Friday, December 21, 2012

Cựu thủ tướng Abhisit bị cáo buộc tội sát nhân : Thái Lan có thể lại gặp bất ổn


 

Thứ năm 20 Tháng Mười Hai 2012

Cựu thủ tướng Abhisit bị cáo buộc tội sát nhân : Thái Lan có thể lại gặp bất ổn


Cựu thủ tướng Abhisit Vejjajiva đến văn phòng DSI - Cục Điều tra Đặc biệt tại Bangkok (REUTERS /Chaiwat Subprasom)

Cựu thủ tướng Abhisit Vejjajiva đến văn phòng DSI - Cục Điều tra Đặc biệt tại Bangkok (REUTERS /Chaiwat Subprasom)

Mai Vân


Tại Thái Lan, cựu thủ tướng Abhisit Vejjajiva và cựu Phó thủ tướng Suthep Taugsuban đã bị Cục Điều tra Đặc biệt DSI, một bộ phận của ngành Cảnh sát Thái Lan với chức năng gần giống cơ quan FBI của Mỹ thẩm vấn. Cuộc thẩm vấn dựa trên một hồ sơ cáo buộc về tội sát nhân do chính DSI thiết lập, liên quan đến chiến dịch đàn áp phong trào biểu tình chống chính phủ vào tháng Tư và tháng Năm năm 2010, thời hai ông Abhisit và Suthep đứng đầu chính phủ.

Thông tín viên Arnaud Dubus từ Bangkok
20/12/2012
More

RFI đã đặt câu hỏi cho Thông tín viên Arnaud Dubus tại Bangkok để tìm hiểu thêm về vụ việc này.

RFI : Thân chào Arnaud, trước tiên hết xin anh cho biết rõ là hai cựu thủ tướng và phó thủ tướng Thái Lan đã bị thẩm vấn về những điều gì ? Một số phương tiện truyền thông đã nói đến việc hai nhân vật này bị truy tố. Thực hư ra sao ?

Arnaud : Trong thực tế, đây không phải là một vụ truy tố cựu Thủ tướng Chính phủ Thái Lan và cựu Phó Thủ tướng về tội sát nhân. Nhiều phương tiện truyền thông Thái Lan và quốc tế trong thời gian qua đã có sự nhầm lẫn khi tường trình về vụ việc này.

Sự vụ chỉ đơn giản là một cuộc thẩm vấn, trong đó, hai ông Abhisit và Suthep được nghe chi tiết về các cáo buộc của Cục DSI nhắm vào hai người. Cả hai bị cáo có 45 ngày để mời các nhân chứng bảo vệ cho họ. Chỉ sau thời hạn đó thì hồ sơ truy tố mới được trình lên văn phòng của Chưởng lý. Chính nhân vật này mới có thẩm quyền quyết định truy tố hay không.

Những cáo buộc của Cục Điều tra Đặc biệt dựa trên kết quả của một cuộc điều tra hình sự liên quan đến cái chết của một người biểu tình vào tháng 5 năm 2010. Tiến trình điều tra đã dẫn đến kết luận rằng người biểu tình đó, một tài xế taxi, đã bị quân đội giết chết. Và quân đội lại được đặt dưới thẩm quyền của chính phủ dân sự do hai ông Abhisit và Suthep lãnh đạo.

RFI : Có thể nói là việc hai cựu lãnh đạo chính phủ cũ bị làm khó dễ là một sự phục hận của phe Áo Đỏ hay không ?

Arnaud : Những lời tố cáo này chắc chắn là được một thành phần phe Áo Đỏ ủng hộ, nhất là những người đã bị mất người thân trong cuộc đàn áp năm 2010. Tuy nhiên cũng phải ghi nhận là chỉ khoảng 50 người Áo Đỏ hiện diện gần trụ sở cơ quan DSI, nơi diễn ra cuộc thẩm vấn. Họ đã đón tiếp hai ông Abhisit và Suthep với lời thóa mạ, nhưng phải nói là cuộc huy động lực lượng của phe Áo Đỏ để phản đối hai nhân vật này đạt kết quả rất yếu.

Ngoài ra cũng phải công nhận là có một sự truy bức của Cục Điều tra Đặc biệt nhắm vào cựu thủ tướng Abhisit và cựu phó thủ tướng Suthep.

Lãnh đạo của DSI là ông Tharit Pengdit đang xem xét khả năng thiết lập những hồ sơ mới để cáo buộc các ông Abhisit và Suthep về tội danh mưu toan sát nhân và hành hung. Theo tin mới nhất được báo The Nation tiết lộ, nhân vật này đã cho biết là sẽ có khoảng 2000 người bị thương trong chiến dịch đàn áp nộp đơn kiện hai cựu lãnh đạo chính phủ

Ông Tharit còn muốn lập hồ sơ cáo buộc hai người này tham nhũng trong việc phân phối các khoản quyên góp giúp khắc phục các vụ lũ lụt năm ngoái.

Các động thái truy bức kể trên lại càng lạ lùng hơn nữa khi mà lãnh đạo Cục DSI Tharit Pengdit, vào năm 2010, còn ngồi bên cạnh hai ông Abhisit và Suthep trong Ủy ban đặc trách tổ chức chiến dịch trấn áp người biẻu tình. Kể từ khi thay đổi chính phủ vào tháng 7/2011, thì ông Tharit Pengdit có vẻ như đã trở cờ và đứng hẳn về phiá phe những người hậu thuẫn cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra.

RFI : Nếu những lời tố cáo sát nhân sau này trở thành những lời truy tố về tội sát nhân, liệu điều đó có gây ra bất ổn định chính trị tại Thái Lan hay không ?

Arnaud : Với các cuộc biểu tình của những người cực kỳ bảo hoàng trong phong trào Siam Pitak vào tháng 11 vừa qua, và một loạt sự cố nhỏ sau đó như vụ đánh đập vào hôm thứ Hai vừa qua một phát ngôn viên của đảng Dân chủ đối lập, người ta thấy là Thái Lan đang bước vào một chu kỳ căng thẳng chính trị mới, và trong những tháng tới đây thì có lẽ sẽ càng căng thẳng thêm.

Trong bối cảnh đó, những tình tiết về khả năng hai ông Abhisit và Suthep bị đem ra xét xử, sẽ có tác dụng đổ thêm dầu vào lửa.

Tuy nhiên, cũng phải tương đối hoá phân tích vừa nêu bằng thực tế sau đây : Cục Điều tra Đặc biệt và chính quyền rất cản thận, không muốn quy trách nhiệm cho quân đội trong cuộc trấn áp biểu tình năm 2010, trong lúc mà chính quân đội lại có trách nhiệm trực tiếp về đa số người thiệt mạng. Mọi lời tố cáo đều chỉ tập trung trên đảng Dân chủ đối lập.

Những lời tấn công vào đảng này dữ dội đến nỗi chúng có thể tác hại đến tương lai của đảng Dân chủ và dẫn đến việc đảng này tự giải tán, ví du như nếu ông Abhisit, lãnh đạo đảng bị kết án.

Cũng cần nhắc lại là đảng Dân chủ chưa bao giờ thắng cử từ giữa thập niên 1990, và đã bị thất bại 5 lần liên tiếp trước các đảng thân Thaksin khác nhau.

 

 

 

 

 

 
 dangnguoivietyeunguoiviet.org

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-21/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link