Thursday, December 20, 2012

Thể hiện sự cô đơn


Thể hiện sự cô đơn


Tâm Don


Đã lâu lắm rồi, có lẽ đã 15 năm nay, tôi không coi 10-15 phút đầu của bản tin thời sự VTV lúc 19 giờ hàng ngày. Tại sao lại thế? Tôi cũng như nhiều người khác, đều nhận ra, đều biết, vào khoảng thời gian đó, trên VTV đều đặn xuất hiện những nhân vật mà nhiều người gọi là “chủ nhiệm ti vi” – Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng, một bí thư kiêm trưởng ban nào đó của đảng cầm quyền… Họ huấn thị, họ tham dự, họ phát biểu chỉ đạo, họ tiếp khách trong và ngoài nước trên tinh thần của những người đầy quyền lực – tượng trưng cho sự đúng đắn và chân lý. Đơn điệu, buồn và chán. Trong những giờ phút ấy, chợt quá thèm những bản tin về các nguyên thủ của các quốc gia dân chủ ở Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn quốc… Những bản tin ấy sống động, tự nhiên với những phát biểu nhẹ nhàng, không chút lên gân mà đầy trách nhiệm.

19 giờ ngày 17-12-2012, tôi đã phá lệ thưởng thức sự tĩnh lặng của đời mình. Tôi bật VTV1 lên với hy vọng mọi chuyện giờ đây đã khác. Thế nhưng… cơ khổ, thì ra mọi chuyện vẫn như cũ, nếu không nói là cũ mèm đến mức đáng sợ. 10 – 15 phút đầu của bản tin thời sự VTV1 tối 17-12-2012 tràn ngập hình ảnh về việc Thủ tướng Cộng hòa Haiti sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. VTV không thực hiện một bản tin tổng hợp mà đưa liền 4 tin liền kề nhau: TT Nguyễn Tấn Dũng tiếp TT Cộng hòa Haiti, CT nước Trương Tấn Sang tiếp TT Cộng hòa Haiti, TBT Nguyễn Phú Trọng tiếp TT Cộng hòa Haiti, CT Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp TT Cộng hòa Haiti. Bản tin VTV1 nói rõ: TT Cộng hòa Haiti cho biết, hiện 50% dân số Haiti sống trong nghèo đói với mức thu nhập 1 USD/người/ngày, và Cộng hòa Haiti muốn học tập kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Cộng hòa Haiti có tầm quan trọng đến mức độ nào trong công cuộc phát triển kinh tế và xã hội của nhân loại? TT Cộng hòa Haiti là nhân vật vĩ đại đến đâu mà đến mức cả 4 lãnh đạo của Việt Nam là TT Chính phủ, CT nước, TBT đảng cộng sản (được coi là nguyên thủ quốc gia ở các thể chế cộng sản và độc tài nhưng không được coi là nguyên thủ quốc gia ở các thể chế dân chủ), Chủ tịch Quốc hội… phải tiếp đón trọng thị và niềm nở đến thế? Từ điển bách khoa toàn thư mơ Wikipedia cho biết như sau:

“Từ nửa cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, Haiti luôn bất ổn định chính trị, nhiều cuộc đảo chính đã xảy ra. Từ 1915 – 1934, Mỹ chiếm đóng Haiti. Sau khi Mỹ rút đi, Haiti lại rơi vào tình trạng bất ổn định. Năm 1957, Francois Duvalier trúng cử Tổng thống, thiết lập chế độ độc tài. Năm 1964, Duvalier xoá bỏ các đảng phái đối lập và tự xưng Tổng thống suốt đời. Năm 1971, Duvalier chết, con trai là Jean Claude Duvalier lên thay. Năm 1986, giới quân sự được Mỹ hậu thuẫn đảo chính lật đổ Duvalier (con).

Năm 1990, trong cuộc tổng tuyển cử tự do đầu tiên, Jean Bertrand Aristide đắc cử Tổng thống nhưng bị giới quân sự đảo chính lật đổ (tháng 9 năm 1991). Trước đòn trừng phạt bao vây kinh tế của Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ (OAS), Liên Hợp QuốcMỹ, nhằm đưa Aristide trở lại cầm quyền, tướng Raoul Cedras đã buộc phải ký thoả thuận với Aristide (7/1993), nhưng giới quân sự Haiti chống đối. Tháng 9 năm 1994, Mỹ can thiệp quân sự dưới danh nghĩa LHQ, đưa Tổng thống Aristide trở lại Haiti. Từ 1996 – 2000, Tổng thống René Preval (được Aristide ủng hộ) lên cầm quyền. Tháng 12 năm 2000, Aristide tái đắc cử Tổng thống (nhậm chức 7/2/2001). Đầu năm 2004, Haiti lại rơi vào khủng hoảng chính trị, Tổng thống Aristide một lần nữa bị lật đổ và đi lưu vong nước ngoài.

Thập niên 2000


Aristide tái đắc cử năm 2000. Nhiệm kỳ thứ hai của ông được đánh dấu bằng các cáo buộc tham nhũng. Năm 2004, một cuộc đảo chính bán quân sự đã lật đổ Aristide lần thứ hai (Xem cuộc nổi dậy Haiti năm 2004), Aristide đã được Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đưa đi khỏi nhà trong vụ mà ông mô tả là một vụ bắt cóc, và một thời gian ngắn ông được Chính phủ Cộng hòa Nam Phi giữ (Mỹ quyết định đưa ông đến đó). Aristide được thả và sống lưu vong ở Nam Phi.

Boniface Alexandre tạm thời nắm quyền. Trong tháng 2 năm 2006, sau cuộc bầu cử đánh dấu bởi sự không chắc chắn và các cuộc biểu tình phổ biến, René Préval được bầu làm Tổng thống.

Ủy ban ổn định của Liên Hiệp Quốc ở Haiti (còn gọi là MINUSTAH) đã ở quốc gia này kể từ cuộc nổi loạn năm 2004 của Haiti. Theo phần lớn các đánh giá kinh tế, Haiti là nước nghèo nhất ở châu Mỹ. Nước này một GDP danh nghĩa 7,018 tỷ USD trong năm 2009, với GDP bình quân đầu người 790 USD, mức khoảng 2 $ / người / ngày.

Đây là một nước nghèo khó, một trong những nước nghèo và và kém phát triển nhất thế giới. Các chỉ số so sánh xã hội và kinh tế cho thấy Haiti rơi xuống phía dưới mức các nước có thu nhập thấp đang phát triển (đặc biệt là ở bán cầu) kể từ những năm 1980. Haiti bây giờ đứng thứ 149 trên 182 quốc gia trong chỉ số phát triển con người của Liên Hiệp Quốc (2006). Khoảng 80% dân số được ước tính đang sống trong cảnh nghèo đói trong năm 2003. Hầu hết người dân Haiti sống trên dưới 2 USD mỗi ngày. Haiti có 50% dân số mù chữ, và hơn 80% sinh viên tốt nghiệp đại học từ Haiti đã di cư, chủ yếu vào Hoa Kỳ. Cité Soleil được xem là một trong những khu nhà ổ chuột tồi tệ nhất ở châu Mỹ, 500.000 cư dân của nó sống trong cảnh nghèo đói cùng cực, cái nghèo đã buộc ít nhất 225.000 trẻ em ở các thành phố của Haiti vào chế độ nô lệ, làm việc như những đầy tớ trong các hộ gia đình mà không được trả lương.

Khoảng 66% của lao động Haiti làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm chủ yếu là nông nghiệp tự túc quy mô nhỏ, nhưng hoạt động này chỉ chiếm 30% GDP. Các quốc gia đã trải qua quá trình ít tạo việc làm chính thức trong thập kỷ qua, mặc dù nền kinh tế không chính thức đang tăng. Xoài và cà phê là hai trong số các mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Haiti. 1% số người giàu nhất Haiti có gần một nửa tài sản của đất nước. Haiti đã luôn được xếp hạng trong số các quốc gia tham nhũng nhiều nhất trên thế giới về chỉ số nhận thức tham nhũng. Kể từ ngày “Papa Doc” Duvalier, Chính phủ Haiti đã nổi tiếng về tham nhũng. Haiti độc tài “Baby Doc” Duvalier, Michelle vợ ông, và ba người khác được cho là đã lấy 504 triệu USD từ ngân quỹ công cộng Haiti giữa năm 1971 và 1986.

Viện trợ nước ngoài chiếm khoảng 30-40% ngân sách quốc gia của Chính phủ. Các nhà tài trợ lớn nhất là Hoa Kỳ – theo sau là Canada và Liên minh châu Âu cũng góp phần hỗ trợ. Từ năm 1990-2003, Haiti đã nhận được hơn 4 tỷ USD trong viện trợ. Riêng Hoa Kỳ đã cung cấp cho Haiti 1,5 tỷ USD viện trợ. Venezuela và Cuba cũng đóng góp nhiều cho nền kinh tế Haiti, đặc biệt là sau khi các thỏa thuận liên minh đã được gia hạn trong năm 2006 và 2007. Trong tháng 1 năm 2010, Trung Quốc đã hứa viện trợ 4,2 triệu USD cho hòn đảo bị động đất này còn Tổng thống Obama cam kết Mỹ hỗ trợ 100 triệu USD. Viện trợ của Mỹ cho Chính phủ Haiti đã bị cắt bỏ hoàn toàn trong giai đoạn 2001-2004 sau cuộc bầu cử năm 2000 bị tranh chấp và Tổng thống Aristide bị cáo buộc có các hành động xấu khác nhau. Sau sự ra đi của Aristide của năm 2004, viện trợ đã được phục hồi, và quân đội Brazil đã chỉ huy các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Haiti. Sau gần 4 năm suy thoái kết thúc vào năm 2004, nền kinh tế tăng 1,5% trong năm 2005. Năm 2005 tổng nợ nước ngoài của Haiti đã lên đến 1,3 tỷ đô la Mỹ… Trong tháng chín năm 2009, Haiti đã đáp ứng các điều kiện đặt ra của IMF và chương trình các quốc gia mắc nợ nặng nề của Ngân hàng Thế giới đủ điều kiện để hủy bỏ nợ nước ngoài” (xem: http://vi.wikipedia.org/wiki/Haiti).

Trong một thế giới phẳng và trung thực, từ điển bách khoa toàn thử mở Wikipedia đang ngày càng được tôn trọng và đánh giá cao do độ tin cậy ngày càng cao của nó. Nếu tin cậy Wikipedia, ta có thể nhận ra những điều cốt lõi trong những thông tin ngắn gọn ở trên: Haiti là một quốc gia độc tài và đói nghèo vì độc tài dù trước đó đã có một khoảng thời gian dân chủ thịnh vượng.

Tại sao Haiti lại tìm đến Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm? Tại sao cả 4 nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam đều đón tiếp trọng thị TT Cộng hòa Haiti? Tôi đem thắc mắc này hỏi một anh bạn, anh cười ngả nghiêng: “Ông chẳng chú ý đấy thôi. Các sếp nhà mình vốn hiếu khách, thấy ai đồng điệu là xúm vào tiếp tuốt. Chẳng ai thống kê cả, nhưng cứ khoảng 20 ngày, cả 4 cụ lại niềm nở hết chỗ nói với các vị khách chẳng giống ai trong cái thế giới văn minh này”.

Có thể anh bạn tôi nói đúng. Nhưng, tôi nghĩ khác. Việt Nam đang cô đơn trong buổi giao thời đầy giông bão, trong sự phát triển đến chóng mặt của các giá trị mới. Vì quá cô đơn nên các nhà lãnh đạo của Việt Nam chẳng có gì để thể hiện ngoài việc tiếp vị khách chẳng giống ai trong thế giới văn minh này. Thể hiện sự cô đơn.

T.D.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin buổi sáng-12/11/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link