng Nguyễn Chí Thanh Hy vọng anh ba Dũng chăn Vịt ở Kiên Giang sẻ trả thù cho cha mình vì bị ...
-
Đỗ Mười kết luận phải khai trừ ông Giáp Vào cuối thâp kỷ 60, trước và sau khi ông Hồ chết, nội bộ ĐCSVN xảy ra “Vụ Án Xét L...
-
Vaclav Havel - Chờ Tự Do Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Lời người dịch: Tên vở kịch nổi tiếng nhất của nhà viết ...
-
Phát biểu của Tổng thống Obama tại Đại học YANGON Ngườ...
-
Duoi day la 33 truyen ngan cua Tieu Tu ma mot so truyen qui vi da doc qua that tham thia.Xin chia se voi qui vi.Thiet nghi nhung vi nao chu...
-
bon. VN chung' ta la` da^n dden nen khong lo bi. ai chui vao` computer phanh phui: - co' bao nhieu nha` - co' ...
-
[ Attachment(s) from Can Bui included below] Thưa quí vị trên DD, Đọc email của ô. Phách gửi cho ô. Ngô Kỳ, tôi thấy nhữn...
-
Subject: Fw: Nhung Tien Doan 2012 http://multiply.com/m/item/vulep:journal:955 http://multiply.com/m/item/vulep:journal:955 ...
My Link
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
https://www.facebook.com/reel/802490438523735 - https://www.facebook.com/reel/8024904385237356 months ago
-
-
-
BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP - https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa rpedn...2 years ago
-
-
-
Cách tự kiểm tra xem mình có nhiễm virus COVID-19 không (?) - NT2K4FL Nếu không muốn nhận Email này Xin cho biết để chấm rứt.Cám ơn * Please delete my address before sending this document out. * On ...4 years ago
-
Diễn hành Tết Canh Tý trên đại lộ Bolsa, Little Saigon - ---------- Forwarded message --------- From: *Le Hiep* Date: Mon, Jan 27, 2020 at 8:26 PM Subject: Fw: Diễn hành Tết Canh Tý trên đại lộ Bolsa, Little Sai...4 years ago
-
Thuc phẩm được cảnh báo là chất gây ung thư, ăn càng ít càng tốt - ( Cảm ơn bạn đã chuyển . Có vài ý kiến thô thiển : 1 - những thức ăn quá hạn ( out of date ) dù còn dùng được , cũng nên liệng bỏ . Đừng t...5 years ago
-
-
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment