Tổng thống
Poroshenko: 9.000 quân Nga hiện diện ở Ukraine
TNLT Trần Anh Kim: Tôi phục vụ vì nhân dân vì
tổ quốc, ngày 08.01.2015
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
·
In
·
Chia sẻ:
Tổng thống Ukraine Petro
Poroshenko tham dự một buổi lễ giao vũ khí, thiết bị quân sự, và máy bay cho
quân đội tại một trường bắn bên ngoài Zhytomyr 5/1/2015.
·
·
·
·
Tin liên hệ
·
Ngoại Trưởng Nga chỉ trích diễn văn của TT
Mỹ là 'hung hăng'
·
TT Obama nêu viễn kiến cho nước Mỹ trong
diễn văn Tình trạng Liên bang
·
Kiev nói binh sĩ Ukraine bị quân Nga tấn
công ở miền đông
·
Bom nổ tại một tòa án ở miền đông Ukraine,
12 người bị thương
·
Nền kinh tế thế giới đang cải thiện gặp
khó khăn vì tình trạng bất định
·
Thủ tướng Ukraine: Có bằng chứng ‘không
thể chối cãi’ Nga tiếp tế phiến quân
22.01.2015
Tổng thống Ukraine hôm thứ Tư
tuyên bố hơn 9.000 binh lính Nga đang hiện diện ở đất nước ông.
Phát biểu hôm thứ Tư tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, Tổng thống
Petro Poroshenko cũng nói rằng Nga đã điều hơn 500 xe tăng, pháo hạng nặng và
xe bọc thép vào miền đông Ukraine, nơi lực lượng chính phủ đang chiến đấu với
quân nổi dậy thân Nga.
Ông cáo buộc Nga "gây hấn" và yêu cầu nước này đóng biên giới với
Ukraine cũng như rút hết "binh lính nước ngoài."
Trong một phát biểu riêng rẽ, ông Poroshenko nói với kênh truyền hình Bloomberg
rằng 2.000 quân Nga gần đây đã vượt biên vào Ukraine cùng với 200 xe tăng và xe
bọc thép.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bác bỏ những cáo buộc của Kiev nói rằng Nga đã
đưa quân và vũ khí vào Ukraine trong tuần này để yểm trợ lực lượng ly khai.
Ông Lavrov phát biểu tại cuộc họp báo thường niên tại Moscow, trong đó ông cũng
cáo buộc Mỹ tìm cách thống trị thế giới. Ông cho biết Moscow sẵn sàng giúp điều
giải thỏa thuận ngừng bắn mới để ngưng chiến sự ở miền đông Ukraine, đã khiến
gần 5.000 người thiệt mạng.
Tại Brussels, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết liên minh đã nhìn thấy
sự hiện diện của lực lượng Nga ở miền đông Ukraine trong vài tháng qua, cũng
như một sự "gia tăng đáng kể" những thiết bị quân sự hạng nặng của
Nga trong khu vực.
Ông Stoltenberg nói NATO lo ngại về "sự leo thang nghiêm trọng chiến
sự" ở miền đông Ukraine và kêu gọi Moscow chấm dứt hỗ trợ lực lượng ly
khai ở đó.
Ngoài ra trong ngày thứ Tư, phát ngôn viên quân đội Ukraine Andriy Lysenko cho
biết "một số lượng đáng kể binh lính Nga không đeo phù hiệu" đã bị
phát hiện trong khu vực Luhansk ở miền đông Ukraine, cùng với hàng chục xe
tăng, xe bọc thép và xe chiến đấu của bộ binh.
Ông cũng cho biết những chiến binh ly khai ở khu vực Donetsk thuộc miền đông
Ukraine đang được thay thế bởi quân nhân Nga, và 100 xe tăng đang tập trung gần
một số thành phố trong khu vực.
Hôm thứ Ba, ông Lysenko tuyên bố lực lượng Nga đã tấn công những đơn vị của
Ukraine chiến đấu với phiến quân trong khu vực Luhansk. Nga bác bỏ cáo buộc
này.
Nhật Bản tìm cách cứu con tin bị Nhà nước Hồi
giáo bắt cóc
Thủ tướng Nhật Bản
Shinzo Abe phát biểu trong cuộc họp báo tại Tokyo, ngày 21/1/2015.
·
·
·
Tin liên hệ
21.01.2015
Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết Tokyo đang 'chạy đua với
thời gian' để phóng thích hai con tin Nhật bị nhóm Nhà Nước Hồi giáo bắt cóc và
đòi tiền chuộc lên tới 200 triệu đôla.
Nói chuyện với các nhà báo ở Tokyo hôm nay, ông Abe cho biết ông
đã chỉ thị các giới chức hãy tận dụng mọi kênh ngoại giao có thể có để hai con
tin là Kenji Goto và Haruna Yukawa được trả tự do.
Các phần tử chủ chiến Nhà Nước Hồi giáo đã phổ biến một băng video
hôm thứ Ba, nói rằng họ sẽ giết hai người đàn ông này, trừ phi Nhật Bản trả món
tiền họ đòi hỏi nội trong 72 giờ đồng hồ.
Nhà Nước Hồi giáo liên kết mối đe doạ này với điều mà họ cho là sự
hậu thuẫn của Nhật Bản đối với các nỗ lực chống lại tổ chức của họ.
Thủ Tướng Nhật hôm nay nói rằng Nhật Bản sẽ “không bao giờ khuất phục
chủ nghĩa khủng bố.”
Ông Abe đã cam kết sẽ chi 200 triệu đôla tiền viện trợ phi quân sự
cho những quốc gia đã bị tác động bởi các phần tử cực đoan thuộc phe Hồi giáo
Sunni.
Philippines tố cáo
Trung Quốc mở rộng đòi hỏi lãnh thổ ở Biển Đông
Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung
Quốc.AFP
Hôm nay 21/01/2015, chính quyền Manila tố cáo Bắc Kinh mở rộng
các hoạt động cải tạo bãi đá, đảo, tại các nơi đang có tranh chấp ở Biển Đông.
Trong khi đó Hoa Kỳ kêu gọi các bên kiềm chế, tránh để xẩy ra xung đột.
Lời tố cáo này được đưa ra trong bối cảnh Philippines và Mỹ,
trong hai ngày 20 và 21/01, đã tiến hành cuộc Đối thoại chiến lược song phương
thường niên lần thứ 5, tại Manila.
Dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ là ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại
trưởng Mỹ, phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương và Trợ lý Bộ trưởng Quốc
phòng David Shear. Lãnh đạo phái đoàn Philippines là Trợ lý Ngoại trưởng Evan
Garcia và Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Pio Lorenzo Batino.
Kết thúc cuộc đối thoại, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Philippines
Batino nói với các nhà báo : «
Các hoạt động của Trung Quốc tại vùng biển Tây Philipines (tức Biển Đông) tiếp
tục gây quan ngại nghiêm trọng ».
Về phần mình, Trợ lý Ngoại trưởng Philippines Evan Garcia cho
rằng Trung Quốc đã tiến hành ồ ạt các hoạt động cải tạo, nâng cấp bãi đá, đảo
trong vùng có tranh chấp, vi phạm các thỏa thuận mà Trung Quốc tham gia. Theo
đó, các bên liên quan không có các hoạt động xây dựng thêm, cho đến khi có được
một bộ luật ứng xử tại Biển Đông mang tính ràng buộc.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel kêu gọi các bên kiềm chế và «
các nước lớn không nên hăm dọa các nước nhỏ ».
Trước đó, ông Daniel Russel cũng đã hội đàm với Ngoại trưởng
Philippines Albert del Rosario và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire
Gazmin.
Được coi là cố vấn trụ cột của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong
hồ sơ Đông Á, ông Daniel Russel đã từng chỉ trích gay gắt bản đồ đường 9 đoạn
của Trung Quốc ở Biển Đông và kêu gọi Bắc Kinh không nên sử dụng bạo lực trong
các tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền với các nước láng giềng.
Manila và Washington có quan hệ liên minh từ hơn 60 năm qua,
trong khuôn khổ Hiệp định Phòng thủ chung, được ký năm 1953 và Mỹ là đồng minh
quân sự duy nhất của Philippines.
Tháng 04/2014, hai nước ký Thỏa thuận Tăng cuờng Hợp tác Quốc
phòng (EDCA) có hiệu lực trong vòng 10 năm, cho phép quân đội Mỹ sử dụng các
căn cứ quân sự của Philippines để luyện tập, bố trí lực lượng và các thiết bị
quân sự.
Philippines là một trong những nước yếu kém về quân sự tại Châu
Á. Ngoài việc trợ giúp, nâng cao khả năng chiến đấu cho quân đội Philippines,
thông qua thỏa thuận EDCA, Hoa Kỳ gia tăng sự hiện diện quân sự tại Châu Á-Thái
Bình Dương, trong khuôn khổ chiến lược xoay trục sang Châu Á của Mỹ, ngăn ngừa
và răn đe các hành động hung hăng của Trung Quốc trong khu vực.
Mỹ, Philippines lập mặt
trận thống nhất để đối phó với TQ ở Biển Đông
Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Pio Lorenzo Batino (phải) nói
các diễn tiến 'lấp biển lấy đất' của Trung Quốc tại bãi đá Chữ Thập là 'mối
quan ngại rất nghiêm trọng'.
·
·
·
Tin liên hệ
Simone Orendain
21.01.2015
Philippines đang trông mong vào liên minh với Hoa Kỳ để tìm cách
bắt kịp các hoạt động lấn chiếm của Trung Quốc tại các vùng đảo đang tranh chấp
ở Biển Đông. Thông tín viên VOA Simone Orendain tường thuật từ Manila.
Các giới chức cấp cao của cả hai nước đã củng cố liên minh chiến
lược trong 2 ngày đàm phán song phương về thương mại và quốc phòng kết thúc hôm
nay tại Manila.
Nằm cao trong nghị trình thảo luận là vấn đề an ninh hàng hải,
cũng như những mối quan ngại về công tác nhằm lấn chiếm các bãi đá và bãi cạn
thuộc quần đảo Trường Sa mà Philippines nhận chủ quyền.
Tháng trước, tham mưu trưởng quân đội Philippines nói dựa vào
thông tin tình báo, các cơ sở tại một trong các bãi lớn hơn mà Việt Nam gọi là
Bãi đá Chữ thập, có thể sắp được hoàn tất.
Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Pio Lorenzo Batino gọi diễn biến
tại bãi đá này, mà hồi tháng 11 dường như đã mở rộng để dùng làm một phi đạo,
là “một mối quan ngại rất nghiêm trọng.” Nhưng với ngân sách quốc phòng nhỏ
nhất ở Châu Á, Philippines không có đủ sức để ngăn chặn bất kỳ hành động nào.
“Chúng ta phải tăng cường khả năng của chúng ta và điều đó chỉ có
được thông qua hiện đại hoá. Đây dĩ nhiên là việc thực hiện hiện đại hoá cấp
thiết mà chúng ta cần phải tiến hành sớm hơn.”
