Tuesday, February 25, 2014

Vụ án Ls. Lê Quốc Quân và cái chết của Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ


Vụ án Ls. Lê Quốc Quân và cái chết của Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ

Tiếng Nói Đa Nguyên
24/02/2014
0
Trần Quang Thành

http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/02/20140224-ctm-danguyen.mp3
Vụ án Ls. Lê Quốc Quân và cái chết của Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ [ 24:19 ] Hide Player | Play in Popup | Download

Tuần lễ vừa qua tại Việt Nam có 2 sự kiện nỗi bật gây sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước đó là phiên tòa phúc thẩm tại Hà Nội xử luật sư Lê Quốc Quân y án 30 tháng tù giam về cái gọi là “tội trốn thuế“ nằm dưới âm mưu chính trị của nhà cầm quyền CSVN và cái chết đột ngột của Thượng tướng, thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ, trong khi ông Ngọ đang bị Ban Nội Chính trung ương CSVN đề nghị đình chỉ công tác để phục phụ việc điều tra về việc nhận hối lộ để tiết lộ “nguồn tin bí mật“ cho bị can Dương Chí Dũng, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines bỏ trốn.

Bình luận về hai sự kiện này, nhà báo Phạm Chí Dũng đã cho phóng viên Trần Quang Thanh biết như sau, mời quý thính giả theo dõi:

Trần Quang Thành :  Xin chào nhà bình luận Phạm Chi Dũng
Phạm Chí Dũng : Xin chào anh Trần Quang Thành

TQT : Trong thời gian gân đây, nhất là trong 2 tháng đầu năm nay dư luận rất quan tâm đên một sự kiện đó là ngày 18/2 mới đây, tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tôi cao đã xét xử y án luật sư Lê Quốc Quân về cái gọi là tội trốn thuế với mức án là 30 tháng tù giam. 

Luật sư Lê Quốc Quân đã khẳng định rằng đây là môt vụ án âm mưu chính trị và ông tuyên bố phản đối phiên tòa này. Bên cạnh đó lại có một sự kiện nữa đó là vụ xét xử Dương Chí Dũng. 

Trung  vụ án thứ hai này, Dương Chí Dũng lại là mộtj nhân chứng. Đó là vụ tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn ra nước ngoài. Trong vụ án này Dương Chí Dũng đã khai ra ông Phạm Quí Ngọ, thượng tướng thứ trưởng bộ Công an là người đã nhận hối lộ tiết lộ nguồn tin để Dương Chí Dũng trốn được đi nước ngoài. 

Tòa án nhân dân Hà Nội ngay tại phiên tòa đã tuyên bố khởi tố vụ án làm lộ bí mật quốc gia. Vụ án đang tiến hành thì đột ngột thượng tướng Phạm Quí Ngọ chết về cái gọi là bệnh ung thư. Về hai sự kiện này nhà bình luận Phạm Chí Dũng có nhận xét gì thưa anh?

PCD : Tôi thấy là về vấn đề Phạm Quí Ngọ đã có rât nhiều báo, đài có rất nhiều thông tin, nhiều đánh giá bình luận liên quan đên  chiều sâu nên không có nêu lại vấn đề này một cach sâu sắc hơn nữa. Riêng phần tôi, tôi  chỉ chú ý đến một khía cạnh như anh Trần Quang Thành vừa đề cập là sự liên đới giưa hai vụ án này, có thể gọi là hai vụ án mặc dù vụ Lê Quốc Quân được coi  là một vụ án, còn vấn đề cái chết của ông Phạm Quí Ngọ chưa được coi là một vụ án  và khống biết có được xem là một vụ án trong tương lain hay không. Nhưng rõ ràng vấn đề ông Phạm Quí Ngọ bắt nguồn từ vụ án của Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng cho nên chúng ta có thể thấy mối liên đới đó. Và có môt điềm trùng khớp rất đáng chú ý, rất đặc biệt mà tôi cho là không phải ngẫu nhiên của qui luật trời đất. 

Đó là ngày 18/2. Ngày 18/2 chỉ xảy ra sau một ngày, ngày 17/2 là ngày kỷ niệm Trung Quốc xâm lược Việt Nam và đến  ngày 18/2, trong một buổi sáng, trọn vẹn một buổi sâng đã diễn ra phiên tòa xử phúc thẩm luật sư công giáo yêu nước Lê Quốc Quân và kết quả như chúng ta đã biết y án 30 tháng tù giam cho anh Quân. 

Đó là một kết quả không thể nói là bảo thủ và tồi tệ hơn. Trong quan điểm cho đó là một phiên tòa nhằm mục tiêu động cơ chính trị chứ không phải là vấn đề kinh tế. 

Cũng cùng ngày 18/2, vào buổi chiều, Thượng tướng, thứ trương bộ Công an đã từ trần. Đó là điềm trùng khớp thứ nhất. Giữa nhân vật Lê Quốc Quân và nhân vật Phạm Quí Ngọ lại có một điểm trùng hợp thứ hai.

 Đó là cả hai người này đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề kinh tế. Lê Quốc Quân bị gán ghép vào tội trốn thuế. 

Còn Phạm Quí Ngọ bị Dương Chí Dũng khai về việc nhân hối lộ. Đó là điểm trùng hợp thứ hai. Tuy nhiên hai điềm trùng hợp lại làm nên một điềm nghịch lý. 

Tôi cho điểm nghịch lý đó là sự cách biệt rất lớn và vô cùng lớn, vô cùng khác nhau về mặt tư cách giữa hai nhân vật vì nếu như Phạm Quí Ngọ l;à một ngưới mà chính Ban Nội chính trung ương đã đề cập đến việc có khả năng đình chỉ công tác để phục vụ quá trình điều tra  và coi ông ta là một đối tượng tình nghi trong việc nhận hối lộ ít nhất 1 triệu đo-la từ Dương Chí Dũng thì vấn đề của Lê Quốc Quân lại được toàn bộ giới quan sát độc lập nhân quyền cuốc tế kể cả các nước lớn như Hoa Kỳ phủ nhận về  khả năng ông trốn thuế mà thực chất đó  chỉ là một động cơ chính trị ẩn dấu phía sau mà thôi. 

Vì thế tôi cho rằng sự khác biệt quá lớn ở đây chính là tư cách. Và  từ vấn để tư cách đó chúng ta nhìn lại số phận của hai con người này. 

Lê Quốc Quân và Phạm Quí Ngọ, hai con người này đệu bi coi là liên quan đến vấn đề kinh tế, cùng năm trong vòng điều tra, tố tụng hình sự nhưng một người còn sống và đứng thẳng,  một người đã chết và mang tai tiếng không nhỏ. Sự liên quan số phận hai số phận này có lẽ như tôi đã đề cập không cần phải nhắc lại nhiều mà  chỉ cần nói đến vấn đề nhân quả thôi. 

Nhân nào thì quả đó. Về sự thanh thản trong một con người thì như Lê Quốc Quân người ta có thể nói là một con người đứng thẳng,  một con người không run sợ, không sợ hãi. Môt con người đã đấu tranh vì công lý, vì hòa bình, vì xã hội và được xem là một tinh thần yêu nước. 

Còn một con người đương chức là thứ trưởng bộ Công an nhưng như một tác phẩm của Đốp-tôi-ép-ski, vào thế kỷ 19.Tác phẩm đó có tên là Lũ người quỉ ám. Dường như ông Phạm Quí Ngọ có liên quan đến một bức màn đen tối mà dư luận đồn đại và làm cho cái chết của ông trở nên hết sức bất bình thường. Cho nên bình luận về vấn đề này, đánh giá về vấn đề này, tôi chỉ nói đến sự  liên quan một cách ngượng ngạo giữa hai số phận của hai con người có lẽ với tư cách hoàn toàn khác nhau

TQT : Nhà bình luận Phạm Chí Dũng có thể nói cụ thể hơn sự tương quan khác nhau giữa hai con người này.
PCD : Ở ngoài phiên tòa xử luật sư Lê Quốc Quân từ phiên tòa sơ thẩm tháng 10/2013  cho đên phia tòa phúc thẩm vào thang 2/2014 người ta thấy cái gì? 

Từ năm trăm đên bảy trăm, thậm chí có con sô nói hơn một ngàn người. Những người  đi vận động đòi trả tự do cho Lê Quốc Quân. 

Thực chất đó là một cuộc biểu tình của xã hội bên ngoài tòa án mặc dù được coi là  một phiên tòa tự do nhưng gần như mọi  người phải đứng bên ngoài phiên tòa và đứng khá xa tòa án và trong đám đông biểu tình đó lần này theo tôi được nghe đã có những tiếng hô không phải của một nhóm nhỏ mà của cả một số đông. Đó là tiếng hô tán thán từ “Đả đảo”. Họ dả đảo quân giết người. Họ đả đảo phiên tòa. Thậm chí còn có cả cụm từ “đả đảo đảng cộng sản” nữa. Từ đâu gây ra nỗi phẫn uất, gây ra tiếng tán thán ghê gớm như vậy từ lòng dân? Chúng ta phải tự hỏi lại và tôi nghĩ với cái chính quyên đương đại cũng phải hỏi lại vấn đề này. Tại sao lại nsinh ra những câu tán thán như vậy? 

 Những nỗi bức xúc không thể kiềm chế được phải buột ra miệng trong từ môt đảm đông như thế. Nguyên cớ nảo, nhà nước, đảng đã làm tình, làm tội như thế nào đối với dân chúng để dân chúng phải hẫn uất như thế  Đó chính là câu hỏi? 

Ngược lại trước cái chết của viên thượng tướng Phạm Quí Ngọ có rất nhiều bài báo tỏ lòng thương tiếc và ca ngợi! 

Không có bất kỳ một sự đả đảo nào cả. Nhưng trong cái chết này người ta lại nhìn thấy điều có thể nói là sự giả dối vô cùng tận rằng có những người đi đám tang nhưng dương như ở trong họ không thể che dấu được một sự hả hê,độc đia về cái chết của viên thượng tướng Phạm Quí Ngọ mà tôi cảm nhận điều đó như là một người viết văn và tôi nhìn nhận khuôn mặt những người đi đám tang, tôi cảm nhận cả một thế giới  lung linh, huyền hoại và nó rơi vào trường hợp giống như tác phẩm Lũ người quỉ ám của nhà văn Đốp-tôi-ép-ski. 

Đó chính là tình cảm dành cho một người đã ra đi. Nhưng tôi không cho đó là một thứ tình cảm chân thực. Trong khi đó đối với Lê Quốc Quân những tiếng la ngoài tòa, những tiếng hô đả đảo tôi cho là một biểu hiện tình cảm rất trung thực, rất nhân ái, rất đồng cảm với luật sư Lê Quốc Quân.

 Tôi cho là số phận của luật sư Lê Quốc Quân mặc dù bị 30 tháng tù giam so với thượng tướng Phạm Quí Ngọ chưa có một ngày tù giam nào cả, nhưng mà luật sự Quân vẫn có số phận tươi hồng và sán lạn hơn nhiều.

TQT : Chúng ta đang nói về hai vụ án. Một vụ án với âm mưu chính trị biến thành tội trốn thuế. Một vụ án một  viên tướng, một ủy viên trung ương Đảng, đang trong thời kỳ bị điều tra đi đên sự thật nhưng đột ngột từ trần. Ông thấy thế nào về sự ứng xử của  nhà cầm quyên Việt Nam đối với hai vụ án này?

PCD : Đối với vụ án Lê Quốc Quân rõ ràng nhà càm quyền Việt Nam không tút ra được một bài học nào từ lịch sử. Nói như Hê-ghen, một nhà triết học siêu hình, một tiền nhân của Các Mác thì bài học cay đắng nhất con người ta không thể rút ra được bài học cay đăng nhất của lịch sử. 

Mà bài học cay đắng nhất của lịch sử chính là con người không rút ra được bất kỳ một bài học nào của lịch sử. Và trong trường hợp này đối với luật sư Lê Quốc Quân, đối với phiên tòa xử anh Quân mới  chỉ xảy ra sau  mới chỉ hai tuần tiến  hành phiên họp kiểm điểm định kỳ phổ quát về tình hình nhân quyền của Việt Nam UPR. 

Và bất chấp tất cả các khuyến nghị và lời hứa hẹn thì phiên tòa đã không có bất kỳ sự thay đổi nào cả. Vẫn giữ nguyên một thái độ, môt  cách nhìn hết sức cực đoan cho rằng luật sư Lê Quốc Quân phạm tội trốn thuế mặc dù tất cả mọi người đều biết trốn thuế chỉ là một cái cớ mà thôi. 

Chính quyền đã không dám lên tiếng về một sự thật hiển nhiên là những người yêu nước có thể vượt qua tất cả những phiên tòa. Đó là vấn đề thứ nhất.

Còn ngược lại cái chết của viên thượng tướng Phạm Quí Ngọ lại đặc trưng cho một sắc thái chính trị nội bộ rất nổi bật trong triều chính đương đại Việt Nam vào năm 2014 này và có thể diễn biến đến năm 2015. Chúng ta để ý một chi tiết không thể kém thuyết phục là chỉ 4 ngày sau  cái chết của thượng  tướng Phạm Quí Ngọ, Ủy ban thướng vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố tạm ngừng lấy phiếu tín nhiệm vào phiên họp Quốc hội tháng Tư tới đây. Tại sao lại có một quyết định đột ngột như vậy? 

Đây là một điều khó hiểu và nó cũng bất thường không kém gì cái chết không bình thường, rất không bình thường của thượng tướng Phạm Qúi Ngọ. Cần nhắc lại rằng vào tháng 4/2013 Quốc hội Việt Nam đã lần đầu tiên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với trên 50 quan chức.

 Và điều vừa đáng ngạc nhiên và vừa không quá ngạc nhiên là những giới chức, quan chức chính phủ lại nắm được, đạt được số phiếu cao nhất liên quan đến tỉ lệ tín nhiệm thấp.  

Vào thời điểm tháng 4/2013, Quốc hội nước Cộng hào Xã hội chủ nghĩa Việt Nam lần đầu tiên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm và đó được coi là một sự kiện chưa có tiền lệ. Một sự kiện mở ra dáng hồng dân chủ nào đó cho khuôn mặt chính thể Việt Nam. Nhưng điều mà có thể nói ngạc nhiên, đáng ngạc nhiên, nhưng lại không quá đáng ngạc nhiên là gần như toàn bộ những tỉ lệ phiêu tín nhiệm thấp cao nhất lại rơi vào khối chính phủ và tạp chí tài chính nổi tiếng thế giới xếp vào 1 tróng 20 vị thống đốc có thành tích điều hành kém nhất thế giới đã nhận tới 40% tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp và sau đó là ông Nguyễn Tấn Dũng, đương kim thủ tướng chính phủ cũng nhận được trên hơn 30% tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp. 

Cả hai con người đó đều năm trong guồng máy của chinh phủ, trong guồng máy điều hành kinh tế và trong một cơ cấu mà ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nươc Cộng hòa Xã hội chủ nghia Việt am trong một bài viết mang tiêu đề là Hổ thẹn với tiền nhân vào tháng 9/2012 đã phải nói về sự kém cỏi trong công tác điều hành kinh tế – xã hội của chính phủ.

Như vậy chúng ta liên hệ lại vấn đề chỉ sau có 4 ngày diễn ra cái chết của thượng tướng Phạm Quí Ngọ đã diễn ra một sự kiện bất ngờ không kém cái chết của ông Phạm Qúi Ngọ là việc ngưng lại đột ngột cơ chế lấy phiếu tin nhiệm tại Quốc hội. Vì sao thế? Câu hỏi đặt ra là Vì sao và  Vì sao? Ở Việt Nam có rất nhiều câu hỏi đặt ra là như vậy. Điều đó dường như cho thấy cái chết của ông Phạm Quí Ngọ giống như là một điểm mốc, một điềm khởi đầu, một điểm xoay chuyển cho toàn bộ thế cục tương quan các lực lượng chính trị ở Việt Nam. Tôi cho rằng cái chết này liên quan mật thiết đên phe lới ích. 

Nếu ông Phạm Quí Ngọ bị điều tra sẽ là một tổn thất không thể bù đặp được đối với phe lợi ích. Nhưng nếu ông Phạm Quí Ngọ được ra đi một cách thanh thản như vừa rồi gần như toàn bộ các đầu mối điều tra, của các cơ quan điều tra sẽ đóng lại, sẽ khoanh lại và sẽ gần như không còn một manh mối nào để dẫn tới một vụ án lớn hơn và như dư luận gọi là siêu án. 

Như vậy tình hình sẽ diễn biến như thế nào? Người ta sẽ chứng kiến không bao lâu nữa theo lô-gich này thì những người trong phe lợi ích sẽ trở lại sân khấu với một khuôn mặt tự tin hớn. Họ sẽ không phải khép nép đứng sau cánh gà nữa mà họ sẽ bước ra sân khấu và nhìn toàn bộ cử tọa trong nhà hát Việt Nam với một con mắt trong tiếng cười ngạo nghễ. Khả năng nhiều theo tôi là như vậy. 

Và có lẽ vấn đề tạm ngưng lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội nếu như những người trong Đảng họ không biểu lộ thái độ kiên quyết hơn thì có lẽ kỳ họp Quốc hội dự kiến vào tháng Tư năm nay  cũng sẽ là một kỳ họp mà không khác gì kỳ họp cuối năm 2013 về bỏ phiếu tín nhiệm Hiên pháp sửa đổi, bổ sung. Có nghĩa là tất cả mọi người cùng cúi đầu và cùng bấm nút!

TQT : Như vậy theo tiến sĩ, nhà bình luận Phạm Chí Dũng tình hình Việt Nam hiện nay qúa u ám phải không thưa tiến sĩ?
PCD :  Hoàn toàn u ám về mặt kinh tế . Tôi không nhìn ra một sắc thái nào tươi hồng mặc dù tất cả các báo cáo của Chính phủ và của Đảng nữa đều ủng hộ về một triển vọng phục hồi kinh tế, nhưng không có một biện pháp nào phát lộ mới mẻ cả. 

Và ngay gần đây chúng ta được biết một hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s  họ đã lại phải đưa ra một lần nữa tỷ lệ nợ xấu trên tổng sản phẩm của Việt Nam lên tói 15%. Ngay sau tuyên bố này của Moody’s, Ngân hàng Nhà nước được coi là đã phản pháo và nói là xdets một cách thận trọng nợ xấu ở Việt Nam chỉ là 9% thôi.

Kinh tế quyết định chính trị. Thành thử bất kỳ sắc thái u ám nào của kinh tế cũng làm nhuốm màu đen đúa trên khuôn mặt của chính thể. Sự đen đúa đó thực chất đã bắt nguồn  từ giữa năm 2011. Lúc đó những tổ chức như Moody’s đã đặt ra vấn đề tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam là 13%. 

Trong khi đó báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ có 3% mà thôi. Và vào cuối năm 2013 báo  cáo của Ngân hàng Nhà nước về nợ xấu cũng chỉ dưng lại ở mức 4,5%, cao nhất của bộ Xây dựng công bố là 6%. 

Nhưng mà trong khi đó vào giữa năm 2013 lại bất ngờ phát lộ một con số của Ủy ban Giám sát tài  chinh quốc gia Việt Nam (Ủy ban này trực thuộc chính phủ, là một cơ quan tư vấn của Chính phủ tư vấn về tài chính và tiền tệ). 

Họ nêu ra tỷ lệ nợ xấu ở Việt Nam lên tới 35 đên 37%. Một con số khủng khiếp và gấp ít nhất 6 lân con số công bố chính thức của Ngân hàng Nhà nước. 

Nói như vậy để anh Thành và quí độc giả hình dung ở Việt Nam nó bất nhất như thế nào. Nó ngược ngạo, nó trái khoáy như thế nào. 

Không thể tưởng tượng nổi môt nền kinh tế với những số liệu hoàn toàn không có gì là minh bạch. Từ trước đến nay Ngân hàng Nhà nước Việt nam chỉ làm được một nhiệm vụ là công bố với những số liệu không có một cơ sở nào hết. Họ không nắm và không tìm ra tỷ lệ nợ xấu của từng ngân hàng như thế nào. 

Nợ xấu năm ở từng nhóm trong tổng sô 5 nhóm nợ như thế nào. 

Và như một quan chức  của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đánh giá thì bản thân Ủy ban này và Ngân hàng Nhà nước không thể năm được tình hình nợ  xấu ở từng ngân hàng là như thế nào. Và nếu không giải quyết được nợ xấu thì không thể giải quyết được vấn đề tồn đọng nợ, tài sản và lối ra cho nền kinh tế hiện nay. Đó là chưa  kê đến nợ công quốc gia trực tiếp lên đến ít nhất 95%.

Nói kinh tế là nói khuôn mặt của  chính thể. Không giải quyêt được  vấn đề kinh tế và nợ xấu thì chính thể coi chừng sẽ phải đối phó với một cuộc  khủng hoảng xã hội toàn diên. Và lúc đó tất cả mọi thứ sẽ đi đứt.

TQT : Những con số về nợ xấu ở Việt Nam là trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. mỗi nơi nói một khác. Phải chăng đây là hậu quả của sự không minh bạch hay là một lý do nào khác thưa nhà bình luận Phạm Chí Dũng?

PCD : Khái niệm minh bạch được đưa ra và nhập khẩu vào Việt Nam bỏi các tồ chức quốc tế. Dường như các tồ  chức ở Việt Nam phải miễn cưỡng chấp nhận khái niệm này. Trước đó họ không dùng từ minh bạch.. Việc nêu ra những con số trong nội bộ luôn luôn được bao biện có vi phạm những qui chế nội bộ,  những qui chế bảo mật hay không? 

Thí dụ Ngân hàng Nhà nước hay các ngành khác mỗi ngành đều có qui  chế bảo mật riêng theo 3 độ mật từ mật, tối mật và đên độ cao nhất là tuyệt mật. Thí dụ như tỷ lệ nợ xấu đã có quan chức ngân hàng  cho rằng nó nằm trong hệ tuyệt mật thành thử không thể công bô được. Đó chính là vấn đề kém minh bạch từ trong hệ thống nội bộ.

Tôi cho  còn một  do không kém quan trọng là lý do từ các nhóm lợi ích. Cách đây vài chục năm khi mà những nhóm llợi ích còn khá mờ nhạt  và nên kính tế lục đo lê thuộc vào nhóm chủ đạo được gọi là kinh tế quốc doanh thì vấn đề minh bạch được đặt ra theo lối khái niệm riêng của nhà nước Việt Nam. 

Nhưng mà về sau này khi các nhóm lợi ích tung hoành và chi phối gần như toàn bộ nền kinh tế  tôi cho rằng việc đưa những số liệu nào ra nó phụ thuộc vào có lợi hay không có lợi cho hoạt động của các nhóm lợi ích . Các nhóm lợi ích ở đây là các nhóm lợi ích đầu cơ bất động sản, chứng khoán, các nhóm lợi ích độc quyền về xăng dầu, điện nước và các nhóm lợi ích tài chính khác. 

Trong thời gian vừa qua đã có những biểu hiện những dấu hiệu và kể cả những bằng chứng cho thấy đã có những sự quan hệ chằng chịt qua tinh chất “sở hữu chéo” giữa các nhóm lợi ích với nhau hay gọi làmắt xích giữa các nhóm lợi ích và nhóm thân hữu. 

Điều này đã làm cho nền kinh tế Việt Nam kể cả nền chính trị  Việt Nam rơi vào một trậng thái bi cực chưa  từng  thấy. Và nếu không giải quyết  được trạng thái bi cực này coi chừng chân đứng của nền chính trị sẽ bị sụp đổ và sụp đổ rất nhanh chóng

TQT : Xin cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng


No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Lisa Pham Vlog -22/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link