Saturday, December 22, 2012

Ba bay đường hèn

Ba bay đường hèn
Tạp ghi Huy Phương
Đại tá Việt gian Trần Đăng Thanh :Sổ hưu đi trước, giữ nước theo sau
Ông nhạc sĩ Tô Hải viết tập sách “Hồi Ký của Một Thằng Hèn” xuất bản năm 2009, ai cũng khen ông là người can đảm, không ai chê ông đã hèn trong một thời gian quá lâu như thế, qua những câu chuyện “hèn” được viết lại.
Nhưng qua câu chuyện người ta kể, khi vào Sài Gòn, đi thăm mộ thân phụ ông, thấy cái bia mộdo người “nghĩa tế” trong quân đội miền Nam là một trung tướng “phụng lập,” thì ông nổi giận đùng đùng, bắt phải đập bỏ ngay tấm bia ấy. Hèn đã không phụng dưỡng được cha, ông lại hèn mang mặc cảm của người thắng trận, hèn để chứng tỏ“lập trường giai cấp” quyết tâm triệt hạ tất cả cái gì của miền Nam, dù cái đó là nét đẹp đạo lý của chữ hiếu, chữ nghĩa!
Người ta có thể tha thứ cái hèn trong thời gian “kháng chiến” của ông Tô Hải nhưng khó có thể chấp nhận được cái hèn khi ông tỏ ra cái “khí phách” của người đi theo nương nhờ súng đạn những người mới thắng thế.
Người ta không chê ai đã cúi đầu trước bạo lực, cường quyền, trong một xã hội công an trị đã làm cho con người tê cứng vì sợ hãi trước gông cùm và song sắt. Chúng ta thành tâm mà nói, ở vào vị trí như thế, chúng ta làm gì hơn được. Trong chuyện Hán Sở Tranh Hùng, Hàn Tín thuở hàn vi, chưa lập nghiệp lớn, lòn trôn thằng bán thịt giữ chợ mà người đời sau không ai gọi là thằng hèn. Hèn cho qua buổi, hènđể nuôi chí lớn.
Trên cõi đời này thường người ta hèn không phải vì một lý do duy nhất mà tới ba lý do: sợ hãi vì thế yếu, không bị ép buộc nhưng vì mưu lợi và cuối cùng là cái hèn trong thế thượng phong, thắng thế. Vậy thì hèn cũng có ba bảy đường hèn!
-Cái hèn thứ nhất thường được người ta tha thứ vì sự yếu đuối của con người.
Dưới họng súng, lưỡi lê, tra tấn, nhà tù của những chế độ bạo ngược, người dânđành thúc thủ, câm nín. Thời Việt Minh, chúng dùng thủ đoạn ám sát, chặt đầu, thả trôi sông, gây sự khiếp hãi, nên không ai dám không theo Việt Minh Cộng Sản, không ai dám lên tiếng phê bình hay chống đối. Sự sợ hãi làm tê liệt ý chí của con người, phải hèn cho qua thời buổi khó khăn.
Trong các trại tù tập trung của cộng sản, người ta có thể thông cảm cho phần lớn những người chịu hèn, chịu cảnh “nín thở qua sông,” “giả dại qua ải”... “an tâm, học tập tốt, lao động tốt” chẳng qua cũng vì sợ hãi, sợ trả thù và khổnhục.
Dưới chế độ kìm kẹp của cộng sản, cũng không ai trách người dân ta hèn vì không dám chống lại bạo lực, nhưng người trách giới văn nghệ trí thức hèn vì không chỉphải câm nín mà còn theo đường lối chỉ thị, múa môi, múa bút tâng bốc lãnh tụ,ơn đảng là những điều mà chính lòng họ không tin.
Trong một chế độ người ta dùng lương thực như một vũ khí để trấn áp người đối nghịch cũng như để nuôi dưỡng lòng trung thành của kẻ thuộc hạ thì chế độ “tem phiếu” quả là hữu hiệu. Ðó là thái độ hèn vì miếng ăn. Những người chưa đói, chưa thấy cảnh vợ con nheo nhóc mà xót xa thì chưa hiểu nổi vì sao cộng sản luôn luôn dùng “chính sách bao tử” để khống chế con người.
Hiện nay tại Việt Nam, chế độ công an trị, roi vọt, giam cầm từ nửa thế kỷ nay, hà khắc hơn cả chế độ thuộc địa, khiến cho người dân phải cúi đầu chịu đựng, chấp nhận cái hèn, biết sợ để sống còn, những con người dũng cảm không hề hèn, thì phải chịu bao nỗi thiệt thòi.
-Cái hèn thứ hai là hèn vì lợi dục. Không ai kê súng vào đầu, không ai bắt buộc, dù không làm cũng chẳng sao, vì nó không cần thiết, bị dồn vào thế ép buộc phải làm.
Không ai bắt một ông bộ trưởng khi vào gặp tổng thống lúc quay ra phải đi giật lùi vì sợ thất lễ, để đến nổi phải vấp và làm bể cái đôn sứ. Cũng không ai bắt chúng ta xu thời, đổi đạo để đổi lấy địa vị chức tước. Cả hai chuyện này không cần phải làm vì không nguy hiểm đến mạng sống của con người, động lực chính chẳng qua chỉ vì chức tước, danh vọng, vì từ chức quyền danh vọng có thể đưa đến giàu sang, quyền lực. Người liêm sỉ không cần phải có chức vụ, quyền lực hay ơn mưa móc nên không cần phải cúi mình.
Trong thời loạn, nhiều kẻ hèn đã tự nguyện dâng vợ cho cấp trên, dắt gái cho cấp chỉhuy, tư cách như một tên “ma cô” để đổi lấy những ân sủng, mà chúng đã những không biết hổ thẹn, mà còn lấy làm hãnh diện vì những ơn mưa móc này.
Trong hoàn cảnh khó khăn tận cùng của đời giam cầm tù tội, cũng có những người tù chấp nhận số phận, nhưng cũng có những thằng hèn thủ đoạn, chịu hèn hạ để tốcáo đồng đội, ton hót bọn cai tù để thêm được một cái phiếu quà, được thêm giờthăm nuôi hay được tin cậy trong những chức vụ nhằm khống chế, kiểm soát đồngđội. Ðó là hèn để mưu lợi lộc.
Một ca sĩ bỏ nước ra đi rồi trở về nước ca hát để kiếm tiền, đâu cần phải ca ngợi cái chính quyền của đất nước mà họ đã chối bỏ ngày trước, đó cũng là chuyện hèn vì lợi nhuận.
TốHữu cũng không cần phải khóc Staline như khóc ông nội hay ca tụng ông Hồ là cha già, nhưng Tố Hữu cũng cần dùng ngòi bút và cái lưỡi để tiến thân mà tiến thân vượt bực. Nhờ đó, dù sở học không bao nhiêu, Tố Hữu cũng lên đến chức phó thủtướng đặc trách kinh tế (!)nên Việt Nam có một đồng bạc mà trên thế giới không ai có, đó là đồng bạc $30. Cái hèn của Tố Hữu trong vụ án Nhân Văn Giai Phẩm còn là sự ganh tỵ, đố kỵ với những người giỏi hơn mình, và muốn làm lãnh tụ văn nghệ vì thực tế tác phẩm của Tố Hữu chỉ là loại truyền đơn phục vụ cho tuyên truyền, không có giá trị lâu dài.
Aiđó đã nói một câu nghe thấm thía: “Muốn sống, muốn có lương thực thì ít nhất trong đời cũng phải có một bài thơ suy tôn bác!”
-Còn một cái hèn không biết xếp hạng vào đâu là cái hèn của bọn người mọi rợ. Trong cuộc tranh chấp đảo Ðiếu Ngư giữa Nhật và Trung Cộng vừa qua, dân Trung Cộng không những biểu tình đốt phá khu thương mãi của Nhật, đốt xe Nhật, họ còn bắt một con chó Nhật giống Akita, trói vào gốc cây đánh đập cho đến chết trước sựhoan hỷ của “quần chúng.” Không chơi nổi tàu chiến, máy bay, những dân hèn Trung Cộng này trút đòn thù lên đầu một con chó, chỉ vì đó là một con chó giống Nhật!
Còn“hèn với giặc, ác với dân!” thì ai cũng biết đó là thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay dưới sự chỉ đường của đảng cộng sản.
-Cuối cùng là cái hèn của người thắng trận. Cái hèn đáng nguyền rủa nhất là sựtrả thù của người thắng trận. Câu chuyện trả thù này chúng tôi đã có dịp nói nhiều rồi. Câu nói “đánh người chạy đi chứ không đánh người chạy lại” là một khẩu hiệu dối trá. Chúng ta thua trận nhưng chỉ tiếc là đã thua những con người dã man, hèn hạ nên nhân phẩm của chúng ta bị chà đạp, quyền sống của chúng ta bị tước đoạt nên để lại bao nhiêu khổ lụy cho gia đình khi chúng ta đang phải vào nhà tù. Không những trả thù những người khác trận tuyến, người cộng sản còn trả thù giai cấp bằng cách tước đoạt tài sản, và đày đọa những người giàu có hơn chúng vì lòng ganh tỵ, để cuối cùng tạo ra một giai cấp mới, thế chỗ, còn tham lam tàn độc hơn là chế độ tư sản cũ, bởi sự bóc lột được nâng đỡ, yểm trợbằng quyền lực và súng đạn, nhà tù.
Khi người “bộ đội cụ Hồ” chỉ có một bộ áo quần, cái nón cối, đôi dép râu, cái “xắc cột” (sacoche), cái chén ăn cơm, đôi đũa, vợ con ở nhà có hợp tác xã lo, thì dễnói chuyện lý tưởng. Bây giờ thắng trận, có tài sản có chức phận thì phải giữ.
“Thà mất nước, không thà mất đảng,” vì đảng chính là xôi thịt, nên dù bị chửi bới, xấu hổ cũng phải giữ rịt lấy đảng. Bỏ đảng là mất ghế. Những anh bỏ đảng đều là những người bị thất sủng, vô công rỗi nghề, không còn chức vụ, cái thẻ đảng chẳng còn giá trị, trả lại hay đốt đi cũng chẳng anh hùng gì! Chẳng thấy aiđang có chức quyền, nhà cao cửa rộng, mỗi tháng kiếm năm ba triệu đô la, conđang du học ngoại quốc, mà bỏ đảng?
Tôi cho biểu tượng về “cái hèn” của những con người cộng sản đang cầm vận mệnh đất nước Việt Nam hiện nay là ba con khỉ Mizaru, Kikazaru và Iwazaru bịt tai, bịt mắt, bịt miệng. Bịt tai để không nghe tiếng ta thán của trăm họ, bịt mắt đểkhông thấy cảnh khổ của lê dân, bịt miệng để khỏi phải nói tiếng nói chính trực với giặc. Bịt miệng cũng đồng nghĩa với “ngậm miệng ăn tiền,” bất cố liêm sỉ.
Nhưng người dân Việt Nam đã bắt đầu dõng dạc lên tiếng, lắng nghe tiếng gọi của nước non và mở rõ mắt nhìn thấy bộ mặt thực của chế độ.

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link