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng David Shear nói ngân sách bộ Quốc
phòng trong năm 2015 bao gồm 40 triệu đôla các khoản vay và trợ cấp về quân sự
cho Philippines.
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng David Shear nói với các phóng viên sau
cuộc họp rằng ngân sách bộ của ông trong năm 2015 bao gồm 40 triệu đôla các
khoản vay và trợ cấp về quân sự cho Philippines.
Nước này đang trong tiến trình thực thi một chương trình hiện đại
hoá quân sự 1,8 tỷ đôla, nhưng vẫn có những đoàn tàu hải quân và các đội bay
rất nhỏ bé so với các nước láng giềng.
Với một quân đội thiếu thốn, Manila đang đi theo con đường ngoại
giao. Một toà án quốc tế đang duyệt lại một vụ kiện chống lại Bắc Kinh nêu nghi
vấn về điều được gọi là “những hành động khẳng định chủ quyền quá đáng ở Biển
Đông.” Trung Quốc bác bỏ vụ trọng tài và không đệ trình bất kỳ tài liệu hỗ trợ
nào chi Toà án Trọng tài Thường trực ở La Haye.
Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố có “chủ quyền không thể tranh cãi
được” đối với vùng biển và bãi đá.
Hải quân Philippinescanh gác trên một tàu chiến ở cảng Manila.
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel nói Hoa Kỳ đã liên tục
kêu gọi Trung Quốc tôn trọng một tuyên bố không có tính cưỡng hành đã ký với
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á gồm 10 thành viên về việc duy trì hoà bình
giữa những tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau, và dựa vào luật quốc tế làm cơ
bản cho những tuyên bố chủ quyền trong vùng biển giàu tài nguyên.
“Lối hành xử làm tăng thêm căng thẳng, lối hành xử nêu ra những
nghi vấn về ý đồ và thái độ của Trung Quốc dường như không phù hợp với các
nguyên tắc mà tôi đã nêu ra, có tác dụng đi ngược lại các mục tiêu đó.”
Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Evan Garcia nói Manila đang
“theo đuổi một giải pháp hoà bình” và các hoạt động khẳng định chủ quyền của
Trung Quốc tại các đảo có tranh chấp “không phải là một diễn biến tích cực.”
Ông Nguyễn Tấn Dũng:
Việt Nam luôn bảo đảm quyền tự do tôn giáo
Đức Hồng Y Fernando Filoni ban phước cho một bé gái trước khi cử
hành thánh lễ tại Nhà thờ lớn Hà Nội, ngày 20/1/2015.
·
·
·
Tin liên hệ
21.01.2015
Thủ tướng Việt Nam tuyên bố chính phủ Hà Nội trước sau luôn tôn
trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo của công dân.
Phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng được đưa ra nhân cuộc tiếp đón
Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo Vatican, Fernando Filoni, tại Hà Nội hôm 20/1.
Hồng Y Filoni đang thực hiện chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam
kéo dài 7 ngày, khởi sự từ đầu tuần này.
Nhà lãnh đạo Việt Nam nói với người đứng đầu Bộ Truyền giáo
Vatican rằng quan hệ giữa Hà Nội với Tòa Thánh chưa lúc nào tốt như hiện nay và
có nhiều triển vọng hứa hẹn cho dù lịch sử quan hệ đôi bên đã có nhiều lúc
thăng trầm.
Cho tới nay, Việt Nam và Vatican chưa có quan hệ ngoại giao chính
thức. Đôi bên đã lập ra Nhóm Công tác hỗn hợp đàm phán để bình thường hóa quan
hệ và đã trải qua 5 vòng đàm phán.
Việt Nam hiện là một trong những quốc gia bị chỉ trích nhiều nhất
trên thế giới về vấn đề vi phạm quyền tự do tôn giáo và sách nhiễu, đàn áp
những nhà hoạt động cổ xúy cho quyền tự do tôn giáo.
Hà Nội phủ nhận những cáo buộc này và gọi đó là ‘thiếu thiện chí.’
Nguồn: TuoiTre, Vietnamnet
Sent: Tuesday, January
20, 2015 8:07 AM
Subject: [PTTPGQT] - Tcbc
20.01.2015 - Loi keu goi cho Tiec Gay quy yem tro PTTPGQT
**************************************************************************************************************************************
Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : pttpgqt@gmail.com
Web : http://www.pttpgqt.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
**************************************************************************************************************************************
Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : pttpgqt@gmail.com
Web : http://www.pttpgqt.net - Facebook: https://www.facebook.com/queme.net
**************************************************************************************************************************************
THÔNG
CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 20.1.2015
Lời kêu gọi của Trưởng ban
Tổ chức “Tiệc Gây quỹ Yểm trợ Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế” tổ chức tại Nhà
hàng Kim Sơn, thành phố Houston, Hoa Kỳ ngày 22.3.2015
Web: http://pttpgqt.net/2015/01/20/loi-keu-goi-cua-truong-ban-to-chuc-tiec-gay-quy-yem-tro-pttpgqt
PDF: http://kiwi6.com/file/ij6e6n1egf
PDF: http://kiwi6.com/file/ij6e6n1egf
PARIS, ngày 20.1.2015
(PTTPGQT) - Bắt đầu từ 5 giờ chiều ngày chủ nhật 22 tháng 3 năm nay, 2015, Sáng
hội Phạm Gia Bình sẽ đứng ra tổ chức buổi “Tiệc Gây quỹ Yểm trợ Phòng
Thông tin Phật giáo Quốc tế” tại nhà hàng Kim Sơn(10603
Bellaire Blvd — Houston, Texas 77072, Hoa Kỳ). Chương trình gồm có hai phần Hội
thảo và Văn nghệ.
Phần Hội thảo qua hai chủ đề
do 2 vị Khách mời quốc tế, TT. Thích Giác Đẳng, Gs Võ Văn Ái và Nữ
sĩ Ỷ Lan trình bày :
- Tầm quan trọng của Công luận
quốc tế trong tiến trình Dân chủ hoá Việt Nam, và
- Phương thức và bí quyết vận động
các cơ quan Công quyền thế giới.
- Phần Văn nghệ với các Ca sĩ Ngọc
Huyền, Chi Huệ, Quốc Thu và Thu Thuỷ.
Sau đây là lời kêu gọi ủng hộ Tiệc Gây quỹ Yểm
trợ Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế của Đạo hữu Phổ Chiếu,Trưởng
ban Tổ chức :
Houston, ngày
19.1.2015
Ngưỡng bái bạch Chư Tôn Đức Giáo Phẩm Giáo Hội
Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Kính bạch Chư Tôn Hòa Thượng, chư Thượng Toạ, Đaị Đức Tăng Ni
Kính thưa Quý Đồng hương Phật tử
Kính bạch Chư Tôn Hòa Thượng, chư Thượng Toạ, Đaị Đức Tăng Ni
Kính thưa Quý Đồng hương Phật tử
Thưa liệt Quý vị,
Chúng con, một số Phật tử trong “Sáng
hội Phạm Gia Bình” xin mạo muội cùng nhau tổ chức tiệc Gây quỹ Yểm
trợ Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế vào lúc 5 giờ chiều ngày chủ nhật 22
tháng 3 năm 2015.
Dạ xin thưa vì nguyên do gì thôi thúc chúng con
làm việc này ?
Nguyên nhân xa :
* Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế ra đời năm
1993 do Đức cố Đệ tứ Tăng Thống, Đại lão Hoà Thượng Thích Huyền Quang từ nơi
lưu đày Quảng Ngãi, kêu gọi Giáo Sư Võ Văn Ái thiết lập cơ sở vận động quốc tế
cho Giáo Hội nhằm hậu thuẫn cuộc đấu tranh đòi hỏi tự do tôn giáo và nhân quyền
trong nước.
* Năm 1999, vừa ra khỏi nhà tù, nhân danh Viện
Trưởng Viện Hóa Đạo, Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ ra Quyết định công cử Cư
sĩ Võ Văn Aí làm giám đốc Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế, và cũng trong năm
này, Hòa Thượng ra tiếp thông báo công cử Giáo Sư làm Phát ngôn nhân của Gíao
hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong nước.
* Năm 2005, ngoài những bản Thông cáo báo chí
thường xuyên loan báo tình hình đàn áp Giáo hội trong nước gửi tới các cơ quan
truyền thông, báo chí trong Cộng đồng người Việt cũng như truyền thông, báo chí
quốc tế, Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế cho thiết lập “Đài Phật
Giáo Việt Nam” phát thanh về trong nước vào thứ sáu mỗi tuần từ
19giờ đến 19giờ 30 trên làn sóng ngắn 31m 9930KHZ. Đây là tiếng nói duy nhất
của Phật giáo trên làn sóng truyền thanh đã gây tác động phấn khởi cho Phật tử
trong nước, đồng thời hoá giải các luồng tin thất thiệt.
Tóm lại, Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế đựơc
thành lập trên hai thập niên qua nhằm vận động các cơ quan công quyền thế giới,
các Quốc hội Hoa Kỳ, Canada, Quốc hội Châu Âu, Úc châu, Á châu, cũng như phát
biểu thường niên tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để cập nhật hoá hồ sơ vi phạm tự
do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam, đồng thời đề cao tiến trình dân chủ hóa
Việt Nam.
Nguyên nhân gần :
* Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế đảm nhận
trọng trách cực kỳ quan trọng hậu thuẫn tiếng nói bị bóp nghẹt của hơn 90 triệu
dân Việt Nam, trong có khối đông đảo đồng bào Phật tử, cũng như tiếng nói của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong nước dưới sự lãnh đạo tối cao của
Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, Đaị lão Hòa Thượng THÍCH QUẢNG ĐỘ.
* Việc làm gây qũy yểm trợ Phòng Thông Tin Phật
Giáo Quốc Tế đã được Thượng toạ Thích Giác Đẳng, Quyền Chủ tịch Văn Phòng 2
Viện Hóa Đạo kiêm Chủ tịch GHPGVNTN Hải ngoại taị Hoa Kỳ hoan nghênh, khuyến
khích và Thượng tọa hoan hỷ chấp nhận làm Cố Vấn cho Ban Tổ chức.
Xin được trích dẫn lời nói của Thượng tọa trong
Lá thư số 10 vào cuối tháng 12 vừa qua : “Truyền thông là lãnh vực
hoạt động quan trọng cho sự tồn taị của Gíao hội. Những đóng góp của Phòng
Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế trong thời gian hơn hai thập niên qua đã chứng minh
điều đó. Chính truyền thông giúp rất nhiều cho Phật tử xa gần thấu hiểu và góp
phần kịp thời cho những nhu cầu Phật sự quan trọng. Tất cả hoạt động cho dân
chủ ,nhân quyền đều cần truyền thông. Đẩy mạnh công việc là một đáp ứng cần
thiết và hữu hiệu cho nhu cầu hiện tạị”.
Thưa Quý liệt vị,
Bất cứ một tổ chức sinh hoạt nào dù lớn hay nhỏ
cũng cần có ngân quỹ để làm việc lâu dàị. Chính vì thế, chúng con bao gồm một
số anh chị đạo hữu trong hội xin tha thiết kêu gọi sự phát tâm yểm trợ của Chư
Tôn Đức Tăng Ni cùng Qúy đồng hương Phật Tử đang sống tha hương nơi đất khách,
cùng nhau phát tâm đóng góp ủng hộ tinh thần và tài chánh giúp cho Gíao hội
Phật giáo Việt Nam Thống nhất nói chung, và Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế
nói riêng, để cho Ban Tổ chức chúng con hoàn thành tâm nguyện của mình.
Kính nguyện chư Tôn Đức Pháp thể khinh an tuệ
đăng thường chiếu .
Kính chúc qúy đồng hương Phật Tử cùng qia quyến
vô lượng an lạc, kiết tường như ý nguyện.
Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ Tát Ma Ha Tát.
Trân
trọng kính thư.
Trưởng ban Tổ Chức,
PHỔ CHIẾU
PHỔ CHIẾU
Những vị ở xa không thể về
Houston tham dự, có thể gửi tiền bạc ủng hộ. Xin viết ngân phiếu đề tên Văn Phòng 2 Viện Hóa Đạo
Ở
phần ghi nhớ / MEMO xin đề rõ “Yểm trợ PTTPGQT” và
gửi về địa chỉ :
Văn
Phòng 2 Viện Hoá Đạo GHPGVNTN
Chùa Pháp Luân
13913 S. Post Oak Blvd, Suite B
Houston,TX 77045 USA
Chùa Pháp Luân
13913 S. Post Oak Blvd, Suite B
Houston,TX 77045 USA
THOI SU
:Tham vọng của Putin lao dốc theo giá dầu
Tham vọng của Putin lao dốc theo giá dầu
Giá dầu
đã chạm đáy khi tụt xuống mức thấp nhất trong gần 5 năm rưỡi qua. Kinh tế Nga
liệu có trụ nổi khi đồng rúp tiếp tục mất giá và lượng tiền dự trữ đang cạn dần?
Đồng rúp tiếp tục lao dốc theo giá dầu - Ảnh:
Reuters
|
Theo thông tin đến ngày 6.1, giá dầu đã lần đầu tiên tụt xuống
dưới ngưỡng 50USD/thùng kể từ năm 2009. Theo tỉ lệ thuận, đồng rúp sau khoảng
thời gian ngắn có dấu hiệu bình ổn, đã giảm thêm 4,5% so với USD và 3,9% so với
euro, tức 1 USD đổi 63,55 rúp, 1 euro đổi 75,52 rúp, số liệu của The Moscow
Times.
Cạn tiền?
Tờ Telegraph (Anh) hôm 6.1 cho rằng Nga đang đứng trước cảnh bị
vắt sạch khoản dự trữ ngoại tệ, đồng nghĩa cái Tổng thống Nga Vladimir Putin tự
tin nhất về “2 năm phục hồi” đang bị giáng một đòn nặng nề.
Việc đồng rúp tụt gần một nửa giá trị chỉ trong vòng vài tháng
thực sự là bài toán đau đầu cho nước Nga. Thống kê từ Telegraph cho thấy dự trữ
ngoại tệ của điện Kremlin đã tụt xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008 – trùng với
đợt khủng hoảng kinh tế dẫn tới sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers.
Dữ liệu ngân hàng trung ương cho thấy đã có 26 tỉ USD đã “không
cánh mà bay” chỉ trong vòng 2 tuần tính tới 26.12.2014, thời điểm Nga chi dự
trữ “cứu” đồng rúp. Những đợt ứng phó tương tự đã khiến tổng dự trữ giảm từ 511
tỉ USD xuống còn 388 tỉ USD chỉ trong một năm.
Ông Putin từng tự tin về dự trữ của Nga - Ảnh:
Reuters
|
Điều quan trọng là cuộc lao dốc của giá dầu kèm theo tiền dự trữ
của Nga chưa có dấu hiệu dừng lại. “Nếu giá dầu giảm xuống 45 USD hay thấp hơn,
Nga sẽ phải đối mặt với một vấn đề lớn”, ông Mikhail Liluashvili của Oxford
Economics cho biết. “Ngân hàng trung ương sẽ cố gắng để xoa dịu biến động nhưng
họ sẽ phải để cho đồng rúp giảm và điều này có thể đẩy lạm phát lên đến 20%”.
Theo tính toán của Viện Tài chính quốc tế (IIF), cứ mỗi 10 USD sụt
giảm từ giá dầu thô sẽ kéo theo 2% GDP xuất khẩu của Nga hao hụt.
Ông Putin đã có biện pháp mới là kêu gọi các công ty Nga đổ ngoại
hối về, nhưng điều quan trọng là chính họ cũng phải thanh toán các khoản nợ
riêng. IFF nói rằng tổng nợ nước ngoài của các công ty Nga đã lên đến hơn 600
tỉ USD. Và như thế, khi lượng dự trữ ngoại tệ tụt thấp hơn 330 tỉ USD, đó là
“tình cảnh nguy hiểm”.
EEU sụp đổ, Nga nhân nhượng?
Là nước đứng đầu Liên minh Kinh tế Á – Âu (EEU), nhưng tình cảnh
của Nga đang khiến tham vọng của họ bị chính các thành viên nghi ngờ.
Trong bài viết ngày 5.1, The Diplomat nhận định rằng EEU – vốn
mang sứ mệnh làm đối trọng với Liên minh châu Âu (EU) và là cứu cánh của Nga,
đang có nguy cơ phải rã đám trước khi nó hùng mạnh như tuyên bố của điện
Kremlin.
Telegraph dẫn lời Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko khẳng
định thương mại phải thực hiện bằng USD, trong khi Tổng thống Kazakhstan
Nursultan Nazarbayev nói rằng sự sụp đổ của Nga sẽ kéo theo nguy cơ tan vỡ liên
minh mới EEU.
Tham vọng của ông Putin từ EEU cũng tắt theo? -
Ảnh: Reuters
|
The Diplomat lại lập luận rằng EEU bản thân nó đã tồn tại quá
nhiều vấn đề, như mâu thuẫn về thuế quan giữa Nga và Belarus, vấn đề trạm kiểm
soát hải quan giữa Armenia và Kazakhstan. Theo nhận định của Nate Schenkkan,
EEU trên thực tế đã sụp đổ, và nó phản ánh “khả năng kiểm soát của Nga”.
Tổng thống Armenia đã không chia sẻ điều gì về EEU trong dịp năm
mới. Và lần đầu tiên, Belarus không chúc mừng ông Putin trên sóng phát thanh
đầu năm. Nó phản ánh thái độ lãnh đạm của các thành viên EEU, và tất nhiên phản
ánh niềm tin vào một nước Nga khốn khó ở tư thế cầm đầu.
Trong các bài viết hồi tháng 11 và 12, các chuyên gia kinh tế dự
đoán Nga sẽ phải cầu viện Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF). Và đến ngày 6.1, thời điểm
giá dầu tụt kỷ lục, Fox News đã giật tít rằng IMF đã đến trước cửa Kremlin.
Trung Quốc và EEU được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm kinh tế mới
của thế giới. Nó cũng là “lối thoát” của Nga khỏi các lệnh trừng phạt từ Mỹ và
EU. Nhưng đến lúc này, mọi thứ đã “trật đường ray”...
14
hrs ·
Nguyễn Thanh Phượng, Con
gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa thi đậu quốc tịch Mỹ. Lại thêm 1 khúc ruột
ngàn dặm mới từ giã thiên đường CS..
Đảng CSVN Làm sao bảo vệ nổi Chủ nghĩa Mác Lê đã như cái xác
chết thối rữa?
Đỗ
Đăng Liêu
Các bài liên hệ
Cùng tác giả:
Báo Quân Đội Nhân Dân
mới đây đăng bài viết của Đại Tá, Thạc Sĩ Nguyễn Đức Thắng, với tựa đề: Chủ nghĩa Mác - Lê-nin cần
tiếp tục được bảo vệ và phát triển. Tác giả nhắc lại sự sụp đổ của chủ
nghiã cộng sản tại ngay cái nôi của nó là nước Nga, nhưng lập tức đổ hết lý do
cho "chủ nghĩa đế quốc" và "các thế lực thù địch". Ông
viết:
"Chủ nghĩa đế quốc và các
thế lực thù địch đã nhân cơ hội đó ra sức tuyên truyền đề cao xã hội tư bản, hô
hào rời bỏ CNXH và đi theo con đường TBCN. Chúng ra sức xuyên tạc, phủ nhận chủ
nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH, thậm chí còn định ra cả thời gian sụp đổ chế độ
XHCN ở những nước còn lại, trong đó có Việt Nam. Trong hàng ngũ những người
cộng sản và nhân dân, thực tế có một số người đã nhiễm phải những luận điệu
tuyên truyền hết sức tinh vi, hiểm độc của các thế lực thù địch, từ đó nảy sinh
t¬ư tưởng bi quan, dao động, bàng quan, thậm chí đánh mất niềm tin vào chủ
nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH. Trước tình hình đó, những người cộng sản chân chính
cần phải bình tĩnh, tăng cường đoàn kết thống nhất ý chí và hành động để bảo vệ
các giá trị đích thực của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và toàn bộ thành quả của cuộc
cách mạng XHCN".
Và tác giả bồi thêm vào
lời khẳng định bất cần lý lẽ đó bằng hàng loạt các khẳng định khác cũng ngang
tàng không kém, chẳng hạn như: "… không thể mượn cớ sự sụp đổ mô
hình CNXH cụ thể ở một quốc gia nào đó để bài bác và phủ định chủ nghĩa Mác -
Lê-nin và CNXH". Cả thế giới cộng sản theo cùng một mô hình nhà nước
Liên Xô và đã sập gần như toàn bộ, chỉ còn 4 nước đang ráo riết chạy theo kinh
tế tư bản (hay kinh tế thị trường mà Mác lên án từ ngày đầu là loại "kinh
tế tư bản bóc lột") để sống còn thì tác giả không hề hay biết?
Còn nhiều khẳng định bất
cần trí óc của cả người đọc lẫn chính người viết, như: "…trong hơn 80
năm qua, đặc biệt những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước trong
gần 30 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, càng củng cố vững chắc niềm tin,
niềm tự hào của mỗi đảng viên, cán bộ và nhân dân vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin,
vào con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn."
Tựu trung, cả bài viết chỉ biết chép lại những câu mang tính kinh điển mà mọi người đã quá ngấy, đã biết quá rõ từ lâu là vô tích sự, và biết là chúng bị tùy nghi bẻ xuôi lẫn bẻ ngược theo nhu cầu của Đảng trong từng giai đoạn. Do đó, chính bài viết đó đã không bảo vệ được chủ nghĩa Mác Lê cho ra hồn chứ chưa nói gì đến động viên người khác làm chuyện đó, và lại càng không có chút hy vọng gì về "phát triển" nó cả.
Tựu trung, cả bài viết chỉ biết chép lại những câu mang tính kinh điển mà mọi người đã quá ngấy, đã biết quá rõ từ lâu là vô tích sự, và biết là chúng bị tùy nghi bẻ xuôi lẫn bẻ ngược theo nhu cầu của Đảng trong từng giai đoạn. Do đó, chính bài viết đó đã không bảo vệ được chủ nghĩa Mác Lê cho ra hồn chứ chưa nói gì đến động viên người khác làm chuyện đó, và lại càng không có chút hy vọng gì về "phát triển" nó cả.
Nhưng có lẽ chẳng ai chê
bai gì khả năng của tác giả Nguyễn Đức Thắng vì ông bị giao một việc quá khó.
Làm sao mà bảo vệ nổi chủ nghĩa Mác Lê trong thực tế ngày nay?!
Làm sao bảo vệ nổi khi
thực tế đã chứng minh điều hoàn toàn ngược lại. Trên tổng số gần 100 quốc gia
tự nhận là theo Chủ Nghiã Xã Hội, khởi đi từ cái nôi là nước Nga, ngày hôm nay
chỉ còn có 5 nước vẫn cố bám víu (hoặc còn giả dạng bám víu) vô vọng vào CNXH
là Trung Cộng, Việt Cộng, Lào Cộng, Cu Ba và Bắc Hàn. Tình trạng 5 quốc gia
này, từ chính trị, đến văn hoá xã hội, nếu không ngày một tồi tệ, lạc hậu thì
cũng cực kỳ bất ổn và khủng hoảng. Nói chung là trong tình trạng chết dần hoặc
có thể bùng vỡ bất cứ lúc nào. Trong khi đó, tất cả các nước thoát độc tài cộng
sản để chuyển sang thể chế dân chủ đều bừng sống lại về mọi mặt, như những
người bị bóp cổ lâu ngày nay được thở lại dưỡng khí trong lành.
Làm sao bảo vệ nổi khi
nước cộng sản nào càng rời xa mô hình kinh tế XHCN và chạy theo kinh tế tư bản
thì càng rời xa vực thẳm. Chính Trung Cộng đã vất mô hình kinh tế XHCN để chạy
theo "kinh tế thị trường với đặc tính Trung Quốc" từ năm 1976, và
CSVN bắt chước từ năm 1986. Cái mà tác giả gọi là "thành tựu của 30 năm
đổi mới" chính là kết quả của việc ném kinh tế XHCN lại để bỏ chạy đó.
Làm sao bảo vệ nổi khi hiện nay, các lãnh đạo ở tầng cao nhất đều không biết tiến lên CNXH là đi đâu và làm gì. Chính Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã công khai bộc bạch:“Đến hết thế kỷ này (tức 86 năm nữa) không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa". Những chính sách gọi là xây dựng XHCN triệt để tại các nước đàn anh tiên tiến chứ không chỉ riêng tại Việt Nam, đều dẫn đến chết đói, lệ thuộc ngoại bang, tụt hậu, băng hoại xã hội, và sụp đổ hoàn toàn như các nước Đông Âu và Liên Xô.
Làm sao bảo vệ nổi khi hiện nay, các lãnh đạo ở tầng cao nhất đều không biết tiến lên CNXH là đi đâu và làm gì. Chính Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã công khai bộc bạch:“Đến hết thế kỷ này (tức 86 năm nữa) không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa". Những chính sách gọi là xây dựng XHCN triệt để tại các nước đàn anh tiên tiến chứ không chỉ riêng tại Việt Nam, đều dẫn đến chết đói, lệ thuộc ngoại bang, tụt hậu, băng hoại xã hội, và sụp đổ hoàn toàn như các nước Đông Âu và Liên Xô.
Làm sao bảo vệ nổi khi
ĐCSVN, từ lời nói đến việc làm, nhất nhất không còn chút gì là các đặc tính của
xã hội XHCN. Các hứa hẹn nền tảng như "Tài sản và phương tiện sản
xuất là thuộc về toàn dân" hoàn toàn biến mất trong nền kinh tế
tư bản hoang dã hiện nay. Tất cả phục vụ cho nhu cầu vơ vét của tầng lớp
"tư bản đỏ" vừa xuất hiện ở mọi cấp. Các quan chức với số tài sản lên
đến hàng chục tỉ mỹ kim không còn là chuyện lạ nữa, dù họ trên danh nghĩa đã
"hiến dâng cả đời cho cách mạng" và không làm gì riêng ngoài đồng
lương cán bộ. Cũng vậy, loại hứa hẹn nền tảng như"Giai cấp công nhân,
đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, là lực lượng lãnh
đạo Nhà nước và xã hội" đã nhường chỗ cho một nhà nước tiếp tay
các chủ hãng ngoại quốc trấn áp các cuộc tranh đấu đòi quyền lợi chính đáng của
công nhân; và một nhà nước xua công an cưỡng chế đất đai của nông dân để giao
lại cho giai cấp tư bản đỏ.
Làm sao bảo vệ nổi khi
chế độ XHCN hiện nay còn phong kiến gấp trăm lần chế độ mà nó đả phá và thay
thế. Thật vậy, đất nước Việt Nam ngày nay có "vua tập thể" hay
"tập thể vua", với cả trăm hoàng tộc. Mỗi hoàng tộc có khu vực địa
lý, khu vực kinh tế, khu vực quyền hành riêng và theo thể thức "cha truyền
con nối". Thế hệ thái tử đảng bắt đầu ngồi vào các ghế nắm quyền và nắm
tiền từ độ tuổi 20.
Làm sao bảo vệ nổi khi
mà chính tập thể đảng viên đều đã quá chán ngán cái chủ nghiã mà đa số đã không
hiểu là gì khi gia nhập; đã hy sinh cả tính mạng, cả cuộc đời của mấy thế hệ vì
chủ nghiã đó chỉ để thấy đất nước liên tục nghèo đói, tụt hậu so với láng
giềng; và nhất là đã nhận ra chủ nghĩa này luôn sản sinh ra những kẻ cầm quyền
cực ác, cực gian trá, và cực đạo đức giả suốt từ Lênin, đến Stalin, đến Mao,
đến ông cháu họ Kim bên Triều Tiên, đến Pol Pot xứ Miên, đến tất cả các thế hệ
lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam. Hệ thống CNXH đã biến tất cả những người dù rất tốt
khi gia nhập trở thành những người càng lên cao càng giả dối, tàn ác, và càng
mất tính người.
Làm sao bảo vệ nổi khi
những quan chức lớn ngã bệnh đều chạy qua các nước tư bản chữa bệnh chứ không dám
chữa tại các nước XHCN. Lý do không chỉ vì các nước đó có nền y khoa hơn xa các
nước XHCN mà còn vì họ thực sự có y đức. Cũng vậy, làm sao bảo vệ nổi khi chính
những người đang viết bài kêu gọi bảo vệ Mác Lê và cả cấp trên của họ đều đang
cố gắng gửi con cái đi nước ngoài để được hấp thụ nền giáo dục đặc sắc của các nước
"tư bản đang giẫy chết" , và còn dặn dò con ráng tìm cách ở
lại để làm đầu cầu chuyển tiền của bố mẹ ra nước ngoài.
Ngày mà
dân tộc ta công khai và hoàn toàn tẩy bỏ được chủ nghĩa Mác Lê ra khỏi mọi mặt
xã hội, chắc chắn sẽ có nhiều người mừng lắm. Trong số đó, thế nào cũng có cả
ông Nguyễn Đức Thắng.
Ủy
viên Bộ chính trị hãy công khai tài sản
Nhân vụ việc Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam
bị tuyên bố vi phạm, mắc khuyết điểm về “chính sách nhà, đất” khi “sở hữu quá
nhiều ”bất động sản có giá trị”, một nhà quan sát trong nước kêu gọi các lãnh
đạo cao cấp trong Bộ Chính trị, Chính phủ, Quốc hội ”công khai tài sản” ra toàn
dân.
Trao đổi với BBC hôm 22/11/2014 từ Sài Gòn,
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội
Việt Nam, nói:
“Tôi hy vọng sau vụ ông Truyền thì có thể Đảng
và Nhà nước sẽ đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng và đặc biệt trên
Facebook, trên Internet, người ta sẽ có dịp đưa hình ảnh những người có tài sản
lớn lên. Cái đó cũng là việc đấu tranh chống tham nhũng và góp phần xây dựng
nhà nước này trong sạch, vững mạnh. Cái đó là điều tốt”.
Trước câu hỏi vì sao đợt này chỉ có một mình
ông Trần Văn Truyền bị đưa khuyết điểm, sai phạm ra công bố, mà không phải là
những quan chức lãnh đạo, cấp cao nào khác nữa, ông Thuận nói:
“Trước nhất là ông Trần Văn Truyền nghỉ hưu
rồi, mạng lưới quyền lực suy giảm rồi cho nên ông bị đưa ra, còn những người
đương đầy quyền lực thì việc đưa ra cũng không dễ. Hay nói một cách thẳng thắn
là không ai đưa ra chọc với những người đang ‘cầm gươm, cầm súng’, cho nên chưa
biết có đưa ra được không, họ lại bắn trước, họ lại chém trước”.
Hãy công khai, làm gương
Theo Luật sư Thuận, đã tới lúc các lãnh đạo
cao cấp của Việt Nam trong các cơ quan quyền lực đứng đầu của Đảng và Nhà nước
tỏ ra “gương mẫu”, ông nói:
“Cho nên vấn đề quan trọng là bây giờ phải
công khai tài sản của mấy ông ấy lên, mà trước hết là mấy ông lớn, các vị trong
Bộ Chính trị, các vị trong Chính phủ là phải công khai trước. Rồi tiếp tục là
các đồng chí Thường vụ Quốc hội là công khai hết đi, công khai in một cái đặc
san trong đó. Đặc san có thể bán vài triệu bạc người ta cũng mua. Và yêu cầu
nhân dân giám sát mà theo Hiến pháp mới là bây giờ Đảng phải theo sự giám sát
của nhân dân”.
Theo Luật sư Thuận, việc giám sát này tập
trung trọng tâm chính vào “tài sản, đạo đức và chủ trương”. Ông nói: “Giám sát
là tài sản là chính, giám sát đạo đức, rồi giám sát chủ trương làm việc – chủ
trương có sai, đúng hay không, những việc ông ban hành có sai, đúng, gây thiệt
hại hay không…”
“Từ việc ông Truyền, nên chăng, muốn lấy lòng
tin của nhân dân một cách rõ ràng thì công khai tài sản đăng trên báo hết, tất
cả các ông lãnh đạo cấp cao, rồi lần lần xuống các địa phương, làm gương trước,
cũng như Nghị quyết Trung ương IV là phải kiểm điểm từ trên kiểm điểm xuống”,
cựu quan chức Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC.
Nguồn: https://nr-000.appspot.com/www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/11/141123_tranquocthuan_tranvantruyen
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment