Có
hay không “quyền lực của nhân dân”?
Cánh Cò
Theo Canhco’ blog
Cư dân
mạng Việt Nam hào hứng theo dõi diễn tiến tại Ukraine không khác gì theo dõi
giải bóng đá thế giới. Chỉ khác một điều các cầu thủ đổ mồ hôi cho chiến thắng
với chiếc cúp vô tri còn đằng này thì người dân Ukraine lại đổ máu cho nguyện
vọng chính đáng của họ mà phần thưởng là: thoát ra khỏi gọng kềm ác nghiệt của
nước Nga.
Chiều ngày hôm qua 22 tháng 2, Quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu bãi
nhiệm Tổng thống Viktor Yanukovych bằng số phiếu 387/450 với lý do ông này đã
không thi hành đúng theo như hiến pháp quy định, lạm dụng quyến lực đe dọa đến
sự toàn vẹn chủ quyền của quốc gia.
Nói một cách
khác Quốc hội đã truất phế Tổng thống Viktor Yanukovych vì đã coi thường hiến
pháp và lạm dụng quyền hành của một tổng thống để tiến tới bắt tay với Nga, từ
chối tham gia liên minh EU bất kể quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân Ukraine
.
Giống như trận
chung kết của giải bóng đá thế giới, tiền đạo Viktor Yanukovych đã bị việt vị,
rời bỏ đồng đội chạy trước trái banh khi nghĩ rằng 15 tỷ mà Nga hứa sẽ giải
quyết vấn đề sinh tử của Ukraine . Người dân đã thổi còi và đuổi ông ta ra khỏi
sân, trận đấu tiếp tục với một cầu thủ khác vào thay: Yulia Tymoshenko.
Trong khi Tổng
thống Viktor Yanukovych cố gắng tìm đường trốn khỏi đất nước thì từ nhà tù
người nữ chính trị gia xinh đẹp, nguyên Thủ tướng của Ukraine, nạn nhân của
Viktor Yakukovych với bản án 7 năm tù giam trước đây được người dân chào đón
như một ngôi sao của Ukraine .
Yulia Tymoshenko đang
tỏa sáng trở lại trên bầu khí quyển chính trị của đất nước này mặc dù không
phải ai cũng ủng hộ bà vì trong khi giữ chức thủ tướng bà cũng bị cáo buộc
nhiều vấn đề có liên quan đến khả năng điều hành đất nước.
Nhưng dù sao trong
lúc Ukraine bùng vỡ niềm tin cách mạng thì bà là gương mặt duy nhất có thể
hướng dẫn quần chúng trong một giai đoạn nhất định.
Tượng Lenin lại
tiếp tục bị kéo sập tại Khmelnitsky như thường thấy sau khi một đất nước theo
Nga sụp đổ. Biệt cung, tài sản của Viktor Yanukovych bị người dân kiểm soát, số
phận ông ta không khác gì các nhà độc tài của thế giới trong cuộc cách mạng hoa
nhài trước đây.
Trong khi nhân
dân Ukraine nhảy múa reo mừng thì nhân viên nội vụ dưới thời Yanukovych lôi
hàng đống tài liệu mật ra đốt để phi tang tránh những cáo buộc sau này khi bị
dẫn ra trước tòa, nhất là tội đồng lõa bắn vào người biểu tình hay bắt bớ trái
phép những người bất đồng chính kiến của đảng đối lập.
Trong khi tiếng
còi trọng tài báo cho khán giả biết Ukraine là nhà vô địch thì người xem Việt
Nam lại có thái độ rất khác: buồn lòng khi nhìn lại đất nước của mình.
Nhiều người hỏi
nhau: bao giờ mới tới Việt Nam?
Rồi cũng có người trả lời: đừng hỏi bao giờ khi
chính anh hay chị không đưa lên một ngón tay nào cho đất nước từ nhiều chục năm
qua thì làm sao có thể kích hoạt được một cuộc cách mạng nào cho dù nhỏ nhất?
Hỏi và trả lời
đều có nỗi đau của nó.
Công bằng mà nói
cả hai phía đều ấp ủ sự mong mỏi mong thấy một cuộc cách mạng tương tự như
Ukraine tại Hà Nội hay Sài Gòn. Cuộc cách mạng ấy đã có sẵn lý do, tuy nhiên
con người và tình thế chưa thể nảy sinh một đốm lửa làm mổi cho nó bùng nổ.
