Tín đồ PGHH tại Đồng Tháp tiếp tục bị sách nhiễu
An Nhiên, thông tín viên RFA
2014-02-20
2014-02-20
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Chi Bùi thị Minh Hằng và bà con Phật Giáo Hoà Hảo trước khi bị công an đánh và bắt
Courtesy binhtrung.org
Các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đang cư ngụ tại huyện Lấp Vò - Đồng Tháp liên tục bị sách nhiễu, đe dọa sau khi Blogger Bùi Thị Minh Hằng, Chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh bị bắt giam một cách tùy tiện cách đây 9 ngày tại đây.
Hành hung không lý do
Sự việc bắt đầu diễn ra vào ngày 11 tháng 2 vừa qua, khi gia đình Ông Nguyễn Bắc Truyển được anh em đồng đạo và một số thân hữu từ Sài Gòn về Lấp Vò, Đồng Tháp (nơi vợ chồng ông đang cư trú) để thăm gia đình ông. Nhưng họ đã bị công an chặn xe hành hung bắt giữ 21 người mà không cho biết lý do cũng như không có lệnh bắt giữ người theo đúng luật pháp Viêt Nam. Sau đó Công An tỉnh Đồng Tháp, xã An Bình, huyện Cao Lãnh đã lần lượt thả hết 18 người và vẫn còn giữ lại ba người cho đến ngày hôm nay.
Ông Nguyễn Văn Hoa – một tín đồ Phât Giáo Hòa Hảo - đang cư ngụ tại xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp kể lại lúc mọi người bị công an giả danh côn đồ tấn công trên đường đi:
Công an tấn công hai nhà, đàn áp hai nhà là nhà ông Tô Văn Mãnh và cô Bùi Thị Thúy con gái ông Bùi Văn Trung, gần đây là bị đánh rất nhiều lần.
-Ông Nguyễn Văn Hoa
-Ông Nguyễn Văn Hoa
“Đi đến thăm gia đình vợ chồng Bắc Truyển trên đường đi đó, họ đóng chốt giao thông trên đường đi, tập kích giả danh côn đồ, khi mà công an kêu dừng lại 11 chiếc xe, chưa kịp thắng xe lại, họ dùng tầm vông, cây vuông, ba trắc, dùi cui, đập thí vào người, có người xỉu lên, xỉu xuống, họ tấn công chúng tôi có quan hệ với gia đình Bắc Truyển.”
Ông tiếp tục cho chúng tôi biết sau ngày bị đánh đó, công an luôn sách nhiễu các gia đình phật giáo Hòa Hảo:
“Công an tấn công hai nhà, đàn áp hai nhà là nhà ông Tô Văn Mãnh và cô Bùi Thị Thúy con gái ông Bùi Văn Trung, gần đây là bị đánh rất nhiều lần, họ chặn đường đánh nhiều lắm.”
Riêng về bản thân Ông và gia đình thì bị chặn đường, đe dọa bắt giam, công an kéo đến nhà Ông rất đông gây áp lực buộc Ông phải lên công an xã làm việc, nhưng Ông kiên quyết từ chối và cho biết:
“Lại bao vây nhà tôi, vì tôi liên quan đến Bắc Truyển để làm việc, tôi là người biết luật, hiểu luật tôi từ chối, hôm nay họ kéo quân lực lượng đông lắm sẽ thông báo bắt tôi, họ tràn vào bên trong công an rất đông, đến hai lần, lần nhất 9 giờ sáng, lần hai 10 giờ sáng.”
Ông Hoa nói tiếp, nếu ông đến công an xã làm việc có thể bị đánh đập, bị nguy hại đến tánh mạng:
“Họ dùng chiêu thức này để đưa tôi đến đó có thể họ đánh tôi, bởi vì tôi thấy gần đây đó họ đánh rất nhiều đồng đạo của chúng tôi, từ chỗ đó tôi không đi. Nhà tôi với nhà con tôi cách nhau khoảng bốn chục mét, con tôi ở ngoài lộ, tôi ở trong vườn, cháu ngoại tôi ở trong này với tôi, ngủ ở đây, sáng tôi đưa đi học. Tụi nó lên kế hoạch là nó chặn đường - công an giả danh côn đồ đó - kêu là để tôi đứa cháu tôi đi học nó sẽ đánh và xô tôi xuống sông, nhưng mà nó thấy cháu tôi ngồi trên xe đánh vậy rơi xuống sông thì chết người đi, thành thử ra kế hoạch đó không thực hiện được. Bà con nghe được nó bàn kế hoạch là ngày dó nó sẽ thanh toán tôi bất cứ hình thức nào, mạng sống của tôi hiện nay bị đe dọa dữ lắm.”
Từ hôm chồng tôi bị bắt đến nay thì nhà tôi lúc nào cũng bị sách nhiễu, ban đêm thì họ ném đá lên mái nhà, rồi làm những tiếng động nghe rất là lớn và ồn.
-Bà Bùi Thị Kim Phượng
-Bà Bùi Thị Kim Phượng
Bà Bùi Thị Kim Phượng vợ sắp cưới của cựu Tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển cho biết từ ngày Ông Nguyễn Bắc Truyển bị bắt đến nay bản thân Bà luôn bị sách nhiễu, theo dõi và có người cố tình muốn gây thương tích cho Bà, thậm chí cấm đóan bạn bè đến thăm:
“Từ hôm chồng tôi bị bắt đến nay thì nhà tôi lúc nào cũng bị sách nhiễu, ban đêm thì họ ném đá lên mái nhà, rồi làm những tiếng động nghe rất là lớn và ồn, làm cho gia đình tôi không có nghỉ được. Bên ngoài thì lúc nào cũng mười mấy hai mươi người, che dù đóng chốt trước cửa nhà tôi, bắt ghế ngoài lộ, xéo cửa thì có xe 16 chỗ lúc nào cũng sẵn sàng bắt người. Các nẻo đường nhà đằng sau thì lúc nào cũng có nhiều chốt đóng để ngăn chặn mọi người không có vào để thăm gia đình tôi được.”
Sáng nay ngày 20/02/2014, thời gian đã 9 ngày bị giam, Con trai Bà Bùi Thị Minh Hằng là Trần Bùi Trung đi Đồng Tháp để mong được gặp lại Mẹ cho chúng tôi biết:
“Đơn khiếu nại gửi cho Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Công an Tỉnh Đồng Tháp, Công an huyện Lấp Vò - Đồng Tháp, Công an huyện Đồng Tháp. Hôm nay đủ chín ngày trong luật tạm giam. Hôm trước có xuống đòi quyền thăm nuôi nhưng chúng nó không cho, bây giờ là con lên chuẩn bị săp xếp đồ đạc con xuống dưới Đồng Tháp để yêu cầu chúng nó đưa cho con cái lệnh tạm giam, tại vì hôm nay là đủ chín ngày rồi chúng nó thả mẹ con ra.”
Một số tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo cho biết, hiên nay số lượng Phật tử PGHH có khoảng trên 2 triệu khắp ở Việt Nam, đa số tín đồ tập trung ở Miền Tây Nam Bộ, nhiều tín đồ PGHH chân tu tại Miền Tây đã bị hành hung, giam cầm, đe doạ thường xuyên chỉ vì Đức Tin Tôn Giáo và quyết không theo Giáo Hội PGHH mà do chính quyền Việt Nam lập ra.
Chính quyền Việt Nam luôn nói với dư luận quốc tế là nhà nước Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Tuy nhiên việc tiếp tục tấn công vào tín đồ PGHH tại các tỉnh Miền Tây cho thấy hành động của chính quyền địa phương đi ngược lại với những gì mà chính quyền trung ương đã nói.
Công an Đồng Tháp "dàn dựng" vụ án để khởi tố bà Bùi Hằng và 2 người khác
Bà Bùi Thị Minh Hằng trong một cuộc biểu tình (DR)
Trọng Thành
Hôm qua, 21/02/2014, sau 10 ngày bị tạm giữ, có tin bà Bùi Thị Minh Hằng, cùng hai người có mặt trong chuyến thăm gia đình cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển, bị công an tỉnh Đồng Tháp, ra quyết định khởi tố. Trả lời RFI hôm nay, ông Nguyễn Bắc Truyển (Sài Gòn) cho biết cụ thể sự việc.
Ngày 11/02/2014, bà Bùi Thị Minh Hằng (còn được gọi là "Bùi Hằng") cùng 20 người khác tới thăm gia đình bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ ông Nguyễn Bắc Truyển tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Trên đường đi, theo lời kể của ông Nguyễn Bắc Truyển và đơn khiếu nại của gia đình bà Bùi Thị Minh Hằng, hàng trăm công an, trong đó có nhiều người mặc thường phục bất ngờ hành hung thô bạo và bắt giữ toàn bộ 21 người trong đoàn.
24 giờ sau, 18 người được trả tự do, còn lại ba người, bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh bị giam giữ cho đến nay. Nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển cũng cho biết bà Bùi Thị Minh Hằng và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh tuyệt thực kể từ khi bị bắt. Hiện tại, theo ông Nguyễn Bắc Truyển, gia đình ba người bị công an Đồng Tháp câu lưu đã liên lạc với các luật sự để được hỗ trợ.
Theo một lá đơn khiếu nại của gia đình vừa được công bố trên mạng, cơ quan cảnh sát điều tra huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) khởi tố bà Bùi Thị Minh Hằng theo điều 254 Bộ luật hình sự, vì tội « tụ tập đông người trên đường gây cản trở giao thông ». Chúng tôi đã liên lạc với anh Trần Bùi Trung, con trai bà Bùi Thị Minh Hằng, nhưng không gặp được.
|
RFI : Thưa ông, hiện tại ở tỉnh Đồng Tháp, có vụ bà Bùi Thị Thu Hằng cùng hai người khác bị công an câu lưu và có tin là họ sắp bị khởi tố. Xin ông cho công chúng biết đầu đuôi câu chuyện này.
Ông Nguyễn Bắc Truyển : Ngày 09/02, tôi bị một lực lượng hàng trăm công an xông vào nhà của vợ tôi ở ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Họ đập phá hai cánh cửa và tràn vào nhà bắt tôi. Và tôi cũng đã bị 10 công an đánh ở sân trước nhà mình. Khi họ chuyển giải tôi tới Sài Gòn, thì tôi mới biết được là họ bắt tôi vì có người kiện tôi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đúng 24 giờ sau, thì họ thả ra. Sau đó, tôi đi tìm hiểu, thì tôi thấy sự việc này đã được dàn dựng.
Sau đó, ngày 10/02, khi nghe tôi bị bắt thì mấy anh em ở Sài Gòn và một số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tập trung về Quang Minh Tự, ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, để chuẩn bị xuống nhà thăm vợ tôi, vì trải qua một sự cố như vậy, vợ tôi và người chị ở nhà rất lo lắng. Khi họ nghe tôi được thả, thì họ quyết định sẽ xuống Đồng Tháp, lúc ấy tôi đang ở Sài Gòn.
Trên đường đi, họ lọt vào ổ phục kích của công an Lấp Vò, đã giăng sẵn, với hàng trăm công an, với gậy gộc dùi cui. Và khi 21 người đó tới cầu Nông Trại thuộc xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò, thì đã bị đoàn của công an chặn lại. Sau đó, (công an) bắt đầu đánh ngay tức khắc, không có một khuyến cáo gì hết. Khi những người trong đoàn bị công an dừng lại, thì những người ở hai bên đường, là công an mặc thường phục cầm gậy gộc lao ra đánh thẳng vào đoàn người như vậy. Rất nhiều người đã bị ngất ngay tại chỗ. Có những hình ảnh minh họa.
Họ bắt 21 người lên xe, áp giải về trụ sở công an huyện Lấp Vò, thẩm vấn 24 tiếng. Sau 24 tiếng, họ thả 18 người và giữ lại ba người : chị Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh. Chúng ta ai cũng biết chị Bùi Thị Minh Hằng, còn cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh cũng là một nhà hoạt động dân chủ nhân quyền trong quốc nội. Còn anh Nguyễn Văn Minh là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, con rể của tù nhân lương tâm Bùi Văn Trung, cũng là anh rể của tù nhân lương tâm Bùi Văn Thâm, ở dưới An Phú, tỉnh An Giang.
Sau đó họ tạm giữ ba người tới ngày hôm qua. Khi Trung (anh Trần Bùi Trung), con trai chị Bùi Hằng, tới công an huyện Lấp Vò để hỏi về tình trạng giam giữ mẹ mình đã quá thời hạn tạm giữ, thì họ thông báo vụ án đã được khởi tố, và các văn bản liên quan đến việc khởi tố sẽ được gởi về cho gia đình tại địa phương.
RFI : Thưa ông, về việc khởi tố vụ án liên quan đến ba vị nói trên, ông có thêm chi tiết gì nữa không ạ ?
Ông Nguyễn Bắc Truyển : Vụ việc này, chúng ta thấy rõ ràng những người này đang đi lại bình thường trên đường, bị chặn lại, sau đó bị đánh, bị tước đoạt tài sản của mình, bị áp giải về công an để thẩm vấn. Còn bây giờ công an lại lật ngược lại là những người này bị khởi tố, vì gây rối trật tự công cộng, mà hành vi là cản trở giao thông, theo điều 245 bộ luật Hình sự, ở điểm C, khoản 2. Thì chúng tôi thực sự thấy rất là vô lý. Mười tám người được thả ra đã sẵn sàng làm nhân chứng cho phiên tòa này.
Hiện nay thì các luật sư cũng đã tham gia vào vụ việc này. Chúng tôi mời một số luật sư ở Hà Nội và ở tại Sài Gòn để bảo vệ quyền lợi pháp lý cho ba người bị bắt.
RFI : Xin ông cho biết thêm về việc khởi tố, vì có chỗ nói là có văn bản chính thức, có chỗ thì thấy là chưa.
Ông Nguyễn Bắc Truyển : Ngày hôm qua, công an nói không có văn bản, nói miệng với cháu Trung, cũng như vợ của anh Minh, là cô Thúy. Là vụ án sẽ được khởi tố, và các văn bản như lệnh tạm giam, rồi quyết định khởi tố sẽ được chuyển về địa phương, nơi người bị bắt cư ngụ. Cháu Trung đã về nhà ở tại Vũng Tàu để chờ giấy tờ gởi về, tôi vẫn chưa nghe cháu Trung nói đã nhận được văn bản đó.
Tuy nhiên, có chi tiết mà chúng ta cần lưu ý, là gia đình cô Thúy Quỳnh đã vào trong thăm được cô Thúy Quỳnh và biết được cô đã tuyệt thực 10 ngày nay, và thông tin còn cho biết là nếu cô Thúy Quỳnh đồng ý buộc tội chị Hằng, theo hướng chị Hằng là người cầm đầu của việc tổ chức gây rối, thì cô Thúy Quỳnh có thể được thả ngay vào ngày hôm qua. Nhưng cô Thúy Quỳnh đã từ chối, và vẫn giữ thái độ bất hợp tác với công an và từ chối khai bất lợi cho chị Hằng. Đó là thông tin tôi vừa nhận được.
Còn đối với anh Nguyễn Văn Minh thì cũng giống như chị Bùi Thị Minh Hằng là gia đình cũng chưa được gặp mặt và công an cũng chỉ nói miệng là sẽ khởi tố và sẽ chuyển lệnh tạm giam cũng như quyết định khởi tố về cho địa phương.
RFI : Còn về phía luật sư, xin ông cho biết thêm.
Ông Nguyễn Bắc Truyển : Cháu Quỳnh Anh (chị Đặng Thị Quỳnh Anh), con của chị Bùi Thị Minh Hằng đã làm đơn yêu cầu luật sư tham gia vụ án bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mẹ của mình. Ngoài ra còn ba luật sư trong Sài Gòn. Chúng tôi đang làm việc, để có được sự trả lời chính thức.
RFI : Xin ông cho biết thêm về bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh.
Ông Nguyễn Bắc Truyển : Cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh vào năm 2010 có tham gia phong trào biểu tình ở Sài Gòn để chống hành động xâm lấn, gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông. Cô cũng là người hoạt động dân chủ, nhân quyền ở quốc nội. Thực tế mà nói, tôi không được biết cô Thúy Quỳnh nhiều, nhưng một số bạn bè của cô nói lại với tôi như vậy. Vì tôi cũng đang lập hồ sơ về ba người bị bắt để gửi cho các tổ chức nhân quyền.
Gia đình cô Thúy Quỳnh hôm qua có đi xuống trại giam An Bình, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, để thăm cô Thúy Quỳnh, thì được trại giam cho phép gặp mặt. Trong khi Trung, con chị Hằng, Thúy, vợ anh Minh không được gặp mặt. Và gia đình cho biết cô Thúy Quỳnh đang tuyệt thực đến ngày thứ 11, cùng lúc với chị Bùi Thị Minh Hằng. Chúng tôi cũng nhờ những người bạn tiếp cận với gia đình, thì gia đình cũng đồng ý mời luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho cô Thúy Quỳnh.
RFI : Thưa ông, còn về ông Nguyễn Văn Minh, thì phản ứng của cộng đồng tại địa phương thế nào ?
Ông Nguyễn Bắc Truyển : Đối với tín đồ Phật giáo Hòa Hảo nói riêng và người dân làng xóm ở xung quanh nhà ông Minh hết sức bất ngờ, vì anh Minh là người rất hiền, một người tu theo Phật giáo Hòa Hảo, gia đình bên vợ của anh Minh có một đạo tràng tại huyện An Phú, tỉnh An Giang. Gia đình tu hiền. Thành ra việc công an nói anh ấy gây cản trở, rồi đánh công an. Có một chi tiết rất thú vị. Khi họ mời chị vợ của anh Minh, chị Bùi Thị Kim Anh, lên đồn công an xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, thì Thượng tá Huỳnh Văn Thạnh, phó trưởng Công an huyện nói rằng : cái đoàn người đó đánh công an trước, tấn công công an trước, công an không thể đánh lại, thì người dân ở hai bên đường mới nhảy vào đánh phụ công an.
Chúng ta thấy rất là vô lý. Đoàn người có 7 người phụ nữ, 14 người nam giới, thì làm sao tấn công được cả vài trăm công an như vậy. Khi thông tin đó được chuyển tới tôi, thì tôi phân tích, đó là sự bịa đặt, vu khống mà thôi. Họ muốn xây dựng một vụ án để bắt các nhà đấu tranh, như chị Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, hay đàn áp anh Nguyễn Văn Minh, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở miền Tây, bằng một vụ án mà họ cho là gây rối trật tự công cộng. Trong số những người theo Phật giáo Hòa Hảo, có rất nhiều người, có thể nói là đa số bị quy kết vào tội gây rối trật tự công cộng.
Mười tám người bị bắt rồi được thả trong vụ việc này, đã có lời tuyên bố trên cộng đồng mạng là họ phản đối việc công an huyện Lấp Vò đánh người đang lưu thông trên đường, rồi thẩm vấn, bắt giam người. Đã có một kháng thư như vậy trên mạng. Và một số anh chị em đã được các luật sư tiếp cận để lấy lời khai ban đầu. Họ nói là sẵn sàng ra trước tòa làm chứng cho ba người bị bắt là không có hành vi nào gây rối, như tấn công công an, hay cản trở giao thông hết…
Tôi mong rằng, đồng bào chúng ta hãy quan tâm đến vụ án này, vì đây không phải là một vụ án hình sự, mà nó đã được chính trị hóa, nó có liên quan đến động cơ chính trị, khi khởi tố bắt giam những người hoạt động dân chủ, nhân quyền.
Mong rằng bà con chúng ta ở Pháp, ở khắp nơi trên thế giới hãy quan tâm đến vụ án này và ủng hộ những nhà đấu tranh trong nước chống lại sự đàn áp của nhà cầm quyền.
RFI xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Bắc Truyển.
Các tin bài liên quan
Hai người giúp dân oan bị công an Hà Nội bắt và đánh đập (Bà Bùi Hằng trả lời RFI)
Hà Nội trả tự do cho blogger Lê Anh Hùng sau 10 ngày giam giữ trong trại tâm thần (Bà Bùi Hằng trả lời RFI)
Ân xá Quốc tế sang Việt Nam đối thoại nhân quyền
Tin liên hệ
- Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
- Australia tán thành Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Đông
- TQ cảnh báo Ấn Ðộ chớ thăm dò dầu khí với VN ở Biển Đông
- Quốc tế bất bình về việc Việt Nam y án luật sư Lê Quốc Quân
- Bộ trưởng Văn hóa VN khước từ thỉnh nguyện thư của RSF
- Hà Nội: Biểu tình chống TQ nhân kỷ niệm chiến tranh biên giới
- Trò chuyện với tác giả ‘Còn cái lai quần cũng cạp’
CỠ CHỮ
21.02.2014
Đại diện tổ chức Ân xá Quốc tế trong tuần này sang Việt Nam để trao đổi về nhân quyền tiếp nối chuyến thăm của Phó Giám đốc Văn phòng Ân xá Quốc tế tại Hoa Kỳ hồi tháng 3 năm ngoái.
Thông cáo báo chí của Ân xá Quốc tế công bố ngày 20/2 cho biết trong 3 ngày làm việc tại Hà Nội, phái đoàn 4 người đã gặp gỡ các giới chức cao cấp của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, các đại biểu quốc hội, chuyên gia từ các viện nghiên cứu, đại diện các tổ chức phi chính phủ, và các nhà ngoại giao nước ngoài.
Trưởng phái đoàn, bà Isabelle Arradon, Phó Giám đốc Chương trình Châu Á-Thái Bình Dương thuộc Ân xá Quốc tế, bày tỏ vui mừng về chuyến đi và cho biết phái đoàn đã có các cuộc trao đổi thẳng thắn, cởi mở về các mối quan tâm nhân quyền với phía Việt Nam.
Bà Arradon nói đây là một bước tích cực và Ân xá Quốc tế mong đợi sẽ có thêm những sự giao tiếp xây dựng với chính phủ Việt Nam.
Các cuộc trao đổi trong chuyến thăm lần này xoay quanh quyền tự do bày tỏ quan điểm, các chính sách về nhân quyền, án tử hình, quyền của người dân tộc thiểu số, nữ quyền, vấn đề lao động di cư và buôn người.
Ân xá Quốc tế nói tất cả những tù nhân lương tâm, những người bị giam cầm chỉ vì bày tỏ quan điểm ôn hòa, phải được phóng thích.
Chuyến thăm diễn ra giữa bối cảnh Việt Nam vừa hoãn thi hành án 1 năm cho nhà bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối và y án 30 tháng tù về tội danh ‘trốn thuế’ đối với luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân.
Bà Arradon nhấn mạnh Việt Nam đang tìm kiếm cơ hội củng cố vai trò trong khu vực và trên thế giới, nhưng tham vọng đó phải đi cùng với trách nhiệm tôn trọng, thăng tiến, và bảo vệ nhân quyền.
Ân xá Quốc tế cho hay Hà Nội đã mời họ thực hiện những chuyến thăm kế tiếp. Ân xá Quốc tế dự kiến trong các chuyến thăm sắp tới, họ sẽ trao đổi các sáng kiến về giáo dục nhân quyền, đi tới các khu vực khác ngoài thủ đô Hà Nội, và gặp gỡ với các bên liên quan bao gồm xã hội dân sự.
Việt Nam vừa trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc năm nay và báo cáo nhân quyền tại buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát UPR ở Liên hiệp quốc hồi đầu tháng này.
Nguồn: Amnesty International Press release
Thông cáo báo chí của Ân xá Quốc tế công bố ngày 20/2 cho biết trong 3 ngày làm việc tại Hà Nội, phái đoàn 4 người đã gặp gỡ các giới chức cao cấp của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam, các đại biểu quốc hội, chuyên gia từ các viện nghiên cứu, đại diện các tổ chức phi chính phủ, và các nhà ngoại giao nước ngoài.
Trưởng phái đoàn, bà Isabelle Arradon, Phó Giám đốc Chương trình Châu Á-Thái Bình Dương thuộc Ân xá Quốc tế, bày tỏ vui mừng về chuyến đi và cho biết phái đoàn đã có các cuộc trao đổi thẳng thắn, cởi mở về các mối quan tâm nhân quyền với phía Việt Nam.
Bà Arradon nói đây là một bước tích cực và Ân xá Quốc tế mong đợi sẽ có thêm những sự giao tiếp xây dựng với chính phủ Việt Nam.
Các cuộc trao đổi trong chuyến thăm lần này xoay quanh quyền tự do bày tỏ quan điểm, các chính sách về nhân quyền, án tử hình, quyền của người dân tộc thiểu số, nữ quyền, vấn đề lao động di cư và buôn người.
Ân xá Quốc tế nói tất cả những tù nhân lương tâm, những người bị giam cầm chỉ vì bày tỏ quan điểm ôn hòa, phải được phóng thích.
Chuyến thăm diễn ra giữa bối cảnh Việt Nam vừa hoãn thi hành án 1 năm cho nhà bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối và y án 30 tháng tù về tội danh ‘trốn thuế’ đối với luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân.
Bà Arradon nhấn mạnh Việt Nam đang tìm kiếm cơ hội củng cố vai trò trong khu vực và trên thế giới, nhưng tham vọng đó phải đi cùng với trách nhiệm tôn trọng, thăng tiến, và bảo vệ nhân quyền.
Ân xá Quốc tế cho hay Hà Nội đã mời họ thực hiện những chuyến thăm kế tiếp. Ân xá Quốc tế dự kiến trong các chuyến thăm sắp tới, họ sẽ trao đổi các sáng kiến về giáo dục nhân quyền, đi tới các khu vực khác ngoài thủ đô Hà Nội, và gặp gỡ với các bên liên quan bao gồm xã hội dân sự.
Việt Nam vừa trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc năm nay và báo cáo nhân quyền tại buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát UPR ở Liên hiệp quốc hồi đầu tháng này.
Nguồn: Amnesty International Press release
Gia đình Nguyễn Tấn Dũng là điển hình của chế độ con vua thì lại làm vua tại VN hôm nay.
”HCM và Đcs thật ra chã yêu nước, yêu dân gì. Họ chỉ lợi dụng lòng yêu nước của dân, cướp chánh quyền gây chiến giết dân, ăn cướp nhằm phục vụ cho bản thân, gia đình, dòng tộc và thành phần cao cấp trong đảng. Chế độ cs khủng khiếp triệu lần thực dân và phong kiến. Bỡi chúng giết người, cướp của và truyên ngôi vị chức quyền, tài sản đã cướp được cho con cháu theo kiểu cha truyền con nối, đã đưa xã hội đến chỗ vô đạo, đất nước đến chỗ nghèo đói, và hiểm họa Bắc thuộc lần thứ tư là điều không tránh khỏi.”
1) Con của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2006 - )
Chúng tôi bắt đầu với người có nhiều quyền lực, gian xảo và tham nhũng nhất nước hiện nay là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Lý lịch của Nguyễn Tấn Dũng thật mù mờ. Trên trang mạng của Nguyễn Tấn Dũng ghi là sinh năm 1949 tại Cà Mau, nhưng ngôi nhà tự nguy nga của Dũng thì ở Rạch Giá. Ông Hoàng Dũng, một cán bộ Văn phòng Trung ương đảng đã làm việc với nhiều ủy viên cao cấp trong đảng, đã tiết lộ nhiều bí mật về đời tư của nhiều người lãnh đạo. Về Nguyễn Tấn Dũng, ông viết: «Theo cụ Nguyễn văn Linh, Tổng Bí Thư, thì trong thời gian Nguyễn Chí Thanh làm Bí thư Liên khu ủy Khu IV từ năm 1948 đến 1950 đã có quan hệ với một cán bộ phong trào ở đây và sinh ra Nguyễn Tấn Dũng và cụ còn cho biết là Nguyễn Tấn Dũng còn có một người em trai nữa cũng là con của tướng Thanh.
Cũng trong tài liệu nầy, ông Hoàng Dũng tiết lộ là có gặp nhiều lần Nguyễn Tiến Thắng (Tư Thắng) là em của Nguyễn Tấn Dũng (Ba Dũng). Ông viết về Tư Thắng như sau: Điều tôi quan tâm nhất là anh ta có quan hệ với nhiều người Đài Loan, đặc biệt trong mạng lưới các chân rết của Tư Thắng có một ngân hàng Đài Loan hoạt động chui tại VN là First China Bank. Như vậy, có thể hiểu được đây chính là «sân sau» của Ba Dũng và để tránh đụng chạm với các thế lực khác cạnh tranh, anh em ông Ba Dũng đã nhắm vào địa bàn hoạt động chủ yếu ở miền Trung và Nam Bộ, sau đó việc rửa tiền và chuyển ngân lậu được thực hiện qua ngã Đài Loan...(Hoàng Dũng 09/10/2006 Những bí ẩn về Nguyễn Tấn Dũng )
Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy (Paris), căn cứ vào sự nâng đỡ tận tình của tướng Lê Đức Anh (chủ tịch nước 1992-1997, nay đã hơn 90 tuổi nhưng vẫn còn uy thế trong Trung ương đảng) lại đưa giả thuyết không những Nguyễn Tấn Dũng mà cả Nguyễn Minh Triết đều là con rơi của Lê Đức Anh (cần phân biệt với tướng Lê Hồng Anh, là đàn em được Dũng cất nhắc cho làm Bí Thư Tỉnh Rạch Giá, rồi phong quân hàm đại tướng, Bộ trưởng bộ Công An cho đến tháng 8/2011)
Dù là con của ai, căn cứ vào lý lịch và đường hoạn lộ thênh thang của Dũng, chắc chẳn Dũng là con rơi của một cán bộ cao cấp cộng sản. Lúc 12 tuổi, Dũng đã bỏ học (vừa học xong bậc tiểu học) đi làm du kích, y tá cứu thương ở vùng Cà Mau rồi chính ủy tiểu đoàn, trung đoàn ở vùng Cà Mau, tiến lên đến Tỉnh ủy Kiên Giang. Trong thời gian nầy (1980-1985), Dũng đã có công bắt nhóm Trần Văn Bá (bị xử tử), Mai Văn Hạnh được tha trở về Pháp vì là bạn học cũ của thủ tướng Pháp thời đó. Ngoài ra, Dũng còn tổ chức những cuộc vượt biên bán chính thức ở Rạch Giá và Hà Tiên để làm giàu cho đảng và cho cá nhân. Nhờ Võ Văn Kiệt và Lê Đức Anh cất nhắc, Dũng được đưa về trung ương làm Thứ trưởng Công An (1995-1996), Thống đốc Ngân hàng, Phó Thủ Tướng rồi Thủ Tướng (thay thế Phan Văn Khải) từ tháng 11-2006 và được tái cử trong kỳ đại hội đảng lần thứ XI (2010). Thử tưởng tượng một người vừa học hết tiểu học (sau nầy có học trường đảng cho có lệ, nhưng trong lý lịch ghi là Cử Nhân Luật), mà được đưa lên làm thống đốc ngân hàng trong thời kỳ kinh tế Á châu bị khủng hoảng, và thủ tướng của một quốc gia có nhiều liên hệ với các cường quốc, thì phải hiểu là việc lãnh đạo quốc gia đối với cộng sản là việc riêng của đảng. Ngoài ra, Nguyễn Tấn Dũng lại là người có nhiều mưu trí và thế lực trong Trung ương đảng, là đảng viên cao cấp duy nhất sớm gởi con du học ở Mỹ và làm sui gia với Việt kiều, điều cấm kỵ tối hậu của đảng. Báo chí thuật lại trong lần họp hội nghị APEC năm 2006, Tổng Thống George Bush chúc mừng xỏ xiên Dũng có con du học ở Mỹ và lấy Việt kiều, Dũng bối rối phải chống chế là con trai đi học bằng học bổng (có lẽ để biện hộ với lương của thủ tướng độ 1000 mỹ kim thì làm sao có thể cho con du học) và lờ đi chuyện con gái lấy Việt Kiều.
Đứa con mà Bush nhắc đến là Nguyễn Thanh Nghị, tốt nghiệp Tiến sĩ Kỹ sư công chánh (Structural Engineering) ở đại học George Washington University, và khi về VN giảng dạy tại đại học Kiến Trúc thành phố HCM, rồi Phó Hiệu Trưởng (Phó Khoa Trưởng) trường nầy. Trong đại hội đảng lần thứ XI, Dũng đã dọn đường lãnh đạo cho con bằng cách đưa Nguyễn Thanh Nghị vào làm ủy viên dự khuyết trong Trung ương đảng và ngày 11-11-2011, Dũng đã bổ nhiệm con trai mình làm Thứ Trưởng Bộ Xây Dựng mặc dù bộ nầy đã có 5 thứ trưởng (Dũng đã hèn nhát không ký tên trên nghị định bổ nhiệm mà sai phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký thay). Tại VN hiện nay, hai mỏ vàng để hốt bạc và tham nhũng là ngành xây dựng (đất đai và địa ốc) và hải quan. Về mặt kinh tế, từ nhiều năm nay, Nghị có liên hệ mật thiết với Công ty Betexco là đại công ty xây cất các tòa nhà chọc trời ở Saigon và HàNội. Tầm hoạt động của Betexco còn bao trùm cả kỹ nghệ may dệt, vô chai và thủy điện. Như vậy, Nguyễn Thanh Nghị là cột trụ chính trị và kinh tế cho gia đình Dũng và cho đảng Cộng Sản.
Đứa con lấy Việt kiều tên là Nguyễn Thanh Phượng, du học ở Thụy Sĩ, đậu MBA ở International University in Geneva là đại học có liên kết với Michigan State University (cô chỉ đến Mỹ năm 2004 trong 2 tuần để nhận bằng từ đại học nầy chớ không có du học tại Mỹ). Tháng 1 năm 2006, lúc mới 26 tuổi, Phượng đã làm Giám đốc đầu tư của công ty Vietnam Holding Asset Management, quản trị trên 100 triệu MK của các nhà đầu tư Thụy Sĩ tại VN. Đến tháng 11 cùng năm, Phượng làm Chủ tịch Quỹ đầu tư chứng khoán Việt (Viet Capital Fund Management Joint Stock Company, viết tắt là VCFM) gồm hàng ngàn tỷ bạc (VN) của các nhà đầu tư và công ty người Việt. Công điện Wikileaks tiết lộ là trong báo cáo của Tổng Lãnh sự Hoa kỳ tại Saigon là Seth Winneck gởi về Bộ Ngoại giao ngày 26/12/2006 đã viết : « Tại sao người ta có thể tin tưởng để giao một số vốn khổng lồ như thế cho một người trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm như Phượng. Và câu trả lời hiển nhiên là về mặt chính trị, giao quỹ đầu tư cho cô con gái cưng của thủ tướng quản trị là một điều khôn ngoan bởi lẽ quỹ nầy tập trung những ngành mà chánh phủ kiểm soát như dầu khí, ngân hàng và truyền thông »
Năm 2011, Phượng 31 tuổi là một tỷ phủ, Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Công ty Chứng khoán Bản Việt sở hữu 6.5 triệu cổ phần chiếm 43.2% vốn của công ty, Chủ tịch HĐQT Công ty bất động sản Bản Việt và vài ngày trước khi người anh được cử là thứ trưởng, Phượng được đề cử vào HĐQT Ngân hàng Bản Việt (trước có tên là Gia Dinh Bank) với số vốn là 3,000 tỷ VN. Với các thành tích trên, Phượng là nhà doanh thương trẻ tuổi kỳ tài nhất của thế giới !
Người chồng của cô Phượng là Nguyễn Bảo Hoàng (Henry Nguyen) con của Việt kiều «tội đồ» Nguyễn Bang (Nguyễn Tấn Dũng đã gọi Việt Kiều Nguyễn Cao Kỳ là tên tội đồ). Henry Nguyễn là Tổng Giám Đốc Điều Hành công ty IDG Ventures với số vốn là 100 triệu MK (sau tăng lên 200 triệu) phần lớn do người anh rể là Thomas Connor, một tài phiệt Mỹ đã làm ăn với Bộ Viễn Thông Bưu Chính Việt Nam, kiểm soát hầu hết hệ thống thuê bán Internet và truyền thông tại VN. Thomas Connor đã một lần khai phá sản, nhưng số đầu tư vẫn gia tăng, do đó câu hỏi đặt ra phải chăng các công ty do vợ chồng Phượng-Hoàng quản trị là cửa ngõ hợp pháp cho cha vợ và đồng bọn rửa tiền, tẩu tán tài sản tham nhũng ra ngoại quốc.
Đứa con thứ ba của Dũng là Nguyễn Minh Triết, học kỹ sư hàng không ở đại học Queen Mary tại Anh Quốc, và đã có giữ chỗ ở Bộ Quốc Phòng khi về nước. Gia đình Nguyễn Tấn Dũng là điển hình của chế độ con vua thì lại làm vua tại VN hôm nay.
Những phác họa kinh hoàng của LHQ về tù nhân Triều Tiên
- Trong bản báo cáo được Ủy ban điều tra về nhân quyền Triều Tiên của Liên hợp quốc công bố mới đây, có những bức phác họa cho thấy cảnh tù nhân phải ăn rắn, chuột, phải ngủ chung với xác chết và xác tù nhân bị thiêu làm phân bón…
Những bức phác họa là một phần trong bản báo cáo của Liên hợp quốc, cáo buộc chính quyền của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có những hành động tàn bạo như của Đức Quốc xã. Ủy ban điều tra của Liên hợp quốc đã kêu gọi đưa ông Kim Jong-un ra tòa án hình sự quốc tế vì cáo buộc “phạm tội chống lại nhân loại”.
Một người Triều Tiên bỏ trốn, người từng phải ngồi tù 6 năm, đã phác họa những hình ảnh tù nhân bị tra tấn, bị bỏ đói…
Tù nhân Triều Tiên đã bị “tra tấn kiểu chim bồ câu”, bị bắt ở trong tư thế đầy đau đớn trong suốt 3 ngày liền. Một người bỏ trốn khỏi Triều Tiên cho biết đây là kiểu tra tấn đau đớn nhất, "thậm chí chết còn sướng hơn".
Báo cáo của Ủy ban điều tra Liên hợp quốc cho biết "“ghi nhận được các vụ vi phạm đương nhiên, trải rộng và thô bạo về nhân quyền” ở Triều Tiên. Trong bức phác họa này, tù nhân bị bỏ đói đã phải ăn rắn.
Báo cáo ước tính hàng trăm ngàn tù nhân chính trị đã bị chết trong các trại cải tạo trong 50 năm gần đây và họ “lần lượt qua đời vì nạn đói cố tình gây ra, cưỡng bức lao động, hành hình, tra tấn, hiếp dâm, cưỡng bức phá thai”.
Cũng theo báo cáo, người Triều Tiên có thể bị tra tấn, bị lạm dụng chỉ vì sở hữu một chiếc đài phát thanh hay bí mật sang Trung Quốc để bán hàng hóa.
Bức phác họa này cho biết tù nhân phải ngủ chung với các xác chết. Một trong những tác giả thực hiện báo cáo cho rằng những gì diễn ra ở Triều Tiên gợi nhớ tới Đức Quốc xã.
Bản báo cáo cho biết tù nhân Triều Tiên bị buộc phải kéo xác chết của các tù nhân khác đến lò thiêu và xác bị thiêu để làm phân bón.
Bản báo cáo cho biết tù nhân Triều Tiên bị buộc phải kéo xác chết của các tù nhân khác đến lò thiêu và xác bị thiêu để làm phân bón.
Bản báo cáo cáo buộc Triều Tiên đã ép tù nhân ở các trại cải tạo lao động ăn chuột. Tuy nhiên, ngay sau khi bản báo cáo được Ủy ban điều tra LHQ công bố, Triều Tiên đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc và cho rằng những gì bản báo cáo đưa ra là sản phẩm thêu dệt của Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản.
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment