Công
an đàn áp dân chống cưỡng chế đất ở Quảng Ninh
Khánh An, phóng viên RFA
2012-12-21
Vào ngày hôm qua (21/12) tại xã Kim Sơn, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng
Ninh, lại xảy ra một vụ xô xát giữa người dân và chính quyền để phản đối việc
cưỡng chế đất xây dựng khu đô thị tại đây.
Screen capture
Công an trấn áp người dân phản đối cưỡng chế đất xây dựng khu đô
thị tại xã Kim Sơn, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, hôm 21-12-2012.
Trong một đoạn băng được đăng trên mạng Youtube ngay trong ngày 21/12,
trong đó cho thấy có nhiều công an và lực lượng dân quân tay cầm dùi cui đi lại
trong tiếng kẻng, tiếng chiêng và tiếng chửi bới, ồn ào trên một khu đất ruộng.
Đài Á Châu Tự Do hỏi chuyện một người dân tại đây và được cho
biết:
“Hôm nay có những người người ta treo băng-rôn, mang kẻng, mang trống
các thứ rồi tập trung ra đấy người ta nấu ăn, người ta trông cái khu ruộng của
người ta không cho đổ đất vào. Đất người ta đã có sổ đỏ rồi, người ta thà chết
không chịu mất đất.”
Đền bù không thỏa đáng
Một người dân khác cho biết việc ẩu đả, xô xát giữa chính quyền và
người dân bắt đầu vào lúc quá trưa, khi chính quyền bắt đầu can thiệp vào việc
treo băng rôn và trông coi đất của người dân:
Dân nấu cơm ngay tại đấy người ta ăn thì chính quyền đến cầm nồi niêu hất đi, xong rồi giật những băng rôn xuống, từ đấy trở đi mới sinh ra ẩu đả giữa công an với người dân.
Người dân xã Kim Sơn
“Như thông tin là vào ngày 23 này là họ cưỡng chế để giải phóng mặt
bằng khu đô thị Kim Sơn. Người dân có 82 hộ không đồng ý với giá giải phóng mặt
bằng, người ta không nhận tiền đền bù. Thế thì người ta có ra cắm trại ở gần
những thửa ruộng của người ta, rồi pano, áp phích người ta kẻ, vẽ. Vào buổi
trưa, người dân ở đấy trực tiếp trông coi ruộng của người ta. Khi mà chỉ còn
những người già ở lại, người ta nấu cơm ngay tại đấy người ta ăn thì chính
quyền đến cầm nồi niêu hất đi, xong rồi giật những băng rôn xuống, từ đấy trở
đi mới sinh ra ẩu đả giữa công an với người dân. Đến chiều, cảnh sát cơ động về
dẹp thì lại xảy ra một lần nữa. Người dân lại ném đá cảnh sát.”
Trong lúc xảy ra ẩu đả giữa chính quyền và người dân, một số người
dân đã bị thương nên đã đem cả quan tài ra để chặn đường, khiến cho giao thông
bị ách tắc nhiều giờ, đến khoảng 6 giờ chiều mới thông xe:
“Chính quyền, công an tỉnh, huyện về giải quyết gây xô xát. Nhìn thấy
người ta cũng bị thương, người ta mới mua quan tài đặt ngang đường 18 người ta
nằm vào trong để chống lại chính quyền. Công an phải giải quyết đi vào đường
chánh của khu công nghiệp đấy, đến chiều thì điều khoảng hơn 30 cảnh sát cơ
động vào trấn áp để giải phóng giao thông.”
Khu vực dự án khu đô thị Kim Sơn tại xã Kim Sơn, huyện Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh, ảnh chụp hôm 25/06/2012. Courtesy quangninh.com.vn
Người dân địa phương cho biết các hộ dân trên sở dĩ cương quyết không
cho lấy đất là vì giá đền bù giải phóng mặt bằng quá cách biệt so với giá thực
tế trên thị trường:
“Giải phóng mặt bằng để xây dựng khu đô thị. Nhiều người dân đã nhận
với giá đền bù có 38.000 đồng/m2, tổng cộng là 48 triệu đồng một sào, cách đây
2 năm rồi. Thế nhưng có 82 hộ người ta không nhận tiền giải phóng mặt bằng. Giá
rẻ quá. Thực tế là khu bên cạnh chẳng hạn bây giờ người ta cắt suất ra bán, 99
m2 là sáu, bảy trăm triệu gì đấy. Thế nhưng mua của dân là chỉ có 48 triệu một
sào, 360 m2 là thành 3 suất cơ mà. Những người bình thường thì mọi người cứ
nghe rồi ký kết, lấy tiền hết, nhưng cả xã có 82 hộ người ta không nghe.”
Được biết, dự án khu đô thị mới Kim Sơn là một trong những dự án trọng
điểm với mục tiêu xây dựng Đông Triều thành thị xã vào năm 2015. Dự án này được
thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2004 – 2008 với tổng vốn đầu tư gần 152
tỷ đồng. Thế nhưng chủ đầu tư ban đầu đã rút lui với lý do là không đủ năng
lực. Kể từ tháng 6/2009, dự án đã được giao cho Công ty TNHH Thành Tâm 668.
Hiện tại đã có 755/852 hộ đã đồng ý nhận tiền bồi thường. Còn 97 hộ khác nói
rằng giá cả đền bù không thỏa đáng, ngoài ra, họ còn bị gây sức ép không cho
kết nạp Đảng hay buộc thôi việc nếu không đồng ý nhận tiền bồi thường và bàn
giao mặt bằng.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment