Saturday, June 7, 2014

Bắc Kinh yêu cầu Việt Nam nghiêm trị biểu tình bạo động chống Trung Quốc

Bắc Kinh yêu cầu Việt Nam nghiêm trị biểu tình bạo động chống Trung Quốc

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói cho tới nay Trung Quốc vẫn chưa nhận được một khoản bồi thường nào từ phía Việt Nam cho các thiệt hại trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

CỠ CHỮ 
06.06.2014
Trung Quốc yêu cầu Việt Nam trừng trị nghiêm những người khơi mào các cuộc bạo động chống Trung Quốc hồi tháng trước và bồi thường thiệt hại đầy đủ cho các doanh nghiệp và công dân Trung Quốc tại Việt Nam.

Trong cuộc họp báo ngày 6/6, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi, nhấn mạnh Bắc Kinh yêu cầu Hà Nội có những bước nghiêm chỉnh bảo vệ an toàn cho các cơ quan và nhân viên của Trung Quốc ở Việt Nam.

Ông Hồng nói thêm rằng cho tới nay Trung Quốc vẫn chưa nhận được một khoản bồi thường nào từ phía Việt Nam cho các thiệt hại trong các cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc ở các khu công nghiệp miền Nam và miền Trung Việt Nam.

Có ít nhất 4 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương trong các vụ bạo loạn khiến Trung Quốc rút 4.000 công nhân ra khỏi Việt Nam. Mọi việc xảy ra sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan 981 vào khu vực Việt Nam có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Tại một diễn đàn doanh nghiệp hôm 5/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam cam đoan sẽ không để xảy ra tình trạng tương tự.

Ông Dũng nói 90% các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trong các vụ biểu tình bạo động vừa qua hiện đã trở lại hoạt động bình thường.

Nhà lãnh đạo Việt Nam cũng cho biết thêm rằng nhà chức trách đã có những biện pháp thích đáng trừng phạt những người gây bạo động.

Nguồn: Reuters/IBBTimes

 

Mười sáu tổ chức xã hội dân sự Việt Nam họp mặt ở Saigon

Mười sáu tổ chức xã hội dân sự Việt Nam họp mặt ở Saigon

www.ducme.tv -Cà Phê Tối- Biểu tình công nhân ở Bình Dương: nghĩ về XHDS



TS Phạm Chí
 Dũng phát biểu trong cuộc họp 16 tổ chức xã hội dân sự tại Saigon ngày 05/06/2014.
TS Phạm Chí Dũng phát biểu trong cuộc họp 16 tổ chức xã hội dân sự tại Saigon ngày 05/06/2014.
DR

Thụy My

Hôm 05/06/2014 đại diện của 16 tổ chức xã hội dân sự và tôn giáo đã họp mặt tại chùa Liên Trì ở quận 2 Saigon, để trao đổi về hiện tình đất nước. Đây là dấu hiệu cho thấy phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam đã có được bước tiến mới khi ngồi chung lại với nhau mà không bị ngăn trở đáng kể.

Hiện diện trong buổi họp có đại diện các tổ chức Diễn đàn Xã hội Dân sự, Hội Cựu tù nhân lương tâm, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Hội Anh em Dân chủ, Hội Bầu bí Tương thân, Liên đới Dân oan, Hiệp hội Dân oan, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị Tôn giáo, Con đường Việt Nam, Bạch Đằng Giang Foundation, Hội Phụ nữ Nhân quyền, Truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế, và các giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1975 đến nay mới có một cuộc họp đông đủ các hội đoàn xã hội dân sự.

Các hội nhóm cho rằng phải tranh đấu để có được quyền tự do hội họp và tự do lập hội, và trong tương lai gần cần có công đoàn độc lập thực sự để bảo vệ quyền lợi công nhân thay vì công đoàn do Nhà nước thành lập như hiện nay.

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đại diện cho Diễn đàn Xã hội Dân sự nhận định, mới cách đây một năm việc tập hợp một số lượng người bất đồng chính kiến như vậy là rất khó khăn, còn hai năm trước là việc không tưởng. Như vậy đây là dấu hiệu cho sự tương đối thống nhất và manh nha của hoạt động dân chủ, và cũng là một biến chuyển khá nhanh mà theo ông, đó là một xu thế.

Về giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981, tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho rằng đây là sự kiện làm hội tụ nhiều trái tim yêu nước, trong đó cuộc họp lần này là một « Diên Hồng » nho nhỏ để bàn bạc về hiện tình đất nước. Họa xâm lăng từ Trung Quốc cũng làm cho một số chính khách trở nên dứt khoát với việc phụ thuộc vào « thiên triều » trước đây.

Bình luận về việc Hoa Kỳ bắn tiếng muốn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, theo ông Phạm Chí Dũng, nếu Nhà nước Việt Nam không nắm lấy cơ hội này thì sẽ không còn cơ hội nào nữa, sẽ mất tất cả và lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc. Ông nhận xét, cần phải tận dụng được xu thế để Nhà nước Việt Nam từng bước chấp nhận không chỉ xã hội dân sự mà còn cả công đoàn độc lập.

Được biết tuy công an có theo dõi, canh gác nhưng những người dự họp không bị làm khó dễ. Riêng đoàn của Phó tổng lãnh sự Đức đến tham gia đã phải quay về vì chướng ngại vật bày ra ở đầu đường vào chùa Liên Trì, quận 2.


'Việt Nam và cơ hội thoát Trung lần 4'

Hãn Nguyên Nguyễn Nhã
Tiến sỹ sử học
Cập nhật: 13:46 GMT - thứ sáu, 6 tháng 6, 2014
Trung Quốc đang tăng cường phát triển hải quân
Ngày 1/5 năm 2014, Trung Quốc hạ đặt Giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách đảo Tri Tôn 17 hải lý với sự hỗ trợ lực lượng trên trăm tàu đủ loại và cả không quân.
Thời gian này Trung Quốc cho là thời cơ tốt thực thi chủ quyền tại “Đường chín đoạn Lưỡi Bò” chiếm 80% Biển Đông, trước hết có thể lôi kéo Nga đang bị Mỹ các nước Phương Tây gây áp lực sau khủng hoảng ở Ukraine.

Các bài liên quan

Còn với Việt Nam thì Trung Quốc nắm rất kỹ nội tình, đang thu tóm kinh tế Việt Nam và nghĩ có thể xử ép, có khả năng xúi bẩy các cấp và cả người dân sau Hội nghị Thành Đô 1990.

Vì sao lúc này?

Thời điểm sau ngày 30/4 và trước ngày 7/5, kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày thất bại của Pháp và Mỹ ở Việt Nam, như nhắc nhở đến những khó khăn, khó chịu của các nước Phương Tây với Việt Nam.
Đồng thời họ cũng nhắc nhở Việt Nam những hệ lụy của ngày 30/4, Việt Nam thống nhất không theo ý của Trung Quốc, đã bị Trung Quốc dạy cho bài học mà cao nhất là cuộc chiến Tây Nam và Biên Giới Việt Trung năm 1979.
Trên đây có thể đúng hẳn hay chỉ một phần đúng theo cách suy nghĩ của Trung Quốc cho là thời cơ để thách thức Việt Nam với những gì mà Giàn khoan 981 đang và sẽ làm.
Thực tế đã diễn ra rất khác xa, có thể nói: lại trở thành thời cơ cho Việt Nam thoát khỏi vòng tay của Trung Quốc.
Đây là khởi đầu một cuộc chiến không bằng súng như một luật sư đã phát biểu trong Buổi tập huấn về Luật biển của Liên Đoàn Luật sư Việt Nam ở Hà Nội hay các doanh nhân trẻ Việt Nam cho họ đang là các chiến sĩ trẻ trong cuộc trường kỳ kháng chiến thoát khỏi Bắc thuộc lần thứ tư trong lịch sử Việt Nam.
Những âm mưu biến Việt Nam trở thành thuộc quốc đã từ lâu nhất là từ khi có hội nghị Thành Đô năm 1990, ai cũng đã biết.
"Thời nào cũng có Trần Ích Tắc, Trần Di Ái, Lê Chiếu Thống, song những người ấy chỉ vì tư lợi sẽ thất bại và không còn ở lại trái tim người Việt"
Ông Nguyễn Cơ Thạch cũng từng cho rằng việc Việt Nam thoát khỏi khỏi vòng tay Trung Quốc không dễ dàng chút nào. Bởi có cả một thời gian dài khi đánh đuổi thực dân đế quốc Phương Tây, các nhà cách mạng Việt Nam kể cả quốc gia lẫn cộng sản đều đã nhờ đất và người Trung Quốc trợ giúp.
Song phải nói , nhất là năm 1972 Trung Quốc cùng Mỹ đưa ra Thông cáo chung Thượng Hải, nên đã quyết định dứt khoát với Trung Quốc.
Cụ thể là ngày 30/4/1975 thống nhất đất nước không theo ý Trung Quốc, đã bị Trung Quốc đáp trả, ngừng chi viện, cho Pol Pot đánh chiếm Thổ Chu và gây ra Mặt trận Tây Nam và Cuộc chiến 1979 sau đó.
Việt Nam càng ngày lại thấy vì lợi ích của Trung Quốc nên họ đã lôi kéo Việt Nam đối trọng với Liên Xô hay với Mỹ, và đã khiến Việt Nam khốn khổ.
Ví dụ như sau chiến thắng Điện Biện Phủ, đáng lẽ để Việt Nam toàn thắng họ lại dùng Hiệp định Geneva để chia cắt Việt Nam.
Mao biến chủ nghĩa Marx thành chủ nghĩa Mao cực quyền Đại Hán, khiến nhân dân Trung Quốc cơ cực
Hay sau 1972 Trung Quốc lại chiếm Hoàng Sa năm 1974, lợi dụng sự ủng hộ vô điều kiện của VNDCCH cho 'phe đồng chí' như Công Hàm Thủ tướng Phạm Văn Đồng tuy chẳng có gía trị pháp lý về từ bỏ chủ quyền vì Hiệp Định Geneva Điều 1 đã qui định rất rõ thuộc chính quyền Phía Nam quản lý.
Song ngay khi hạ đặt giàn khoan HD-981 Đài Tiếng Nói Nhân dân Trung Hoa lại nhắc đến Công Hàm Phạm Văn Đồng, cho là bằng chứng về lịch sử, pháp lý mạnh mẽ nhất, không thể chối cãi.
Tuy thế, Việt Nam đã rất khôn ngoan, ngay sau ngày 30/4/1975 đã tổ chức hiệp thương hai chính quyền Nam Bắc, bầu cử quốc hội và chính quyền Việt Nam thống nhất có giá trị pháp lý quốc tế rất cao.
Chính quyền thống nhất này đã thừa kế chính quyền ở Miền Nam về chủ quyền.
Tính chất pháp lý quốc tế của chính quyền Việt Nam thống nhất lại khác hẳn tính chất của chính quyền VNDCCH, mặc dù có rất nhiều nhân vật lãnh đạo của chính quyền VNDCCH.
Ngay khi Thống nhất chính quyền Thống Nhất đã đặt ngay vấn đề chủ quyền tại Hoàng Sa với lãnh đạo Đặng Tiểu Bình và năm 1979, Việt Nam thống nhất đã công bố Sách trắng phản bác Trung Quốc về chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định chủ quyền của mình vừa liên tục vừa hòa bình phù hợp với pháp lý quốc tế.
Chủ nghĩa Marx đã có vai trò lịch sử, có mặt tích cực giúp cho chủ nghĩa tư bản thay đổi ngày càng tốt hơn, như đời sống công nhân ngày càng cao và có thể tham gia cổ đông và chính trị dễ dàng, trong khi Mao biến chủ nghĩa Marx thành chủ nghĩa Mao cực quyền Đại Hán.
Những chuyện thâm cung bí sử sát hại lẫn nhau thời phong kiến xưa được Mao biến thành đại trà đem đến tận người dân bình thường, cụ thể là cảnh đấu tố trong cải cách ruộng đất, con đấu tố cha, giết cha; trò đấu tố thầy giết thầy; các đồng chí chung quanh Mao hầu hết đều bị giết hại thẳng tay.
Nhân dân Trung Quốc khi đó có đời sống cực khổ, một hình thức nô lệ, phong kiến kiểu mới cực quyền.
Cũng may Việt Nam đã nhanh chóng sửa sai, và khi Cách mạng Văn Hóa ở Trung Quốc giết hại các đồng chí thì Việt Nam không theo, chỉ có Pol Pot nhắm mắt theo, đã xảy ra đại họa diệt chủng.

