Saturday, December 22, 2012

Bí mật quốc gia đã được tiết lộ ở Việt Nam


 


Căm thù Mỹ, mang ơn Trung cong


Bí mật quốc gia đã được tiết lộ ở Việt Nam


đó là tiêu đề bài viết của David Brown , một người đã từng làm việc trong ngành ngoại giao của Mỹ trên tờ Asia  Times hôm nay  (Nguyên văn tiếng Anh: State secrets revealed in Vietnam).

 


Chủ trương của Đảng?


 "Comrades now working don't yet have a pension but sooner or later, we'll all be eligible for our retirement pay, and we hope every one of us will draw it in full. I'm explaining this so that each of you realizes that defending our nation and socialist ideology covers a lot of things, and among these is the very practical fact that we are protecting our own pensions and the pensions of those who will come after us... So, I have to say clearly, we must do everything we can to protect our socialist Vietnamese regime at all costs." 

To chuyện rồi! Bài nói chuyện của đại tá Thanh, nhất là những điều bác Thanh nói về Mỹ, Trung Quốc, Nga, Bắc Triều Tiên, Iran…  đã có “sức lan tỏa” ở phạm vi quốc tế, đã được báo chí nước ngoài bàn luận và hậu quả của điều này thì thật là khó lường!

Mình nghĩ có hai khả năng:

1) Bác Thanh chỉ vô tình diễn đạt sai quan điểm của Nhà nước ta về những vấn đề quốc tế ,  ngược lại với chính sách xây dựng lòng tin, làm bạn với tất cả các nước… như Nhà nước ta vẫn thường xuyên tuyên bố trên các diễn đàn quốc tế.

2) Bác Thanh diễn đạt đúng quan điểm thực sự nhưng không có lợi nếu nói ra công khai của Nhà nước  – nếu đúng thế thì bác đã tiết lộ những thông tin tuyệt mật ở cấp chiến lược – ít nhất thì bây giờ cũng có một người nước ngoài là cái ông David Brown tác giả bài báo trên Asia Times nghĩ như thế.

 

Nếu đó là khả năng 1, thì phát ngôn của một cán bộ chính trị – quân sự cấp cao của Việt Nam như đại tá Thanh rất dễ làm cho quốc tế hiểu sai về đường lối, chính sách đối ngoại của Nhà nước ta là nói vậy mà chẳng phải vậy. Và đại tá Thanh, dù chỉ vô tình, cũng đã gây khó cho Nhà nước rồi.

Nếu đó là khả năng 2 thì mức độ nghiêm trọng hơn nhiều – tức là bí mật ở cấp chiến lược của Nhà nước đã bị tiết lộ. Cứ cho là bác Thanh không phải là đại tá tình báo… CIA được cài cắm để thu thập thông tin đối nội, đối ngoại tuyệt mật của Nhà nước và “chơi bài ngửa” một cách lão luyện đến mức dám mượn giảng đường đại học làm vỏ bọc hợp pháp để công bố những thông tin tuyệt mật cho các… “cấp trên” của bác mà chỉ vô tình làm điều đó thì cái sự vô tình ấy chắc chắn cũng sẽ được các cơ quan tình báo của Mỹ, Trung Quốc và các nước khác đánh giá rất cao vì không dễ gì họ cài cắm được một tình báo viên chiến lược ở tầm cỡ có thể tiếp cận được những thông tin có giá trị như thế.

Tất nhiên, mình mong đó chỉ là khả năng 1.

Nhưng dù khả năng nào xảy ra thì mức độ tai hại của nó cũng cực kỳ nghiêm trọng.  Mình đang chờ xem Nhà nước ta sẽ xử lý vấn đề này như  thế nào thì mới có thể đoán tiếp.

 

BÍ MẬT QUỐC GIA BỊ TIẾT LỘ Ở VIỆT NAM

 


By David BrownAsia Times


One afternoon in mid-December, Colonel Tran Dang Thanh shared his views on foreign affairs with an audience of deans and professors drawn from Hanoi’s many universities. Like all Vietnamese Communist Party business, Thanh’s comments were considered state secrets. However, unbeknownst to Thanh, who teaches at Vietnam’s top military college, someone in the audience was wired. A full text was soon uploaded to the Internet and went viral.

AUDIO :  Đại tá Trần Đăng Thanh rao giảng về tình hình Biển Đông  -  Dân Làm Báo
The occasion was a meeting of senior Party cadre who administer or teach at colleges and universities in the capital area, and who double as functionaries charged with propaganda and training. They had been convened to hear Thanh lecture on the situation in the South China Sea.

China’s relentless encroachments on islets and sea areasclaimed by Vietnam have been an intractable problem for the regime. For several years now, the government has been the object of trenchant online criticism for what bloggers regard as a limp response to Chinese provocations.

Thanh’s principal mission was to explain why, in the view of Vietnam’s leaders, a policy of restraint is the nation’s only rational course vis--vis its huge neighbor. Had he stuck to that theme, the recording might not have made much of a splash. However, Thanh chose to embroider his two-hour talk with riffs on the treachery of Americans, the admirable qualities of the North Korean and Iranian regimes, the likely return of Russia to the region, and a lengthy, sometimes impenetrable discussion of Vietnam’s millennium-plus co-existence with the resurgent giant to the north.

For critics of the Vietnamese regime, the rambling remarks of this hitherto obscure professor epitomize what’s wrong with the nation’s politics. It is not the foreign policy discussion that has most energized the blogosphere, however.

Domestic attention has riveted on a short passage near the beginning of Thanh’s talk, when he noted that in his first term as President of Russia, Vladimir Putin had banned Communist Party activities and abolished the pensions of former Soviet Union officials. That could also happen in Vietnam if the Party were to fall from power, Thanh warned.

“Comrades now working don’t yet have a pension but sooner or later, we’ll all be eligible for our retirement pay, and we hope every one of us will draw it in full. I’m explaining this so that each of you realizes that defending our nation and socialist ideology covers a lot of things, and among these is the very practical fact that we are protecting our own pensions and the pensions of those who will come after us… So, I have to say clearly, we must do everything we can to protect our socialist Vietnamese regime at all costs.”

Not once did Thanh bother to mention the Party’s familiar propaganda themes, snorted blogger Dong Phung Viet. He said nothing about striving to create a nation that’s “peaceful, independent and socialist, just and democratic, sovereign and secure throughout its entire territory.”

For their part, resident diplomats are doubtless poring over Thanh’s tour of the world as viewed from Hanoi. He singled out five nations for discussion: the United States, Russia, Iran, North Korea and China. In summary, Thanh said:

On the United States“To tell the truth, the US is implementing a two-faced policy. One face uses Vietnam as an advanced force to block China. The other face employs every means to destroy the long-standing solidarity between the people of Vietnam and the people of China. … The Americans really want to set up a naval base at Cam Ranh Bay, one of the three best harbors in the world. … The Americans are pushing a strategy of ‘peaceful change’ [of the Vietnamese regime] and they seek to implement it through ‘educational cooperation’ with us.”

On Russia: “Resurgent, with an economy powered by endless reserves of oil and gas and cutting edge defense industries, what does Russia want of us?… It is intent on returning to East Asia. In the past, Russia gave strong support to our army and navy. Now through us, they see a way back to the region. The Russians have a high opinion of Vietnam. They see us as loyal and faithful. … and like the Americans, they really want us to rent Cam Ranh Bay to them. … which of course we’re not going to do.”

On Iran: “There are 1.1 billion Muslims between us and Europe. They are warrior peoples… who want to remold the world according to Allah’s plan. Now the Islamic Republic of Iran is determined to pursue its nuclear development plan to secure a peaceful environment. I won’t go into whether Iran is building nuclear weapons or not… but certainly the Iranians have enough strength to defend their interests.”

On North Korea: “Its people are economically poor, but overflowing with love of country, like us Vietnamese in the 1960s and ’70s. They’re on a war footing. They launch rockets … and get respect. Whatever the North Koreans say, they do. They’re also determined to become a nuclear nation. They cause the big countries to lose sleep worrying about their rockets. That’s something we need to study.”

On China:
 (At this point, Thanh launched into a 20-minute digression on Vietnam’s long history of cultural borrowing from China whilst fighting off invading armies every 200 years or so. Eventually he got to China’s economic take-off under former leader Deng Xiaoping and “Deng’s burning desire”, mastery of the South China Sea.)

Defensive considerations and the lure of vast supplies of oil and gas not far from home are driving China’s policy, Thanh said. That’s made China the principal threat to Vietnam’s claims to its offshore waters and islands. But not, Thanh emphasized, the only threat.

Segueing into a discussion of South China Sea issues, Thanh pounded away at the notion that war with China is unthinkable, without ever quite saying so. There are 1.3 billion of them, and only 90 million of us, he noted. Thus, for Vietnam, China must be a special case. “We must never forget that they’ve invaded us over and over, yet we also must always remember that China made great sacrifices to supply us in our wars against France and the US. We must not seem ungrateful for that.”

Thanh heaped scorn on the notion that Vietnam could rely on American support. “They never have and never will treat us well. If they’re nice here, if they praise us there, support us in the South China Sea, it’s because they’re trying to use a small fish to catch a big one.”

The first principal of Vietnam’s strategy therefore must be to safeguard its independence and self-determination, Thanh asserted, stealing an oft-repeated line from independence hero Ho Chi Minh. But it must also give top priority to preserving a peaceful environment, he argued. This was not an easy task, indeed a contradictory one, and the key to accomplishing it is preserving solidarity between the people of Vietnam and the people of China.

Four things must be avoided, Thanh declared: military confrontation, economic confrontation, isolation and dependence on a foreign country.

Getting back the Paracel Islands (from which China evicted South Vietnamese troops in 1974) will be difficult, Thanh acknowledged, but we’ve got to try, going at it cleverly, avoiding a direct clash. We told the Chinese, he said, that our historical claim to the islands is better than yours. Let’s fight it out in the International Court of Justice. If it rules against us, we’ll accept that.

Finally, Thanh double-underscored the relevance of his presentation to the assembled dons. Illegal demonstrations against Chinese aggression do not serve Vietnam’s interest, he declared. Enemies of Vietnam have been using the South China Sea problem to stir up students. There have been too many demonstrations and they must stop now, he argued.

“It’s up to all of you school leaders,” Thanh said bluntly. “The Party expects you to manage your kids. If we find that students from your school are taking part in demonstrations, you can be sure there will be a black mark on your record.”

David Brown is a retired American diplomat who writes on contemporary Vietnam. He may be reached atnworbd@gmail.com.

(Copyright 2012 Asia Times Online (Holdings) Ltd. All rights reserved. Please contact us about sales, syndication and republishing.)

****************************************************************************************************

Căm thù Mỹ, mang ơn Trung Quốc có phải là chính sách?


Mặc Lâm, biên tập viên RFA

2012-12-19

Một giảng viên thuộc học viện Chính trị Bộ quốc Phòng vừa có bài diễn thuyết về Biển Đông khiến ai nghe cũng phải ngạc nhiên trước lập luận giữ lòng thù hận với Mỹ và cố xoa dịu những gì mà Trung Quốc đang làm.

Photo courtesy of dtdl.edu

Ông Trần Đăng Thanh, Nhà giáo ưu tú, Đại tá Phó giáo sư Tiến sĩ thuộc Học viện Chính Trị Bộ Quốc phòng

Chủ trương của Đảng?


Những phát biểu của ông phản ánh lập trường của chính phủ Việt Nam trước mối quan hệ Việt-Trung-Mỹ về Biển Đông đã phần nào giải mã các động thái của chính phủ chống biểu tình hay phản ứng yếu ớt trước các hành vi xâm lấn của Bắc Kinh.

Trên trang mạng Ba Sàm vừa phổ biến một băng ghi âm quan trọng bài diễn thuyết của ông Trần Đăng Thanh, được giới thiệu là Nhà giáo ưu tú, Đại tá Phó giáo sư Tiến sĩ thuộc Học viện Chính Trị Bộ Quốc phòng nói chuyện trước một cử tọa gồm các nhân sự về mặt Đảng trong các trường Đại học như: lãnh đạo Đảng ủy khối, lãnh đạo Đảng, Tuyên giáo, Công tác chính trị, Quản lý sinh viên, Đoàn, Hội thanh niên các trường Đại học - Cao đẳng Hà Nội.

Trước một số người nghe quan trọng như vậy chứng tỏ ông Trần Đăng Thanh là người có thẩm quyền nói tiếng nói của Đảng Cộng sản Việt Nam mặc dù trong một môi trường khép kín và không công khai với dư luận.

Thông thường, các bài giảng chính trị luôn được phổ biến nội bộ và đó là kim chỉ nam trong các chính sách, đặc biệt là an ninh quốc phòng và ngoại giao. Nó thể hiện lập trường của đảng trong tình hình đang xảy ra và đảng viên phải tuân theo mà không được tranh cãi hay bàn thảo.

Cuốn băng dài và khá đơn điệu. Sau khi giảng giải những gì đang xảy ra hầu như khắp thế giới ông Phó giáo sư quay lại tình hình Biển Đông với các chi tiết mà nhiều học giả đã nói trong sách hay trong các cuộc hội thảo. Không có điều gì mới do ông Thanh phát hiện, cái mới là những điểm ông nêu ra về lập trường, nhận định và giải pháp mà Việt Nam đang theo và ông yêu cầu cử tọa phải lĩnh hội để uốn nắn sinh viên vào quỹ đạo này.

Mặc dù cố minh chứng rằng chính phủ không ưa gì Trung Quốc bằng cách trích dẫn những chiến thắng lịch sử mà sách vở đã ghi, ông Trần Đăng Thanh đã làm người ngồi nghe nếu ai có ý thức về vai trò Trung Quốc trong các cuộc chiến tranh với Việt Nam phải tức giận bỏ ghế đứng lên rời phòng họp nếu không sợ mất nồi cơm của mình. Ông Phó giáo sư Tiến sĩ nói:

Trong 4 năm kháng chiến chống Pháp, 21 năm chống Mỹ, nhân dân Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc đã từng nhường cơm xẻ áo dành cho chúng ta từ hạt gạo, từ khẩu súng, từ đôi dép để chúng ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp và thắng Mỹ. Như vậy ta không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc hai điều không được quên (*).

Chính ông Thanh mới là người không được quên khi ông không nhắc lại các cuộc xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 cướp Hoàng Sa năm 1974 và Gạc Ma năm 1988.

Ba cuộc chiến ấy đã vượt xa con số tiền bạc, khí tài mà ông Thanh luôn nặng nợ với Trung Quốc. Bao nhiêu bộ đội, anh hùng liệt sĩ cùng người dân vô tội đã ngã xuống dưới họng súng của Trung Quốc đã bị ông Thanh bỏ quên một cách cố ý trong bài giảng chính trị này. Lời kêu gọi nhớ ơn Trung Quốc giúp Việt Nam chiến thắng trở thành lạc điệu đối với những người đã ngã xuống để cho ông Thanh có cơ hội đăng đàn diễn thuyết hôm nay.

Trung Quốc không giúp Việt Nam vì tình nghĩa mà lý do thật sự là dùng Việt Nam để đánh Mỹ nhằm phát triển hệ thống Cộng sản Chủ nghĩa, vì vậy công ơn mà Trung Quốc nếu có thì chỉ riêng bản thân Đảng Cộng Sản Việt Nam phải mang chứ không liên can tới người dân Việt.

Cũng vậy, Mỹ tham dự vào chiến tranh Việt Nam trong chiến lược ngăn chặn Chủ nghĩa Cộng sản mà nước này thấy rất sớm sự nguy hại của nó, vì vậy nếu căm thù Mỹ thì người Cộng Sản có lý do hơn người dân Việt Nam.

Trung Quốc vào Việt Nam bằng tiền, Mỹ vào Việt Nam bằng cả hai thứ: tiền và sinh mạng. Giữa Mỹ và Trung Quốc khác nhau chỗ đó và ông Thanh nên tỉnh táo nhìn nhận bi kịch lịch sử để không ngộ nhận về lòng tốt của Trung Quốc và nhắc nhở cái mà ông gọi là tội ác trời không dung đất không tha của Mỹ khi ông nói:

Các đồng chí nhớ người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả. Phải nói rõ luôn. Nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua vì lợi ích của họ. Họ đang thực hiện “thả con săn sắt, bắt con cá rô”. Họ chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha.

Phải biết ơn TQ, căm thù Mỹ


000_Hkg7552575-200.jpg

Một người biểu tình cầm poster chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 08 tháng 7 năm 2012. AFP photo

Nhà giáo ưu tú, Đại tá-PGS-TS Trần Đăng Thanh, giảng viên Học viện Chính trị thuộc Bộ Quốc phòng chưa ngừng ở đó, giữa hội trường Đại học ông công kích sự mở rộng giáo dục của người Mỹ tại Việt Nam là diễn tiến hòa bình của các đại học Mỹ. Ông Thanh khẳng định:

Để thay đổi Việt Nam, Mỹ cần phải dựa vào kinh tế và chất xám của thế hệ trẻ Việt Nam được học tập và đào tạo tại Mỹ và phương Tây. Và họ khẳng định hợp tác giáo dục là con đường ngắn nhất để cải thiện hình ảnh con người Mỹ trong con mắt người Việt Nam ở thế hệ tương lai. Thông qua giáo dục đào tạo là con đường ngắn nhất, con đường hiệu quả nhất để cải thiện hình ảnh người Mỹ trong con mắt thế hệ trẻ người Việt Nam. Cho nên một trong 9 mũi tiến công là người Mỹ đang thực hiện diễn biến hòa bình trên lĩnh vực giáo dục đào tạo của chúng ta.

Một mặt kỳ vọng vào Hoa Kỳ điều này điều khác nhưng mặt khác trong một buổi lên lớp kín đáo lại không tiếc lời mạt sát đối tác của mình là một hành động thiếu lương thiện không nên có đối với một người mang học vị Phó giáo sư.

Tuy nhiên những điều vừa nêu không có ý nghĩa gì nếu so với ý đồ thật sự bài nói chuyện của ông Đại tá giảng viên Học Viện chính trị Bộ Quốc phòng Trần Đăng Thanh.

Điều then chốt mà ông muốn gửi tới người nghe là thuyết phục họ không nên đả kích Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, ông nói:

Chúng ta không được phép là chĩa mũi dùi vào một phía nào đó mà hiện nay thiên hướng là cứ tập trung vào mỗi ông Trung Quốc. Xin thưa với các đồng chí nếu chúng ta chỉ tập trung vào mỗi một mình ông Trung Quốc là hoàn toàn chưa đúng, chưa chính xác mà phải đặt trong mối quan hệ tổng thể Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam với Mỹ, và Việt Nam với các nước ASEAN.

Nếu theo dõi tình hình Biển Đông không ai là không thấy sự quyết đoán và lộng hành của Trung Quốc đối với hai nước Việt Nam và Philippines. Khi kêu gọi đừng chĩa mũi dùi vào Trung Quốc phải chăng ông Thanh muốn thay mặt Bắc Kinh để phân trần cho hành động bá quyền của họ?

Ông Trần Đăng Thanh còn nói thay tiếng nói của Đảng và chính quyền hiện nay trong chính sách Biển Đông qua thông điệp:

Cái không được mất thứ ba đó là mối tình đoàn kết nhân dân hai nước. Nói điều này thì có người bĩu môi, có người chưa đồng tình. Nhưng thôi xin thưa với các đồng chí, lịch sử giao cho dân tộc chúng ta phải sống bên cạnh cái nước ta bảo họ tư tưởng nước lớn, không phải tư tưởng, họ là nước lớn thật sự. Nói tư tưởng thế nào được, họ là nước lớn thật sự. Dân số của họ là 1 tỷ 354 triệu người dân, ta có 87 triệu, họ là nước lớn thật sự, cứ bảo tư tưởng nước lớn, họ nước lớn ,không phải tư tưởng, thật sự!

Trong khi cả nước chán ngán cái khẩu hiệu “Mối tình đoàn kết nhân dân hai nuớc” kể từ sau bài học chiến tranh biên giới thì đến năm 2012, hơn ba mươi năm sau, ông Trần Đăng Thanh đem con số 1 tỷ 354 triệu người Trung Quốc để đe dọa đất nước và con người Việt Nam. Người có lòng tự trọng không ai lại sợ đất nước của người khác đến như thế.

Bài thuyết giảng của ông Phó Giáo sư Tiến sĩ, giảng viên Học Viện chính trị Bộ Quốc phòng Trần Đăng Thanh làm cho những nghi ngờ bấy lâu trong người dân được giải mã một cách trọn vẹn. Chỉ tiếc một điều bài nói chuyện này chưa được chuyển sang tiếng Anh để các học giả Hoa Kỳ, nhất là những người khuynh tả còn tin tưởng vào sự đổi mới của Đảng và chính phủ Việt Nam thấy rõ hơn một góc tối khác của “tư duy căm thù đế quốc Mỹ” vẫn còn đó, ăn sâu và mòn ruỗng trong từng tế bào của một bộ phận không nhỏ ngày nay.

(*) Trích từ BaSam's blog

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link