Saturday, December 22, 2012

MƯỜI HAI CÁCH TẠO NGHIỆP TỐT

Mười hai cách tạo nghiệp tốt -
Rất thực tế và hay ...
Than men chuyen
LT


    MƯỜI HAI CÁCH TẠO NGHIỆP TỐT
   Cư sĩ Lillian Too / Thích Nguyên Tạng dịch

     Đạo hữu Lillian Too, một nhà phong thủy nổi tiếng thế giới, đã viết hơn tám mươi cuốn sách về đề tài này, và bà cũng đã cho xuất bản tạp chí Feng Shui World (Phong Thủy Thế Giới) phát hành hai tháng một kỳ.

Mới đây bà đã mở rộng công việc xuất bản của mình với số đầu tiên là Mahayana (Đại Thừa Phật Giáo), một tạp chí trình bày truyền thống Đại Thừa Phật Giáo Tây Tạng, như phương châm " vì lợi lạc cho quần sanh". Mahayana đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của mọi người tại quê hương của bà ở Singapore vào cuối năm ngoái.

    Bài viết sau đây là một phần nhỏ mà Tạp chí Mandala đã trích đăng từ tập sách của bà với tựa đề " 108 phương cách tạo nghiệp tốt ".
            Theo giáo lý nhà Phật, luật nhân quả được giải thích rằng mỗi sự việc xảy ra sẽ có một sự kiện khác đi theo sau đó. Hệ quả xảy ra có an lạc, hạnh phúc hay khổ đau, khó chịu, có lợi hay có hại cho người khác và cho chính mình, tất cả đều tùy thuộc vào nguyên nhân ban đầu của hành động đó.

Luật nhân quả dạy rằng gieo gió sẽ gặp bão, trồng cam sẽ được quả ngọt, trồng chanh ắt phải hái trái chua, đem niềm vui đến cho người, mình sẽ được hạnh phúc, gây khổ đau cho người, mình sẽ chịu sự bất hạnh.  


Người ta không thể thoát khỏi nghiệp quả của mình một khi chính mình đã gây tạo. Có nhiều cách tạo ra nghiệp tốt để hóa giải đi những nghiệp xấu mà chính mình đã cố ý hay vô tình gây ra trước đó.

Bài viết này xin cống hiến 12 cách mà bạn có thể làm được ngay trong kiếp này để đời sống của bạn thay đổi :

       Hãy lấy từ bi làm tôn giáo của mình:   tạo nghiệp tốt không có nghĩa là theo tôn giáo hay mộ đạo.

Người ta không cần phải là một tín đồ Phật Giáo hay thuộc về một tín ngưỡng nào đó để có thể tạo nghiệp tốt. Con người chỉ cần thể hiện thái độ tử tế ân cần với người khác.

 Như Đức Đạt Lai Lạt Ma thường nhắc nhở " Tôn giáo của tôi là lòng từ bi ", như vậy đã tạo nghiệp tốt rồi, không phải chỉ tử tế với người khác trong chốc lát mà phải luôn luôn, suốt cuộc đời của mình, trong mọi phương diện của đời sống, trong mọi mối liên hệ, trong mỗi công việc làm, trong tất cả những giao tiếp; khi chúng ta tiếp cận một việc gì mình làm, được thể hiện tấm lòng từ bi, thì khi đó chúng ta  đang tạo nghiệp tốt, và đó là loại nghiệp tốt tạo ra một hệ quả mà tất cả mọi người khác đều tử tế với mình.

Đó là phương cách chắc chắn nhất để gây dựng một cuộc đời mà trong đó những phiền não khổ đau sẽ tiêu tan.

2/ Trì chú: trì chú là việc làm cơ bản và dễ nhất cho một hành giả tu theo Mật Tông để bắt đầu đi trên con đường mở ra những chân trời mới cho tâm trí.

 Trước hết trì chú là cách thức mạnh nhất để thanh lọc những ác nghiệp mà chúng ta đã mang tới trong thế gian này với mình từ quá khứ. Nghiệp quả xấu vẫn còn ở trong thần thức của mỗi người, giòng tâm thức mà chúng ta mang theo từ kiếp sống quá khứ.

 Chúng ta hãy bắt đầu với thần chú nổi tiếng nhất thế giới, đó là tâm  chú của Bồ Tát Quán Thế Âm " Án Ma Ni Bát Di Hồng" (Om Mani Padme Hum).

Khi trì thần chú này, hãy tập trung vào âm thanh của chú và để âm thanh thâm nhập vào tận tâm thức của mình. Luôn luôn trì chú với ý tưởng mang lợi ích đến cho người khác. Không bao lâu sau đó, chúng ta sẽ thấy kết quả với những lợi ích tuyệt vời thâm nhập qua tâm thức của mình.

Chúng ta sẽ sớm cảm thấy mình trở nên dễ thương hơn, khoan dung hơn, bớt bối rối hơn và trở nên bình tĩnh hơn.

Nhiều vị Lạt Ma cao cấp nói rằng trì thần chú " Án Ma Ni Bát Di Hồng" có thể đưa chúng ta đến giác ngộ. Đây là một trong những thần chú có nhiều oai lực nhất mà chúng ta có thể hành trì hằng ngày.

3/ Niệm Phật: Một cách thức mạnh mẽ không ngờ để giải trừ những ác nghiệp là niệm danh hiệu Phật và lễ Phật sám hối. Trong khi niệm Phật chúng ta phát khởi ý nghĩ sám hối về những nghiệp xấu đã tạo ra trong những kiếp trước và ngay trong kiếp sống này.

Niệm Phật thành tâm, nhờ tha lực của chư Phật cùng với sự tự lực của bản thân sẽ giúp cho những bất thiện nghiệp của chúng ta tiêu tan dần theo năm tháng.

Chúng ta phát tâm quy ngưỡng Phật, tôn kính Phật, lễ Phật và niệm danh hiệu Phật là pháp tu phổ thông để tội diệt phước sanh, là một phương pháp rất mạnh mẽ để hóa giải những chướng ngại gây ra phiền não khổ đau cho chúng ta trong đời sống này.

4/ Thực hành thiền quán: Mấy năm trước khi gặp Thầy Bổn Sư của tôi là Lạt Ma Zopa (lãnh đạo tối cao của Hội Bảo Tồn Truyền Thống PG Đại Thừa, fpmt.org), tôi thỉnh ngài hướng dẫn tôi ngồi thiền, tôi trình với ngài rằng " lúc nào con cũng cảm thấy u uất trong lòng , xin Thầy hướng dẫn con tập thiền để tâm con được an tĩnh".


Thầy Zopa cười nhẹ và nói " tham thiền là một pháp tu tuyệt vời. Thiền không phải chỉ để tâm trí an tĩnh thôi đâu, mà thiền còn có mục đích cao hơn nữa con ạ". Ngài vắn tắt giải thích rằng, thiền định hay sự phát triển tâm linh, hay sự quán chiếu về khổ đau, vô thường và vô ngã.

Tham thiền là cách làm cho tinh thần tập trung, thanh thản và trong suốt như một dòng sông nước trong mà người ta có thể nhìn thấy tận đáy, từ đó ý  thức biết được sự thể nghiệm về giải thoát và giác ngộ. 

Tham thiền cũng là quá trình tập trung và thấm nhập nhờ đó mà tâm chúng ta được an tĩnh và nhất tâm bất loạn, rồi đi đến giác ngộ. 

Nên hiểu rằng, Thiền là sự nhận chân ra một năng lực tâm linh mới để có thể phán đoán sự vật trên một quan điểm mới, với mục đích là dứt khoát lật đổ ngôi nhà giả tạm mà mình đang có để dựng lên cái khác trên một nền móng hoàn toàn mới.

  Mái nhà cũ gọi là vô minh khổ đau, và ngôi nhà mới được gọi là giác ngộ giải thoát. Đó là đích đến của mọi hành giả tu theo Đạo Phật. Về căn bản, hành giả ngồi trên một tấm nệm với hai chân khoanh lại, lưng thẳng, hai mắt hé mở, nhìn khoảng một thước về phía trước, và bắt đầu thở đều hòa. Suy ngẫm và tập trung vào lý do hành thiền, động cơ ngồi thiền của mình, đó là phát tâm làm lợi ích cho chúng sanh.

Xem động lực vị tha này là nền móng của việc tham thiền. Từ đó trở đi hành giả có thể quán tưởng về bất cứ một đề mục nào liên quan đến việc phát triển sự hiểu biết về đời sống của mình. Khi quán tưởng như vậy, hành giả nhẹ nhàng suy ngẫm về sự quý báu của đời người và sự may mắn là mình đã được sanh ra làm người, được sống, được gặp chánh pháp như hôm nay. Hành giả sẽ nhận thức rằng chỉ riêng việc sinh ra làm người đã là một may mắn rồi, vì mình có khả năng phân biệt, hiểu biết và suy nghiệm nghĩa lý sâu xa của Phật lý, để rồi biết tu tập để giải thoát vòng sinh tử khổ đau.

5/ Nhường đường khi lái xe: đã không ít tai nạn chết người xảy ra khi người lái xe giành đường, do vậy khi người Phật tử chạy xe trên đường phải giữ chánh niệm và biết rằng đây cũng là cơ hội cho ta tạo nghiệp tốt.


Nhường đường cho người khác là chúng ta chạy chậm lại khi có người muốn vượt lên trước mình, dằn cảm giác khó chịu xuống hay không bóp kèn khi có người quẹo xe ẩu hoặc thậm chí đụng phải xe của mình. Những phiền não như vậy trong việc giao thông là những cơ hội cho ta đào luyện tâm trí với một nụ cười hoan hỷ trong bình tĩnh.

  Chúng ta cũng có thể nhường đường cho người khác ngay cả khi mình có quyền ưu tiên. Khi không có ý tưởng xem con đường là nơi tranh chấp giữa mình và những người lái xe khác, việc giao thông của chúng ta sẽ  thú vị hơn nhiều và mỗi lần nhường đường cho người nào, chúng ta sẽ rất vui lòng vì biết rằng việc kềm chế tánh dễ nổi nóng của mình và đây cũng là một cách để tạo nghiệp tốt mà kết quả có về sau là đời sống của mình luôn gặp mọi sự hanh thông và may mắn.

6/ Dành phần thắng cho người khác và chấp nhận thua thiệt: khi nhường nhịn người khác, chúng ta nhiếp phục được sự tự ái của mình, và không thể để cho tự ngã của mình nghĩ đến những điều vị kỷ. Khi chấp nhận thua thiệt, sẽ là cơ hội cho ta diệt trừ tính kiêu ngạo. Pháp tu đặc biệt hữu dụng khi hoạt động trong thế gian vật chất hay trong cách cư xử với người khác trong công việc.


 Khi làm việc gì quan trọng hay phải làm xong một việc nào đó trước thời hạn, sự căng thẳng  thường phát sinh giữa mình và người khác, và đó là lúc người ta nghĩ đến ảo tưởng thắng và thua, được và mất.

Hãy xem đó là những cơ hội tạo nghiệp tốt. Tôi nhớ có những lần tôi đã tranh luận một cách nóng nẩy chỉ để biện minh cho quan điểm của mình, để rồi rốt cuộc tôi nhận ra rằng mình đã không chỉ gây ra phiền não cho mình mà còn làm cho người khác bực mình, khó chịu nữa.

Chỉ khi gặp được Lama Zopa và được học Phật, tôi mới học được phương cách đối trị tính háo thắng của mình. Tôi đã khám phá tính chất giải thoát của sự chịu thua thiệt, sự buông bỏ và sự không bị trói buộc vào tham vọng chiến thắng. Đó là lúc tôi nhận ra là mình đã cảm thấy an lạc nhiều hơn mỗi khi chấp nhận thua thiệt, nhường phần thắng cho người khác.

Hành vi đầu hàng trước ý kiến hay quan điểm của người khác không phải là trốn tránh thảo luận, mà là một lối đồng ý với nhau rằng chúng ta không đồng ý kiến, và đồng thời vẫn tiếp tục ủng hộ và giúp đỡ nhau. Khi làm như vậy, chúng ta đang tạo nghiệp tốt và tất nhiên bạn sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ tương tự của người khác trong tương lai.

7/ Tránh sát hại những sinh vật nhỏ nhất: Người ta dễ dàng xâm hại đến sinh mạng của các loài vật, đặc biệt là những loài nhỏ nhất. Một hôm đang đi trên lề đường, tôi nhận thấy có nhiều con kiến bò ngang lối đi, tôi biết rằng nếu mình không có ý thức thì mình đã vô tình giết chết nhiều sinh mạng và như vậy chúng ta dễ dàng tạo ác nghiệp về sát sinh ngay trên mỗi bước chân của mình.


Tôi cẩn thận không giẩm đạp lên những con kiến nhỏ bé này và tôi ngạc nhiên cảm  thấy sự vui sướng rộn lên trong lòng của mình. Phật dạy tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, ngay cả những con vật nhỏ nhất cũng có Phật tánh, nhưng vì kiếp này chúng vì nghiệp chướng nặng nề nên phải mang thân hình khác người, hiểu điều đó, nên ta cố gắng tránh sát hại một cách vô ý thức của chúng ta.

 Kết quả tránh sát hại sinh vật sẽ giúp chúng ta sống khỏe mạnh, không bệnh tật và tăng tuổi thọ về sau.

8/ Phóng sinh loài cá: phóng sinh là hành động cứu sống, công đức rất lớn, có thể giúp người làm việc này giảm bệnh tật và kéo dài tuối thọ ngay trong hiện đời. Mấy năm trước khi tôi đến thành phố Varanasi, Ấn Độ (nơi Đức Phật chuyển pháp luân đầu tiên), trong chuyến hành hương với Thầy tôi, Lama Zopa. Ngài đã đưa chúng tôi đến thăm sông Hằng và hướng dẫn chúng tôi làm công đức.


Chúng tôi ngồi trền thuyền cầu nguyện và thả cá xuống giòng sông. Tôi có cảm giác tuyệt vời khi nhìn thấy những con cá tươi sống mà chúng tôi vừa mua từ những người dân chài ở gần đó, chúng quẫy đuôi nhảy trở lại nước sông và bơi lội tự do.

Sau đó thầy tôi ghi câu thần chú trên một trái bong bóng rồi cột ở mạn thuyền để cho bong bóng chạm vào làn nước trong khi chiếc thuyền lướt đi. Ngài giải thích rằng bằng cách này để cho thần chú của Phật chạm vào làn nước để ban phước cho những loài vật sống dưới nước.

9/ Cúng nước: Mấy năm trước khi gặp Thầy tôi, Lạt Ma Zopa lần đầu tiên, tôi thỉnh Ngài về nhà tôi. Ngài rất hoan hỷ khi nhìn thấy bức tượng Phật độc nhất mà tôi chưng trong phòng khách. Ngài bảo tôi lấy chén nước để ngài cúng bức tượng đó.


 Ngài dạy tôi cúng chén nước sẽ tạo nhiều công đức và là phương thức có oai lực lớn để hóa giải những nghiệp xấu về sân hận và những vấn đề khác còn tồn tại trong tâm trí của mình.

Tôi đã làm theo lời dạy của ngài mỗi ngày, và không bao lâu chúng tôi đã có hàng trăm chén nước trong nhà, chỉ vì thời gian qua tôi có thêm những tượng Phật mới.

 Tôi rất thích đi tìm những loại chén pha lê và việc thay nước mỗi buổi sáng đã trở thành  một nghi lễ trong gia đình của tôi.

Qua thời gian, tôi cảm thấy những kết quả tốt, căn nhà của tôi đã trở thành một ốc đảo thấm đầy an lạc, và những chướng ngại trước đây trong đời sống của chúng tôi nay đã tan biến mất. Những sân hận cáu gắt, những trận cải vã vô nghĩa, nhỏ mọn  thường phá sự yên tĩnh trong nhà chúng tôi, nay đã không còn nữa, những cơn nóng giận đã đi vào quá khứ. Thật là một điều kỳ diệu khi chúng ta cúng nước cho Chư Phật.

10/ Bố thí, đóng góp cho việc từ thiện: Hành động hiến tặng cho người khác là một cách thức tuyệt vời để tạo nghiệp tốt trong đời sống ngắn ngũi này. Bố thí là hạnh đi đầu của những ai muốn thực thi Bồ tát hạnh. Kết quả của hạnh bố thí là mình được giàu sang, phú quý về sau.


 Về phương diện tinh thần thì lòng tham lam, bủn xỉn của mình nhỏ dần lại và biến mất sau một thời gian mình thực hành việc bố thí. Khi hiến tặng cho người cũng là lúc chúng ta gia tăng tích lủy
thiện nghiệp xuất phát từ lòng từ bi.


 Mình luôn cho ra với một tấm lòng quảng đại, vui vẽ, hoan hỷ không có bất cứ một điều kiện nào đi kèm, đó là bố thí đúng nghĩa với lời Phật dạy.

Nếu bạn không có khả năng bố thí tiền bạc thì có thể bố thí thời giờ, công sức, sự hiểu biết hay tài năng của mình, để giúp cho đời sống này bớt khổ đau, tất cả những điều này cũng có giá trị ngang nhau với tiền bạc. Một khi động lực tinh truyền, không một ý đồ mưu toan xen lẫn vào hành động bố thí thì bạn đã thành công phần nào đó trong công hạnh này rồi.

11/ Nuôi cá cảnh: khi viết những cuốn sách về phong thủy, tôi luôn đề nghị thân chủ nuôi cá cảnh để tạo lực thịnh vượng và sự mát mẻ trong gia tộc. 


Nhưng việc nuôi cá cũng có mục đích cao hơn về tinh thần. Mỗi buổi sáng khi cho cá ăn hoặc thay nước cho cá, đó là bạn đang tạo nghiệp tốt. Thật vậy mỗi lần cung cấp thức ăn cho cá là bạn có niềm vui vì biết mình đang làm một việc tốt.

Những con cá không cần phải đẹp và hồ nước của cá cũng không cần phải có ý nghĩa phong thủy để làm động lực cho lòng từ bi của bạn phát sinh. Hãy nghĩ như vậy rồi những con cá sẽ mang đến cho bạn những niềm vui lớn trong đời sống này.

12/ Sẳn lòng lắng nghe tâm sự của người khác: khi có người nào tìm đến mình để tìm sự an ủi, chia sẻ hay để nương tựa vào bạn, vì họ không có người nào để tìm tới, bạn đừng xua đuổi họ, dù đó là người mà bạn chưa từng quen biết, dù bạn đang bận rộn, dù bạn không thích nghe người khác than thở.


Bạn chỉ cần dành một chút thời gian cho họ. Hãy sẳn sàng làm bạn với cả những người xa lạ. Dùng tinh thần mạnh mẽ của mình để giúp những người yếu đuối.

Chia sẻ kinh nghiệm an lạc của mình với người khác, dù cho người ấy không quen thân với mình, làm được như vậy là bạn đang thực hành tốt lòng từ bi trong đời sống và cũng là người đang đi trên lộ trình hành Bồ Tát Đạ. -------------




















Những người thua trận


 

Objet :  Fwd: HUY PHUONG :Những người thua trận

 

Những người thua trận


Huy Phương
 

Kính thưa Các Bạn,

Câu chuyện do Huy Đức viết về ngày 30/4/75 tại Dinh Dộc Lập Saigon trong "Bên Thắng Cuộc"

quá đơn giản, quá lịch sự cho những người thắng trận vào dinh Độc Lập.

Đây mới là sự thật do những nhân chứng có mặt hôm đó trong dinh trình bày, viết thành bản văn, (Đại tá Dương Hiếu Nghĩa, Cựu Dân Biểu Nguyễn Văn Binh ) tỏ những người lính "tiếp thu" rất hung hản, mọi rợ, thiếu giáo dục, kể cả một ôngTrung Tá Bùi Văn Tùng, chính ủy Lữ Đoàn Xe Tăng 203.

Tác giả Huy Đức có biết chuyện này không hay chỉ viết theo văn bản tường thuật của báo chí Hà Nội.

Xin quý Vị bình tâm đọc kỹ.

Nếu cần vào "Hồi Ký Dang Dở" của Dương Hiếu Nghĩa).

Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này khi đọc xong tập I: "Giải Phóng" của " Bên Thắng Cuộc"

Xin thành thật cám ơn.

Huy Phương

Những người thua trận


Huy Phương

Ði Georgia nhiều lần nhưng đây là lần đầu tiên tôi được viếng thăm Stone Mountain Park nơi có hòn núi đá lớn khắc hình ba vị lãnh tụ của miền Nam thua trận trong cuộc nội chiến của Hoa kỳ kéo dài bốn năm từ tháng 4, 1861 đến tháng 4, 1865.



Hình ảnh những người thua trận tại Stone Mountain Park. Từ trái, Tổng Thống Liên Minh Miền Nam Jefferson Davis,Tướng Tổng Tư Lệnh Liên Minh Robert E. Lee và Tư Lệnh Phó Thomas Jackson. (Hình: Huy Phương/Người Việt)

Ðó là hình Tổng Thống Liên Minh Miền Nam Jefferson Davis, Tướng Tổng Tư Lệnh Liên Minh Robert E. Lee và Tư Lệnh Phó Thomas Jackson. Tác phẩm điêu khắc này là do sáng kiến của “Hiệp Hội Những Người Con Gái của Liên Minh” (United Daughters of the Confederacy), khởi công từ năm 1962, sau bao nhiêu trắc trở, được hoàn thành năm 1972.
 
Jefferson Davis chính là vị tổng thống lãnh đạo Liên Minh gồm 11 tiểu bang miền Nam ly khai chống lại chính sách giải phóng nô lệ da đen của Tổng Thống Abraham Lincoln lãnh đạo 25 tiểu bang miền Bắc. Ðược gọi là những người “ly khai,” “phản loạn,” cuối cùng họ vẫn được tôn vinh và tưởng nhớ trong lòng người dân Mỹ. Người thua trận mà cũng được vinh danh hay sao?
 

Cuộc chiến tranh tương tàn Nam Bắc kéo dài đúng bốn năm thiếu ba ngày, 750,000 quân hai phía và một số lượng thường dân thương vong không kiểm kê được, ước tính số người chết chiếm 10% toàn bộ số nam giới miền Bắc từ 20 đến 45 tuổi, và 30% đàn ông da trắng miền Nam trong độ tuổi từ 18-40.
 

Bị phong tỏa đường biển, thiếu tiếp vận, nhất là sau sự thất bại của trận Gettysburg tại ngay vùng đất của mình, cuộc nội chiến đẫm máu kết thúc vào ngày 9 tháng 4, 1865 khi Tướng Robert E. Lee, tư lệnh phe Liên Minh, ký nhận đầu hàng không điều kiện ở Appomattox Court House, Virginia, dưới sự chứng kiến của tướng miền Bắc Ulysses S. Grant. Tướng Lee đã an ủi quân sĩ của mình: “Sau 4 năm chiến đấu khó khăn, với sự can đảm và anh hùng chưa từng thấy, binh đoàn Bắc Virginia (của LM miền Nam) bị bắt buộc phải nhượng bộ một lực lượng và hậu thuẫn quá to lớn.”


Các điều kiện đầu hàng được soạn thảo hoàn tất vào khoảng 4 giờ chiều ngày 9 tháng 4. Khi Lee lên ngựa rời nơi ký văn kiện đầu hàng thì binh sĩ miền Bắc không giấu nỗi sự mừng rỡ đã reo hò, nhưng Grant nghiêm khắc ra lệnh ngưng ngay thái độ này.
 
Ông nói: “Những người miền Nam bây giờ là đồng bào của chúng ta, và chúng ta không nên có thái độ đắc chí trên sự suy sụp của họ.” Hiệp ước Appomattox không có điều khoản nào giam giữ, kỳ thị với 200,000 tù binh miền Nam và phe thắng trận thi hành đúng những điều khoản này, sĩ quan thua trận được giữ vũ khí cá nhân của mình và tất cả đã được an lành trở về với gia đình trong sự tôn trọng của phe đối nghịch, được xem như là hiệp ước của những người hào hiệp (The Gentlemen’s Agreement).
 
Theo lời yêu cầu Robert E. Lee, quân lính miền Nam được tiếp tục cho giữ lừa ngựa để trở về quê quán giúp họ trong công việc của nông trại, và được quân đội miền Bắc cấp ngay 25,000 khẩu phần lương thực vì những người lính thua trận đang bị đói khát mấy ngày hôm nay.

Trước đó, trong trận đánh nổi tiếng ở Gettysburg vào tháng 7, 1863, sau 3 ngày giao tranh, phe Liên bang miền Bắc chết 3,000 người, phe Liên Minh mất 4,000 người. Tổng thống Abraham Lincoln đã ra lệnh đem cả 7,000 thi hài của cả hai bên để an táng chung một nơi.
 
 Ngày 19 tháng 9, 1863, khánh thành nghĩa trang này, Lincoln đã đọc bài diễn văn công bố chiến trường Gettysburg là Nghĩa Trang Quốc Gia.
 
40 năm sau cuộc chiến, mở đầu cho giai đoạn hàn gắn vết thương chia rẽ của dân tộc, năm 1990, Tổng Thống William Mc Kinley đã cho thu thập khoảng 30,000 nấm mộ của tử sĩ Liên Minh Miền Nam trong trận Nội Chiến rải rác trong vùng Washington, cải táng đưa vào một khu đặc biệt trong nghĩa trang Arlington gọi là Confederate Section.

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhRl6vNDvs0sfJ3bWPVN82RB82A_QA_l7BmbFZRCrq3p-ZXQ9k7HobJH66lAgsS2gHp82B0RqfTYm_wHb42oz-MlhxbSuic85ANuMhsLVwLrl7WpzWA6LBj_F6xPO81PchGaRPAxPPQudA/s1600/NTBH_057_TT_DangXay.jpg

Tượng THƯƠNG TIẾC nơi lối vào nghĩa Trang


Trước hết chúng ta nhìn lại cuộc đầu hàng miền Nam ngày 30 tháng 4, 1975 tại Dinh Ðộc Lập, Sài Gòn.
 
Theo David Butler, tác giả cuốn The Fall of Saigon (1984), ghi lại tường thuật của phóng viên Neil Davis, một người Úc biết tiếng Việt làm việc cho đài truyền hình NBC của Mỹ, có mặt trong dinh lúc bấy giờ, thì khi xe tăng đã vào sân cỏ, hai bộ đội trẻ là Pham Huy Do và Pham Huy Nghe (ghi tên không có dấu tiếng Việt theo như trong sách), tay ôm súng, chạy vào trong dinh, sau khi kéo cờ Mặt Trận trên nóc, Nghe đi tìm Tổng Thống Dương Văn Minh, vừa chạy vừa quát to: “Ai là Dương Văn Minh?
 
Dương Văn Minh hãy bước ra và quì xuống.” Vừa lúc thì Do dẫn vào bốn chính ủy, một người tự giới thiệu là Trung Tá Bùi Văn Tùng, chỉ huy đoàn chiến xa vào Dinh Ðộc Lập.


Sau này tài liệu của Cộng Sản ghi chép thì Bùi Văn Tùng có nói với Tổng Thống Dương Văn Minh là: “Ông không còn gì để bàn giao…” Nhưng sự thật, theo “Hồi Ký Dang Dở..” của cựu Ðại Tá Dương Hiếu Nghĩa ghi lại lời kể của Cựu Dân Biểu Nguyễn Văn Binh (nguyên Quận trưởng Gò Vấp) có mặt trong Dinh Ðộc Lập vào giờ ấy, thì:

“Thấy vị sĩ quan nầy đeo đầy sao vàng trên cầu vai nền đỏ, vì không biết cấp bậc của quân đội Miền Bắc, nên ông Minh tưởng rằng mình đang đứng trước một tướng lãnh cao cấp:

“Thưa quan sáu, tôi đã chờ ông từ ban sáng để trao quyền cho ông.”

Sĩ quan nầy dùng danh từ “mầy tao” xẵng giọng hách dịch và đanh đá lên tiếng:

“Mầy dám nói là trao quyền hả? Mầy chỉ là một kẻ cướp quyền và một bù nhìn. Mầy làm gì có ‘quyền’ nào để giao cho tao? Chúng tao lấy được quyền đó bằng khẩu súng nầy đây.
 
 Ngoài ra tao xác nhận với mầy là tao không phải là tướng mà chỉ là một trung tá ủy viên chính trị của một đơn vị chiến xa.
 
Kể từ bây giờ tao cấm mầy không được ngồi xuống!”

Cũng với thái độ ấy, y nói với ông Nguyễn Văn Hảo, khi ông này ngỏ ý muốn trao “món quà” 16 tấn vàng cho Bắc Việt:

“Ðó không phải là quà mà là chiến lợi phẩm của chúng tao, tao phải tịch thu, mầy hãy trao ngay cho tao đi!”

Ðọc đến đây, thấy vừa buồn vừa nhục!

 


Đền Tử Sĩ lúc vừa hoàn thành



Ngày nay chúng ta đã rõ Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa và thân phận của người lính miền Nam đã bị đối xử như thế nào. Về người chết thì ngay khi Cộng Sản vào Saigon, ngày 3 tháng 5, Nghĩa Trang Quân Ðội Hạnh Thông Tây, Gò Vấp đã bị bọn Cộng Sản Bắc Việt dùng xe ủi đất san bằng hết ngay chiều ngày hôm đó.
 
Về người sống thua trận, thì cũng trong “Hồi Ký Dang Dở,” Ông Dương Hiếu Nghĩa cho biết: “Ngay tại tỉnh Vĩnh Long, các ông cai tổng Nguyễn Văn Dần, Nguyễn Văn Xôm, Nguyễn văn Thêm đều bị họ kết án là ‘có tội với nhân dân’ mà không thông qua một tòa án nào, và bị hành quyết ngay khi bị bắt, bằng vũ khí thô sơ như búa, mã tấu…
 
Riêng ngôi mộ của Trung Úy Dù Nguyễn Văn Ngọc ở xã Long Hồ, dù đã chết từ hơn một năm trước, vẫn bị họ đào mả lên, đưa cả quan tài ra giữa chợ Ngã Tư Long Hồ để cho phá nát bằng cốt mìn.”


Ở đây chúng ta không nói đến nguyên nhân của chiến tranh Việt Nam và cuộc nội chiến tại Mỹ, cũng không thể so sánh nếp sống và tư cách của tướng lãnh Mỹ với tác phong “rừng rú” của “bộ đội cụ Hồ” trong hai câu chuyện kể trên.
 
Chỉ xin mượn lời nhà văn Dương Thu Hương để kết luận cho bài này:

“…Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ!”

 


Ðọc lịch sử, nhiều khi muốn khóc.


Huy Phương

(trong Những Người Thua Trận,

Tạp ghi  Huy Phưng đã phát hành)

Tâm sự sau ngày ... tận thế !


 

Tâm s sau ngày ... tn thế !


image

 

Hôm nay có thể đã là tận thế (như người ta dự đoán – cũng có căn cứ khoa học một phần), nhưng hình như Thượng Đế còn thương, muốn con người thêm chút cơ hội, để làm hòa với anh em, để sửa chữa bớt những lỗi lầm, trả thêm vài món nợ, kịp hoàn thành vài bước nữa những dự định tốt đẹp…, nên thế giới giờ này hãy đang còn... sống! 

 

Cảm ơn Thượng Đế đã ban thêm thời gian cho loài người chúng con, cho riêng bản thân con. 

 

Hôm qua tôi thử đi khảo sát vài người, hỏi nghe nói ngày mai tận thế, có sợ không, mẹ tôi thì bảo, ôi! chết đi cho nó …khỏe! (chẳng là mẹ tôi đang mang trên người nhiều chứng bệnh, tim mạch, huyết áp, đường huyết cao, loét bao tử, đau nhức khớp gối…, con cái thì đông nhưng chúng bận lo cho con cái của chúng, lo đi làm, lo việc riêng… chẳng mấy khi kề bên an ủi, mẹ lại còn đang giận ba tôi…thành ra chẳng còn thiết sống trên đời làm gì nữa!), tôi nói: “con cũng thấy thế nữa là mẹ!” Mẹ nhìn tôi đầy thương cảm nhưng chẳng hỏi thêm gì. Tôi hỏi con tôi, nó nhún vai thay cho câu trả lời (hỗn hết sức! Tôi thật chẳng biết dạy con!) ý nó nói tôi sao hay tin vào những thứ vớ vẩn như thế! Tôi hỏi một đồng nghiệp bên phòng Kế toán Công ty, bạn ấy toét miệng cười hết sức hồn nhiên: đi đông lắm chứ đâu phải mình mình đâu mà sợ, chị! Thấy hắn ta lạc quan …không đúng chỗ, tôi liền đế thêm: Nhưng mà đâu phải ai cũng được đi lên hết đâu em! Vậy mà hắn vẫn không thay đổi: Ôi, lên xuống gì cũng đông lắm, lo gì!

 

image

Hóa ra tên này chỉ sợ mỗi…cô đơn! 

 

 

Tôi nhớ lại mấy bạn trên mạng, chắc thấy tính tôi hay lo, nên gửi cho tôi bài này: “Cớ sao bạn phải lo lắng? Chỉ có hai điều trong cuộc sống này là đáng lo: bạn khỏe mạnh hay bạn bị ốm đau. Nếu bạn khỏe mạnh thì không có gì phải lo rồi, còn nếu ốm thì chỉ có hai điều phải lo: bạn sẽ hồi phục hay bạn sẽ chết. Nếu bạn hồi phục lại, thì còn gì phải lo? Còn nếu bạn chết, chỉ còn hai điều phải lo: bạn sẽ lên thiên đàng hay xuống địa ngục. Nếu được lên thiên đàng thì đương nhiên không phải lo. Nhưng nếu bạn xuống địa ngục, bạn sẽ bận rộn bắt tay tíu tít với bao nhiêu là bạn bè! Lúc đó còn thời giờ đâu mà lo với lắng. Vậy thì bạn còn lo cái nỗi gì nữa! Hãy vui sống đi chứ!” Trời ạ, đọc cũng mấy bận rồi, thấy cũng….có lý quá chớ, vậy mà tôi vẫn chưa bỏ được cái tính lo Trời cho! Biết làm sao!

 

image

Mà chẳng phải lần này, tôi còn nhớ cái sự cố Y2K vào năm 2000, hồi đó đi ngủ tôi còn nhớ mình đã hồi hộp lắm (dù đã cầu nguyện, đã ăn năn tội và quyết tâm dốc lòng chừa...), đến khi thiếp đi tỉnh dậy thì thấy đã có ánh mặt trời!, tôi mỉm cười cảm ơn Thượng Đế, thấy lòng khoan khoái nhẹ nhàng, y như mình lại được ban thêm một lần sự sống! Tôi còn nhớ, lần ấy mình đã quyết tâm nhiều, nếu mà được còn sống, tôi sẽ năng cầu nguyện, chăm lo cha mẹ nhiều hơn, bớt la mắng khi các con có lỗi (mà chủ yếu chỉ luôn cho chúng thấy tôi yêu chúng thế nào!), tử tế với mọi người, nghiêm khắc, kỷ luật hơn với bản thân, kìm chế tính nóng nảy, siêng năng làm việc, giúp đỡ, nhường nhịn, ăn kiêng… nói chung là những gì tốt đẹp nhất mà tôi có thể nghĩ đến. Nhưng rồi thời gian trôi nhanh, cuốn theo những quyết tâm của tôi đi mất… thậm chí lúc nào tôi cũng không hay!

 

image

Nghĩ đến bản thân, tôi thường rất buồn vì sao mình lại dễ quên đến thế, chẳng kiên trì nhẫn nại được, lần nào quyết tâm cũng chẳng được bao lâu…, nhưng khi giữ lòng tĩnh lặng, nghĩ về những mầu nhiệm, những sự kỳ diệu trên đời, hồng ân Cứu chuộc Thiên Chúa dành cho loài người, kết hợp với những điều thấy cứ như “nghịch lý” trong cuộc sống…, tôi như phần nào hiểu ra được tính tương quan giữa Thượng Đế, Vũ trụ và Con người… (dù chỉ phần nào thôi), tôi nhận thức được trách nhiệm của bản thân tôi trên từng suy nghĩ, hành động, lời nói, thái độ sống, cách sử dụng thời gian... của tôi mỗi ngày, bởi nó có sự liên đới, tương quan với Thế giới này, Vũ trụ này...như quy luật cân bằng trong cuộc sống, nó có thể góp phần như một mắc xích, dù nhỏ bé, nhưng sẽ cùng với muôn ngàn mắc xích, để giữ được mọi thứ cơ bản của cuộc sống được ổn định, vững vàng... hay ngược lại, là nguyên nhân làm gãy đứt đi mạch sống tốt đẹp...và tôi hiểu, trong cái tương quan lớn lao này, mình hoàn toàn không thể nào được quyền tùy tiện!

 

Giả như hôm nay, cả thế giới này tàn lụi, trái đất nổ tung vì sự va quẹt với các hành tinh trong vũ trụ, không biết giờ này tôi đang ở đâu nhỉ? Lơ lửng trên các tầng không, ngắm vũ trụ mênh mông lạnh giá, khám phá những bí ẩn hấp dẫn đến quyến rũ của thiên văn học, những điều mà con người chẳng làm sao hiểu nổi, gặp Thượng Đế để được ‘chất vấn’ về sứ mệnh mà Ngài đã trao cho tôi trên đời...Chết rồi, những nén vàng Cha trao làm vốn, con đã chẳng sinh được lời, mà còn làm hao hụt đi nhiều quá…

 

image

Hôm nay, Chúa lại trao ban cho tôi thêm vốn thời gian, mong tôi có thêm cơ hội để sống tử tế hơn, tốt đẹp hơn. Mà Chúa ơi, con nói thật, khả năng con quả kém cỏi quá, nên con cứ hay lo lắng nhiều! Nay con xin dâng Ngài tất cả, với những cố gắng liên lỉ hàng ngày, con xin Chúa giúp con với! Khi 'chất vấn' con, Chúa làm ơn tính gộp chung của con với anh chị em, những Tông Đồ của Chúa, và đặc biệt, Mùa Giáng Sinh đang đến, nhắc con về Hồng Ân Cứu Độ Chúa ban, Đấng con Thiên Chúa Làm Người đã xuống trần, Ngài đã hiểu nỗi lo của chúng con, nên đã hết lòng trợ giúp, Ngài đến gia cố cho những mắc xích yếu ớt, dễ vỡ... Ngài đến để phục hồi lại và thêm sinh khí vào nguồn mạch sự sống cho chúng con, và Ngài đến, giải thoát thực sự nỗi lo trong lòng con! Con xin chân thành tạ ơn Cha!

 

Read more: click on text

 


























































Đại tá Trần Đăng Thanh: "Đã ngu lại còn tỏ ra nguy hiểm"!


 


CHỦ NHẬT, NGÀY 23 THÁNG MƯỜI HAI NĂM 2012


Đại tá Trần Đăng Thanh: "Đã ngu lại còn tỏ ra nguy hiểm"!


Lê Diễn Đức



Biếm hoạ của Nguyễn Tâm Thiện (Kỳ Văn Cục)


 


Từ vài hôm nay trên Internet lan truyền rộng rãi bài giảng về Biển Đông của Trần Đăng Thanh, đại tá, phó gíáo sư, tiến sĩ, nhà giáo ưu tú, giảng viên Học viện Chính trị thuộc Bộ Quốc phòng. Bài giảng này được ông Thanh truyền giảng cho lãnh đạo các Đảng ủy khối, lãnh đạo Đảng, Tuyên giáo, Công tác chính trị, Quản lý sinh viên, Đoàn, Hội thanh niên các trường Đại học-Cao đẳng Hà Nội.  


Tôi chợt nhớ đến hình ảnh trong cuốn phim nổi tiếng đoạt nhiều giải Oscar "Zorba the Greek" (1964), trong đó có một goá phụ phạm luật Sharia của đạo Hồi bị ném đá đến chết.

Ông Trần Đăng Thanh, tuy không bị cục đá thật nào ném trúng vào thân thể, nhưng loạt "đá dư luận" xem ra còn dữ dội hơn trận ném đá thật trong phim "Zorba the Greek". "Lời nói đọi máu", có câu tục ngữ như thế.

 Tuy nhiên trường hợp bị "ném đá" của ông đại tá và của goá phụ trong phim khác nhau.


 


Vì tình yêu và vì luật lệ hà khắc của đạo Hồi, cái chết bi thảm của người goá phụ trẻ đẹp làm mọi người thấy đáng tiếc, đáng thương tâm, còn với ông đại tá Trần đăng Thanh thì đáng kiếp!


Không tính tới những lời phê phán, chỉ trích nặng nề của vô số người ẩn danh trên Internet, tôi chỉ chọn lọc vài đoạn của những người với tên tuổi thật sống trong nước, tuyệt nhiên không phải của "thế lực thù địch" nào.


 


Ông Hà Văn Thịnh, giảng viên sử học tại đại học Huế viết:


"Cái sự dốt ngút ngàn, trùng điệp của quan chức ta lâu nay giống như mùa rươi, nhiều đến nỗi chán đến mức không thể đếm và không muốn bàn thêm nữa... Thế nhưng, đọc bài giảng của ông Trần Đăng Thanh thì quả là quá sức chịu đựng – thần kinh căng thẳng gần như sắp bị đột quỵ vì không thể nào tưởng tượng nổi một người kém cỏi và u mê đến thế vẫn có thể giảng bài cho những “siêu nhân” của nghệ thuật giảng bài? Mọi giới hạn của lòng tự trọng và tính khiêm tốn, sự đúng mực của hiểu biết đều bị biến thành trò hề chính trị thích bỡn cợt với nỗi đau của 90 triệu con người"...


 


Trong bài "Điếm vườn bàn ân nghĩa", Blogger Dong Phung Viet, sau khi liệt kê các loại điếm trong xã hội, đã ám chỉ Trần Đăng Thanh như một thứ "điếm vườn":


 


"Dân Nam bộ còn một từ khác để chỉ thứ “điếm” mạt hạng, ai cũng biết là “điếm”, “điếm” mà chẳng gạt được ai, đó là… “điếm vườn”.


 


Blogger Minh Diện, khi mô tả "thái độ hách dịch, bề trên, thái độ trịch thượng võ biền" của Trần Đăng Thanh, đã đập lại những lý luận chướng tai, gai mắt trong bài giảng và cho rằng, "nếu có ai làm nhục đảng, làm mất niềm tin vào đảng, thì đó chính là đại tá Đăng Thanh".


"Đại tá Trần Đăng Thanh ba hoa để giấu giếm sự nông cạn, hay cố tình áp đặt tính định hướng chính trị vào bài giảng của mình khiến gượng ép, không trung thực, phô ra một thứ kiến thức tạp nham xà bần nát, như rắc tấm vãi cám cho gà con... Một cách nhìn thiển cận, phi logic. Một bộ óc u mê, một tâm hồn què quặt, cái đầu kém nơ-ron thần kinh. Nói bừa nói ẩu, làm chính trị mà ăn nói mách qué, hồ đồ..." - là một số nhận định tìm thấy trong bài (đã nêu) của Minh Diện.


 


Quan hệ giữa Trung Cộng và Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đặt trên nền tảng mang ơn Trung Cộng, còn với Mỹ thì "tội ác trời không dung, đất không tha" trong bài giảng của ông Trần Đăng Thanh, là những chủ đề gây tranh cãi sôi động nhất.


 


Những lập luận phải trái về "ân oán" sòng phẳng với Trung Cộng, vạch ra sự u tối về kiến thức, ngu xuẩn trong tư duy đối ngoại của ông đại tá Trần Đăng Thanh, thiết nghĩ đã quá đủ trong các phân tích, phản biện của nhiều tác giả, các bài đã dẫn ở trên và có thể bổ sung thêm tiếng nói của những người am hiểu Trung Quốc, như Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh từ năm 1974 đến năm 1987 và nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc trongbài phỏng vấn của RFA ngày 19/12/2012.


 


Vì thế, tôi không có ý định tham gia thêm vào cuộc "ném đá" nữa, bởi vì danh tiếng và danh dự (nếu có) của ông đại tá, đã trở thành mớ giẻ rách vô dụng, sau bài giảng của ông ta. 


  


Tôi chỉ muốn nói thêm về chuyện "sổ hưu", cái thứ mà ông đại tá kêu gọi mọi người bằng mọi giá giữ vững chế độ, bởi vì, theo ông ta, mất chế độ là mất hết, trước nhất là mất... sổ hưu, nhằm mục đích hù doạ giới công nhân viên chức nhà nước trong bộ máy hiện thời!


 


"Sổ hưu" của ông đại tá cũng đã thành đề tài cho nhiều chuyện tiếu lâm, giễu cợt, mỉa mai trên Internet.


 


Nhà văn Nguyễn Quang Lập viết (trên Facebook):


 


"Bảo vệ chế độ là bảo vệ cái… sổ lương hưu (đã lĩnh và sắp lĩnh). Chưa bao giờ những lời rao giảng về lý tưởng XHCN lại “thực dụng” đến như thế và cũng… thảm thiết đến như thế!".


 


Giảng viên đại học Huế Hà Văn Thịnh chỉ rõ:


 


"Nói cái nội dung sổ hưu thì chẳng phải ông đang tầm thường hóa, trần tục hóa, tiền hóa, thực dụng hóa CNXH đó sao? Lý tưởng sổ hưu là “tư tưởng sáng tạo” của “Tổ quốc thời XHCN”? Ngay đến Tổ quốc cũng chỉ là món hàng có thời hoặc lỗi thời thì quả thật, lòng yêu nước và tinh thần dân tộc đã trở thành cái đáy tận cùng của sỉ nhục" (bài dã dẫn).


 


Tuy nhiên, trong một xã hội bị bịt miệng, lời đe dọa mất sổ hưu của ông đại tá rất dễ làm nhiều người cả tin và ngộ nhận.


 


Trong bài giảng, ông đại tá lấy sắc lệnh cắt bỏ lương hưu trí của Boris Jeltsin đối với công chức làm việc thời cộng sản sau khi Liên Xô bị sụp đổ, như là một ví dụ, hoàn toàn không có căn cứ. Công chức, thậm chí các đảng viên của đảng cộng sản (CS) Liên Xô cũ, vẫn được hưởng lương hưu trí bình thường.


 


Hơn thế, hai năm sau khi Liên Xô tan vỡ, năm 1993, Đảng CS Liên Bang Nga thành lập, được xem là sự nối tiếp của ĐCS Liên Xô, đứng đầu là Germady Ziuganov, liên tiếp tham gia tranh cử và là một đảng đối lập trong quốc hội Nga (hiện chiếm xấp xỉ 20% số ghế). 


 


Trong thực tế, lấy nước Nga như là một ví dụ để chứng minh cho những gì diễn ra thời hậu cộng sản tại châu Âu là không đầy đủ và sai lầm. Trong bảng xếp loại chỉ số dân chủ (democracy index) toàn cầu của các tổ chức quốc tế, từ nhiều năm nay chưa bao giờ nước Nga được xem là quốc gia dân chủ, mà là một chế độ chuyên chế (authoritarian regimes), thậm chí báo chí còn xem như một nhà nước mafia.


 


Để hiểu rõ hơn những giá trị của xã hội dân chủ trong tiến trình chuyển hoá từ chế độ cộng sản, cần tham chiếu các quốc gia đang xây dựng một nền dân chủ đúng nghĩa, như Ba Lan, CH Czech, Hunganry, Latvia, Lithuania, Estonia, v.v..., cho dù đây cũng mới chỉ là những nền dân chủ non trẻ, được gọi là dân chủ chưa hoàn thiện (flawed democracy).


 


Sau khi xoá bỏ chế độ CS, ví dụ, nhà nước dân chủ Ba Lan vẫn bảo đảm và duy trì quyền lợi hưu trí và an sinh xã hội cho tất cả công chức đã làm việc trong bộ máy nhà nước CS, thời gian làm việc vẫn được tính vào mốc được nghỉ hưu, 20 năm làm việc cho phụ nữ, hoặc 25 năm cho nam giới.


Chỉ những người trực tiếp gây nợ máu với nhân dân mới bị đưa ra tòa án xét xử, còn Luật Thanh Lọc hạn chế việc tham gia vào các vị trí quan trong của nhà nước và xã hội, chỉ đối với cựu công chức an ninh, mật vụ.


 


Luật Thanh Lọc của Ba Lan xác quyết rằng, "công việc hoặc sự phục vụ trong các cơ quan an ninh của nhà nước CS, hoặc sự hỗ trợ của những cá nhân đối với các cơ quan đó trong việc cung cấp các thông tin chống lại phe đối lập dân chủ, công đoàn, hiệp hội, nhà thờ và các hiệp hội tôn giáo, vi phạm quyền tự do ngôn luận và hội họp, vi phạm quyền sống, tự do, sở hữu tài sản và sự an toàn của công dân, đã liên đới chặt chẽ với sự vi phạm nhân quyền và quyền của công dân, nhằm bảo vệ quyền lợi của chế độ cộng sản toàn trị”.


 


Vì thế, Luật Thanh Lọc bắt buộc những ai làm việc trong bộ máy nhà nước ở vị trí lãnh đạo từ trung ương tới địa phương, phải tự khai báo và sau đó được Tòa án Thanh Lọc thẩm tra, phán quyết xem có hợp tác với an ninh CS hay không. Bất cứ ai, không có ngoại lệ, nếu bị phát hiện đều phải từ nhiệm.


Mãi 20 năm sau, vào năm 2010, trên cơ sở phán quyết của Toà án Hiến pháp, Ba Lan mới thực hiện luật cắt giảm lương hưu trí đối với các cựu nhân viên an ninh CS, vì luật này cho rằng, họ đã thực hiện các nhiệm vụ của mình để “bảo vệ một hệ thống quyền lực vô nhân đạo", "đã được hưởng nhiều đặc ân về pháp lý và vật chất. Chế độ đã cho phép họ gây tội ác mà không hề bị quy kết trách nhiệm và bị trừng phạt bởi pháp luật".


 


Duy trì những ưu đãi từ thời CS, giới cựu công chức an ninh CS Ba Lan trong suốt hai thâp niên vẫn được hưởng tỷ lệ cao gấp đôi, 2,6% cho một năm làm việc, so với mức bình thường 1,3%, từ năm 2010, theo luật mới giảm xuống còn 0,7%.


 


Tuy nhiên, luật cắt giảm lương hưu trí không áp dụng cho những cựu nhân viên an ninh CS đã từng giúp đỡ phe đối lập dân chủ, nếu họ được xác nhận hoặc chứng minh được như vậy.


Lech Walesa, cựu lãnh đạo của Công đoàn Đoàn kết đã viết xác nhận cho một số người và nói "Chúng ta không nên đối xử tệ với họ. Nếu không có những người này từ phía bên kia, chúng ta sẽ còn phải chịu đựng chế độ cộng sản lâu thêm”.


 


Mặc dù hiến pháp Ba Lan cấm chủ nghĩa CS, nhưng vẫn tạo cơ hội bình đẳng cho những người cựu CS Ba Lan.


 


Từ bỏ ý thức hệ CS, những người cựu CS Ba Lan đã đã thành lập Liên Minh Cảnh tả Dân chủ, đứng đầu là ông A. Kwasniewski, một cựu Bộ trường thời CS, hoạt động theo khuynh hướng dân chủ-xã hội đang phổ biến tại châu Âu, trở thành một lực lượng quan trọng trên sân khấu chính trị Ba Lan. Bản thân ông Kwasniewski, đã giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử tự do, làm Tổng thống Ba Lan hai nhiệm kỳ (1995- 2005).


 


Một chứng minh cho giá trị của xã hội dân chủ nữa gần đây có thể kể đến bà Park Geun-hye, con gái của nhà cựu độc tài Park Chung-hee, đã giành chiến thắng trong kỳ bầu cử tổng thống, trở thành nữ tổng thống đầu tiên ở Hàn Quốc, một quốc gia với xã hội bảo thủ, trọng nam khinh nữ truyền thống.


Những nguyên tắc và định chế dân chủ phổ quát đã buộc các nhà nước dân chủ hậu CS thực thi các chính sách nhân đạo, công bằng và hợp lòng người đối với mọi công nhân viên chức trong chế độ CS cũ.


 


Các nhà nước dân chủ ở Đông Âu đã không bắt bỏ tù cải tạo hàng loạt công chức cũ, không quốc hữu hoá tài sản, cũng không đổi tiền kiểu cướp trắng của công dân, như ĐCSVN đã tiến hành sau năm 1954 tại miền Bắc và sau 1975 tại miền Nam.


 


Kẻ ác thường có tật giật mình, nên ông đại tá Trần Đăng Thanh đã hồ đồ doạ mất sổ hưu nhằm lung lạc tinh thần của hàng triệu người đã và đang phục vụ cho nhà nước CSVN, có khát vọng hướng tới một Việt Nam dân chủ tự do, văn minh và nhân bản.


 


Kết luận


 


Trong năm 2012 có hai hiện tượng trong ngành giáo dục bị "ném đá" vì hỗng hụt kiến thức. Đó là trường hợp bài văn về "món" canh gà Thọ Xương của cô giáo Hà Thị Thu Thủy và bài giảng của đại tá Trần Đăng Thanh.


 


Trước sự phê phán, mỉa mai của dư luận, không chịu nổi áp lực, cô giáo Thuỷ bị suy sụp tinh thần, đã phải vào nằm viện và sau đó xin nghỉ dạy.


 


Một cô giáo bình thường, bị giới hạn về sự hiểu  biết văn học không là điều gì ghê gớm quá mức, nhất là trong bối cảnh chất lượng của giáo dục bị suy thoái nghiệm trọng, nhưng cô giáo Thuỷ đã xử sự, như một người có lòng tự trọng và danh dự.


 


Một đại tá với học hàm cao, mang danh hiệu nhà giáo ưu tú, không chỉ hỗng hụt về kiến thức mà còn cả đạo đức, bị dư luận lên án đồng khắp như mấy ngay qua, thiết nghĩ, nếu còn chút liêm sỉ, hãy ngay lập tức lột bỏ bỏ áo quan, trả lại học vị và danh hiệu cao quý của nhà giáo, để về đuổi gà cho vợ.


Và song song, ông đại tá nên xin cấp ngay... sổ hưu (non), cất kỹ nó và có thể ăn ngon, ngủ yên với nó trong một nhà nước Việt Nam dân chủ tương lai.


Ngược lại, từ nay sự có mặt của ông ở bất cứ đâu, khi bị nhận diện, sẽ bị nhìn nhận như một thằng hề, ngu dốt và dối trá.


 


© 2012 Lê Diễn Đức -RFA Blog


 

 

 

Featured Post

Bản Tin buổi sáng 12/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link