Saturday, March 1, 2014

Trận chiến chính trong thế kỷ 21


Nguyễn Hưng Quốc - Trận chiến chính trong thế kỷ 21

Thứ Ba, ngày 18 tháng 2 năm 2014

Hình: internet
Nếu mâu thuẫn chính xuyên suốt gần như toàn bộ thế kỷ 20 vừa qua là mâu thuẫn ý thức hệ mà hình ảnh tiêu biểu nhất là cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai khối tư bản chủ nghĩa – đứng đầu là Mỹ - và khối xã hội chủ nghĩa – đứng đầu là Liên Xô – với hai điểm nóng bùng nổ ở Triều Tiên trong ba năm 1950-53 và ở Việt Nam trong hai mươi năm 1954-1975 thìmâu thuẫn chính trong thế kỷ 21 này là gì?


Có nhiều câu trả lời. Sớm, gây tiếng vang lớn và có nhiều ảnh hưởng nhất có lẽ là quan điểm của Samuel P. Huntington, được trình bày trong một bài giảng tại American Enterprise Institute năm 1992, sau đó, được viết lại dưới hình thức tiểu luận mang nhan đề “The clash of civilization” đăng trên tạp chí Foreign Affairs vào năm 1993; và, cuối cùng, phát triển thành hẳn một cuốn sách dày cả gần 400 trang, được xuất bản lần đầu tiên năm 1996 (bản tôi đang dùng được in năm 2011).

Luận điểm chính của Huntington là: sau sự sụp đổ của khối xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, tức là sau thời Chiến tranh lạnh, thế giới bước vào một kỷ nguyên hoàn toàn mới với ba đặc điểm chính: Một, lần đầu tiên trong lịch sử, nền chính trị toàn cầu trở thành đa cực (multipolar) và đa văn minh (multicivilizational); hai, trong kỷ nguyên ấy, yếu tố quan trọng nhất phân biệt các dân tộc không phải là vấn đề ý thức hệ, chính trị hay kinh tế mà là văn hóa; và ba, cũng trong kỷ nguyên ấy, chính trị địa phương là chính trị của sắc tộc, chính trị mang tầm vóc toàn cầu lại là chính trị của văn minh (“In this new world, local politics is the politics of ethnicity; global politics is the politics of civilization”, tr. 28).

Tại sao? Theo Huntington, trước xu hướng hiện đại hóa và toàn cầu hóa hiện nay, khi ranh giới giữa các quốc gia càng ngày càng trở nên mờ nhạt, ý niệm bản sắc càng ngày càng trở nên bức bối. Câu hỏi chính mỗi dân tộc tự đặt ra cho mình là: Mình là ai? Trả lời câu hỏi ấy, người ta không phải chỉ cần biết mình không phải là ai mà, quan trọng hơn, cần biết mình đang chống lại ai. Việc định nghĩa dựa trên cái không và cái chống ấy hình thành nên một thứ chính trị mới, thứ chính trị không phải chỉ nhắm đến lợi ích mà còn để khẳng định bản sắc. Bản sắc ấy được cắm rễ sâu xa ở tổ tiên, tôn giáo, ngôn ngữ, lịch sử, giá trị và các thiết chế, Huntington gọi chung là “văn minh”.

Hệ quả là, theo Huntington, thế giới bây giờ không phải chỉ được chia thành ba khối (thế giới thứ nhất gồm các nước phát triển; thế giới thứ hai gồm các nước xã hội chủ nghĩa và thế giới thứ ba gồm các nước đang hoặc kém phát triển) mà là bảy hoặc tám nền văn minh khác nhau, bao gồm:

Thứ nhất, văn minh Trung Quốc (Sinic) với nét chủ đạo là ảnh hưởng thống trị của Nho giáo, gồm, ngoài Trung Quốc, còn có các nước: Việt Nam và Hàn Quốc (có thể kể thêm Đài Loan, nếu xem Đài Loan là một nước).

Thứ hai, văn minh Nhật Bản tuy chịu ảnh hưởng khá nhiều của Trung Hoa thời cổ đại nhưng sau, phát triển thành một nền văn minh riêng.

Thứ ba, Ấn Độ giáo chủ yếu ở Ấn Độ,Bhutan và Nepal.

Thứ tư, Hồi giáo, chủ yếu ở Trung Đông (trừ Armenia, Cyprus, Ethopia, Georgia, Israel, Malta và Nam Sudan), Bắc Phi, phía nam của Tây Phi, Albania, Bangladesh, Brunei, Comoros, Indonesia, Malaysia, Pakistan và Maldives.

Thứ năm, Chính thống giáo,bao gồm các nước thuộc khối Liên Xô cũ, Yugoslavia, Bulgaria, Cyprus, Hy Lạp và Romania.

Thứ sáu, văn minh Tây phương, bao gồm Bắc Mỹ, Tây Âu và Trung Âu, Úc và Tân Tây Lan.

Thứ bảy, văn minh châu Mỹ La Tinh, bao gồm vùng Trung Mỹ, Nam Mỹ (trừ Guyana, Suriname và French Guiana), Cuba, Cộng hòa Dominican và Mexico.

Thứ tám, có thể kể thêm văn minh châu Phi. Nói “có thể” vì nhiều học giả không công nhận châu Phi có một nền văn minh riêng. Lý do là vì châu Phi chịu ảnh hưởng nặng nề của nhiều nền văn minh khác, ví dụ, phía Bắc của châu Phi chịu ảnh hưởng nặng nề của Hồi giáo, phía Nam châu Phi chịu ảnh hưởng của Tây phương (hoặc từ Pháp hoặc từ Anh) với đặc trưng chính là Thiên chúa giáo.

Yếu tố đóng vai trò trung tâm của các nền văn minh kể trên là tôn giáo.

Thật ra, nhận định này cũng đã được nhiều người nêu lên. Theo Christopher Dawson, “các tôn giáo lớn là nền tảng trên đó các nền văn minh được xây dựng”. Theo Max Weber, trong năm tôn giáo có tầm vóc thế giới, trừ Phật giáo, bốn tôn giáo còn lại – Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Nho giáo đều gắn liền với các nền văn minh lớn. Tại sao Phật giáo lại không gắn liền với nền văn minh nào? Có nhiều lý do: Một, ngay từ đầu Phật giáo đã bị phân hóa thành hai, Đại Thừa và Tiểu Thừa; hai, nó không phát triển mạnh ở mảnh đất nó được khai sinh mà lại được phát triển ở những nơi khác, ví dụ, một nhánh phát triển ở Trung Hoa, Triều Tiên, Việt Nam, Nhật Bản; một nhánh khác, phát triển ở Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan, Lào và Campuchia; và ba, ở mỗi nơi, Phật giáo ít nhiều đều được nội địa hóa, hòa lẫn với các tín ngưỡng khác, do đó, tuy vẫn là một tôn giáo lớn, nó lại không đóng vai trò nền tảng của một nền văn minh nào cả (tr. 47-8).

Trước đây, trong nhiều thế kỷ, kể từ khi Tây phương nổi lên như những đế quốc mang quân đi chinh phạt khắp nơi, thế giới được chia thành hai: Tây phương (West) và phi-Tây phương (non-West), trong đó, cái gọi là phi-Tây phương bao gồm sáu hoặc bảy nền văn minh còn lại. Bây giờ, các nền văn minh ấy càng lúc càng phát triển, trước, về phương diện kinh tế, sau, về phương diện chính trị, trở thành những nền văn minh độc lập, họ muốn thách thức lại Tây phương. Ngay chính cái gọi là Tây phương ấy cũng bị phân hóa với một bên là Hoa Kỳ và một bên là châu Âu. Bởi vậy, Henry Kissinger mới cho hệ thống quyền lực thế giới trong thế kỷ 21 tập trung vào sáu trung tâm: Hoa Kỳ, Âu châu, Trung Quốc, Nhật, Nga và có lẽ, Ấn Độ (tr. 28).

Quan điểm của Samuel Huntington mặc dù gặp nhiều sự phê phán, nhưng càng lúc rõ ràng là càng có ảnh hưởng. Gần đây nhất, nó được tái khẳng định bởi Tony Blair, cựu Thủ tướng Anh, người được xem là một nhà chiến lược sắc sảo của Tây phương.

Trong một bài báo đăng trên tờ The Observer ngày 26 tháng 1 năm 2014, Tony Blair khẳng định: không phải ý thức hệ mà chính là những sự dị biệt về tôn giáo mới là những trận chiến quyết định trong thế kỷ 21 này.

Để chứng minh, ông nêu lên một số ví dụ từ các cuộc tấn công khủng bố ở Syria, Libya, Iraq, Lebanon, Ai Cập, Yemen, Tunisia và Pakistan cũng như ở một số vùng thuộc Nigeria, Trung Phi, Nga, Trung Á, Miến Điện, Thái Lan và Philippines. Tất cả, với những phạm vi và mức độ khác nhau, gắn liền với những lý do lịch sử và chính trị khác nhau, đều có một bản chất: xuất phát từ những niềm tin mang tính tôn giáo. Nhân danh tôn giáo, người ta ném bom vào nhau. Nhân danh tôn giáo, người ta mang bom vào người để vừa tự sát vừa giết chết người khác, ngay cả những thường dân vô tội trong các khu thương mại hay các nhà thờ, kể cả trong bệnh viện và trường học. Nhân danh tôn giáo, người ta chống lại dân chủ, phần lớn là các nền dân chủ còn non trẻ, để dựng lên các chế độ toàn trị mới châu tuần chung quanh tôn giáo của chính mình. Theo Tony Blair, đó là điều các chính phủ nên nhìn nhận và tìm cách giải quyết.

Trong bài “The New Age of Nationalism”, Zachary Keck, phụ tá chủ bút của tờ The Diplomat, phản bác lại ý kiến của Tony Blair. Theo Keck, Tony Blair vấp phải một số sai lầm. Thứ nhất, ông xây dựng quan điểm của mình chung quanh các sự kiện đang diễn ra tại Trung Đông, nhưng như Hillary Clinton, nguyên Ngoại trưởng Mỹ, nhận định: “Tương lai của chính trị sẽ được quyết định ở châu Á, chứ không phải ở Afghanistan hay Iraq”. Thứ hai, Tony Blair không chú ý đúng mức đến vai trò của các cường quốc: Tất cả các ví dụ ông nêu lên đều giới hạn trong các nước nhỏ, ít có khả năng làm thay đổi cục diện chính trị của thế giới.

Zachary Keck quan niệm, để hình dung tình hình chính trị và chiến tranh trên thế giới ở thế kỷ này, chúng ta phải nhìn vào các cường quốc, những kẻ có thể tác động lên xu hướng vận động hay phát triển của lịch sử. Trong thế kỷ 19, vai trò đó thuộc về Anh và châu Âu. Trong thế kỷ 20, vai trò đó thuộc về Mỹ, người lãnh đạo khối Tự do trong suốt cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, thời chiến tranh lạnh cũng như thời hậu-chiến tranh lạnh. Còn bây giờ, ở thế kỷ 21, vai trò ấy thuộc về vùng Thái Bình Dương, ngoài các cường quốc ở châu Á, còn có những cường quốc mới nổi như Brazil, Turkey và có thể cả Iran. Tất cả đều có một đặc điểm giống nhau: tinh thần quốc gia cực kỳ mạnh mẽ.

Zachary Keck kết luận: Thế kỷ 21 là thế kỷ của chủ nghĩa quốc gia. Chứ không phải của tôn giáo. Ngay ở những nước tôn giáo phát triển mạnh, hơn nữa lại là thứ tôn giáo khá cực đoan, như ở Trung Đông, chủ nghĩa quốc gia cũng thường là một yếu tố nổi bật nhất. Ở tận cùng của các cuộc chiến ở Trung Đông hay châu Phi là tinh thần quốc gia, nhằm tranh đấu cho quyền lợi quốc gia. Tôn giáo chỉ là một chiêu bài.

Ở trên là ba quan điểm khác nhau về các mâu thuẫn chính sẽ quy định diện mạo chính trị và chiến tranh trong thế kỷ 21: Với Samuel Huntington, đó là văn minh; với Tony Blair, đó là tôn giáo, hơn nữa, thứ tôn giáo cực đoan nhất (hàm ý chỉ Hồi giáo); và với Zachary Beck, đó là chủ nghĩa quốc gia.

Khác nhau, nhưng cả ba, cũng như hầu hết các học giả có uy tín khác trên thế giới, đều đồng ý với nhau ở một điểm: thời đại của ý thức hệ đã qua rồi.

Viết vậy, tôi biết ít nhất có một người, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, sẽ nhảy nhổm lên cãi: Không phải. Trận chiến trong thế kỷ này, và có khi, cả thế kỷ sau nữa, vẫn là trận chiến ý thức hệ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.

Ối giời!


Hãy biết quyền của mình (4): An ninh quốc gia vs. Nhân quyền


Đoan Trang - Không riêng gì Việt Nam, ở tất cả các quốc gia trên thế giới, an ninh quốc gia luôn là một lý do cực kỳ xác đáng để nhà nước can thiệp và hạn chế quyền tự do của người dân. Điểm khác biệt là mức độ nhà nước lợi dụng vấn đề ''an ninh quốc gia'' để giới hạn quyền của dân chúng và trấn áp những người dám đối đầu với chính quyền (hay là những người bất đồng chính kiến). Chính quyền càng độc tài thì càng sử dụng ngón võ ''an ninh quốc gia'' này một cách tùy tiện, vô tội vạ hơn.

Để minh họa khái niệm ''an ninh quốc gia''...

Cuối tháng 1 vừa qua, anh Nguyễn Hồ Nhật Thành, 28 tuổi, lên đường đi Mỹ tham dự một cuộc vận động nhân quyền nhân phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của Việt Nam, theo lời mời của một số tổ chức phi chính phủ quốc tế. Chú ý rằng UPR là một cơ chế bảo vệ nhân quyền của Liên Hợp Quốc, được coi như một sáng kiến bởi nó cho phép khối xã hội dân sự của một quốc gia tham gia đánh giá và báo cáo về tình hình nhân quyền của nước mình cho Liên Hợp Quốc.

Visa đã được cấp và vé máy bay đã mua, nhưng anh Thành lại bị an ninh cửa khẩu chặn lại ở sân bay Tân Sơn Nhất với lý do chung chung là ''vì an ninh quốc gia...'' (có dấu ba chấm).

Sau khi anh Thành có đơn đề nghị làm rõ tại sao anh không được xuất cảnh, Cục Quản lý Xuất Nhập Cảnh (ở nước ta thì nó trực thuộc Bộ Công an) có thư trả lời vào ngày 21/2, rằng đó là ''vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội''.

Trước đó bốn tháng, vào ngày 21/10/2013, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội ra quyết định đình chỉ giải quyết một vụ án hành chính sơ thẩm mà người kiện là bà Bùi Thị Minh Hằng, khởi kiện Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vì ông này đã tống bà vào ''cơ sở giáo dục'' 5 tháng. Tòa án cũng nại lý do nội dung khiếu kiện của bà Bùi Thị Minh Hằng ''có liên quan đến lĩnh vực an ninh''.

Trước đó nữa, năm 2009, một số blogger ở Việt Nam (trong đó có người viết bài này) bị bắt giam theo Điều 258 Bộ luật Hình sự (lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích của Nhà nước). Không rõ quyền tự do dân chủ nào đã bị lợi dụng và mức độ thiệt hại của Nhà nước đến đâu. Còn hành vi mà cơ quan an ninh căn cứ vào đó để khép tội là ''in áo chống dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên''. Hành vi in áo này được coi là xâm phạm an ninh quốc gia, hoặc có lúc lại được gọi là xâm hại lợi ích Nhà nước.

Sơ sơ ba trường hợp trên đủ cho ta thấy tính chất thoáng rộng và bao trùm của khái niệm ''an ninh quốc gia'', ''lợi ích Nhà nước'' ở Việt Nam. Đó chỉ mới là ba trong hàng trăm vụ việc từ trước đến nay, khi cơ quan công quyền sử dụng lý do ''an ninh quốc gia'' để thực hiện một mục đích gì đấy. Điều kỳ lạ là trong các vụ việc, đương sự chỉ bị xử lý theo các điều luật trong Bộ luật Hình sự, còn chính Luật An ninh Quốc gia của Việt Nam (ban hành năm 2004) thì lại không được đề cập đến.

An ninh quốc gia mâu thuẫn với nhân quyền như thế nào?

Quả thật, an ninh quốc gia có những lúc mâu thuẫn với quyền con người. Một ví dụ cơ bản là mâu thuẫn giữa việc giữ gìn bí mật quốc phòng, bí mật công tác điều tra (chẳng hạn trong hoạt động chống khủng bố) và việc bảo đảm quyền tự do thông tin, quyền được biết của người dân. Rõ ràng, những thông tin về bản đồ hệ thống phòng thủ tên lửa của Hà Nội (nếu có) không phải là cái mà công dân Việt Nam nào cũng được tiếp cận, nhân danh ''quyền được biết''.

Nhưng trên thực tế, an ninh quốc gia luôn luôn là cái cớ để các nhà nước độc tài xiết chặt quyền tự do của người dân, đàn áp tự do thông tin và báo chí, tiêu diệt tính độc lập của tòa án, phá hoại pháp quyền. Do đó, các chuyên gia luật pháp trên thế giới đã khuyến cáo: ''Khái niệm an ninh quốc gia phải được định nghĩa chính xác trong luật pháp của mỗi quốc gia, theo một cách phù hợp với các nhu cầu của một xã hội dân chủ''; ''luật pháp phải rõ ràng, không mơ hồ, định nghĩa cụ thể và chính xác, để ai ai cũng có thể tiếp cận được và hiểu được điều gì bị cấm...''.

Luật An ninh Quốc gia của Việt Nam cũng có định nghĩa về an ninh quốc gia, rằng đó là ''sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước CHXHCN Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc''. Định nghĩa này mơ hồ, không cụ thể (cho nên hoặc là không áp dụng vào đâu được, hoặc là ngược lại, áp dụng vào đâu cũng được, tùy ý thích của lực lượng an ninh). Ngoài ra, có vẻ như nó không phù hợp với các nhu cầu của một xã hội dân chủ, mà chỉ phù hợp với chính quyền trong chế độ xã hội chủ nghĩa.

Có lẽ do vấp phải những ''bất cập'' đó, cho nên trong các vụ án chính trị, liên quan đến an ninh quốc gia, đương sự lại chỉ bị xử lý do bị kết tội vi phạm các điều khoản trong Bộ luật Hình sự. Một số điều khoản trong Bộ luật Hình sự cũng mơ hồ không kém, ví dụ Điều 258 về ''lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích Nhà nước''.

Biểu tình là xâm hại an ninh quốc gia? 
Hay đàn áp biểu tình mới là xâm hại an ninh quốc gia
và an ninh của người khác?

An ninh quốc gia, lợi ích Nhà nước phải chính đáng

Ý thức được rằng khái niệm ''an ninh quốc gia'', ''lợi ích nhà nước'' luôn được diễn giải tùy tiện theo ý nhà cầm quyền mà đại diện là cơ quan an ninh, nên các chuyên gia luật pháp quốc tế đã chỉ rõ cả những trường hợp chính quyền nại ra các lý do chẳng liên quan gì đến an ninh quốc gia để trấn áp quyền tự do của người dân. Khi đó thì không còn là an ninh quốc gia, lợi ích nhà nước chính đáng nữa.

''Không phải là chính đáng... nếu bảo vệ chính quyền và/hoặc quan chức khỏi bị phát hiện tham nhũng; nếu che giấu thông tin về tình hình vi phạm nhân quyền, về bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào, hoặc về hoạt động của các cơ quan nhà nước; nếu củng cố hoặc kéo dài một lợi ích chính trị, củng cố hoặc kéo dài thời gian tại vị của một đảng phái hay ý thức hệ; nếu đàn áp các cuộc biểu tình được tổ chức đúng luật''.

Bản Nguyên tắc toàn cầu về an ninh quốc gia và quyền được biết (Nguyên tắc Tshwane), ban hành ngày 12/6/2013 sau quá trình tham vấn hơn 500 chuyên gia luật pháp ở 70 quốc gia trên thế giới, đã xác định rõ như vậy.

Lẽ nào Đảng và Nhà nước huy động lực lượng an ninh vào bảo vệ những cái không chính đáng như vậy sao?

Cũng thật may cho Đảng và Nhà nước là Nguyên tắc Tshwane này chỉ có giá trị tham khảo chứ không ràng buộc về mặt pháp lý. 


__._,_.___

Trương Tấn Sang bị cô lập toàn diện


Thứ Sáu, ngày 28 tháng 2 năm 2014

Trương Tn Sang b cô lp toàn din

Trần Vương (Hà Nội)         

               

                        Nguyễn Khánh Toàn, Vũ Hải Triều

Tôi đã mất khá nhiều công phu, nhiều thời gian để tìm hiểu, phân định và nghe nhiều đ/c cao cấp ở bậc nguyên tứ trụ triều đình,  Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thường nói: "Trương Tấn Sang là người chuyên gây mất đoàn kết nội bộ". Ông Sang đã gay cấn và tìm cách tấn công ông Dũng từ trước đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 và trước nữa là các chiêu tấn công Thủ tướng Phan Văn Khải (từ khi ông Sang còn là Trưởng ban kinh tế). Ông Triết đã nhìn đúng ông Sang.



Cần nhìn rõ các chiêu của Trương Tấn Sang trong việc gây mất đoàn kết nội bộ, phá nát Đảng cộng sản Việt Nam

Chiêu thứ nhất:
 Sang nắm Nguyễn Khánh Toàn nguyên Thứ trưởng Bộ Công An và Vũ Hải Triều nguyên Tổng cục phó Tổng cục An ninh để dùng quân lính Công an moi móc các thông tin, gần đây chủ yếu là Ngân hàng và các Tập đoàn kinh tế. (Nay Toàn và Triều đã nghỉ hưu nhưng vẫn dùng đệ tử để làm việc này). Thông tin thường là thất thiệt, đổi trắng thay đen hoặc lấy một chuyện bé xíu xé thành lớn rồi tâu đến Trương Tấn Sang, những lúc như thế Trương Tấn Sang thường trề cái môi dày ra, nghiến răng mấy cái rồi mới ra tay.

Chiêu thứ hai: 
Sang dùng các đệ tử Đặng Thành Tâm, Đặng Thị Hoàng Yến, Đặng Văn Thành (nguyên Chủ tịch Sacombank), Hùng Ken, Thắng mượt… để thâu tóm thông tin vỉa hè… dùng tiền mua chuộc các quan chức. Người ta nói: muốn gì thì đến Bà Út (vợ ông út – Lê Hồng Anh) hoặc cứ đấm cỡ trăm (trăm ngàn USD) cho ông Xuân (Nguyễn Xuân Phúc) thì sẽ được tiếp đãi như vua. Dùng tiền mua các nhà báo, nhà mạng lá cải để ra đòn.

Chiêu thứ ba:
 Trương Tấn Sang thông qua Chu Hảo để nắm nhóm trí thức bất mãn có tư tưởng chống Đảng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Trương Tấn Sang kích động, khen ngợi và thậm chí gọi các đệ tử nói trên đến để “hỗ trợ” chuyên đề nghiên cứu,thực ra là để tập họp trí thức chống Chính phủ, chống Đảng. Vụ án Trần Huỳnh Duy Thức là một minh chứng.

Chiêu thứ tư: Trương Tấn Sang dùng Hải lùn, nguyên là trợ lý của Sang làm “tư lệnh” mặt trận báo chí. Hải thường gọi điện cho các Tổng biên tập truyền đạt ý kiến “anh Tư” chỉ đạo đưa bài này, đánh vụ kia… phóng viên Báo Tiền Phong bị bắt quả tang đã lộ rõ vai trò của Hải lùn (nhân dân ai cũng biết, vậy sao không trị Hải lùn).


Trương Tấn Sang cho Đặng Thị Hoàng Yến chạy sang Mỹ mở mạng Quan làm báo, dùng Hải lùn cung cấp thông tin cho Đặng Thành Tâm, có khi Trương Tấn Sang trực tiếp “giao ban” với Tâm để Tâm dùng nhân viên chuyển ra cho in các thông tin nội bộ mà chỉ có cở Trương Tấn Sang mới biết. Quan làm báo đã bóp méo, đổi trắng thành đen để đưa lên mạng hàng triệu người đọc, giờ đây mọi người đều thấy cái trò trớ trêu của Quan làm báo.


Đó là những chiêu mà Trương Tấn Sang gọi là “bao vây địch”.


Còn đây là chiêu Trương Tấn Sang trực tiếp ra tay:


- Thứ nhất ra tay phân hoá nội bộ: Sang vận động các cụ nguyên Tổng bí thư như Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười và các vị lão thành cách mạng cao cấp. Trương Tấn Sang đến cả Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh để vận động bằng cách cung cấp đến các cụ những thông tin sai lệch và vận động lật đổ Thủ tướng. Hải lùn dự thảo 1 thư để Trương Tấn Sang lấy chữ ký các cụ để đòi kỷ luật và thay Thủ tướng. Có lá thư này rồi Sang báo cáo sai lệch cho Tổng bí thư và yêu cầu phải “xử lý” để “bảo vệ Đảng”.


- Nguyễn Phú Trọng mấy đêm mất ngủ vì lá thư và những cú điện thoại của các cụ, cuối cùng thống nhất với Trương Tấn Sang là đưa ra Bộ chính trị và Ban chấp hành TW để xem xét. Đến giờ chót Cụ Đỗ Mười không đồng tình công bố bức thư này.


Thực hiện xong bước 1 này Sang nghĩ là chắc ăn liền gọi Tô Huy Rứa, Trần Lưu Hải (Phó ban trực Ban tổ chức TW) để thông báo và lên kế hoạch hành động. Sang gọi Nguyễn Xuân Phúc “chú mày ở trong ruột, biết nhiều làm đi, anh sẽ dành cho chú chức Thủ tướng”. Nguyễn Xuân Phúc mất ngủ vì sướng quá. Chả lẽ số đến nhanh vậy (!) anh ta liền quay 180 độ chống Nguyễn Tấn Dũng , người đã cưu mang, dạy dỗ nâng đỡ từ anh quan hàng tỉnh trở thành Phó Thủ tướng, uỷ viên Bộ chính trị- chuyện này cả vùng Quảng Nam Đà Nẵng cả nước ai cũng biết và ghê tởm. Từ Phúc, từ Rứa, từ Trần Lưu Hải lây lan sang một số Uỷ viên Bộ chính trị và Ban chấp hành TW khác, Trương Tấn Sang nghĩ đã chắc ăn nên kéo Nguyễn Phú Trọng, Lê Hồng Anh ra đòn.Sang lập kế kỷ luật tập thể để kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng và thông qua được Bộ chính trị.


May thay, Ban chấp hành TW rất sáng suốt, từ họp tổ đến họp hội trường- 80% ý kiến bác bỏ đề nghị của Bộ chính trị. Lúc này Trương Tấn Sang tức điên lên nhưng vẫn nghĩ ra kế sách không bỏ phiếu ở Ban chấp hành TW nữa vì đã có bỏ phiếu ở Bộ chính trị với phiếu đồng ý kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng hình thức khiển trách.Cứ lấy cái án này cũng đủ hạ uy tín Nguyễn Tấn Dũng rồi.


Ban chấp hành TW một lần nữa tỏ ra rất sáng suốt, vững vàng nhìn rõ sự thể rằng: Cái sai của Đảng là sai có hệ thống, sai từ nhiều khoá, sai từ cơ chế, từ nghị quyết. Những vấn đề nêu ra để kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng thì Đại hội Đảng đã có nghị quyết, Bộ chính trị đã có nghị quyết, giờ lại lật ngược là sao? Nếu lật lại thì nhiều người chứ sao một mình Nguyễn Tấn Dũng và nhất quyết yêu cầu bỏ phiếu, không thể để cái án treo cho Thủ tướng.


Kết quả 126 phiếu của 126 Uỷ viên TW chiếm 74,24% số uỷ viên TW có mặt đã bác bỏ án kỷ luật. Đây là quyết định cao nhất và chung thẩm. Vậy nhưng Trương Tấn Sang vẫn không chịu dừng, ông ta vẫn ra chiêu vớt cuối cùng bằng cách sử dụng các cuộc đi tiếp xúc cử tri, tiếp xúc dân ở khu dân cư văn hoá của Mặt trận TW để đưa thông tin về việc kỷ luật, để kích động mọi người, mọi phần tử lên tiếng nhằm gây mất ổn định và lấy cớ tấn công Chính phủ.


Cũng may mà từ các chiêu này giúp các bậc lão thành cách mạng thấy rõ bản chất của Trương Tấn Sang, thấy cái hèn của anh ta và khẳng định đây là cách làm hại uy tín của Đảng, của Chính phủ, đúng hơn là những chiêu thức phá Đảng, phá chế độ là phản lại nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11.


Tôi đã mất khá nhiều công phu, nhiều thời gian để tìm hiểu, phân định và nghe nhiều đ/c cao cấp ở bậc nguyên tứ trụ triều đình, đến các nguyên Uỷ viên TW để được phân giải mới tổng kết ra những điều trên, xin gởi đến những người có trách nhiệm để chiêm nghiệm và xử lý nhằm giữ sự trong sáng và tồn vinh của đảng ta.



Thứ Ba, ngày 25 tháng 2 năm 2014

“Gián đip Dân Ch

Trịnh Hữu Long 

                   


Theo thông tin công khai thì Bộ Công An Việt Nam hiện nay có hai Tổng cục an ninh, đó là Tổng cục an ninh I (đối ngoại) và Tổng cục an ninh II (nội địa). Riêng Tổng cục an ninh I gồm có tới 5 Cục bảo vệ chính trị, đó là A35, A36, A37, A38, A39. Chính các đơn vị thuộc Cục bảo vệ chính trị nói trên, và Tổng cục an ninh II là những đơn vị trực tiếp đàn áp các nhà đấu tranh trong nước, đồng thời phá rối cộng đồng người Việt hải ngoại. Cơ quan công khai của các đơn vị này đóng ở 15 Trần Bình Trọng, 44 Yết Kiêu, 58 B Trần Nhân Tông (đều ở Hà Nội), và nằm trong sở công an các tỉnh thành, cũng như nhiều địa chỉ bí mật khác trên toàn quốc…



Sau năm 1975, hàng loạt các viên tình báo (gián điệp) chiến lược gạo cội nổi tiếng của Miền bắc Việt Nam đã công khai lộ diện như: Ông Hai Trung (Phạm Xuân Ẩn), ông Ba Quốc (Đặng Trần Đức), ông Sáu Trí (Nguyễn Đức Trí), ông Tư Cang (Nguyễn Văn Tào), ông Mười Nho (Nguyễn Xuân Mạnh), ông Ba Minh (Nguyễn Văn Minh), ông Ba Lễ (Nguyễn Văn Lễ) và một số người khác. Nhưng những người thận trọng hơn thì cho rằng, còn có nhiều những nhân vật quan trọng giấu mặt khác vẫn đang hoạt động trong lòng cộng đồng người Việt hải ngoại dưới vỏ bọc là quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa di tản, tị nạn…

Câu chuyện gián điệp ở Việt Nam đã có từ rất xa xưa, điển hình là chuyện Trọng Thủy – Mỵ Châu thời An Dương Vương. Đó có lẽ là một truyền thuyết, nhưng những hậu quả bi thương của vụ án “ăn cắp nỏ thần” mãi mãi là một bài học lớn đối với những ai không biết cảnh giác với đối phương.


Đối với Phong Trào Đấu Tranh Dân Chủ Việt Nam, khi mà phong trào vẫn chỉ đang ở giai đoạn hình thành. Nhưng rất nhiều nhà đấu tranh đã bị bắt bớ, bị thủ tiêu bí mật, cũng như bị xử tù, mà họ không hề biết rằng: Họ đã bị những chiếc “vòi bạch tuộc” an ninh Cộng Sản, dùng những viên gián điệp giấu mình dưới đủ mọi hình dạng vỏ bọc để tấn công khủng bố họ.


Hầu hết các thành viên đấu tranh trong nước đều vì lý do bị chế độ ngược đãi mà đứng lên đấu tranh, một số khác từng là dân oan đi đòi quyền lợi, lâu dần trở thành nhà đấu tranh lúc nào không hay. Chỉ một số ít nào đó là những người xuất phát từ ý thức về trách nhiệm của cá nhân mình trước vận mệnh của đất nước, hiểu rõ bản chất thối nát tàn bạo của chế độ Cộng Sản mà lên tiếng. Vì vậy họ không phải là những nhà đấu tranh chuyên nghiệp, hoặc còn lâu mới đến độ chuyên nghiệp. Thế nhưng họ vẫn đang phải đối mặt với một lực lượng công an hùng hậu, trang bị hiện đại, huấn luyện bài bản, sẵn sàng ra tay với những đòn xảo quyệt. Đó là một khó khăn vô cùng lớn đối với những thành viên đấu tranh ôn hòa.


Để đàn áp Phong trào đấu tranh dân chủ Việt Nam. Ngoài việc công an dùng các gián điệp công nghệ, trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại để nghe lén, phá sóng điện thoại, dùng Hacker tấn công các trang báo phi Cộng Sản trên mạng Internet, xâm nhập các máy tính cá nhân, mở trộm Email vv.., ta có thể liệt kê thêm những dạng gián điệp khác của họ như sau:


Hàng ngày các nhân viên an ninh mặc thường phục được tỏa đi khắp nơi để theo dõi, canh gác và trực tiếp trấn áp, bắt bớ các nhà đấu tranh. Họ sẵn sàng tiếp xúc, dụ dỗ, kết thân, hòng lung lạc tinh thần các nhà đấu tranh. Đó là những loại gián điệp nửa công khai “đ
nh gần”. Lực lượng này chủ yếu sử dụng nhân viên công an an ninh cấp Huyện, Quận và Tỉnh, Thành phố.

Thứ hai, đó là những loại gián điệp nằm vùng. Loại này trực thuộc các Tổng cục an ninh, dưới vỏ bọc làm công việc cụ thể nào đó ngoài ngành công an, chuyên thu thập tin tức mới từ địa phương. Phương thức này chủ yếu họ áp dụng trong các ngành “nhạy cảm” như Du Lịch, Ngoại Giao, Văn Hóa, Truyền Thông. Loại gián điệp này nếu như được lệnh, sẽ sẵn sàng tuyên bố “đấu tranh dân chủ” sau đó gia nhập các tổ chức đấu tranh trong nước nhằm phá hoại từ bên trong…


Thứ ba, Một lực lượng gián điệp (tạm gọi là lực lượng Hòa Nhập), được “đ
nh” vào các nước Âu, Mỹ, sang các nước láng giềng như Lào, Cam Pu Chia, Thái Lan. Điều này thì chắc chắn nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã làm từ ngay sau ngày 30/04/1975. Những nhân viên gián điệp này, dưới vỏ bọc là làm những công việc, ngành nghề chính thức cho nhà nước Cộng Sản Việt Nam và cho cả tư nhân. Họ sẽ móc nối với những tên chỉ điểm, cò mồi mà công an Việt Nam tuyển dụng từ nhiều nguồn, nhưng nhiều nhất là từ tù hình sự, có mức án nhẹ, hợp lý hồ sơ rồi giả dạng làm người tị nạn, người lao động. Hai dạng gián điệp này sẽ cùng nhau xâm nhập vào các tổ chức đấu tranh chống Cộng ở nước ngoài.

Những viên công an chính hiệu, và cả những tên “chim mồi” chỉ điểm hiện nay đang lén lút xâm nhập, tham gia đấu tranh và phá rối Phong Trào Đấu Tranh Dân Chủ, chính là những tên gián điệp dân chủ. Chúng đang hiện diện cả ở trong nước và nước ngoài, giữa cộng đồng người Việt.


Sẽ có người ngỡ ngàng vì cụm từ “Gián điệp Dân Chủ”. Đây là một loại hình gián điệp không mới, nó chỉ mới đối với những ai bàng quan mất cảnh giác, thiếu thận trọng trong việc kết bạn quan hệ đấu tranh.


Chuyện công an Việt Nam bắt bớ hàng loạt nhà đấu tranh ở Hà Nội, Hải Phòng, treo biểu ngữ hồi tháng 07 và tháng 08/2008. Rồi chuyện họ bắt cóc các nhà hoạt động đấu tranh chính trị từ Cam Pu Chia đem về Việt Nam xét xử như các vị nhà sư Tim Sakhom, Thích Trí Lực, gần đây là vợ chồng anh chị Phạm Bá Huy, Phạm Thị Phượng tại Bang Kok – Thái Lan, đặc biệt là vụ mất tích tại Phnompenh năm 2007 của Lê Trí Tuệ – Thành viên Khối 8406, đảng viên Đảng Thăng Tiến – Là các nạn nhân trực tiếp điển hình của những tên gián điệp dân chủ.


Vậy làm cách nào để đề phòng và kịp thời phát hiện được những kẻ luôn xưng là anh em đấu tranh dân chủ, nhưng lại sẵn sàng cầm dao đâm lén sau lưng chúng ta? Đây là một việc vô cùng khó, nhưng không phải là không làm được. Chính xác hơn là các nhà đấu tranh không thể không làm…


Đối với những nhà đấu tranh đang còn hoạt động bí mật thì họ sẽ biết những nguyên tắc căn bản nhất, đó là: Hoạt động theo nhóm, chỉ nên biết những người trực tiếp có trách nhiệm quan hệ và liên lạc với mình, chỉ tiếp xúc làm việc với người thứ ba khi được một đồng đội đủ tín nhiệm giới thiệu vv…


Đối với những nhà đấu tranh công khai. Khi đã quyết định công khai hóa hoạt động đấu tranh của mình, một nhà đấu tranh công khai trong nước và cả ở hải ngoại muốn cho sự lên tiếng của mình có sức mạnh thuyết phục, họ cần phải công khai họ tên, địa chỉ Email, bút danh (nếu có), thậm chí là cả địa chỉ nơi mình sinh sống. Nhiều người sẽ nói: Như thế thì sẽ rất nguy hiểm cho người đấu tranh, khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”, Điều đó đúng, nhưng đấu tranh chống Cộng không hề là một trò chơi, tham gia đấu tranh là chấp nhận hy sinh mất mát, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Vậy việc công khai danh tính chỉ là chuyện hết sức bình thường…


Đối với những nhà đấu tranh ở hải ngoại đang khá an toàn trong sự bảo vệ của xã hội dân chủ, lại không dám công khai danh tính, thậm chí viết bài cũng phải dùng hết bút danh này đến bút danh khác (xin hiểu đây không phải là một lời chỉ trích). Những người ấy rõ ràng là không được sự tín nhiệm của cộng đồng. Nếu họ đấu tranh thật, thì những việc làm của họ cũng sẽ không đem lại bất cứ một hiệu quả đáng kể nào…


Ở trong nước, chính sự công khai tên tuổi mình của các nhà đấu tranh, lại là việc trang bị cho họ một chiếc “áo giáp” bảo vệ hữu hiệu. Khi một người đã công khai danh tính thì các đài phát thanh, các báo và các thành viên đấu tranh người Việt sẽ biết đến họ. Nếu họ bị bắt bớ, đánh đập, hay khủng bố tinh thần thì ngay lập tức công luận sẽ lên tiếng đấu tranh bảo vệ lẽ phải cho họ, đó là điều hết sức quý báu.


Một ai đó tự nhận mình là người đấu tranh công khai, cái gì cũng tỏ ra hiểu biết, gặp nhà đấu tranh nào cũng thân mật trao đổi sôi nổi. Nhưng họ lại không hề có một hành động đấu tranh gì trên thực tế, như đấu tranh trực diện với chính quyền địa phương mình sinh sống, viết bài, phát biểu trên các đài phát thanh, thì hẳn là những đối tượng ấy “có vấn đề”.


Nhưng ngay cả trong trường hợp ai đó có một vài bài viết ở dạng “nửa nạc nửa mỡ” vô thưởng vô phạt, và cũng có đôi lần phát biểu trên các đài phát thanh hải ngoại theo những dạng bài viết nêu trên, thì chúng ta cũng cần phải có thời gian kiểm chứng. 

Vì báo chí tự do trên mạng Internet có thể đăng bất cứ bài viết nào, của bất cứ ai gửi đến cho người biên tập. Tương tự, các đài phát thanh tiếng Việt ở hải ngoại cũng có thể phát đi lời phát biểu mang tính chung chung của một ai đó, là chuyện bình thường. Dư luận sẽ không vì những bài viết và lời phát biểu như vậy làm thước đo đánh giá một người có thực sự dấn thân đấu tranh hay không.

Vì gián điệp của công an Việt Nam rất giỏi trong việc phá hoại, nếu các nhà đấu tranh dân chủ mất cảnh giác và không đầu tư tìm hiểu về các thủ đọan tinh vi của an ninh công an Việt Nam, thì dễ mắc mưu của họ. Trong trường hợp này, người viết thích mượn câu: Benefit of the doubt (lợi ích của sự nghi ngờ), nhưng theo nghĩa thuần tiếng Việt. “Lợi ích của sự nghi ngờ” không phải là đi đâu, gặp ai ta cũng lo lắng, ngờ vực. Nghi ngờ để tồn tại, nghĩa là biết đặt câu hỏi: Tại sao?


“Lợi ích của sự nghi ngờ” như vậy không phải là sự đa nghi như tính cách của nhân vật Tào Tháo. Chính “lợi ích của sự nghi ngờ” giúp cho một nhà đấu tranh dân chủ có sự nhận biết chính xác hơn về nhiệt huyết và những nỗ lực của các đồng đội đấu tranh cùng với mình.


Con người không thể sống thiếu lòng tin. Nhưng đối với một người đấu tranh, khi tin một cách vô thức, thì đồng nghĩa với việc họ vô ý thức, thiếu trách nhiệm đối với sự an toàn của chính bản thân mình, kế đến là cho đồng đội của mình nữa. “Lợi ích của sự nghi ngờ” chính là biết chọn nơi chính xác để mình gửi gắm lòng tin. Lòng tin vì vậy, cần phải có sự kiểm định.


Một viên gián điệp dân chủ bình thường, sẽ không bao giờ dám lên tiếng đấu tranh dõng dạc mạnh mẽ với nhà cầm quyền CSVN, kẻ đó sẽ không dám thẳng thắn vạch ra những bất công của xã hội Cộng Sản, tuyên bố chế độ Cộng Sản là thối nát, phản dân chủ. Người đó sẽ không bao giờ dám xưng tên họ thật, đăng hình ảnh cá nhân công khai kèm theo các bài viết đấu tranh (nếu có) của mình. Đó chính là một điểm dễ nhận thấy ở những kẻ đội lốt đấu tranh.


Có hai mục tiêu mà công an an ninh của CSVN chú trọng dùng gián điệp đội lốt “đấu tranh” tấn công. Mục tiêu thứ nhất đó là đánh vào “diện”, tức là tập trung vào mặt trận tuyên truyền nhằm hạ uy tín của các tổ chức đấu tranh chống Cộng chân chính và có thực lực. 

Điều này thì những cây bút khoác áo chống Cộng của họ ở hải ngoại thực hiện là tốt nhất, vì ít có ai sẽ đặt vấn đề nghi ngờ một vài nhân vật tị nạn Cộng Sản, với những hàm là sĩ quan, thậm chí tướng tá hoặc nhân viên cao cấp của chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

Mục tiêu thứ hai là họ sẽ đánh vào “điểm”. Gián điệp dân chủ sẽ chỉ tập trung tấn công vào những tổ chức nào thực sự chống Cộng, đặc biệt là tổ chức đó có thể tạo ra những mối đe dọa lâu dài cho chế độ CS ở trong nước. Cũng trong kỹ xảo đánh “điểm” nhằm vào cá nhân, gián điệp của công an sẽ chỉ tìm cách bắt cóc thủ tiêu, đầu độc, hoặc dùng báo chí bôi nhọ thanh danh của những nhà đấu tranh có nhiều nhiệt huyết, có trình độ học vấn, có kiến thức chuyên môn tốt. Chính vì vậy mới có chuyện những nhà đấu tranh như Lê Trí Tuệ (bị bắt cóc thủ tiêu), Tim Sakhom, Thích Trí Lực, gần đây chúng ta biết thêm các ông Huỳnh Bửu Châu, Lý Thara, Đỗ Văn Nhàn vv.., bị bắt cóc đem về Việt Nam cầm tù, trong khi hàng chục, hàng trăm người tị nạn khác vẫn sống bình an tại Campuchia từ vài năm đến hàng chục năm trời là một ví dụ điển hình. Như vậy rất cần cảnh giác với một ai đó xưng mình là người đấu tranh, cứ lăng xăng phô trương là đã giúp đỡ người tị nạn này người tị nạn khác, đó chỉ là màn kịch của những viên gián điệp dạng chỉ điểm “chim mồi”, nhằm bịt mắt những người nhẹ dạ cả tin. Một người thực tâm giúp đời, giúp người thì sẽ không bao giờ khoe khoang công trạng của cá nhân mình…


Có lẽ nhân đây cũng phải kể đến một đòn ly gián khác mà công an an ninh Việt Nam thực hiện ở trong nước. Họ chỉ cần làm một “thao tác” vô cùng đơn giản bằng cách đàn áp một nhà đấu tranh N nào đó thật nặng nề tàn bạo, có thể tống giam và kết án thật cao. Nhưng đối với một vài người khác, họ lại chỉ theo dõi, ngăn cản, hoặc gọi hỏi thẩm vấn chiếu lệ. Như vậy, nếu chỉ nhận định một cách sơ sài, nhiều người sẽ cho rằng anh A, chị B có thể “có vấn đề” vì tại sao công an lại không đàn áp họ nặng nề như những người đấu tranh khác…


Thủ đoạn của công an an ninh Việt Nam thực sự là khó lường!


Trở lại chuyện gián điệp dân chủ. Gián điệp của công an Việt Nam cũng đều là con người cả. Họ đã có những thành công trong việc “chui sâu, leo cao” vào chế độ VNCH, một phần cũng là vì đặc thù của thời chiến, nên VNCH dễ mắc sai lầm trong khâu tuyển chọn nhân sự. Chính sự dễ dãi ấy, đã vô tình nâng cao tầm vóc của những viên gián điệp bình thường lên thành những siêu nhân thượng thừa. Thực tế, trên bình diện tình báo quốc tế, cơ quan phản gián của Việt Nam nói chung, chưa được xếp hạng, chưa có tên tuổi…


Điều đặc thù trong lĩnh vực đấu tranh chính trị giai đoạn hiện nay có tính chất hoàn toàn khác thời chiến, cho nên gián điệp dân chủ của công an không dễ gì chui vào hàng ngũ đấu tranh lâu dài mà không bị phát hiện vì lý do sau: Đã là người tham gia đấu tranh Dân chủ thì nhất thiết là phải làm việc, phải lên tiếng. Chính từ những việc làm, lời phát biểu, bài viết của một người, người ta rất dễ dàng nhận ra họ có phải là người đấu tranh thật sự hay không. Đó là trở ngại lớn không dễ gì vượt qua được của một viên gián điệp Dân chủ.


Ngay từ lúc này, các nhà đấu tranh Dân chủ cũng cần có kế hoạch để đoán nhận và sáng suốt nhận diện những tổ chức, và đảng phái “ma” của chế độ CSVN do lực lượng công an trực tiếp thiết kế sắp được ra đời. Nếu việc xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp 1992 thành hiện thực, thì có thể chế độ Đảng trị ở Việt Nam sẽ tung ra hàng loạt những tổ chức chống Cộng rởm, thành lập các đảng “đối lập” bù nhìn, hòng lũng đoạn môi trường chính trị của Việt Nam. Hiện tượng này đã xảy ra trong mấy chục năm ở Việt Nam, và chỉ chấm dứt vào năm 1988, khi hai đảng bị ép làm bù nhìn là đảng Dân Chủ và đảng Xã Hội tuyên bố giải thể. Có lẽ, ĐCSVN đã có kế hoạch “Đa nguyên, Đa đảng”, nhưng bên cạnh những tổ chức, đảng phái của người Việt đấu tranh chống Cộng ôn hòa chân chính, sẽ có những đảng phái “ma” xuất hiện, và chúng vẫn là cánh tay biến hình của ĐCSVN…


Nếu công an Việt Nam, dưới sự chỉ đạo “tài tình”, “sáng suốt” theo kiểu Mafia của ĐCSVN, tức là sẽ lập ra các đảng (tạm gọi là vệ tinh) của họ, họ sẽ phải đối diện với việc “lộng giả thành chân” của các đảng vệ tinh ấy. Chuyện quyền lực, nhất lại là quyền lãnh đạo ở cấp chính phủ, sẽ là một sự cám dỗ khó lòng cưỡng nổi của một đảng phái. Trong lịch sử Việt Nam đã từng xảy ra nhiều lần, cảnh người thân ruột thịt trong gia đình các triều đại Phong kiến giết hại nhau để giành ngai vàng. Vậy một đảng chống Cộng mà các vị trí lãnh đạo vẫn là các đảng viên ĐCSVN giấu mặt, hoặc giả dạng trở cờ, thì với bản chất tham quyền cố vị, họ sẽ sẵn sàng loại bỏ ĐCSVN (thật) để lên nắm quyền. Như vậy, nếu công an Việt Nam “chế tạo” ra các đảng phái đối lập, thì các đảng đó sẽ là chiếc “thòng lọng” mà ĐCSVN tạo ra để tự thắt cổ chính mình.


Một đúc kết từ quá trình sụp đổ của chế độ Cộng Sản ở Đông Âu cho ta thấy: Trong quá trình tiếp xúc để đánh phá, đàn áp các nhà đấu tranh ôn hòa chống chế độ, có nhiều những cán bộ công an an ninh của Cộng Sản đã quay sang bí mật hợp tác với các lực lượng đấu tranh, hoặc họ cố tình làm trái lệnh cấp trên để hỗ trợ cho phong trào đấu tranh. Đây sẽ là một quy luật tất yếu sẽ xảy ra đối với trường hợp Việt Nam. Chính vì vậy, việc đấu tranh tuyên truyền giác ngộ chính lực lượng công an an ninh của Cộng Sản là điều nên làm. Chúng ta kiên quyết, nhưng mềm dẻo, thay vì quyết liệt đối đầu với cá nhân mỗi viên công an, vô tình biến họ thành kẻ thù trực tiếp của bản thân mình.


Chúng ta luôn xác định rằng: Không bao giờ, và mãi mãi không bao giờ ĐCSVN chịu hoàn trả quyền lực về lại cho người chủ của đất nước, là nhân dân Việt Nam. Mọi nỗ lực theo phương châm “hòa hợp hòa giải” chỉ là sự hài hước hiện đại, vì ai đó đã mắc lừa ngón đòn chính trị ranh ma của ĐCSVN. Chỉ khi nào sức mạnh đấu tranh của toàn dân Việt Nam biến ĐCSVN trở thành thiểu số không còn được phép nắm quyền, hoặc họ hoàn toàn bị nhân dân loại bỏ, thì đất nước Việt Nam mới có thể bắt tay vào việc xây dựng một nền chính trị Đa nguyên Đa đảng đúng nghĩa.


Vì những điều trên, nếu bất kỳ ai đang tham gia đấu tranh ôn hòa chống chế độ độc tài CSVN mà mất cảnh giác với lực lượng công an an ninh Việt Nam, thì chắc chắn họ sẽ bị công an trấn áp, lung lạc, và làm “mờ mắt” với những đòn tinh vi xảo quyệt mà nhiều người sẽ không hình dung ra được!


Hy vọng rằng bài viết này cũng là một tiếng nói cảnh báo kịp thời cho những nhà đấu tranh nào đang xem thường năng lực đàn áp, phá hoại, khủng bố giấu mặt của tình báo gián điệp, dưới tên gọi rất thân thiện: An ninh nhân dân Việt Nam.

__._,_.___

RFA – Sự đóng cửa của một tờ báo




 

                                                                                                                                                  

Lời chia tay với Đảng Cộng sản Việt Nam


Ví dầu tình bậu muốn thôi. Tranh Babui.
Ví du tình bu mun thôi. Tranh Babui.

Li chia tay vi Đng Cng sn Vit Nam

Tống Văn Công

Trong bản tự kiểm điểm ngày 22-2, phn “t nhn mt hình thc k lut”, tôi đã viết:

Là mt đng viên hơn 55 năm đng trong hàng ngũ Đng, sng thanh bch, 82 tui còn làm vic hp đng, lúc nào cũng nghĩ v vn nước và s suy thoái ca Đng, tôi nghĩ rng, tôi không phi thuc s không nh đng viên thoái hóa chính tr mà chính nhng người bo th, giáo điu không sáng sut chp nhn đi mi chính tr, khiến cho mt Đng cách mng, anh hùng trong s nghip gii phóng, nay tr thành mt Đng đc đoán, tham nhũng mi đúng là nhng k suy thoái chính tr. Do đó tôi không th nhn bt c hình thc k lut nào có tên là suy thoái tư tưởng chính tr.

Tuy vy, tôi không mun tuyên b t b Đng mà xin nhường cho Đng quyn khai tr mình. Bi vì làm như vy, tôi s yên lòng rng, Đng khai tr tôi không phi là Đng mà tôi tng tha thiết xin được gia nhp và th phc v sut đi. Và có l nh đó mà mai kia tôi s không còn quá băn khoăn v trách nhim đi vi Đng, không còn quá bc xúc c mun góp ý xây dng.

Ngày 24 tháng 2 năm 2014, tôi nhn được văn thư ca đng y cho rng t kim đim ca tôi “chưa đt yêu cu”, phi “nghiêm túc viết li bn t kim đim và t nhn hình thc k lut”. Cùng vi văn thư trên, có bn gi ý nêu ra ba trường hp mà theo Quyết đnh 47 -QĐ/TW là phi khai tr: “Có quan đim ng h hoc tán thành đa nguyên chính tr, đa đng; công khai phê phán bác b ch nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng H Chí Minh, nguyên tc tp trung dân ch ca Đng.”

Tôi hiu, Ban ch đo mun bo rng: Khuyết đim ca tôi là phi t nhn hình thc khai tr ra khi Đng. Không làm như vy thì tôi gây khó cho t chc Đng. Nhưng làm như vy thì tht là khó cho tôi. Bi vì cho đến nay, tôi vn t hào v cái ngày là anh lính v quc đoàn, viết đơn xin vào Đng đ được noi gương các đng viên trong gi phút gay go ca chiến dch Cu Kè năm 1950 (Trà Vinh) đã hô to “Các đng viên cng sn! Xung phong!”. Tôi vn t hào ngày được vào Đng, giơ tay th hy sinh chiến đu cho s nghip gii phóng dân tc, giành đc lp, thng nht, dân ch cho nhân dân. Còn ch nghĩa xã hi, ch nghĩa cng sn là gì thì, thú tht không ch tôi mà c các bc đàn anh cũng chng hiu!

Càng t hào v lý tưởng cao c mà mình đã b c đi đ phc v, tôi càng day dt, xu h vì s thoái hóa, tham nhũng ca mt b phn không nh nhng người trong gung máy lãnh đo, khiến Đng cm quyn phm nhiu sai lm, làm mt hết nim tin ca nhân dân, làm khong cách tt hu ca đt nước càng ngày càng xa so vi các nước khu vc. Nhng người lúc nào cũng hô hào kiên trì ý thc h li thi, cm không được t din biến, thc ra, h ch nhm duy trì quyn lc, khai thác “li ích nhóm”, làm giàu cho bn thân, bt chp thit hi ca nhân dân lao đng và đt nước. Gic “ni xâm” bao gi cũng là ch dựạ ca gic “ngoi xâm”. 

Bt k bn bành trướng hung hăng ra r khng đnh toàn b Hoàng Sa, Trường Sa, c “lưỡi bò” Bin Đông là ca Trung Quc, li h đáp li ch yếu vn là kiên trì “16 ch vàng” và “4 tt”, vì đây là “đng chí cùng chung ý thc h”, cùng chng li các thế lc thù đch phương Tây. Truyn thng bt khut, lòng t tôn dân tc b xúc phm nghiêm trng, làm mt dn s đng thun xã hi trước him ha đe da s tn vong ca dân tc, mà thc ra cũng là s tn vong ca chính Đng Cng sn Vit Nam.

Vì nhng l đó mà thi gian qua, tôi hết sc t kim chế, c gng tiếp tc đng trong hàng ngũ Đng đ cùng vi các đng viên chân chính trc tiếp đu tranh, góp ý xây dng Đng, hi vng nhng người lãnh đo nhn ra sai lm,vt b ý thc h lc hu, tiến ti mt Đi hi Đng đi mi ln 2: Đi mi chính tr, thc hin nhà nước pháp quyn đúng như các th chế chính tr hin đi. T đó mà vc dy nim tin đang cùng kit ca nhân dân, tiếp tc s mnh mà đng viên và nhân dân giao cho.

Hôm nay, con đường y đã b chn li. Đau lòng lm, nhưng phi đành vy thôi! T gi phút này, t ngày hôm nay, 25-2-2014, tôi xin nói li chia tay vi Đng Cng sn Vit Nam.

Ngày 25 tháng 2 năm 2014
Tng Văn Công

Ph lc:
BN KIM ĐIM KHÔNG ĐT YÊU CU 
TNG VĂN CÔNG
Ngày 14-2- 2014, tôi được Đng y mi hp ti văn phòng đng y phường Tân King, qun 7, TP HCM,đ nghe ch đo t kim đim v nhng khuyết đim ca mình. Do không được trao văn bn, tôi đã ghi chép my đim chính: T năm 2009 đã viết hơn 30 bài trái quan đim ca Đng, đưa lên mng gây tác đng xu; có 15 cuc kim đim góp ý mà không sa cha; có nhng bài chng Trung Quc,gây chia r hai Đng, hai nước xã hi ch nghĩa; xuyên tc tư tưởng H Chí Minh; t din biến hòa bình suy thoái chính tr: c vũ tam quyn phân lp, đa nguyên, đa đng, vi phm 19 điu cm đng viên không được làm theo Quyết đnh 47- QĐ/TW ca B Chính tr. Đng chí Công phi viết bn t kim đim và t nhn mt hình thc k lut ca Đng.
VÌ SAO TÔI VIT BÀI “ĐI MI ĐNG TRÁNH NGUY CƠ SP Đ”?
Tháng 9 năm 2009 tôi viết bài trên vi m đu bng câu “T quc Vit Nam đang đng trước hai him ha: gic ngoi xâm và gic ni xâm”.

T 2005, Trung Quc bt đu bn giết đui bt ngư dân đòi tin chuc. Ngày 9-1-2005, chúng bn chết 9 ngư dân Hong Hóa, Thanh Hóa, bn b thương 9 người, bt sng 9 người đòi tin chuc mi người hơn 100 triu đng. Các hãng tin nước ngoài đưa tin, ta im lng. Sau 4 ngày, người phát ngôn Trung Quc Khng Tuyn tuyên b “Qua 55 năm quan h ngoi giao hai nước đã bước qua giai đon phát trin mi vô cùng tt đp”. Tiếp theo B Quc phòng c đoàn cán b quân s cao cp sang Trung Quc hc tp chính tr. Nhưng không vì thế mà Trung Quc gim bt các hành đng bn giết, đui bt ngư dân. Tháng 6 năm ngoái (2013), trong khi người dân bc xúc vì liên tiếp hai tàu cá Qung Ngãi, b bn chìm, mt ngư dân chết thì báo chí đưa tin ngày 6-6-2013, B Quc phòng c 22 cán b cao cp sang Trung Quc hc chính tr, đây là đt th 6.

Năm 2009 còn có chuyn m đu thc hin vi Trung Quc khai thác bôxit Tây Nguyên. Đi tướng Võ Nguyên Giáp gi liên tiếp ba thư yêu cu ngưng d án này vi hai lý do: Tây Nguyên là đa bàn an ninh quc phòng, không nên đưa nước ngoài khai thác; hai là không có hiu qu kinh tế. Các nhà khoa hc t chc nhiu cuc hi tho và kiến ngh ging như Đi tướng, có nêu thêm cnh báo s có hàng vn tn bùn đ trên cao hơn 1000 mét có th đ p xung làm min Đông và Sài Gòn chết khát. Nhưng Đng, Nhà nước ta vn kiên trì thc hin thông cáo chung đã được TBT Nông Đc Mnh cam kết vi Đng bn. Năm 2013, nhà máy Tân Rai đã cho ra sn phm. Trung Quc mua dưới giá thành. Tính ra mi năm l khong 100 triu đô la. Nhng v có trách nhim xin min gim thuế và cam kết t năm 2020 s lãi to!

V him ha ni xâm: Tham nhũng t ra bt tr, c tăng nhanh tng năm, tháng. Ti Hi ngh Trung ương 3, năm 2006, Tng bí thư Nông Đc Mnh phát biu: “Tham nhũng là mt trong nhng nguy cơ ln đe da s sng còn ca chế đ”. Là mt đng viên, sao có th vô cm trước “s sng còn” ghê gm y? Tuy nhiên dù rt nhiu cnh báo góp ý, 6 năm sau, Tng bí thư Nguyn Phú Trng trong bài din văn khai mc Hi ngh Trung ương 4 sáng ngày 26 tháng 12 năm 2011 có đon như sau: “Đc bit có mt câu hi ln rt day dt, trăn tr lâu nay, cn được tr li cn k là: Vì sao công tác xây dng Đng được Trung ương rt coi trng, đã có nhiu ngh quyết ch th rt đúng, rt hay, nhiu cuc vn đng sâu rng, nhưng kết qu vn chưa đt yêu cu? Tình trng suy thoái v tư tưởng chính tr, đo đc, li sng, t tham nhũng, lãng phí, hư hng trong mt b phn không nh cán b đng viên, k c cp cao, chưa được đy lùi mà thm chí ngày càng có chiu hướng nghiêm trng hơn, làm xói mòn lòng tin đi vi Đng? Vướng mc chính là ch nào?”.

Như vy là dù 30 năm vi rt nhiu ngh quyết, ch th, tham nhũng vn không lùi nhưng Tng bí thư vn cho rng Ngh quyết, ch th rt đúng!
Sau mt năm thi hành Ngh quyết Trung ương 4, T chc Minh Bch thế gii xếp hng Vit Nam tt 11 bc v kết qu chng tham nhũng. Nhân loi tiến b đã rút ra bài hc thc tế rt ngn gn v tham nhũng như sau: Tham nhũng là do Nhà cm quyn đc tài, quyn quyết đnh ca viên chc quá rng, thiếu công khai minh bch và quyn tư pháp không đc lp, do đó không kim soát được quyn lc.

L ra nhng người lãnh đo ca Đng cm quyn sau hàng chc năm vi nhiu ngh quyết vn không chng được tham nhũng thì phi hiu rng các ngh quyết y sai, hoc chưa đy đ, phi hc cách làm ca nhng quc gia chng tham nhũng thành công đt ra cho mình nhng câu hỏỉ t bài hc ca nhân loi.

Quan liêu, đc quyn đ ra tham nhũng, làm suy thoái Đng cm quyn, gây ra khng hong chính tr. Lch s 84 năm ca Đng Cng sn Vit Nam chưa bao gi có chuyn Tng bí thư thay mt B Chính tr đ c hai người vào B Chính tr mà b bác b c hai và bu hai người khác. Chưa bao gi có tình trng các nhà lãnh đo công kích nhau trước nhân dân. Chưa bao gi trong mt cuc hp báo công khai mà ông nói gà, bà nói vt. (Hp báo đu năm ngày 7-2, Đinh Thế Huynh nói, báo chí thông tin, bình lun phi có lương tâm và trách nhim to ra s đng thun, không được phép nói trái làm phân tâm các véctơ phát trin. Sau đó, Phó Th tướng Vũ Đc Đam nói: “To đng thun không phi là khen xuôi chiu mà phi phát hin phê phán vi tinh thn xây dng”). Chưa bao gi có tình trng nhiu đng viên tuyên b b Đng như bây gi!

T khng hong chính tr đã gây ra khng hong toàn din cho đt nước. Ch xin nêu sơ lược vài nét:
+Nn kinh tế được hi vng s sm xut hin “con rng Vit Nam” đã lâm vào khng hong hai năm trước khng hong ca thế gii, đến nay theo Vin trưởng Qun lý kinh tế Trn Đình Thiên, “kinh tế thế gii đã bước vào qu đo phc hi, nhưng Vit Nam thì còn dưới đáy, bi n xu, s hu chéo, đ án tái cơ cu tiếp tc nm trên giy”. (Ti Hi tho mùa Thu Huế)

+Nông dân kéo đi khiếu kin vượt cp hàng chc năm, ti lúc dùng súng chng cưỡng chế. Nguyên ch tch tnh lúa An Giang Nguyn Minh Nh nói: “Bao nhiêu năm theo Đng giành đc lp, có đc lp ri thì mt quyn s hu rung đt, dt díu nhau lên các khu công nghip tìm sng vi đng lương bèo bt” (báo Nông nghip Vit Nam Tết Tân Mão).
+Giai cp công nhân được mnh danh là giai cp lãnh đo cách mng thông qua Đng ca mình. Nhưng h đang trong tình trng cùng kh chưa tng có. Ging như giai cp công nhân thế k 19 mà Marx – Engels đã mô t, nhưng còn kh hơn vì không được phép đình công. Theo Tng Liên đoàn Lao đng lương ti thiu ca h ch đ cho 60% mc sng ti thiu, có 94% phi tăng ca, tăng gi. H đã t t chc hơn 5000 cuc đình công b coi là bt hp pháp vì không được công đoàn lãnh đo! Trước đây công nhân còn c ban đi din ra đi thoi vi ch, nhưng t 2013 không còn ai dám đng ra làm đi din na, vì sau khi tình hình n đnh thì người đi din b ch sa thi, hoc b bt v ti kích đng đình công.

+ Năm 2013 Công ty tư vn tài sn WealthX và Ngân hàng Thy Sĩ UBS thông báo: “Mc cho kinh tế khó khăn, s người “siêu giàu” Vit Nam (có tài sn 30 triu USD) đã tăng 15%, trong khi đó có 8,1 triu người nghèo đói”. Có th nêu tên hai người nghèo phi tìm cái chết đã được đăng báo là: Ch Lê Th Ngc Nhãn Cà Mau trước khi t t đã gi thư cho Trung tá Din: “Sau khi cháu chết ri xin chú giúp các con ca cháu được vào tri m côi. Cháu đi ơn chú đi đi”. Ch Nguyn th M Nhân cũng Cà Mau t t đ được công nhn din nghèo, đã gi thư cho Đng y xã: “Xin thu hiu hoàn cnh không li ra ca gia đình tôi, sau khi tôi chết, đng ý cp s nghèo cho chng con tôi được sng.”

+ Đo đc xã hi băng hoi chưa tng thy. Mt dân tc sng theo phương châm “thương người như th thương thân”, nhng năm kháng chiến nhà nhà đêm không gài ca, ra ngõ gp anh hùng. Sau 38 năm sng trong chế đ xã hi ch nghĩa sao biến đi ghê gm như vy? Con đánh giết cha m, cháu đánh giết ông bà, v đt chng. Thanh niên ném đá lên ô tô tàu ha làm vui. Th vá xe rc đinh by người đi mô tô. Đi lao đng nước ngoài thì trm cp và b trn đ sng bt hp pháp. Các báo mi đưa tin thày trò đánh nhau gia lp. Chuyn thy g tình cho đim, ép mua dâm hc trò v thành niên liên tc xy ra. Điu tra ca Trung tâm xã hi hc cho hay: Hc sinh cp 1 có t l nói di 22%, cp 2 tăng lên 50%, cp 3 64%, đi hc 80 %. Chúng ta sp có lp trí thc mi nói di nht thế gii. Nguyên B trưởng Giáo dc Nguyn Th Bình nói: “Giáo dc Vit Nam kém hơn c Campuchia, Lào” (trên báo Giáo Dc).

Cũng chính vì không chu đi mi chính tr, khư khư ý thc h giáo điu mà không có mt sách lược đi ngoi đúng đn nht là đi vi Trung Quc, b h lòe bp “16 ch vàng” và “4 tt”. Trung Quc chưa bao gi nước xã hi ch nghĩa, và ngày càng t ra là mt nước phát xít. Sau gii phóng h bt đu thôn tính Tây Tng, Tân Cương, đàn áp, không ghê tay, sau đó tn công biên gii n Đ, Liên Xô… H dùng hai th đon xo trá đ buc chúng ta khut phc: Mt là k công ơn đã giúp ta; hai là đ cao cùng chung ý thc h xã hi ch nghĩa, phi cùng “chng âm mưu din biến hòa bình” ca các thế lc thù đch phương Tây. H khuyên ta c cán b sang nghe h ging dy v bo đm an ninh chính tr, chng âm mưu din biến hòa bình và ta đã làm theo.

Nên biết, ngày xưa h giúp ta ch vì sách lược dùng máu Vit Nam đ mc c vi M và phương Tây và đ có điu kin thao túng ta. Năm 1954, h ép ta nhn s chia đôi đt nước. Năm 1972 h bt tay Nixon bán đng ta, đ chiếm trn Hoàng Sa. Năm 1975 h nh tướng Pháp Vanuxem khuyên Dương Văn Minh lên tiếng cu cu, Bc Kinh s cu Vit Nam Cng hòa, b tướng Minh t chi. Năm 1979, h xui Pôn Pt đánh ta, ri cho rng ta b kt Campuchia, h đưa 600.000 quân xâm lược 6 tnh biên gii phía Bc, giết hàng vn dân thường, đp phá tng cái ni, hãm hiếp, giết chết đàn bà con tr ném xung giếng. B thua đau, h rút quân, nhưng vn chiếm gi nhiu vùng núi him tr. Năm 1988 h tn công đo Gc Ma và các đo Trường Sa, x súng giết 74 hi quân ta. Mi dp k nim ngày hi quân h đưa phim này ra chiếu. Hin nay h vn tuyên b toàn b Trường Sa và 80% Bin Đông là ca h, vic đánh chiếm ch là ch thi cơ.

Nhiu đng viên cng sn dn đu biu tình phn đi ti ác ca chúng đã b đui bt. Nhà văn Nguyên Ngc đi biu tình phn đi Trung Quc gây hn đã b Đài Truyn hình Hà Ni gi là bn phn đng, ông kin, tòa tr li h sơ không x. Tôi và đng chí giáo sư Tương Lai trên đường đi d cuc mít tinh phn đi Trung Quc xâm lược ti Nhà hát Thành ph (ngày hôm trước đã báo vi ông Lê Minh Trí Phó ch tch UBND TP HCM) đã b hơn chc xe cnh sát bao vây buc phi vào đn.

Quá bc xúc trước tình trng khn kh ca ngư dân, anh André Menras tên Vit Nam là H Cương Quyết, người tng treo c Mt trn gii phóng trước Ngh vin Sài Gòn, b Chính quyn Sài Gòn b tù, đã xin Ch tch Nguyn Minh Triết cho phép làm b phim “Hoàng Sa- Vit Nam, ni đau mt mát”. Anh b tin dành dm ngh hưu đem làm phim. Phim làm xong được duyt, nhưng cho ti nay vn cm chiếu. Mt ln hp mt vi bn tù thi chng M ông đem phim ra chiếu đã b cnh sát gii tán. H Cương Quyết búc xúc kêu: “Bác H ơi, Bác sng li mà coi!”.

Nhân đây tôi mun nhc li trong cuc kim đim tôi v bài viết ”Đổi mới Đảng tránh nguy cơ sụp đổ”, có chi y viên đã nói: “Hoàng Sa, Trường Sa là bãi hoang chim a. Ta nói ca ta. Trung Quc nói ca Trung Quc. Đng chí Công nói vy là gây chia r hai Đng và hai nước xã hi ch nghĩa anh em”. Lãnh đo các cp y không ai có ý kiến gì. Tôi không chê trách các đng chí mà ch băn khoăn lo lng, vì sao Đng lãnh đo không quan tâm giáo dc cho đng viên và nhân dân hiu li ca đc Trn Nhân Tông: “Các ngươi phi nh li ta dn: Mt tc đt ca tin nhân đ li cũng không được đ lt vào tay gic”. Tháng trước, Th tướng ch đo phi đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa, báo va đăng lên đã b g xung. Quan h vi Trung Quc gây thit hi v phía Vit Nam chưa th lường hết. Qua 20 năm, FDI t Trung Quc ch chiếm 1,5% nhưng Trung Quc li trúng thu hơn 90% các công trình đin, khai khoáng, luyn kim, hóa cht. H đưa cho ta thiết b li thi. 

My năm qua ngành mía đường c kêu b đường nhp lu đánh bi là do thiết b Trung Quc cũ kĩ, tiêu hao năng lượng, lao đng nhiu, giá thành cao, cht lượng kém. Sau đường là xi măng và nhiu th khác. Các công trình trúng thu, h đưa lao đng cơ bp người Trung Quc sang xây nhà , lp nhà hàng, ly v sinh con, mua đt đng tên v. Các làng Trung Quc hình thành khp nơi t Móng Cái đến Hi Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Ngh An, Hà Tnh, Khánh Hòa… Thương lái Trung Quc gây khó t Lng Sơn ti tn Cà Mau, h hp đng mua r hi, móng trâu, khoai lang, đa, c bươu vàng, lá vi… ít lâu thì h biến mt.

Chúng ta đã lp quan h hu ngh hp tác vi nhng “k thù cũ” Pháp, M, đc bit đã đưa Tng thng Pháp Mitterand đi thăm chiến trường xưa Đin Biên Ph nơi h b bt sng 17.000 quân nhc nhã. Sut hơn na thế k chúng ta vn long trng t chc nhng ngày k nim chiến thng. Thm chí hàng ngày báo chí, đài tuyn hình phát thanh còn ra r chi thc dân Pháp, đế quc M. Nhưng không vì thế mà h gây khó khăn cho ta, thm chí h vn vin tr, to điu kin cho ta phát trin. Cuc chiến chng xâm lược biên gii phía Bc tng được báo Nhân Dân bình lun vi ta đ “Chiến công hin hách ghi vào lch s chng xâm lược ca dân tc”, thế nhưng sau khi lp li quan h bình thường vi Trung Quc thì dường như b buc phi quên chiến công hin hách y đi? 

Ti sao vi Trung Quc chúng ta không dám đòi bình đng như các quc gia khác? Rt t hi là ch trương đc b bia chiến thng Cu Chánh Khê, bôi xóa tên lit sĩ Hoàng Th Hng Chiêm trên tượng đài ca ch và đi tên trường trung hc mang tên ch thành trường Bình Ngc (thuc Móng Cái). tn núi Quyết, thành ph Vinh Ngh An, người ta còn đp b tm bia ca Ch tch H Chí Minh ca ngi Quang Trung vì có hai ch “gic Tàu”. Bài thơ như sau:
“Nguyn Hu là k phi thường,
“My ln đánh đui gic Xiêm, gic Tàu.
“Ông đà chí c, mưu cao,
“ Dân ta li biết cùng nhau mt lòng.
“Cho nên Tàu du làm hung,
“Dân ta vn gi non sông nước nhà”.

Cách x lý như trên cùng vi vic cho cnh sát đui bt, ném lên xe nhng đng viên và nhân dân đi biu tình mi ln Trung Quc gây hn vô lý, có phi là sách lược sáng sut hay không?Mt Đng trong sch không tham nhũng, tôn trng và hết lòng phc v nhân dân, đng thi không khut phc trước k thù hung bo là hai điu kin quyết đnh đ có th đng vng và tn ti.

Tng bí thư Lê Dun trong bài nói sau ngày chiến thng biên gii phía Bc năm 1979 có đi ý: Trung Quc t lâu có âm mưu bành trướng xung phía Nam. Khi chúng có điu kin thc hin thì đu tiên s là xâm lược Vit Nam. Mun không b xâm lược chúng ta phi mnh lên, c nước đoàn kết mt lòng. Chúng ta không thù hn Trung Quc, coi nhân dân Trung Quc là anh em. Bn phn đng cm quyn ch là mt bè lũ. Ý kiến ca ông vn còn nguyên giá tr thi s!

Nguyên nhân ca mi nguyên nhân gây khng hong và hèn yếu trước ngoi bang là do Đng không đi mi chính tr tương ng vi đi mi kinh tế. Thế nào là đi mi chính tr? Ni dung ch yếu đã có trong hai câu m đu Tuyên ngôn đc lp năm 1945 trích t Tuyên ngôn đc lp 1776 ca M: “Tt c mi người sinh ra đu có quyn bình đng. To hóa cho h nhng quyn không ai có th xâm phm được; trong nhng quyn y, có quyn được sng, quyn t do và quyn mưu cu hnh phúc” và Tuyên ngôn nhân quyn 1791 ca Pháp: “Người ta sinh ra t do và bình đng v quyn li; và phi luôn được t do và bình đng v quyn li”.
Hơn 60 năm qua Liên Hip Quc đã ln lượt ban hành nhiu Tuyên ngôn, Công ước c th hóa các quyn t do ca con người. Nhà nước Vit Nam cũng đã ký cam kêt thc hin nhiu công ước quan trng.

Các quyn t do gm có: Quyn s hu tài sn riêng, quyn t do tư tưởng, nhn thc và tôn giáo, t do ngôn lun, báo chí, t do hi hp và lp hi, t do đi li và cư trú, quyn tham gia qun lý đt nước trc tiếp, hoc thông qua la chn người đi din bng cuc t do bu c thường kỳ, chân thc, bình đng, ph thông đu phiếu và b phiếu kín. 

Các quyn t do nói trên đu được ghi vào Hiến pháp, nhưng sut 70 năm chưa được thc hin hoc thc hin mt cách hình thc. Cho nên nhân dân có câu “Đng c dân bu”. Quyn lp hi ch là vào các hi, đoàn do Đng lp ra. Quyn t do báo chí là viết báo ca Đng, nhà nước. H Ch tch tng nói, báo nhà nước lp ra không phi là báo chí t do (sách H Ch tch vi báo chí, do Hi nhà báo TP HCM xut bn 1980, trang 9). Đó là trái vi các Công ước mà nhà nước ta đã ký kết.

Đ các quyn t do ca con người tr thành hin thc thì phi có mt chế đ dân ch đ thc thi. Dân ch là th chế hóa các quyn t do ca con người bng mt bn hiến pháp đm bo pháp quyn, th hin trung thc ý chí chính tr ca nhân dân.Theo bn Tuyên ngôn nhân quyn và dân quyn đã nói trên, điêù 16 có ni dung như sau: “Mt xã hi mà trong đó các quyn con người không được đm bo, nguyên tc tam quyn phân lp không được tôn trng, thì hiến pháp có được ban hành hay không cũng chng có ý nghĩa gì”. Tc là phi có nhà nước pháp quyn vi tam quyn phân lp thì mi có th đm bo quyn t do ca con người. (Nga và các nước Đông Âu ngày nay đu ghi “tam quyn phân lp” trong hiến pháp ca h). 

Thông đip đu năm 2014, Th tướng Nguyn Tn Dũng nói: “Dân ch nhà nước pháp quyn là cp song sinh trong th chế chính tr hin đi” là có ý nghĩa như vy. Nhà nước dân ch phi là nhà nước pháp quyn vi tam quyn phân lp. Nhà nước dân ch phi tôn trng đi sng ca mt xã hi dân s, ni dung phong phú ca nó đã được ghi đy đ trong “Công ước quc tế v các quyn dân s và chính tr” mà nhà nước Vit Nam đã ký cam kết thc hin t ngày 24 -9-1982, nhưng sau 30 năm hu như chưa thc hin được gì đáng k!

TI SAO T DIN BIN?
Cuc sng luôn luôn biến đng. Cái hôm qua cho là đúng hôm nay không còn thích hp. Cho nên chng “t din biến”, chng “din biến hòa bình” tc là chng li s thay đi, chng tinh thn sáng to tìm nhng điu thích hp trong hoàn cnh mi, chng trào lưu tiến b, c ôm gi m giáo điu mà ngay nhng nhà mác xít trước đây cũng không chp nhn. Phép bin chng cho rng, mi s vt đu tim tiến dn dn đi ti đt biến. Tôi xin ôn li v s “t din biến” ca chính hai ông t khai sáng ch nghĩa cng sn là Karl Marx và F. Engels.

Năm 1848 Marx và Engels công b Tuyên ngôn ca Đng Cng sn, cơ s lý lun ca Quc tế Cng sn th nht. Trong đó có nhng lun đim v đu tranh giai cp, cho rng giai cp tư sn to ra nhng người đào huyt chôn chính nó, cách mng vô sn s lt đ nhà nước tư sn, thc hin chuyên chính vô sn, xóa b tư hu, xóa b th trường, xóa b c tôn giáo… T thp niên 60 thế k 19 hai ông bt đu thy có s biến đi trong ch nghĩa tư bn và ch trương đu tranh hp pháp, không làm cách mng đ lt đ nhà nước tư bn. Sau khng hong kinh tế năm 1866, các công ty c phn và các ngân hàng đu tư quy mô ln ra đi làm thay đi cơ cu xã hi ca ch nghĩa tư bn. Marx nhn xét, vy là nhà tư bn “đã t b sn nghip tư hu ca ch nghĩa tư bn h ch còn là ch c phn ca xí nghip”. 

Do đó, phát biu vi qun chúng ngày 8-9-1872 Amsterdam (Hà Lan), Marx công nhn các nước như M, Anh, Hà Lan… công nhân có th đt được mc đích ca mình bng bin pháp hòa bình. Hai ông tán thành quan đim ca Ferdinand Lassalle lãnh t Đng Xã hi Dân ch Đc ch trương hòa bình đi lên ch nghĩa xã hi. Sau khi tan rã quc tế th nht năm 1876, hai ông không tìm cách khôi phc li mà bt đu son tho Cương lĩnh chun b ra đi Quc tế th 2. Năm 1883 Marx qua đi, do đó Engels là người ch trì Đi hi quc tế ca nhng người lao đng xã hi ch nghĩa ti Pari t 14 đến 21 tháng 7 năm 1889 thành lp Quc tế th 2 mà ni dung ca nó hoàn toàn khác vi Tuyên ngôn cng sn năm 1948 nhng đim ln sau đây:
ng và công đoàn đu tranh bênh vc,bo v quyn li mi mt ca công nhân lao đng.

-Không dùng bo lc cách mng lt đ nhà nước tư sn mà đu tranh ngh trường đa nguyên đa đng, chp nhn th chế đi ngh, c đi din tham gia bu c, nếu thng c thì nm quyn chính tr thc hin chế đ xã hi – dân ch.

- Trong Đng không ly lp trường, quan đim ý thc h sát pht nhau mà t do tư tưởng, và tt c thượng tôn pháp lut.
Ngày 6-3-1895, Engels viết li ta cho quyn sách “Đu tranh giai cp Pháp”, trong đó có đon như sau: “Lch s chng t chúng ta mc sai lm. Quan đim ca chúng ta hi đó ch là mt o tưởng. Lch s còn làm được nhiu hơn, không nhng xóa b nhng mê mui ca chúng ta mà còn thay đi điu kin đu tranh ca giai cp vô sn. Phương pháp đu tranh năm 1848 đã li thi v mi mt”.
Lênin không chp nhn đường li ca Quc tế th 2. 

Do đó không th xem ông là người kế tc Marx và Engels. Ông kế tha ch nghĩa Blanqui, phái bo lc trong Quc tế th 1, cho rng, ch cn da vào cách mng bo lc là có th sáng to được mt thế gii mi không có bóc lt và áp bc.

Do Lênin chng Quc tế 2, Đng Xã hi Dân ch Nga chia ra thành haiphái đi lp nhau, phái theo Lênin chiếm đa s nên gi là bonsevich. Trái vi d đoán ca Marx – Engels là cách mng xã hi ch nghĩa ch thành công nước tư bn phát trin nht như Đc, Lênin lãnh đo Cách mng tháng Mười thành công nước Nga nông nghip lc hu. Điu này đã làm cho ông t tin rng mình không kém Marx, mà còn đúng hơn Marx! Ông đ ra các nguyên lý v chuyên chính vô sn không phi là chuyên chính ca c giai cp mà là chuyên chính ca Đng đc quyn, không còn bo đm “s t do ca mi người là điu kin cho s phát trin t do ca mi người” (Tuyên ngôn ca Đng Cng sn), ông đ ra nguyên tc tp trung dân ch, …

Ngay sau cách mng tháng Mười thng li đã có nhiu nhà cách mng Nga và thế gii không đng ý vi các quan đim ca Lênin như Plekhanov, Kausky, Rosa Luxemburg … Trong đó, bà Luxemburg được Franz Mehring người viết tiu s ca Marx cho là “khi óc tt nht đng sau Marx”, bà nhn đnh “chuyên chính vô sn ca Lênin đi lp vi dân ch”.

Các ý kiến phn đi cho rng Lênin s làm chế đ cách mng Liên Xô đi ti ch sp đ đã được nhà nghiên cu xã hi John Reed ghi li trong quyn “Mười ngày rung chuyn thế gii” (Vit Nam đã dch và xut bn hai ln năm 1960 và 1977). Lênin đc sách này mt cách hng thú, ông đã viết thư c vũ nhà xut bn in sách, chp nhn công khai các li ch trích nói trên đi vi ông. Do đó, sau khi Liên Xô sp đ nhiu nhà bình lun cho rng chính Lênin mi là người gieo mm cho Liên Xô b tan rã 70 năm sau.

Ngày nay nhiu nhà nghiên cu có uy tín đu cho rng chính các Đng xã hi – dân ch mi là nhng Đng tha kế đúng đn tư tưởng ca Marx và Engel. Nhiu nước Bc Âu vn dng tư tưởng này đã giành thng li ln, thc hin đa nguyên, đa đng, nhưng luôn giành thng li trên ngh trường, xây dng nhà nước phúc li, nâng cao đi sng nhân dân, đc bit là công nhân lao đng, khong cách giàu nghèo không đáng k, tham nhũng hu như không có.

Đng xã hi – dân ch Thy Đin, chp nhn đa nguyên, da vào người lao đng, đu tranh ngh trường. Có thi gian rt dài Đng liên tc cm quyn 44 năm, đưa nước Thy Đin nghèo nàn, lc hu tr thành nước giàu bt nht, khong cách giàu nghèo không đáng k, hu như không có tham nhũng, n đnh nht thế gii. Năm 2013 Cng hòa Liên Bang Đc nước giàu mnh nht Châu Âu k nim 150 năm Đng Dân ch Xã hi Đc, mt Đng theo đường li ca Quc tế 2 lâu đi và vng mnh vào bc nht. 

Nhân dp này Tng thng Joachim Gauck có bài diễn văn ca ngi Đng có lch s lâu dài dám x thân vì nim tin ca mình: “Đó là bu c t do, bình đng trong c nước, bt chp s khác bit xã hi ca nhng người tham gia bu c, là cm lao đng tr em, là các tòa án phi đc lp”. Quan đim đúng đn đã thng thế trong Đng, đó là: “không thiết lp mt đc quyn giai cp mi nào”, “dân ch phi va là phương tin va là mc tiêu”, “đu tranh cho ci cách ch không phi cho vic làm cách mng”, “can đm phn đu cho s hp tác chính tr vi nhng lc lượng to ln khác ca các đng phái tư sn”, “ci thin tng bước c th đi sng con người, thay vì công b nhng mc tiêu xa vi không tưởng”. Do đó, Đng kế tha tư tưởng ca Marx, Engels, Lassalle vng mnh sut 150 năm làm choTây Đc có thu nhp cao gp 4 ln Đông Đc xã hi ch nghĩa theo chuyên chính vô sn ca Lênin khi thng nht!

Lch s Đng Cng sn Vit Nam cũng t rõ mt quá trình t din biến rt gian nan, có lúc nhanh, lúc chm, có lúc đúng, lúc sai và nhiu ln sai rt nghiêm trng và kéo dài.Khong 1930- 1931 khu hiu vang di ca Đng là “Trí, Phú, Đa, Hào, đào tn gc trc tn r”. Năm 1945 đo ngược li hoàn toàn: Đoàn kết mi người yêu nước, không phân bit, đng phái, giai cp… Đoàn kết, đoàn kết, đi đoàn kết! Khong năm 1950 bt đu nói “Đoàn kết công, nông, binh”. Còn hin nay thì nói “ Liên minh công nhân, nông dân, trí thc là nn tng”.

Sau năm 1975, Đi hi 4, Đi hi 5 đu đt nhim v ln nht là “Thiết lp h thng chuyên chính vô sn trong c nước” và “Nm vng chuyên chính vô sn là nm vng đường li ca Đng”. Ni dung ca nó là tiếp tc đu tranh giai cp, tiêu dit mm móng bóc lt, gii quyết trit đ “vn đ ai thng ai”. Ngày nay hu như nhng ch “chuyên chính vô sn” và “ai thng ai” đã biến mt mà Ngh quyết bt đu nói “con người là trung tâm”, và “phi thc hin quyn con người”. Ngh quyết Đi hi 4 và 5 đu có ch trương ln là ci to xã hi ch nghĩa v công nghip, nông nghip, thương nghip. V công nghip không đ mt xí nghip tư nhân nào. 

Nông dân phi vào hp tác xã. Ca hàng tp hóa ca tiu thương cũng không còn. Ngh quyết Đi hi 4 ghi “Sn xut ln xã hi ch nghĩa ch có th thành công thông qua xây dng có ý thc, có kế hoch. Vì vy kế hoch là công c chính đ qun lý và điu khin quá trình t sn xut nh lên sn xut ln xã hi ch nghĩa.” Hin nay, ngh quyết bo phi vn dng đy đ quy lut th trường. Đi hi 4 và Đi hi 5 đu quyết đnh “Tiến nhanh, tiến mnh, tiến vng chc lên ch nghĩa xã hi”. Năm 1976, Tng bí thư Lê Dun nói “thi kỳ quá đ kéo dài khong 20 năm”. Năm 2013, ti Quc hi Tng bí thư Nguyn Phú Trng nói, chưa biết đến hết thế k này đã có ch nghĩa xã hi hay chưa. 

Đi hi 6 nhn đnh nn kinh tế đt kết qu không tương xng vi sc lao đng và vn đu tư b ra. Nguyên nhân là do “Mười năm qua đã phm nhiu sai lm trong vic xác đnh mc tiêu và bước đi v xây dng cơ s vt cht k thut, v ci to xã hi ch nghĩa và v qun lý kinh tế”. Đi hi 6 cho sai lm là do “duy ý chí” không nhìn đúng s tht và đưa ra khu hiu “Nhìn thng s tht, đánh giá đúng s tht, nói rõ s tht”. Đi hi quyết đnh Đi mi toàn din, bt đu là đi mi kinh tế. Đi hi 9 cho phép doanh nhân (tên mi ca nhà tư sn) được thuê công nhân vi s lượng không hn chế. Đi hi 11 ch trương kết np doanh nhân vào Đng Cng sn, tc là nhà tư sn được đng vào đi tham mưu ca giai cp công nhân lãnh đo cách mng. (Điu này ông Nguyn Đc Bình nguyên y viên B chính tr, Giám đc Hc vin Nguyn Ái Quc kiên trì cc lc phn đi vì cho rng như vy không còn gì là ch nghĩa xã hi!).

Lược qua trên đã cho thy Đng Cng sn Vit Nam luôn luôn t din biến hòa bình. Nh đó mà Đng thoát khi nhng tai ương cho mình và tai ha cho dân tc như: ci cách rung đt, ci to xã hi ch nghĩa, b hàng lot cán b cao cp gi là “ nhóm chng Đng”. Din biến hòa bình ln nht là Đi mi ca Đi hi 6, quyết đnh b mt na, nhưng là mt na quan trng nht lý thuyết xã hi ch nghĩa ca Lênin, Stalin. Quan trng nht là nói theo Marx: cơ s kinh tế quyết đnh đi vi thượng tng kiến trúc. Nh đó mà dư lun quc tế hi vng s sm xut hin “Con rng Vit Nam”.

 Nhưng sau gn 30 năm đã làm người ta tht vng. Thành tích đi mi kinh tế đã làm cho nhng người lãnh đo ch quan cho rng có th không cn đi mi chính tr. Thc ra nhng người lãnh đo s rng đi mi chính tr s đe da s tn ti v trí cm quyn ca Đng. Nhng người sáng sut nht, dũng cm nht ca Đng như Trn Xuân Bách, Trn Đ, Nguyn H…đ ngh đi mi chính tr đu b sa thảỉ.

TI SAO TÁN THÀNH TAM QUYN PHÂN LP?
Ch nghĩa Marx và ch nghĩa Lênin đu không có nhà nước pháp quyn mà ch có nhà nước chuyên chính vô sn. Nhà nước pháp quyn vi tam quyn phân lp là ca nn dân ch phương Tây. Nhà nước Vit Nam theo Hiến pháp 1946 là nhà nước pháp quyn, tam quyn phân lp. Các Hiến pháp sau này khác Hiến pháp 1946 chính là đó. Sau Đi mi, đến Đi hi 7 Tng bí thư Đ Mười là người có sáng kiến đưa ra khái nim “nhà nước pháp quyn xã hi ch nghĩa”, có đnh nghĩa như hin nay.

Các nhà tuyên hun ca Đng gii thích: Quyn lc nhà nước là thng nht. Bi vì quyn lc nhà nước thuc v nhân dân mà nhân dân thì không th chia ct (chuyên viên cao cp ca Ban Tuyên giáo Trung ương ging v Hiến pháp 2013 đng b phường Tân King). Lý l đó không chính xác. Nhà nước là công c ca nhân dân. Nhân dân có quyn phân chia các quyn tư pháp, hành pháp, tư pháp như thế nào đ có hiu qu nht cho phát trin và chng tham nhũng. Phân quyn ca nhà nước pháp quyn, ch đâu phi là phân chia nhân dân! Còn có lý l th hai, “tam quyn phân lp” là ca phương Tây ca tư sn không thích hp cho phương Đông và nước xã hi ch nghĩa. V điu này có th ly ý kiến ca Tôn Trung Sơn nhà cách mng vĩ đi mà Ch tch H Chí Minh nhiu ln đ cao. Ông nói trong bài phát biu năm 1927 trước quc dân: “Dân ch dân quyn thì phi hc Phương Tây. Bi vì Phương Đông và Trung Quc sut 4000 năm lch s chìm đm trong quân quyn”. Vit Nam ta cũng theo “quân quyn” cho đến 1945.

Xin trích hai ý kiến cách nhau hơn 2000 năm v “tam quyn phân lp” mà cho đến nay vn được c nhân loi truyn tng làm theo.
Triết gia vĩ đi thi c đi, Aristote nói: “Tôi nhìn thy s sp đ nhanh chóng ca Nhà nước nơi nào pháp lut không có hiu lc và nm dưới quyn ca mt ai đó. Còn nơi nào pháp lut đng trên các nhà cm quyn và các nhà cm quyn ch là nô l ca pháp lut thì đó tôi thy s cu thoát ca nhà nước”.

Mt triết gia Pháp vĩ đi ca thế k 19 là Montesquieu nói: “Khi mà quyn lp pháp và hành pháp nhp li trong tay mt người hay mt Vin Nguyên lão thì không còn gì là t do na. Người ta s rng chính ông y hoc Vin y, ch đt ra lut đc tài đ thi hành mt cách đc tài. Cũng không có t do nếu như quyn tư pháp không tách ri quyn hành pháp và lp pháp. Nếu như quyn tư pháp được nhp vi quyn lp pháp thì người ta s đc đoán vi quyn sng và quyn t do ca công dân. Quan tòa s là người đt ra lut. Nếu quyn tư pháp nhp vi quyn hành pháp thì quan tòa có sc mnh ca k đàn áp. Nếu mt người hay mt t chc nm c ba quyn thì tt c đu mt hết”.

Ngày nay các nước dân ch đu thc hin nhà nước pháp quyn vi tam quyn phân lp đ xã hi được t do khi nhà nước b kim soát bi lut pháp mà mc đích là đ bo v quyn con người. Xã hi được qun lý bi mt chính ph ca lut pháp. Thông đip đu năm 2014 ca Th tướng Nguyn Tn Dũng có câu “Người dân có quyn làm tt c nhng điu gì lut pháp không cm và s dng lut pháp đ bo v quyn và li ích hp pháp ca mình. Cơ quan nhà nước và cán b công chc ch được làm nhng gì mà pháp lut cho phép.”
Đó là nhng ý kiến rt đúng đn nhưng không th thc hin được nếu như không có nhà nước pháp quyn, vi tam quyn phân lp! Vì sao? 

Bi vì Điu 2 ca Hiến pháp ghi “Quyn lc nhà nước là thng nht, có s phân công phi hp gia các cơ quan nhà nước trong vic thc hin cá quyn lp pháp, hành pháp, tư pháp”. Quc hi là cơ quan lp pháp, nhưng thc ra gm có đ mt nhng người ca hành pháp và tư pháp. Điu đó gây hu qu đúng như Montesquieu cnh báo như trên. Quyn tư pháp đc lp không th thc hin theo “s phân công phi hp” được. Do đó nó đ ra điu người gi là “án b túi”. Án oan sai nhiu không k xiết, rt đáng lo là nhiếu oan sai ti mc án t hình. Rt nhiu v án xét x kéo dài hàng chc năm như v án “vườn đào”, v án “ăn trm dê”… Ngh quyết 49/TW ca B Chính tr v ci cách tư pháp đến năm 2020 không có đ ra vic thc hin quyn Tư pháp đc lp. Do đó, mi năm đu hp bàn mà sut 10 năm vn không có nn Tư pháp trong sch vng mnh như mc tiêu đ ra!

Nguyên nhân quan trng nht khiến quyn tư pháp không th đc lp là do Điu 4 Hiến pháp quy đnh Đng Cng sn Vit Nam là “lc lượng lãnh đo Nhà nước và xã hi”. Như vy “quyn lc nhà nước là thng nht…” nhưng cui cùng c ba quyn đu đt dưới s lãnh đo ca Đng, tc là Đng có quyn đng trên quyn tư pháp, đng trên pháp lut.

Mt s nhà nghiên cu pháp lut là đng viên đã hơn chc năm nay kiên trì góp ý rng: Đng đã lãnh đo xây dng Hiến pháp c th hóa Cương lĩnh ca Đng ri thì không nên trc tiếp lãnh đo quyn tư pháp. Phi đ quyn tư pháp đng trên thì mi ngăn chn được tham nhũng. Đng đang lâm vào tình trng tham nhũng sut hơn 30 năm, càng ngày càng nghiêm trng, nếu không dũng cm chp nhn tư pháp đc lp thì không khác nào người b bnh nng mà c giành quyn ch đo thy thuc!

TI SAO ĐNG VIÊN CNG SN LI TÁN THÀNH ĐA NGUYÊN, ĐA ĐNG?
Như vy là to điu kin cho các đng đi lp giành quyn lãnh đo ca Đng mình? Hu thun cho câu hi này là lp lun: Trong thi kháng chiến gian kh, ti sao các đng đi lp không nhy ra tranh vi Đng Cng sn v s hi sinh, nay sau khi đt nước hòa bình phát trin li mun nhy ra tranh phn? Cách nghĩ như vy ging như đòi chia “qu thc” trong ci cách rung đt, ai “đu t” mnh thì phi được chia phn nhiu hơn; hoc ging như mt công ty c phn bàn chuyn chia lãi, ch không ging mt Đng cách mng tng tuyên b “Đng ta không có li ích nào khác ngoài mc đích phn đu cho quyn li ca T quc và hnh phúc ca nhân dân” (giáo trình Tư tưởng H Chí Minh ca B Giáo dc – Đào to). Trong hnh phúc ca nhân dân có quyn t do, mà ch tch H Chí Minh có câu thơ rt hay “Trên đi nghìn vn điu cay đng. Cay đng chi bng mt t do”. Trong các quyn t do có quyn t do chính tr. Công ước quc tế v các quyn dân s và chính tr mà Nhà nước Vit Nam ký kết t 24-9-1982 Li nói đu có ghi “Ch có th đt được lý tưởng ca con người t do được tn hưởng t do v dân s và chính tr không b s hãi…” và Điu 1 ghi nhn “quyn quyết đnh th chế chính tr”. Hiến pháp 1946 ghi nhn quyn: “T do t chc và hi hp”. 

Các Hiến pháp sau này đu có ghi nhn tt c các quyn t do, trong đó có quyn lp hi, nhưng đã mc n nhân dân sut 70 năm không được thc hin. Mc dù Hiến pháp và Lut đu không điu nào cm lp đng, lp hi, nhưng thc tế thì không cho phép. Và như phn trên đã nói, t 1866 Marx và Engels đã chp nhn đa đng. Tht ra ngay t 1848, trong Tuyên ngôn ca Đng Cng sn chương 4 v “Thái đ đi vi các đng đi lp” (trang 99) hai ông đã dy nhng người cng sn cách sng chung vi các đng tư sn. Không chp nhn đa nguyên chính tr, c tưởng s tt, có li cho Đng cm quyn, bi vì không s ai tranh giành vi mình. Nhưng theo bài hc rt sơ đng thì chính đó li là t giết mình. Đó là bài hc t s sp đ ca các Đng Cng sn Liên Xô, Đông Âu. Bi vì đc quyn thì sinh ra quan liêu, quan liêu sinh tham nhũng, tham nhũng lũng đon mi mt s làm bi hoi mc rung c Đng và c dân tc. Chp nhn đa nguyên đa đng là hc bài hc trường tn mt cách đường đường chính chính ca các Đng xã hi – dân ch Thy Đin, Na Uy, Đc…Nguyên y viên B Chính tr, Ch tch Quc hi Nguyn Văn An trong bài nói ngày 7-12-2010 trên Tun Vit Nam, cho rng tình trng suy thoái ca Đng như hin nay, “không phi là do b din biến hòa bình… Chính nhng đng viên cng sn chân chính, liên minh giai cp công nhân, nông dân và đi ngũ trí thc cách mng, cũng không mun bo v s đc quyn ca mt Đng biến cht, thoái hóa, tham nhũng. Đng đã thành vua tp th”. 

Ông vua phong kiến thì chng sao, dù cho ông ta có 3000 cung n, dù cho đt đai c nước là ca vua. Nhưng Đng thì li khác, bi Đng phi nói và làm theo Ch tch H Chí Minh “Nước ta là nước dân ch, đa v cao nht là nhân dân, vì dân là ch”. Và người dân luôn luôn so sánh li nói vi vic làm ca đng viên có đi đôi hay không.

TI SAO VI PHM 19 ĐIU CM THEO QUYT ĐNH 47/QĐ/TW?
My mươi năm trước đng viên ch thc hên Điu l, Ngh quyết Đng và pháp lut mà nói chung rt tt. Hơn 10 năm qua có thêm quy đnh các điu cm không được làm, nhưng tình hình c xu đi. Quyết đnh 47/ QĐ/TW ghi là “Căn c Hiến pháp và pháp lut Vit Nam”. Nhưng Hiến pháp Vit Nam có ghi các quyn t do ngôn lun, t do hi hp, lp hi, biu tình thì Quyết đnh 47/QĐ/TW Điu 6 cm “biu tình tp trung đông người gây mt an ninh trt t”. Quy đnh này không rõ, bao nhiêu người thì gi là đông người, và nếu đông người mà không gây mt trt t thì có được phép hay không? Như trên tôi đã k, chúng tôi mi trên đường đi thì đã b vây bt ri, làm gì đã gây ra mt an ninh!

Và nói trái ngh quyết cũng là mt khái nim rt khó xác đnh. Mi đng viên đu phi bình đng, vy Tng bí thư Nguyn Phú Trng nói Vĩnh Phú, phê phán các đng viên đi biu tình phn đi Trung Quc là suy thoái chính tr có đúng Ngh quyết Đng và Hiến pháp không? Ông nói “hết thế k này cũng chưa chc có ch nghĩa xã hi” có đúng Ngh quyết không? Ông nói H Ch tch viết trong Di chúc “Đng ta là Đng cm quyn là hơi hp, đúng ra phi nói Đng ta là Đng lãnh đo” có đúng ngh quyết không? Có xúc phm lãnh t không?
Th tướng Nguyn Tn Dũng có nhiu phát biu rt đúng, nhưng tôi e rng nếu là người khác nói thì rt có th s b quy là trái Ngh quyết. Ví như ông lên tiếng gia Quc hi đòi Hoàng Sa, phê phán Trung Quc Shangri-la làm cho h cáu gin, và Thông đip đu năm 2014 ca ông đưa ra nhiu khái nim đúng đn v dân ch ging như ca phương Tây mà các Ngh quyết ca Đng đu chưa h ghi nhn. Chng l trong Đng không có bình đng v phát ngôn? Cp trên mun nói gì cũng được còn cp dưới thì không?

Tôi cho rng Quyết đnh 47/QĐ/TW hoàn toàn trái ngược vi H Chí Minh: “Mt Đng mà giu giếm khuyết đim ca mình là mt Đng hng. Mt Đng có gan tha nhn khuyết đim ca mình vch rõ nhng cái đó vì đâu mà có khuyết đim, xét rõ hoàn cnh sinh ra khuyết đim đó, ri kiếm mi cách đ sa cha khuyết đim đó. Như thế là mt Đng tiến b, mnh dn, chc chn, chân chính”, “Ngh quyết gì mà người dân nói là không đúng thì đ h đ ngh sa li”, “Quyn t do tư tưởng hóa ra là quyn t do phc tùng chân lý” và “Dân ch là người dân được m mm ra nói”. 

Chng l đng viên cũng là công dân li không được m mm như người dân? Cách quy đnh nhng điu cm như thế qua hơn 10 năm đã chng t nó không làm Đng mnh và tt lên, trái li, bêu riếu s lc hu trong thi đi bùng n thông tin. Thi đi ngày nay các đng chính tr đu thc hin dân ch ni b và thc hin công khai minh bch không ch trong ni b mà trước toàn dân. Ch có như vy mi không tái din chuyn “khoán chui” và “xé rào”. Tuy vy, tôi cũng đã nhiu ln đnh không đưa bài góp ý lên mng mà ch gi cho Đng và các báo, các mng ca Đng, nhưng các báo đu không đăng, Đng thì không bao gi hi âm!

Thưa các đng chí, nhiu khi tôi quá bc xúc, đau lòng, cm thy dường như Đng ngày nay không phi là Đng mà ngày xưa mà tôi giơ tay th hi sinh đến git máu cui cùng vì Đng y “không phi là mt t chc đ làm quan phát tài. Nó làm trn nhim v gii phóng dân tc làm cho T quc giàu mnh đng bào sung sướng.” Hình như có nhng k mun biến Đng thành công c ca các “nhóm li ích” giúp h gi ghế và làm giàu! Là mt nhà báo có 35 năm theo dõi phong trào công nhân lao đng, cho nên bc xúc nht ca tôi là nhìn thân phn khn cùng ca giai cp công nhân hôm nay.Tôi vô cùng bc xúc khi cm nhn rng hai giai cp ln nht, có công đóng góp ln nht cho thng li ca cách mng và kháng chiến là công nhân và nông dân đã b phn bi bng nhiu chính sách quá bt công đi vi h.

Có l bn kim đim ca tôi không đáp ng được yêu cu ca các đng chí ch đo cuc kim đim. Nhưng biết làm sao, khi đó là nhn thc thành tht ca tôi, mt đng viên sau hơn 55 năm đng trong hàng ngũ Đng, sng thanh bch, ngoài 80 tui còn ký kết hp đng viết bài cho báo Lao Đng và lúc nào cũng nghĩ v vn nước và s suy thoái ca Đng, li là k suy thoái chính tr ư

Không! Tôi cho rng chính nhng người bo th, giáo điu, không sáng sut chp nhn đi mi chính tr, khiến cho mt Đng cách mng, anh hùng, tr thành mt Đng suy thoái tham nhũng, h mi chính là k suy thoái chính tr. Do đó, tôi không nhn bt c hình thc k lut nào có tên gi là suy thoái tư tưởng chính tr. Nhưng tôi không mun tuyên b t b Đng mà xin nhường cho Đng quyn khai tr mình. 

Bi vì như vy, tôi s được yên lòng rng, Đng khai tr tôi không phi là Đng mà tôi tng tha thiết xin được gia nhp và th phc v sut đi. Và có l nh đó t ngày mai tôi s không còn quá băn khoăn v trách nhim đi vi Đng, không còn bc xúc c mun viết bài góp ý, xây dng Đng.
Ngày 22 – 2-2014

Tng Văn Công


Tác gi gi trc tiếp cho BVN.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link