Saturday, January 24, 2015

Gieo căm thù để gặt “anh hùng”


Gieo căm thù để gặt “anh hùng”















New York Times - Trần Quốc Việt (Danlambao)  dịch - Tường Sơn, Nam Việt Nam, 26/2/1974. Trường làng của Việt Cộng là ngôi trường thô làm bằng rơm và bùn nằm ở khu đất trống trong rừng, với những lô cốt cao bằng trẻ nhỏ ở hai bên trường. Trong lúc cô giáo viết bài học trong ngày trên bảng đen lồi lõm, 30 học sinh lớp ba ngồi với tập vở trước mặt.

Bài học dạy về một trong những anh hùng cá nhân hiếm hoi của Việt Cộng - Nguyễn Văn Trỗi, kẻ đã thực hiện không thành vụ giật sập cầu ở Sài Gòn nơi Robert S. McNamara đi qua vào năm 1964 khi ông là Bộ trưởng Quốc phòng.

Cô giáo mặc chiếc áo dài màu hồng mới chỉ viết đến “Nguyễn Văn Trỗi là người thợ điện Sài Gòn.” Người khách Mỹ đi rón rén đến em bé gái ngồi ở hàng ghế phía trước.

“Nguyễn Văn Trỗi là ai?” ông hỏi thầm bằng tiếng Việt.

Em liếc nhìn lên bảng đen.” Người thợ điện Sài Gòn,” em thầm thì đáp.

Nhưng khi những người khách hỏi lớp học những câu hỏi rộng hơn, các em học sinh lớp ba này dường như biết trước các câu trả lời đã được chấp thuận.

“Ai là người anh hùng vĩ đại nhất trong thời Việt Nam hiện đại?” Vài giọng nói nhỏ nhẹ đáp lại, “Bác Hồ.”

“Tại sao người Mỹ đến Việt Nam?” một bé gái trả lời, “Để cướp nước của chúng cháu.”

Ở phòng lớp tư kế bên cuộc viếng thăm làm gián đoạn bài học dường như bắt đầu từ vua Quang Trung, người quê ở tỉnh Bình Định, vị hoàng đế anh hùng chống Trung Hoa vào thế kỷ 18, rồi lan man sang “ vùng châu thổ sông Cửu long phì nhiêu.”

Năm sáu em bé trai và gái được hỏi khi lớn lên các em muốn làm gì. Tất cả các em đều nói họ muốn trở thành chiến sĩ để “giải phóng quê hương”.

Một vị khách gật đầu về hướng chủ nhà, một cán bộ Việt Cộng địa phương.

“Thế các cháu chẳng muốn trở thành cán bộ giống như anh Thảo đây sao?” Ông Thảo đỏ mặt.

Từ phía sau một em bé gái cao đứng lên.” Muốn chứ,” em đáp, “Cháu muốn trở thành cán bộ để lãnh đạo nhân dân.”

*

Nguồn: Báo New York Times ngày 26 tháng Hai, 1974. Tựa đề của người dịch. Nguyên tác tiếng Anh “Vietcong children Learn of a Hero”.


Bản tiếng Việt:





Khi Bọn Côn Đồ "Lãnh Đạo" Đất Nước


 Khi Bọn Côn Đồ "Lãnh Đạo" Đất Nước

Việc gì đã xảy ra khi phe hữu thần nhận lãnh "tư cách pháp nhân" từ bọn vô thần?


Huỳnh Quốc Bình

Đảng CSVN hèn hơn thành phần côn đồ ngoài đường phố. Côn đồ thứ thiệt không nhân danh bất cứ một thứ gì để cướp của giết người giống như đảng VC nhân danh "cách mạng", "yêu nước" hay "đầy tớ của dân" để rồi ngồi trên đầu trên cổ họ. Người trong nước nói "VC hèn với giặc, ác với dân" không phải là vô cớ. VC chỉ giỏi tước đoạt tài sản dân lành, ai chống lại thì chúng sử dụng bọn tay sai và đám côn đồ trấn áp, triệt tiêu người đó. Còn đối với kẻ thù phương Bắc thì chúng lại cúi đầu tuân phục.  Chỉ cần nhìn những gì xảy ra tại Việt Nam kể từ ngày 30-4-75 đến giờ cho phép tôi nói rằng cái đám "cao cấp" trong đảng CSVN chỉ có khả năng làm lãnh tụ của một đảng cướp chứ không thể lãnh đạo đất nước. Nếu ai cho rằng tôi nói quá lời thì chờ đọc phần kết luận của tôi trong bài viết này sẽ rõ.

Theo một bản tin có tiêu đề "Mục Sư Nguyễn Hồng Quang – Bị hành hung" của tác giả Huỳnh Trọng Hiếu được gửi từ Sài Gòn ngày 19-1-2015, có những điểm đáng chú ý mà người viết có thể cô đọng như sau:  Cách hành xử của nhà cầm quyền VC về vấn đề tự do tôn giáo, mà cao điểm là chiến dịch trấn áp Hội Thánh Mennonite tại Mỹ Phước I. Nhà cầm quyền VC  áp dụng nhiều biện pháp để cô lập các vị lãnh đạo thuộc các tôn giáo không chấp nhận sự khống chế của chính quyền. Đã hơn hai tháng nay Mục Sư Nguyễn Hồng Quang, vị mục sư quản nhiệm Hội Thánh Mennonite chính thống, bị VC sử dụng lực lượng dân phòng dưới sự chỉ đạo của cơ quan an ninh, lập các chốt canh gác ngay trước nhà, nhằm cô lập ông, gia đình ông ngay trong tư thất của họ. Công an VC còn tìm đủ cách ngăn cản mọi cuộc tiếp xúc của gia đình MS Quang đối với những người xung quanh.

alt


Theo tôi, Mục Sư Nguyễn Hồng Quang bị VC tìm cách triệt tiêu cũng không gì khó hiểu, bởi VC có bao giờ để yên cho những ai dám chống lại những sai quấy của chúng. Chắc chắn VC sẽ không bao giờ "làm phiền" người nào luôn tuân thủ những gì chúng muốn. Ai muốn "bình an trong VC" thì cứ vâng phục bọn chúng. Ai muốn có sự bình an thật trong Chúa, hoặc mưu cầu hạnh phúc cho người khác thì đương nhiên phải chấp nhận cuộc sống đầy tai họa có thể đến với mình, hoặc mình phải "từ chết đến bị thương" cho cái giá "không làm theo đởi này", chứ không phải giống như "cái phước" là được VC để yên, nhất là được "tư cách pháp nhân" như một số người từng lầm tưởng đó là điều tốt.

VC bày ra vấn đề "tư cách pháp nhân" như thể đó là một tiêu chuẫn "tốt" hay "hợp pháp" theo nghĩa mà VC quy định. Tôn giáo nào có "tư cách pháp nhân" do VC cấp thì nó trở thành cái thòng lọng dành cho tôn giáo đó và còn là những "nhát dao thấu tim" anh chị em mình. Nếu không có cái gọi là "tư cách pháp nhân" thì VC khó có cớ mà đàn áp những ai không tuân thủ luật rừng của chúng. Ngoài ra, khi ai đó được VC sử dụng làm công cụ tuyên truyền cho chế độ trước dư luận thế giới về cái gọi là "tự do tôn giáo" tại Việt Nam thì tuy họ có bình an về mặt thể xác thật, nhưng tôi e rằng linh hồn người đó đã bị phạm tội, mà Thánh Kinh có khẳng định: "Linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết." (Ê-xê-chi-ên 18:20a)

Trong vụ MS Quang bị hành hung lần vừa qua đã cho chúng ta thấy rằng: Nếu MS Quang "biết làm ngơ" khi chứng kiến Mục Sư Huỳnh Thúc Khải (người bị khuyết tật) bị bọn VC giả dạng côn đồ đánh đập thì MS Quang đã không bị chúng đánh đến trào máu họng. Cái "dại" của MS Quang là dám sống chết cho lẽ công bằng. Cái "nhược" của MS Quang là không chịu "làm thinh trước điều quấy". Cái "yếu" của MS Quang là không thèm xin xỏ con cái ma quỷ để chúng cho mình hay Hội Thánh Mennonite của mình được "tư cách pháp nhân" hầu "dễ dàng hành đạo" giống như bao nhiêu mục sư Tin Lành trong và ngoài nước từng tự hào về "tư cách pháp nhân" mà giáo phái của họ được VC ban cho.

Chỉ vài ngày trước khi MS Khải và MS Quang bị hành hung, trong một diễn đàn của một số mục sư Tin Lành trong và ngoài nước, tôi có bày tỏ sự đồng tình của mình với Mục Sư Quang, là chúng ta cần hài hòa với nhau, nhất là khi mình nhận là "anh em trong Chúa". Lúc bày tỏ điều đó tôi nghĩ đến câu nói của bậc phụ huynh Việt Nam dành để mắng những đứa con chỉ giỏi "khôn nhà dại chợ". Thành phần này đối với anh chị em trong nhà thì tỏ ra hung hãn, nhưng đối với kẻ mạnh thì chỉ biết cúi đầu khiếp nhược. Riêng việc có hay không có "tư cách pháp nhân" để hành đạo thì tôi đã nói trong bức thư đó rằng: Nếu chúng ta tỏ ra "hồ hởi" hay "phấn khởi" khi được bọn VC cho mình "tư cách pháp nhân" thì đây là điều khôi hài nhất trong những trường hợp khôi hài. Nếu chúng ta nhận mình là hữu thần, là "Con Trời" mà lại đi xin phép những đứa vô thần cho mình "tư cách pháp nhân" để hành đạo thì thật là không hiệp lẽ. VC có cho hay không cho, có nhận hay không nhận thì mặc kệ chúng nó, việc gì chúng ta phải xin chúng nó cho mình làm công việc Cha mình giao hay cái quyền thờ lạy Chúa của mình? Tại mình ham có "tư cách pháp nhân" nên kẻ vô thần mới khống chế mình bằng "tư cách pháp nhân" mà chúng nó ban cho. Cứ thử duyệt lại những hành động cướp của giết người của bọn VC, xem có phải chúng nó là đám người còn nhân tính không? Nếu chúng không còn nhân tính thì bất cứ loại "tư cách" nào do chúng công nhận hay ban cho đều là "không người" chút nào cả.

Một tín hữu Tin Lành mới ra hải ngoại sau này, kể rằng, hồi còn ở trong nước, người đó chứng kiến một mục sư Việt Nam từng hùng hồn bày tỏ những luận điểm của ông với những tên "thủ lĩnh trong Ban Tôn giáo" để khước từ cái gọi là "tư cách pháp nhân". Dĩ nhiên, bọn VC đã không để yên cho vị mục sư này giống như chúng không để yên cho MS Quang hiện nay.

Nhiều bằng chứng cho thấy, những ai tuy nhận mình là con cái của sự sáng mà lại thích ngồi chung bàn, ăn chung mâm với con cái ma quỷ thì cuối cùng cũng bị chúng hại. Những ai chọn đú đởn, ăn chơi với phường nhạo báng là con cái của sự tối tăm thì cuối cùng phải nhận lãnh những đòn hiểm độc của chúng. Những ai bịt tai, che mắt để không còn nghe thấy những hình ảnh đau thương và tiếng rên siết của anh chị em mình thì cũng không dễ gì yên thân với đảng cướp VC. Bất cứ ai nhận họ là anh em trong Chúa với người khác nhưng luôn đứng về phía cường quyền để bách hại người ngay thì đã chọn con đường chống nghịch lại Thiên Chúa mà họ không hay. Ai tự hào mình là con cái của Chúa nhưng thích xum xoe với bọn vô thần để được yên thân, để có "tư cách pháp nhân" như đã nói, hầu có thể ung dung tự tại trước hành động gian ác của chế độ độc tài thì đừng nên mong chờ phước hạnh từ Chúa.

Bọn VC có thành tích cào sập Nhà Thờ, tàn phá Chùa Chiền, phá hoại Thánh Thất và các nơi thờ tự của các tôn giáo... Chỉ cần nhìn phía Thiên Chúa Giáo người ta thấy VC thẳng tay đánh đập con dân Chúa một cách tàn độc. VC thẳng tay đàn áp những người "thấp cổ bé miệng" trước mắt những người được hiểu là "kính Chúa, yêu Người" nhưng những người "Kính Chúa, yêu Người" này lại cố tình làm ngơ, thì thật là khó giải thích. Khi người khác kêu cứu mà mình bịt tai không nghe thì chắc chắn có ngày mình kêu cứu cũng chẳng ai nghe như Kinh Thánh từng khuyến cáo.

Kết luận: Ngay phần nhập đề tôi có nói: "cái đám cao cấp trong đảng CSVN chỉ có khả năng làm lãnh tụ của một đảng cướp chứ không thể lãnh đạo đất nước". Bây giờ tôi xin chứng minh:

Có một đất nước nào mà phụ nữ, trẻ con bị bán ra nước ngoài làm nô lệ tình dục nhiều như Việt Nam? Chỉ có Việt Nam. Có một đất nước nào mà phụ nữ phải trần truồng xếp hàng để cho đàn ông ngoại quốc ngắm nhìn và chọn lựa để mang về “làm vợ” cho cả nhà họ hay không? Chỉ có Việt Nam. Có một đất nước nào mà nhà tù nhiều hơn trường học? Chỉ có Việt Nam. Có đất nước nào mà người dân phải ăn toàn khẩu hiệu (bánh vẻ) thay cơm? Chỉ có Việt Nam. Có đất nước nào mà người dân bị đàn áp chỉ vì bày tỏ lòng yêu nước? Chỉ có Việt Nam. Có đất nước nào mà thằng ăn cướp ngồi chiểm chệ xử nạn nhân kẻ cướp không? Chỉ có Việt Nam. Có một đất nước nào mà bọn côn đồ được phép bỏ tù người lương thiện không? Chỉ có Việt Nam...

Viết đến đây thì tôi hy vọng rằng mọi người dễ đồng ý với tôi là "khi bọn côn đồ lãnh đạo đất nước" thì đất nước mới tàn tệ đến như thế.


Huỳnh Quốc Bình

Khi Bọn Côn Đồ "Lãnh Đạo" Đất Nước


 Khi Bọn Côn Đồ "Lãnh Đạo" Đất Nước

Việc gì đã xảy ra khi phe hữu thần nhận lãnh "tư cách pháp nhân" từ bọn vô thần?


Huỳnh Quốc Bình

Đảng CSVN hèn hơn thành phần côn đồ ngoài đường phố. Côn đồ thứ thiệt không nhân danh bất cứ một thứ gì để cướp của giết người giống như đảng VC nhân danh "cách mạng", "yêu nước" hay "đầy tớ của dân" để rồi ngồi trên đầu trên cổ họ. Người trong nước nói "VC hèn với giặc, ác với dân" không phải là vô cớ. VC chỉ giỏi tước đoạt tài sản dân lành, ai chống lại thì chúng sử dụng bọn tay sai và đám côn đồ trấn áp, triệt tiêu người đó. Còn đối với kẻ thù phương Bắc thì chúng lại cúi đầu tuân phục.  Chỉ cần nhìn những gì xảy ra tại Việt Nam kể từ ngày 30-4-75 đến giờ cho phép tôi nói rằng cái đám "cao cấp" trong đảng CSVN chỉ có khả năng làm lãnh tụ của một đảng cướp chứ không thể lãnh đạo đất nước. Nếu ai cho rằng tôi nói quá lời thì chờ đọc phần kết luận của tôi trong bài viết này sẽ rõ.

Theo một bản tin có tiêu đề "Mục Sư Nguyễn Hồng Quang – Bị hành hung" của tác giả Huỳnh Trọng Hiếu được gửi từ Sài Gòn ngày 19-1-2015, có những điểm đáng chú ý mà người viết có thể cô đọng như sau:  Cách hành xử của nhà cầm quyền VC về vấn đề tự do tôn giáo, mà cao điểm là chiến dịch trấn áp Hội Thánh Mennonite tại Mỹ Phước I. Nhà cầm quyền VC  áp dụng nhiều biện pháp để cô lập các vị lãnh đạo thuộc các tôn giáo không chấp nhận sự khống chế của chính quyền. Đã hơn hai tháng nay Mục Sư Nguyễn Hồng Quang, vị mục sư quản nhiệm Hội Thánh Mennonite chính thống, bị VC sử dụng lực lượng dân phòng dưới sự chỉ đạo của cơ quan an ninh, lập các chốt canh gác ngay trước nhà, nhằm cô lập ông, gia đình ông ngay trong tư thất của họ. Công an VC còn tìm đủ cách ngăn cản mọi cuộc tiếp xúc của gia đình MS Quang đối với những người xung quanh.

alt


Theo tôi, Mục Sư Nguyễn Hồng Quang bị VC tìm cách triệt tiêu cũng không gì khó hiểu, bởi VC có bao giờ để yên cho những ai dám chống lại những sai quấy của chúng. Chắc chắn VC sẽ không bao giờ "làm phiền" người nào luôn tuân thủ những gì chúng muốn. Ai muốn "bình an trong VC" thì cứ vâng phục bọn chúng. Ai muốn có sự bình an thật trong Chúa, hoặc mưu cầu hạnh phúc cho người khác thì đương nhiên phải chấp nhận cuộc sống đầy tai họa có thể đến với mình, hoặc mình phải "từ chết đến bị thương" cho cái giá "không làm theo đởi này", chứ không phải giống như "cái phước" là được VC để yên, nhất là được "tư cách pháp nhân" như một số người từng lầm tưởng đó là điều tốt.

VC bày ra vấn đề "tư cách pháp nhân" như thể đó là một tiêu chuẫn "tốt" hay "hợp pháp" theo nghĩa mà VC quy định. Tôn giáo nào có "tư cách pháp nhân" do VC cấp thì nó trở thành cái thòng lọng dành cho tôn giáo đó và còn là những "nhát dao thấu tim" anh chị em mình. Nếu không có cái gọi là "tư cách pháp nhân" thì VC khó có cớ mà đàn áp những ai không tuân thủ luật rừng của chúng. Ngoài ra, khi ai đó được VC sử dụng làm công cụ tuyên truyền cho chế độ trước dư luận thế giới về cái gọi là "tự do tôn giáo" tại Việt Nam thì tuy họ có bình an về mặt thể xác thật, nhưng tôi e rằng linh hồn người đó đã bị phạm tội, mà Thánh Kinh có khẳng định: "Linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết." (Ê-xê-chi-ên 18:20a)

Trong vụ MS Quang bị hành hung lần vừa qua đã cho chúng ta thấy rằng: Nếu MS Quang "biết làm ngơ" khi chứng kiến Mục Sư Huỳnh Thúc Khải (người bị khuyết tật) bị bọn VC giả dạng côn đồ đánh đập thì MS Quang đã không bị chúng đánh đến trào máu họng. Cái "dại" của MS Quang là dám sống chết cho lẽ công bằng. Cái "nhược" của MS Quang là không chịu "làm thinh trước điều quấy". Cái "yếu" của MS Quang là không thèm xin xỏ con cái ma quỷ để chúng cho mình hay Hội Thánh Mennonite của mình được "tư cách pháp nhân" hầu "dễ dàng hành đạo" giống như bao nhiêu mục sư Tin Lành trong và ngoài nước từng tự hào về "tư cách pháp nhân" mà giáo phái của họ được VC ban cho.

Chỉ vài ngày trước khi MS Khải và MS Quang bị hành hung, trong một diễn đàn của một số mục sư Tin Lành trong và ngoài nước, tôi có bày tỏ sự đồng tình của mình với Mục Sư Quang, là chúng ta cần hài hòa với nhau, nhất là khi mình nhận là "anh em trong Chúa". Lúc bày tỏ điều đó tôi nghĩ đến câu nói của bậc phụ huynh Việt Nam dành để mắng những đứa con chỉ giỏi "khôn nhà dại chợ". Thành phần này đối với anh chị em trong nhà thì tỏ ra hung hãn, nhưng đối với kẻ mạnh thì chỉ biết cúi đầu khiếp nhược. Riêng việc có hay không có "tư cách pháp nhân" để hành đạo thì tôi đã nói trong bức thư đó rằng: Nếu chúng ta tỏ ra "hồ hởi" hay "phấn khởi" khi được bọn VC cho mình "tư cách pháp nhân" thì đây là điều khôi hài nhất trong những trường hợp khôi hài. Nếu chúng ta nhận mình là hữu thần, là "Con Trời" mà lại đi xin phép những đứa vô thần cho mình "tư cách pháp nhân" để hành đạo thì thật là không hiệp lẽ. VC có cho hay không cho, có nhận hay không nhận thì mặc kệ chúng nó, việc gì chúng ta phải xin chúng nó cho mình làm công việc Cha mình giao hay cái quyền thờ lạy Chúa của mình? Tại mình ham có "tư cách pháp nhân" nên kẻ vô thần mới khống chế mình bằng "tư cách pháp nhân" mà chúng nó ban cho. Cứ thử duyệt lại những hành động cướp của giết người của bọn VC, xem có phải chúng nó là đám người còn nhân tính không? Nếu chúng không còn nhân tính thì bất cứ loại "tư cách" nào do chúng công nhận hay ban cho đều là "không người" chút nào cả.

Một tín hữu Tin Lành mới ra hải ngoại sau này, kể rằng, hồi còn ở trong nước, người đó chứng kiến một mục sư Việt Nam từng hùng hồn bày tỏ những luận điểm của ông với những tên "thủ lĩnh trong Ban Tôn giáo" để khước từ cái gọi là "tư cách pháp nhân". Dĩ nhiên, bọn VC đã không để yên cho vị mục sư này giống như chúng không để yên cho MS Quang hiện nay.

Nhiều bằng chứng cho thấy, những ai tuy nhận mình là con cái của sự sáng mà lại thích ngồi chung bàn, ăn chung mâm với con cái ma quỷ thì cuối cùng cũng bị chúng hại. Những ai chọn đú đởn, ăn chơi với phường nhạo báng là con cái của sự tối tăm thì cuối cùng phải nhận lãnh những đòn hiểm độc của chúng. Những ai bịt tai, che mắt để không còn nghe thấy những hình ảnh đau thương và tiếng rên siết của anh chị em mình thì cũng không dễ gì yên thân với đảng cướp VC. Bất cứ ai nhận họ là anh em trong Chúa với người khác nhưng luôn đứng về phía cường quyền để bách hại người ngay thì đã chọn con đường chống nghịch lại Thiên Chúa mà họ không hay. Ai tự hào mình là con cái của Chúa nhưng thích xum xoe với bọn vô thần để được yên thân, để có "tư cách pháp nhân" như đã nói, hầu có thể ung dung tự tại trước hành động gian ác của chế độ độc tài thì đừng nên mong chờ phước hạnh từ Chúa.

Bọn VC có thành tích cào sập Nhà Thờ, tàn phá Chùa Chiền, phá hoại Thánh Thất và các nơi thờ tự của các tôn giáo... Chỉ cần nhìn phía Thiên Chúa Giáo người ta thấy VC thẳng tay đánh đập con dân Chúa một cách tàn độc. VC thẳng tay đàn áp những người "thấp cổ bé miệng" trước mắt những người được hiểu là "kính Chúa, yêu Người" nhưng những người "Kính Chúa, yêu Người" này lại cố tình làm ngơ, thì thật là khó giải thích. Khi người khác kêu cứu mà mình bịt tai không nghe thì chắc chắn có ngày mình kêu cứu cũng chẳng ai nghe như Kinh Thánh từng khuyến cáo.

Kết luận: Ngay phần nhập đề tôi có nói: "cái đám cao cấp trong đảng CSVN chỉ có khả năng làm lãnh tụ của một đảng cướp chứ không thể lãnh đạo đất nước". Bây giờ tôi xin chứng minh:

Có một đất nước nào mà phụ nữ, trẻ con bị bán ra nước ngoài làm nô lệ tình dục nhiều như Việt Nam? Chỉ có Việt Nam. Có một đất nước nào mà phụ nữ phải trần truồng xếp hàng để cho đàn ông ngoại quốc ngắm nhìn và chọn lựa để mang về “làm vợ” cho cả nhà họ hay không? Chỉ có Việt Nam. Có một đất nước nào mà nhà tù nhiều hơn trường học? Chỉ có Việt Nam. Có đất nước nào mà người dân phải ăn toàn khẩu hiệu (bánh vẻ) thay cơm? Chỉ có Việt Nam. Có đất nước nào mà người dân bị đàn áp chỉ vì bày tỏ lòng yêu nước? Chỉ có Việt Nam. Có đất nước nào mà thằng ăn cướp ngồi chiểm chệ xử nạn nhân kẻ cướp không? Chỉ có Việt Nam. Có một đất nước nào mà bọn côn đồ được phép bỏ tù người lương thiện không? Chỉ có Việt Nam...

Viết đến đây thì tôi hy vọng rằng mọi người dễ đồng ý với tôi là "khi bọn côn đồ lãnh đạo đất nước" thì đất nước mới tàn tệ đến như thế.


Huỳnh Quốc Bình

Nỗi sợ hãi khôn cùng của đảng CSVN cho dù là một lẳng hoa, một băng tang cho người đã khuất


Nỗi sợ hãi khôn cùng của đảng CSVN cho dù là một lẳng hoa, một băng tang cho người đã khuất

Đảng Cộng Sản Việt Nam đang tan rã (P.1: Mâu thuẩn trong nền tảng lý thuyết)



image





Preview by Yahoo





















David Thiên Ngọc (Danlambao) - Kể từ khi tập đoàn CSVN do Hồ Tập Chương cầm đầu xông lên cướp chính quyền, tập đoàn nhà sản luôn luôn bị ám ảnh về hành động “cướp” của mình sẽ bị toàn dân VN đứng lên đối kháng và giành lại những gì thuộc về nhân dân. Để bảo toàn những gì đã cướp được, họ nhà sản không từ nan một thủ đoạn nào cho dù là đê hèn nhất, hạ cấp nhất, hung bạo nhất... chúng đều đem ra thi hành.

Trong nội dung bài viết này tôi không nhắc lại những dã tâm, thủ đoạn mà chúng đã áp đặt lên toàn thể nhân dân VN trong gần ¾ thế kỷ qua mà chỉ nêu lên cái “sợ hãi” của chúng, đặc biệt là đối với những người đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho dù họ còn sống hay đã thác.

Khi đối mặt trên chính trường thì hẳn nhiên ai cũng rõ những hành vi vô nhân của nhà sản đối với nhân dân VN. Điều đáng nói ở đây là những người đấu tranh dân chủ, nhân quyền, thậm chí những dân oan đi đòi lại những gì đã bị tập đoàn CSVN cướp bóc... khi đã nằm xuống thì cả tập đoàn nhà sản vẫn còn run sợ, mà có khi còn run sợ hơn khi họ còn sống và bước đi trên con đường đấu tranh cho lẽ phải.

Cộng sản là giống vô thần, từ trong học thuyết chúng đã bác bỏ những gì thuộc về tâm linh. Nguyên thủy, ý thức đó chỉ tồn tại là khi chúng chỉ có chỗ nương thân là rừng rú và vật chất chỉ là “trên mũ cối, dưới dép râu, trên răng dưới dế”. Bây giờ chúng đã gom cướp, thu về một mối tất cả thị thành, nông thôn, biển đảo, núi rừng, tiền tài vật chất nguyên khí quốc gia, xương máu của toàn dân, do đó chúng sợ mất. Thế là cái thế giới tâm linh lại tràn về và chiếm hữu trong cuộc sống, thậm chí nó ám ảnh cả trong giấc ngủ, cơn mê của chúng.

Vợ chồng con cái nhà tên thủ ếch trong nhiều năm qua chùa chiền, miếu mạo nào có tiếng linh thiêng là đều có mặt và sụp quì lạy van vái lâm râm cầu xin cho giữ được máu xương đã vét vơ và tai qua nạn khỏi, nhất là trước kỳ hội nghị TƯ 6. Khi công du ở nước ngoài hễ nơi nào có chùa chiền là sụp lạy còn bày trò tay lần chuỗi hạt nữa!

Không riêng gì thủ ếch mà hầu như cả tập đoàn nhà sản ai ai cũng thế! Đó là minh chứng cho cái ngày tàn, cáo chung một học thuyết đã lỗi thời chỉ đáng nằm ở bãi tha ma.

Tuy nhiên "tâm linh" như thế nhưng đối với những người đã chết thì chúng cũng vẫn theo bản chất vô thần, không từ một thủ đoạn nào để xúc phạm đến những người quá cố.

Điểm lại từ những đám tang của những vị tuy là cán bộ cấp cao của đảng nhưng có tư tưởng tiến bộ, thấy được những cái xấu xa, vô đạo trong chế độ độc tài toàn trị mà có lời góp ý hay chỉ trích cũng đều bị tập đoàn đảng CSVN sách nhiễu và bôi bẩn với những hành vi vô học, phi nhân. Điển hình là đám tang trung tướng CSVN Trần Độ, GS viện trưởng viện Mác-Lê VN Hoàng Minh Chính.

Đối với các nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền, các Tù nhân lương tâm đã thoát được nhà tù cộng sản, dân oan bị áp bức... khi nằm xuống, trong đám tang của họ thì rõ ràng cả hệ thống chính quyền đảng CSVN run sợ và ra tay bằng mọi thủ đoạn thấp hèn nhất để sách nhiễu, cướp phá đám tang một cách khó hiểu.

Đám tang Bà Đặng Thị Kim Liêng. Bà là thân mẫu của anh thư Tạ Phong Tần là người đã quyết đem thân mình làm ngọn đuốc sống sáng rực trước văn phòng tỉnh ủy Bạc Liêu để phản đối CSVN đã sách nhiễu, bắt giam cầm hành hạ khổ sai con gái bà, khủng bố gia đình bà, ép cả nhà bà đấu tố một cách phi nhân vô đạo đối với con gái bà là Tạ phong Tần đã xả thân vì công lý cho nhân dân VN. Với thế cô của người phụ nữ, bất lực trước bạo quyền, bà đành đem thân mình thiêu sống làm ngọn đuốc soi đường cho thế hệ tiếp theo. Ngọn đuốc oai linh của bà đã làm cho đảng CSVN run sợ và ra sức khủng bố đám tang, công khai giựt tiền phúng điếu, hoa và băng tang, ngăn trở mọi người gần xa về thắp hương phúng điếu, kể cả hạn chế thân nhân đứng ra lo hậu sự. Bọn cướp được sự chỉ đạo từ xa, từ sài Gòn ra tới trung ương rải khắp nơi chặn đường không cho bạn bè thân hữu mọi miền về Bạc Liêu phúng điếu. Ngày ấy tôi có viết bài “Bỏ cả nước nhà để khủng bố một đám tang” được đăng trên DLB.

Đám tang nhà giáo yêu nước Đinh Đăng Định. Vì sự an nguy của người dân trong tỉnh Đắc Nông và các tỉnh vùng xuôi, nhà giáo yêu nước và cũng là một kỹ sư hóa học, đã can đảm nói lên nhận thức của mình về sự tác hại của dự án Bauxite Tây Nguyên. Ông đã vận động nhân dân cùng nhau ký tên phản đối dự án này - một dự án cúi đầu thần phục và bán nước cho giặc Tàu mà thủ ếch gọi là “chủ trương lớn của đảng (cướp)” đã gây ra không biết bao nhiêu là hệ lụy cho người dân, trước hết là kinh tế và nhiều thế hệ về sau phải chịu mọi hậu quả về môi trường do dự án gây ra.

Trả lời cho các nhà phản biện dự án này là cánh cửa nhà tù mở ra và nhập kho nhà giáo Đinh Đăng Định cùng Ls Cù Huy Hà Vũ. Kết quả quá trình hành hạ khổ sai, không loại trừ khả năng đầu độc ám hại người yêu nước là nhà giáo đã vĩnh viễn ra đi sau chưa đầy một tháng khi cộng sản cho nhà giáo về nhà chữa trị trong lúc chúng biết rõ sự sống của ông không còn.

Đám tang của thầy Đinh Đăng Định, đám côn đồ còn đảng còn tiền ra sức quấy nhiễu, cản trở và gây ra rất nhiều phiền lụy, đau thương cho gia đình và người nằm xuống. Trải dài từ “Dòng Chúa Cứu Thế” Sài Gòn về cho đến nơi căn nhà gỗ tạp ọp ẹp ở vùng cao Đắc Nông, nước mắt của vợ và các con thầy rải khắp mọi lối đi cho đến ngày nay vẫn chưa dứt.

Các đám tang của TNLT Huỳnh Anh Trí, bà Lê Thị Tuyết Mai tự thiêu trước dinh Độc Lập, Mẹ của blogger Phạm Thanh Nghiên và nhiều người hoạt động dân chủ, nhân quyền khác đảng cũng chẳng buông tha.

Đặc biệt mới hai ngày qua, ngày 22.1.2015 là đám tang của chị Nguyễn Thị Ni một thành viên của “Phong Trào Liên Đới Dân Oan VN” sau nhiều lần tham gia xuống đường cùng Phong trào đấu tranh cho dân oan bị đảng cướp sạch tài sản, chị phải nhận những trận đòn khốc liệt của côn an. Lần cuối cùng là ngày 16.12.2014 chị bị lực lượng côn đồ an ninh CSVN hành hung, đánh đập dã man thừa chết thiếu sống cùng với bệnh tật, sức yếu chị đã không qua khỏi vào tối ngày 21.1.2015 tại quê nhà Ba Tri, Bến Tre.

Các bạn bè thân hữu các nơi, nhất là các thành viên trong PT như chị Trần Ngọc Anh, Chị Huệ, Chị Bông... đã về Bến Tre để thắp một nén hương, dâng một lẳng hoa với băng tang tiễn chị Ni về cõi vĩnh hằng. Thế mà cái đảng vô thần với “đạo đức Hồ tập Chương” đã ra tay hành hung, cản ngăn, sách nhiễu và cướp giựt cả những lẳng hoa có băng tang với hàng chữ “Phong Trào Liên Đới Dân Oan VN” và xé vụn vứt đi với nỗi sợ khôn cùng về hàng chữ đó.

Không thoát qua được hàng rào cản ngăn để vào thắp hương phúng điếu và có đôi lời cùng người nằm xuống, đặt một vòng hoa… các chị đành ngậm ngùi nuốt hận vào trong cùng nhau ra giữa cầu Bến Tre, trên trời dưới nước thả từng cánh hoa lòng nhẹ nhàng trôi về tận biển Đông mang theo lời thề huyết tử với thù trong giặc ngoài… "Chị Ni hãy yên nghỉ"!

Nỗi sợ hãi khôn cùng của đảng CSVN hiện tại thể hiện trong các đám tang của các nhà dân chủ, dân oan nói trên tôi thấy có các mặt sau:

- CSVN tuy bề ngoài vẫn trơ trẻn khoát bộ áo “duy vật vô thần” nhưng nội dung đã điên cuồng chạy theo tà đạo và vơ vét vật chất một cách vô luân nên ngày đêm tụng niệm thần linh che chở. Do đó chúng sợ những linh hồn của những người dân chủ, dân oan đã nằm xuống trở thành siêu nhiên và sẽ giúp cho những ai đến nguyện cầu phúng điếu trong giờ phút linh thiêng có thêm sức mạnh và nghị lực... cái mà đảng CSVN sợ hơn bao giờ hết!

- Những băng tang với những dòng chữ sẽ là vạn đội hùng binh đánh tan loài vô đạo, độc tài toàn trị CSVN một khi những băng tang đó hiện hữu trong những đám tang của các nhà yêu nước, dân oan… cái mà CSVN sợ đến hồn xiêu phách lạc nên bằng mọi cách chúng ra tay cướp giựt, xé tan cho bằng được.

Nhưng sự đời đối với kẻ tà tâm thì cái mà chúng sợ hãi mỗi ngày sẽ đến với chúng gần hơn theo đồng hồ đếm ngược.

Ngày 24.1.2015





Thư gửi các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đề nghị thanh tra tài sản của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh

Published on January 19, 2015   ·   No Comments
Thời gian qua, Chân dung Quyền lực đã thực hiện đúng chức năng, nghĩa vụ của công dân được quy định rõ trong hiến pháp và pháp luật về việc phát hiện và tố cáo tham nhũng. Dư luận đang xôn xao, lòng tin của quần chúng Nhân dân vào Đảng, Nhà nước đang bị lung lay nghiêm trọng khi các nội dung tố cáo, các chứng cứ minh bạch dường như đã bị bỏ ngoài tai các vị lãnh đạo, nhất là các vị lãnh đạo thường xuyên hô hào chống tham nhũng. 

Không những thế, CDQL còn bị truyền thông Nhà nước vu khống ngược lại là vu cáo, xuyên tạc, bịa đặt… và ra sức ngăn chặn. Kính gửi quý độc giả lá thư nhan đề “Thư gửi các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước” của ông Nguyễn Thanh Tùng đăng tải trên trang mạng Bauxite Việt Nam thể hiện rõ quan điểm của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam về việc này.

phungquangthanh
Đại tướng, BTQP Phùng Quang Thanh
phung-quang-hai
Đại tá Phùng Quang Hải, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty 319

Kính gửi ông TRƯƠNG TẤN SANG – Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân và các lực lượng vũ trang Việt Nam

Kính gửi ông NGUYỄN PHÚ TRỌNG – Bí thư Quân ủy Trung ương Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Căn cứ theo các thông tin và những chứng cứ cụ thể đã và đang được trang blog “Chân dung quyền lực” đăng liên tục trong thời gian gần đây 


Với tư cách là một công dân Việt Nam, tôi đề nghị các ông ra huấn lệnh cho Tổng thanh tra Chính phủ và Tổng thanh tra Quân đội dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao và Viện Trưởng Viện Kiểm sát Trung ương Quân đội tiến hành kiểm tra, thanh tra toàn diện đối với các tập thể (Tổng công ty 319 Bộ quốc phòng và Công ty TNHH Đầu tư địa ốc Thành phố – Cityland) và các cá nhân có tên được nêu cụ thể (ông Đại tướng Phùng Quang Thanh, ông Đại tá Phùng Quang Hải và ông Bùi Mạnh Hưng – Tổng Giám đốc Cityland) theo những nội dung đã được nêu rõ và chi tiết trong loạt bài phóng sự đã và đang đăng trên trang blog “Chân dung quyền lực”, để có kết luận làm rõ:

– Những nội dung đăng trên trang “Chân dung quyền lực” có đúng hay không? Có điểm nào xuyên tạc hay vu khống không? Đúng ở điểm nào và xuyên tạc vu khống ở điểm nào? Công bố công khai kết quả Thanh tra và Kiểm tra trên các phương tiện thông tin đại chúng như đã từng công bố kết luận Thanh tra với vấn đề đất đai ở Đà Nẵng trước đây.

– Trên cơ sở kết luận của Thanh tra và Kiểm tra toàn diện này mà có hướng xử lý nghiêm minh theo pháp luật:

+ Khởi tố và truy tố Trang “Chân dung quyền lực” và người viết các bài đăng trên trang blog đó nếu các thông tin họ viết và đưa là xuyên tạc bịa đặt và vu khống. Trong trường hợp có yếu tố nước ngoài tham gia thì sử dụng cả lực lượng Interpol và Tòa án Quốc tế để truy bắt và xử lý. Bảo vệ uy tín của chế độ và cán bộ cao cấp.

 Củng cố niềm tin của nhân dân với lãnh đạo, chế độ;
+ Khởi tố và truy tố theo đúng quy định của pháp luật những kẻ phạm pháp nếu các thông tin trang “Chân dung quyền lực” đưa là đúng, cụ thể ở đây là đối với ông Đại tướng Phùng Quang Thanh hoặc Đại tá Phùng Quang Hải, hay cả hai, và những kẻ đồng lõa hay bao che.

– Để đảm bảo việc Thanh tra và Kiểm tra được khách quan trung thực và đầy đủ nghiêm minh, đề nghị trước mắt Đảng và Nhà nước tạm ngưng giao các nhiệm vụ cụ thể cho những người được nêu tên trong bài viết đã nói của trang “Chân dung quyền lực”.

Người dân như tôi kỳ vọng ở hành động thiết thực của các vị lãnh đạo trong việc này để chứng tỏ các ông thực tâm và có ý chí cương quyết làm trong sạch đội ngũ của Đảng và chính quyền mà Quân đội là một bộ phận hay mắt xích cấu thành. Mọi hành vi tham nhũng gian dối có hại cho đất nước phải được đưa ra ánh sáng và nghiêm trị, cho dù kẻ phạm tội và đồng lõa đó là ai, ở bất cứ cương vị nào. Trái lại, mọi thông tin sai sự thật đều phải được giải đáp công khai, thỏa đáng để trả lại sự trong sạch cho những người đang làm việc vì dân vì nước.

Câu hỏi là: tôi và nhân dân đều nghe các ông nói rất nhiều, ra rất nhiều các Nghị quyết và Luật lệ chống tham nhũng rồi. Bây giờ sẽ nhìn xem các ông hành động như thế nào và làm những việc cụ thể gì để tiêu diệt “Nội Xâm”.

Nếu các ông không có bất cứ hành động nào trước những thông tin công khai và cụ thể đã và đang đăng trên trang blog “Chân dung quyền lực” như hiện nay và vẫn cứ làm ngơ trước những thông tin được cung cấp công khai như thế này thì tôi và nhiều người dân Việt Nam buộc phải tin rằng các ông đang bao che cho “Giặc nội xâm sinh sôi và phát triển”. 

Mà như thế các ông còn xứng đáng nhìn mặt liệt tổ liệt tông của dân tộc Việt ta từ Vua Hùng đến các đời Vua Đinh, Lý, Trần, Lê và Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Liệt sĩ đã ngã xuống cho các ông có vị trí ngày hôm nay hay không?

Các ông tự chứng minh và trả lời trước nhân dân bằng các hành động thiết thực của mình trước những thông tin công khai, cụ thể đến từng chi tiết như mọi người bình thường đều đã và đang đọc được trên trang blog “Chân dung quyền lực”. Tôi và nhiều người dân Việt Nam đều tin là các ông đã được báo cáo đầy đủ nội dung của các bài viết nêu trên.

Gửi đến các ông lời chào trân trọng và hy vọng.
Nguồn: Nguyễn Thanh Tùng – BVN / Chân Dung Quyền Lực



Bảo vệ các giá trị của nền cộng hòa


Bảo vệ các giá trị của nền cộng hòa

Phan Thành Đạt

Les intellectuels et les politiciens réformateurs ont établi la démocratie mais c’est le peuple qui a fait la République 
(Các trí thức và các nhà chính trị ủng hộ cải cách đã có công thiết lập chế độ dân chủ, nhưng chính nhân dân mới là người tạo ra nền cộng hòa) 

Người dân Pháp trong tuần vừa qua đã bị sốc vì hai vụ khủng bố tại Paris, nhiều người hoang mang lo lắng và không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Tuy nhiên, họ đã có những hoạt động thiết thực để thể hiến chính kiến của mình. Chưa bao giờ tinh thần đoàn kết và quyết tâm bảo vệ nền dân chủ lại mạnh mẽ như lúc này ở Pháp. 3,7 triệu người đã xuống đường để ủng hộ tự do ngôn luận.

 Họ bày tỏ tình cảm đối với các nhà báo của Charlie Hebdo và với các nạn nhân Do Thái. Các cuộc tuần hành diễn ra ở khắc các thành phố ở Pháp, người dân ở nhiều nước trên thế giới cũng xuống đường ủng hộ người dân Pháp. Nhiều người giơ cao biểu ngữ tôi là Charlie, chúng ta cùng bảo vệ các giá trị của nền cộng hòa, Tự do ngôn luận… 

50 nguyên thủ quốc gia đã có mặt tại Paris vào chủ nhật ngày 11 tháng 01 để tuần hành thể hiện quyết tâm chống lại chủ nghĩa khủng bố và bảo vệ các giá trị tự do. Không có nghi lễ đón tiếp các nhà lãnh đạo như thường thấy tại điện Elysée, không có cảnh tượng những đoàn xe hộ tống như trong các hội nghị quốc tế, vì chuyến viếng thăm của họ hoàn toàn bất ngờ và không được chuẩn bị từ trước. Các nhà lãnh đạo đứng xếp hàng để lên xe bus đi từ điện Elysée đến quảng trường cộng hòa.

 Thủ tướng Israel Netanyahu đã nhỡ bus và phải đợi chuyến sau. 50 nhà lãnh đạo đợi xe bus giống như những học sinh đợi xe để đến trường, là hình ảnh hiếm thấy. Tổng thống François Hollande đã phát biểu: “Paris hôm nay trở thành thủ đô của thế giới“. Tổ chức Phóng viên không biên giới và một số nhà báo độc lập đã lên tiếng chỉ trích sự có mặt của nhiều nhà lãnh đạo đến từ các nước mà ở đó tự do ngôn luận không được tôn trọng.

3,7 triệu người Pháp xuống đường tuần hành là sự kiện hiếm thấy kể từ ngày giải phóng, thời kì chiến tranh thế giới thứ 2. Khi đó, hàng triệu người Pháp đã xuống đường đón chào quân đồng minh, họ mang theo rượu vang, phô mai và hoa để tặng những người lính đến giải phóng châu Âu. Một số lính Mỹ nhận những chai rượu vang và họ uống như uống coca cola.

Trong đoàn người diễu hành ngày chủ nhật, có nhiều gương mặt quen thuộc trong giới chính khách Pháp, Martine Aubry thị trưởng Lille, Eric Woerth cựu bộ trưởng ngân sách, Valérie Pécresse cựu bộ trưởng giáo dục và nghiên cứu, cùng với tất cả các cựu thủ tướng dưới thời François Mitterand, Jacques Chirac và Nicolas Sarkozy. 

Không phân biệt đảng phái chính trị, không cần lời kêu gọi, họ đã xuống đường để bảo vệ tự do ngôn luận, một giá trị cơ bản của nền cộng hòa Pháp. Cựu tổng thống Jacques Chirac vì lí do sức khỏe đã không tham gia tuần hành nhưng ông đã phát biểu: “Nền cộng hòa là đúng đắn nhưng không được khoan nhượng với những kẻ khủng bố làm bẩn những giá trị của nó và kích động những người Pháp chống lại lẫn nhau“. 

Cựu bộ trưởng tư pháp Robert Badinter khẳng định với báo chí “cần phải khẳng định mạnh mẽ các giá trị của nền cộng hòa“. Chính phủ của thủ tướng Manuel Valls đã họp với các đại diện của ngành giáo dục để bàn về giảng dạy các giá trị của nền cộng hòa cho học sinh. Theo các chính khách Pháp, sẽ không thể chấp nhận khi có những thiếu niên coi việc tàn sát người Do thái là chiến thắng, hay việc một số học sinh tại Saint-Denis sur Seine đã từ chối tưởng niệm các nạn nhân trong các vụ khủng bố ở Paris.

Các nguyên tắc của nền cộng hòa cần được người Pháp tôn trọng (I) vì đó là một bản khế ước xã hội để đảm bảo sự tồn tại của chế độ dân chủ. Người Pháp được hưởng các quyền lợi của nền cộng hòa nhưng họ phải thực hiện những nghĩa vụ vì quyền và nghĩa vụ luôn đi kèm với nhau. Trong từng giai đoạn lịch sử và từng hoàn cảnh cụ thể, nước Pháp luôn có những thuận lợi cũng như khó khăn để bảo vệ các giá trị của nền cộng hòa (II).

I. Các nguyên tắc của nền cộng hòa Pháp

Nền cộng hòa là chế độ chính trị quy định quyền lực không được truyền ngôi từ tay người này sang tay người khác. Nền cộng hòa đảm bảo một số quy định chung và trở thành những giá trị chuẩn mực, phổ quát cho các công dân. Chế độ cộng hòa trở thành mô hình chính trị phổ biến trên thế giới. 131 quốc gia xây dựng nền cộng hòa. Nhưng không có nghĩa cứ chọn nền cộng hòa là trở thành nước dân chủ. Nước Pháp theo chế độ cộng hòa và là nước dân chủ. Khẩu hiệu Tự do, Bình đẳng, Bác ái trở thành các điều kiện cơ bản của nền cộng hòa (A). Các giá trị như thống nhất, dân chủ, thế tục đảm bảo cơ chế vận hành của thể chế chính trị ở Pháp (B).

A. Đề cao khẩu hiệu Tự do, Bình đẳng, Bác ái

Khẩu hiệu này đã xuất hiện dưới thời nền cộng hòa đệ nhất năm 1792, sau cách mạng Pháp 1789. Các giá trị tiến bộ này đã trở thành nền tảng của chế độ cộng hòa. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789, lời tựa của Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1958 đề nhằm bảo vệ ba nguyên tắc này. Các giá trị này đã trở thành biểu tượng của nước Pháp, từ các cơ quan công quyền như tòa thị chính, Quốc hội, Thượng viện đến các trường học đều có khẩu hiệu này… 
Tự do là có thể làm tất cả những gì không hại đến người khác. Tự do là quyền tự nhiên của mỗi người, quyền này cũng có giới hạn là làm sao quyền tự do của mình không làm hại đến quyền tự do của người khác. 

Nghĩa là mình có tự do nhưng cũng phải bảo đảm cho người khác có tự do. Giới hạn ấy chỉ có thể quy định bằng luật pháp (Điều 4, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789). Condorcet cho rằng quyền tự do của của mỗi người sẽ dừng lại khi chạm đến quyền tự do của người khác. Nghĩa là tự do cũng cần tôn trọng những điều kiện do luật pháp đặt ra. Tự do là quyền được làm những gì luật pháp cho phép. 

Tuy nhiên luật pháp phải có cơ sở nhằm đảo bảo tốt hơn các quyền và lợi ích của công dân, luật pháp không phải là sự áp đặt ý muốn của nhà cầm quyền nhằm duy trì quyền lực lâu dài của họ. Luật pháp phải dựa theo ý muốn của đa số nhân dân. Đây chính là tự do đích thực trong Nhà nước có kỉ cương. Nếu tự do không có giới hạn sẽ là tự do trong môi trường tự nhiên hay trong một quốc gia vô chính phủ, ở đó sức mạnh bạo lực và tính hoang dã thay thế cho luật pháp.

Các quyền cơ bản của con người được nền cộng hòa đảm bảo như tự do đi lại, tự do tôn giáo và tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do bầu cử và thành lập các đảng phái chính trị theo quy định của pháp luật. Nếu ngăn cấm các quyền này là trái với quy luật tự nhiên hoặc Nhà nước đó không phải là thể chế dân chủ.

Bình đẳng là nguyên tắc được đề cao và phổ biến nhất trong xã hội Pháp. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789, lời tựa của Hiến pháp 1946 và Hiến pháp năm 1958 nhiều lần khẳng định giá trị bình đẳng. Trước cách mạng 1789, xã hội Pháp chia ra thành ba giai tầng khác nhau : Quý tộc, tăng lữ và tầng lớp bình dân. Sau cách mạng, các đặc quyền của hai giai tầng là quý tộc và tăng lữ bị bãi bỏ, mọi người trong xã hội đều có quyền và trách nhiệm như nhau vì không còn hai tầng lớp ăn trên ngồi trốc nữa. Bình đẳng trở thành giá trị tiêu biểu nhất của nền cộng hòa. 

Điều này tạo ra điểm khác biệt giữa nền dân chủ Mỹ luôn đề cao tự do và nền dân chủ Pháp đề cao bình đẳng. Con người sinh ra luôn tự do và bình đẳng trước pháp luật (điều 1, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789), công dân đều bình đẳng về cơ hội, mỗi người đều có quyền có vị trí và được tiếp cận với các chức vụ cũng như công việc trong các cơ quan nhà nước. Sự phân biệt chỉ có thể dựa theo đức hạnh và tài năng của mỗi người (điều 6, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789). 

Luật pháp đảm bảo phụ nữ có quyền bình đẳng như nam giới trong tất cả mọi lĩnh vực. Nhà nước đảm bảo quyền bình đẳng cho trẻ em và người lớn trong các điều kiện được hưởng chế độ giáo dục và các thành quả về văn hóa (lời tựa của Hiến pháp năm 1946). Nhà nước đảm bảo cho mỗi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nguồn gốc, dân tộc hay tôn giáo (điều 1, Hiến pháp năm 1958). Bình đẳng tạo sự công bằng và cơ hội cho mọi người trong xã hội. Nếu mỗi người  cố gắng và có năng lực trong một lĩnh vực riêng biệt sẽ có may mắn thành công nhờ sự giúp đỡ của Nhà nước, bình đẳng sẽ hạn chế bất công và góp phần cho xã hội tốt đẹp hơn.

Bác ái thể hiện sự chia sẻ và giúp đỡ của Nhà nước đối với công dân trong các vấn đề an sinh xã hội. Nhà nước bảo đảm cho trẻ em, phụ nữ, người già được hưởng bảo hiểm xã hội, được chăm sóc y tế khi đau ốm. Những người tàn tật được chăm sóc sức khỏe và được trợ cấp suốt đời. Bác ái thể hiện tính nhân đạo cũng như tinh thần đoàn kết của người dân theo nguyên tắc “Mình vì mọi người và mọi người vì mình” vì những chi phí của Nhà nước cho an sinh xã hội đều xuất phát từ các khoản đóng thuế của công dân.

Các công dân có quyền tham gia các tổ chức công đoàn, các hoạt động xã hội, có quyền lao động và bảo vệ lợi ích của mình nhờ các tổ chức công đoàn tự do và các tổ chức xã hội dân sự. Bác ái thể hiện tinh thần đoàn kết của công dân trong các hoạt động chính trị xã hội vì hạnh phúc của mình và mọi người.
Tự do, Bình đẳng, Bác ái trở thành ba nguyên tắc cơ bản của nền cộng hòa. Ba yếu tố này được bổ sung thêm nhờ một số các quy định khác

B. Xây dựng nền cộng hòa thống nhất, dân chủ và thế tục 

Điều 1, Hiến pháp năm 1958 ghi nhận nước Pháp là một nước cộng hòa thống nhất và không thể phân chia. Nước Pháp theo nguyên tắc thế tục, tôn trọng các giá trị dân chủ và xã hội. Theo nguyên tắc không thể phân chia, nước Pháp không phải là Nhà nước liên bang, quyền lực tập trung ở các cơ quan trung ương, các vùng miền chỉ có quyền lực giới hạn. 

Luật pháp được thực thi trên toàn bộ lãnh thổ Pháp tại chính quốc và các vùng hải ngoại. Dân tộc và quốc gia là một thể thống nhất, chỉ có dân tộc Pháp, không có các dân tộc khác, các quan điểm li khai và cực đoan đều trái với nguyên tắc không thể phân chia do Hiến pháp quy định. Hội đồng Hiến pháp đã bác bỏ quan điểm gọi người dân xứ Corse là dân tộc Corse, chỉ có duy nhất dân tộc Pháp, không có dân tộc Basque hay Breton nhưng có văn hóa Basque và Breton. Nguyên tắc này bảo vệ tốt hơn các giá trị của nền cộng hòa.

Dân chủ là Nhà nước của dân do dân và vì dân theo định nghĩa về dân chủ của Abraham Lincoln trong bài diễn văn Gettysburg năm 1863. Quan điểm này được khẳng định lại trong điều 2, Hiến pháp Pháp năm 1958. Trong chế độ dân chủ, quyền lực chỉ có thể đạt được nhờ bầu cử tự do minh bạch, kết quả bỏ phiếu chỉ có giá trị nếu được đa số nhân dân chấp nhận. Các cơ chế đảm bảo dân chủ ở Pháp luôn được tôn trọng và được Hội đồng Hiến pháp giám sát chặt chẽ trong mỗi dịp bầu cử. 

Cơ chế bầu cử tự do chỉ có được khi mỗi cử tri có quyền chọn lựa ứng cử viên theo ý mình, các đảng phái được cử người tranh cử, báo chí được phép tường thuật trực tiếp về quy trình bầu cử. 

Ngoài ra, công dân còn có quyền bày tỏ quan điểm chính trị thông qua hình thức trưng cầu dân ý. Tôn trọng quyền bầu cử sẽ đảm bảo chủ quyền của nhân dân. Báo chí cùng các phương tiện thông tin khác không chịu sự độc quyền của Nhà nước sẽ là cơ hội cho công dân được tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau, giúp cho trình độ nhận thức của họ cao hơn, vì người dân không bị nhồi nhét thông tin theo định hướng của nhà cầm quyền. Điều kiện này rất quan trọng ở các nước theo chế độ dân chủ. Tất cả những yêu cầu khắt khe về dân chủ đều được thực hiện khá tốt ở Pháp.

Các nguyên tắc dân chủ của Pháp giống với các đặc điểm dân chủ trong chế độ quân chủ ở Anh, Đan Mạch, Thụy Điển hay Tây Ban Nha. Các quốc gia này không theo chế độ cộng hòa, nhưng thể chế chính trị lại vận hành theo phương thức dân chủ, về một mức độ nào đó, có thể khẳng định những nước này có chế độ chính trị hoạt động tốt hơn so với chế độ cộng hòa ở Pháp. Như vậy, nền cộng hòa không nhất thiết gắn liền với dân chủ vì thực tế nhiều quốc gia có tên cộng hòa nhưng lại theo chế độ độc tài toàn trị, ví dụ Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Cuba, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hòa hồi giáo Iran…

Thế tục là nguyên tắc riêng của nền cộng hòa ở Pháp, các nước khác không quy định điều này, có duy nhất trường hợp của Thổ Nhĩ Kì học theo nguyên tắc thế tục của Pháp. Điều này công nhận chính trị và tôn giáo luôn tách rời nhau. Nhà nước không can thiệp vào các vấn đề tôn giáo nhưng tôn trọng tất cả các tôn giáo và tạo điều kiện cho các tín đồ được thực hành tôn giáo của mình vì Nhà nước đảm bảo tự do tôn giáo tín ngưỡng, không coi trọng tôn giáo này hơn tôn giáo khác. Về phía các chức sắc tôn giáo, họ có quyền bày tỏ ý kiến của mình đến các chính sách của Nhà nước nhưng không được phép tạo ảnh hưởng đến chính trị. Luật tách rời vị trí của tôn giáo và chính trị đã được ban hành từ 1905 đến nay vẫn có hiệu lực. 

Theo nguyên tắc thế tục, Nghị viện Pháp đã ban hành một số đạo luật cấm các biểu hiện tôn giáo thái quá tại các cơ quan công sở và nơi công cộng. Ví dụ luật năm 2004 cấm học sinh không được mặc trang phục hay mang theo biểu tượng có tính tôn giáo đến trường phổ thông công lập, vì trường học là cơ sở giáo dục, không phải là nơi thực hành tôn giáo. Luật năm 2010 cấm phụ nữ hồi giáo không được phép đeo mạng che kín mặt ở những nơi công cộng, (la burqa và la niqad, là trang phục của một số phụ nữ hồi giáo, khi mặc la burqa, người phụ nữ che kín toàn thân, hai con mắt cũng bị che bằng một tấm lưới, nhưng vẫn nhìn được, còn khi mặc la niqad, người phụ nữ cũng che kín toàn thân, chỉ để hở hai con mắt. Trước đây lực lượng hồi giáo Taliban ban hành luật bắt buộc phụ nữ ở Afganistan phải mặc trang phục này).

Chế độ cộng hòa góp phần làm cho xã hội Pháp công bằng và dân chủ. Thực hiện tốt các nguyên tắc của nền cộng hòa thể hiện sự hòa nhập của công dân vào các hoạt động xã hội, nhất là đối với các công dân nhập cư. Tuy nhiên, điều này không hề đơn giản, đặc biệt là với cộng đồng hồi giáo đến từ các nước Ả Rập do các điều kiện về tôn giáo và văn hóa khác biệt quá lớn khiến sự hòa nhập khó hơn. 

Dù hòa nhập nhưng nhiều cộng đồng khác nhau vẫn luôn mong muốn giữ gìn bản sắc và ngôn ngữ riêng của mình, điều này không dễ nhất là đối với thế hệ thứ hai và thứ ba sinh ra tại Pháp, sống xa quê hương của ông bà cha mẹ, đối với họ, các giá trị của nền cộng hòa vừa là điều kiện thuận lợi vừa là thách thức trong quá trình hội nhập. Giữ gìn bản sắc văn hóa và ngôn ngữ riêng của mình luôn là khó khăn lớn nhất.

II. Những thuận lợi và khó khăn để củng cố và bảo vệ nền cộng hòa ở Pháp

Các chính khách Pháp, các nhà văn hóa hay các nhà luật học từ lâu đã rất chú ý đến việc giảng dạy các giá trị của nền cộng hòa. Họ coi đó là những thành tựu lớn về dân chủ, tự do. Những thành quả này có được sau một quá trình đấu tranh lâu dài, phải trả giá bằng máu và nước mắt. Họ trân trọng các biểu tượng của nền cộng hòa (A) và mong muốn duy trì lâu bền các giá trị đó (B).

A. Các biểu tượng của nền cộng hòa 
Từ hơn 2000 năm nay, nước Pháp luôn là quốc gia của những người nhập cư, các nhóm người Germain, Celte, Romain, Viking, Tsigane, Do Thái… đã đến xứ Gaule sinh sống. Người Gaulois đã học được nhiều điều từ họ. Trong suốt thời kì Trung cổ, châu Âu là một quốc gia bao gồm nhiều tỉnh dưới quyền kiểm soát của giáo hội La Mã. Châu Âu gần như không có biên giới, các nhóm người di chuyển khắp nơi để sinh sống. 

Trong thế kỉ XX, nước Pháp đã đón nhận nhiều cộng đồng người đến đây lập nghiệp. Để tất cả các cộng đồng này thống nhất, đoàn kết nhằm tạo nên sức mạnh cho nước Pháp, cần có những biểu tượng chung để kết nối họ với nhau, các biểu tượng của nền cộng hòa trở thành phương tiện cần thiết để người dân Pháp gắn bó với nhau, đó chính là bản khế ước xã hội nhằm duy trì một nước Pháp ổn định và phát triển. 

Nhà nước tạo mọi điều kiện để con người phát huy tài năng, tham gia đóng góp nhiều hơn cho xã hội, đổi lại, mỗi công dân cần biết tôn trọng các nguyên tắc của nền cộng hòa thông các các biểu tượng:

Các biểu tượng của nền cộng hòa Pháp 

Lá cờ ba màu và quốc ca Pháp: Lá cờ ba màu trắng xanh đỏ xuất hiện lần đầu tiên sau cách mạng Pháp 1789. Màu trắng tượng trưng cho chế độ quân chủ, màu xanh và đỏ là màu trên tấm gia huy, biểu tượng của Paris. Năm 1792, những người đại diện chính quyền Paris đã trao phù hiệu cờ ba màu cho nhà vua. Ông đã chấp nhận và cài lên mũ. Trước cách mạng 1789, nước Pháp chỉ có lá cờ trắng có hình những bông huệ vàng biểu tượng cho chế độ quân chủ.
Quốc ca Pháp do Rouget de Lisle, một sĩ quan trong quân đội sông Rhin sáng tác ở Strasbourg. 

Năm 1792 khi Pháp tuyên chiến với Áo, những người lính ở Marseille đã lên đường đến giải cứu Paris. Họ hát bài của Rouget de Lisle để cổ động tinh thần chiến đấu cho nhau, từ đó bài hát có tên hành khúc của người Marseille, la Marseillaise. Năm 1795, bài hát chính thức trở thành quốc ca Pháp. 

Dưới thời đế chế thứ nhất 1804-1815, bài hát Tiếng ca lên đường, le chant du départ trở thành quốc ca của đế chế Napoléon. 

Từ thời nền cộng hòa thứ 3, năm 1870, bài hát la Marseillaise lại được chọn là quốc ca cho đến hôm nay. Dưới thời thống chế Pétain (1940-1944), nước Pháp hợp tác với Đức quốc xã, bài hát phổ biến khi đó là bài Maréchal, nous voilà (Thưa thống chế, có chúng tôi), thay thế cho la Marseillaise. Từ lâu, quốc ca Pháp và lá cờ ba màu đã trở thành hai biểu tượng quan trọng của nền cộng hòa.

Tượng Marianne (Marie-Anne), là bức tượng người phụ nữ đầu đội mũ đỏ có từ năm 1792. Ở mỗi tòa thị chính đều có tượng bán thân Marianne, có nơi, Marianne đội trên đầu cành nguyệt quế. Marianne là người phụ nữ đại diện cho tầng lớp bình dân sau cách mạng 1789. Vào thời kì đó, nhiều phụ nữ có tên là Marianne, có người đã nhận mình là hình tượng Marianne. 

Marianne cũng là biểu tượng của tính phồn thực. Có người cho rằng Marianne chính là chân dung của một người phụ nữ Paris làm nghề thợ giặt… Sau năm 1945, chân dung Marianne được lấy hình mẫu từ các diễn viên điện ảnh nổi tiếng như Brigitte Bardot, Catherine Deneuve hay Sophie Marceau…

Hình tượng con gà trống cũng trở thành biểu tượng của nước Pháp, vì những đồng tiền cổ thời xưa có in hình con gà trống. Gallus trong tiếng latinh có nghĩa là gà trống và Gaulois. Ngày phá ngục Bastille 14 tháng 07 cũng trở thành ngày biểu trưng cho tự do và là ngày có nhiều ý nghĩa đối với người Pháp. 

Các giá trị cũng như những biểu tượng của nền cộng hòa được nhiều người nhắc đến mỗi khi nước Pháp phải trải qua thời kì khó khăn, đặc biệt là giai đoạn hiện nay do khủng hoảng kinh tế và bất ổn xã hội, nhất là hai vụ khủng bố mới đây. Bảo vệ các giá trị của nền cộng hòa, cũng chính là bảo vệ các quyền cơ bản của con người như tự do bầu cử, ứng cử, tự do hội họp và thành lập các đảng phái chính trị… 

Trong các giá trị cơ bản của nền cộng hòa, tự do ngôn luận được nhắc đến nhiều nhất vì đây là quyền quan trọng bậc nhất trong chế độ dân chủ, ở đó con người được nói ra những gì mình nghĩ vì tự do ngôn luận là tối thượng, hay chẳng là gì cả (Luc Ferry).

Bảo vệ các quyền tự do gắn với việc duy trì lâu dài nền cộng hòa, tuy nhiên điều này không hề đơn giản.

B. Những trở ngại để thiết lập và duy trì lâu dài nền cộng hòa 

Các nền dân chủ lớn trên thế giới như Anh và Mỹ được xây dựng dựa trên sự thỏa thuận hay chuyển giao quyền lực theo cách ôn hòa. Chế độ quân chủ chuyên chế ở Anh đã chuyển thành chế độ nghị viện theo cách này. Hoàng gia Anh chỉ giữ lại các quyền lực mang tính tượng trưng. Chế độ tổng thống ở Mỹ lại tuân theo các quy định nghiêm ngặt của Hiến pháp 1787.

 Các xung đột quyền lực được giải quyết theo tinh thần của Hiến pháp. Bối cảnh chính trị ở Pháp khác biệt với Anh và Mỹ, kể từ các mạng 1789, nền chính trị Pháp luôn có các biến cố. Pháp đã trải qua 5 nền cộng hòa: Nền cộng hòa thứ nhất (1792-1804) diễn ra trong bạo lực, không khí khủng bố và sợ hãi bao trùm khắp nơi, nhiều người tài năng đã bị đưa lên máy chém. Một trong những người sáng lập nền cộng hòa đầu tiên cho nước Pháp là Saint-Just đã tuyên bố: “Không thể đem tự do cho những tên là kẻ thủ của tự do“. 

Nền cộng hòa đầu tiên kết thúc khi Napoléon Bonaparte trở thành hoàng đế và thiết lập đế chế năm 1804. Nền cộng hòa thứ 2 tồn tại từ 1848 đến 1852, chấm dứt bằng một cú đảo chính của Napoléon III. Nền cộng hòa thứ ba được xây dụng từ năm 1875 đến 1940 sau chiến thắng khó khăn của những người cộng hòa trước phe bảo hoàng và phe theo quan điểm chính trị của Napoléon. 

Nghị viện lấn át quyền lực của cơ quan hành pháp, cứ 10 tháng, Nghị viện lại bỏ phiếu bất tín nhiệm để loại bỏ chính phủ mới. Nền cộng hòa thứ 3 kết thúc khi các nghị sĩ trao quyền lãnh đạo tuyệt đối cho thống chế Pétain bằng luật hiến pháp năm 1940. Nền cộng hòa thứ 4 kéo dài từ 1945 đến 1958, do mất cân bằng quyền lực, chính phủ thường xuyên bị giải tán dưới sức ép của Nghị viện. Nước Pháp, trong giai đoạn này, có nhiều bất ổn chính trị. 

Nền cộng hòa thứ 5 được xây dựng từ 1958 đến nay có phần ổn định hơn, quyền lực của các cơ quan được bố trí hợp lí theo Hiến pháp 1958, tuy nhiên có ý kiến cho rằng cần thiết lập nền cộng hòa thứ 6 để đổi mới chính trị đem lại sức mạnh mới cho nước Pháp.

Các đặc điểm cơ bản của chế độ cộng hòa ở Pháp chỉ có thể được duy trì trong một cơ chế chính trị ổn định. Điều này lại phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện kinh tế xã hội. Hiện nay nước Pháp đang trải qua giai đoạn rất khó khăn. 

Nếu thời kì này tiếp tục kéo dài, trong khi các nhà lãnh đạo không có những giải pháp thích hợp, những tác động về kinh tế xã hội sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chính trị, vì vậy, không có gì đảm bảo là những biến động chính trị sẽ không thể xảy ra trong tương lai. Ví dụ như đảng mặt trận dân tộc của Marine Le Pen có thể cầm quyền trong thời gian tới, khi đó các giá trị của nền cộng hòa sẽ buộc phải xem xét lại đối với mỗi cộng đồng người trong xã hội Pháp.

Một thách thức khác là quá trình hội nhập của một số người trong xã hội Pháp về cơ bản không đạt được do những khác biệt quá lớn về văn hóa và tôn giáo cộng thêm rào cản về ngôn ngữ. Hơn nữa, nền cộng hòa vẫn chưa đảm bảo tốt nguyên tắc bình đẳng giữa các nhóm người khác nhau trong xã hội. Tự do, Bình đẳng, Bác ái là những giá trị rất hay, nhưng trong thực tế, không phải lúc nào cũng thực hiện được.

Paris, ngày 16 tháng 01 năm 2015
P.T.Đ.
Tác giả gửi BVN
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link