Thoát vòng tay Trung Quốc

Thực tâm Trung Quốc không bao giờ muốn Việt Nam mạnh cả mà chỉ là thuộc quốc, bảo sao nghe vậy.
Giới trẻ Trung Quốc được giáo dục rất kỹ như học giả trẻ Trung Quốc Vương Hàn Lĩnh tuyên bố trên Tuần Việt Nam năm 2011 rằng trước năm 1885 Việt Nam là thuộc quốc của Trung Quốc và do Đế quốc Phương Tây làm gián đoạn mà thôi.
Chỉ có ông Lê Duẩn là hiểu được suy nghĩ thực của Mao Trạch Đông
Cũng như viên tướng Phó Tổng tham mưu Trung Quốc tuyên bố trong hội nghị tại Singapore vừa qua rằng từ thời Hán, 2000 năm trước, các đảo ở Nam Hải đều thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Như thế hẳn nhiên các nước Hy Lạp, La Mã, Thổ Nhĩ Kỳ chắc kiểu như thế sẽ tuyên bố cả châu Âu và Địa Trung Hải hiện cũng là thuộc nước họ từ lâu.
Trung Quốc không ngờ chính thời điểm đặt Giàn Khoan sau 30/4 lại khơi dậy tinh thần yêu nước vốn có của người Việt Nam lên cao chưa từng thấy, tạo thời cơ cho Việt Nam khẳng định Việt Nam không là sân sau của Trung Quốc, khiến Việt Nam dễ dàng vào khối Kinh tế TTP, thoát khỏi Trung Quốc thao túng về kinh tế, chính trị văn hóa.
Đây hẳn nhiên còn là thời cơ khiến Việt Nam có triển vọng trở thành cường quốc trong một tương lai không xa, nếu Việt Nam muốn xây dựng nội lực hùng cường, nếu trong và ngoài hiệp lực cùng nhau.
Cũng là thời cơ người Việt Nam bừng tỉnh thế kỷ qua Việt Nam là nạn nhân của thời cuộc quốc tế, bỏ qua thù hận, khời đầu kỳ nguyên Đại hòa cùng nhau cứu nước thoát Bắc thuộc lần thứ 4.
Việc Thủ tướng Việt Nam Bấmtuyên bố cứng rắn ở Philippines rằng không đổi chủ quyền thiêng liêng lấy hữu nghị viển vông và lệ thuộc nào đó, đã được đánh giá như khởi đầu giai đoạn lịch sử mới, mở đầu cuộc chiến không bằng súng mà toàn diện từ văn hóa tư tưởng, chính trị, kinh tế để Việt Nam thoát khỏi vòng tay của Trung Quốc.
Thời nào cũng có Trần Ích Tắc, Trần Di Ái, Lê Chiếu Thống, song những người ấy chỉ vì tư lợi sẽ thất bại và không còn ở lại trái tim người Việt.
Lịch sử đã khẳng định cho ta biết như thế.
Bất cứ ai làm cho đất nước suy hèn đều có tội với Tổ tông và Dân tộc.
Và đây là điều luôn luôn đúng.


TS Cù Huy Hà Vũ: Xóa bỏ độc tài mới không mất nước


Phát biểu của một Việt gian đại biểu quốc hội

TS Cù Huy Hà Vũ: Xóa bỏ độc tài mới không mất nước


Phát biểu của Nguyễn Bắc Việt, ĐBQH Ninh Thuận nghị trường Kỳ họp thứ 7, QH13 2.6.2014

Phải biết đau lòng với tình hình hiện nay của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Hai nước xã hội chủ nghĩa lình xình với nhau như thế này, ai có lợi...

"Về vấn đề biển Đông, từ sáng tới giờ và những ngày qua trong phát biểu tôi đồng tình với các ý kiến phát biểu ở một vế, đó là vế thể hiện lòng yêu nước. Nhưng còn một vế theo tôi là chúng ta chưa thực sự quan tâm, đó là yêu chế độ và lo cho con tàu Cộng sản và công dân quốc tế

Thời điểm này chúng ta nên nhớ Di chúc của Bác, Bác để lại cho chúng ta lời di chúc trong đó khi nói về phong trào Cộng sản Bác đã nói là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạng của phong trào cộn sản và công nhân quốc tế bao nhiêu thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hòa hiện nay giữa các đảng anh em. Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản có lý có tình.

Dẫn 2 lời di chúc của Bác cùng với lời căn dặn của Bác với cụ Huỳnh Thúc Kháng trước khi Bác lên đường đi sang Pháp năm 1946 bác có dặn "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Theo tôi "dĩ bất biến, ứng vạn biến "bây giờ đó là độc lập dân tộc phải gắn với chủ nghĩa xã hội. Rất tiếc trong pháp điển chúng ta chưa thực sự quan tâm đến nội dung này. Chính vì vậy, theo tôi đối với chúng ta hiện nay cái cần là làm sao chúng ta làm dịu tình hình biển Đông.

Hai, chúng ta phải chủ động đấu tranh với âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.

Ba, bảo đảm môi trường ổn định, hòa bình của Việt Nam, của khu vực và của thế giới. Chính vì vậy đối sách giải pháp của chúng ta, theo tôi:

Một, phải xác định cho rõ nguyên nhân, phải biết đau lòng với tình hình hiện nay của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Hai nước xã hội chủ nghĩa lình xình với nhau như thế này, ai có lợi?

Hai, phải tiên định mục tiêu lý tưởng "dĩ bất biến, ứng vạn biến" như Bác đã căn dặn. Đó là phải làm sao giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cho cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng đến nay. Xem nhẹ chúng ta sẽ chệch hướng.

Thứ ba, nắm chắc quan điểm đường lối, phương pháp cách mạng, pháp luật của Việt Nam trong đấu tranh hiện nay sử dụng Luật biển, sử dụng Hiến pháp của chúng ta để đấu tranh.

Thứ tư, siết chặt kỷ cương thông tin trên báo chí, bảo đảm đúng định hướng và những việc cần làm ngay. Chúng ta cần:

Thứ nhất, phải làm sao gặp gỡ tiếp xúc với Trung Quốc để làm dịu tình hình biển Đông, sớm đưa lại tình hình như trước khi xảy ra sự kiện.

Thứ hai, xử lý nghiêm minh theo pháp luật các đối tượng kích động, thông báo công khai.

Thứ ba, không vì tình hình biển Đông mà sao nhãng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước."



Còn Đảng còn mình


  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
  • Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn….
  • Con đường nào cho Việt Nam để gỡ thế bí?
  • Chính khách và lãnh tụ
  • Những sự mất mát từ Biển Ðông
  • Chỉ là chiến tranh tâm lý
CỠ CHỮ 
02.06.2014
Câu khẩu hiệu “còn Đảng còn mình”, cho đến nay, chỉ xuất hiện trước các đồn công an và, từ đó, trở thành một đối tượng để phê phán của những người ngoài đảng và có tinh thần dân chủ và độc lập.

Kể cũng dễ hiểu.

Câu khẩu hiệu ấy sai đến dại dột và lố bịch. Trên thế giới, có lẽ không ở đâu người ta dại dột và lố bịch đến như vậy. Bởi, trên thế giới, từ lâu, người ta đã biết và đã thực thi nguyên tắc: Công an phải độc lập với đảng cầm quyền. Nhiệm vụ của công an không phải là để phục vụ và kiếm lợi từ cái đảng ấy. Nhiệm vụ của công an là bảo đảm an toàn và an ninh cho xã hội và chỉ tuân theo luật pháp.

Giới lãnh đạo Việt Nam, ngay trong ngành công an, có lẽ cũng hiểu điều ấy. Nhưng họ vẫn nói, hơn nữa, nói một cách công khai, đàng hoàng và dõng dạc, thành khẩu hiệu. Để làm gì? Như một lời hứa, một sự cam kết đối với công an.

Bởi vậy, câu khẩu hiệu trên phản ánh không những tình trạng đảng trị và phi dân chủ mà còn cả sự mua chuộc của đảng Cộng sản đối với lực lượng công an. Điều này, thật ra, đã được nhiều người nêu lên: Hiện nay, đảng Cộng sản bảo vệ thế đứng độc tôn của mình trên chiếc kiềng ba chân: một là quân đội, hai là công an; và ba là nền kinh tế quốc doanh, qua đó, đảng có thể vơ vét tài sản quốc gia và phân phối lợi nhuận cho những người trung thành, kể cả hai lực lượng nòng cốt vừa nêu: công an và quân đội.

Tuy nhiên, theo tôi, câu khẩu hiệu “còn đảng còn mình” không chỉ giới hạn trong lực lượng công an. Nó còn là nếp tư duy chung của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong giới lãnh đạo, nhất là trong quan hệ với những thử thách họ đang đối đầu.

Nói một cách vắn tắt, ít nhất cho đến thời gian gần đây, trước khi vụ giàn khoan HD-981 bùng nổ, tất cả những toan tính chiến lược của nhà cầm quyền Việt Nam không phải là bảo vệ đất nước mà, trước hết, bảo vệ quyền lực và quyền lợi của chính họ; và vì những quyền lực và quyền lợi ấy gắn bó với sự tồn tại, hơn nữa, tồn tại một cách độc tôn của đảng Cộng sản, do đó, hệ quả là, mọi người cứ lo chăm chắm bảo vệ đảng dù cái giá phải trả có khi là mất đi một phần lãnh thổ hay lãnh hải.

Có lẽ sự chọn lựa ấy được định hình thành chính sách sau cuộc hội nghị ở Thành Đô giữa giới lãnh đạo Việt Nam và giới lãnh đạo của Trung Quốc, ở đó, Việt Nam công nhận Trung Quốc là lãnh tụ độc nhất của khối xã hội chủ nghĩa, thay thế vị trí của Liên Xô trước đó; và Việt Nam thề thốt trung thành với con đường xã hội chủ nghĩa; điều đó cũng có nghĩa là trung thành với Trung Quốc.

Không phải chỉ trong lời nói. Việt Nam thành thực tuân theo các thỏa thuận ấy, xem Trung Quốc như một đồng chí tốt, hơn nữa, một thứ đàn anh tốt. Sự thành thực ấy không chỉ phản ánh trong lời nói, ở các diễn văn cũng như các khẩu hiệu tuyên truyền. Nó còn thể hiện qua việc làm: lúc nào cũng đề cao và nhường nhịn Trung Quốc. Hơn nữa, họ còn hết lòng tin tưởng Trung Quốc. Theo dõi ngân sách của Việt Nam cho lãnh vực quốc phòng, giới quan sát chính trị thế giới nhận ra một điểm đặc biệt: Việt Nam chỉ bắt đầu hiện đại hóa quân đội Việt Nam chỉ từ năm 2004, tức là 14 năm sau hội nghị Thành Đô, khi âm mưu xâm lấn của Trung Quốc đã quá rõ rệt và khi dân chúng đã quá bức xúc trước những âm mưu xâm lấn đó.

Ngoài ngân sách, sự tin cậy và lệ thuộc vào Trung Quốc cũng thể hiện rất rõ qua vô số cách hành xử của giới lãnh đạo Việt Nam, ví dụ, trong việc thả lỏng cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm, từ việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên đến việc thuê dài hạn rừng núi, ngay cả ở những khu vực có vị trí chiến lược về quân sự, việc nhắm mắt để công nhân Trung Quốc ào ạt sang làm việc một cách trái phép, việc để cho người Trung Quốc di trú và hoạt động bất hợp pháp ở những nơi được xem là hiểm yếu của Việt Nam như hải cảng quân sự Cam Ranh, việc để cho các công ty Trung Quốc thành công trong phần lớn các cuộc đấu thầu liên quan đến các dự án có tầm vóc quốc gia, việc lơ đễnh để báo chí, bản đồ, thậm chí, cả sách giáo khoa, thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của… Trung Quốc, v.v…

Không ai bày tỏ quan điểm bảo vệ đảng bằng mọi giá như Trần Đăng Thanh, đại tá, giáo sư tiến sĩ, thuộc Học viện chính trị Bộ quốc phòng. Phát biểu trước các cán bộ lãnh đạo trong ngành giáo dục vào tháng 12 năm 2012, ông Thanh thể hiện tư tưởng ghét Mỹ và bài Mỹ qua nhận định “Người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả”.  Ngược lại, với Trung Quốc, ông nhấn mạnh: “Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc”.  Cuối cùng, ông kêu gọi mọi người hãy trung thành với Đảng với lý do thiết thực: “Hiện nay các đồng chí đang công tác chưa có sổ hưu nhưng trong một tương lai gần hoặc một tương lai xa chúng ta cũng sẽ có sổ hưu và mong muốn mỗi người chúng ta sau này cũng sẽ được hưởng sổ hưu trọn vẹn”.  Nói một cách đơn giản: Nếu đảng còn thì sổ hưu của các “đồng chí” còn!

Những người chủ trương trang Bauxite Việt Nam phải thốt lên một lời nhận định đầy cay đắng: “Chưa bao giờ những lời rao giảng về lý tưởng xã hội chủ nghĩa lại 'thực dụng' đến như thế và cũng... thảm thiết đến như thế!”

Chính cách tư duy “còn đảng còn mình” và “còn đảng còn sổ hưu” ấy chi phối thái độ và chính sách của đảng Cộng sản Việt Nam đối với Trung Quốc: Cho dù lấn hiếp Việt Nam đến mấy thì Trung Quốc cũng vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa; Việt Nam chỉ cần nhường nhịn Trung Quốc là có thể bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, nghĩa là bảo vệ vị thế lãnh đạo độc tôn của đảng Cộng sản. Chúng cũng chi phối thái độ và chính sách của Việt Nam đối với Mỹ và Tây phương nói chung: Các quốc gia ấy lúc nào cũng đòi hỏi dân chủ và nhân quyền tức là lúc nào cũng âm mưu “diễn tiến hòa bình” để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa.  Mà tất cả những kẻ nào có ý định lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa đều bị xem là “lực lượng thù nghịch”.

Nói cách khác, dưới mắt giới lãnh đạo Việt Nam, những kẻ bị xem là “thù nghịch” không phải là những kẻ mưu toan lấn chiếm vùng biển và hải đảo Việt Nam mà chính là những kẻ muốn Việt Nam được dân chủ hóa. Nói cách khác nữa, với họ, việc bảo vệ đảng quan trọng hơn việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải.

Dân chúng hiểu rõ điều đó cho nên lâu nay vẫn truyền tụng một câu nói thật thông minh và sắc sảo, thể hiện thế lưỡng nan của nhà cầm quyền Việt Nam: “Đi với Trung Quốc thì mất nước, đi với Mỹ thì mất đảng.” Mà hình như không phải là “lưỡng nan”. Bởi không chừng nhà cầm quyền Việt Nam đã có chọn lựa rõ ràng: “Thà mất nước hơn là mất đảng”, cũng theo cách nói của dân chúng.

Hy vọng sau biến cố giàn khoan HD-981, giới lãnh đạo Việt Nam sẽ thức tỉnh.

Chỉ hy vọng vu vơ vậy thôi chứ cho đến nay cũng chưa thấy có dấu hiệu nào về sự thức tỉnh ấy cả. Buồn.


Nỗi sợ hãi của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-06-06

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
namnguyen06062014.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
thien-an-mon-vne-305B.jpg
Bài báo đánh dấu 25 năm sự kiện Thiên An Môn trên báo mạng VNExpress trước khi bị gỡ xuống hôm 4/6/2014.
RFA Screen Capture





Trong bối cảnh Trung Quốc xâm lấn chủ quyền Việt Nam hạ đặt giàn khoan HD 981 đã hơn một tháng, ngày 4/6/2014 hàng loạt thông tin và hình ảnh kinh hoàng đánh dấu 25 năm sự kiện Thiên An Môn trên các báo mạng đã đồng loạt bị gỡ xuống.
Nhận định về sự kiện này, TS Nguyễn Quang A thuộc nhóm chủ trương Diễn đàn Xã hội dân sự phát biểu:
“Rất ngạc nhiên trong việc báo chí đưa tin về một sự thực đã xảy ra đúng một phần tư thế kỷ và người ta không bịa đặt bất kể cái gì, mà cảnh sát tư tưởng ở Việt Nam, tức bên tuyên giáo của đảng cộng sản lệnh cho các báo đã đăng phải rút bài đó xuống. Điều đó chứng tỏ rằng những thế lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam còn gắn rất chặt với Trung Quốc. Tôi tin chắc chắn là họ nghe theo lệnh của Bắc Kinh để họ làm như vậy.”

Thái độ của nhà cầm quyền VN

Tin ghi nhận các báo điện tử như VnExpress, Thanh Niên, Người Lao Động, Tiền Phong, Giáo Dục và nhiều trang mạng khác đã phải gỡ bỏ những bài về vụ thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989. Bức ảnh 200.000 người biểu tình đòi dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn đầy ấn tượng, hoặc hình ảnh hàng trăm xe tăng mở trận càn giải tán người biểu tình, hình ảnh xác người chết chồng chất trên xe tải, xe kéo, trên đường phố dường như đã chỉ xuất hiện được trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó người đọc không còn truy cập được nữa.
Nhận định về sự kiện báo chí Việt Nam bị gỡ bài và hình ảnh vụ thảm sát Thiên An Môn, nhà báo Nguyễn Quốc Thái nguyên Tổng Thư Ký báo Doanh Nghiệp từ Saigon phát biểu:
Sự kiện Thiên An Môn sau 25 năm được nhớ lại, nhắc lại và đưa trên báo chí và bị gỡ xuống là một điều cần phải suy nghĩ về sự chọn lựa và thái độ của nhà cầm quyền VN trong quan hệ với TQ.
-Nguyễn Quốc Thái
“Vụ Thiên An Môn là một vết nhơ trong lịch sử của Trung Quốc. Những người Trung Quốc tử tế và có lương tâm khi nhớ lại sự kiện này họ đều xấu hổ. Xấu hổ vì văn minh của loài người bị chà đạp, tự do của con người đã bị phỉ nhổ một cách tàn tệ. Việc báo chí Việt Nam mà không đưa được lâu dài thời lượng về vụ Thiên An Môn, tôi nghĩ rằng có thể vì nhà cầm quyền Việt Nam vẫn nói đó là tình hữu nghị giữa hai nước. Nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói là không thể có sự hữu nghị viển vông. Sự kiện Thiên An Môn sau 25 năm được nhớ lại, nhắc lại và đưa trên báo chí và bị gỡ xuống là một điều cần phải suy nghĩ về sự chọn lựa và thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc.”
Bên cạnh việc sợ mất lòng Trung Quốc, có những ý kiến cho rằng Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam lo ngại hình ảnh hàng trăm ngàn người biểu tình đòi dân chủ ở Thiên An Môn và bị đập tan bằng vũ lực, còn có thể tác động lên phong trào biểu tình vừa phản kháng Trung Quốc vừa đòi dân quyền ở Việt Nam. Nhà báo Nguyễn Quốc Thái nhận định:
“Ông nghĩ là những hình ảnh đó che dấu được nhân dân Việt Nam sao? Không một tờ báo, không một mạng truyền thông nào đưa hình ảnh đó lên thì từ 25 năm qua những hình ảnh đó vẫn không rời khỏi tâm trí người Việt Nam yêu tự do và dân chủ. Tôi không nghĩ đưa hình ảnh đó lên hay không đưa hình ảnh đó lên là một sự lựa chọn khôn khéo của nhà cầm quyền. Bởi vì nhà cầm quyền biết rằng không thể nào che dấu được hình ảnh bi tráng đó ở quảng trường Thiên An Môn cách đây 25 năm, nghĩ rằng những hình ảnh đó được chuyển tải lại trong lúc này thì không thích hợp với tình hình ở Việt Nam. Tôi nghĩ suy nghĩ đó là một suy nghĩ non nớt.”

Không tuân thủ hiến pháp?

thien-an-mon-vne-250B.jpg
Màn hình sau khi chính quyền Việt Nam cho gỡ Bài báo đánh dấu 25 năm sự kiện Thiên An Môn trên báo mạng VNExpress hôm 4/6/2014. RFA Screen Capture.
Một ngày sau thời điểm 25 năm sự kiện Thiên An Môn mà báo chí bị gỡ bài, chiều 5/6/2014 Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế ở Hà Nội để cập nhật tình hình Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam kéo dài đã hơn 1 tháng. Người phát ngôn Lê hải Bình cho biết phía Trung Quốc vẫn tiếp tục và có hành vi hung hăng hơn và cũng đưa ra những luận điệu sai trái về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tại cuộc họp báo, các giới chức Việt Nam đã trả lời vòng vo câu hỏi của các nhà báo nước ngoài, về việc chính quyền ngăn cản người dân biểu tình phản kháng Trung Quốc. Ông Lê Hải Bình phủ nhận việc này và nói rằng người dân Việt Nam hoàn toàn có quyền biểu thị lòng yêu nước của mình theo đúng qui định pháp luật. Khi được hỏi thế nào là biểu tình đúng pháp luật ông Lê Hải Bình nói rằng Việt Nam có những qui định pháp luật về biểu tình.
Nhận định về vấn đề vừa nêu TS Nguyễn Quang A từ Hà Nội phát biểu:
“Sở dĩ mà họ phải nói lắt léo như vậy là vì họ không dám thừa nhận rằng họ không muốn có bất kể một cuộc biểu tình nào. Trong khi quyền biểu tình được hiến định rành rành từ các Hiến pháp trước chứ không phải chỉ từ Hiến pháp bây giờ. Thay vì họ phải ra Luật để tạo điều kiện cho người dân được biểu tình một cách văn minh thì họ không làm như vậy. Họ ra một Nghị định mà Nghị định ấy thực sự là cấm biểu tình, họ gọi là tụ tập đông người. Như vậy lỗi hoàn toàn thuộc về nhà cầm quyền họ đã coi thường người dân, coi thường quyền của người dân. Họ đã không làm được chức năng chính của họ là tuân thủ Hiến pháp tuy rằng còn chưa ra gì do chính họ thông qua.”
Đáp câu hỏi của chúng tôi, nghĩ gì về những lời tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình xác định là nhà nước không cấm dân chúng biểu tình, khi mà cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc dự kiến vào ngày 18/12014 đã bị dẹp từ trong trứng nước. Nhà báo Nguyễn Quốc Thái thuộc nhóm nhân sĩ trí thức TP.HCM, người từng tham gia nhiều cuộc biểu tình phản kháng Trung Quốc và bị trấn áp phát biểu:
“Tôi không nhắc đến ngày 18/1/2014 hôm đó không có một cuộc biểu tình nào xảy ra ở Việt Nam, bởi vì trước đó nhà nước đã dùng tất cả các phương tiện truyền thông sẵn có trong tay và cơ quan an ninh khuyến cáo nhân dân không xuống đường vào ngày đó. Nhưng những cuộc xuống đường trước ngày 18/1/2014 và trong ba năm trở lại đây không có một cuộc biểu tình chống Trung Quốc nào được lực lượng an ninh của Việt Nam yểm trợ cả. Chắc ông có thể nhìn thấy cảnh những người biểu tình bị đàn áp đánh đập, thậm chí chưa đi biểu tình cũng bị đàn áp đánh đập như cá nhân tôi chẳng hạn. Như vậy nói không có đàn áp người biểu tình là nói dối nhân dân. Bởi nhân dân họ chứng kiến những người xuống đường bị đàn áp, bị đánh đậy bị bắt giữ, hà cớ gì phải chối những điều mình đã dám làm, thiếu một sự dũng cảm đó là điều đáng khinh.”
Họ đã coi thường người dân, coi thường quyền của người dân. Họ đã không làm được chức năng chính của họ là tuân thủ Hiến pháp tuy rằng còn chưa ra gì do chính họ thông qua.
-TS Nguyễn Quang A
Tại cuộc họp báo ngày 5/6 tại Hà Nội, trả lời câu hỏi của hãng thông tấn nước ngoài là phía Việt Nam có kỳ vọng vào Mỹ sẽ đóng vai trò hỗ trợ Việt Nam bảo vệ chủ quyền của mình. Người phát ngôn Lê Hải Bình đáp lời rằng: “Việc duy trì ổn định, an ninh và an toàn hàng hải của khu vực là lợi ích, là nghĩa vụ của tất cả quốc gia liên quan trong và ngoài khu vực.
Mỹ là cường quốc của thế giới, cùng với cộng đồng quốc tế, Mỹ cũng có tiếng nói nhằm ổn định an ninh khu vực. Chúng tôi mong muốn Mỹ có hành động mạnh mẽ hơn, đóng góp vào an ninh, an toàn hàng hải khu vực, giải quyết tranh chấp của khu vực thông qua luật pháp quốc tế.”
Có mặt trong cuộc họp báo ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia khi trả lời bao chí đã hàm ý cho thấy ít có khả năng Việt Nam khởi động biện pháp lý đối với Trung Quốc. Ông Hải nói các vụ kiện quốc tế đều rất phức tạp, nếu chủ tàu Đà Nẵng kiện Trung Quốc là vụ án dân sự. Nhưng vụ giàn khoan liên quan đến chủ quyền, cần chọn phương án nào tối ưu nhất bảo vệ quyền lợi đất nước.
Nhận định về vấn đề vừa nêu, TS Nguyễn Quang A từ Hà Nội phát biểu:
“Cũng tương tự như chuyện về Thiên An Môn, tôi nghĩ rằng chắc chắn phải có ý kiến của Bắc Kinh thì người ta mới run sợ và người ta bảo báo chí phải rút xuống. Có lẽ cũng tương tự như thế Bắc Kinh như ông tướng Vịnh đã nói, Bắc Kinh nhiều lần yêu cầu Việt Nam là không được đưa ra kiện. Tôi không hiểu giữa Bắc Kinh và Hà Nội có những điều gì ngầm với nhau hay không và có thể có cái gì đó mà họ dọa là họ sẽ đưa ra, thì có thể rất là mất mặt…Và chần chừ ngày nào về việc khởi kiện Trung Quốc thì Việt nam thực sự đầu hàng từ ngày đó.”
Công luận Việt Nam đang đặt câu hỏi với đảng Cộng sản và nhà nước về các biện pháp tiếp theo mà cho đến nay chưa hé lộ. Vì đã hơn 5 tuần lễ, Trung Quốc vẫn duy trì giàn khoan trong vùng biển chủ quyền Việt Nam, đã khoan thăm dò và dịch chuyển đến vị trí khác vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Người dân lo ngại nhịn nhục mãi, coi chừng chẳng còn tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển nào lành lặn mà chấp pháp trên biển.
Giới học giả và trí thức nói rằng, những biện pháp tiếp theo có gì bí mật đâu mà không thể công bố, hay nó cũng bí mật như thỏa thuận Thành Đô 1990 giữa hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bí mật gì ghê gớm đến vậy, khiến Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch lúc đó từng phải thốt lên: “Một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã khởi sự.”



__._,_.___

Posted by: hung vu

Hoàng Sa -Trường Sa là của nước Việt Nam Cộng Hòa



On Friday, 6 June 2014 8:22 PM, "Nguyen Quang Duy  wrote:

Trung Quốc biến bãi đá ngầm thành đảo nổi ở Trường Sa 

Công nhân ở Bình Dương, Đồng Nai, Sài Gòn, biểu tình chống Trung Quốc
Thursday, June 05, 2014 6:01:55 PM
MANILA (NV) .- Trung Quốc đang có những dấu hiệu mở rộng một số bãi đá ngầm thành những căn cứ cỡ lớn ở quần đảo Trường Sa với các hoạt động xây dựng tấp nập.
Hình lớn: Tàu hút cát của Trung quốc đang hoạt động thổi cát dưới lòng biển lên bồi đáp bãi đá ngầm Gạc Ma thành đảo nhân tạo. Bốn hình nhỏ từ trên xuống dưới từ năm 2012 đến nay cho thấy sự thay đổi hoàn toàn. (Hình: Tạp chí an ninh quốc phòng Jane)

Lâu nay, người ta chỉ thấy Philippines báo động còn Việt Nam tuy tuyên bố chủ quyền toàn thể khu vực quần đảo Trường Sa lại vẫn nín lặng.
Hôm Thứ Năm 5 tháng 6, 2014, tại Hội Nghị Âu-Á (ASEM) tổ chức ở Manila, tổng thống Philippines Benigno Aquino báo động rằng qua các hình ảnh và tài liệu mà ông nhận được, Trung Quốc đang có những hoạt động đáng ngờ vực ở một số bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa.

Hồi Tháng Tư vừa qua, Philippines đã chính thức phản đối Bắc Kinh đưa những dụng cụ cỡ lớn thổi cát từ dưới lòng biển để biến bãi đá ngầm Johnson South Reef (Việt Nam gọi là đá Gạc Ma, Trung Quốc gọi là Chi Gua Jiao hay Xích Qua Tiêu) thành một căn cứ rộng lớn khoảng 30 hecta. Một số nguồn tin cho rằng Bắc Kinh còn tính xây dựng cả phi trường tại đây.

Nay, các không ảnh mà ông nhìn thấy có các tàu hút cát cỡ lớn có khả năng biến các bãi đá ngầm Cuarteron Reef (Việt Nam gọi là đá Châu Viên, Trung Quốc gọi là Huayang Jiao hay Hoa Dương Tiêu) và Gaven Reefs (Việt Nam gọi là đá Ga Ven và đá Lạc, Trung Quốc gọi là Nanxun Jiao hay Nam Huân Tiêu và Xinan Jiao hay Tây Nam Tiêu) thành các đảo nổi với diện tích lớn.

Tại các bãi đá ngầm này, sau khi cướp được từ Việt Nam và Philippines hồi hơn 20 năm trở về trước, Trung Quốc đã xây dựng mỗi nơi một pháo đài nhỏ trên bãi đá ngầm, có đầy đủ súng phòng không, đại bác chống tàu biển, radar, hệ thống truyền tin viễn thông vệ tinh.

“Chúng tôi lại thấy phiền nhiễu vì có vẻ như đang có các khai phá ở khu vực tranh chấp.” Ông Aquino nói trong cuộc họp báo tại hội nghị nói trên.
Tuy tổng thống Phi Aquino không nói rõ ràng về các hoạt động hút cát biến bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo của Trung Quốc ở các khu vực Trường Sa đang tranh chấp của nhiều nước, nhưng hai sĩ quan quân đội của Philipines xác nhận với hãng thông tấn AP rằng các máy bay tuần tra đã theo dõi các hoạt động của Trung quốc ở các bãi đá ngầm Gaven reefs và Cuarteron reef lâu nay.

Tại Gạc Ma, không ảnh của không quân Philippines chụp được cho thấy có những sự thay đổi rõ rệt của nơi này từ ngày 13/3/2012 đến ngày 11/3/2014. Cho tới ngày 20/2/2013, vẫn chỉ có một pháo đài nhỏ, nổi lên giữa một bãi đá ngầm và biển mênh mông. Nhưng không ảnh chụp ngày 25/2/2014 thì hoàn toàn khác hẳn. Một đảo cát rộng lớn nổi trên biển xuất hiện với máy hút và thổi cát từ dưới lòng biển liên tục hoạt động. Cái pháo đài đã xây dựng từ mấy năm trước chỉ còn là một miếng nhỏ trong đó.

Tháng Ba vừa qua, người ta thấy nhà cầm quyền Việt Nam cho tổ chức lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ đã chết khi bị tàu Trung Quốc xả súng bắn ngày 14/3/1988 tại đá Gạc Ma. Lại còn có cả những lời kêu gọi giúp đỡ cho thân nhân gia đình các tử sĩ này.
Trong khi Philippines phản đối Bắc Kinh vi phạm Tuyên bố nguyên tắc ứng xử trên Biển Đông mà họ đã ký với ASEAN năm 2002, người ta chỉ thấy báo chí chính thống của nhà cầm quyền tại Việt Nam đưa tin tường thuật theo báo Philippines. Bộ Ngoại giao Việt Nam không hề lên tiếng việc làm phi pháp của Trung Quốc tại vùng biển đảo mà mình vẫn luôn luôn tuyên bố chủ quyền.

Ngay tại cuộc họp thượng đỉnh ASEAN gần đây ở Miến Điện, tổng thống Philippines Benigno Aquino vẫn đem vụ Gạc Ma ra đả kích Bắc Kinh và không hề thấy Việt Nam nói gì.

Từ 7 bãi đá ngầm và mỗi nơi chỉ có một căn cứ quân sự nhỏ, với những gì đang diễn ra tại 3 nơi, các bãi đá ngầm đang trở thành những đảo nổi nhân tạo và các căn cứ lớn nằm trong phạm vi 200 hải lý đặc quyền kinh tế của Phi, đe dọa an ninh của nước này. Bộ Ngoại Giao Philippines nói rằng hành động của Bắc Kinh dẫn đến nguy cơ mất ổn định ở khu vực. (TN)


Hoàng Sa -Trường Sa là của nước Việt Nam Cộng Hòa

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

hoang-sa02

Ngày 14 tháng 9 năm 1958,  “thủ tướng” Phạm Văn Đồng  đã bất chấp cả luật pháp quốc tế, khi ngang nhiên nhân danh:

“Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, kính gửi đồng chí Chu Ân Lai Tổng lý nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa” để ký-gửi một bản văn mà xem như là dâng hiến cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của nước Việt Nam Cộng Hòa cho Trung cộng. Một bản văn hoàn toàn bất hợp pháp; bởi vì theo nguyên lý thông thường, thì không một ai có quyền dâng, bán bất kể là một vật gì, dù nhỏ nhất của người khác, không thuộc quyền sở hữu của mình, và một người biết tôn trọng luật pháp, tôn trọng lẽ phải, thì không bao giờ chịu đi mua hay nhận  bất cứ một vật gì mà do một người không có quyền sở hữu đem dâng, bán cho mình.

Nhưng đây là chuyện đại sự giữa ba nước: Nước Việt Nam Cộng Hòa, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vànước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Bản văn của Phạm Văn Đồng, là “Thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” lại dám ngang nhiên ký một cái “công hàm” để đem dâng-bán một phần biển, đảo của nước Việt Nam Cộng Hòa cho Trung cộng, thì không phải riêng người bán, mà kể cả kẻ mua cũng đều vi phạm luật pháp quốc tế.

Năm 1958, Hoàng Sa-Trường Sa thuộc chủ quyền của chính quyền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa. Vì thế, Phạm Văn Đồng “thủ tướng nước Việt Nam dân Chủ Cộng Hòa”, không có một chút quyền, không có một tư cách gì để ký-gửi một văn bản như thế cho được.
Images intégrées 3
Sắc lệnh số 174-NV ngày 13/7/1961 của
Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà Ngô Đình Diệm
 

Images intégrées 4
Bia chủ quyền Việt Nam dựng trên đảo Trường Sa, quần đảo Trường Sa
(1961)

 
Rồi đến năm 1974, khi Trung cộng xâm lăng, đánh chiếm Hoàng Sa, thì Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa cũng đã anh dũng chiến đấu, và đã phải hy sinh cả máu xương để bảo vệ Hoàng SaNhưng nên nhớ, là vào thời điểm ấy, Trung cộng không dám đem cái bản văn của Phạm Văn Đồng ra để “nói chuyện”;  vì Trung cộng đã tự biết, đối với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, thì đó chỉ là mảnh giấy lộn, không hề có một chút giá trị về pháp lý trước quốc tế.

Nhưng sau ngày 30 tháng tư năm 1975, khi đảng cộng sản Hà Nội đã bất chấp những hiệp ước, như Hiệp định Paris, 1973, về Việt Nam, nên đã dùng vũ lực xua quân xâm lăng và cưỡng chiếm nước Việt Nam Cộng Hòa, một quốc gia có Tổng thống, có Hiến Pháp, có Lưỡng Viện Quốc Hội, có đầy đủ tất cả, và đã được quốc tế công nhận. Để rồi sau đó, đã noi theo cái câu “kinh” của Trang Tử là “Thiết quốc giả Hầu”; nên kể từ ngày ấy, đảng cộng sản – nhà cầm quyền Hà Nội đã xin làm chư hầu cho Trung cộng, bằng chứng đã hiển nhiên, là hiện nay nhà cầm quyền Hà Nội đã đi vào giai đoạn Hán hóa cả dân tộc Việt bằng một cách hữu hiệu nhất, là đưa tiếng Tầu vào chương trình “giáo dục” ngay từ bậc tiểu học!

Một trong vô số những sai lầm của đảng Cộng sản Hà Nội, là tưởng rằng, cứ đưa tên tuổi của Hải quân Thiếu tá Ngụy Văn Thà và các chiến sĩ đã hy sinh trong trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974, thì tất cả Dân-Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa sẽ chịu cùng làm tay sai cho Hà Nôi. Điều này, không thể hoàn toàn phủ nhận, vì đã có một thiểu số, đã và đang đi vào quỹ đạo của Hà Nội; nhưng đại đa số Dân-Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa, chỉ chấp nhận đem máu xương của mình để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của đất nước Việt Nam, và sẵn sàng hy sinh tất cả cho chính Nghĩa Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa mà thôi. 
Mặt khác, bởi vì chỉ có chính quyền của nước Việt Nam Cộng Hòa mới có đủ tư cách pháp lý trước quốc tế, (mà ngayTrung cộng cũng không thể phủ nhận được), để giành lại chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa; nhưng chẳng riêng ai, mà chính đảng Cộng sản và nhà cầm quyền Hà Nội cũng biết chắc, biết rất rõ những điều này, biết phải làm gì để giành lại biển, đảo, để giành lại quyền tự quyết cho dân tộc, nhưng vì đặt quyền lợi riêng của cá nhân, của phe đảng, của gia đình lên trên cả quyền lợi của Tổ Quốc và Dân Tộc, và cũng vì nhớ lại những đòn phép của họ đối với người dân cả nước nói chung, và nói riêng đối với Dân-Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa sau ngày 30/4/1975; nên họ rất sợ sự trả thù của người dân.
Nhưng đảng Cộng sản-nhà cầm quyền Hà Nội đã không nhớ rằng: trước ngày 30/4/1975, tất cả những tù binh, tù nhân Cộng sản tại miền Nam, đều được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đối xử trong tình người, rất tử tế. Tất cả đều được ăn no, mặc ấm, khi được trả tự do, họ đều khỏe mạnh hơn trước khi bị bắt rất nhiều, bởi vậy, mới có nhiều tù binh, tù nhân khi được trao trả về miền Bắc, thì họ đã biểu tình xin được ở lại miền Nam theo chính sách Chiêu Hồi.
Nói tóm lại, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là một chính quyền đầy tình nhân ái, và vị tha theo đạo lý Việt. Đạo lý ấy, không bao giờ cho phép những con người có lương tri có những cách hành xử vô nhân đạo giữa những con người với nhau.
Tuy nhiên, vì chắc chắn đảng cộng sản Việt Nam sẽ  không bao giờ đặt quyền lợi của Tổ Quốc và Dân Tộc lên hàng tối thượng. Chính vì thế, nên chúng ta, tất cả người Việt Nam yêu nước chân chính, cần phải đồng tâm, quyết liệt bằng mọi cách, để đòi lại nước Việt Nam Cộng Hòa, hầu giành lại Hoàng Sa-Trường Sa và sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của đất nước Việt Nam. Dân-Quân-Cán-Chính Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn đấy! 


Đồng bào Thủ đô Sài Gòn đang chờ đón các chiến sĩ tham dự trận hải chiến Hoàng Sa trở về.


Đồng bào Thủ đô Sài Gòn đang biểu tình “nêu cao tinh thần chống cộng”, đả đảo-lên án bá quyền Trung cộng.

Trở lại với Hoàng sa-Trường Sa là của nước Việt Nam Cộng Hòa. Quả đúng, sự thật hiển nhiên là như thế. Chỉ có nước Việt Nam Cộng Hòa mới có đủ tư cách pháp lý quốc tế, để đòi, để giành lại Hoàng Sa-Trường Sa cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của đất nước Việt Nam, là những núi xương, sông máu, là những dòng nước mắt do tiền nhân của chúng ta đã dày công dựng xây và giao phó cho chúng ta và hậu thế, đời đời phải noi gương và gìn giữ.
 Và cũng chính vì những lẽ đó, nên cho dù với những tấm lòng thiết tha với tiền đồ của dân tộc. Thế nhưng, qua những lần tranh đấu, những cuộc biểu tình của đồng bào ở trong cũng như ngoài nước, thì tất cả thường chỉ nêu những câu khẩu hiệu: “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam”. Nhưng trớ trêu thay! vì Việt Nam Cộng Sản, là hậu thân của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” theo như văn bản chính thức và công khai của “thủ tướng” Phạm Văn Đồng đã gửi cho “đồng chí Chu Ân Lai của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa” vào ngày 14 tháng 9 năm 1958. Chính vì thế, cho nên Việt Nam Cộng sản, tức “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” không có đủ tư cách pháp lý trước quốc tế, để đòi, để giành lại Hoàng Sa-Trường Sa.

Một lần nữa, người viết bài này, chỉ muốn lập lại rằng, muốn giành li Hoàng Sa-Trường Sa, thì xin mọi người, đồng bào tại quốc nội cũng như ở hải ngoại, trong những cuộc biểu tình, trong những buổi sinh hoạt đấu tranh, hoặc cộng đồng, thì xin hãy nêu cao những câu khẩu hiệu:

Hoàng Sa-Trường Sa là của nước Việt Nam Cộng Hòa – Hoàng Sa-Trường Sa là của nước Việt Nam Cộng Hòa!

Pháp quốc, 27/3/2012
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền


Featured Post

Bản Tin cuối ngày-18/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link