Friday, June 14, 2013

VN chi bừa bãi để tạo tăng trưởng?


VN chi bừa bãi để tạo tăng trưởng?


Cập nhật: 09:54 GMT - thứ năm, 13 tháng 6, 2013



Kinh tế đi xuống khiến chính phủ phải tăng cường chi tiêu để giữ tăng trưởng GDP

Ý kiến chuyên gia cho rằng đầu tư công bừa bãi để đảm bảo tăng trưởng ngắn hạn mà không chú ý đến lợi ích kinh tế dài hạn đã để lại hậu quả nặng nề cho nền kinh tế của Việt Nam.

Các bài liên quan



Chủ đề liên quan



Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một nước được cơ cấu bởi các yếu tố trong đó:

GDP = Tiêu dùng tư nhân + Tổng ngạch đầu tư + Chi tiêu chính phủ + (Xuất khẩu - Nhập khẩu). Đây cũng là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng GDP.

Tuy nhiên các báo cáo kinh tế gần đây nhất cho thấy những yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế hiện tại đều rất yếu, thể hiện qua sản xuất công nghiệp quý một chỉ đạt 4,93%, mức thấp nhất từng thấy trong quý một giai đoạn 2010-2013, tăng trưởng dư nợ tín dụng trong cùng quý đạt 0,03%, số doanh nghiệp phá sản trong quý một tăng 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái và giá tiêu dùng tháng Năm tiếp tục âm.

Vậy, chính phủ đã đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế dao động quanh mức 5% như thế nào khi một loạt các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng đã yếu đi?

Chi tiền để tăng trưởng


Trả lời phỏng vấn BBC ngày 13/6, ông Raphaël Cecchi, chuyên gia phân tích rủi ro tại hãng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ONDD của Bỉ nhận xét thời gian qua, Việt Nam đã đẩy mạnh chi tiêu công thông qua chính sách tài khóa để bù đắp lại sự suy yếu của các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng khác.

"Hầu hết tất cả những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam, trong đó có tiêu dùng tư nhân, đã yếu hẳn đi trong vòng hai năm qua," ông Cecchi nói.

"Trong một bối cảnh khó khăn đối với cả môi trường bên ngoài và nội địa, chính phủ Việt Nam đã tăng cường sử dụng chính sách tài khóa (giảm thuế hoặc tăng đầu tư công) để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế."

Việc tăng cường chi tiêu công cũng được thể hiện trong báo cáo của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về nợ công đưa ra hồi cuối tháng Năm.

Theo báo cáo của ủy ban này, thâm hụt ngân sách của Việt Nam, không bao gồm chi trả nợ gốc đã tăng gấp đôi từ 1,3% GDP trong giai đoạn 2003-2007 lên 2,7% GDP trong giai đoạn 2008-2012.

Báo cáo này cũng cho thấy tổng nợ công của Việt Nam đã tăng từ khoảng 40% GDP trong năm 2007 lên 55,4% GDP vào năm 2012. Cùng thời gian đó, nợ nước ngoài của Việt Nam cũng tăng từ 32% lên tới khoảng 42% GDP.

Tuy nhiên, con số này không phản ánh đúng mức nợ công bởi chính phủ Việt Nam không xem nợ của khối doanh nghiệp nhà nước là một phần của tổng nợ công, ngoại trừ những khoản nợ được chính phủ bảo lãnh.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết nếu tính cả nợ trong hệ thống ngân hàng của doanh nghiệp nhà nước và khoản nợ bằng trái phiếu trong nước không được Chính phủ bảo lãnh khác thì nợ công Việt Nam lên tới 95% GDP, vượt xa ngưỡng an toàn 60% GDP mà các tổ chức như Ngân hàng Thế giới hay Quỹ tiền tệ quốc tế đã khuyến cáo.

Đầu tư bất chấp hiệu quả


"Các dự án (đầu tư công) này không đem lại nhiều lợi ích vì mục đích của chúng là xây dựng chỉ số tăng trưởng về ngắn hạn thay vì đáp ứng nhu cầu kinh tế về trung hạn và dài hạn"

Raphaël Cecchi, chuyên gia phân tích rủi ro tại ONDD

Ông Cecchi cho rằng mặc dù việc sử dụng đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ khó khăn là bình thường, hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực này tại Việt Nam là một vấn đề lớn.

"Trước hết, không có gì sai trong việc sử dụng chính sách tài khóa, thúc đẩy chi tiêu công để hỗ trợ tăng trưởng trong lúc chu kỳ kinh tế (biến động GDP qua ba giai đoạn suy thoái, phục hồi và hưng thịnh) rơi vào thời điểm không thuận lợi," ông nói.

"Đó là mục đích chính của chính sách tài khóa và điều này cũng hợp lý hóa kỷ luật tài khóa (thắt chặt ngân sách, chi tiêu công, tăng thuế) trong thời điểm kinh tế tốt hơn,"

"Tuy nhiên cần phải đặt ra câu hỏi cho tính hợp lý trong việc chi tiêu và đầu tư công ở Việt Nam."

"Những gì chúng ta thấy ở Trung Quốc đang được một phần nào đó được sao chép lại ở Việt Nam (tất nhiên là với một quy mô nhỏ hơn nhiều), tiêu biểu là sự tăng cường vốn đầu tư vào các dự án bất động sản và cơ sở hạ tầng với lý do thiếu chính đáng."

"Các dự án này không đem lại nhiều lợi ích vì mục đích của chúng là xây dựng chỉ số tăng trưởng về ngắn hạn thay vì đáp ứng nhu cầu kinh tế về trung hạn và dài hạn."

Hậu quả của việc đầu tư bừa bãi này dẫn đến nhiều tai tiếng đối với các công trình đầu tư công ở Việt Nam.

Các dự án đầu tư công tại đây thường được tiến hành khá chậm chạp và vì thế, khiến chi phí dần tăng cao so với dự kiến ban đầu và giảm lợi ích kinh tế, vốn đã ít ỏi đối với nhiều dự án.

Vinashin

Nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng ngắn hạn của chính phủ Việt Nam đã dẫn đến nhiều đầu tư công thiếu hiệu quả

Dự án bauxite Nhân Cơ là một ví dụ. Việc kéo dài thời gian thi công với dự án này đã đẩy chi phí ban đầu từ hơn 11 nghìn tỷ đồng lên 16 nghìn tỷ đồng, đồng thời giảm tỷ suất sinh lời từ 9,57% xuống 8,69%. Đó là chưa kể số năm lỗ cũng bị tăng từ 5,6 năm lên 7 năm và giá trị lỗ tăng từ 727 tỷ đồng lên gần 2.500 tỷ đồng.

Chính phủ cũng tỏ ra thiếu trách nhiệm, thiếu cân nhắc khi đổ tiền vào các dự án.

Trường hợp như dự án Cảng Kê Gà, với chi phí đầu tư lên đến 20 nghìn tỷ đồng đã không bao giờ được thực hiện là một ví dụ. Trước đó, để có đất cho dự án này, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đã thu hồi giấy phép và đất đã cấp cho 12 nhà đầu tư du lịch, vốn đã đổ vào dự án hơn 1000 tỷ đồng.

Trường hợp Cảng Năm Căn tại Cà Mau, sau khi xây xong lại không sử dụng được vì ... đường bộ chưa thông, đường sông nông cạn làm tàu không vào được cũng là một ví dụ khác.

Đó là chưa kể đến những câu chuyện tai tiếng tại các doanh nghiệp nhà nước, vốn được ưu đãi về vốn những lại kinh doanh kém hiệu quả, gây thất thoát lên đến hàng tỷ đôla mà báo chí trong nước đã tốn không ít giấy mực trong những năm qua.

Gánh nặng quốc gia


"Khối nợ từ các doanh nghiệp nhà nước cũng như tình trạng thiếu vốn của các ngân hàng nhà nước sẽ là gánh nặng cho ngân sách quốc gia," ông Cecchi bình luận

"Việc tái cơ cấu khối doanh nghiệp nhà nước, thông qua tăng cường chất lượng quản trị, tái tập trung vào các ngành chính, tiếp tục với công tác cổ phần hóa cũng như nỗ lực củng cố hệ thống tài chính của Hà Nội là cần thiết hơn bao giờ hết vào lúc này nhằm đảm bảo cho nợ công nằm trong tầm kiểm soát và tái thiết lập niềm tin với nhà đầu tư."

"Giải quyết nợ xấu và tái huy động vốn cho khu vực ngân hàng cần được chính phủ đặt lên ưu tiên hàng đầu vì khu vực ngân hàng yếu kém đang ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng trong tương lai."

"Ngoài ra, công tác giám sát đối với khu vực ngân hàng cũng cần được nâng cao nhằm tránh cho nền kinh tế bị kẹt trong một vòng luẩn quẩn có tính hệ thống."

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link