Wednesday, June 4, 2014

Tinh thần quốc tế cộng sản và xung đột lợi ích quốc gia

Tinh thần quốc tế cộng sản và xung đột lợi ích quốc gia

Hội Luận Radio Tiếng Nước Tôi - Ông Lý Thái Hùng 31.05.2014


Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-06-02

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
06022014-kinhhoa.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

000_Hkg9833728-600.jpg
TBT Đảng cộng sản VN Nguyễn Phú Trọng (T) và ông Võ Kim Cự, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, nói chuyện với nhau trước phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội tại Hà Nội vào ngày 19/5/2014.
AFP photo







Một trong những ý tưởng hấp dẫn nhất của học thuyết cộng sản là tinh thần quốc tế của học thuyết này. Theo lý tưởng ấy thì các tầng lớp lao động là công nhân và nông dân khắp nơi trên thế giới đoàn kết lại chống những kẻ tư bản bóc lột, vì thế những người cộng sản từ những quốc gia khác nhau sẽ không phân biệt nhau, bỏ qua lợi ích của quốc gia nhỏ hẹpmà hướng tới một thế giới đại đồng, một quốc tế vô sản, một quốc tế cộng sản. Và dĩ nhiên các đảng cộng sản trên thế giới đều có biểu tượng chung là hình ảnh búa liềm trên nền đỏ.

Trong suốt thời gian tồn tại của phong trào cộng sản, lý tưởng quốc tế cộng sản đã được diễn dịch qua nhiều hành động khác nhau. 

Đầu tiên có lẽ đó là sự thành lập Đệ tam quốc tế thống lĩnh tất cả các đảng cộng sản trên thế giới. Sau đó là những cuộc chiến tranh, đối đầu, can thiệp, … nhân danh tinh thần quốc tế cộng sản như vụ can thiệp vào Hungary năm 1956, cuộc can thiệp của Quân giải phóng nhân dân Trung hoa vào Triều tiên, các cuộc phiêu lưu quân sự của Cuba ở châu Phi,…

Nhưng ngay cả trong thời kỳ thịnh vượng nhất của khối các quốc gia cộng sản, người ta cũng thấy rằng tinh thần quốc tế của những người cộng sản đôi khi không vượt qua được những ích lợi dân tộc. Một giáo viên người Việt học tập ở Ba Lan nói với chúng tôi rằng người Ba Lan vẫn bực tức về việc miền Đông của nước này bị Hồng quân Liên Xô đánh chiếm hồi năm 1939 và không hề được trả lại. 

Năm 1969 một cuộc xung đột ngắn nhưng cũng đẫm máu bùng nổ giữa hai nước lớn nhất khối cộng sản là Liên Xô và Trung Quốc, xung đột Việt Nam Trung quốc đến ngày hôm nay vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc…

Song thực nghiệm cộng sản đã thất bại, với sự kiện bức tường Berlin sụp đổ cách đây 25 năm. Cốt lõi chính trị công nông của nó thất bại, và các đảng cộng sản được cho là đã không bảo vệ được những người thợ và nông dân khi họ lên cầm quyền. 

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, một nhà bất đồng chính kiến nói về sự thất bại này một cách châm biếm:
“Đảng cộng sản cứ mà nhân danh cái gì đó thì cái đó chết, nhân danh công nhân là giai cấp tiền phong lãnh đạo thì bây giờ khổ nhất là công nhân. Lại nhân danh công nông, trong đó có nông dân thì nông dân bây giờ mất hết cả ruộng đất phải đi làm thuê.”
Đảng cộng sản cứ mà nhân danh cái gì đó thì cái đó chết, nhân danh công nhân là giai cấp tiền phong lãnh đạo thì bây giờ khổ nhất là công nhân.
- Tiến sĩ Hà Sĩ Phu


Một trí thức trẻ rời bỏ đảng cộng sản hồi năm 2013 cũng nói rằng ông cảm thấy những lý luận của đảng cộng sản cầm quyền là không ổn để điều hành quốc gia. Việc điều hành này bao gồm cả những chính sách đối ngoại trong thời đại mới mà Tiến Sĩ Hà Sĩ Phu cho rằng không thể được thực hiện bởi hai đảng cộng sản với nhau được.

Ông Robert Kaplan viết trong quyển Biển Nam Trung hoa (Biển Đông) nồi thuốc súng của châu Á, rằng những xung đột về địa chính trị và lợi ích quốc gia vẫn đang ngự trị nền chính trị của thế giới trong thế kỷ 21 này. 

Ông đặc biệt phân tích cách tiếp cận của nước Trung Quốc hiện đại về vai trò đế quốc của mình. Theo ông, nước Trung Quốc được dẫn dắt bởi đảng cộng sản hình dung trật tự mới trong vùng châu Á là một nơi mà Trung Quốc là trung tâm còn xung quanh là các quốc gia lệ thuộc. Một triết lý không khác mấy với đế chế Trung Hoa ngày xưa.

Trật tự này rõ ràng không phải là trong một tinh thần quốc tế cộng sản như lý thuyết cộng sản đề cao.

Nhưng có vẻ như đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn nghĩ tới tinh thần quốc tế vô sản ấy với những khẩu hiệu nhưNghĩ tới đại cục mà bỏ qua những bất đồng, khi nói về quan hệ Việt Nam Trung Quốc.

Từ khi quan hệ Trung Quốc Việt Nam được bình thường hóa sau cuộc chiến đẫm máu 1979 đến nay, quan hệ hai đảng cộng sản Việt Trung thường xuyên được ca ngợi và dường như nó chỉ đạo mọi hoạt động đối ngoại của Việt nam.

Mâu thuẫn với lợi ích quốc gia

Sự kiện giàn khoan nước sâu của Trung Quốc kéo vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đang đẩy những mâu thuẫn giữa lợi ích quốc gia và cái gọi là tinh thần quốc tế cộng sản lên cao nhất. Một nguồn tin được các cơ quan truyền thông lớn trích dẫn nói rằng ông Nguyễn Phú Trọng đã bị những người đồng lý tưởng cộng sản với ông ở Bắc Kinh từ chối gặp gỡ. 

Đây không phải là một tuyên bố chính thức, nhưng điều chắc chắn là từ khi cuộc khủng hoảng giàn khoan bùng nổ đúng một tháng trước đây, ông Trọng giữ một sự im lặng đáng ngạc nhiên.

Trong khi đó nhiều tiếng nói cất lên yêu cầu từ bỏ những lý tưởng cộng sản và quan niệm quốc tế cộng sản ấy để tìm kiếm một sự cân bằng quyền lực mà đối chọi với Trung quốc. 

Tiêu biểu cho những ý kiến đó là ông Cù huy Hà Vũ. Ông phát biểu với chúng tôi từ Washington DC rằng trong tình hình hiện nay chỉ có thể liên minh quân sự với Hoa Kỳ mới đương đầu được với Trung Quốc. 

Ông Nguyễn Thanh Giang, một nhà địa chất lâu năm rất quan ngại về việc bảo vệ các nguồn tài nguyên cho Việt Nam trong lòng biển Đông cũng cùng quan điểm này với ông Vũ.

Nhà bất đồng chính kiến Hà Sĩ Phu và Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một trong những người chủ xướng trang Bauxite Việt Nam chống việc khai thác bauxite có liên quan đến các công ty Trung Quốc thì cho rằng ngay trong đảng cộng sản Việt Nam cũng có những người muốn thoát ra khỏi sự kiềm chế của Trung Quốc dưới lý tưởng quốc tế cộng sản.

Cựu đại tá Bùi Tín của Quân đội nhân dân Việt Nam, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với chúng tôi thì nói rằng ông rất nghi ngại về việc đảng cầm quyền ở Việt nam vẫn đang kiên trì đường lối Mác Lê nin trong cuộc khủng hoảng giàn khoan đang diễn ra ngoài biển Đông:
Tôi hoài nghi lắm! Bởi vì cái gánh nặng về giáo điều nó nặng quá. Muốn như vậy thì anh phải bỏ cái Mác-Lê Nin đi chứ

Dĩ nhiên đường lối đối ngoại của một quốc gia sẽ bị chi phối bởi chính sách của đảng cầm quyền. Nhưng liệu xung đột lợi ích quốc gia có được giải quyết bằng tinh thần quốc tế vô sản xưa cũ đã được các nhà triết lý cộng sản nêu lên cách nay hơn 100 năm hay không? Nội dung này đã được ông Bùi Tín đề cập trong cuộc phỏng vấn dành cho chúng tôi và cũng là câu hỏi lớn mà nhiều người dân đang mong đợi câu trả lời từ đảng cầm quyền, và sẽ được minh chứng bằng những gì đang và sẽ diễn ra ngoài biển Đông.




Mỹ: Nhân quyền Việt Nam nằm rất cao trong nghị trình năm nay

Trợ lý Ngoại trưởng về Dân chủ-Nhân quyền-Lao động Malinowski khẳng định quan hệ quân sự  và thương mại Việt-Mỹ sẽ tiến sâu hơn nữa khi Hà Nội cải thiện nhân quyền.

Trợ lý Ngoại trưởng về Dân chủ-Nhân quyền-Lao động Malinowski khẳng định quan hệ quân sự và thương mại Việt-Mỹ sẽ tiến sâu hơn nữa khi Hà Nội cải thiện nhân quyền.
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

Hình ảnh/Video

alt
Video

Mỹ khuyến cáo TQ chớ leo thang hơn nữa các cuộc tranh chấp khu vực

alt
Video

VN xích lại gần Mỹ giữa lúc tranh chấp Biển Đông leo thang

alt
Video

Truyền hình vệ tinh VOA Asia 30/5/2014

Ðường dẫn

CỠ CHỮ 
02.06.2014

Hoa Kỳ nói nhân quyền là một phần hết sức quan trọng trong mối quan hệ Việt-Mỹ hiện nay giữa căng thẳng Biển Đông, chính sách tái cân bằng của Washington ở Châu Á, và các cuộc thương lượng Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP.

Trợ lý Ngoại trưởng về Dân chủ-Nhân quyền-Lao động, Tom Malinowski, trưởng phái đoàn Mỹ tham gia đối thoại nhân quyền với Việt Nam giữa tháng 5 năm nay, khẳng định quan hệ quân sự và thương mại Việt-Mỹ sẽ tiến sâu hơn nữa khi Hà Nội cải thiện nhân quyền.

Trong cuộc phỏng vấn đặc biệt dành cho Trà Mi của VOA Việt ngữ, Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski nhấn mạnh nhân quyền Việt Nam nằm rất cao trong nghị trình năm nay. 

VOA: Xin ông cho biết Đối thoại Nhân quyền Việt Mỹ năm nay có thành quả gì đột phá so với các năm trước không?

Trợ lý Ngoại trưởng Tom Malinowski: Đây là cuộc đối thoại đầu tiên của tôi với Việt Nam trong tư cách Trợ lý Ngoại trưởng, nhưng tôi cảm thấy cuộc đối thoại lần này cởi mở, mang tính xây dựng và trọng yếu hơn so với vài cuộc đối thoại trước đây. Chúng tôi khá ấn tượng về việc phái đoàn Việt Nam sang đây làm việc với chúng tôi, tìm cách đạt tiến bộ trong các mối quan tâm của chúng tôi về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam. Chúng ta phải chờ xem bởi vì sự trắc nghiệm không nằm ở chất lượng cuộc đối thoại mà ở các bước sẽ diễn ra trong những ngày sắp tới. Chúng tôi sẽ theo dõi và làm việc chặt chẽ với Hà Nội để khuyến khích những bước đó.
Bấm để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Tom Malinowski

VOA: Các mối quan tâm đặc biệt được nhấn mạnh trong đối thoại năm nay là gì, thưa ông?

Ông Malinowski: Như thường lệ, chúng tôi nêu lên trường hợp các cá nhân bị tù hay bị bắt vì đã thể hiện quan điểm một cách ôn hòa. Ngoại trưởng John Kerry tham gia cuộc đối thoại năm nay và ông đã nêu lên với phái đoàn Việt Nam rằng cho phép người dân thực thi quyền tự do bày tỏ ý kiến hay tự do hội họp là lợi ích của Việt Nam. 

Giống như một bình nước sôi, sẽ tốt hơn nhiều nếu ta mở nắp để hơi nóng thoát ra thay vì cố gắng đậy lại để rốt cuộc dẫn tới một sự bùng nổ lớn hơn. Chúng tôi cũng nêu lên nhu cầu cần phải cải cách pháp lý ở Việt Nam để đảm bảo rằng Bộ Luật Hình sự Việt Nam phù hợp với Hiến pháp Việt Nam và phù hợp với cam kết của Hà Nội với luật quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực tự do ngôn luận, tự do hội họp.

VOA: Phản hồi của Việt Nam ra sao trước các mối quan tâm đó ra sao, thưa ông?

Ông Malinowski: Họ phản hồi một cách xây dựng. Họ thừa nhận là Việt Nam cần đạt những tiến bộ nhưng đồng thời cũng nêu lên rằng nhà nước Việt Nam đang đạt tiến bộ. Họ công nhận rằng nhất thiết luật hình sự phải phù hợp với Hiến pháp Việt Nam.

 Họ cũng công nhận Việt Nam có các cam kết theo luật quốc tế. Chúng tôi không đồng ý với nhà nước Việt Nam về trường hợp các cá nhân bị giam giữ vì thực thi nhân quyền. Chúng tôi cũng đã đối thoại xây dựng về các vấn đề cụ thể này.

VOA: Có người cho rằng thúc đẩy các vụ phóng thích tù nhân lương tâm, nếu không phải ở mức hàng loạt mà chỉ vài trường hợp đơn lẻ, có thể đưa tới phản ứng ngược vì Hà Nội không ngừng tống giam những người bất đồng chính kiến để đem đổi chác lấy quyền lợi. Ý kiến của ông thế nào?

Ông Malinowski: Đó là lý do vì sao tập trung tới lĩnh vực cải cách luật lệ và Hiến pháp là vô cùng quan trọng. Dĩ nhiên khi có người nào bị bắt giam mà chúng tôi thấy bất công cho dù ở Việt Nam, Trung Quốc, hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, Hoa Kỳ sẽ yêu cầu phóng thích họ vì chúng tôi bênh vực nhân quyền. 

Tuy nhiên, chúng tôi hiểu rằng giải pháp cho vấn đề là làm sao phải đảm bảo luật nội địa phù hợp với luật quốc tế, tuân thủ những luật lệ tôn trọng quyền của bất kỳ ai ở bất cứ nước nào đều phải được tự do bày tỏ quan điểm, tự do biểu tình ôn hòa, tự do tham gia vào các quyết định chính trị của nước đó mà không sợ bị bắt hay bị đàn áp. Về lâu dài, đây là mục đích chúng tôi đang hướng tới.

VOA: Quốc tế gọi những người bất đồng chính kiến bị Việt Nam giam cầm là tù nhân lương tâm nhưng Việt Nam gọi đó là những phạm nhân phạm pháp. Làm sao để hai đường thẳng, trong trường hợp này, gặp nhau tại một điểm?    

Ông Malinowski: Cách đạt giao điểm là phải đảm bảo các luật lệ của họ phải chính đáng và phù hợp với các nguyên tắc mà nhà nước Việt Nam nói họ theo đuổi, những nguyên tắc ghi trong chính Hiến pháp của họ. 

Đúng là một số nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam phạm pháp vì Hà Nội có những luật lệ ngăn cấm người dân chỉ trích nhà nước một cách ôn hòa. Trong trường hợp này, chúng tôi thấy luật lệ của Việt Nam là không chính đáng và không đúng với những nguyên tắc do chính họ nêu lên cũng như không đúng với các cam kết của họ với luật quốc tế.

VOA: Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ mang lại kết quả cụ thể ra sao trong khi các cuộc thảo luận thường niên này vẫn tiếp diễn qua nhiều thập niên mà Việt Nam vẫn nằm trong số các nước vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất theo ghi nhận từ các báo cáo nhân quyền quốc tế?

Ông Malinowski: Sẽ có kết quả cụ thể nếu trong những ngày sắp tới chúng ta thấy có tiến bộ trong những lĩnh vực như cải cách Bộ Luật Hình sự mà nhà nước Việt Nam nói đang tiến hành. Chúng ta sẽ thấy kết quả cụ thể nếu các cá nhân bị bắt vì các điều luật trong Bộ Luật Hình sự trái với luật quốc tế được phóng thích, nếu có tiến bộ rằng thêm nhiều giáo phái tôn giáo được đăng ký hoạt động. 

Thật ra đã có một số tiến bộ trong lĩnh vực này ở Tây Nguyên và một vài nơi khác, nhưng chúng tôi yêu cầu gia tăng hơn nữa. Hoặc giả như có tiến bộ trong lĩnh vực quyền của người lao động, vốn là phần rất quan trọng trong Đối thoại Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Hoa Kỳ với Việt Nam.

 Đối thoại Nhân quyền là phương tiện rất quan trọng để đi tới mục đích vì chúng tôi có mối giao hảo rất tốt với chính phủ Việt Nam. Mục tiêu của Đối thoại là những tiến bộ cụ thể cho phép người dân Việt Nam cổ xúy ôn hòa cho nhân quyền của họ. 

VOA: Có cách nào để làm cho Đối thoại Nhân quyền hiệu quả hơn, để không chỉ là kênh bày tỏ quan tâm mà còn là một công cụ mang lại những cải thiện quan trọng?

Ông Malinowski: Sở dĩ có hy vọng cao rằng đối thoại nhân quyền năm nay đạt tiến bộ xuất phát từ đối thoại TPP. Mỹ muốn thấy Việt Nam là một phần trong cộng đồng các nước Châu Á-Thái Bình Dương cùng ngồi lại với nhau không chỉ vì các lợi ích chung về thương mại mà còn vì những giá trị chung. Việt Nam hiểu rõ điều này. 

Ngoại trưởng Kerry và Tổng thống Obama đã nói rõ với Hà Nội rằng làm thành viên trong cộng đồng này có những trách nhiệm ràng buộc, và một trong những vấn đề mà chúng tôi kỳ vọng chính là tiến bộ về nhân quyền. Việt Nam thừa biết rằng thỏa thuận thương mại với Việt Nam cần phải được Quốc hội Mỹ thông qua. Cho nên, cuộc đối thoại nhân quyền là cách mà qua đó chúng tôi có thể thảo luận chính xác các bước nào Việt Nam cần thiết phải thực hiện để có thể trở thành thành viên của TPP trong năm nay.

VOA: Việt Nam có nhiều cơ hội trở thành thành viên của TPP trong năm nay không giữa lúc tất cả các nước TPP bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ về quyền của người lao động, trong đó có quyền tự do lập hội và công đoàn độc lập mà Việt Nam chưa thực thi?

Ông Malinowski: Tôi nghĩ Việt Nam có cơ hội, một cơ hội thật sự, nhưng liệu nhà nước Việt Nam có thực hiện những bước cần thiết để nắm bắt cơ hội hay không là câu hỏi mà tôi không thể trả lời thay họ được. 


Chính phủ Mỹ đã chỉ ra rõ ràng, không chỉ riêng tôi trong cuộc Đối thoại Nhân quyền với Việt Nam mà quan trọng hơn là Tổng thống và Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng đã nói rằng chúng tôi đang trông đợi tiến bộ trong nhiều lĩnh vực mà đặc biệt là trong lĩnh vực quyền của người lao động và quyền tự do lập hội vì đây là những yếu tố liên quan trực tiếp tới lợi ích của chúng tôi trong mối quan hệ giao thương tự do, cởi mở, và công bằng với Việt Nam.

VOA: Với những động thái gần đây của Bắc Kinh ở Biển Đông, có ý kiến cho rằng Việt Nam nên nhanh chóng mở rộng hơn quan hệ với Mỹ. Khả năng Việt Nam có thể được Mỹ hỗ trợ quân sự hay bán võ khí sát thương giữa chính sách tái cân bằng của Washington ở Châu Á như thế nào, thưa ông?  

Ông Malinowski: Vấn đề an ninh ở đây nhắc nhớ rằng Việt Nam là một nước tương đối nhỏ trước một nước láng giềng rất lớn. Việt Nam cần luật quốc tế, cần trở thành thành viên trong cộng đồng mà nền tảng dựa trên sự tôn trọng những luật lệ chung được mọi người hiểu biết và tôn trọng. Và một phần trong sự giao kèo ấy bao gồm những luật lệ bảo vệ con người. 

Có những luật lệ quốc tế bảo vệ các nước trước sự xâm lược, trước sự xâm phạm chủ quyền biển đảo, và cũng có những luật lệ quốc tế bảo vệ con người. Cho nên, là thành viên của cộng đồng có nghĩa là chấp nhận toàn bộ gói luật lệ chung ấy.

 Đó là điều Mỹ đã nêu rõ với Việt Nam rằng vì sao từng bước tiến tới việc tuân thủ luật quốc tế về nhân quyền là một lợi ích cho Việt Nam

Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam chắc chắn có thể cải thiện và sẽ cải thiện, sẽ tăng cường sâu hơn nữa khi sự tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam được tăng cường.

VOA: Chính sách của Mỹ với Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền trong thời gian tới sẽ ra sao, thưa ông?

Ông Malinowski: Thời gian đó chính là đây, hiện giờ nhân quyền là một phần hết sức quan trọng trong mối quan hệ Việt-Mỹ vì chúng tôi quan tâm đến tương lai, sự ổn định của Việt Nam, và sự an lành cho người dân Việt Nam. Tiếp tục tiến gần đến việc tuân thủ đầy đủ các quy chuẩn quốc tế về nhân quyền rõ ràng mang lại lợi ích cho Việt Nam. Sở dĩ nhân quyền là một phần trong quan hệ Việt-Mỹ vì nó rất quan trọng đối với người dân và Quốc hội Hoa Kỳ. Khi hành pháp Mỹ yêu cầu dân chúng và Quốc hội có những bước xây dựng mối quan hệ sâu sắc và gần gũi hơn với Việt Nam trong lĩnh vực an ninh và thương mại thì nhân quyền chính là những thắc mắc họ nêu lên. 

Họ kỳ vọng nhìn thấy những tiến bộ từ phía Việt Nam. Có rất nhiều lý do, đặc biệt là trong năm nay với các cuộc thương thảo về Hiệp định TPP, với chính sách tái cân bằng của Mỹ tại Châu Á, khiến vấn đề nhân quyền của Việt Nam sẽ nằm rất cao trong nghị trình làm việc của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng và kỳ vọng tiến bộ từ Việt Nam.

VOA: Ông nghĩ thế nào về khuyến nghị rằng Mỹ nên dành ngân quỹ từ Qũy Nhân quyền và Dân chủ của Bộ Ngoại giao giúp thúc đẩy nhân quyền và xã hội dân sự tại Việt Nam?

Ông Malinowski: Mỹ cổ xúy xã hội dân sự và nhân quyền thông qua sự hỗ trợ trực tiếp đối với các tổ chức bảo vệ nhân quyền ở các nước sở tại trên khắp thế giới, kể cả ở Châu Á, Việt Nam, và hàng chục nước khác. Đây là một phần trong phương thức hỗ trợ nhân quyền của Mỹ. Sự thay đổi không đến từ bên ngoài mà chỉ có thể xuất phát từ chính bên trong quốc gia đó, thông qua công việc của những người hoạt động ôn hòa, những người dân tại Việt Nam yêu nước và quan tâm đến hiện tình đất nước. 

Nếu chúng tôi có thể giúp, hay có thể là đối tác với các nỗ lực đó, cho dù ở Việt Nam hay ở bất kỳ một nước nào khác trên thế giới, thì đó là điều chúng tôi rất muốn làm.

VOA: Xin chân thành cảm ơn Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Tom Malinowski đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

No comments:

Post a Comment

Thanks for your Comment

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-25/1/2025

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link