Objet : Fwd: HUY PHUONG :Những người
thua trận
Những người thua trận
Huy Phương
Kính thưa Các
Bạn,
Câu chuyện do Huy
Đức viết về ngày 30/4/75 tại Dinh Dộc Lập Saigon trong "Bên Thắng Cuộc"
quá đơn giản, quá
lịch sự cho những người thắng trận vào dinh Độc Lập.
Đây mới là sự thật do những nhân chứng có mặt hôm đó trong dinh
trình bày, viết thành bản văn, (Đại tá Dương Hiếu
Nghĩa, Cựu Dân Biểu Nguyễn Văn Binh ) tỏ những người lính "tiếp thu" rất hung hản, mọi rợ,
thiếu giáo dục, kể cả một ôngTrung Tá Bùi Văn Tùng, chính ủy Lữ Đoàn Xe Tăng
203.
Tác giả Huy Đức có biết chuyện này không hay chỉ viết theo văn bản
tường thuật của báo chí Hà Nội.
Xin quý Vị bình tâm đọc kỹ.
Nếu cần vào "Hồi Ký Dang Dở" của Dương Hiếu Nghĩa).
Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này khi đọc xong tập I: "Giải
Phóng" của " Bên Thắng Cuộc"
Xin thành thật cám ơn.
Huy Phương
Những người thua trận
Huy Phương
Ði Georgia nhiều lần nhưng đây là lần đầu tiên tôi được viếng thăm
Stone Mountain Park nơi có hòn
núi đá lớn khắc hình ba vị lãnh tụ của miền Nam thua trận trong cuộc nội chiến
của Hoa kỳ kéo dài bốn năm từ tháng 4, 1861 đến tháng 4, 1865.
Hình ảnh những người thua trận tại Stone Mountain Park. Từ trái, Tổng Thống Liên Minh Miền Nam Jefferson Davis,Tướng Tổng Tư Lệnh Liên Minh Robert E. Lee và Tư Lệnh Phó Thomas Jackson. (Hình: Huy Phương/Người Việt)
Ðó
là hình Tổng Thống Liên Minh Miền Nam Jefferson Davis, Tướng Tổng Tư Lệnh Liên
Minh Robert E. Lee và Tư Lệnh Phó Thomas Jackson. Tác phẩm điêu khắc này là do
sáng kiến của “Hiệp Hội Những Người Con Gái của Liên Minh” (United Daughters of
the Confederacy), khởi công từ năm 1962, sau bao nhiêu trắc trở, được hoàn
thành năm 1972.
Jefferson Davis chính là vị tổng thống lãnh đạo Liên Minh gồm
11 tiểu bang miền Nam ly khai chống lại chính sách giải phóng nô lệ da đen của
Tổng Thống Abraham Lincoln lãnh đạo 25 tiểu bang miền Bắc. Ðược gọi là những
người “ly khai,” “phản loạn,” cuối cùng họ vẫn được tôn vinh và tưởng nhớ trong
lòng người dân Mỹ. Người thua trận mà cũng được vinh danh hay sao?
Cuộc
chiến tranh tương tàn Nam Bắc kéo dài đúng bốn năm thiếu ba ngày, 750,000 quân
hai phía và một số lượng thường dân thương vong không kiểm kê được, ước tính số
người chết chiếm 10% toàn bộ số nam giới miền Bắc từ 20 đến 45 tuổi, và 30% đàn
ông da trắng miền Nam trong độ tuổi từ 18-40.
Bị
phong tỏa đường biển, thiếu tiếp vận, nhất là sau sự thất bại của trận
Gettysburg tại ngay vùng đất của mình, cuộc nội chiến đẫm máu kết thúc vào ngày
9 tháng 4, 1865 khi Tướng Robert E. Lee, tư lệnh phe Liên Minh, ký nhận đầu
hàng không điều kiện ở Appomattox Court House, Virginia, dưới sự chứng kiến của
tướng miền Bắc Ulysses S. Grant. Tướng Lee đã an ủi quân sĩ của mình: “Sau 4
năm chiến đấu khó khăn, với sự can đảm và anh hùng chưa từng thấy, binh đoàn
Bắc Virginia (của LM miền Nam) bị bắt buộc phải nhượng bộ một lực lượng và hậu
thuẫn quá to lớn.”
Các
điều kiện đầu hàng được soạn thảo hoàn tất vào khoảng 4 giờ chiều ngày 9 tháng
4. Khi Lee lên ngựa rời nơi ký văn kiện đầu hàng thì binh sĩ miền Bắc không
giấu nỗi sự mừng rỡ đã reo hò, nhưng Grant nghiêm khắc ra lệnh ngưng ngay thái
độ này.
Ông nói: “Những người miền Nam bây giờ là đồng bào của chúng ta, và
chúng ta không nên có thái độ đắc chí trên sự suy sụp của họ.” Hiệp ước
Appomattox không có điều khoản nào giam giữ, kỳ thị với 200,000 tù binh miền
Nam và phe thắng trận thi hành đúng những điều khoản này, sĩ quan thua trận
được giữ vũ khí cá nhân của mình và tất cả đã được an lành trở về với gia đình
trong sự tôn trọng của phe đối nghịch, được xem như là hiệp ước của những người
hào hiệp (The Gentlemen’s Agreement).
Theo lời yêu cầu Robert E. Lee, quân lính
miền Nam được tiếp tục cho giữ lừa ngựa để trở về quê quán giúp họ trong công
việc của nông trại, và được quân đội miền Bắc cấp ngay 25,000 khẩu phần lương
thực vì những người lính thua trận đang bị đói khát mấy ngày hôm nay.
Trước
đó, trong trận đánh nổi tiếng ở Gettysburg vào tháng 7, 1863, sau 3 ngày giao
tranh, phe Liên bang miền Bắc chết 3,000 người, phe Liên Minh mất 4,000 người.
Tổng thống Abraham Lincoln đã ra lệnh đem cả 7,000 thi hài của cả hai bên để an
táng chung một nơi.
Ngày 19 tháng 9, 1863, khánh thành nghĩa trang này, Lincoln
đã đọc bài diễn văn công bố chiến trường Gettysburg là Nghĩa Trang Quốc Gia.
40
năm sau cuộc chiến, mở đầu cho giai đoạn hàn gắn vết thương chia rẽ của dân
tộc, năm 1990, Tổng Thống William Mc Kinley đã cho thu thập khoảng 30,000 nấm
mộ của tử sĩ Liên Minh Miền Nam trong trận Nội Chiến rải rác trong vùng
Washington, cải táng đưa vào một khu đặc biệt trong nghĩa trang Arlington gọi
là Confederate Section.
Tượng THƯƠNG TIẾC nơi lối vào nghĩa Trang
Trước hết chúng ta nhìn lại cuộc đầu hàng miền Nam ngày 30 tháng 4, 1975 tại Dinh Ðộc Lập, Sài Gòn.
Theo David Butler, tác giả cuốn The Fall of Saigon
(1984), ghi lại tường thuật của phóng viên Neil Davis, một người Úc biết tiếng
Việt làm việc cho đài truyền hình NBC của Mỹ, có mặt trong dinh lúc bấy giờ,
thì khi xe tăng đã vào sân cỏ, hai bộ đội trẻ là Pham Huy Do và Pham Huy Nghe
(ghi tên không có dấu tiếng Việt theo như trong sách), tay ôm súng, chạy vào
trong dinh, sau khi kéo cờ Mặt Trận trên nóc, Nghe đi tìm Tổng Thống Dương Văn
Minh, vừa chạy vừa quát to: “Ai là Dương Văn Minh?
Dương Văn Minh hãy bước ra
và quì xuống.” Vừa lúc thì Do dẫn vào bốn chính ủy, một người tự giới thiệu là
Trung Tá Bùi Văn Tùng, chỉ huy đoàn chiến xa vào Dinh Ðộc Lập.
Sau
này tài liệu của Cộng Sản ghi chép thì Bùi Văn Tùng có nói với Tổng Thống Dương
Văn Minh là: “Ông không còn gì để bàn giao…” Nhưng sự thật, theo “Hồi Ký Dang
Dở..” của cựu Ðại Tá Dương Hiếu Nghĩa ghi lại lời kể của Cựu Dân Biểu Nguyễn
Văn Binh (nguyên Quận trưởng Gò Vấp) có mặt trong Dinh Ðộc Lập vào giờ ấy, thì:
“Thấy
vị sĩ quan nầy đeo đầy sao vàng trên cầu vai nền đỏ, vì không biết cấp bậc của
quân đội Miền Bắc, nên ông Minh tưởng rằng mình đang đứng trước một tướng lãnh
cao cấp:
“Thưa
quan sáu, tôi đã chờ ông từ ban sáng để trao quyền cho ông.”
Sĩ
quan nầy dùng danh từ “mầy tao” xẵng giọng hách dịch và đanh đá lên tiếng:
“Mầy
dám nói là trao quyền hả? Mầy chỉ là một kẻ cướp quyền và một bù nhìn. Mầy làm
gì có ‘quyền’ nào để giao cho tao? Chúng tao lấy được quyền đó bằng khẩu súng
nầy đây.
Ngoài ra tao xác nhận với mầy là tao không phải là tướng mà chỉ là một
trung tá ủy viên chính trị của một đơn vị chiến xa.
Kể từ bây giờ tao cấm mầy
không được ngồi xuống!”
Cũng
với thái độ ấy, y nói với ông Nguyễn Văn Hảo, khi ông này ngỏ ý muốn trao “món
quà” 16 tấn vàng cho Bắc Việt:
“Ðó
không phải là quà mà là chiến lợi phẩm của chúng tao, tao phải tịch thu, mầy
hãy trao ngay cho tao đi!”
Ðọc
đến đây, thấy vừa buồn vừa nhục!
Ngày nay chúng ta đã rõ Nghĩa Trang
Quân Ðội Biên Hòa và thân phận của người lính miền Nam đã bị đối xử như thế
nào. Về người chết thì ngay khi Cộng Sản vào Saigon, ngày 3 tháng 5, Nghĩa
Trang Quân Ðội Hạnh Thông Tây, Gò Vấp đã bị bọn Cộng Sản Bắc Việt dùng xe ủi
đất san bằng hết ngay chiều ngày hôm đó.
Về người sống thua trận, thì cũng
trong “Hồi Ký Dang Dở,” Ông Dương Hiếu Nghĩa cho biết: “Ngay tại tỉnh Vĩnh
Long, các ông cai tổng Nguyễn Văn Dần, Nguyễn Văn Xôm, Nguyễn văn Thêm đều bị
họ kết án là ‘có tội với nhân dân’ mà không thông qua một tòa án nào, và bị
hành quyết ngay khi bị bắt, bằng vũ khí thô sơ như búa, mã tấu…
Riêng ngôi mộ
của Trung Úy Dù Nguyễn Văn Ngọc ở xã Long Hồ, dù đã chết từ hơn một năm trước,
vẫn bị họ đào mả lên, đưa cả quan tài ra giữa chợ Ngã Tư Long Hồ để cho phá nát
bằng cốt mìn.”
Ở đây chúng ta không nói đến nguyên nhân của chiến tranh Việt Nam và cuộc nội chiến tại Mỹ, cũng không thể so sánh nếp sống và tư cách của tướng lãnh Mỹ với tác phong “rừng rú” của “bộ đội cụ Hồ” trong hai câu chuyện kể trên.
Chỉ xin
mượn lời nhà văn Dương Thu Hương để kết luận cho bài này:
Ðọc
lịch sử, nhiều khi muốn khóc.
Huy Phương
(trong Những Người Thua Trận,
Tạp ghi Huy Phưng
đã phát hành)
No comments:
Post a Comment
Thanks for your Comment