Nếu nước Nga của
Putin là nguyên nhân chính làm cho nhân dân Ukraine nổi dậy chống Tổng thống
Viktor Yanukovych thì Trung Quốc cũng là nguyên nhân không thể chối cãi khiến
nhân dân Việt Nam rồi cũng sẽ nổi lên chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cuộc đàn áp đẫm
máu của Stalin đã giết chết hàng triệu người dân Ukraine nổi dậy vì đói khi
cộng sản Nga đưa ra chính sách tịch thu lúa mì và khoai tây của người Ukraine
đã làm cho dân tộc này chìm trong đói khát. Bắt đầu từ đó, nỗi căm phẫn đã
khiến dân chúng phía Tây nước này vốn theo chủ nghĩa dân tộc đã có thâm thù
suốt ba mươi năm đối với Nga mặc dù về phía Đông nhóm người gốc Nga đã trở
thành người Ukraine sau nhiều chục năm sống và nghiễm nhiên thành công dân
Ukrain một cách bất đắc dĩ.
Phía Đông âm
thầm ủng hộ tổng thống Viktor Yanukovych tiến gần với Putin bao nhiêu thì càng
kích thích lòng căm phẫn của người phía Tây bấy nhiêu.
Giống như Việt
Nam. Nếu 90 triệu đồng bào có ký ức sâu đậm về những cuộc xâm lăng của Trung
Quốc liên tục trong hàng ngàn năm qua và được tô đậm thêm sau những cuộc chiến
như Hoàng Sa-Trường Sa và
nhất là Biên giới phía Bắc thì không ai chấp nhận một cuộc hôn nhân gượng ép,
tẻ nhạt để đất nước luôn lâm vào cảnh trên đe dưới búa mà nguồn lợi thực sự
không phải đến với quốc gia dân tộc nhưng chỉ chảy vào túi của một thiểu số cầm
quyền.
Cái thiểu số cầm
quyền Việt Nam ấy giống y khuôn đúc trường hợp của Viktor Yanukovych hiện nay.
Với lý do ổn
định để phát triển, Việt Nam tiến tới sát với Trung Quốc qua những hợp đồng ưu
tiên khai thác khoáng sản, nhập siêu khổng lồ, du nhập hàng hóa vô tội vạ bất
kể sự phá sản của doanh nghiệp nội địa vì không thể canh tranh với hàng giá rẻ
của Trung Quốc…tất cả đổi lại sự ổn định chính trị, tức cái ghế của đảng.
Nhưng Biển Đông
mới chính là điểm nóng có thể làm thành ngòi nổ cho Việt Nam. Và Biển Đông là
nỗi thèm muốn không gì có thể thay thế của Bắc Kinh, kể cả sự trung thành của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hơn ai hết Trung
Quốc nắm rất rõ tử huyệt này vì lịch sử đã nhiều lần chứng minh như thế. Trung
Quốc chần chừ chưa dứt điểm là do không muốn khuấy động dân chúng Việt Nam vốn
không phải là những cái đầu dễ nắn trong hoàn cảnh hiện nay.
Mặc dù Bắc Kinh
không hề đánh giá cao năng lực lãnh đạo Việt Nam có thể đè nén người dân một
cách hiệu quả nhưng hướng dẫn quần chúng vào quỹ đạo Trung Quốc như hiện nay
thì họ tỏ ra rất tốt cho Trung Quốc rảnh tay đối phó với các sắc dân khác như
Tây Tạng hay Tân Cương.
Cái hay của nhân
dân Việt Nam là rất giỏi đối phó với ngoại xâm bằng tầm vông vạt nhọn, bằng du
kích nắm lưng quần của giặc mà đánh hay tiêu thổ, kháng chiến trường kỳ tiêu
hao sức giặc. Tuy nhiên làm sao lấy thuyền thúng bơi ra Trường Sa đánh giặc mới
là chuyện đáng nói.
Từ câu hỏi này
có lẽ sẽ nảy sinh ra việc phải tự bảo vệ đất nước ngay từ bây giờ trước khi quá
muộn. Yêu cầu đảng cộng sản “step down” như người dân Venezuela quá chán chê
với học trò của Hugo Chavez đang dẫn dắt đất nước này vào chốn mê cung của Chủ
nghĩa xã hội không tưởng.
Đòi hỏi ấy có lẽ
khó thực hiện đối với đảng Cộng sản hiện nay nhưng mấy ai tin một đất nước được
Nga đỡ đầu như Ukraine mà Tổng thống lại phải bỏ chạy trước người dân không tấc
sắt trong tay, chỉ lấy chính vũ khí của nhà cầm quyền để chống lại họ?
Lập Quỹ Yểm trợ Kết nghĩa với Tù nhân Lương tâm Việt Nam
Nghe
(17:08)
Thêm vào
danh mục của tôi
Tải về
Embed
Điều trần về nhân
quyền Việt Nam tại Quốc hội Hoa Kỳ, 16/01/2014. Cùng ngày dân biểu Chris Van
Hollen chính thức nhận đỡ đầu tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh (ảnh giữa),
cùng hai tù nhân lương tâm Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương.
Ảnh BPSOS
Trọng
Thành
Đầu tháng 2/2014, Quỹ Yểm trợ và Kết nghĩa Với Tù nhân Lương tâm Việt Nam tại Hoa Kỳ ra mắt, với tên chính thức « Quỹ Tù nhân Lương tâm ». Nếu như trong nhiều năm gần đây, có không ít hoạt động hỗ trợ các tù nhân chính trị và những nhà tranh đấu nhân quyền Việt Nam, từ phía các định chế quốc tế, các quốc gia dân chủ phát triển, các cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại và một số nhóm trong nước, thì dường như hiếm có tổ chức nào chủ trương mang lại các hỗ trợ cụ thể đối với toàn bộ các tù nhân lương tâm tại Việt Nam.
Trong Cuộc kiểm điểm định kỳ phổ quát (Universal Periodic
Review - UPR) về nhân quyền của Việt Nam trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Genève (Thụy Sĩ) ngày 05/02, Việt Nam đã gặp nhiều chỉ trích mạnh mẽ về tình trạng nhân quyền. Nhiều quốc gia đề nghị Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm bị giam cầm khi thực thi những hành vi nhân quyền căn bản (vì bị khép vào tội danh hình sự theo các Điều 88, Điều 79, Điều 279 Luật Hình sự…). Đặc biệt đại diện Hoa Kỳ đề nghị chính quyền Việt Nam trả tự do trước hết cho bốn tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Hải (tức «Điếu Cày ») và Trần Huỳnh Duy Thức.
Nhóm làm việc của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, với đại diện ba nước Costa Rica, Kazakhstan
và Kenya, đưa ra 227 khuyến nghị để Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền, cụ thể là có các biện pháp để bảo đảm việc thực hiện các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do lập hội, chấm dứt việc truy tố những người biểu tình ôn hòa, trả tự do cho các tù nhân bị giam vì lý do chính trị và tôn giáo...
Theo một số nhà quan sát, mặc dù Việt Nam đã có một số chuyển biến theo chiều hướng tích cực trong thời gian gần đây trong lĩnh vực nhân quyền, nhưng một loạt các vụ trấn áp bắt bớ nhắm vào những người bất đồng chính kiến khiến công luận lo ngại. Đơn cử như : các vụ hành hung những người đến thăm cựu tù nhân chính trị Phạm Văn Trội (Hà Nội), vụ đàn áp hồi tháng 10/2013 những người H’Mông các tỉnh miền núi phía Bắc thuộc chi phái Tin Lành do
ông Dương Văn Mình chủ trương, hay vụ câu lưu thô bạo đối với cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển tại Đồng Tháp xẩy ra cách đây ít hôm…, chưa kể nhiều vụ đàn áp ít được truyền thông loan tải hơn.
An ninh của các tù nhân lương tâm đang bị giam giữ và những người bất đồng chính kiến trong xã hội Việt Nam nói chung cho đến nay vẫn luôn là một chủ đề gây nhiều quan ngại trong nước và trên thế giới.
Để chuyển đến quý vị các thông tin về Quỹ Tù nhân Lương tâm, ý nghĩa, mục đích và các hoạt động căn bản của Quỹ, cũng như cuộc tranh đấu nói chung vì các tù
nhân lương tâm Việt Nam nhìn từ Hoa Kỳ, RFI tiếng Việt có cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc BPSOS (cơ sở cứu trợ thuyền nhân Việt Nam trước đây). Ông Nguyễn Đình Thắng là người chủ trương Quỹ Tù nhân Lương tâm Việt Nam.
|
Xin chào Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, trước hết xin ông cho biết một đôi nét về Quỹ Tù nhân Lương tâm Việt Nam.
Chúng tôi công bố Quỹ Tù nhân Lương tâm cho Việt Nam để kêu gọi sự đóng góp, hợp tác của cộng đồng người Việt ở khắp nơi trên thế giới nhằm đẩy mạnh hơn nữa chiến dịch mà chúng tôi đã phát động vào ngày 24/07 năm ngoái, đòi tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Chiến dịch này gồm nhiều bộ phận. Quỹ Tù nhân Lương tâm cho Việt Nam chỉ là một phần của chiến dịch rộng lớn và dài hạn này.
Mục đích là đòi tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm qua ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là tự do cho một số nhỏ những trường hợp tiêu biểu, để làm mũi nhọn cho công cuộc vận động quốc tế. Giai đoạn thứ hai là đòi hỏi tự do cho tất cả các trường hợp mà quốc tế đã nắm được danh sách, mà hiện nay chúng tôi ước lượng có khoảng 150 trường hợp tù nhân lương tâm. Và giai đoạn thứ ba là tất cả các tù nhân lương tâm còn lại, mà chúng tôi ước lượng con số khá cao, nhưng quốc tế chưa phối kiểm được. Và phối kiểm đến đâu, thì đòi trả tự do đến đó. Đó là một chiến dịch rất dài hạn.
Quỹ mới được thành lập hy vọng sẽ giúp cho chúng tôi trợ giúp được từng hồ sơ một, mà (một số trường hợp) đang được can thiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chứ không riêng gì vấn đề đời sống. Ngoài đời sống ra, còn có vấn đề sức khoẻ, an nguy, vấn đề nhu cầu pháp lý. Và sau khi được tự do rồi, còn cần phải được giúp đỡ để hồi phục lại cuộc sống, cũng như tiếp tục theo đuổi sở nguyện của mình, nếu như đó vẫn là sở nguyện của người tù nhân lương tâm sau khi được tự do.
|
Vì sao trong các
chương trình đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, thì ông và các cộng sự lại chọn việc hỗ trợ các tù nhân lương tâm là việc trọng điểm ?
Theo quan điểm của chúng tôi, các tù nhân
lương tâm là đội ngũ tiên phong.
Vì họ tranh đấu cho nhân quyền của những người khác, mà hiện nay họ đang bị lâm nguy, đang bị tù đày. Thực ra Quỹ Tù nhân Lương tâm này không chỉ nhắm giúp đỡ và can thiệp những người đã đi tù, mà còn giúp đỡ, can thiệp vào bảo vệ những người có thể hoặc sắp sửa bị đi tù.
Đó là những nhà hoạt động tranh đấu cho người khác, đang đứng trước nguy cơ bị bắt bớ, và tranh đấu làm sao để họ không trở thành tù nhân lương tâm.
Các tù nhân lương tâm và những người tranh đấu có nguy cơ bị bắt là những người tiêu biểu của đội ngũ tiên phong tranh đấu cho sự thay đổi cho một Việt Nam tốt đẹp hơn trong tương lai
Thưa Tiến sĩ, chữ « tù nhân lương tâm » nhiều khi được hiểu là để chỉ riêng các tù nhân chính
trị, vậy trong cách hiểu của ông, từ này có nghĩa cụ thể là gì ?
Cụm từ « tù nhân lương tâm » thực ra do hội Ân xá Quốc tế (Amnesty International)
đưa ra để nới rộng định nghĩa về những người tranh đấu cho nhân quyền nói chung, mà bị đi tù. Bao Chẳng hạn như, những người tranh đấu không hề có mục tiêu chính trị hay mục tiêu tôn giáo. Họ tranh đấu cho « lương tâm » của mình, họ thấy có những sự bất công trong xã hội. Ví dụ rất điển hình trong nước hiện nay là có các dân oan,
những nông dân bị mất đất và có những người đã đứng lên tranh đấu cho họ. Hoặc những người tranh đấu cho các nạn nhân của nạn buôn người. Những người này hành động hoàn toàn xuất phát từ lương tâm của họ, dựa trên quan hệ giữa con người với con người, họ không có những tư tưởng, mục đích chính trị để thay đổi chế độ chẳng hạn.
Chúng tôi nới rộng định nghĩa này, để tranh đấu cho tất cả những ai tranh đấu cho quyền của người khác.
Quỹ Tù nhân Lương tâm vì Việt Nam vừa chính thức công bố thành lập. Theo Tiến sĩ, trong thời gian gần đây có những bước tiến nào trong các hoạt động vì các tù nhân lương tâm ở Việt Nam ?
Một thành quả chúng tôi nghĩ là cụ thể nhất là cả Quốc hội Hoa Kỳ, cũng như Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đồng loạt lên tiếng đòi tự do cho tất cả tù nhân lương tâm Việt Nam, xem như là một sự hưởng ứng chiến dịch mà chúng tôi đã đưa ra vào ngày 24/07 năm ngoái.
Tại buổi Kiểm điểm tổng quát định kỳ về nhân quyền Việt Nam tại Genève vừa rồi, phái bộ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc đã nêu rất rõ ba trọng tâm mà Hoa Kỳ khuyến cáo Việt Nam để cải thiện nhân quyền, trong đó một trọng tâm là đòi trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm (hai trọng tâm còn lại là tôn trọng quyền lao động và chấm dứt tra tấn).
Trong cuộc điều trần đầu năm 2014, Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos (ủy ban gồm 200 dân biểu và nghị sĩ thuộc cả hai chính đảng lớn của Mỹ, có mục đích nâng cao nhận thức về các vấn đề nhân quyền trên thế giới) cũng đã nêu lên vấn đề tù nhân lương tâm Việt Nam. Và trong một văn thư mới được gửi đến ông Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, 11 vị dân biểu rất nặng ký của Hoa Kỳ cũng lên tiếng đòi tự do cho các tù nhân lương tâm ở Việt Nam.
Chưa kể chiến dịch này còn được sự hưởng ứng của các tổ chức quốc tế mà Hoa Kỳ đứng cùng nỗ lực với chúng tôi để tranh đấu với mục đích cuối cùng là đòi tự do vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm.
Xin ông cho biết ghi nhận của ông về chính sách về tù nhân lương tâm Việt Nam của Hoa Kỳ trong thời gian sắp tới ?
Vấn đề tù nhân lương tâm đối với Quốc hội Hoa Kỳ trong nỗ lực của họ trong năm nay 2014
là đẩy mạnh đòi tự do, và làm nổi bật lên tiếng nói, công cuộc tranh đấu, thành tích của những người vì nhân quyền của người khác mà hiện bị tù đày. Hướng này rất gần với chiến dịch mà chúng tôi đưa ra hồi năm ngoái. Bởi thế có sự hợp tác rất chặt chẽ giữa chúng tôi với Uỷ hội Nhân quyền Tom Lantos. Đặc biệt là Uỷ hội này nỗ lực để từng vị dân biểu một đỡ đầu một tù nhân lương tâm trên thế giới.
Chúng tôi rất vui khi biết rằng các tù nhân lương tâm ở Việt Nam đã có khá nhiều vị dân biểu đứng ra đỡ đầu. Và chúng tôi tiếp tục vận động các dân biểu đỡ đầu các tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Việt Nam xem như là đứng đầu sổ số lượng tù nhân lương tâm trong số các quốc gia được các dân biểu đứng ra đỡ đầu. Đấy là một thành quả bước đầu rất đáng lạc quan.
Điều thứ hai là, chúng tôi cũng
kêu gọi đồng hương ở khắp nơi trên thế giới kết nghĩa mỗi người với một tù nhân lương tâm, để rồi theo dõi tình trạng của họ và báo động cho chúng tôi được biết, bất kỳ khi nào tù nhân lương tâm có nguy cơ bị đàn áp, bị bách hại, bị ngược đãi hoặc bị tra tấn trong tù, trong thời gian chúng tôi tiếp tục vận động để đòi trả tự do vô điều kiện cho họ. Bên cạnh đó là yểm trợ cho họ về tinh thần và vật thể cho thân nhân gia đình của các tù nhân lương tâm để họ tiếp tục thăm nuôi và tiếp tục tranh đấu đòi quyền tự do cho thân nhân.
|
Mục đích của chúng tôi là chứng tỏ cho chính quyền Việt Nam rằng giam giữ tù nhân lương tâm càng lâu thì càng
bất lợi. Bởi vì chính quyền Việt Nam khi bắt những người tranh đấu có hai mục đích rõ ràng, rất cụ thể. Thứ nhất là bịt miệng không cho ảnh hưởng của các nhà tranh đấu lan rộng trong nước và thứ hai là cắt giảm dần đi hàng ngũ những người tranh đấu. Bởi vì một số người phải bị đi tù và nếu không ai dám tham gia
nhập cuộc nữa thì hàng ngũ tranh đấu sẽ teo dần đi. Thì chúng tôi muốn chứng minh rằng, chủ trương này hoàn toàn phản tác dụng.
Với việc mỗi tù nhân lương tâm được sự đỡ đầu của dân biểu Hoa Kỳ, trong trường hợp thân mẫu, mẹ ruột của tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh đã được mời đến tận Hoa Kỳ để điều trần tại Quốc hội, và như vậy, tiếng nói và ảnh hưởng của mỗi tù nhân lương tâm lại càng lan rộng hơn, không những ở trong nước mà cả thế giới. Thành ra đó (chủ trương của chính quyền giam giữ các nhà tranh đấu cho nhân quyền) là điều phản tác dụng.
Điều thứ hai là cứ một nhà tranh đấu trở thành tù nhân lương tâm, thì lại có 5 người, 7 người, 10 người là thân nhân của người tù nhân lương tâm sẽ trở thành những nhà tranh đấu. Có thể họ chỉ tranh đấu cho quyền tự do của thân nhân của mình ở trong tù thôi, nhưng qua việc tranh đấu họ cũng nêu bật lên được những lý tưởng, mục tiêu tranh đấu của người đang ở trong tù. Như vậy, cứ bắt một người lại triển nở ra thêm nhiều người khác. Thành ra kế hoạch, mục đích của Nhà nước Việt Nam khi bắt người đi tù hoàn toàn phản tác dụng.
Không những vậy, nó còn có nguy hại đến triển vọng tăng trưởng quan hệ với Hoa Kỳ và các quốc gia dân chủ tự do khác. Như là cuộc thương thảo về hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện nay giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang bị khựng lại, vì quyền lao động là một trọng tâm rất lớn của Hoa Kỳ, trong lúc Việt Nam đang bắt giữ những người tranh đấu cho quyền của người lao động như cô Đỗ Thị Minh Hạnh, anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, anh Đoàn Huy Chương... Điều này khiến cho rất khó để Hoa Kỳ chấp nhận và phê chuẩn hiệp ước hợp tác xuyên Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam muốn tham gia.
Danh sách
các Tù nhân lương tâm nhận được sự yểm trợ của Dân biểu Hoa Kỳ
(tính đến
ngày 12/02/2014)
Cho đến nay
đã có bảy Tù nhân lương tâm Việt Nam được Dân Biểu (DB) Mỹ « đỡ đầu » hay yểm
trợ trực tiếp : Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ bởi DB David Price, Linh mục Nguyễn Văn
Lý bởi DB Christopher Smith, Bà Tạ Phong Tần bởi nữ Dân Biểu Sheila Jackson
Lee, Ông Nguyễn Tiến Trung bởi DB Alen Lowenthal, Cô Đỗ Thị Minh Hạnh bởi DB
Chris Van Hollen. Nữ Dân Biểu Zoe Lofgren vừa chính thức nhận yểm trợ hai
người, Ông Nguyễn Văn Lía, một tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo và Ông Trần Huỳnh Duy
Thức.
|
Xin Tiến sĩ cho biết các hoạt động của ông với phong trào vì tù nhân lương tâm Việt Nam có dựa trên những kinh nghiệm từ các phong trào đi trước ?
Một kinh nghiệm mà chúng tôi học hỏi được nơi những phong trào thành công
trước đây là một nguyên tắc mà chúng tôi nghĩ rằng phổ quát cho mọi cuộc tranh đấu mang tính chất nhân quyền và dân chủ. Đó là cần phải huy động được sự yểm trợ của quốc tế nhằm hỗ trợ và bảo vệ hoạt động trong nước. Mà muốn thực hiện được điều đó, cần phải đưa ra một chính sách, một kế hoạch đủ rộng lớn để huy động được số đông, nhưng đồng thời lại mang tính cách cụ thể giữa con người với con người, để mỗi người yểm trợ hoặc tiếp tay đều cảm thấy gắn bó với lý tưởng.
Trong vấn đề vận động cho tù nhân lương tâm, chúng tôi vận động cho tất cả, liên quan đến mọi lĩnh vực tranh đấu về nhân quyền. Điều này đủ rộng để huy động được mọi thành phần quan tâm. Có người quan tâm đến quyền lao động, thì muốn can thiệp cho những nhà tranh đấu vì quyền lao động hiện đang bị trong tù. Có người quan tâm đến dân oan, thì sẽ kết nghĩa với những người tranh đấu cho dân oan mà bị đi tù…
|
Mỗi người khi tham gia đều cảm thấy gắn bó liền lạc với người tù nhân lương tâm mà mình đứng ra kết nghĩa qua thân nhân của họ, sẽ nắm được tất cả những lý tưởng, nguyện vọng, những hoàn cảnh của người tranh đấu hiện đang ở trong tù. Như vậy, việc này hội đủ hai yếu tố, vừa đủ bao quát, đủ rộng, lại vừa gắn bó cụ thể, liền lạc nghĩa tình giữa người ở hải ngoại với người ở trong nước. Đó là những bài học chúng tôi rút ra qua những công thức thành công ở những quốc gia khác.
Thưa Tiến sĩ, sự gắn bó đó có phải là qua những thân nhân của các tù nhân lương tâm ?
Mỗi dân biểu sẽ đỡ đầu cho một tù nhân lương tâm và sẽ liên lạc thường xuyên với gia đình người đó, thường xuyên lên tiếng qua rất nhiều phương tiện khác nhau. Thứ hai, mỗi đồng hương ở hải ngoại, khi kết nghĩa với tù nhân lương tâm, sẽ làm việc chặt chẽ hàng tuần với thân nhân của người đang ở tù, để uỷ lạo, để yểm trợ tinh thần, yểm trợ vật thể, cũng như để thu lượm tất cả những thông tin về tù nhân lương tâm và báo động về chỗ chúng tôi là nơi phối hợp. Và chúng tôi sẽ có các biện pháp can thiệp cấp thời, nếu như xẩy ra bất kỳ một nguy cơ nào ảnh hưởng đến tù nhân lương tâm.
Trước mắt, phong trào vì tù nhân
lương tâm ở Việt Nam sẽ có những hoạt động nào là chính ?
Cuối tháng 3 tới đây, sẽ có ngày vận động thường niên cho Việt Nam. Hàng năm, vào ngày
này, hàng trăm, hàng ngàn người từ khắp các tiểu bang Hoa Kỳ, và lần này cả từ các quốc gia khác như Canada, Đức… sẽ đổ về Hoa Thịnh Đốn để cùng đi vận động. Một trong những mục tiêu của cuộc vận động lần này là mỗi phái đoàn sẽ cầm một hồ sơ tù nhân lương tâm để đi gõ cửa vận động thật đông đảo các dân biểu và thượng nghị sĩ đỡ đầu mỗi người một tù nhân lương tâm. Qua cuộc vận động này, chúng tôi tin tưởng rằng sẽ có nhiều vị đồng ý đỡ đầu ngay hoặc ít ra họ cũng hiểu được hoàn cảnh ở Việt Nam có cả trăm tù nhân lương tâm và có thể nhiều hơn nữa.
Tiến sĩ nhìn nhận như thế nào về thái độ của chính quyền Việt Nam đối với vấn đề tù nhân lương tâm và giới tranh đấu vì lương tâm, tức là cho dân chủ, nhân quyền ?
Chúng tôi tin rằng chính quyền Việt Nam đã nghe một cách rất rõ rệt thông điệp từ phía chính phủ Hoa Kỳ. Đặc biệt trong chuyến đến Hoa Thịnh Đốn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, chính những giới chức cao cấp nhất trong hành pháp Hoa Kỳ,
cũng như những thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ đã nói thẳng thừng với ông Trương Tấn Sang rằng Hoa Kỳ muốn thấy các tù nhân lương tâm được trả tự do.
Hoa Kỳ cũng có một danh sách, ngắn thôi, không phải là đầy đủ, gồm những tù nhân lương tâm tiêu biểu, mà đi đâu trong bất kỳ buổi họp nào họ cũng đều nhắc đến. Đặc biệt là trong các cuộc thương thảo về mậu dịch, từ trước đến nay Hoa Kỳ chỉ lo khía cạnh thuần tuý về mậu dịch thôi, nhưng từ cuối năm ngoái, chính văn
phòng đại diện mậu dịch của Hoa Kỳ cũng đã bắt đầu nêu những trường hợp tù nhân lương tâm.
Điều này cho thấy chính sách của Hoa Kỳ trong thời gian gần đây đã có một sự nhất quán với nhau về mọi phía, từ bên bộ Ngoại giao, từ văn phòng đại diện Mậu dịch, từ bên Quốc hội Hoa Kỳ, để đặt vấn đề tù nhân lương tâm với Việt Nam. Và như vậy tôi tin rằng Việt Nam sẽ phải suy đi, tính lại về hai việc.
Thứ nhất là có tiếp tục giữ những tù nhân hiện nay đang trong nhà tù
hay không
? Nếu như vậy sẽ tiếp tục bị phản tác dụng và bị bất lợi trong việc phát triển quan hệ với Hoa Kỳ và thế giới tự do. Và thứ hai là, trước khi họ bắt thêm một người tù nữa để có thêm một tù nhân lương tâm, thì họ phải suy đi tính lại lẽ thiệt hơn. Và khi họ thấy lợi bất cập hại, thì tôi tin rằng họ sẽ phải trùng tay và suy tính kỹ lưỡng. Chứ không thể nào bắt hàng loạt những người tranh đấu như trước đây. Đó là hai điều mà tôi tin rằng phía Việt Nam đã hiểu được và sẽ tiếp tục được nhắc nhở bởi chính phủ Hoa Kỳ, như là tại cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát tại Genève vừa rồi và trong nhiều cơ hội khác nữa, từ giờ cho đến cuối năm nay.
Xin được cảm ơn Tiến sĩ về cuộc phỏng vấn hôm nay, trước khi chia tay với thính giả, ông có chia sẻ điều gì thêm ?
Nhân cơ hội này, tôi muốn kêu gọi người Việt ở khắp nơi, không riêng ở Hoa Kỳ tham gia vào chiến dịch đòi tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm Việt Nam. Mỗi người có thể góp một bàn tay bằng cách nhận kết nghĩa với một tù nhân lương tâm (Quý vị có thể tham khảo bài viết về5 lĩnh vực
tù nhân lương tâm cần trợ giúp). Xin
liên lạc với chúng tôi, bởi chúng tôi có danh sách
các tù nhân lương tâm để chúng tôi có thể phân bổ, để không bị trùng lên nhau, và để mọi tù nhân lương tâm đều được sự quan tâm đồng đều của các đồng hương ở hải ngoại. Chúng tôi trân trọng cảm ơn.
Một lần nữa chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng đã dành thời gian cho cuộc nói chuyện với RFI về đề tài Quỹ Tù nhân Lương tâm với cuộc đấu tranh vì nhân quyền dân chủ cho Việt Nam.
Xin cảm ơn và xin gửi lời chào đến tất cả quý thính giả thân mến.
Quý vị quan tâm hơn về đề tài này có thể truy cập địa chỉ trang nhà của BPSOS :
http://machsong.org/
Các tin bài liên
quan
Uẩn
khúc đằng sau vụ câu lưu Nguyễn Bắc Truyển
Cựu
tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển được trả tự do sau một ngày bị câu lưu LS Lê Quốc
Quân lại tuyệt thực trong tù Liên Hiệp
Quốc đưa ra 227 khuyến nghị về nhân quyền cho Việt Nam
Kiểm
điểm định kỳ về tình hình nhân quyền Việt Nam
HRW : Cần
gây áp lực để Việt Nam tôn trọng các cam kết nhân quyền Human Rights Watch : Tình hình nhân quyền Việt Nam 2013 xấu đi
Việt
Nam : Các nhà hoạt
động xã hội đi thăm cựu tù nhân lương tâm bị câu lưu (Diễn đàn Xã hội Dân sự và "Hội bầu bí tương thân" thăm ông Phạm Văn Trội)
Gia đình các tù nhân lương tâm vận
động các đại sứ quán tại Hà Nội
Các nhóm nhân quyền
ở Việt Nam vận động sứ quán phương Tây
Việt
Nam 2013 : Phong trào đấu
tranh nhân quyền bắt
đầu lan rộng
Nhà giáo Đinh Đăng Định
bị đưa về tù, khi đang điều trị ung thư Nạn
"Nô lệ" tại Việt Nam
Vì sao đạo Dương
Văn Mình của người H’Mông bị đàn áp?
Quốc
khánh Việt Nam : Các tù nhân chính trị nổi tiếng chưa được đặc xá Vận
động chính giới Hoa Kỳ về nhân quyền ở Việt Nam
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment